Thursday, August 4, 2022

Người Phi Công F5 VNCH - Lê Phiêu

 --------------------------

 QLVNCH (Không Quân)

 

-----------------------
 --------------------------

 
Vừa rồi đọc mẫu chuyện ngày xưa của Thanh Le, người anh xóm Thượng Thành kể về cô bé láng giềng cách nhau cái dậu mồng tơi tên là Hà , cô bé nữ sinh Đồng Khánh 17 tuổi học lớp đệ Tam đã vô cớ giận anh, tự nhiên đang vui bỗng dưng làm mặt lạ ! khiến người sĩ quan trẻ hụt hẫng mà bộc lộ theo giọng nhà binh là mình biết “ đã bị xoang đạn !” Lúc bấy giờ là vào năm 1965 người anh của tôi chỉ mới 23 tuổi
     Thằng em Phiêu Lê nhỏ thua một tuổi nhưng là vào thời điểm năm 1972 và là lính trời không phải lính bộ binh dưới đất như anh Thanh . Ra đơn vị đúng vào mùa hè đỏ lửa rồi tái chiếm cổ thành Quãng Trị, bom đạn nỗ rền vang khắp mọi nơi.
      Tôi bay A 37 phi đoàn 516 Đà Nẵng, hễ ngày nào off là sáng sớm nhảy trực thăng ra Huế , máy bay đáp ngay tại trước cổng trường nữ sinh Đồng Khánh , bên kia là Quốc Học , ngôi trường củ thân yêu mà chỉ 4 năm trước đó tôi còn đang ngồi học,
 
       Nhìn ra bờ sông Hương nước trong vắt mênh mông chảy lững lờ, trái ngược với bao âm thanh như gió bảo sấm chớp, tiếng gầm rú động cơ phản lực chiến đấu liên tục cất cánh , máy vô tuyến điện đàm với hơi thở dồn dập cấp bách communications từ trận địa dưới đất, L19 hướng dẫn, phi tuần oanh tạc. Sự sống và cái chết của mỗi chiến binh tranh nhau từng tất đất , chi cách nhau mỗi gang tay, cả một bức tranh hào hùng đau thương “ Trai thời chiến
“ khó mà diễn tả! Vậy mà trong phút chốc tâm Thái tôi lại dễ dàng trở về vị trí của một cậu học trò với mái trường xưa , tuổi trẻ thật đáng yêu biết bao !
     Mỗi chiều chiều hình ảnh quen thuộc của chàng phi công mới ra trường trẻ măng , sánh bước bên người bạn gái nhỏ xóm Thượng Thành cười nói vô tư lự , em thường tiễn chân tôi vô lại Đà Nẵng ngay tại chỗ này
      Có một lần giờ hẹn trực thăng đáp xuống rước còn sớm ! Tôi không mảy may suy nghĩ xa xôi, cao hứng dẫn em vô ngay trong sân trường nữ Đồng Khánh ngồi chung trên ghế đá đấu láo, tôi nào hay biết hầu hết các cửa phòng lớp học đang nhao nhao cả lên! đến nỗi một vị nam giáo sư phải trực tiếp ra yêu cầu tôi.
    - Xin mời thiếu uý ra khỏi nơi đây để các em nó học!
 
 
31. Trại tù “ cải tạo” - ÁI TỬ BÌNH ĐIỀN .
Ngày 1-9 -2022 tới đây anh em HO cựu tù “ cải tạo “ lại có dịp được gặp nhau ở Dallas bang Texas và đây là buổi hội ngộ lần thứ 14. Cứ mỗi hằng năm tổ chức một lần ở mỗi tiểu bang khác nhau lần lượt thay phiên đảm trách rất quy mô.
 
Sau 30 tháng tư đen 1975 miền Nam hoàn toàn bị thất thủ, ba tỉnh miền trung Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên nhanh chóng bị gộp chung thành một tĩnh gọi là Bình Trị Thiên và vì vậy mà chính sách gọi là “ cải tạo “ đối với người tù của chế độ VNCH ở đây cũng khác hẳn mà tôi tin rằng ít người biết đến .
 
Từ bên kia đèo Hải Vân thuộc Đà Nẵng trở vào, các cấp sĩ quan từ thiếu uý trở lên mới bị tập trung “ cải tạo “ chuẩn uý được miễn …
 
Nhưng ngược lại Huế và Quãng Trị không những Sĩ quan cấp chuẩn uý mà ngay cả, SVSQ còn trong quân trường, Hạ sĩ quan , binh lính, cảnh sát , đặc biệt là nghĩa quân, thậm chí Nhân dân tự vệ là dân sự cũng bị liệt vào hàng ngủ “ ác ôn “ đều nhận được giấy mời, và hơn một nửa là bị giam giữ trên 5 năm.
 
Bởi vậy lực lượng HO thuộc trại ATBĐ trên 50 tiểu bang Hoa Kỳ là đông đảo, trẻ trung và năng động nhất .
 
Trước 30-4 khi Huế bị rơi vào tay quân Bắc Việt , một số lớn sĩ quan ,binh sĩ thuộc binh chủng TQLC bị bắt ở cửa biển Thuận An đưa về trại Cồn Tiên, sau đó cũng sát nhập chung trại ATBĐ.
 
Ba năm đầu do quân đội Bắc Việt quản lý sau đó toàn bộ giải tán trại , tưởng đâu được cho về , không ai ngờ cọng sản gian ác chuyển tất cả qua công an, gọi là trại Bình Điền nằm về phía Tây nam Huế ,( căn cứ nổi tiếng Basto xưa) với một chể độ giảm cầm hết sức khắc nghiệt, khiến không ít một số anh em chiến hữu đã phải bỏ mạng, trong đó có cả cấp chuẩn uý mới ở tuổi còn đôi mươi, thà chết không chịu khuất phục, đã tuẫn tiết rất khí khái. Thật bi tráng , thật đau lòng!…
 
VIẾT THÊM
Sau 3 năm quân đội quản lý, thay vì hy vọng được về, chúng nó lại đưa ra Bắc Thanh Hoá ( Lòng hồ Sông Mực , địa ngục Trần gian) để khai thác gỗ qúy , với chiêu trò “ Lòng hồ SM sẽ giải phóng các anh ! đã vắt hết sức lực cạn kiệt của người tù , nhưng khi trở về lại giao cho công an trại Bình Điền. Do vậy mà một số trong Nam không hiểu, tại sao cấp chuẩn uý mà cũng bị đưa ra Bắc !
 
 
30. BAO NGẬM NGÙI!
Cách đây 47 năm, trước khi Sài Gòn thất thủ rơi vào tay cọng quân , mặt trận cuối cùng Xuân Lộc và một số vùng ven đô, Tiếng súng vẫn rền vang , các phi vụ liên tục dội bom yễm trợ đủ loại, skyraider, A37 trong đó tiếng động cơ phản lực F5 E như sấm sét, nhào lộn trút bỏ những trái bom căm hờn cuối cùng, để rồi rời bỏ Quê hương trong tức tưởi !

Thời gian qua nhanh quá ! Tôi không thể tin được là đã gần nửa thế kỷ , nếu hôm nay không chứng kiến khung cảnh đang hiện ra trước mắt.

10 chàng pilot F5 năm xưa từng nhào lộn gầm rú trên bầu trời như muốn nỗ tung cả không gian, và hôm nay hẹn gặp nhau ở Camano island, ngồi ôn chuyện xưa những kỷ niệm bay bỗng một thời thì hăng hái lắm! đôi mắt vẫn ngời sáng !

Vậy mà than ôi ! một con dốc thoai thoải chưa tới trăm thước ai cũng thở hổn hển dáng đi xiêu vẹo, anh thì ngồi bệt xuống cỏ để nghĩ lấy sức , anh thì phải có chị đẩy phía sau lưng,
Ông Tiên thời gian ơi ! ông ác lắm! …
 
 
29. MỘT THOÁNG HỒI ỨC !
      Ngày mai hội ngộ trại tù Ái Tử Bình Điền, anh chị em khắp các bang của nước Mỹ rộn ràng háo hức, trao đổi trên Facebook hẹn hò, thông tin cho nhau biết giờ bay giờ đáp. cảm động lắm!.

     Chuyển bay Phiếu Như, từ Seattle đến Dallas Texas cất cánh lúc 7 giờ sáng lúc Mặt Trời còn chưa lên chỉ có sương mù lành lạnh, khung cảnh phi trường yên ắng , Nhìn lên Tower điều khiển không lưu và qua khung cửa phi cơ, chi chít những ngọn đèn vàng xanh đỏ nhỏ li ti trên phi đạo để chỉ dẫn người phi công Taxi ra vị trí number one chuẩn bị cất cánh v.v

     ôi ! Nhớ làm sao một thời tuổi thanh Xuân gắn bó với cánh chim bằng F5 như hình với bóng, thân thiết như một người bạn luôn có bên nhau, hiên ngang bay lượn vùng Trời điạ đầu giới tuyến, đêm về trông bạn thật hiền lành nằm trong ụ đậu, nhưng sáng dậy bạn gầm thét ầm Trời , khi mình rọi đèn pin dò dẫm kiểm tra để make sure từng bộ phận và thử máy, thử hoả tiễn tầm  nhiệt sidewinders,đại bác 20 ly trong tư thế sẵn sàng nghênh cản và nhả đạn khi có báo động scramble đối phương xâm nhập vùng lãnh thổ.

     Phi tuần ứng trực mang danh hiệu “Zulu” gồm 2 chiếc , Phi công ngoài Bộ đồ bay thông thường phải mặc thêm G-suits  ( gravity chống áp suất), áo lưới trang bị radio cấp cứu , survival kids v.v . Mọi thứ phải được hoàn tất tuyệt đối trước 6 giờ sáng, và trong vòng 3 phút nếu có báo động xảy ra là phải có mặt trên bầu trời liên lạc qua tầng số .

     Phi tuần “ zulu” xuống ca lúc 12 giờ trưa, bàn giao lại cho phi tuần “Xray” tiếp tục ứng trực buổi chiều, thêm vào đó còn có phi tuần “ Whisky” phòng bị trực nguyên ngày nhưng chỉ ở vào vị trí sẵn sàng khi Zulu và Xray đã cất cánh, tất cả phi công của các ca trực cuối giờ đều phải cất cánh tập dượt duy trì khả năng
       Gần nửa thế kỷ trãi qua trong cuộc đời với bao sóng gió của thời cuộc và bối cảnh lịch sử , nay tôi đã là ông già 72 tuổi lụ khụ, đang là một hành khách ngồi trên chiếc Boeing, nhìn đôi cánh thân tàu dập dìu trên cánh đồng mây trắng mênh mông, ra xa là đường chân trời thăm thẳm, một vệt ngang thân quen để mọi phi công định vị trí của phi cơ. Tôi nghe hồn mình như đang vượt cả không gian thời gian để tìm về quá khứ!…
      Thiếu tá Mai Tiến Đạt , Thiếu tá Đào v Lập , Anh Hồ Ba ơi ! Bạn Nguyễn v Hiễn ơi ! Các anh và các bạn đang ở nơi nào trong cỏi hư vô !? Tôi có cảm giác bạn thân thương vẫn đang đùa vui với mây trời lồng lộng, tôi vẫn còn nghe thấy tiếng cười nói vô tư năng động, những lúc chúng mình cùng rũ nhau đánh bài ăn cơm trưa …Thật buồn! Thật nhớ!

     Có lần phi tuần scramble mà bạn Hiễn là leader, mình bay wingman số 2 , yễm trợ từ trên cao cho bạn xuống theo dõi một tàu đánh cá rất lớn của TC xâm nhập vùng lãnh hải , trên đường về hai thằng bay thấp dọc theo đường mòn HCM, chỉ để cho biết thôi!, nhưng lúc đó nếu bị phòng không thì có phải là chết ngu không? Tuổi trẻ bốc đồng nhưng dù sao cũng là những kỷ niệm khó quên !

      Biết đến bao giờ tìm thấy lại khung cảnh của ngày xưa nhỉ !? hoạ chăng là trong giấc mơ…
Dallas Texas 1: 15 PM , phi cơ vừa đáp …
Phieu Le
 
 
28. BA THẰNG KHOÁ 4/69 KQ …
Một đứa pilot vận tải bay C7 may mắn được thoát khỏi khi miền Nam thất thủ năm 1975, hai đứa bay chiến đấu skyraider và F5 thì bị kẹt lại đi tù cọng sản .
   Rồi sau đó thằng vượt biên, thằng đi HO.  Qua bao thăng trầm thời cuộc được gặp lại nhau nhân ngày hội ngộ ATBĐ tổ chức tại Dallas bang Texas, Đã nửa thế kỷ nay là ba ông già hom hem tơi tả , những nụ cười méo mó thật mến thương! Thằng người Nam còn xưng tên Phiếu, Thuận , Gẫm nghe ngọt ngào , hai thằng Huế thì cứ “ mi mi, tau tau” mà phan nhau ! Thân già mà hồn vẫn không chịu già, mắt mũi đã quờ quạng rồi mà hồn vẫn còn mãi bay lượn !… Đến nhà mỗi đứa nhìn thấy lại những hình ảnh , bao kỷ niệm một thời xa xưa thật xúc động! vợ chồng Thuận chỉ có một đứa con trai đang nằm viện mà cứ hóng gặp, nhắn nhủ Gấm “ Take care thằng Phiếu cho kỷ kỷ mấy ngày hắn qua chơi !”. Gẫm với tôi như bóng với hình suốt một tuần bên nhau, tình bạn già, tình chiến hữu chặng cuối đời thương qúy quá ! Mong luôn cố gắng giữ gìn sức khỏe các bạn nhé! Nhớ lắm!…

 
27. ÔNG TRỜI CÓ MẮT .
Chúng tôi những người cựu tù, cái gọi là ” cải tạo ” của cọng sản , dù đã trở thành những chiến binh ngã ngựa sau 30-4-75, cuộc sống bất hạnh kham khổ, nhưng so ra cũng đã từng băng rừng lội suối trong các cuộc hành quân gian khổ nên cũng quen !
     Nhưng nhìn hình ảnh các chị, bốn trong những nàng dâu ATBĐ dưới đây , hiện đã vào lứa tuổi U 70, ai có thể tin được rằng gần nửa thế kỷ về trước , các chị đã từng chịu đựng nhiều năm tháng dài , lam lũ đói rét thường xuyên không đủ cơm ăn áo mặc, những lần đi thăm nuôi , vợ con phải nhịn bụng để dành cái ăn cho chồng , cho cha trên chốn rừng sâu !..
    Một thời bi thương đã qua nhưng không bao giờ quên được!
 
 
26. THÁNG TƯ ĐEN LẠI VỀ.
Đã 47 năm đi qua 47 lần gợi nhớ, tháng tư đen năm 1975 ập đến, như một cơn bão lửa nhuộm đỏ cả miền Nam, đốt cháy bao tinh hoa, tình tuý của một nền văn hoá, văn mình nhân bản nhân ái, hủy diệt tận gốc rễ mọi tài năng trong độ tuổi thanh xuân, đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội trên mọi lãnh vực, đặc biệt là nền giáo dục, y tế, văn hoá, tất cả đều bị đảo ngược, những tác giả và tác phẩm để đời đã đi vào hồn người, thấm sâu vảo lòng đất mẹ mà mãi tới hôm nay vẫn còn vang vọng điệu nhạc bolero khắp mọi nơi, khắp cả nước cho dù trước đây không lâu tất cả đã bị tròng vào cổ cái thòng lọng gọi là đồi trụy tàn dư của chế độ “ ngụy” và đã khiến biết bao tài năng thiên phú xuất chúng, bao người dân vô tội đã bị tù đày nghiệt ngã, chết lần mòn tức tưởi trong tăm tối, trong cái thòng lọng xhcn quái gở mất nhân tính kia, và thay vì sám hối người ta vẫn tiếp tục “ tự sướng” reo hò chiến thắng trên sự chết chóc đau khổ tang thương. Những bản tay từng nhuốm máu đồng bào vẫn cứ dương cao cờ đỏ sao vàng mà nay chân đang bước đi trên con đường chủ nghĩa tư bản, thị trường tự do để sống còn. Vậy thì nếu bảo rằng hằng mấy triệu người đã không hy sinh một cách oan uổng cho lý tưởng cọng sản lổi thời, lạc hậu mà các nước trên thể giới ngay cả Liền Sô cũng đã cáo chung thì là gì đây !? các bạn trẻ nên suy gẫm!

    Nhớ lại thời còn niên thiếu, mỗi buổi trưa tôi thường nghe radIo nói về những câu chuyện bên kia bức mản sắt tôi chỉ hiểu lờ mờ, sau 1975! Bức màn đó đã thật sự được vén lên để cho thấy một miền Bắc tụt hậu, thua kém xa so với Sài Gòn miền Nam vừa bị cái gọi là  “giải phóng” vả tội nghiệp thay cho người dân miễn Bắc từ lâu nay bị tuyên truyền  bịt mắt chắng hề hay biết nên đã vội vã mang từng cái bát tróc sơn, vải lon gạo nhịn nhiều bửa mới có, mấy bộ áo quần vải thô sờn vai vô Nam để tiếp ứng cho người thân bao nhiêu năm bị Mỹ Ngụy kềm kẹp đói rách! đến khi nhận ra sự thật thì như một đàn chuột sa hủ hếp, nhỏ vơ vét theo nhỏ, cấp côi vét theo cấp côi, từng đoàn xe ô tô, gắn máy Honda chở đầy đồ đạc tới tấp trãi  dài đường trường sơn hướng ra Bắc, những bộ mặt rừng rú hớn hở thấy mà dợm mửa ! Mang danh nghĩa quân giải phóng mà đi tới đâu thiên hạ khiếp vía chạy tới đó, tháng tư đen năm 75 cả rừng người trên bộ dưới biển tìm cách vượt tháo, thà chết còn hơn sống với cọng sản, từng đoàn xe tiến vào thảnh phố, những chiếc nón cối xa lạ ngơ ngáo giữa đường phố SG , dân chúng miền Nam buồn bã đứng trông theo ngán ngẫm hụt hẩng như nhìn một đàn thú hoang ... ôi! giải phóng là cởi trói là cứu vớt mà như thế này ư !?
Phieu Le


ĐÂU LÀ SỰ THẬT, ĐÂU LẢ ĐỜI SỐNG VĂN MINH, NHÂN BẢN, NHÂN ÁI !?
   Tuổi trẻ thanh xuân của chúng tôi cả miền Nam lẫn miền Bắc, sanh ra đúng vào lúc bối cảnh lịch sử của đất nước rơi vào chiến tranh tàn khốc, huynh đệ tương tàn ! 

   VÌ ai và do đâu mà sau 47 năm đất nước đã thống nhất, thù hận vẫn còn dai dẳng và tiếp tục hận thù cho đến bao giờ !? Sự thật ai đã thắng ai trong lúc cả dân tộc đang trên con đường phát triển nhờ vào chính sách chủ trương đổi mới, bỏ bao cấp để đi theo thị trường Tự do, tiếp cận với các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là Hoa Kỳ mà trước đây coi là kẻ thù không đội trời chung!?

  Thử đặt lại vấn đề của 47 năm về trước, nếu miền Bắc là bên thua cuộc, tôi hoàn toàn tin rằng miền Nam sẽ vươn rộng những bàn tay nhân ái để cùng nhau xây dựng lại Quê hương, sẽ không có một nhà tù “ cải tạo “ nào được mọc lên, bởi đó lả truyền thống nhân bản của mền Nam từ bao đời, cũng như các cấp lãnh đạo của nhà nước hôm nay, nếu ngược lại thời gian vào lúc đó, tôi không nghĩ các anh xử dụng chính sách sát hại , giam cầm hành hạ hằng nhiều năm dưới danh từ “ cải tạo” độc ác xảo trá , mà mục đích chỉ để trả thù hèn hạ ! Vậy tại sao hôm nay chúng ta không thẵng thắn nhìn nhận sự sai lầm của các lãnh đạo ngày xưa, để có được vừa thiên thời địa lợi vừa nhân hoà... Thay vì ăn mừng chiến thắng mỗi năm , chúng ta nên dành thời gian để hối lỗi có phải ý nghĩa hơn không!?
Phieu Le

 
24. NGÀY MẤT HUẾ 26-3-1975
Hai mươi sáu tháng ba!
Bao nỗi xót xa!
Bốn mươi năm sau, vết thương còn nhức nhối.
Bạn bè chúng tôi tập trung làm tù làm tội,
Nỗi oan cừu chất ngất tận mây xanh.
Đất nước quê hương, quốc cộng phân tranh ,
Hai mươi năm chiến chinh khói lửa.
Hai mươi năm,Bắc Nam dân tình lệ ứa,
Phaỉ chăng vì chủ nghĩa ngoại lai.
Máu xương người ngút ngàn giữa chốn trần ai,
Chỉ một lá bài lật úp đánh lừa thiên hạ.
Anh ở trong Nam ăn cơm quốc gia,
Rồi lại thoát ly ra Bắc thờ ma cộng sản.
Mãi đến giờ nầy đành buông tay trả thẻ đảng,
Còn gì nữa để nói anh ơi!
Mấy mươi năm khói lữa tơi bời,
Việt nam quê mình tháng năm khổ lụy.
Đốt hết tuổi xuân, dấn thân phi lý,
Nấu đậu bằng dây xáo thịt nồi da.
Núi rừng trường sơn những buổi chiều tà,
Bộ đội cụ hồ, xẻ dọc vào Nam giải phóng.
Anh có biết đâu miền nam thân thương trời cao lồng lộng,
Phố Sài thành hoa lệ làm sao!
Văng vẳng đâu đây những tiếng kêu gào,
Dương thu Hương khóc ngất bởi thấy mình bị dối lừa phỉnh gạt.
Tháng tư đen, cái nắng đầu hè thịt da ran rát,
Thế thái nhân tình thay trắng đổi đen.
Hăm sáu tháng ba ai kẻ sang hèn,
Bải biển Thuận an hơi nước mặn thấm vào da thịt.
Đêm trở về dưới hàng thông gió rít,
Chiếc tàu mắc cạn tiếng súng vẫn còn rên.
Thời buổi loạn ly cuộc sống bấp bênh,
Đường mòn hồ chí minh các anh phơi xác.
Và đây bao nhiêu người vùi thân trong cát,
Bao nỗi kinh hoàng nghiệt ngã đắng cay.
Rồi lại tháng năm kiếp sống đọa đày,
Nào vùng Khe sanh hố bom đan như mạng lưới.
Bao nhiêu người chết oan tức tưởi,
Chốn rừng già Thanh hóa Như xuân.
Chốn thâm sơn cùng cốc dãy Hoàng liên sơn,
Biết bao trại tù dã man không kể xiết.
Ai người ra đi mù tăm hơi biền biệt,
Ngọn gió nào còn vướng chút lương tri.
Đã mấy lần tử biệt sinh ly,
Tiếng khóc than vang trời dậy đất.
Những bà mẹ già ôm xác con khóc ngất,
Biết bao vợ hiền đầu quấn chiếc khăn sô.
Lũ trẻ con chưa hết tuổi ngây ngô,
Đã vội tìm cách bán thân nuôi miệng.
Ai thấu hiểu cho niềm đau trong cuộc chiến,
Ngọn lữa kinh hoàng đốt cả giang san.
Mãi bốn mươi năm sau tiếng súng tương tàn,
Vẫn còn laị nỗi căm hờn sông núi.
Hãy trả lại đây Việt Nam đầy hận tủi,
Hởi Lê chiêu Thống Trần ich Tắc tái sinh.
Đừng để quê hương tôi mãi mãi điêu linh,
Và một ngày kia lọt vào tay Tàu cộng.
Hởi dân tộc Việt nam hãy vùng lên dành cuộc sống,
Đuổi quân thù ra khỏi quê hương.
Hãy nối đuôi nhau cất bước lên đường,
Quyết dành lại giang san gấm vóc.
ĐĂNGPHONG (nhớ ngày mất Huế)
Cửa biển Thuận An Huế 26-3-75

 
23. VÙNG TRỜI NĂM XƯA .
 
 
Những kỷ niệm vui buồn một thời không bao giờ quên!…
   Phi đoàn trưởng F5 Hồng Tiễn 538 Đà Nẵng, trung tá Phạm Đình Anh nay đã 82 tuổi, từ Nam Cali gọi Phone thăm thằng em Lê Phiếu đang ở Seattle.
  Hai anh em nói chuyện tâm tình suốt hơn 3 tiếng đồng hồ cho tới khuya , Bao nhiêu chuyện xưa chuyện nay, bao nghĩa tình huynh đệ , kỷ niệm một thời sống chết bên nhau !…

   Vào những năm giữa thập niên 1960, phi  tuần bốn chiếc Skyraider do trung tá Phạm Phú Quốc dẫn đầu bay ra Bắc nhưng đau đớn thay ! leader đã không còn trở về! .Không Quân ra đi đã không ai tìm xác rơi !.
  Niên trưởng Phạm đình Anh của tôi lúc đó chỉ là cấp thiếu úy, nhưng tất cả hoa tiêu thời bấy giờ không có ai xưng danh cấp cấp bậc đối với vị chỉ huy trưởng cuả mình, mà lúc nào cũng kêu tên “ anh Quốc” hoặc là “anh hai “ một cách gần gũi thân thương!. 

  Và hình như đấng sanh thành đã linh cảm, đặt cho người anh hùng cái tên Quốc lúc mới chào đời. Để rồi khi anh không còn nữa trên thế gian, bản nhạc “ Huyền sử ca một người mang tên Quốc “ ngay sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác để ghi ơn ca tụng , mà cả miền Nam Việt Nam không ai không một lần hát trên môi, mãi cho tới bây giờ và cả ngàn đời sau …
“ Đặt tên cho anh , anh là Quốc đặt tên cho anh anh là nước, đặt tên cho người, đặt tình yêu nước vào nôi !…”

 Niên trưởng kể chậm rãi thật xúc động! cho thấy sự ngưỡng mộ kính mến đối với cánh đại bàng hào hùng uy vũ Phạm Phú Quốc còn luôn ờ trong lòng không bao giờ nguôi! Đã lên tới trung tá ở vảo vị trí cao cấp chỉ huy trưởng, nhưng người anh hùng Phạm Phú Quốc vẫn đi bay thường xuyên, luôn sát cánh với đàn em nơi chiến trận, có mặt trong mọi tình huống hiểm nguy.

  Phi đoàn trưởng của tôi hôm nay đã từng là một trong những hoa tiêu trong biệt đội đặc biệt, từ Biên Hoà ra bổ sung cho Đà Nẵng để thực hiện những phi vụ thám sát bỏ bom trên vùng đất đối phương bên kia vĩ tuyến 17.

   Niên trưởng cho biết, bay đánh bom miền Bắc ngày xưa còn có danh từ gọi là đi “ Bắc phạt “. giọng nói của cựu pilot già 82 đã kể lại câu chuyện củ  mà tôi nghe như vẫn còn ướt sũng cả nước mắt!

- Bỏ bom ngoài đó đúng nguyên tắc  “tactical “ thả xong là về ngay không cho phép quay tàu trở lại mục tiêu, đằng này nghe phi công Đặng Thành Danh bay số hai báo cho biết phát hiện ổ phòng không bên dưới nên anh Quốc đã bay trở lại dò tìm và phi cơ anh đã bị trúng đạn , trở thành ngọn đuốc cháy bùng giữa bầu Trời , không thấy dù bung ra!…

   ba cánh sắt cùng tháp tùng còn lại, Đặng Thành Danh , Trần Bửu Quang Nguyễn Chương quá uất nghẹn đau đớn ! bay lượn vòng quanh mục tiêu không về, cho tới chiều xuống, tắt ánh mặt Trời xăng cạn mới chịu rời bỏ !…
  Hai đàn em Phạm đình Anh và Lê Quốc Hùng đang ứng trực, trong tư thế sẵn sàng cất cánh, phong toả mục tiêu hổ trợ rescue nhưng tất cả đã quá muộn !
   Trở lại câu chuyện của ngày hôm nay sau biến cố 1975 , một thằng em lính văn thư của phi đoàn Từ Phước Thọ vừa là tài xế, trung tá vẫn còn nhớ tới nhắc lại với giọng trầm buồn và ngỏ ý muốn tìm kiếm , niên trưởng cứ lẫm bẫm “ Thương nó quá! thằng rất đàng hoàng trung thành “. 

   Hai thầy trò ngày xưa đi chợ nấu ăn, thường hẩm hút bên nhau ở góc bếp của khu trực F5 Alert-pad, nơi mà có lần tôi và bả xã Ngọc Như mới cưới nhau đã nấu một nồi lớn  bún bò Huế chính hiệu chiêu đãi tất cả anh em kể cả mấy đứa văn thư, Thọ đã giúp tôi đi chợ .

    Tôi đưa bà xã Ngọc Như tới biểu đứng đợi anh đi bay, rồi trong lúc tôi còn đang ở trên trời, đã bị một số anh em nghịch phá bắt nạt hù dọa bà xã sợ đến khiếp ! riêng trung tá Phạm đình Anh thì vợ vả bầy con ở lại Biên Hoà, phi đoàn trưởng gì mà nghèo xơ xác! Tiền lương dành gần hết gởi nuôi vợ con, niên trưởng thích nhất món thịt heo ăn với tôm chua Huế, thằng Thọ mua về chia ra chỉ ăn dè xẻn cả tuần, tôi có tật ham chơi bài bạc, lúc chưa cưới vợ hai anh em buồn buồn, thường vô coi chiếu phim ở rạp trong phi trường để giết thời gian, tôi cũng nghèo mà phải mua thêm một vé cho niên trưởng. Có lần hứa đi uống cà phê trung tá phi đoàn trưởng mặc đồ bay đứng đợi sau lưng, tôi cũng mặc đồ bay cứ kỳ kèo bài đang hên ráng đợi kéo thêm ván nữa, lần đó chơi xập xám tay đôi với cashier quán cơm ký sổ “ Bamboo “, chị Khuyến cũng là vợ phi đoàn trưởng A 37 ngồi ghế, tôi thì đứng phía ngoài chia bài trông mới buồn cười chứ! Đúng là tình cảm Không Quân vui chơi hết chổ chê ! ôi! Bao kỷ niệm làm sao quên!? 

   Xứ Huế Quê nhà của tôi trước ngày bị rơi vào tay cọng quân, trung tá Phi đoàn trường đang ở Biên Hoà đã gọi ra Đà Nẵng, biểu thằng Thọ lên Không đoàn gặp đại tá Thái bá Đệ xin cấp Phiếu xăng  đỗ đầy bình xe “pickup “ đưa trung uý Phiếu ra Huế chở thân nhân vô theo lời yêu cầu của tôi, và suýt chút nữa là niên trưởng đã trở ra Đà Nẵng nếu thằng Thọ không ngăn cản kịp thời cho biết tình hình đang rối loạn. Thật cảm kích vị phi đoàn trưởng có tình đã luôn nghĩ tới thuộc cấp . Từ Phước Thọ nếu em vẫn còn sống và đang ở đâu? Nếu có duyên đọc được bài viết này , nhớ liên lạc, phi đoàn trưởng vẫn rất thương nhớ em, đang mong tin em .

   Đám cưới của tôi và bả xã Ngọc Như năm 1974, vợ chồng anh chị có ra Huế dự lễ , niên trưởng xin luôn một phi vụ bên phi đoàn trực thăng Chinook chở nguyên cả phi đội F5 ra đáp xuống đồn Mang Cá gần nhà, Niên trưởng còn ký thêm tờ phép gia hạn cho tôi được nghĩ  thêm một tuần với tư cách sứ vụ lệnh công tác .

   Trong biến cố 1975  Sài Gòn trưa ngày 30 tháng tư, tướng Dương v Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, chiều tối 28 trung tá Anh vẫn còn bay đánh bom yểm trợ mặt trận Xuân Lộc rồi không thể về đáp về phi trường TSN bởi khói lửa mịt mù, cảnh hổn loạn do phi tuần ba chiếc A 37 phản nghịch đội bom Phi cảng, cuối cùng trung tá Anh phải đáp Biên Hoà, sau đó phải nhờ một tiểu đội lính dù hộ tống trở về lại Sài Gòn bằng đường bộ và may mắn được đơn vị Hoa Kỳ nhân diện ra cho di tản vào giờ thứ 25, trong khi vợ con đã di tản trước đang ở đảo Guam, Nếu tình hình chuyển biến chậm trể , thời khắc tính bằng phút, niên trưởng không may bị kẹt lại thì hậu quả không thể nào lường ! Chắc chắn còn cây súng P38 ở trong người, anh cũng tìm đến cái chết thôi !

   Tôi nhìn đồng hồ sực nhớ đã gần 1 giờ sáng, hai anh em mới tạm biệt chúc nhau ngủ ngon . Tôi khen anh tới tuồi này mà còn nói chuyện được lâu đến như thế là đặc biệt lắm! Chứng tỏ sức khỏe còn rất tốt!
  Nghe vậy niên trưởng chỉ cười và tiếp lời tôi nọi
   - phải xử dụng “ can “ chống gậy rồi đó em ! Nếu không lỡ té thì mệt lắm ! 

   Tôi nghe mà áo não !…
Ôi ! Không Quân ! Còn đâu một thời không gian tung hoảnh, bay bỗng!
Lê Phiếu - Hồng Tiễn 538

 

22. TẤM LÒNG NGƯỜI MIỀN NAM.
    Chuyện rất nhỏ thôi nhưng thật xúc động! Một bức hình thời chinh chiến , với nét chữ còn đậm mùi học trò của một chảng trai 19 tuổi tình nguyện gia nhập lính phi công cách đây 53 năm !… Bức hình đó là tôi sau này trở thảnh trung uý Lê Phiếu, một hoa tiêu F5 của phi đoàn Hồng Tiễn Đà Nẵng.

    Tôi thật sự đã quên không còn một chút ấn tượng, nhưng bức hình đã được một người cháu gái Lê Phượng Anh quê Bến Tre, lúc bấy giờ chỉ mới 8 tuổi đã cất giữ y như mới chụp mà tôi đã tặng cho bé trong thời gian tôi ở trọ học Anh Văn tại khu xóm nghèo chợ Trương Minh Giảng.

     Không ngờ sau hơn nửa thế kỷ và cháu bé nay đã là một phụ nữ 61 tuổi nhận diện ra qua Facebook và gởi tặng lại tôi

    Thật thấm đậm tình quân dân cá nước VNCH một thời!…
 
 
21. Huynh đệ chí binh - NGHĨA TÌNH KHÔNG QUÂN !
     Cuộc chiến đã qua rồi gần nửa thế kỷ , nhưng đáng buồn thay lòng người vẫn còn hận thù đố kỵ ! Khu nghĩa trang Quân Đội VNCH ngày xưa, muốn vào thăm những chiến hữu đã nằm xuống cũng phải hết sức dè dặt !…

     Nơi vắng vẻ thầm lặng này thỉnh thoảng có vài bóng người già lụm khụm đi nhặt rác, quét dọn, lượm lá khô rơi vãi trên từng phần mộ .
       Trong số này có Trần v Nghĩa , ông bạn già trước là hạ sĩ quan KQ, nay tôi hân hạnh được quen biết nhau qua Facebook, giữa đêm khuya ở bên này bờ đại dương xa đến nửa vòng trái đất , tôi nghe những tâm sự mà buồn não lòng !
       - cách vài ngày em phải vô một lần, không vô được là thấy nhớ ! mang theo dĩa xôi  miếng thịt đốt lên nén nhang, là y như được ngồi bên nhau ăn uống tâm tình , thấy ấm trong lòng một cách lạ lùng !
      Thường đi với Nghĩa còn có anh Chín, thật ra tên anh là Chính nhưng anh bỏ chữ H để trở thành người thứ 9 nhảy dù ra và được sống sót trong phi vụ Tinh Long 07 chuyên bay đêm yểm trợ bảo vệ vòng đai Sài Gòn, chiếc AC119 bị trúng hoả tiễn tầm nhiệt SA 7 của đối phương, nỗ bùng giữa bầu trời rạng sáng ngày 29-4-1975 .

     Anh Chín đã 81 tuổi, sức khỏe suy cạn , hầu như điều chi cũng quên nhưng các chiến hữu của anh và phi vụ bi thảm thì con nhớ rõ, anh trầm ngâm hàng giờ bên 6 hủ tro cốt 4 cái của riêng từng vị anh hùng và 2 cái chung từng cặp đôi, tất cả gồm 2 sĩ quan phi công và 6 cơ phi xạ thủ, máy bay bị rơi chúi mũi xuống đất , xác các anh bị văng tung toé, được người dân địa phương góp nhặt mang chôn thành nhiều hố !

      Anh Chín cho biết trưởng phi cơ là trung uý Trang v Thành và phi công phụ là trung uý Tào Thuận, các anh đã hoàn tất phi vụ hành quân bay đêm và về đáp, nhưng lại đỗ đầy xăng và bay tiếp, có thêm 7 anh em cơ phi xạ thủ xin đi theo, tất cả đều tự nguyện chứ không có trong phi lệnh , anh Chín phụ trách bắn trái sáng , vẫn còn nhớ trung uý Thành vừa leo lên phi cơ vừa nói
    - Việt cọng ở trong rừng thì đi tìm, tại sao về sát bên Sài Gòn lại để yên cho chúng nó tung hoành !?
     Chuyến bay định mệnh hôm đó, thật ra là phi vụ hảnh quân tác chiến, tất cả đều có trang bị dù nhưng không ai muốn mang vì nó vướng víu nặng nề ( tôi bay bên khu trục nên rất hiểu) và khi trúng đạn hỏa tiễn SA 7 nỗ nhanh và mạnh nên không ai kịp phản ứng, chỉ duy nhất anh Chín ngồi sát cửa phi cơ ,đã kịp vớ được chiếc dù nhảy ra ngoài sống sót, trở thành nhân chứng hôm nay.

    Thật ngưỡng mộ những vị anh hùng Không Quân, một nén hương lòng xin thành kính tưởng niệm đến các anh.
Lê Phiếu Hồng Tiễn Đà Nẵng

 
20. QUÁ ĐAU LÒNG! NƯỚC MỸ HÔM NAY … 
fb Phieu Le
   Nhớ ngày xưa lúc tôi còn rất bé học tiểu học … Nhiều lúc thả hồn về những đất nước xa xôi khi nhìn hình ảnh bóng lẫy trên các tạp chí nước ngoài , cứ như là những nơi chốn Thần Tiên …

     Rồi tới năm 20 tuổi, ngày 17- 9 - 1970 , tôi được gời đi du học Hoa Kỳ để trở thành phi công chiến đấu do nhu cầu chiến tranh 

      Hai năm tôi ở xứ người, lần lượt được sống qua các tiểu bang California, Texas , Mississippi, Louisiana, nơi nào cũng đúng là xứ Thần Tiên trong tâm trí tôi, một chàng trai tuổi đôi mươi, trước mắt tôi, tất cả đều khác biệt khi so sánh bên Quê nhà. Mọi thứ từ thời tiết khí hậu màu nắng, đặc biệt là con người tình người và cuộc sống. Cảnh thanh bình hoàn toàn ngược lại đối với một đất nước đang chiến tranh 

     Thời gian hai ngày đầu tiên tạm dừng chân ở căn cứ Không Quân Travis A.F.B thuộc TP San Francisco, California để chờ chuyến bay chuyển tiếp về Texas học Anh văn ở Lackland.

    Lúc bấy giờ là cuối mùa thu và dù đã hơn 9 giờ đêm  nhưng không phải tối đen như bên nhà, vì VN  nằm ngay đường xích đạo của trái đất . Mỹ nằm ở Bắc bán cầu nên nơi đây Trời vẫn còn sáng như buồi chiều, trời hoàn toàn không có chút gió chỉ hơi lạnh, và cái lạnh thật vô cùng dễ chịu !

     Bạn bè tôi túa ra đi chơi người mỗi ngã, riêng tôi chỉ quanh quẫn trong căn cứ , vẫn mặc nguyên bộ “ vét” màu xanh KQ du học, gặp một con bé chừng ba hay bốn tuổi, tóc vàng hoe như râu bắp non , mắt xanh biếc đẹp còn hơn con búp bê bán trong chợ, nó vừa bị vấp hòn sỏi , đang ngồi bệt xuống và ôm bàn chân nhỏ xíu của mình kêu lên
     - Oh! I wounded in my leg!
   Chỉ chừng đó mà tôi cứ đứng nhìn trố mắt! từ vững mà tôi phải tra tự điển, uốn miệng nói nhiều lần theo thầy vẫn chưa đúng, vậy mà ở đây con bé con nói tĩnh bơ !
      Sau đó gặp hai anh em thằng bé có họ là Sunday một đứa tên Charly, tôi không nhớ tên thằng em vì nó còn bé qúa chỉ nhìn mà không biết nói gì cả, riêng thằng anh Charly Sunday thì liến thoắng khoảng chừng 10 tuổi, tôi nghĩ ban đầu nó thích bộ đồ “ lạ” mà tôi đang mặc trên người nên có cảm tình muốn làm quen. Thằng bé dẫn tôi đi vào giới thiệu với dad & mom đang chơi bowling về ba mẹ và người bạn mới của nó, giọng nói trịnh trọng y như người lớn 

    Charly Sunday tặng tôi đồng bạc cắt “half dollar” để làm kỷ niệm mà lần đầu tiên trong đời tôi được nhìn thấy, bạn nhỏ của tôi sốt sắng ghi địa chỉ để lại, chúng tôi đã liên lạc hỏi thăm nhau rất mật thiết, Charly Sunday luôn kể chuyện về ngôi trường và lớp em đang học, hết sức ngộ nghĩnh thật dễ thương!

     Lúc bấy giờ tiếc rằng tôi cũng đang ở tuổi chưa được uống bia theo luật pháp của Mỹ , chưa đủ trí khôn để nhận ra tầm giá trị của đồng bạc cắt nửa đô la mà người bạn nhỏ Mỹ đã tặng cách đây 52 năm nên để bị thất lạc, chỉ còn lại những lá thư và hình ảnh tôi vẫn cất giữ cho tới ngày 29-3-1975 mới bị mất cùng theo chiếc xe jeep ở phi trường Đà Nẵng !…

     Sở dĩ hôm nay tôi ôn lại bao kỷ niệm dĩ vãng và tâm sự cùng các bạn, bởi lẽ qúa đau lòng cho đất nước Mỹ , quê hương thứ hai của gia đình tôi trong hiện tại … và San Antonio là một thành phố nhỏ thân thương mà tôi luôn nhớ trong tim mình, thời gian tôi học Anh Văn và học bay chiếc T41 đầu đời,
     Tôi có quen một số các em học sinh trung học do những lẩn nhà trường gởi thư mời chúng tôi đến thăm giao lưu , lúc đó thật ra các em chỉ nhỏ thua tôi chừng vài tuổi. Mỗi lần gặp chúng tôi chia ra thành từng nhóm , các em nam nữ lẫn lộn , ngồi vây quanh thành vòng tròn, mà mỗi người trong chúng tôi là một tâm điểm. ôi ! Những khuôn mặt xinh đẹp ngây ngô thánh thiện , những câu nói, câu hỏi ngớ ngẫn thật dễ thương về đất nước VN xa xôi đang trong chiến tranh, mà tất cả quá khủng khiếp xa lạ đối với các em khi nghe kể ! Những trái dưa hấu to bự được các em cắt bổ ra , chúng tôi vừa ăn vừa văn nghệ, tôi còn nhớ bạn tôi một Air Cadet ( SVSQ/ KQ) chỉnh lại đây “ độ
Rề” cây guitar để đàn theo lối vọng cồ miền Nam, khiến các em ngạc nhiên mở to mắt vô cùng thán phục!

     Một đất nước thanh bình vậy đó, nhưng chỉ trong vòng mấy mươi năm sau, thời gian chưa qua hết một đời người mà đã thay đồi tất cả. Tôi không thể nào tin được vào tai vào mắt mình , trước những sự thật liên tiếp đã , đang và còn có thể sẽ xảy ra trong tương lai.
     Làm sao tưởng tượng có một ngày, súng liên thanh M15 xử dụng ngoài trận mạc lại nỗ dòn nơi sân trường ! một đất nước văn minh hàng đầu của thế giới. cảnh máu đỗ thịt rơi còn khủng khiếp hơn nơi chiến điạ , mà nạn nhân là cả hằng chục em bé đang học tiểu học xác nằm ngổn ngang. impossible!!!

      Đây Không thể là tội ác của con người,  Chỉ có qủy dữ hiện hình ! mà Tôi là con người và đang thất hồn bởi nỗi đau chung của nhân loại, của nước Mỹ nhân bản , nhân ái hôm nay .

      Tại sao một người chỉ mới đúng 18 tuổi lại mua một lúc hai cây súng máy liên thanh với hằng mấy trăm viên đạn để làm gì !? tại sao không ai đặt ra câu hỏi, không có report cơ quan chức trách theo dõi, khi người bán súng đối diện với một bộ mặt tất nhiên không thể bình thường!? để rồi mấy ngày sau xảy ra vụ thảm sát qúa kinh tởm ! 

     Hơn nữa để tự vệ khi có kẻ xấu đột nhập , thiết nghĩ có cần phải trang bị nhiều súng máy liên thanh một lúc và dự trữ hằng mấy  trăm viên đạn !?
     Không thể hiểu nổi !!!
 
 
19. NHỚ CẬU KHUÊ - fb Phieu Le
Chia sẻ câu chuyện lòng của một người sĩ quan Quân Đội VNCH, cựu tù “ cải tạo “  sau 1975 …
 
Nhìn tuyết rơi mà nhớ bao chuyện xưa!… Có những ân tình thấm đậm ruột gan và bao chuyện đời, vừa cười thầm vừa ứa nước mắt!

    Nhớ thương cậu Khuê của tôi!
Cả một đời vẫn không bao giờ quên được tình cảm của gia đình cậu mợ Khuê và các anh chị đã dành cho thằng cháu rễ, dù chỉ là bà con bên vợ nhưng cả nhà đã ưu ái thương yêu tôi như ruột thịt đã an ủi tôi rất nhiều trong suốt thời gian khốn khó ở vùng KTM Phạm v Hai ...

    Cậu tôi mất chừng một năm rưởi thì gia đình tôi đi HO qua Mỹ, đến hôm nay đã 29 năm, mỗi lẩn nhớ tới cậu là tôi lại muốn ứa nước mắt và bây giờ thì tôi đang khóc thầm khi viết về cậu giữa đêm khuya... cũng thấy bớt nhớ khi mình hồi tưởng và có cảm giác như được sống lại với bao dĩ vãng, vẫn như được nghe, được thấy, được trò chuyện với người mình thương yêu...

     Hai cậu cháu hai chiếc xe đạp cà tàng, người trước người sau, cậu đã trên 60 mập người nên đạp chậm như đi bộ qua nhiều đường phố mà tôi ở KTM lên chẵng biết là đang ở nơi đâu, đến chỗ một con hẻm có nhiều bàn đánh máy chữ, nhiều người ngồi thành một dãy dài, cậu Khuê dẫn tôi đi làm giấy tờ hồ sơ xuất cảnh và chỉ nay mai trở thành Việt kiều, ấy vậy mà hiện tại tôi chỉ có cái bị rết và bộ đồ rách bươm, nói đúng hơn là một tên nhà quê chính hiệu sắp được đi Mỹ diện HO, một giấc mơ lớn của bao người có nhiều tiền nhiều của. Đời là thế nhưng lúc bấy giờ tôi chả suy nghĩ gì hết, tuy nhiên viết đến đây tôi lại nhớ tới một chuyện cười mà nước mắt chực ứa ra ! có một lần tôi đứng lớ ngớ bên chiếc xe đẩy bán thuốc lá, một tay tôi xách chiếc bị rết ( đan bằng lát) đựng giấy tờ , nghiêng người đọc thông báo viết trên tấm bảng đen to đặt ngoài cửa phòng dịch vụ xuất cảnh, cũng do sợ mất chiếc xe đạp mà mắt cứ lấm lét không dám rời ra xa. Bất ngờ một đứa con gái chỉ lớn hơn con gái đầu tôi vài tuổi chụp lấy cái bị rết của tôi thò tay lục đồ, tôi đớ người chưa hiểu chuyện chi xảy ra thì con bé tru tréo lên    
   - Rình ăn cắp thuốc hở ? nhìn bộ mặt là biết gian! hôm qua tao đã bị mất một cây thuốc! 

    Úi Trời ! tôi không một chút  phản ứng chỉ nhủ thầm “ mình trông giống thằng ăn cắp sao !?”, Lúc bây giờ có mấy ông đứng chung quanh rất đông nhưng không ai can thiệp dù họ nhìn là nhận ra ngay dân “ cải tạo” thứ thiệt, chỉ khác là họ cũng khổ nhưng còn được ở thành phố, còn tôi từ vùng kinh tế mới lên, xem ra hình như họ sợ bị bẻ mặt lây nên chỉ ghé tai tôi nói khẻ “ ai biểu ông ăn mặc lôi thôi qúa !”. Tôi thầm cười vì nhục thì cũng đã từng bị nhục nhiều rồi! sá chi thêm một chuyện, quen sợ dạ lạ sợ áo quần này.Tôi chỉ cảm thấy tội nghiệp cho con bé !

    Giấy tờ đã đánh máy xong và cậu Khuê cũng đã trả tiền hồi nào tôi chẵng hay. Tôi đang đếm tiền hỏi bao nhiêu thì cậu ra dấu biểu cất đi và nói khẻ “ chuyện nhỏ”. Hai cậu cháu tiếp tục tới phòng xuất cảnh rồi trong lúc đứng chờ tôi nộp đơn, tình cờ cậu gặp một số bạn quen hỏi chuyện, tôi nghe cậu tôi trả lời tĩnh rót “ À! nạp đơn xuất cảnh đi HO! “ mấy người kia tưởng thật chúc mừng, cậu nheo mắt như hãnh diện thay cho tôi và tôi cử nhớ hình ảnh mà thương cậu hoài!...

    Thật trớ trêu! Ai ngờ cậu giởn chơi mà thành thiệt! cậu của tôi đã vĩnh viễn ra đi... đã từ giã cuộc đời trước khi tôi từ giã Quê hương!..  cứ nhớ mãi cái dáng mập mạp vui vẻ dễ dãi hay đùa cợt của cậu, dù sống dưới chế độ cọng sản kinh tế eo hẹp ai cũng bương bã nhưng nhờ mợ và các anh chị qúa giỏi, cậu không phải lo lắng chi hết, cậu hay nhìn tôi trìu mến lẫn ái ngại, cậu vừa thở ra vừa tự khoe như ngầm so sánh phần số giữa cậu và tôi để mà thương cảm, cậu nói  “ Phiếu biết không? cuộc đời cậu từ khi sanh ra tới chừ chưa nấu cơm lần mô hết! muốn ăn món chi cứ hô lên, vài giờ sau là có ngay “ cậu Khuê ơi! Con đang trách cậu đó, sướng như rứa mà không chịu sống để enjoy! bỏ ra đi đành đoạn...

    Dù ở tuổi 60 đang ăn ngon ngủ ngon phơi phới tự nhiên ngày mỗi giảm cân ngươi teo nhỏ dần, đang giữa bửa cơm tự nhiên bỏ đủa khóc mểu máo như trẻ con, tôi nhìn và hiểu hết tâm can cậu, ông Trời qúa oan nghiệt! cậu đang bị ung thư máu mãn tính, không thể chạy chửa, hồng huyểt cầu vơi dần.

    cậu ăn rất ít, chủ yếu là uống sữa tươi và trong nhà luôn mua bỏ tủ lạnh chỉ để dành riêng cho cậu, vậy mà bất cứ lần nào tôi ghé thăm, thấy bóng tôi vừa bước vô là cậu thoáng chút vui, cậu nói như reo “À! Phiếu lên!” vậy là cậu đứng dậy tự tay rót cho tôi ly sữa tươi đầy( qúy lắm) và mười lần như chục sau đó cậu lại nhìn tôi nước mắt tươm ra cùng câu nói “ nhớ! nhớ ôn qúa !”( ba của cậu) “tôi không biết tại sao cậu nói với tôi mãi câu này và không biểt cậu có chia sẻ với ai khác ?

    Thế rồi chiều mồng bốn âm lịch, tôi còn nhớ qua hôm sau là ăn lễ mồng năm, Tôi ghé thăm lần này cũng như mọi khi, được cậu tự tay pha cho một ly sữa tươi, nhưng hôm nay cậu không nói chi hết, mặt buồn mà tâm lại tĩnh táo lạ thường không mếu máo như những lần trước, và rồi suốt đêm hôm đó không hiểu sao tôi cũng không ngủ được nằm nhìn qua mùng ( cậu không thấy tôi và tưởng tôi đã ngủ) cậu cũng vậy không đi nằm, tôi thấy cậu ngồi quay mặt ra cửa sổ giữa đêm khuya ho húng hắng thở dốc, và hình ảnh này đã ám ảnh tôi suốt mấy mươi năm và ngay cả lúc tôi đang viết tâm sự này đây. Ai xui chi tôi đã không dậy ngồi bên cậu đêm cuối cùng! tôi cứ nghĩ và ân hận mãi!.. 

    Sáng ra tôi thấy cậu Khuê ngồi không vững nơi ghế, người run run yếu hẵn và nói hết nổi, vậy mà cậu vẫn nhép miệng ra dấu mời tôi ra quán trước đường uống cà phê, tôi rất ái ngại nhưng vẫn gật đầu chìu lòng để cậu vui, tôi tới định dìu mà cậu cứ khoát tay “ chờ chút mợ mi đưa tiền “ tôi nói con có tiền mà, cậu làm như không nghe cứ ngồi chờ mợ tôi từ dưới bếp lên đưa tiền mới chịu.

      Chỉ một đoạn ngắn mà cả tôi và mợ phải dìu hai bên, cậu chỉ còn như cái xác bước đi nhưng phần hồn tĩnh táo đến lạ lùng! cậu còn đòi mua vé số và cho tôi một tấm, tới nơi chủ tiệm cà phê đón tại cửa và lấy ghế dựa rồi phụ với tôi đặt cậu ngồi xuống, ly cà phê sáng hôm đó tôi chỉ nhắp môi cho có lệ còn ly của cậu hoàn toàn không đụng tới !  Trả tiền cà phê xong cậu biểu nhắn chị Nhơn đem xích lô tới đưa cậu và tôi đến tiệm phở ngon nhất (dù sát bên cũng có nhưng cậu không chịu ) khi hai tô phở gà được bưng ra cậu còn chê bán mắc ít thịt, mặc dù hôm đó cậu của tôi cầm chiếc muỗng cũng không cầm nỗi nói chi ăn! Phãi chăng đây là ly cà phê và tô phở cuối cùng hai cậu cháu bên nhau, mà cậu tôi muốn suốt cuộc đời của tôi sau này đừng bao giờ quên cậu!

    Qua hôm sau thì cậu của tôi đã đi vào hôn mê trong bệnh viện và chỉ chuyền nước biển cho tới chiều mồng 7 âm lịch tôi có giờ dạy một lớp anh văn ở Cầu Xáng, tự nhiên thấy nóng ruột qúa nên cho học trò nghỉ học, tôi hối hả đạp xe lên Sài Gòn vừa đúng lúc cậu của tôi đã được đưa về nhà   và đang hấp hối, có quay phim đầy đủ vợ con người thân đứng vây quanh tiễn biệt !...

     Đã 29 năm trôi qua, lúc nào tôi cũng buồn cũng nhớ! nhưng hy vọng cậu thân yêu của tôi đã được gặp và đang kề cận bên ôn mệ Ngoại, cũng an ủi và ấm lòng khi nghĩ rẳng điều ước mong của cậu đã được toại nguyện ...
Thật nhớ thương cậu Trương v Khuê của tôi!…
 
18. TÌNH QUÂN VÀ DÂN MIỀN NAM NHƯ CÁ VỚI NƯỚC! fb Phieu Le
Quãng Trị là một tĩnh địa đầu giới tuyến, Cổ Thành đã từng bị cọng sản chiếm cứ một thời gian năm 1972 , nhưng chuyện gì đã xảy ra sau ngày gọi là “ giải phóng “ 1975…

Có những câu chuyện thật xảy ra ở đời thường, đọc xong cảm động quá cứ muốn khóc một trận cho đã nư! mà đã bước qua thất thập rổi, nước mắt cũng không có nhiều nữa để mà khóc !

    Tôi vừa đọc xong một câu chuyện thật cảm động , rồi lại nhớ chuyện ân tình xưa cách đây đúng 44 năm, thời gian tôi còn ở trong trại tù “ cải tạo” Ái Tử Quãng Trị … Khoãng năm 78 tôi và Dương v Ân, hai cựu sĩ quan miền nam bị VC cầm tù, đang bụng đói xẹp lép đứng lơ ngơ bên bờ sông An Mô thuộc tĩnh Quãng Trị lúc hai thằng thi hành công tác gánh nhu yếu phẩm ra bến đò tiếp ứng cho bạn tù làm ruộng muối ở Cửa Việt.

    Có một “ bà mẹ quê “ lam lũ, đi chân đất, áo dài bạc màu đầy chổ vá, chiếc nón lá đội trên đầu rách toe, mẹ trên đường đi chợ về và trong chiếc rố kẹp nách chỉ có rau muống, rau lang, mẹ dừng lại trước mặt hai thằng con xa lạ, mẹ mở cạp quần lấy ra hai tờ giấy bạc Bắc 1 đồng, dúi vào tay đứa 1 tờ rồi nhanh chóng quay lưng ( chợ nhỏ sát mé sông) Tôi đứng trơ người không một phản ứng, không kịp nói một tiếng cám ơn, nhìn dáng “ thím “ thoăn thoắt bước ra đường lộ... 44 năm đã qua rồi trong đời, tôi vẫn mãi in dấu hình bóng và khung cảnh năm xưa... 

    Thím ni chừ ở nơi mô thím ơi ! Lạy Trời cho tôi một chữ duyên để được biết tin !..
Phieu Le
 
MỘT BÀ GIÀ QUẢNG NAM XƯA!
 🔸THÍ LÊ | Quảng Nam Online
Khoảng năm 1981-1982, đời sống giáo viên cực kỳ khó khăn. Tôi quyết định đi xe đạp thồ để có tiền mua sữa cho con. Chiếc xe đạp để đi dạy hàng ngày được bổ sung thêm cái giỏ phía trước và cái yên nệm mút phía sau poóc ba-ga cho khách ngồi… êm đít!

Mỗi sáng cứ 5h là tôi ra đứng trước kiệt 7 Hoàng Diệu (Đà Nẵng) để chờ khách. Khi trời bắt đầu sáng thì bỏ đường Hoàng Diệu - nơi gần trường đang dạy, rất dễ gặp học trò - chạy xuống đường Lý Tự Trọng hoặc Trần Cao Vân đứng đón khách. Có khách hay không thì 10h30 phải quay về nấu cơm ăn để chiều… lên lớp.
Một buổi sáng đang bon bon trên đường Trần Cao Vân trước chợ Lầu Đèn, chạy về nhà chuẩn bị đi dạy, thì có một bà cụ dáng rất nhà quê đón xe. Vừa mừng vừa lo. Mừng vì được một cuốc xe có thêm tiền. Lo vì sợ khách đi xa không về ăn cơm kịp để 12h30 vào dạy tiết 1. Tôi phanh xe và hỏi:
- Cụ đi mô.
Bà cụ nói:
- Đây xuống bến xe Vĩnh Trung mi lấy mấy?
Thấy tuyến đường trùng với lộ trình về nhà của mình nên tôi nói:
- Đúng giá là một đồng rưỡi. Còn chừ cụ cho mấy cũng được, cụ không có tiền thì con chở giúp cụ một đoạn, con đang trên đường về.
Bà cụ cười giơ hàm răng toàn… lợi và nói:
- Thằng ni đi thồ mà nói nghe vui hỉ!
Nói xong bà cụ cúi xuống cầm đôi dép lào đã mòn lín. Hai cái gót đã thủng hai lỗ lớn bằng đồng bạc cào lưng. Cụ bỏ đôi dép vào giỏ xe của tôi và nói:
- Xuống bến xe mi nhớ nhắc tau lấy đôi dép ni chớ không phải mi đợi tau quên rồi lấy luôn nghe chưa!
Tôi cười bảo:
- Cụ yên tâm. Con không mang dép bằng tay nên không lấy đôi dép ni mô!
Lên xe chuyện qua chuyện lại mới biết bà ở Thanh Quýt (Điện Bàn) ra thăm, mang cho con trai đang làm công nhân ở cảng một ang gạo vì nghe nói gạo mua tiêu chuẩn ăn không đủ, bữa nào cũng chỉ lưng bụng mà đi làm. Còn bà thì biết tôi là thầy giáo cấp 3 đi xe thồ thêm ngoài giờ để mua sữa cho con. Nghe hoàn cảnh của nhau, cả hai bà cháu đều im lặng. Một chặp tôi nghe bà ngồi sau chép miệng rồi nói:
- Răng ai cũng khổ hết trơn ri hè!
Đến bến xe Vĩnh Trung, tôi quay lại dặn:
- Cụ ngồi im, đừng lo, để con tìm xe Vĩnh Điện cho cụ đi. Bến xe đông sợ cụ tìm không ra.
Tìm được xe đi Vĩnh Điện, tôi phanh xe đạp và nói với cụ:
- Cụ nhớ lấy đôi dép. Con chở hộ cụ một đoạn thôi không lấy tiền.
Bà trả lời:
- Thằng ni nói nghe được. Tau không trả tiền xe nhưng chờ tau một xí.
Vừa nói cụ vừa lật lớp áo ngoài rồi mở cây ghim túi áo trong và lấy ra 3 đồng, đưa cho tôi.
Tôi nói:
- Con nói rồi. Con chở giùm không lấy tiền xe.
Cụ bảo:
- Tau cũng không trả tiền xe. Tau cũng không cho mi. Mi có chưn có tay, có sức dài vai rộng mi làm mi ăn. Tiền ni tau gửi mi đem về mua sữa cho cháu tau. Mi không lấy tau la làng là mi móc túi của tau. Răng? Nhận đi con, cho bà vui.

Nói xong cụ nhét tiền vào túi áo của tôi rồi cắp nách đôi dép lào đã mòn gót leo lên xe.
Lần đó tôi đứng khóc một mình giữa bến xe Vĩnh Trung cho đến khi chuyến xe đò rời bến… chạy khuất!
Bà ơi. Bà đang ở cõi nào?

Nay con có thể viết những bài báo nhận nhuận bút. Đứa cháu nhỏ thời đó nay đã là tiến sĩ làm giảng viên của một trường đại học danh tiếng. Nhưng có lẽ, cho đến lúc chia tay cuộc đời này con vẫn còn nợ bà… một hộp sữa!
THÍ LÊ / Quảng Nam Online
   Bao Nguyen Quang ST

 
17. Anh NGUYỄN VẰN HẠP !
Một gia đình có rất nhiều kỷ niệm và gắn bó, tôi đi tù “cải tạo “ 7 năm trở về gặp nhau trong hoàn cảnh chảy cả nước mắt, chỉ một lần và không bao giờ còn thấy lại! … đời lắm lúc nghe sao buồn quá! Hôm nay chị đã 93 ngày xưa rất thương qúy tôi như thằng em, lo cho tôi từng miếng ăn lúc độc thân bơ vơ nơi phi trường Đà Nẵng, giờ qua face chị nhìn chăm chăm mà lắc đầu không còn nhớ là ai ! Thương chị nhiều lắm! Thời gian kéo theo bao nỗi buồn cứ chồng chất! Cầu xin Trời cao phù hộ chị được vui thanh thản cuối đời..
 
Anh NGUYỄN VẰN HẠP !
Người hùng xóm Thượng Thành
  Trong tim tôi anh đúng là thần tượng, một chiến sĩ can trường, vị anh hùng thầm lặng mà ít ai biết đến. Chỉ có một số bà con xóm Thượng Thành chứng kiến và còn nhớ những gì đã xảy ra vào thời kỳ lửa đạn biển cố Tết Mậu Thân ! Lúc bấy giờ Anh đang được nghĩ phép nhưng đã cùng đứa em trai vợ về sau đăng lính nhảy dù. Hai anh em đá tự nguyện đi tiền thám chiến đấu mở đường cho lính TQLC , đã lập nên những thành tích vẽ vang cho Quân lực VNCH nhưng tôi không tiện trình bày bởi lý do nhạy cảm , cuối cùng anh đã bị trúng thương trong một trận đánh ở chợ Tây Lộc , viên đạn xuyên thủng bụng ở cự ly gần, và cũng chính vì vết thương này mà sau 1975 cuộc sống thiểu dinh dưỡng thuốc men , nó đă hành hạ khiến anh phải mất sớm!

     Cám ơn cháu gái Tuyết Nhung xinh đẹp ở khu Phước Tường Đà Nẵng năm xưa, và bây giờ là ca sĩ Bạch Hạc Houston Texas.
    Hôm nay tình cờ đọc được tâm sự của Bạch Hạc nhân ngày giỗ của ba Hạp và cũng là người anh tinh thần vô cùng kính mến của tôi .
Bạch Hạc chia sẻ :
   “ Ba ơi ! con nhớ ba muốn khóc!
Mới đó mà ba đã mất 38 năm rồi!”
     Tôi không thể nào ngờ Lúc tôi đến thăm và chào anh để đi vùng KTM. Đó cũng là lần cuối cùng hai anh em gặp nhau, nào ngờ chỉ ít lâu sau thì anh mất 14-3-1984 .

     suốt một đời tôi vẫn không bao giờ quên được khung cảnh trưa hôm đó... Mặc cho nắng chiếu vào mặt, anh nằm yên bất động trên cái giường tre ọp ẹp, mắt nhắm nghiền, tôi đứng bên chăm nhìn anh rất lâu anh vẫn không biết, đến lúc choàng dậy anh có hơi hốt hoảng! và đặc biệt là anh cứ lẫn tránh không dám nhìn thẵng vào mặt thẳng em mà anh đã từng thương quý như em ruột dĩ nhiên là quá ngỡ ngàng và xúc động ! nhưng tôi tin chắc rằng anh của tôi không đủ can đảm đối diện với sự thật, những thay đổi qúa ư phủ phàng nơi thẳng em nên cứ lẫn tránh !

     Sau đó hai anh em thả bộ ra chợ Đông Ba uống cà phê, nơi chị và cô em tên Muội đang bán hàng rong, anh biểu cô Muội đi tìm chị để đến thăm tôi nhưng thật ra tôi thấy rõ chị đang lén đưa tiền cho anh trả hai ly cà phê và bỏ đi ngay, tôi cũng ngoảnh mặt nơi khác giả vờ như không thấy chi hết. Cuộc đời đi vào những ngỏ rẽ thật khó mà hình dung ra nỗi !
   Thật buồn và đau lòng mỗi khi nhớ lại bao ký ức xưa !…
Nguyện cầu hương linh anh kính yêu sớm được siêu thoát….


 
16. DÌ TRANG & CU TÚT - Những ân tình trong đời…
  Đứa con gái đầu lòng Ngọc Phương của tôi, đã từng chạy loạn dưới tiếng đạn pháo kích nỗ rền nơi phi trường Đà Nẵng, 

    Con bé lúc bấy giờ đang còn nằm trong bụng mẹ, và rồi 11 năm sau đứa con trai lại sanh ra trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt ở vùng KTM Phạm v Hai. Thằng bé tên Cu Tút đã được dì Trang từ Huế vô giúp nuôi từ lúc cháu cũng còn nằm trong bụng mẹ .
   Và rồi suốt 4 năm liền sau đó được dì Trang bồng ẵm bú mớm như là một bảo mẫu, dì cũng hoà mình chung với cái khổ tận cùng của gia đình, cơm bửa no bữa đói, cũng dầm mưa dãi nắng lội nước phèn , vắt cạn kiệt sức lực của người con gái mười bảy bẻ gảy sừng trâu có trái tim Bồ Tát, phải nói rằng do tình thương quá sâu đậm đổi với hoàn cảnh gia đình tôi , dì mới có thể chịu đựng được như thế ! Bà xã Ngọc Như của tôi thì vẫn tiếp tục công việc đồng áng mà còn ôm luôn 4 đứa con thơ, vừa lết theo mức khoán của nông trường thử hỏi làm sao kham nổi, nên ba mạ phải bấm bụng cho dì Trang vô phụ giúp.

   Cuộc đời trãi qua giờ nằm ôn lại đúng là những giấc mộng hãi hùng ! tôi nhớ chỉ mười mấy năm trước đó, dì Trang đang là con bé 4 tuổi còn nói giọng chớt, mà lúc nào cũng hát tặng bản nhạc “thành phố buồn … vừa đi đã moải… “ mỗi lần tôi ra Huế. CuBi với nó cứ lân la xoắn xít bên anh Phiếu.

  Đêm 28 rạng 29 biến cố 1975, tôi đưa toàn bộ gia  đình vô phi trường di tản vô Sài Gòn , Quân cảnh gác cổng thấy hai đứa bé ngộ nghĩnh dễ thương ngồi trên xe jeep trong lúc tôi làm thủ tục trình giấy tờ, mấy anh đã đến doạ trêu chọc, hỏi tên chi ?
Dì Trang lúc đó mều máo
 - Dạ! con tên “Tý”( tên ở nhà) em của con là thằng Bi ! hu! hu!…

   Sau 7 năm tù “ cải tạo “ trở về rồi lại đi vùng KTM, sống xa bao khuôn mặt thân thương. và hôm nay đi đón dì Trang ở trên Sài Gòn mới vừa từ Huế vô để đưa xuống khu xóm KTM Phạm v Hai, em đã là một thiếu nữ suýt chút nữa không nhận ra , nhân còn có chút thời gian tôi định đưa dì Trang đi chơi một vòng Sở Thú hoặc vô xem phim, vì tôi biết rõ khi đã về dưới đó rồi thì sẽ không còn có cơ hội, nhưng dì Trang đã từ chối và rồi suốt 4 năm liền đúng là không ra được khỏi nhà, cho tới khi gia đình tôi đã tạm ổn định, dì Trang mới được trở về Huế, dì cứ nhắc hoài lời nói của tôi hôm kia.
  - Anh Phiếu nói đúng y chang!
Cũng một phần do ba vợ tôi đang mang trọng bệnh thiếu người săn sóc. Nhớ một đêm trời tối mịt vào lúc thiên hạ đã đi  ngũ , bỗng nơi khu KTM im vắng lại nghe tiếng một người tay cầm cây đèn dầu đi dọc theo con kinh, vừa đi vừa rao khống tên của vợ chồng tôi.
 - Phiếu Như ơi ! Phiếu Như ơi! 

cả khu KTM trãi dài mấy cây số đã chuyền miệng nhau, bạn tôi anh Cao Sơn ở dãy nhà ngoài mặt đường đã chạy vô báo tin cho tôi biết . Tội nghiệp bác Bé anh vợ của ba tôi đã lãnh sứ mạng đi tìm gia đình tôi để đem dì Trang ra lại Huế, vì không có địa chỉ số nhà nên nảy ra phương cách cổ điển có một không hai này , sự việc xảy ra khiến cả khu xóm dọc theo con kênh xứ khỉ ho cò gáy đã một phen dậy sóng !

   Bác Bé lắc đầu khi nhìn thấy lại con bé Trang!… Thời gian ở Phạm v Hai thiếu thốn khồ sở đủ mọi thứ! chúng tôi tàn tạ , dì Trang cũng khốn đốn hao gầy theo, 7 con người chen chúc trong căn nhà chật hẹp luôn khơi gợi bao ước mơ, thậm chí cái khung cửa sổ nhỏ bằng gổ tôi trỗ để thông gió dì Trang cũng tưởng tượng thảnh cái Tivi ( chính em đã tâm sự niềm ao ước). khi về lại được Huế còn mang theo cả không khí nặng mùi vùng KTM , dì bày cho mẹ vợ tôi nấu một món ăn đặc biệt khiến cả nhà cười ầm lên ! nhưng một lúc sau ai cũng rớm nước mắt !
 - Mạ ơi! trái đu đủ xanh ni nấu canh với ruốt , đỗ tiêu hành nước mắm vô ăn ngon tuyệt lắm đó mạ ! ( tôi chỉ kể đúng theo sự thật mạ kể lại và cười nghiêng ngữa )

  Dì Trang ơi ! Chúng tôi không bao giờ quên công ơn , dù em hình như không còn nhớ tới!    những lúc em lăng xã vào luống thơm đầy gai để làm cỏ dại trong cái nắng như thiêu như đốt , có lần em bị con rắn cắn máu chảy còn gim cả hai dấu răng, em vẫn thản nhiên cười buồn “ không răng mô! Không can chi hết ! may mà gặp loại hiền rắn bông súng . 

  Tôi đi kiểm củi chặt nhánh điều một nơi rắn nhiều vô kể dì Trang cũng theo phụ, lội xuống sình phụ đẩy ghe , nhớ nhiều nhất là lúc tôi được Tấn bạn cùng khoá 4/69 KQ xưa ở trọ chung nhà lúc học Anh Văn, hiện tại đang ở Mỹ gởi tiền giúp đỡ, người ta về tận nơi trao tờ bạc 1 trăm đô tính ra tiền VN được 1triệu hai lúc bấy giờ lớn lắm! quá bất ngờ và quá mừng , vợ tôi đã qùy xuống sụp lạy ông địa lia lịa!

   Có tiền rồi, tôi dự tính nới nhà ra thêm, bà xã tôi vẫn miệt mài ngoài đồng ruộng thơm, dì Trang giúp tôi nhiều thứ không chút nề hà , dì dành làm toàn việc nặng, gánh đất cát đắp nền . Không biết dì Trang còn nhớ, có một lần đợi lâu quá không thấy dì về, tôi xách xe đạp chạy ngược ra lại Cầu Xáng thì thấy dì Trang ngồi khóc bên đôi quang gánh, nước mắt rảng rụa , mấy chục cục gạch hai đẩu nặng qúa dì gánh không nổi, vậy mà trước đó tôi hỏi nhiều lẩn dì cứ khăng khăng , được! được! anh cứ đạp xe về trước lo cơm nước cho mấy đứa cháu . Trời ơi ! Nhìn Tội nghiệp đến vậy mà sao tôi không xót lòng, còn la ác dì nữa chứ!
   Trong nhà thì suốt ngày cứ nghe dì Trang kêu giọng Huế rặc Tút ơi Tút hời ! Hai Dì cháu luôn như bóng với hình .

      Dì Trang giờ đang ở Đà Nẵng,  Cu Tút nay đang sống xa gia đình làm việc ở San Diego, tôi đã 72 qủy thời gian có lẽ không còn nhiều ! ân tình này, con trai phải luôn nhớ nhé! thỉnh thoảng thăm hỏi tin tức trông nom Dì Trang nghe Tút , tên giấy tờ là Qúy hạ Lê !…

 
15. Ánh mắt của người cha !
Chan chứa tình yêu thương…
  Tôi quen biết Hậu , một người bạn tù “ cải tạo “ chí thân , mà mãi đến hôm nay nhân ngày lễ vu quy của con gái, tôi mới thật sự nhìn thấy rõ tấm lòng hy sinh vì con thật xúc động và đáng trân trọng qua lời tâm sự, qua từng lời nói nghẹn ngào, ánh mắt rớm lệ cuả Hậu thật vui mà cũng thật buồn! Thật xa xót!

     Còn đâu hình ảnh bạn tôi , nhớ mới năm nào , tay cầm chai bia giọng nói sang sảng chân tình đầy sức sống, ánh mắt vui nhộn long lanh nhìn từng người bạn trong các buổi tiệc vui gặp nhau mà cả hai vợ chồng lúc nào cũng rất hiểu khách 

     Và rồi những lúc về sau này, đặc biệt hôm nay, ngày vui nhất cuộc đời của con gái, nâng ly rượu “ nước trà “ đậm tình gia đình , bằng hữu chia sẻ cùng anh chị em bạn bè, khuôn mặt tái nhợt gần như đuối sức nhưng vẫn giữ nụ cười tươi !

      Tôi biết rõ căn bệnh nghiệt ngã đang hoành hành bạn tôi dừ dội lắm! Nhưng Hậu vẫn rất mãn nguyện, niềm hạnh phúc và sự yên bề gia thất của con cái là ước nguyện sau cùng và to lớn nhất của bậc làm cha mẹ tuồi xế chiều, Tôi hy vọng từ đây bạn tôi sẽ không còn ưu tư , sẽ luôn được vui vì đã hoàn thành được nhiệm vụ cao cả, mỗi người mỗi số phận nhưng hạnh phúc và sự bình an an của con cái vẫn luôn là lẽ sống lớn nhất đời người …

   Bên cạnh còn có chị Thái , người vợ hiền luôn tận tụy vì chồng vì con, niềm vui và hạnh phúc của con gái hôm nay đã choáng ngợp hồn chị nhưng thỉnh thoảng nhìn lén chồng ái ngại đầy thương cảm , tình yêu nào cũng vô biên , vô tận !

    Cầu xin Trời Phật phù hộ bạn Hậu từ nay cuộc sống chặng cuối đời luôn được thanh thản! cũng cầu mong sức khoẻ chị Thái luôn dồi dào để có sức lo cho Hậu .

14. TÌNH BẠN TÙ !
     Nghe tin bạn đã trong tình trạng yếu lắm! cuộc sống chỉ còn tính ngày và không tiện thăm hỏi vào lúc này. tôi hình dung mà buồn ứa nước mắt ! bạn không còn đủ sức nói chuyện và cũng không muốn gặp ai, vợ con thì đã chuần bị tươm tất mọi thứ, Mạnh ở cạnh nhà vừa gọi Phone cho tôi biết như thế!

     Tôi thật không thể tin được một con người có tình có nghĩa, luôn đặt tình cảm lên trên hết, vui vẻ dù với hoàn cảnh nào.

        Chỉ cách mấy năm trước đây còn rất năng động trong mọi công việc, sao lại sớm đầu hàng số phận !? sao đành bỏ dở đại hội giàn su hằng mỗi năm chào đón bạn bè, mà gia đình ATBĐ Seattle ai cũng thích thú quý mến Hậu ơi ! 

      Riêng cá nhân mình, thằng Phiếu T 3, Chỉ mới biết Hậu về sau này thôi  mà sao gắn bó như anh em một nhà lại cùng tuổi cùng họ Lê, cứ mỗi mùa hè đến đều gọi nhau khoe ớt , trái bầu , trái su v.v

      Bạn vừa giỏi vườn vả rành xây dựng, ông nước bị hư, sàn nhà , vách tường lủng, thay cửa lưới, đóng  giàn giá đựng đồ và con nhiều nữa , kêu một tiếng là có mặt ngay, miệng cười tủm tỉm cật lực giúp đỡ bạn bè, chỉ cần bình trà ngon và gói thuốc lá vừa làm vừa hút thuốc nhâm nhi vừa nói chuyện tếu , ôi ! bao hỉnh ảnh thân thương làm sao quên! 

    Có một lần vào ban đêm đã đi ngủ. Tôi làm vườn bị trặc lưng đau đớn không ngồi dậy được, bạn gọi Phone tôi chỉ than một câu và không thể ngờ rằng, hơn một  tiếng đồng hồ sau nghe tiếng bấm chuông, bà xã mở cứa ra thấy bạn xuất hiện mà không hứa không hẹn, và rồi với ngón nghề “tẫm quất” nghiệp dư , Tôi đã được qua cơn đau, 

      Tôi nghĩ tới đoạn đường Từ Burien nơi bạn ở đến TP đồi núi Puyallup hơn 40 dặm lại toàn đường dốc cao, giữa đêm khuya lái xe mà quá xúc động nhưng vẫn giữ im lặng không nói chi hết , bởi vì hai chữ “ cám ơn “ trong trường hợp này đã trở thành khách sáo, tình cảm này là ruột thịt chứ không còn là bạn bè nữa! bạn nhìn tôi hiểu hết chỉ cười và ra về
    Biết nói sao bây giờ Hậu ơi ! lứa tui mình đã trên thất thập, không ai biết được chuyện gì sẽ xảy dù chỉ một ngày mai , rồi cũng lần lượt ra đi kẻ trước người sau, nhưng vào lúc này có lẽ bạn đang bị căn bệnh ung thư quái ác hành hạ chắc là đau đớn lắm!
    Mong Hậu thanh thản, đởi là vô thường như bạn thường nói, bạn bè ai cũng rất thương qúy bạn, cứ vô tư Hậu nhé !… câu này là của bạn hay nói với bạn bè đó !
Thương Hậu lắm Hậu ơi !

13. Bạn tù “ cải tạo “ chặng cuối đời.
BUỒN NÃO LÒNG !…

    Lê văn Hậu một thời khí khái trong các trại tù cọng sản mà bạn bè ai cũng biết tiếng , không chịu khuất phục, không chịu lao động bất hợp lý ,  vượt biên qua Mỹ  thì trở thành một tay làm vườn cự phách nơi xứ người, chân thành vui tính , luôn nhiệt tình với bạn bè , làm việc tới nơi chơi thì tới bến ! việc chi khó có Hậu là xong ngay, ở đâu có mặt Hậu là vang tiếng cười, bạn bè ai cũng qúy mến .

     Một con người hết sức nặng động vậy đó , mà nay hầu như chỉ còn là bộ xương và đang trong tình trạng  hospice tại nhà ( bác sĩ không còn chửa trị)
     Dù vậy âm điệu giọng nói không chút thay đổi, vẫn rất tĩnh táo hùng hồn. Đợi thuốc an thần hết tác dụng và Hậu không còn trong trạng thái mê mê , từ từ hé mắt ra …
Chị Thái lúc đó mới cúi xuống hỏi
    - Biết ai đến thăm đây không?
 Hậu thều thào
     - Phiếu với chị Dư ( Như )
Nhìn thấy bà xã tôi rớm nước mắt, Hậu nói tiếp.
     - không có vấn đề chi cả ! Don’t worry!…
Hậu lần tay ra bắt tay tôi và đưa tay lên chào kính kiểu quân đội.

ôi ! Khung cảnh buồn đến não lòng! nhưng vẫn đẹp vô ngần ,  hình ảnh người cựu sĩ quan Quân lực VNCH vẫn hiên ngang cho tới giây phút cuối cuộc đời
      Tôi đứng lặng thinh không nói chuyện nhưng vẫn như nghe như được thấy bao hình ảnh, một bạn Hậu liên thoắng rộn ràng niềm vui khi bạn đến chơi, nụ cười tươi không bao giờ tắt, Hậu không bao giờ tính toán hơn thiệt với bạn bè , khi nào cũng OK , vô tư! vô tư !… nhưng từ đây sẽ không bao giờ bạn bè ATBĐ còn được nghe hai từ này nữa Hậu ơi!

    Thú tiêu khiển hoa cảnh điền viên là nguồn vui của hầu hết anh em mình, ngoài vườn nhà Hậu mấy giàn su vẫn xanh um , rồi bầu bí lên mơn mởn, đủ loại hoa trong vườn vẫn khoe sắc rực rỡ tuyệt đẹp! ,chắc hẳn bạn Hậu thích thú lắm! tại sao và nỡ lòng nào dành bỏ lại tất cả Hậu ơi! ngay cả với người vợ thủy chung mấy mươi năm chung bước !?

     Chị Thái cho biết hai tuần trước đây anh chống gậy đi theo sau lưng khi chị tưới nước, rồi luôn miệng  khen chị làm vườn giỏi ! 

      Trước đây mấy năm dù đang bệnh nặng , bạn tôi vẫn không bỏ thói quen ra ngắm vườn mỗi sáng chiều , xuýt xoa đau cả ruột gan mỗi khi tỉa bớt lá phạm làm dứt nhánh su non , có lần tôi đến gặp lúc trời nắng gắt, không biết Hậu kiếm dù ở đâu ra đủ màu sắc như một đàn bướm, Hậu che chắn khắp cả giàn su, Hậu nói xót bụng lẩm! như thương bầy con khi thấy chúng nó héo lá!. Đối với thực vật vô tri giác mà tình cảm còn vậy huống chi con người, gia đình bạn bè !

     Việc Hậu ra đi chỉ còn tính ngày, Chị Thái cho biết ước muốn của anh là lúc tiễn đưa quan tài phải có police đi trước và hai bên quan tài đẹp đường và làm hàng chào, việc này chị Thái cũng đã lo xong, chị vừa kể vừa ứa nước mắt!…

      Thấy khuôn mặt chị Thái hằn nét tiều tụy bơ phờ lộ rõ, tôi chỉ còn biết khuyên chị , Vậy là Hậu không đi đâu xa vẫn quanh quẫn bên chị , không còn được trên thế gian nhưng anh vẫn luôn coi trọng danh dự một thời oanh liệt đã qua không bao giờ mất và bạn bè chiến hữu luôn có anh ở trong lòng …
Ghi lại những cảm xúc ngày lên thăm bạn tù 24-7-2022
Phiếu Như.
T/B Xin thông cảm , tôi không thể đưa hình ảnh Hậu hiện tại để anh chị em và các bạn ATBĐ nhìn thấy lần cuối bởi đau lòng lắm! Tôi cũng Không đủ can đảm chứng kiến, chúng ta chỉ còn biết đồng tâm cầu nguyện cho Hậu ra đi được nhẹ nhàng thanh thản!

 
12. MỪNG QUÁ!
(hình ảnh anh chị Nhuận Hoa và hai bạn Hiệp Ngọc)
Xin chia sẻ cùng các bạn một chuyện vui có thật rất ngắn , có lẽ do tôi đã quá nhớ đến nhập tâm về những kỷ niệm một thời trong qúa khứ.

     Đây chỉ là một giấc mơ nhưng cũng hú hồn hú vía! Tôi phải ghi lại liền kẻo quên và bây giờ là thiếu 10 phút mới được 2 giờ sáng ngày 27-7-2022.
      Chúng tôi một đơn vị Không Quân đông lắm ! đang có mặt ở Biên Hoà nhưng không ai mặc đồ lính đồ bay hết , chỉ là bộ quần áo thường như khi đi trình diện sau 30-4-75.

      Không biết có phải do thứ hai 1-8 tới đây, sẽ có một buổi họp mặt của anh em cựu F5 Seattle gặp nhau ờ nhà nghĩ mát ở trên đồi Everett, dọc theo bờ biển sẽ vui chơi trọn một ngày từ 10AM đến 10PM, để tâm tình ôn lại bao dĩ vãng ! Không biết có phải vì qúa háo hức chờ đợi mà tôi đã nhập tâm nằm mơ !? 

      Một phi đội 6 pilot F5 nhưng không có ai mặc đồ bay, chân lại đi dép do đại uý Lý Đức Nhuận là leader phi tuần trưởng, có nhiệm vụ dẫn 5 wingman bay F5 ra Đà Nẵng trong đó có Nghê minh Hiệp. Tôi chỉ biết một mình Hiệp vì cùng đơn vị Đà Nẵng , Tôi đang chìm vào giấc ngũ sâu mà hồn linh vẫn nhớ Phi đoàn Hồng Tiễn đã tan rã từ 29-3-75, chỉ có Biên Hoả còn đang hoạt động.

      Anh Nhuận trông rất nhanh nhẹn dẫn theo  5 người ra chỗ đậu phi cơ, có thêm Ngọc người Huế là vợ Nghê minh Hiệp chơi rất thân với bà xã tôi ( ở Mỹ ) Ngọc không cho Hiệp đi , vậy là tôi được bay thế .

       Tôi rất lấy làm kích thích hồi hộp, định bụng đáp xuống Đà Nẵng sẽ gọi Phone báo tin cho bà xã biết sau. 6 người “ pilot “ không giống ai cứ đi vòng vòng Trời cũng đã chiều , anh Nhuận và mấy người kia có vẽ tự tin , riêng tôi cứ lo âu , lâu lắm rồi không bay liệu có còn nhớ !? Hơn nữa bay thế dễ tiêu mạng lắm ! Cứ thấp thỏm lo sợ , bay hợp đoàn thì không lo lạc phương hướng,  nhưng khi phải đáp đêm, không còn nhớ vị trí bật đèn “ landing lights ” thì biết làm sao đây, làm sao thấy phi đạo mà đáp đây!. Đang vô cùng bối rối lo lắng thì bừng tĩnh dậy .
MỪNG QUÁ !!!!…
Puyallup 2 giờ 37 phút sáng .
(hình ảnh anh chị Nhuận Hoa và hai bạn Hiệp Ngọc)

 
(Lê văn Hậu người đứng chỉ tay)
11. TIN BUỒN!..
Bạn Lê văn Hậu đã ra đi lúc 7:27 sáng nay 29-7-2022 giờ Washington state, tức 9 giờ 27 tối bên Việt Nam .

     Xin các bạn đồng tâm cầu nguyện cho bạn tôi , một người bạn thân thiết từ lúc chịu đựng bao gian khổ trong ngục tù cọng sản , rồi anh vượt biên qua được miền đất Tự Do Hoa Kỳ , tôi thì được đi điện HO, hai đứa cùng tuổi canh dần cùng họ Lê , nước Mỹ 50 tiểu bang vẫn có duyên được ở gần bên nhau … Ai ngờ hôm nay bạn đã ra đi ! Xin nguyện cầu Hậu ra đi thanh thản,
Vô cùng thương tiếc bạn ơi !


 
10. Tuổi xế chiều tâm sự…
Sáng nay thứ bảy, khu xóm Puyallup tôi đang sống vẫn im ắng , không một bóng người hay chiếc xe nào qua lại dù nắng ban mai rất đẹp và ấm .
     Tôi dạo bộ trước sân nhà mình, nói để tập thể dục thì không đúng lắm, chủ đích là để hít thở giảm bớt bao nỗi buồn, nỗi nhớ!

      Hình ảnh thằng bạn tù từng trãi qua bao gian khổ vinh nhục , mỗi hè đến gọi nhau xum xoe bầu mướp, ớt tui ra hoa rồi!v.v… Một niềm vui chung của thế hệ tuổi già ngã ngựa đang sống xa quê hương, nhưng từ nay đã vắng bóng một người !

     Chiều hôm qua tôi chứng kiến cảnh nhà quàng, người ta đến mang xác đi, rồi đọc lời thư bái biệt của bạn mình viết trước lúc ra đi sao mà buồn thảm ! Đởi quả là vô thường! Nhưng phẩm chất của người sĩ quan quân lực VNCH luôn bất khuất, coi trọng danh dự nghĩa tình lên trên tất cả ! Người ở lại ngậm ngùi tiếc thương ! nhưng người ra đi vẫn bình thản, chỉ không cam lòng ái ngại khi thấy gia đình vợ con , bằng hữu quá lưu luyến vấn vương !

      Nhìn vào bậc thềm nhà mình, nơi này đây, Lê v Hậu thằng bạn vui tính luôn hết lòng vì anh em từ trên Burien cách xa hơn 40 dặm đường đã lái xe chở đồ nghề đến, làm giá gỗ đựng đồ trong garage giúp bác Phiếu ( Hậu thường gọi). Khi vui hát hò bia rượu là Hậu chơi tới bến quên cả đường về, nhưng trong công việc thì không ai theo kịp bạn tôi, nhất là đức tính chịu khó, hết lòng, giúp đỡ bạn bạn bè không bao giờ nề hà .

     Nơi bậc thềm mát rượi này đây hai thằng từng ngồi nghỉ , Hậu chỉ cần bà xã tôi pha một ấm trà ngon thật đậm , bên cạnh là gói thuốc Marlboro của Hậu mang tới, Hậu hay cười tủm tỉm cả bằng mắt , không ăn bao nhiêu mà cứ luôn miệng xuýt xoa khen
    - chị Dư ( Như) nấu món chi cũng hết sẩy !
      có một dạo chỉ là mấy ly chè bắp để quên , Hậu đi làm về ghé giúp tôi sửa cái cửa lưới tới khuya và khi lái xe về đã xuống hết dốc đồi mà còn quay trở lại để lấy cho bằng được, bà xã tôi tinh tế hơn cứ nhắc với tôi hoài chuyện này .
     - Đủ biết anh Hậu thương vợ tới mức nào!
     Trong thời gian đang bệnh, sàn gỗ nhà bếp của tôi bị ung nước hư, biết kêu thơ là bị chém đẹp, nhưng đối với Hậu lúc nào cũng “ ba mươi giây “ Vậy là Hậu kêu tôi lên chở Hậu xuống, tôi thấy ngại , nhưng Hậu cứ tĩnh bơ “ không sao cả , don’t worry!” hai thằng hì hục làm cả ngày, Hậu nhất định không chịu tính công chỉ lấy vừa đúng tiền đố xăng chiếu lệ để tôi khỏi ngại, Con người Hậu là vậy luôn sồng cho người khác .

     Và hiện tại vào lúc này đây , bạn tôi đang nằm yên để nhà Quàng sửa sang dung mạo, còn tôi một mình ngồi ở bậc thềm mà nhớ từng lời nói tiếng cười của thằng bạn đã khuất núi mà mới hôm nào còn liến thoắng dạy tôi cách bắn cây đinh vô gỗ, tôi cứ tưởng chừng Hậu đang ở bên tôi

      Một người vui vẻ tốt bụng, luôn nhiệt tình sốt sắng đối với bạn bè, anh chị em gia đình Ái Tứ Bình Điền ai cũng vô cùng thương yêu quý mến .
       Bạn đã bỏ lại tất ra đi sao đành Hậu ơi !


9. THĂM NHÀ BẠN LÊ V HẬU - 7/8/2020
Người bạn tù ”cải tạo” năm xưa...
   Sáng nay trời âm u tưởng đâu mưa, đã hẹn với bạn trước cả tuần và bà xã cũng thu xếp nghỉ giử cháu một ngày đế cùng đi thăm, chạy xe được nửa đường thì nắng lên mừng qúa ! bạn tôi dù đang bị chứng bệnh nan y, hai tuần phải vô chemo một lần hành hạ đau đớn, nhưng khu vườn của vợ chồng Hậu vẫn đủ loại hoa, rau gì cũng có, bầu bí su su xanh um, đây là niềm vui chặng cuối đời dù bệnh tật, phải nói rằng gần như là đứa con tinh thần không thể thiếu, đến chơi nhà Hậu và Thái là phải ăn uống, vui chơi hát hò, có chi cũng lôi ra mời , một trái mít to bự nhưng chưa chín cũng cắt hai biểu đem về một nửa, cây bí Mỹ mới ra trái bói cũng bỏ vô bao, rồi rau ráng v.v và đã đến nhà Hậu mà không được đi ngắm vườn thì cả chủ và khách đều bức rức như thiểu cái chi chi ! Bởi vậy nhìn thấy nắng lên thật là mừng !

   xe vừa quẹo vô thì cửa garage nhà cũng từ từ kéo lên. Tôi ngạc nhiên hỏi sao đúng lúc vậy ? chị Thái xum xoe,  đừng hỏi nữa! ông ngồi nơi cửa sổ đợi từ sáng! Tôi nhìn dáng dấp bạn hôm nay và cứ so sánh với mấy năm trước khi chưa phát bệnh mà thấy thương qúa! và dù đang không được khoẻ Hậu vẫn ráng sức hát một bài tặng vợ chồng Phiếu Như, chất giọng không lên nổi nhưng chất chứa bao tình cảm thương mến và trong tiếng cười khi nào Hậu cũng nói “ đời, vô tư !” mà tôi lại nghe được cả tiếng thở dài...
Thương vợ chồng Hậu !


8. THÁNG TƯ ĐEN LẠI VỀ - Phieu Le
 
Đã 47 năm đi qua 47 lần gợi nhớ, tháng tư đen năm 1975 ập đến, như một cơn bão lửa nhuộm đỏ cả miền Nam, đốt cháy bao tinh hoa, tình tuý của một nền văn hoá, văn mình nhân bản nhân ái, hủy diệt tận gốc rễ mọi tài năng trong độ tuổi thanh xuân, đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội trên mọi lãnh vực, đặc biệt là nền giáo dục, y tế, văn hoá, tất cả đều bị đảo ngược, những tác giả và tác phẩm để đời đã đi vào hồn người, thấm sâu vảo lòng đất mẹ mà mãi tới hôm nay vẫn còn vang vọng điệu nhạc bolero khắp mọi nơi, khắp cả nước cho dù trước đây không lâu tất cả đã bị tròng vào cổ cái thòng lọng gọi là đồi trụy tàn dư của chế độ “ ngụy” và đã khiến biết bao tài năng thiên phú xuất chúng, bao người dân vô tội đã bị tù đày nghiệt ngã, chết lần mòn tức tưởi trong tăm tối, trong cái thòng lọng xhcn quái gở mất nhân tính kia, và thay vì sám hối người ta vẫn tiếp tục “ tự sướng” reo hò chiến thắng trên sự chết chóc đau khổ tang thương. Những bản tay từng nhuốm máu đồng bào vẫn cứ dương cao cờ đỏ sao vàng mà nay chân đang bước đi trên con đường chủ nghĩa tư bản, thị trường tự do để sống còn. Vậy thì nếu bảo rằng hằng mấy triệu người đã không hy sinh một cách oan uổng cho lý tưởng cọng sản lổi thời, lạc hậu mà các nước trên thể giới ngay cả Liền Sô cũng đã cáo chung thì là gì đây !? các bạn trẻ nên suy gẫm!
 
Nhớ lại thời còn niên thiếu, mỗi buổi trưa tôi thường nghe radIo nói về những câu chuyện bên kia bức mản sắt tôi chỉ hiểu lờ mờ, sau 1975! Bức màn đó đã thật sự được vén lên để cho thấy một miền Bắc tụt hậu, thua kém xa so với Sài Gòn miền Nam vừa bị cái gọi là  “giải phóng” vả tội nghiệp thay cho người dân miễn Bắc từ lâu nay bị tuyên truyền  bịt mắt chắng hề hay biết nên đã vội vã mang từng cái bát tróc sơn, vải lon gạo nhịn nhiều bửa mới có, mấy bộ áo quần vải thô sờn vai vô Nam để tiếp ứng cho người thân bao nhiêu năm bị Mỹ Ngụy kềm kẹp đói rách! đến khi nhận ra sự thật thì như một đàn chuột sa hủ hếp, nhỏ vơ vét theo nhỏ, cấp côi vét theo cấp côi, từng đoàn xe ô tô, gắn máy Honda chở đầy đồ đạc tới tấp trãi  dài đường trường sơn hướng ra Bắc, những bộ mặt rừng rú hớn hở thấy mà dợm mửa ! Mang danh nghĩa quân giải phóng mà đi tới đâu thiên hạ khiếp vía chạy tới đó, tháng tư đen năm 75 cả rừng người trên bộ dưới biển tìm cách vượt tháo, thà chết còn hơn sống với cọng sản, từng đoàn xe tiến vào thảnh phố, những chiếc nón cối xa lạ ngơ ngáo giữa đường phố SG , dân chúng miền Nam buồn bã đứng trông theo ngán ngẫm hụt hẩng như nhìn một đàn thú hoang ... ôi! giải phóng là cởi trói là cứu vớt mà như thế này ư !?

7. TƯỞNG NIỆM!Phieu Le
 
Cứ mỗi 30-4 đến, chúng tôi thường không hẹn mà gặp nhau ở nhà anh Nguyễn Cường Việt cựu trung uý Hải Quân VNCH, là em ruột của trung uý phi công A 37 Nguyễn Mạnh Dũng để đốt những nén nhang tưởng nhớ !
 
Trưa ngày 30-4-1975 sau khi yểm trợ quân bạn , tham dự trận chiến Xuân Lộc , vẫn đơn độc thả những trái bom căm hờn cuối cùng xuống đầu quân thù, rồi anh vể đáp phi trường Bình Thủy Cần Thơ và nghe tin tướng DVM đầu hảng vô điều kiện, anh lại lên phi cờ của mình , tiếp tục cất cánh dù biết rằng lượng xăng còn rất ít, không đủ để bay qua Utapao Thailand. Vậy anh đã bay đi đâu , về vùng Trời nào mà không để lại một dấu vết , một lời từ biệt!?
Thân xác anh đã tự nguyện vùi chôn xuống lòng biển cả, hay cắm sâu vào lòng đất mẹ miền Nam mà 47 năm qua rồi tất bạn bè chiến hữu cuả anh không ai hay biết , toàn dân miền Nam không biết, nhưng luôn ghi nhớ công ơn . đúng là khí tiết người phi công khu trục
Anh hùng tử, khí hùng bất tử!
 
THÁNG TƯ ĐEN LẠI VỀ VỚI BAO GỢI NHỚ!... 
vô cùng thương tiếc một người bạn ! Tr/uý phi công A37 NGUYỄN MẠNH DŨNG Phi Hổ 516.
 
Hồn thiêng sông núi miền Nam vẫn còn mãi ghi nhớ và bạn bè luôn nhắc đến tên anh...Một cánh bay kiên cường bất khuất !
Vào xế trưa ngày 30-4-75 giờ định mệnh an bài, đã đưa xác thân anh cùng con tàu chìm vào biển cả hay nằm sâu trong lòng đất mẹ chẵng ai biết được. Nhưng linh hồn anh mãi sống cùng sông núi, mãi sống trong lòng người dân miền Nam thân yêu và tôi tin chắc rẳng đó là con đường cuối cùng duy nhất của đời trai thời chiến mà anh đã tự chọn để trả nợ non sông, anh chưa đền đáp trọn vẹn cho Đất nước và Tổ Quốc Không gian.
 
Sau khi hoàn tất xuất sắc phi xuất đánh bom ngăn chặn quân cs tiến công vào ven đô Sài Gòn, anh trở về đáp căn cứ Bình Thủy Cần Thơ và nghe tin tướng DVM đầu hàng kêu gọi binh sĩ buông súng, với lượng xăng ít ỏi còn lại anh tiếp tục cất cánh, không để lại một dấu tích, một lời nói từ biệt và đây là phi vụ cuối cùng của người phi công chiến đấu hào hùng bất khuất, anh đã vĩnh viễn ra đi... và đã 45 năm rồi không tìm thấy xác rơi!...
 
Tháng bảy năm 1972 tôi trình diện đơn vị phi đoàn Phi Hồ 516 lừng danh ở Đà Nẵng, toàn những hoa tiêu kỳ cựu gan dạ, các anh còn rất trẻ trung thân thiện dù gần một nửa là những khuôn mặt “ râu ria” đến phát sợ! chỉ thấy anh Nguyễn mạnh Dũng là nhẵn nhụi, ít nói cười hoài, cười cả bằng mắt, có cái răng khểnh rất dễ thương cởi mở, hút thuốc liên tục, không hút cũng cắn điếu thuốc trên môi, thấy tôi cứ đứng lớ ngớ mặt non choẹt như học trò đang chờ trả bài, trung úy Dũng đã tới bắt chuyện trước với thẳng em, tôi xưng hô cấp bậc, anh chỉ tay vào vai tôi “ tớ với cậu cho thân mật! ai cũng có bông mai hết “ cái giọng Bắc nhừa nhựa đi đôi với nụ cười kéo theo đuôi mắt đã hớp hồn tôi ngay. rồi anh nhìn vô bảng tên trên ngực áo tôi và nhẹ giọng như chỉ muốn một mình tôi nghe “ Phiếu! trưa tui chở đi ăn cơm”. vậy là hai anh em thân nhau từ đó, anh lớn hơn tôi chừng vài tuồi càng về sau tôi càng nhận ra, bên trong mấy cái túi áo bay đầy huy hiệu nổi tiếng hào hoa phong nhã, nhưng thực tế ít anh nào còn đủ tiền lương tiêu tới cuối tháng, đã vậy còn thích xài sang ghiền đánh bài, cà phê phải có người đẹp và gắn máy lạnh chẵng thà hết tiền thì ăn cơm tay cầm (gặm bánh mì) v.v anh Dũng cũng không ngoại lệ có khi còn tệ hơn. Một kỷ niệm nhớ suốt đời với tôi và anh Dũng, hôm đó Trời đã chiều anh đến phòng tôi mặt thiểu não, nẳn nì nhờ tôi đi cầm chiểc máy ảnh Yasica đắt tiền mua bên Mỹ lúc du học ( tôi có tật ghiền bài nên rành lắm) tưởng có gì quan trọng tôi hơi lo, thì ra anh ghiền ăn thịt cầy, anh hí hửng dẫn tôi đi ra tiệm giới thiệu đủ món mà tôi đâu có “ hảo” thứ nầy, lẩn đầu tiên nếm mùi hơi nhợn, nhưng cũng phải tỏ ra hí hửng kẻo anh mất vui !
 
ôi! Thật đáng yêu Đời phi công nhất là chiến đấu mang tiếng hào hoa bay bướm và bao phen làm khiểp vía quân thù với những đường bay ném bom lả lướt chính xác! mà lại nghèo mạt rệp, chúng tôi hầu hết chỉ giàu tình yêu Quê hương, sẵn sàng xã thân hy sinh dù bạc tiền ai cũng nghèo lắm, vẫn luôn tươi cười, đặc biệt là niên trưởng Nguyễn mạnh Dũng của tôi, anh hăng say chiến đấu, có mặt trên bầu Trời chiến trường cổ thành Quãng Trị hầu như mỗi ngày... chỉ trong vòng hơn ba tháng được ở bên anh Dũng và cùng các anh, vừa đánh vừa học hỏi kinh nghiệm từ chiến trường, tôi đã chứng kiến ba niên trưởng đã ra đi không trở về, có anh đã hy sinh mà như vẫn còn để lại nụ cười tươi đang nở trên môi, đại uý Trịnh Đức Tự trước đó không tới 15 phút SQ trực vô gọi đi bay, anh hí hửng vừa đi vừa bỏ tiền mới thắng “ bài” vô túi áo bay, và rồi chỉ 15 phút sau HQCC (hành quân chiển cuộc) thông báo, máy bay anh đã rơi trên chiến trường Quế Sơn, không nhảy dù kịp..đúng một tuần lễ sau đến lược đại uý Cao minh Rạng, Diêm Vương gọi hồn trong một phi vụ không hành, luân phiên đi phép vô SG bằng A37, Lúc trở về anh nghiên cánh liệng sát sông Long An chào từ giã người yêu và chử “ tình “ đã kéo luôn thân xác anh cùng con tàu xuống vực sâu...
 
Đến giữa tháng 10 cùng năm, tôi được đề nghị chuyển tiếp xuyên huấn F5 ở Biên Hòa theo yêu cầu phát triễn KQ, không còn được ở cùng các anh Phi Hổ và nghe đâu về sau này tôi đọc một bài viết của Bùi huy Sơn K4/69 KQ được biết tr/u Nguyễn mạnh Dũng đã từng một lần phi cơ A37 của anh bị SA 7bắn hạ , anh đã kịp nhảy dù và được TQLC cứu thoát, trong lúc phục quân nổ lực tái chiếm cổ thành Quãng Trị
Sau biến cố oan nghiệt 19 75, tôi bị kẹt lại tại Đà Nẵng và đi tù 7 năm bị đưa ra Bắc một thời gian, cuối 93 thì được qua Mỹ diện HO, phải mất nhiều năm tìm kiểm, cuối cùng biểt tin anh đã mất đúng ngày cuối cùng 30-4 Sài Gòn rơi vào tay cọng sản.
Từ lúc biết tin anh không còn nữa...sau này, cứ đến ngày 30-4 chúng tôi một số thân hữu không hẹn vẫn đến gặp nhau cùng gia đình là em ruột của anh Dũng, một cựu tr/u HQ Nguyễn cường Việt ở Seattle để thắp nén nhang tưởng nhớ! đặc biệt Trời đã ban cho là hai anh em giống nhau như khuôn đúc từ phong cách, tính nết giọng nói, tiếng cười. Chuyện trò với Việt, chúng tôi cãm thấy anh Dũng như đang bên cạnh, cũng an ủi và vơi bớt phần nào sự mất mát nhớ thương...
Lê Phiếu Hồng Tiễn 538.
*****
Tháng Tư lại đến lòng tê tái
Phi bào cánh sắt chẳng phôi phai
Một thời chinh chiến xưa ngang dọc
Tổ Quốc ghi lòng đau xót thay!
Ánh mắt anh cười hình năm cũ
Như mơ trong xa thẵm cuộc đời
Thoáng thấy hồn anh trong đáy rượu
Rượu tình chiến hữu đẹp thiên thu!
🌹🌹🌹💖 ( thơ cảm tác của đọc giả)
Hương Lê

6. NIỆM THÁNG TƯ - Phieu Le
 
 

Tôi có người anh không chết trận
Tự xóa tên mình cuối tháng Tư
Sử sách lưu danh còn chi nữa
Cờ lau khát vọng đất Hoa Lư
Tôi có người cha giương súng lệnh
Chào lá Quốc Kỳ trước khi đi
Chỉa thẳng đầu mình viên đạn chót
Chết theo thành – Bia chẳng cần ghi
Tôi có người mẹ nhìn quanh mãi
Nhà mình còn chi đáng giá không
Trước cái tủ thờ bà cúi lạy
Tổ tiên tha thứ buổi gạo đong
Tôi có người chị từ dạo ấy
Bán tà áo cưới đi thăm nuôi
Thất thân giữa dậm trường Nam-Bắc
Lòng men sông Hát giải oan thôi
Tôi có đứa em ra đầu chợ
Chờ miếng cơm thừa bên quán ăn
Tay mời vé số cầu người trúng
Vĩa hè chiếu rách khóc Thiên Đàng
Tôi có người yêu đêm từ tạ
Khuya em lên tàu đi vượt biên
Máu trinh loang xuống vùng biển Thái
Trả giá Tự Do rồi hóa Điên
Tôi có thằng bạn đi trót lọt
Quay về kháng chiến giữa rừng hoang
Hoài bảo quê hương cao chất ngất
Tử hình- Tù ngục chẳng gian nan
Tôi có mình tôi rất ngậm ngùi
Bốn mươi bảy lần đếm tháng Tư rơi
Chén đắng sao ai mời uống mãi
Bên dòng bi sử dật dờ trôi.
PXT
 
5. NGÀY NÀY CUẢ 47 NĂM VỀ TRƯỚC 
Phieu Le (Lê Phiếu Hồng Tiễn 538)
29-3-1975 Đà Nẵng thất thủ …

    Đến khoảng 2 giờ khuya thì tiếng đạn pháo thưa dần,tôi thấy anh em F-5 lần lược cất cánh từng chiếc một..tiếng gầm rú của động cơ phản lực vang dội cả một vùng, át cả tiếng đạn pháo kích . Tiếu bạn tôi đã may mắn bay chiếc  F-5D cất cánh từ hồi chiều, chở theo một đ/u kỷ thuật, cùng bay hợp đoản với Tiếu còn có Trần lưu Úy, sau này vượt ngục và bị bắn chết. Cũng trong đêm đó, một A37 crashed trên phi đạo,đ/u Đỗ Thạnh tử thương tại chổ . Ngay sau khi chiếc F-5 cuối cùng rời phi đạo, tôi lái xe tới khu trực alert pad , chạy thẳng vô ụ đậu, tôi còn nhớ số phi cơ 273. Tr/u Thành trưởng toán phi đạo, từ trong chổ tối sau bức màn chống pháo kích, lớn tiếng giọng bắc kỳ năm-tư “Ai?” Nhận ra tôi anh dịu giọng “tất cả bay hết rồi..chỉ còn mình Hồng-Tiễn..mau lên! Tôi đi kêu tụi nó nổ máy,VC sắp pháo nữa đó”. Tôi nhìn con tàu, rồi quay lưng nhìn bà xã với cái bụng bầu ngồi yên lặng như pho tượng trên chiếc xe jeep giữa đêm khuya thanh vắng.. Thường ngày vợ tôi rất ủy mị, tôi nhớ lúc tiễn tôi vô biên hòa học F-5E đã oà khóc như một đứa trẻ,đến nổi tôi phải xin tr/tá Anh trở ra.Nhưng vào lúc này đây, biết tôi đi sẽ không bao giờ trở về.. nàng lại hối thúc “đi!…đi anh !..anh ơi !”. và tôi cứ tưởng bà xã tôi yếu đuối lắm, nhưng không… nàng đã chuẩn bị sẳn cho đứa con trong bụng một cái tên dù trai hay gái khi sanh ra  “Lê anh Phiếu”  nếu lúc đó tôi cất cánh…(bà xả tôi đã tâm sự khi bồng con lên trại tù ở trên núi thăm tôi lần đầu). Và tôi đã lắc đầu..Thấy vậy , Thành xẳng giọng và dùng từ cấp bậc đối với tôi “ thôi được , vậy thì trung úy về nhà đi..”
    Tôi thẩn thờ như người mất hồn, thấy phòng trực alert pad, đèn vẫn còn sáng. Tôi dừng xe bước vào..máy lạnh vẫn chạy đều, mấy ly cà phê đang uống dở,nước đá còn chưa tan..khoảng nửa giờ trước đây ,anh em còn đang sinh hoạt, bây giờ đã ở một thế giới khác..thế giới của tự do, còn tôi thì sắp đối mặt với kẻ thù khát máu…Đang miên man, bổng nghe có tiếng động nhỏ, một bóng người ngồi yên lặng trong góc tối ,đầu cúi gầm, mặt quay vô tường, tôi bước lại gần nhìn kỷ mới   nhận ra đại tá Thái Bá Đệ, không biết đại tá lúc đó đang nghỉ gì mà hai bờ vai rung lên từng hồi.. tôi chưa kịp hỏi và ông không quay lại mà vẫn biết là tôi “người nhà đâu rồi, sao không đi.. !?” tôi không trả lời, chỉ đứng yên đưa  tay chào mà  nước mắt muốn rơi!....Một hình ảnh đại tá Đệ ( đã mất) vui tươi bên cạnh tr/tá Lê Xuân Lan ( hiện đang ở Pháp) vừa đi vừa briefing, như đôi chim gìa dặn hướng về chiếc F-5D cách đây chỉ mới hai tuần… đâu mất rồi!. Hôm đó, tôi hân hạnh được bay wingman với hai xếp lớn và không ngờ rằng, đó cũng là phi vụ cuối cùng trong cuộc đời bay bỗng của mình. Và lần gặp hôm nay, trong tình huống bi thương này cũng là lần cuối với vị đại tá mà tôi hằng kính mến!.
( trích hồi ký những khúc quanh đen tối )
 
 
4. BÚT KÝ HỌP MẶT
 Sau đúng ba năm lận đận với cô vi , 8 anh em F5 Seattle hôm qua mới được gặp lại nhau ở Beach Island Everret. Chỉ  ngần ấy thời gian xa cách mà sức khỏe của ai cũng bị xuống cấp nhìn lạ hẵn, thấy thương quá!

   Chúng tôi như nắng hạn gặp mưa rào, ngồi nhìn biển trời lồng lộng , tha hồ mà thả “bom “ miệng.  Anh Lý Đức Nhuận còn có tên gọi thân thương là Lý Tư, say sưa kể lại những trận đánh ác liệt ngày xưa , anh em từng bị hỏa tiễn Sam SA7 rượt đuổi v.v. Bao ánh mắt long lên, vẫn bừng bừng khí thế trong thân thể không còn được khỏe nhanh nhẹn và đang đủ thứ bệnh tật,  dáng vẽ hào hùng năm xưa xen lẫn nét già nua thấp thoáng bóng ngã chiều tà của cuộc đời trong hiện tại. Tôi ngổi lắng nghe với bao ngậm ngùi xúc cảm !

     Từng ngang dọc một thời trên bầu trời là thế! Vậy mà niên trường Lý Tư đưa chiếc xuống chèo tay đến ai cũng lắc đầu nín thở,
     Hồng Tiễn Mai v Minh một thời “ nghênh cản” nay thì đứng cười ruồi chửa thẹn
   - Sợ lắm ! tối về đầu óc cứ bồng bềnh chóng mặt không chịu nỗi !

    Thần ưng Lê Kim Anh có nick name là Anh Trâu, người đã từng bị bắn lủng thân tàu, chiếc phản lực A 37 phải đáp khẩn cấp trên xa lộ Nha Trang vẫn sống nhăn cho tới giờ nhưng nay đã chống gậy nên đành chịu thua ngồi nhìn.
   Chỉ có tôi Lê Phiếu và Lưu Chính đánh liều, vừa run vừa Nam mô A di Đà Phật khi rời bến ra khơi để biểu diễn cho anh chị em coi ! ôi ! Phi công một thời tung hoành đi mây về gió, chỉ có mấy bà xã cho tới giờ là vẫn còn mê! 

   Tôi ở tận vùng đồi Puyallup xa hơn 2 tiếng lái xe nên phải về trước sợ tối không thấy đường, anh chị gia chủ Nhuận Hoa tiễn chân Phiếu Như ra chỗ đậu xe, Lộc lấy xuống chiếc nón kỷ niệm Hội Ngộ đang đội để tặng “nóng” cho niên trưởng tình cảm qúy quá !. Em gái út Trang linh hồn kết nối của F5 Seattle group lúc nào cũng tươi cười như đoá hoa thì nói vọng theo.
 - Ráng giữ gìn sức khỏe để còn gặp nữa nha anh Phiếu chị Như !

   Vâng ! vui nhiều lắm! và Thật xúc động!
    Chỉ có vợ chồng tôi là Huế “ rặc” trong nhóm và mấy chị hôm nay không biết sao hát hay qúa ! nên bạn Dinh ông xã cuả em Trang còn nợ tụi này bản nhạc “ Thương về miền Trung “ như đã hứa sẽ hát tặng nhưng không còn thời gian …
 

 
fb Phieu Le 

    Cuộc chiến kết thúc đã 47 năm và rồi bao đổi thay! Thân phận người lính chiến của cả hai miền được bao nhiêu người còn và bao nhiêu đã mất? Chúng ta có cảm nhận gì về hiện tình đất nước hôm nay và những oan khiên tức tưởi của người lính miền Nam !? 

     Dù đang trong chiến tranh miền Nam vẫn phồn vinh, vẫn giữ nét chân phương nhân ái, nhân văn , nhân bản .

      Dù cho bên thắng cuộc đã gán ép từ “ ngụy” một cách chua chát cay đắng, nhưng rõ ràng các sĩ quan của quân lực miền Nam vẫn là thành phần ưu tú , những tinh hoa của đất nước, Cố tình bôi nhọ vùi dập hành hạ bằng mỹ từ “ cải tạo” để che mắt là cả một sự sai lầm ngu muội đáng tiếc! 

     Điều đang nói và không thể tha thứ là sự hệ lụy mà bao cha mẹ già, những đứa con thơ dại , tình cảm đôi lứa tuổi thanh Xuân vẫn đã trở thành những nạn nhân đau thương nghiệt ngã, sau khi đã ngưng tiếng súng, Nam Bắc đã thống nhất sum họp !

     Cám ơn một người anh em bên kia chiến tuyến, đã thấu hiểu đồng cảm và chia sẻ những đoạn comments thật xúc động! đã an ủi chặng cuối đời một thân phận một nạn nhân sau cuộc chiến khi đọc bài viết nhân ngày lễ cha của tôi.

    Một cái siết tay muộn màng nhưng thật ý nghĩa và ấm lòng đối với riêng tôi, xin được chia sẻ cùng các bạn.

TRẦN HỒNG PHONG đã viết
Đọc đi, đọc lại câu chuyện của anh viết về ôn thân sinh ra anh, không biết vì răng mà cổ họng cứ như nghẹn lại, hàng chữ trên điện thoại lúc nhoè đi, lúc lại rõ ra. Hình ảnh người cha ẵm đứa trẻ sơ sinh đi từ nhà hộ sinh ở cửa Đông Ba về xóm thựơng thành gần ngã ba đường Nhật lệ, rồi cảnh hai cha con ngồi bên cái bếp lụp xụp, người cha nhẹ nhàng phủi từng hạt cơm dính trên lát khoai khô để cho cậu con trai được ăn những hạt cơm quý giá còn mình thì ăn những lát khoai vừa cứng, vừa lạt lẽo mà ánh mắt người cha nhìn con trai mình vừa trìu mến, vừa hạnh phúc...răng mà nó giống như một đoạn phim quay chậm về cái tình cảm bao la của ôn đối với anh, anh Phiếu ơi.... Đoạn phim đó vẫn được tiếp diễn và được đẩy lên cao trào ở cái khúc cuối, khúc mà ôn lìa đời trên tay vẫn còn bồng đứa cháu nội và đôi mắt nhìn về xa xăm như muốn ngóng trông đứa con trai cưng của mình được một phép màu nào đó trở về để ôn được nhìn thấy mặt một lần cuối trước khi đi về cõi vĩnh hằng... Phép màu đã không xẩy ra, người con trai đã không có mặt và ôn ra đi trong nuối tiếc, ngậm ngùi...Đau xót quá phải không anh? Tự nhiên trong đầu em bất chợt vọng lên câu thơ mà em nhớ mình đã được học từ lúc nhỏ:
"Ai làm cho vợ xa chồng
Cho con xa mẹ, cho lòng ta đau.."

Hai câu thơ ấy viết ra để kể về tội ác của thực dân Pháp đối với đồng bào ta, tại sao đến những giờ phút này, nó lại ứng nghiệm vào trường hợp của anh và người gây ra, tất nhiên không phải là thực dân Pháp....

Thôi anh Phiếu ơi! Dù chi đi nữa thì mọi chuyện cũng đã qua hơn 46năm rồi, thời gian trôi qua nhưng tất nhiên là nỗi đau còn đó song dù có muốn níu kéo quay lại thì cũng không thể nào làm được. Mong anh cố gắng vui lên để tiếp tục sống hạnh phúc với chị Như và các cháu.Chắc chắn ở bên kia thế giới, ôn đã hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của anh khi đó, và hẳn ôn sẽ rất vui khi thấy vợ chồng anh và các cháu quây quần và hạnh phúc bên nhau.. Mong anh được an yên với cuộc sống của ngày hôm nay. Cho em cúi đầu dâng lên bác một nén hương để gọi là tấm chân tình của một người con nước Việt đối với vong linh của bác. Vui lên anh nhé.

PHIEU LE
Trần Hồng Phong xúc động qúa nghĩa đệ ơi ! đúng là em đã viết cảm xúc của mình vào trái tim tôi! Ý nghĩa đoạn đường kết thúc một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, cám ơn em người bên kia chiến tuyến đã thấu hiểu và thương cảm hoàn cảnh cha con tôi, một cái siết tay đầy tính nhân văn!

TRẦN HỒNG PHONG
Phieu Le Em viết bằng tất cả cảm xúc thực sự của em khi đọc bài viết của anh. Nó xảy ra trong em ra răng thì em viết vậy anh nờ .

PHIEU LE
Trần Hồng Phong Tràn đầy ước vọng, chặng đường còn lại, anh em mình cũng nhìn về một hướng, những nét đẹp chung nhất là tâm hồn, không có sai, có đúng mà là nhận thức hiểu biết!

TRẦN HỒNG PHONG
Phieu Le Dạ!Em hiểu. Cuộc đời em khi mô em cũng nghĩ, đã sinh ra làm con người thì cái trước hết là phải tôn trọng sự thật, đặc biệt là sự thật của lịch sử. Tuyệt đối không được bóp méo nó. Những kẻ nào có dã tâm bóp méo sự thật của lịch sử chính là những kẻ có tội với ông bà tổ tiên con hồng cháu lạc, của truyền thống ngàn năm dựng nước và giữ nước của người Việt Nam chúng ta. Em nghĩ như rứa có đúng không anh?

PHIEU LE
Trần Hồng Phong cám ơn Đất Trời ! Cám ơn em đã cho tôi một niềm vui an ủi lớn lao chặng cuối đời!

HOÀI NIỆM FATHER’S DAY!

   khi các con tôi chào đời thì ba tôi đã không còn nữa trên thế gian! chỉ duy nhất đứa cháu gái nội đầu sanh ra lúc tôi đang “ cải tạo” trên núi và được ông Nội một mực yêu thương, vẫn còn được ẵm  trên đôi tay khi ông nội trút hơi thở cuối cùng lúc chỉ mới 7 tháng tuổi, ánh mắt ngây ngô mở to nhìn ông nội chết!..

    Nghe kể, tôi chào đời ở nhà thương nhỏ Thành Nội Huế, lúc bấy giờ ba tôi 45 tuổi và chính hai bàn tay ông đã ẵm tôi đi bộ từ cửa đông ba về tới nhà, mẹ tôi theo sau. Từ đó cho tới lúc 19 tuổi vô lính, thằng bé chưa bao giờ được hưởng một ngọn roi nào, ngay cả một lời doạ nạt từ nơi ba để nhớ đời cũng không có dù rằng tôi đã bao phen làm buồn lòng ba... Mẹ tôi bán nón dạo suốt ngày ngoài chợ Đông Ba, anh tôi vào làm việc tận trong nam, hai chị đi lấy chồng, tôi là út ôi ! thằng bé chỉ biết ăn và đi học cách nhiều năm tuổi với anh chị. Ba vừa làm thợ mộc trong nhà vừa lục đục nấu cơm, vậy mà tôi còn chê ngon chê dở, còn khó chịu bực mình mỗi lần nồi cơm trắng cứ thả khoai khô trộn chung, ông Trời ơi! ngày đó tôi đâu biết là ăn “ độn” ba thì cứ ngậm thinh mà phủi phủi từng hạt cơm rớt xuống chén cơm của tôi và lũm từng lát khoai dằn bụng, trong xó bếp chỉ có hai cha con...

    Thế rồi tôi vừa đủ trí khôn, vừa ham mây trời, vừa yêu Tổ Quốc, nhất là tận mắt chứng kiến cảnh đào tìm xác người bị vc chôn sống ở làng Sam Quê nội.

     Thì đậu tú tài xong là tôi bỏ trường bỏ lớp tình nguyện gia nhập KQ. Biết không thể ngăn cản mẹ tôi thì khóc ba trầm ngâm, rồi cả ba và mẹ cùng lên tàu lửa tiễn  chân tôi tới Đà Nẵng ...

     Mùa thu 1974 tổ chức đám cưới cho tôi với cô bé hàng xóm, nâng ly chúc mừng ba tôi mới nhận ra anh xui gia lính biệt kích, xưa kia cũng đã từng ở cùng đơn vị buổi tiệc càng thêm vui!.. Ngày rước dâu có cả biệt đội F-5 lừng danh từ Đà Nẵng đi trực thăng chinook ra tham dự, Lúc bay trở về trực thăng còn lượn vòng sát mái nhà, vẫy chào tạm biệt đôi vợ chồng mới cưới Phiếu Như ...

     Tôi vui lây với niềm vui sung sướng hãnh diện choáng ngợp hồn già 69 tuổi ánh lên trong đôi mắt của ba tôi... Nào ai ngờ chưa đến 10 tháng sau, cả miền nam sụp đỗ, gia đình tôi cũng tan tác theo, bao đau thương mất mát...

      Mồng 2 tết xuân bính thìn 1976, một ông gìa 71 tuổi còn rất cường tráng dù thiếu ăn, thiếu mặt, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng lên núi thăm thằng con út phi công đang “ cải tạo” và rồi chỉ mấy ngày sau gục đầu chết tức tưởi trong khi trên tay còn ẵm đứa cháu nội đầu lòng 7 tháng tuổi...thời gian tiếp nối vẫn tiếp nối ...

     Đã 47 năm qua rồi mà nổi đau vẫn còn nung mủ như hôm xưa, hiện tại con đã xấp xỉ tuổi của ba ngày đó, vẫn cảm nhận được giây phút cuối cùng ba đã nghĩ gì trước khi nhắm mắt lìa bỏ thế gian, tại sao mất cả ngày đường và thức dậy lúc 3 giờ sáng chuẩn bị để đi thăm con, đến khi được nhìn thấy mặt con chỉ không tới 5 phút ba đã đòi về ngay và rồi mấy ngày sau thì lại ra đi vĩnh viễn,

    Tại sao bảy năm trời gian khổ của kiếp tù đày và lâu hơn nữa con vẫn chịu được mà ba lại không chịu đựng nổi khi nhìn thấy con... ba có biết không ? đây là nổi sợ hãi khủng khiểp nhất và luôn ám ảnh con trong những ngày tù tội là khi nghĩ tới người thân không chịu nổi những gì mình chịu đựng được!...

    Phải chăng nước mắt luôn chảy xuống mà từ ngàn xưa hay nói là ở điểm này, cũng như hiện tại tôi đang nghĩ về các con của tôi dù chúng nó đã khôn lớn !?
Phieu Le

 

Niềm tự hào của tôi.
     Cuộc đời thật oái oăm ! cười mà nước mắt chảy dài, chuyện không thể tưởng lại đã xãy ra… Ai ngờ điểm mốc sau cùng của một thời tung mây lướt gió, từng vượt bức tường âm thanh lại là giây phút này đây. Chính tay ba vợ tôi đã trang bị cho chàng rể quý, cựu trung uý phi công lái phản lực F5 một chiếc ba lô vải khoát vai , bình đông nước bằng nhôm có dây xích , chiếc áo xanh bạc màu để lên núi “ cải tạo”.  Trời ơi ! Tôi nào biết ba vợ đã trao lại hết “sự nghiệp “ đớn đau của ông cho tôi , hành trang đầy đủ của lính bộ đội Bắc Việt thứ thiệt và tôi vẫn cứ hồn nhiên, trong lúc các bạn tù cựu sỉ quan Quân Đội VNCH bộ binh tác chiến chung số phận thì quá rành cứ nhìn tôi lạ lẫm !
 
      Ba vợ tôi dáng người mãnh khảnh  , ăn nói từ tốn của một con người mô phạm, nhưng khi hoà đồng với tuổi trẻ thì là một tay chơi cự phách, lôi cuốn bởi đức tính thẳng thắn ăn nói có duyên, đối với bậc trưởng thượng thì một mực giữ khuôn phép, cẩn thận từng lời ăn tiếng nói nên luôn được nể trọng.
 
       Ông là lính biệt kích dù, tình nguyện vào quân đội từ lúc mới 16 tuổi, suốt cuộc đời binh nghiệp thường xuyên mặc đồ bộ đội nón cối trà trộn vào hàng ngũ việt cọng , chỉ khi về phép mới hiên ngang sáng chói trong bộ rằn ri ,  ông luôn coi trọng danh dự nghĩa tình trên cả mạng sống của mình ! Hình ảnh người cha thân yêu bị thủ tiêu và em trai đã bị tử trận từ những năm đầu của cuộc chiến luôn hiện hữu ở trong tim người ba vợ của tôi.

      Gặp thằng con rễ đầu đời là phi công tác chiến như tôi thì qúa hợp “ gu”. Ba vợ lớn hơn tôi 20 tuổi , về hưu năm 74 với cấp bậc thượng sĩ nhất, dày dạn kinh nghiệm chiến trường sương gió, nhưng trông hiền khô, duy chỉ cặp mắt là sáng quắc đầy nghị lực, nụ cười lúc nào cũng tươi vui khi nhìn tôi giọng ôn tồn “ ba nói Phiếu nghe!” chứ ít khi xưng con nhưng lại thương tôi không bút mực kể xiết, nhất là suốt thời gian 7 năm tôi héo hắt trên trại tù “ cải tạo “!

    Cả xóm Thượng Thành , nhất là lớp trẻ ai cũng quý mến kính nể ba vợ tôi, do tác phong đạo đức thương giúp người sa cơ, ngày tôi được tha về ông mừng lính quýnh . Hai cha con cùng làm chung tổ hợp chổi đót, từng sóng đôi đi bộ leo núi Nam Đông để bứt đót, giữa đêm khuya ngồi với nhau trong chiếc lều vải , trầm ngâm bên ly rượu đế không mồi, ngoài trời gió rít vi vu!

    Ba vợ tôi sống rất “ đời “ coi trọng tình nghĩa là hàng đầu , ở nơi ông phải nói là tiêu biểu hai con người cổ kim hoà điệu, ông nghiêm khắc với con cái nhưng lại rất mực yêu thương và tâm lý, tôi vô cùng ngưỡng mộ và thích thú, nói chuyện với ông thật thoải mái, có khi như là đôi bạn thắm tình chiến hữu.

      Thật ra ba vợ chỉ ngang tuổi với ông anh đầu của tôi nếu còn sống , bời vậy có những trớ trêu mà ông đã phải chịu đựng và ứng xử rất nhân văn, ba mẹ tôi do lớn tuổi còn thủ cựu , chuyện tình duyên của tôi và bà xã có thời gian suốt hai năm liền không một lần gặp mặt dù hai nhà chỉ cách nhau một con hẻm. chuyện tuổi tác không hạp căn mạng , ba mẹ tôi trở nên quyết liệt hơn do quá thương, sợ con trai chết sau lần chiếc A 37 của tôi bị lâm nạn phải nhảy dù.

      Nhớ mãi ngày hôm đó, ông vẫn cho hai đứa đi chợ Xép, ngồi ăn chung một mâm cơm cuối cùng ở nhà trên để từ giã, cánh cửa ngăn chia nhà bếp được đóng kín. 

       Nhưng ngay sau khi tôi ra về, ông biểu con gái mang hết tất cả thư từ, bất cứ đồ vật gì liên quan tới tôi, cả hai cha con đứng trong bếp đọc hết từng lá thư tình tôi gởi một lần cuối, đọc xong tờ nào là đốt tờ đó và hứa trước mặt ông, từ nay phải quên không được ai nhắc tới tên tôi.

     Nhưng rồi chính ông cũng đã khóc khi hai cha con ôm lấy an ủi cho nhau!
      Ba vợ đã Vĩnh viễn từ giã cỏi Trần đến nay là đúng 30 năm…


(Thiếu tá Mai Tiến Đạt, người đứng ở giữa)
Trưởng phòng hành quân
Phi đoàn Hồng Tiễn 538

Niên trưởng 27 tuổi, hơn tôi chỉ 5 tuổi nhưng trông bệ vệ từng trãi, một phần do hàm râu đen nhánh rậm rạp, giọng Bắc như chuông kêu , đặc biệt luôn tươi cười dễ dãi dù rất nghiêm khắc trong công việc, chơi ra chơi làm ra làm , mỗi lần thuyết trình về đề tài “ nghênh cản” hay phát biểu trước anh em hoa tiêu trong các buổi họp hàng tuần, Tôi đã học hỏi được nhiều điều nơi thiếu tá, giọng nói của niên trưởng nghe sắc bén nhưng thật gần gũi dễ qúy mến !

Đêm Noel 1974 . lúc bấy giờ tôi mới vừa lập gia đình được mấy tháng, không còn lông bông như trước nữa .Đã gần 11 giờ đêm hai vợ chồng đang ngủ trong khu cư xá Trần v Thọ thì nghe tiếng đập cửa, rồi chính đích thân thiếu tá Đạt đi trên chiếc pick-up thằng Thọ văn thư lái tới, niên trưởng xin với bà xã tôi cho mượn tạm Lê Phiếu vài tiếng đồng hồ, đêm Noel anh em đang vui không thể thiếu . Đến hơn 2 giờ sáng cũng chính thiếu tá mang tôi trả lại trong tình trạng say mèm không còn biết gì nữa , lúc nằm ngữa mặt trong xe tôi cứ tưởng mình đang bay trên các nhánh cây. Thường khi tôi không hảo bia rượu chỉ thích đánh bài, nhưng hôm đó cái hủ rượu nếp than đặc biệt của thiếu tá Đào v Lập mang đến , chỉ thấy ngọt ngon rất dễ uống lại được khích tướng , vậy là chú nhóc cao hứng cạn ly liên tiếp không ngờ rượu say ngầm , báo hai người vợ trẻ chưa từng biết cái thế giới của đàn ông phải dùng hai bàn tay nỏn nà bụm vốc từng vốc những thứ tôi đã ăn đã uống bị ói ra hết ! bài học chịu đựng đầu đời tình nghĩa vợ chồng!

Các phi vụ ứng trực hành quân “ nghênh cản” do bốn phi đội thay phiên đảm trách , thỉnh thoảng thiếu tá Đạt chỉ bay để duy trì khả năng, và mỗi lần bản phi lệnh xếp tôi bay số 2 với niên trưởng là tôi teo cả “ chim”. đêm trước đó phải ngủ sớm để lấy sức, ông bay không những bạo mà còn rất hot , lần nào cũng vậy vừa line up là nhấn hết ga rồi mới buông thắng , bánh xe rời phi đạo là ông thầy kềm mũi phi cơ không cho ngóc đầu để chớp nhoáng tăng tốc rồi bất ngờ kéo dựng đứng lên một góc 90 độ đối với mặt đất, lẽ dĩ nhiên số 2 cất cánh sau phải bám theo sát nút , rồi trong vòng một phút hai phi cơ đã join up ở độ cao 20 ngàn bộ và chuyển qua tầng số Panama để rada interceptor dưới đất điều khiển tập dợt thường ở cao độ cố định 10 ngàn bộ,

Cũng do lối cất cánh “ quái chiêu “ này mà có một lần, Panama tách phi tuần hai chiếc F5 ra hai hướng để Panama tập dợt hướng dẫn intercept đánh xáp lá cà , trong lúc tôi quên vẫn giử cao độ 20 ngàn bộ, còn ông thầy thì đã xuống 10 ngàn bộ nên khi đã vào điểm cận tiến mà cả hai vẫn không nhìn thấy được nhau, ông thầy la hoảng lên! tôi lúc đó mới nhận ra nguyên do nhưng không dám lên tiếng , nhanh chóng thả brake speed bay vòng tròn xuống cao độ thật nhanh để ngang với ông thầy trong thời gian Panama tưởng bị hố tập round khác .

Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và khí thế hừng hực ! Vậy mà ông thầy của tôi đã phải kết thúc đời mình trên bầu trời xứ lạ, chết mà không được đất mẹ Việt Nam ấp ủ hình hài ! Chiều 30 tháng tư đen năm 1975 , sau khi thả trái bom cuối cùng xuống quân thù , thiếu tá Mai tiến Đạt di tản qua Thailand, nhưng máy bay đã không còn đủ xăng để đến được phi trường Utapao.
ôi bao đau đớn !…
Lê Phiếu Hồng Tiễn 538.

 
 
 
**************************************************
 
Số Thứ Tự:
32. NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN!
31. Trại tù “ cải tạo” - ÁI TỬ BÌNH ĐIỀN .
30. BAO NGẬM NGÙI!
29. MỘT THOÁNG HỒI ỨC !
28. BA THẰNG KHOÁ 4/69 KQ …
27. ÔNG TRỜI CÓ MẮT .
26. THÁNG TƯ ĐEN LẠI VỀ.
25. Nỗi buồn tháng tư!…
24. NGÀY MẤT HUẾ 26-3-1975
23. VÙNG TRỜI NĂM XƯA .
22. TẤM LÒNG NGƯỜI MIỀN NAM.
21. Huynh đệ chí binh - NGHĨA TÌNH KHÔNG QUÂN !
20. QUÁ ĐAU LÒNG! NƯỚC MỸ HÔM NAY … 
19. NHỚ CẬU KHUÊ
18. TÌNH QUÂN VÀ DÂN MIỀN NAM NHƯ CÁ VỚI NƯỚC!
17. Anh NGUYỄN VẰN HẠP !
16. DÌ TRANG & CU TÚT - Những ân tình trong đời…
15. Ánh mắt của người cha !
14. TÌNH BẠN TÙ !
13. Bạn tù “ cải tạo “ chặng cuối đời. BUỒN NÃO LÒNG !…
12. MỪNG QUÁ!  
11. TIN BUỒN!..
10. Tuổi xế chiều tâm sự…
9. THĂM NHÀ BẠN LÊ V HẬU - 7/8/2020
8. NIỆM THÁNG TƯ  - Phieu Le
7. TƯỞNG NIỆM!… Phieu Le
6. THÁNG TƯ ĐEN LẠI VỀ - Phieu Le
5. Ngày Này của 47 Năm Về Trước - Phieu Le (Lê Phiếu Hồng Tiễn 538)
4. BÚT KÝ HỌP MẶT
3. TỰ SỰ TUỒI 72 … fb Phieu Le
2. BA VỢ, NGƯỜI CHIẾN SĨ BKD - fb Phieu Le
1. TƯỞNG NHỚ Thiếu tá MAI TIẾN ĐẠT - Lê Phiếu Hồng Tiễn 538 (fb Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa)

 

No comments: