Sunday, December 18, 2022

TRẦN LỆ XUÂN ! fb Yến Ngọc Hải Âu

TRẦN LỆ XUÂN !
fb Yến Ngọc Hải Âu

Những câu chuyện mà nó được nhào nặn không đúng sự thật lịch sử , thật sự hãy trả cho bà danh tiết , và phẩm Hạnh của một người phụ nữ - Dung - Ngôn - Đức - Hạnh - Danh dự mà lâu nay bà mang cái hàm oan, do những câu chuyện thêu dệt xung quanh bà ! - hầu như những chuyện về miền Nam Việt Nam trước kia nó luôn được " bôi bẩn " 

-----------------------------

bởi bên thắng cuộc tự kiêu , tự mãn , họ dựng lên những chuyện ấy nhầm có lợi cho họ , và vì ích kỷ , hèn hạ của bản thân . Để đưa mình lên và đạp người ta xuống. Nhưng không có gì là mãi mãi , sự thật lịch sử có ngày cũng trả về đúng với những gì nó có và người ta không thể giấu mãi được và che đậy được . 

Ai cũng biết rõ bản chất của người Cộng Sản là xảo trá, bịa đặt, láo khoét.

Những câu chuyện do họ dựng lên để tuyên truyền nhồi sọ tầng lớp thất học ngu muội thì vô thiên lủng, không thể liệt kê hết. 

Nhưng có những chuyện họ bịa đặt rồi loan ra cho những kẻ ngồi lê đôi mách ở miền Nam truyền tai nhau để ra cái vẻ ta đây hiểu biết bí mật chính trường, am tường nhiều việc kín đáo của ông lớn X bà lớn Y thì thật là ngớ ngẩn buồn cười. 

Đầu tiên là việc dựng chuyện bịp bợm về "mối tình" giữa Bà Cố vấn Trần Lệ Xuân và Trung tướng Trần Văn Đôn ! 

Thời Đệ nhất Cộng hòa, nền luân lý Nho giáo còn ảnh hưởng vô cùng sâu rộng trong dân chúng, chuyện ly hôn ly dị ngoại tình là rất hiếm xảy ra. Đất rộng người thưa, người dân trong mỗi địa phương đều biết rõ về nhau, khó có chuyện hẹn hò lén lút với người đã lập gia thất. 

Với cương vị tối cao quyền uy tột đỉnh, chuyện di chuyển đến tất cả mọi địa điểm của Bà Cố vấn đều được Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống Phủ lên lịch trình để vạch ra kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt, không có giây phút nào Bà ra khỏi tầm quan sát của họ. Đó là chưa nói tới đội ngũ dày đặc Mật vụ dưới trướng Bác sĩ Trần Kim Tuyến luôn quan sát từng động tĩnh của mọi nhân vật được tiếp xúc với bà. 

Đơn cử như khi Bà về thăm một Tỉnh ở miền Tây, từ một tuần trước thì Tiểu khu đã cho Công binh rà soát kiểm tra dò mìn rất cẩn thận toàn bộ những khu vực dự kiến bà sẽ đến. 

Ngày Bà và Phái đoàn Chính phủ đến nơi thì cả một Tiểu đội Thanh nữ Cộng hòa vũ trang được cắt đặt bồng súng đứng gác chung quanh khu vực Nhà vệ sinh, một con ruồi cũng không lọt vào được. 

Vậy, Bà Cố vấn và ông Tướng kia nếu muốn ngoại tình thì họ làm như thế nào để qua mặt tất cả mọi ánh mắt soi mói của những người thân cận và những thành phần đối lập chống Chính phủ chỉ chực chờ một cơ hội nhỏ nhặt nhất để triệt hạ đạp đổ gia đình Bà và Chính phủ do Chồng bà đang góp sức điều hành?! 

Phu quân bị thảm sát, chỉ vừa 39 tuổi nhưng bà thủ tiết thờ chồng nuôi con đến tận lúc lìa trần. Đức hạnh của bà vạch trần sự bịa đặt bỉ ổi khốn kiếp mà Cộng sản đã dựng lên. 

Chuyện thứ hai là lời đồn đãi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu "cặp bồ" với cô Ca sĩ Kim Loan ! 

Ai cũng biết một Tổng thống vào thời chiến thì được bảo vệ nghiêm cẩn như thế nào. 

Chỉ riêng Khối An ninh Phủ Tổng thống (về sau cải danh là Khối Cận vệ) đã có gần 30 người gồm các Sĩ quan đặc biệt ưu tú, chưa kể lực lượng Quân cảnh túc trực canh gác ở các Cổng và vành đai ngoại nội vi 24/24.

Cô Ca sĩ Kim Loan không thể gặp Tổng thống trong khuôn viên Dinh Độc lập, vậy họ gặp nhau ở đâu?
Tất cả các Khách sạn, Phòng ngủ ở Sài Gòn và các Tỉnh đều do tư nhân sở hữu. 

Tổng thống đi đến đó thì phải được Cận vệ theo sát chứ ông không thể đi một mình. Vậy từ nửa thế kỷ nay có người chủ Khách sạn hay người Cận vệ nào thổ lộ về một chuyện như vậy chưa? 

Tổng thống có thể gặp nhân tình ở trong một Căn cứ quân sự với sự bao che của vị Chỉ huy trưởng nào đó? Ok, nhưng cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra. Một sự việc như vậy không thể che giấu được khi miền Nam là xã hội tự do, ai cũng có quyền nói ra sự thật. Nhưng hơn nửa thế kỷ qua thì chẳng có ai nói gì về một việc như vậy cả. 

Ngoài ra, hệ thống vận hành của bộ phận An ninh Quân đội rồi Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo không bao giờ để cho Tổng thống có nguy cơ gặp phải chuyện không hay nếu ông được tự do muốn đi đâu thì đi, muốn gặp ai cũng được. 

Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống và các nhân viên luôn sắp xếp lịch làm việc của Tổng thống sát sao đến từng phút, không thể có chuyện ông đi đâu ở đâu mà không ai biết ! 

Nếu một bằng chứng rõ ràng cụ thể về chuyện như vậy được bất cứ ai trưng ra thì đó là cơ hội ngàn năm một thuở để bọn thành phần thứ 3 chống đối Chính phủ vồ lấy rồi sẽ làm mọi cách để luận tội hạ bệ Tổng thống ngay lập tức. 

Cần thấy rằng vụ Scandal tằng tịu giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cô nàng Thực tập sinh Monica Lewinsky diễn ra chưa bao lâu thì mọi chuyện đã vỡ lở, thiên hạ biết rõ từng chi tiết từ lời khai của chính những người làm việc trong Tòa Bạch cung.
Một bí mật như vậy không thể nào giữ kín được.
Chuyện thứ ba: Cộng sản tung tin rằng người tổ chức vụ buôn lậu Còi hụ Long An năm 1974 là bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống ! 

Người miền Nam ai cũng biết bà xuất thân gia đình gia giáo, không dính dáng gì đến kinh doanh buôn bán. Bà cũng được biết là người phụ nữ chỉ tề gia nội trợ, chăm sóc chồng con chu đáo, quan tâm hoàn cảnh sống của những người phục dịch, nghĩ đến đồng bào và cố gắng lo cho mọi người bằng tất cả khả năng.
Với cương vị Đệ nhất Phu nhân, mọi lời bà nói ra đều được những người phục dịch ghi nhận, tuân hành.
Ví dụ bà điều hành một đường dây buôn lậu có quy mô như vậy thì chắc chắn phải có sự ra lệnh rồi nhận báo cáo này nọ bằng cách trực tiếp hoặc qua điện thoại. Trong tay một người điều hành đường dây buôn lậu là đội ngũ tay chân tâm phúc. Họ là ai? Không có ai cả. 

Vả chăng, một hoạt động như vậy không thể thoát khỏi sự quan sát của Khối An ninh Phủ Tổng thống và hàng trăm cặp mắt của những Nhân viên trong Dinh Độc lập. 

Sau nửa thế kỷ, đã có ai nói về chuyện đó chưa?
Và như đã phân tích, những người có đầu óc sáng suốt tỉnh táo thì xem những câu chuyện đơm đặt xảo trá như vậy chỉ là trò cười mà thôi, không có một chứng cứ lý lẽ gì để tin rằng chuyện như vậy là sự thật.
Hãy là người thông tuệ để phân biệt xác định cho rõ chuyện gì là chính xác, chuyện gì có thể có và chuyện gì là hoàn toàn vô căn cứ, không thể nào diễn ra !

----------------------------

TRẦN LỆ XUÂN & NGUYỄN CAO KỲ
Yến Ngọc Hải Âu
Anh về cởi áo lau nước mắt
Chờ mùa hoa nở hỏi tên em ?

 
TRẦN LỆ XUÂN ! 
Cách đây không lâu Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân đã qua đời tại Âu-Châu và Ông Nguyễn Cao Kỳ, sau thời gian về Việt Nam tới lui làm duyên với chính quyền cộng sản Hà Nội, nay cũng đã qua đời, lúc bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi thì Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh ,một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng-Hòa, một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng-Hòa, bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng vì hôm nay cả hai đều đã mất, tưởng rằng không cân xứng, tuy nhiên chúng tôi không thể so sánh bà Lệ Xuân và bà Tuyết Mai, cũng không thể so sánh ông Ngô Đình Nhu với ông Nguyễn Cao Kỳ.

Hôm nay phải viết về bà Trần Lệ Xuân và ông Nguyễn Cao Kỳ mới ra chuyện.
Cả hai người đã có những điểm rất gần gũi.
Cả hai đều nói năng hành động khác thường thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa. 

Cả hai đều trải qua cuộc sống thật dài sau khi “Thời của họ đã qua rồi”. Nhưng cách sống cuả hai người sau chính trường mới khác nhau biết chừng nào. 

* Mùa Xuân diễm lệ.
Bà Trần Lệ Xuân sinh trưởng tại miền Bắc năm 1924. Năm cô 16 tuổi gia đình ông bà Trần Văn Chương quen biết chú Ngô Đình Nhu và năm 18 tuổi cô Xuân vốn đạo Phật đã lấy chồng theo công giáo. Lệ Xuân theo chồng về định cư tại Đà lạt sinh được 3 trai và 2 gái. 

Số mệnh thay đổi khi ông Ngô Đình Diệm trở thành vị tổng thống độc thân. Ông em Ngô Đình Nhu trong vai trò cố vấn chính trị toàn quyền đã đưa hình ảnh bà Nhu thành người thay thế đệ nhất phu nhân. Từ một phụ nữ nội trợ cô Lệ Xuân trở thành dân biểu, chủ tịch phong trào Phụ nữ Liên Đới, sáng lập Thanh nữ Cộng Hòa, tác giả đạo luật gia đình và sau cùng “Mùa Xuân Diễm Lệ” trở thành biểu tượng của một phụ nữ Việt Nam tranh đấu cho nữ quyền với chiếc áo dài hở cổ. Bà đón tiếp phái đoàn quốc tế, bà chủ tọa quốc lễ Trưng Vương.

Vinh quang lên cao nhất khi Saigon xây dựng tượng Hai bà Trưng đã lấy hình ảnh của bà Nhu làm khuôn mẫu. Người ta còn nhớ vai trò của bà nổi bật vào những ngày tháng cuối của đệ nhất Cộng Hòa. Đặc biệt là dư luận Hoa kỳ ảnh hưởng quan trọng tại Việt Nam. 

Dưới thời đệ nhất Cộng Hòa, bà Nhu đã đóng góp nhiều công sức về việc xây dựng chế độ, đấu tranh cho nữ quyền, nhưng đồng thời cũng đã làm nhiều điều tai hại cho chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm. Cho đến khi cả tổng thống và ông cố vấn phu quân cũng phải đồng ý đưa bà ra ngoại quốc gọi là để thuyết phục dư luận, nhưng thực sự là để tránh cho bà làm Saigon thêm rối rắm, thêm vào đó, lại còn chuyện cha mẹ bà Trần Lệ Xuân là ông bà Trần Văn Chương, năm cuối cùng của triều đại nhà Ngô thuộc đệ nhất Cộng Hòa, ông đại sứ họ Trần ở Hoa Thịnh Đốn đã lên tiếng chống lại chánh quyền Saigon vì đàn áp Phật giáo 

Bà Trần Lệ Xuân ra đi với sứ mạng vận động dư luận Âu Châu và Mỹ Châu cùng với cô con gái Ngô Đình Lệ Thủy.
Báo chí Hoa Kỳ viết rằng mẹ con bà Rồng cái và Rồng con đi tuyên truyền cho chế độ, nhưng bà không ngờ đây là lần vĩnh biệt gia đình, vĩnh biệt chế độ và vĩnh biệt quê hương.
Lệ Xuân của “Mùa Xuân Diễm Lệ” trở thành “Nước Mắt Mùa Xuân”.

* Số phận cay nghiệt.
Bà là người phụ nữ một thời hết sức quyền uy và danh tiếng. Chồng là cố vấn tối cao của triều đại nhà Ngô. Các anh em nhà chồng là tổng thống, là tổng giám mục, là đại sứ bên Âu Châu, là cố vấn chỉ đạo chính trị miền Trung.Thân phụ của bà là đại sứ tại Hoa Thịnh Đốn. Chỉ một sớm một chiều cả đại gia đình tan nát. Ông tổng thống và bào đệ bị giết trong cách mạng. Em chồng bị cách mạng xử tử. Tổng giám mục mất chức. Cha mẹ bà bị thảm sát tại Hoa Thịnh Đốn. Sau cùng con gái yêu của bà là Ngô Đình Lệ Thủy bị tai nạn chết. Quả thật Lệ Xuân chỉ đơn thuần là nước mắt mùa Xuân. Mùa Xuân Diễm Lệ của một thời Đà Lạt và một thủa Saigon sẽ không bao giờ trở lại. 

* Những ngày tháng cũ.
Suốt từ sau chuyến đi 1963, người ta không hề thấy tin tức về bà Ngô Đình Nhu, trừ một lần NBC phỏng vấn. Sau đó bà không hề lên tiếng. Cho đến năm 2002, một luật sư Việt Nam tại Seattle, ông Trương Phú Thứ có dịp gặp lại và viết bút ký về chuyến thăm viếng đặc biệt với bà Trần Lệ Xuân tại Paris. Một số tin tức về hoàn cảnh gia đình được phơi bày. Đơn giản và trung thực. Tác giả kín đáo đề cao cuộc sống đạm bạc và nhân bản của người phụ nữ đã một thời hết sức danh tiếng tại Việt Nam. Bà không nói về chuyện chính trị, chuyện oán thù. Chỉ là những lời hỏi thăm về gia cảnh và cuộc sống thường nhật. Những đứa con, những đứa cháu. Không một lời nói về tiếng khen chê và lời đồn đãi. Không nói đến đau thương tang tóc. Tuyệt đối không tuyên bố hay nhận định.

Xem ra, ngoài những hành động và lời nói của bà Nhu gặp báo chí Việt Mỹ trong thời kỳ đệ nhất Cộng Hòa. Từ đó đến nay không có gì để viết thêm về người phụ nữ một thời đã nổi danh là Newsmaker của Saigon, ngay khi được tin tổng thống và chồng bà bị giết lúc bà đang ở Hoa Kỳ năm 1963, bà lập tức bay qua Âu châu, tấm lòng tan nát chờ đón đám con vừa mồ côi cha, sau này bà chỉ trở lại Mỹ một lần cho cháu út thăm ông bà ngoại và từ đó đến nay bà không về Việt Nam, cũng không trở lại Mỹ, đối với bà Việt Nam Cộng Sản vốn thù nghịch đã đành, nhưng Hoa Kỳ cũng chẳng phải là đồng minh. 

Khi cụ bà Trần Lệ Xuân bước vào thế kỷ 21 đã ngoài 80 tuổi. 

Bà nói rằng : Thời của tui đã qua rồi.
Câu nói đáng được khắc trên bia đá.

Ngược đường lịch sử với ông 'HAI MANG' Nguyễn Cao Kỳ

Nhưng đối với Nguyễn Cao Kỳ, ông luôn luôn hành động như thời của ông không bao giờ qua đi.
Ông là con người nổi nang ồn ào nhất thời đệ nhị Cộng Hòa. Giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ đảo chánh, binh biến giữa hai nền Cộng Hòa, Nguyễn Cao Kỳ cũng luôn luôn là Newsmaker. Ông làm cách mạng, ông làm tư lệnh không quân, ông bỏ vợ, ông lấy vợ, ông làm thủ tướng chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, ông làm phó tổng thống trong cánh trái dinh Độc lập, ông về làm vườn ở Khánh Dương, ông ra cứu Saigon vào giờ thứ 25, ông di tản vào Pendleton, ông bán rượu ở Orange County, ông đánh tôm ở Lousiana, rồi ông lại bỏ vợ và lấy vợ. 

Một chuỗi dài thất bại, sau cùng, ông làm môi giới cho tư bản về làm ăn ở Saigon. 

Ông ra Hà Nội nói là để chỉ dẫn cho chính quyền cộng sản cách giao thiệp với Hoa Kỳ. 

Ông ca ngợi lãnh đạo cộng sản, bây giờ ông lại trở về Texas, chưa biết sẽ làm gì, nhưng ông nghĩ rằng, dường như thời của ông vẫn còn mãi mãi..,thời của ông Kỳ thực sự chỉ ngắn ngủi có 2 năm cầm quyền với danh hiệu chủ tịch ủy ban hành pháp, một kiểu gọi mới của chức vụ thủ tướng giữa thời kỳ trái độn của 2 nền Cộng Hòa. 

Trong giai đoạn này, chính quyền của ông đã để lại cho chiến tranh Việt Nam tấm hình tướng Loan bắn tên Việt Cộng, với nhận định của đồng minh Hoa Kỳ, sự nghiệp chính trị lâu dài của ông Kỳ không có tương lai, khi mà tấm hình tai hại này còn được phổ biến, sau đó ông chỉ là phó tổng thống 1 nhiệm kỳ như một bóng mờ cạnh ông Nguyễn Văn Thiệu, rồi ông chẳng còn chức vụ gì cho đến 1975 mất nước và cho đến ngày 2011, ba mươi sáu năm sau. 

Vào tháng 4-1975 với sự nhận định tình thế sai lầm, với tánh nết bồng bột ồn ào, ông đã có những hành động tai hại chết người khi lên tiếng hô hào ở lại chiến đấu. Ông hô hào ở lại trên trường chỉ huy tham mưu tại Long Bình, ông hô hào quyết chiến tại họ đạo bên Gia định, nhưng rồi ông lại ra đi.

Bà Tuyết Mai nói rằng không ai có thể trách anh Kỳ được. Anh chỉ có 2 khẩu súng lục thì làm cái gì. Đúng như vậy, lúc đó ông không còn trách nhiệm ngoài chức vụ chủ trại cây Khánh Dương đã tan hàng. Không trách nhiệm, ông có thể ra đi như hàng ngàn người di tản, và đừng tuyên bố nhố nhăng. Nhưng ông đã nói lời tâm huyết tại Long Bình, cử tọa là các sĩ quan cao cấp lòng dạ đang tan nát vì gia đình còn kẹt tại miền Trung. 

Ông thề quyết tâm với họ đạo Saigon, những người di cư đã từng biết thế nào là cộng sản. Niềm tin nhỏ bé cuối cùng đặt tất cả vào ông. 

Như vậy, vào giờ phút cuối thì người tự vẫn phải là ông Nguyễn Cao Kỳ chứ không phải Nguyễn Khoa Nam.
 
* Con chim khi chết.
Năm 1983 khi phê bình cuốn sách 20 năm của tác giả Nguyễn Cao Kỳ, có một nhà báo có dịp viết rằng 'Con chim trước khi chết, tiếng hót bi ai, con người về già, trước khi chết, lời nói linh thiêng và ứng nghiệm', vậy thì, niên trưởng của tôi, người đã một thời lãnh đạo, mỗi năm vào 30 tháng 4 báo chí Hoa Kỳ có hỏi bậy bạ, tui xin niên trưởng lựa lời mà nói cho anh em khỏi tủi nhục. Ông đã từng hô hào anh em ở lại, biết bao nhiêu đứa chết, bao nhiêu đứa đi tù. Đau thương nhường đó, biết lấy gì đền bù cho hết! Tiếc thay, niên trưởng của tui, suốt 36 năm di tản, chứng nào tật ấy, chỉ chuyên làm nhục anh em. 

Tui làm tròn bổn phận....... Tui sẵn sàng hợp tác.....
Cho đến mấy năm gần đây, trước khi đột ngột qua đời, ông muối mặt cam tâm đóng vai hàng thần lơ láo về nước nịnh bợ đám lãnh đạo cộng sản hà nội, tui chẳng còn biết dùng chữ nghĩa gì để phê phán ông, vốn một thời là thượng cấp của tui. 

Có người nói rằng vì ông có tấm lòng yêu nước như trời biển nên về chỉ vẽ cho Việt cộng con đường theo Mỹ đánh Tầu. 

Có người lại nói rằng ông có mưu thần chước quỷ sẽ lèo lái cộng sản xây dựng đất nước.
Sự thực anh em biết rõ, ông chỉ " hèn hạ - đê tiện " để làm xấu mặt Việt Nam Cộng Hòa cùng các anh em trong Quân Lực của mình sau cuộc chiến, cộng sản giam giữ hàng trăm ngàn chiến binh và binh sĩ nhưng không cải tạo được người nào, tất cả đều bỏ nước ra đi hoặc chọn cái chết vì 'TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM' ..,không ai ngờ, chúng lại cải tạo được một anh tư lệnh trở về. Thật chán biết chừng nào.
Ông già thì tui cũng già. 

Ông cao niên thì anh em cũng cao niên, suốt cuộc đời, trải qua cái nhục mất nước, bây giờ lại thêm cái nhục là đã một thời được lãnh đạo bởi những người như niên trưởng, thôi thì những sai lầm thời cầm quyền ta tạm bỏ qua. 

Nhưng cái thời hết quyền lực trong tay, sao ông không học được gương sáng của bà Trần Lệ Xuân, kể từ 1963 cho đến 2011 gần nửa thế kỷ, đúng ra là 48 năm, người phụ nữ đó ở vậy nuôi con thành đạt. 

Sau 6 cái tang của chồng con cha mẹ và anh em, bà đã hành xử đúng vai trò của một chính khách mà thời thế đã qua đi. 

Bà nói rằng:“Thời của tôi đã qua rồi”. Câu nói đáng được khắc trên bia đá. 

Còn phần ông Kỳ, thời của ông thực sự đã qua ngay sau nhiệm kỳ thủ tướng, nhưng ông cố lội ngược dòng lịch sử, không biết chấp nhận hoàn cảnh. Ông là người đất Sơn Tây nhưng không bao giờ xứng đáng với quê hương Sơn Tây của tướng quân Lê Nguyên Vỹ tư lệnh Sư đoàn 5 Lai Khê, người đã ở lại tự vẫn sáng ngày 30 Tháng 4-1975 sau khi đất nước đã mất.

Bây giờ quí vị đã hiểu vì sao mà chúng tui lại so sánh hoàn cảnh của bà Trần Lệ Xuân và ông Nguyễn Cao Kỳ. 

Ngày 30 tháng tư lần thứ 47 đã qua rồi và ngày quân lực tháng 6 cũng vậy. Nhiều năm qua, trên lưng đồi nón sắt phế thải, đàn em thấy chúng tôi nghênh ngang giữa đường nên thường chửi bậy. Mình biết mình tội lỗi cũng nhiều nên đành phải nhắc nhở: Chửi nữa đi em. Bây giờ, tất cả đều gần đất xa trời, xin phê bình niên trưởng Kỳ một lần cho rõ ràng. Xin phép dùng ngôn ngữ ông xếp cũ của tui là trung tướng Dương Văn Đức khi phê bình Việt Cộng trong trại tù. Ai không biết thì hỏi anh em HO, nhiều người biết là ông Đức mắng mỏ cộng sản ra sao để rồi bị chúng dứt điểm. 

Ngày xưa, thời kỳ 50, có anh trung úy Bắc Kỳ ngồi hầu chuyện đại tá Nam Kỳ, Dương văn Đức tại phân khu Sóc Trăng. Trong câu chuyện đời, nghe ông dùng toàn ngôn ngữ với hàng họ dưới thắt lưng. Mở đầu chấm dứt bằng tiếng Đan Mạch. Ông chết trong tù vì phê bình cộng sản bằng ngôn ngữ của ông. Đ M, chơi ngon như vậy, ông mới đích thực là niên trưởng của tui.

 -------------------------------

 

 

No comments: