Saturday, February 28, 2015

• Những ngày cuối cùng tại quân y viện Qui Nhơn - Nguyễn Công Trứ - BS

Quân y viện Qui Nhơn là một trong những bệnh viện quân y quan trọng nằm ở vùng 2 chiến thuật, vì thường phải đón nhận các thương bệnh binh từ 2 tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và luôn cả phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi.

Tác giả: Nguyễn Công Trứ - BS
Quân y viện Qui Nhơn là một trong những bệnh viện quân y quan trọng nằm ở vùng 2 chiến thuật, vì thường phải đón nhận các thương bệnh binh từ 2 tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và luôn cả phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi.


• Ban Mê Thuột ngày đầu chiến cuộc - Nguyễn Ðịnh

Nguyễn Ðịnh

Cho đến hôm nay tôi vẫn chưa sao quên được Ban Mê Thuột và bao kỷ niệm yêu dấu của tuổi ấu thơ trên thành phố nhỏ bé này, mà đặc biệt là Ban Mê Thuột với nỗi kinh hoàng của đêm ngày 9 tháng 3/1975

• Mặt Trận Thường Đức 1974

(Từ ngày 18/8 đến ngày 8/11/1974 )
(Tài liệu lịch sử nầy sẽ được Gia Đình Mũ Đỏ xuất bản nay mai tại Hoa Kỳ)

Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào cuối tháng 1/1973, tình hình chiến cuộc Việt Nam tạm lắng dịu. Hai sư đoàn Tổng trừ bị (Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến) vẫn còn bị lưu giữ tại Quân Khu 1. Lấy Quốc Lộ 1 làm ranh giới, Sư Đoàn Nhảy Dù trấn giữ phía Tây, dọc theo hành lang dãy Trường Sơn, và trách nhiệm luôn phần bảo vệ an ninh Quốc Lộ 1, từ cây số 17 ra tới bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị). 

Thursday, February 26, 2015

• Vì Sao Tôi Là Nữ Quân Nhân? MX Thạch Thảo


Nàng đã trao hồn cho núi sông,
Thuyền quyên vướng mắc… chí tang bồng
Chín lần gươm báu trao tay đẹp,
Một mảnh nhung y điểm má hồng…

(Thơ Đinh Hùng)

Yêu Cha, vì “Người” đã tạo ra tôi. Mến Mẹ, vì “Người” đã chăm sóc và lo lắng cho tôi.

Tôi là quả ngọt cuối mùa trong tình yêu giữa Cha và Mẹ tôi. Nhưng rất tiếc từ khi mở mắt chào đời, tôi đã không nhìn thấy mặt Cha, không biết hình dáng người cao lớn, mập, ốm thế nào, vì Cha tôi đã sớm từ giã cỏi đời trong cơn bạo bệnh…

• CÔ Y TÁ - TT Đại

CÔ Y TÁ

Trong các trại cải tạo của tôi ở miền Bắc Việt-Nam thuộc tỉnh Hoàng-liên-sơn, đều được thiết lập sâu trong rừng già. Lý do là vì công tác chính của các cải tạo viên là chặt giang (một loại tre rừng rất lớn) để làm giấy, mà giang chỉ có trong rừng già. Khi bước chân đến một trại cải tạo mới nào, chúng tôi cũng được Cán bộ Trưởng Trại đón tiếp bằng câu:”Tội các anh đều ‘đáng chết’ vì có ‘nợ máu’ với nhân dân, nhưng nhờ Đảng và Nhà Nước Cách Mạng khoan hồng nhân đạo, nên cho các anh còn được sống đấy!”. 

• Trận Chiến PLEI ME - Trần Quốc Cảnh, Trần Đức Hợp

Trần Quốc Cảnh, Trần Đức Hợp

Lời Giới Thiệu:
Đã hơn 39 năm qua, Quân Sử của VNCH cũng như của Hoa Kỳ đều nói, viết và đưa lên phim ảnh Hollywood về trận đánh lịch sử ở thung lũng Ia-Drang, trên Cao nguyên Trung phần vào tháng 11, năm 1965. Nhưng chưa một ai nói và viết chi tiết chiến thuật “Công Đồn Đả Viện” của quân Cộng Sản Bắc Việt, trong trận phục kích đoàn quân tiếp viện của ta, gồm Trung đoàn 3 Thiết Giáp (sau đổi là Thiết đoàn 8 Kỵ Binh) và tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân, làm mũi nhọn đi giải vây cho tiền đồn Plei Me đang bị vây hãm, cách thành phố Plei Ku khoảng 40 Km về hướng Nam.

Wednesday, February 25, 2015

• Hãy nói trước ngày chết - Trần Trung Đạo

Người “nhảy núi” nổi tiếng nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường
Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

Sunday, February 22, 2015

• RỢP BÓNG CỜ - Nguyễn Nhân Trí

Nguyễn Nhân Trí
 
Tháng Tư sắp tới đây là kỷ niệm 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ. Đây là khởi điểm của làn sóng tị nạn cộng sản khi hàng triệu người dân miền nam Việt Nam đã liều mạng sống vượt biên tìm tự do.Đại đa số những người nầy bỏ đất nước ra đi hầu như với hai bàn tay trắng. Tài sản duy nhất phần lớn họ cùng mang theo chỉ là những kỷ niệm của một khoảnh đời đã mất và đôi chút vốn liếng văn hóa nằm trong tâm trí họ. Và hình ảnh lá cờ màu vàng ba sọc đỏ.

• NGÀY QUỐC HẬN 30 tháng 4 - Đặng Quang Chính

Đặng Quang Chính

Ngày 30.04 lại đến
Nhớ đến ngày này lòng lại nao nao
Đã bớt sợ hơn cái hồi lúc đó
Nhưng vẫn còn cái sợ ghê người...
Cái sợ này lẽ ra không đáng có nơi xứ người lạnh buốt! 


CANADA: Nghị Sĩ họ Ngô đã đang tâm xóa bỏ ngày "Quốc Hận 30 Tháng Tư"


• Giã từ vũ khí - Huy Văn


 Sáng. Theo Trưởng Ban 4 vào Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 2 BB. Cuộc tiếp xúc thật nhanh, gọn vì không có kết quả như mong đợi. Con ai người nấy lo. Yêu cầu tiếp liệu cho đơn vị tăng phái lúc nào cũng phải nhường ưu tiên cho cơ hữu 
 ( Chân thành cảm ơn: Trung Tá Hoàng Phổ, Liên Đoàn Phó LĐ 12 BĐQ, Đại úy Nguyễn Trung Tín , Y Sĩ Trưởng LĐ12 BĐQ, Đại úy Trần Văn Qui , Tiểu Đoàn Phó TĐ37/LĐ 12BĐQ Đã bổ sung chi tiết liên quan đến thời gian, vị trí, những lần giao tranh, hành trình chuyển quân và sinh hoạt của Liên Đòan 12BĐQ trong tuần lễ từ 23-03 đến 29-03-1975 )

• Tưởng Niệm Một Người Anh: Đại Tá Võ Ân - Phạm Tín An Ninh

Phạm Tín An Ninh
 Lần cuối cùng tôi gặp lại anh, khoảng tháng 7 năm 1978 tại Nghĩa Lộ. Trong số những người tù ốm o đang vác những bó nứa, băng qua khu ruộng khô mà đám tù chúng tôi đang “lao động

Lần cuối cùng tôi gặp lại anh, khoảng tháng 7 năm 1978 tại Nghĩa Lộ. Trong số những người tù ốm o đang vác những bó nứa, băng qua khu ruộng khô mà đám tù chúng tôi đang “lao động”, bất ngờ tôi nhận ra anh, khi anh hỏi xin bọn tôi một ngụm nước. Tôi ngỡ ngàng đứng nghiêm đưa tay lên chào:

Tuesday, February 17, 2015

• Người ký giả Mỹ cứu 101 người Việt vào tháng 4 năm 1975 đã qua đời


Photo Courtesy: Internet 

Kevin Delany, người ký giả của hệ thống truyền hình ABC, vốn vào tháng 4 năm 1975, đã thu xếp cho 101 người Việt di tản ra khỏi Saigon, đã qua đời vào ngày 15 tháng giêng năm 2015, thọ 87 tuổi.

Saturday, February 14, 2015

• Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam - by Dorsey Edward Rowe

Nguyên bản Anh ngữ của Dorsey Edward Rowe 
Lê Bá Thông phiên dịch
Tọa lạc một cách kiêu hãnh trên vùng đồi núi có cao độ hơn 5000 bộ, giữa một rừng thông sầm uất thơ mộng gần thành phố Ðà Lạt, tại miền Cao nguyên thuộc Quân khu II với khí hậu điều hòa quanh năm là ngôi trường uy nghiêm đào tạo những anh tài của nước Việt Nam Cộng Hòa, đó là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, một biểu tượng sống của niềm hy vọng tương lai dân tộc.

Tuesday, February 10, 2015

• Từ Quốc Hận 30 Tháng Tư Tới Sứ Mạng Chân Chính Của Người Việt Tử Tế

February 10, 2015

Hiện tượng và hiệu ứng “Ngày 30 Tháng Tư” Năm 1975 tới nay, sau 40 năm ròng rã, vẫn bao hàm nhiều ngộ nhận cần sửa sai và định hướng lại.

• Những Người Lính Tí Hon Trong Bóng Tối - Thiếu Sinh Quân QLVNCH


LTS: Hồ Thủy Ngọc (tên thật không phải vậy) là vợ của một CTSQ (Cựu Thiếu Sinh Quân) khoá 18 Đà Lạt đã hy sinh. Bài ký sự này, theo lời chị kể trong thư, được viết từ năm 1992 . Những nhân vật trong bài, phần lớn hiện định cư tại các quốc gia Mỹ, Úc, Pháp và Canada. Có em đã trở thành Bác Sĩ, Dược Sĩ, Giáo Sư, Kỹ Sư cai quản những cơ xưởng kỹ nghệ điện tử quan trọng tại Úc và Hoa Kỳ. 

Sunday, February 8, 2015

• Phuoc-Long Niem Dau Chua Dut - Biệt Cách Dù

Biệt Cách Dù

Chiến trường Phước Long có quá nhiều nguy hiểm so với chiến trường Bình Long, An Lộc năm 1972. Nhiệm vụ của chúng ta vào Phước Long là để giữ vững tỉnh lỵ này khỏi rơi vào tay Cộng quân
PHƯỚC LONG :

Saturday, February 7, 2015

• Chuyện Mũ Xanh ... Quanh Bàn Tròn - Tô Văn Cấp/TĐ2/TQLC

Chuyện Mũ Xanh ... Quanh Bàn Tròn
Tô Văn Cấp/TĐ2/TQLC
Quanh bàn tròn bên bình trà và ly café, những người bạn cùng khóa nhưng khác đơn vị, đủ mọi binh chủng ngồi ôn lại chuyện đơn vị cũ chiến trường xưa, chuyện trên trời dưới đất, kể về đơn vị mình, nói về đơn vị bạn, vì cùng khóa nên họ mạnh miệng chửi thề và khen chê. 

Wednesday, February 4, 2015

• Dẫu lìa ngó ý… TVQ chuyển


Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa. Chúng tôi thân nhau từ thuở nhỏ,

Dẫu lìa ngó ý còn vuơng tơ lòng
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)