Sunday, July 13, 2014

• CỠI NGỌN SẤM - Ride the Thunder - Richard Botkin

Richard Botkin
Chương 6
Các trinh sát của Ripley

Trận chiến tiếp tục mãnh liệt từ xế trưa đến tận chiều tối, vẫn là cận chiến và tàn bạo, thường là bằng lưỡi lê và trong tầm ném lựu đạn. Phi pháo yểm trợ cho TQLC Hoa Kỳ rất có hiệu quả và chận đứng được phần lớn quân Bắc Việt từ phía xa và làm nhụt nhuệ khí của bọn chúng tuy không hoàn toàn đánh tan được âm mưu của họ muốn tái chiếm các trang thiết bị bỏ rơi lại.



Lực lượng TQLC được tăng viện cho các Tiểu đội thuộc các Trung đội 1 và 2 mang theo đầy đủ đạn dược để sử dụng. Các trực thăng chỉ tản thương những thương binh nặng. Phần còn lại, hầu như tất cả mọi người đều ở lại chiến đấu.

Trong khi đó, Đại đội India tăng viện cho Lima vẫn tiếp tục hành quân vào trận địa ròng rã suốt ngày. Vào khoảng 5giờ rưỡi hay sau đó một chút thì một Trung đội thuộc India đã bắt liên lạc được với tuyến phòng thủ của Lima. Thật là một điều vui mừng cho tất cả các chiến sĩ Lima khi biết rằng đoàn "kỵ mã," mặc dù muộn màng nhưng rốt cuộc đã vào được trận chiến. Tất cả các TQLC Lima reo hò "Chúa ban phước cho India!"

Đại úy Ripley nghĩ rằng vị trí Đại đội anh đã được tăng cường và tái bố trí lại đầy đủ. Do đó, họ đủ sức để giữ lại toàn bộ các quân dụng của quân Bắc Việt không bị mất trở lại vì Đại đội anh đã trả một giá quá đắt cho mảnh rừng địa ngục tắm quá nhiều máu của đồng đội. Tuy nhiên anh vô cùng sửng sốt khi Thượng sĩ Mack, Trung đội trưởng của Đại đội India mới bắt được liên lạc, truyền lệnh của cấp trên là phải bỏ mục tiêu và lợi dụng bóng đêm rút về chỗ ngã ba đường mòn mà Trung đội 3 đang án binh bất động.


Đại úy Ripley tái cả mặt. Cho dù nếu Đại đội anh không phải trả cái giá cao như vậy để chiếm toàn bộ trang thiết bị của quân Bắc Việt, vị "đích thân" của Lima 6 không hề nghĩ đến chuyện phải bỏ hết chiến lợi phẩm để rồi lại phải tái chiếm trở lại lần nữa. Tuy nhiên, giả sử toàn bộ Đại đội Lima còn sức khỏe tối đa, hay đây không phải là một tình huống chiến thuật, hoặc giả đi mướn một công ty chuyển vận nào đó có đăng quảng cáo trên báo, Đại úy Ripley có lẽ sẽ cần cả một đội vận tải hoặc toàn bộ phương tiện chuyển vận của quân đoàn mới chở hết chiến lợi phẩm nổi.

Trên thực tế có lẽ không có phương cách hay điều nào trong sách quân sự hướng dẫn làm thế nào để ngưng chiến được. Cuộc chiến tự nó giảm dần cường độ khi bóng đêm phủ xuống vì cả hai phía đều kiệt sức về thể chất, tinh thần cũng như cạn hết thiết bị.

Trước khi tháo lui khỏi vị trí lúc này nhuộm đầy máu của chiến sĩ Đại đội Lima và bộ đội Bắc Việt, Đại úy Ripley và "Hoàng tử" Henry, cũng bị thương giống như xếp của mình, phối hợp gọi hỏa lực yểm trợ còn dữ dội hơn trước nhằm xóa trắng khu vực họ sắp rời bỏ. Tâm lý của những tay TQLC giống như những đứa trẻ ngoan cố và ích kỷ, nếu họ không giữ được vị trí thì đừng hòng quân Bắc Việt xớ rớ tới. Chẳng bao lâu các phi tuần không yểm thả xuống những trái bom "snakes" (Snake-Eye là những trái bom chứa hơn 500 cân Anh chất nổ cực mạnh) và "nape" (tức Napalm, một hóa chất dẻo có thể đốt cháy tất cả mọi thứ khi nó chạm vào). Hỏa lực pháo binh thì rót xuống hàng loạt đạn pháo cực mạnh. Đến khi cuộc không tập hoàn tất thì các đồ tiếp liệu chẳng còn lại thứ gì mà bộ đội Bắc Việt có thể sử dụng được nữa.

Trong khi giữ trật tự hàng quân để bảo đảm nắm vững được tất cả TQLC, Đại úy Ripley hỏi Thượng sĩ Đại đội để kiểm tra lại về tình hình quân số. Duyệt qua bản phân công bi thảm bị cắt xén của Đại đội Lima, với cách nói rặt theo kiểu TQLC, Thượng sĩ Đại đội báo cáo lại với anh một cách vắn tắt về kết quả khủng khiếp trong ngày: "Thưa xếp, chỉ còn 15 con là không bị chết hay bị thương trong ngày hôm nay... Đó là kể cả xếp nữa đấy." Với quân số còn lại như vậy, Đại đội Lima đồng loạt rút ra khỏi trận địa hướng về phía con đường mòn.

Bóng dáng Lưỡi Hái Tử Thần
Cái mệnh lệnh hùng hồn, tuy không hợp pháp lắm theo quân kỷ của Đại úy Ripley cho thuộc hạ là "Dù có bị thương, không bao giờ được chuyển taovề hậu cứ!" đã được tuân hành một cách tuyệt đối. Đoạn điện đàm sai lạc "xếp gục rồi, xếp gục rồi!" của một tay truyền tin đại đội đã được loan truyền ngược về bản doanh Sư đoàn G-3, nơi theo dõi mọi cuộc trao đổi, và chắc chắn nó cũng bị phía truyền tin Bắc Việt nghe lén được.

Một nhân viên truyền tin vô danh của Sư đoàn biết Đại úy John Ripley có người anh tên là George Ripley hiện đang làm Thiếu tá, sĩ quan hành quân của Sư đoàn 3 TQLC, đơn vị chủ quản của 3/3. Do đó anh ta đã ghi lại đoạn tin này trên một trong các loại mẫu giấy đưa tin chính thức của chính phủ Hoa Kỳ, loại có ba mầu đệm giấy cạc-bon ở giữa. Thiếu tá George Ripley nhận được bản sao màu vàng chép cái tin bán chính thức và chưa kiểm chứng là: "Đại đội trưởng L 3/3 đã bị trọng thương. Vẫn còn thở..." Thiếu tá George Ripley chính là người đã trái lệnh thân phụ, cho đứa em mình mượn cuốn "Tiếng thét xung trận" của Leon Uris từ thuở nào. Chính sự kiện đó đã ghi sâu đậm vào tâm hồn non trẻ của đứa bé và đưa đẩy nó vào một cuộc sống có vẻ như sắp đến hồi cáo chung lần này. Lòng nặng trĩu vì hối hận chen lẫn bực tức, Thiếu tá George Ripley vò nhầu mảnh giấy vàng và bỏ vào túi.

Khi tin Đại úy Ripley bị thương, mặc dù chưa kiểm chứng được truyền ra thì cái thủ tục hết sức vô lý và bất di bất dịch là phải báo cho thân nhân biết ngay đã được khởi động lập tức. Vì còn ở ngoài mặt trận nên Đại úy Ripley không có cách nào để ngăn chận cái thủ tục đó được.

Trận đánh ngày 2 tháng Ba kết thúc đã lâu, để thay bằng  nhiều cuộc đụng độ lẻ tẻ khác trong những ngày kế tiếp nhưng viên sĩ quan có nhiệm vụ báo tin dữ đã thông báo cho Moline, vợ của John Ripley rồi. Lúc đó Đại úy Ripley vẫn còn tả xung hữu đột ngoài trận địa chỉ huy binh lính nên không biết là vợ mình cùng gia đình đã được tin mình bị thương mà chẳng làm gì được.

Với tâm trạng khắc khoải chờ đợi tin dữ, Moline Ripley luôn chú ý đến các tin tức tường thuật có liên quan đến Việt Nam. Nàng có thể đang ở một phòng khác chăm sóc cho cậu bé Stephen hay đang lo việc nhà nhưng đôi tai lúc nào cũng lắng nghe những chữ như "TQLC" hay "thương vong" hoặc "Quân đoàn I..." Nếu không có tin gì, không có cuộc hành quân nào liên quan đến TQLC có nghĩa là tin vui.

Vào buổi chiều tối ngày 3 tháng Ba, 1967, Moline vừa đọc xong mẩu tin về đề nghị ba điểm của Thượng nghị sĩ Robert Kennedy nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch của ông bao gồm việc ngưng dội bom Bắc Việt, rút quân đội Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH về phía Nam, và thay thế bởi một lực lượng quốc tế trung lập. Ý tốt của ông TNS chắc hẳn không tác động gì đến cả hai phía hiện còn đang mải mê đụng độ quyết tử tại Vùng I Chiến Thuật.



Cũng có nhiều tin tức liên quan đến phong trào phản chiến đang lan nhanh trong môi trường Đại học. Mới hai tuần trước đó, một cuộc biểu tình lớn đã xảy ra trong trường Đại học Wisconsin. Các sinh viên phản đối sự hiện diện của đại diện hãng Dow Chemical tại trường. Dow Chemical chính là hãng đã sản xuất loại bom napalm mà Đại úy Ripley và "hoàng tử" Henry mới chỉ vài tiếng đồng hồ trước đó đã điều khiển tài tình ném vào trận địa cứu các TQLC của Đại đội Lima và tiêu diệt kẻ thù. Họ đến trường đại học nhằm thu phục các nhà khoa học gia trẻ tuổi trong tương lai. Các cuộc biểu tình đã gây chú ý cho dư luận toàn quốc. Khi các cuộc biểu tình tàn lụi thì nhóm sinh viên, ngoại trừ những tay tổ chức, ai nấy trở về cuộc sống sinh viên trụy lạc muôn thuở của họ. Đối với các TQLC được sống sót nhờ tài nghệ khoa học của các kỹ sư hãng Dow thì cuộc sống và cái chết là tất cả những gì làm họ bận tâm nhất.

Moline và người chị dâu Maureen lớn hơn vài tuổi rất thân và qua lại thường xuyên với nhau. Chồng của Maureenlà Thiếu tá George Ripley, người đầu tiên trong gia đình nhận được cái tin dữ. Hai bà vợ sống trong cùng một tòachung cư tại Alexandria, Virginia trong khi các đấng phu quân đã tòng quân ra mặt trận. Họ thậm chí có thể gọi nhau ơi ới từ căn này qua căn kia. George và Maureen có ba đứa con gái đều lớn hơn Stephen cho nên hai bà mẹ có thể nhờ vả lẫn nhau những lúc cần thiết.

Cửa sổ căn bếp của Maureen nhìn ra khu đậu xe chính mà khách viếng khu vực chung cư bắt buộc phải đậu xe tại đó. Maureen là người đầu tiên phát hiện ra chiếc xe của viên sĩ quan đại diện TQLC Hoa Kỳ. Chẳng thà tay sĩ quan này là bộ xương tử thần cưỡi ngựa còn hơn. Vì Maureen và Moline là hai người vợ lính duy nhất trong khu vực này thành thử trừ phi tay TQLC bị lạc, sự kiện này đã làm hỏng ngay lập tức buổi sáng của nàng. Maureen nghĩ rằng hoặc là chồng mình hay người em rể đã ra đi.

Maureen Ripley vội vã bồng ngay đứa con gái út, hai đứa kia thì còn trong trường học. Nàng chạy ra đón viên Đại úy TQLC trẻ tuổi ngay khi anh này mới đậu xong chiếc xe. Nhận ra từ xa nỗi sợ hãi cùng cực trong ánh mắt của người phụ nữ khi nàng đến gần, anh Đại úy nói ngay một tích tắc trước khi Maureen mở lời thành thử cả hai dường như cùng nói một lúc.

"Xin bà làm ơn cho biết gia đình Ripley ở đâu?"

"Đại úy muốn tìm Ripley nào?"

Khi Maureen hiểu ra là John chứ không phải George thì nàng có một thoáng biết ơn là chồng vẫn chưa sao cả. Sự mừng rỡ lập tức bị thay thế bởi niềm hối hận của người thoát nạn và nỗi buồn và cảm thông đối với Moline và cả bé Stephen nữa. "Để tôi dắt anh gặp vợ của Đại úy John Ripley..."

Maureen Ripley dẫn viên Đại úy đến căn chung cư của em dâu mình. Trong lúc đi, mặc dù cố gắng lễ độ và giữ thái độ hết sức chuyên nghiệp, tay sĩ quan không thể nào bắt chuyện thân mật với người phụ nữ được. Và đoạn đường dài tưởng chừng như vô tận. Khi họ đến trước cửa phòng Moline, anh Đại úy gõ nhẹ một cách lịch sự lên cánh cửa. Maureen thì đứng nép phía sau.

Moline Ripley trả lời ngay vì nàng không trông đợi ai sáng hôm đó và bà chị dâu thì chẳng bao giờ gõ cửa cả. Nhưng khi mở cửa ra thì thái độ của nàng chuyển nhanh như chớp, từ nụ cười tự nhiên thành nỗi kinh hoàng, sợ hãi và buồn bã cùng cực. Mặc dù chưa quen lắm với công tác này nhưng anh Đại úy trẻ đã trải qua nhiều kinh nghiệm với những phản ứng khác nhau  khi anh hiện diện trong tình huống như thế. Chẳng có lần nào tốt đẹp cả, chỉ có lần này đỡ tồi tệ hơn lần khác mà thôi. Chẳng thà anh đối diện với quân thù như Đại úy Ripley còn hơn là phải làm các công việc sĩ quan đưa tin. Nhưng nhiệm vụ thì phải thi hành thôi.

Moline kêu lên, nói lớn: "Trời ơi, không...?" Gắng gượng giữ bình tĩnh và giữ một thái độ chững chạc, nàng kiếm lời mời viên Đại úy vào. Trong giây phút hoảng hốt, Moline quên cả người chị dâu và đóng sầm cửa lại.

Nhiệm vụ sĩ quan liên lạc báo tin thương vong hết sức kỳ dị và khủng khiếp. Trong những trường hợp liên quan đến TQLC bị tử trận không bao giờ có kết quả tốt đẹp hay niềm vui nào cả. Tuy nhiên đối với gia đình của các sĩ quan hay hạ sĩ quan TQLC chuyên nghiệp thì họ gần như mừng rỡ khi biết tin người thân "chỉ" bị thương mà thôi.

Khi viên sĩ quan liên lạc đã trấn an Moline rằng chồng nàng vẫn chưa mệnh hệ nào và có lẽ sẽ hồi phục, không khí chung thay đổi hẳn. Moline cảm ơn anh ta rối rít và ghi nhận lòng tốt bụng và tính chuyên nghiệp của anh. Moline được an ủi là chồng không bị nguy hiểm đến tính mạng. Ít nhất là chưa, trong lúc này.

Thủ tục báo cho người thân nhất, tức người vợ nếu người lính đã có gia đình hay cha mẹ khi người này còn độc thân thường mang tính cách trực tiếp cá nhân hơn là khi báo cho những người không phải là trực hệ. Trong trường hợp của Đại úy John Ripley thì cha mẹ anh nhận được bức điện tín vô hồn vô xúc đặc trưng vào thời kỳ đó. Cho đến năm 1967 điện tín được sử dụng càng lúc càng ít đi vì điện thoại viễn liên đã được phổ biến nhiều hơn, ngoại trừ thói quen liên lạc kỳ lạ của một cơ quan chính phủ nào đó có nhu cầu báo tin cho gia đình biết về cái chết của một người thân ngoài chiến trường.

Trong cái tỉnh lẻ Radford nằm về hướng Tây Nam, ông bà Bud và Verna được mọi người biết đến là cả ba người con của họ đang chiến đấu tại Việt Nam trong cùng một thời điểm. Dân chúng trong các tỉnh nhỏ toàn cõi nước Mỹ vào năm 1967 đều có quan niệm là người phát tín viên hãng Western Union, tuy trông vô hại trong bộ đồng phục kỳ cục nhưng chính là "lưỡi hái tử thần" trong thời kỳ chiến tranh đang lan rộng ra. Ngoại trừ trường hợp có ai đó gởi điện tín báo tin sanh con  một tình huống đáng tiền để gọi điện thoại đường dài  còn lúc này thì không có ai trong đại gia tộc của ông bà Ripley đang mang thai, do đó bất cứ điện tín nào cũng không thể là tin vui được.

Khi bức điện tín đến và trước khi nó được trao cho người nhận, ngay cả cũng chưa ai biết nội dung ra sao, thì tin ông bà Ripley có điện tín lan đi cấp kỳ khắp tỉnh Radford, lan nhanh đến nỗi có một số lớn người cho rằng đã biết tin dữ rồi, ngay cả khi ông bà Ripley chưa nhận được nó.

Bà Verna Ripley đã nhìn thấy nhân viên Western Union từ xa trước khi ông ta đến cửa nhà. Cho là chỉ có tin dữ mà thôi, bà chạy ngay về hướng khác khóc la thảm thiết, làm như chẳng thà không biết chính xác thì có thể chối bỏ được thực tại. Ông chồng Bud buộc phải ở lại để nhận cái tin còn khá mông lung nhưng nhờ Trời, điều chắc chắn là người con út vẫn còn sống.

Tin Đại úy John Ripley thật ra vẫn còn sống và còn đủ sức chỉ huy đơn vị là một liều thuốc bổ cho  vợ trẻ xinh đẹp. Moline Ripley cố gắng tiếp nhận cái tin đó và bám víu vào hy vọng là chồng vẫn còn an toàn có lẽ là cách duy nhất để nàng chấp nhận cái thực tế là không có thêm chi tiết nào khác về tình trạng của chồng. Mà nếu biết thêm thì chắc sẽ làm Moline càng lo lắng hơn nữa. Thôi thì ít nhất là chồng vẫn còn sống sót. Điều này an ủi và khiến nàng tiếp tục tập trung vào việc chăm sóc thằng con cưng Stephen, một điều hoàn toàn trong tầm kiểm soát của nàng.

Tuy nhiên tình trạng Đại úy Ripley không hẳn là đã an toàn. Mặc dù anh không muốn người thân phải lo âu nhưng thực tế là các hoạt động tại Vùng I Chiến Thuật không bao giờ chấm dứt và không hề lắng dịu trở lại.

24 tiếng đồng hồ trôi qua sau trận đánh và khi kiểm điểm quân số còn lại thì cả hai Trung đội trưởng của Ripley đã cùng bị tử thương và tất cả các Tiểu đội trưởng của cả hai Trung đội 1 và 2 đều đã bị tử trận hoặc trọng thương. Thật là một điều oái oăm là cuộc đụng độ đã được phát động và chấm dứt bởi cái Tiểu đội có người đã phát hiện ra bộ chỉ huy của Trung đoàn Bắc Việt vào khoảng 12 tiếng đồng hồ trước đó.

Sau rốt thì Đại úy Ripley cùng với một ít quân số còn sống sót cộng thêm quân tiếp viện trong ngày đã bắt tay lại được với Trung đội 3 đang trấn giữ chỗ ngã ba con đường mòn. Cùng với đám hỗn tạp TQLC của Đại đội Lima là số lớn chiến sĩ của Đại đội India và một ít chiến sĩ của Tiểu đoàn.

Vừa đánh xong một trận quan trọng, bị thiệt hại và bổ sung thêm một số lớn binh sĩ nhưng các TQLC không hề được nghỉ ngơi. Đây không phải là một trận bóng chày thể thao. Thời gian không hề đừng lại mặc dù Đai đội Lima đã gần cạn nhân lực. Họ là TQLC Hoa Kỳ và nơi đây, tại Vùng I Chiến Thuật, cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn.

Khi các đơn vị rời rạc đã kết hợp lại được với nhau trước khi đêm xuống thì các biện pháp chiến thuật thông lệ được thiết lập trở lại. Các chiến sĩ được lệnh sẵn sàng ứng chiến 50%, cứ mỗi hầm phòng thủ với hai người thì một người được ngủ trong khi người kia canh gác. Mỗi Trung đội phải cử ra một toán cảnh vệ hay phục binh để phòng thủ trung tâm hành quân. Mặc dù đã kiệt sức nhưng Đại úy Ripley vẫn dùng điện đàm điều động mọi người cùng với viên truyền tin. Hạ sĩ Hobbs được phái đi cùng với Tiểu đội anh đến một địa điểm do Đại đội trưởng chỉ định. Họ chọn một vị trí phục kích thuận lợi nhất để phòng ngừa nếu quân Bắc Việt có muốn tấn công, chúng bắtbuộc phải đi qua địa điểm đó. Quả nhiên Hạ sĩ Hobbs và thuộc hạ của anh chẳng cần phải chờ đợi lâu lắc gì mấy.

Một cuộc tàn sát không hơn không kém đã xảy ra. Có lẽ bộ đội Bắc Việt nghĩ rằng quân Mỹ sẽ án binh bất động vì cho rằng kẻ thù đã bị tổn thất nặng nề gấp nhiều lần họ và cũng kiệt sức như họ. Cường độ hỏa lực xé nát bóng đêm. Vị trí phục kích khá xa nhưng cũng đủ gần để toàn bộ Đại đội nghe kẻ thù kêu thét lên, giống như đang van xin: "Chiêu hồi! Chiêu hồi!" TQLC trả lời: "Chiêu hồi cái con mẹ mày... Chiêu hồi là cái quái gì?..."

Về sau này họ mới biết là toán lính Bắc Việt bị trúng phục kích của Hạ sĩ Hobbs đã có ý định muốn đầu hàng. Họ nói "chiêu hồi" ám chỉ là muốn buông súng mà thôi. Tuy nhiên đêm hôm đó TQLC đã không tha một ai. Cho dù họ có hiểu ý định của toán lính Bắc Việt nhưng trải qua nỗi kinh hoàng của trận đánh trước đó, không thể biết liệu họ có chịu bắt tù binh hay không?

Các cuộc giao tranh vào ngày 3 tháng Ba cũng chẳng khác ngày hôm trước bao nhiêu. Ngày 4, 5 và 6 cũng vậy. Đại đội Lima vẫn trấn giữ trận địa, tả xung hữu đột từ địa điểm này qua vị trí khác và đụng độ mỗi ngày. Sự nhận xét của Machete Eddie khá chí lý, John Ripley dường như là cái nam châm thu hút mọi hoạt động vào anh. Đại đội Lima đã phải nằm lại tuyến đầu cho đến hết tháng Ba. Chuck Goggin vẫn chỉ huy Trung đội 1 và được Đại úy Ripley phong lên cấp bậc Trung sĩ mặc dù anh không có thẩm quyền để làm chuyện đó. Tướng Ryan vài ngày sau đó đã thị sát mặt trận và thăng cấp chính thức cho Goggin.

Mỗi một ngày đều giống như ngày hôm trước, và ngày trước đó. Toán TQLC chỉ biết là Chủ nhật đã đến vì đó là ngày mà nhân viên thường vụ phát thuốc ngừa sốt rét. Các cuộc giao tranh và đụng độ với kẻ thù liên tục không ngừng nghỉ. Hàng ngày, binh lính bị tử trận và thương vong cũng không giảm.

Cuộc hành quân liên quan đến Lima 3/3 vào đầu tháng 3 năm 1967 không phải là duy nhất trong Vùng I Chiến Thuật. Tại các vùng còn lại của Quân đoàn I và khắp miền Nam Việt Nam, trong tuần đầu của tháng 3, quân đội Hoa Kỳ đã chịu các sự thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay. Tổng cộng có 1.617 quân Mỹ đã bị thiệt mạng, bị thương hay mất tích.

Cho dù bị đánh tơi bời và kiệt sức lực nhưng các binh sĩ TQLC còn lại rất tin tưởng vào khả năng của các cấp chỉ huy họ. Các TQLC Lima còn sống sót rất đáng được tự hào. Trong mỗi cuộc đụng độ họ đều bị thiệt hại nhưng vẫn luôn luôn chiến thắng kẻ thù.

Vào khoảng hai tuần sau trận giao tranh đầu tiên ngày 2 tháng Ba thì một chiến sĩ Đại đội Lima nhận được trong thư tín của mình một mảnh tin cắt ra từ báo Boston Globe hay một tờ báo nào đó vùng Đông Hoa Kỳ mô tả về thành tích của toán quân mệnh danh là "Các Trinh Sát của Ripley."

Điều lạ lùng đã xảy ra là trong cái ngày tưởng chừng như vô tận đó, trong một lần tiếp tế và tản thương cho vị trí của Đại đội Lima đã chiếm lĩnh được và đang phòng thủ trong ngày 2 tháng Ba, một nhóm thông tin báo chí đã được người ta chở đến để quan sát cái "tổ ong vò vẽ" mà Lima đã đụng phải. Trong lúc Đại úy Ripley và mỗi một TQLC còn bận chiến đấu thì các toán quay phim và ghi âm đã tùy tiện quay các vị trí của Đại đội Lima, làm như là họ đứng ngoài và không can dự vào cuộc chiến đang diễn ra chung quanh. Đối với các TQLC đang thi hành nhiệm vụ thì chuyện này rất bực mình và làm xao nhãng tinh thần họ. Một nhóm phóng viên với thái độ bàng quan trướccác sự việc đang xảy ra chung quanh còn quay cảnh một toán TQLC khiêng thương binh trên tấm poncho dùng làm cáng ra trực thăng tản thương đang chờ ngoài bãi đáp. Một loạt bích kích pháo nổ rền làm các TQLC nhào xuống núp và đánh rớt đồng đội xuống đất. Nhóm quay phim lập tức chụp được cảnh này. Cha mẹ của người thương binh đã xem được cảnh bi đát của con mình như vậy trong bản tin chiến sự buổi chiều tại Hoa Kỳ. Điều này đã tạo cho họ một nỗi buồn sâu đậm không ngơi.

Từ lâu, trước khi sự việc này xảy ra, cảm tình của các TQLC đang lâm trận đối với giới truyền thông chẳng khá gì hơn tình cảm của họ đối với quân Bắc Việt chút nào. Khi trận đánh tiến triển và tăng dần cường độ, chính các phóng viên báo chí cũng bị lâm vào tình thế hiểm nghèo. Phản xạ bảo toàn tính mạng đã làm cho một anh ký giả chạy bổ về phía một chiếc trực thăng CH-46 đang sắp sửa bay lên với cái bửng đã bắt đầu rời khỏi mặt đất. Anh chàng này chạy thục mạng với tốc độ ngang với lực sĩ Jesse Owens và ném đồ nghề vào trong trực thăng. Chúng rơi đè lên cả một số thương binh TQLC đang được tản thương. Sau đó thì hắn cố trèo lên cái bửng đang đóng lại phía sau của chiếc Chinook. Các TQLC chứng kiến được cảnh hèn nhát này hầu hết ngán ngẩm và nổi giận. Một người của Đại đội Lima còn có ý định muốn cho hắn một phát đạn cho rồi.

Trong nhóm phóng viên thoát ra được và viết tường thuật lại thì ít ra cũng có một người rất ngưỡng mộ sự can trường và lòng quyết tâm của các chiến sĩ Đại đội Lima. Khi kể lại những gì mà anh đã chứng kiến và học hỏi từ các TQLC lúc đụng độ với kẻ thù, anh đã mệnh danh nhóm kiêu hùng này là "Các Trinh Sát của Ripley." Họ đã chiến đấu anh dũng với quân số bị thu hẹp lại dần theo từng giờ đồng hồ.

Không rõ quân Bắc Việt có đọc tờ Boston Globe hay không, nhưng chuyện này cũng chẳng mấy quan trọng. Họ đổ vào trận chiến những đơn vị tinh nhuệ nhất càng lúc càng nhiều để quần thảo với các TQLC Hoa Kỳ khắp Vùng I Chiến Thuật. Các cuộc đụng độ đã xảy ra liên tục với cường độ tăng dần đối với các đơn vị Hoa Kỳ từ cuối tháng Hai 1967 trở đi là một thực tế mà ít người ở nhà có thể thấu hiểu nổi.

Đối với bất cứ đơn vị quân đội nào khác mà bị đóng quân tại Cà Lũ thì được mô tả là một nhiệm vụ khó khăn cùng cực. Nhưng so với trận tuyến mà Đại đội Lima vừa mới trải qua bốn tuần lễ trước đó, so với các trận giao tranh rùng rợn mà họ phải đối mặt hàng ngày với các đơn vị Bắc Việt tại vùng đất nhỏ bé phía Bắc Vùng I Chiến Thuật thì sự trở về Cà Lũ  bản doanh của Đại đội, một bản doanh kiên cố như Thành Apache giữa vùng hoang dã  lại là một điều tương đương với chuyện được lên thiên đàng nếu không bị sát hại vào đầu tháng Tư năm1967.

Nằm trên một vị trí chiến lược dọc theo quốc lộ 9 bên cạnh giòng sông Thạch Hãn, Cà Lũ là một tiền đồn kiên cố do TQLC Hoa Kỳ trấn giữ nằm về hướng Tây trước khi đến Khe Sanh và chỉ cách biên giới Lào vào khoảng hai mươi cây số.

Nhằm giúp cho Đại đội Lima được tạm nghỉ ngơi dưỡng quân, một Đại đội khác được trực thăng vận xuống phòng thủ vòng đai căn cứ Cà Lũ. Khi người lính cuối cùng của Đại đội Lima đã vào được trong căn cứ vào khoảng 5 giờ rưỡi chiều, các TQLC được chiêu đãi theo đúng điệu của Binh chủng TQLC Hoa Kỳ. Thịt bít-tết được mang ra ăn thả giàn và bia rẻ tiền như từ trên trời rơi xuống cho mọi người. Lúc này họ trông giống nhưvừa tham gia vào một cuộc thử nghiệm điên khùng hàng loạt về sự mất ngủ, sự căng thẳng và thiếu thốn nhiều hơn là các chiến sĩ đã dày dạn chiến trường. Cho đến 10 giờ đêm khi một số lớn bụng đã no nê vì ăn quá nhiều thịt steak và uống say mèm bia thì lệnh trên báo xuống là một Tiểu đoàn của Sư đoàn 9 đang đụng độ lớn. Cần tăng viện gấp. Nửa tiếng đồng hồ sau, các "Trinh Sát của Ripley" đã sắp sẵn và lên đường hành quân. Họ đã trở lại trận địa... một cách nhiệt tình... thêm một lần nữa.

------------------------------

"Ride the Thunder"
Cuốn sách nói về cuộc đời của Trung Tá Lê Bá Bình, TĐT/TĐ 3 Sói Biển của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa. TĐ3 TQLC nổi danh trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 tại mặt trận Đông Hà và Quảng Trị.

Nhân vật chính thứ hai trong truyện là Đại úy John Ripley, cố vấn TĐ3/TQLC, người hùng Hoa Kỳ đã phá sập cây cầu Đông Hà với sự yểm trợ của TĐ3/TQLC, chận được bước tiến của chiến xa Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam.

Chủ đề của cuốn sách nói về hai nhân vật Mỹ và Việt, từ hai đầu của địa cầu cùng gặp nhau tại đất nước Việt Nam trong lý tưởng chiến đấu chống chủ nghĩa Cộng sản. Ho đã chia sẻ vinh quang chiến thắng quân thù, cũng như niềm bi hận khi miền Nam rơi vào tay kẻ thù.

Viên cố vấn người Mỹ về nước bị dư luận Hoa Kỳ khinh miệt còn vị Trung tá TQLC lê Bá Bình phải chịu đựng ngục tù Cộng sản trong 12 năm trời ròng rã và bị chia ly với gia đình. Trong tù, ông vẫn luôn giữ được danh dự và lòng tự trọng của một sĩ quan QLVNCH.

Sau cùng Trung tá Lê Bá Bình cùng gia đình đã được định cư sang Mỹ và quân đội Hoa Kỳ đã tưởng thưởng ông Huy Chương Silver Star là một huy chương cao quý nhất mà quân đội Hoa Kỳ có thể trao tặng cho một quân nhân thuộc quân đội các quốc gia đồng minh.

Gặp lại nhau sau hơn 30 xa cách, cả hai cùng ngửng mặt tự hào đã sống cuộc đời hào hùng vì đất nước, vì chủ nghĩa Tự Do và nghĩ rằng sự hi sinh của họ không hề bị bỏ quên. Cuộc chiến Việt Nam đã bị thua không phải ngoài mặt trận mà chỉ vì những âm mưu thủ đoạn chính trị trên bình diện quốc tế.

Cuốn sách "Ride The Thunder" đang được dịch ra tiếng Việt với tựa đề "Cưỡi Ngọn Sấm" và đăng hàng tháng tại Website Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y tại: 
------------------------------ Chapter Six
Ripley's Raiders
The fighting raged on from mid‐afternoon to late afternoon; still personal, still brutal, often at between bayonet and hand grenade range. Marine air and artillery were a godsend, keeping the much larger enemy force at bay, dulling but still not eliminating completely their enthusiasm to regain all the gear they had left behind.

Replacement Marines were worked into the various squads of First and Second Platoon along with all the ammunition they could shoot. Medevacs took out only the most critically wounded. The rest of the wounded-nearly everyone else-stayed in the fight.

Meanwhile, India Company, Lima’s relief, continued inbound throughout the day. At around 1730 or a bit later, a platoon from India made contact with Lima’s perimeter. What a joy for all the men of Lima to know that the “cavalry,” however late, had made the scene. A collective, heartfelt “God bless India” was on the lips of all Lima Company Marines.

Fully expecting to have his position reinforced and consolidated in order to keep all the NVA gear from falling back into their control, after paying such a high price to conquer this piece of jungle hell now consecrated with so much Lima Company blood, it came as brutal affront and outright shock to Captain Ripley when Gunnery Sergeant Mack, the platoon commander from India Company who had made the linkup, delivered orders to abandon this locale and pull back for the night to the junction where Lima’s Third Platoon had been forced to sit out the battle.

Captain Ripley was livid. Even if they had not paid the huge price to appropriate all the NVA gear they now controlled, Lima Six Actual was not about to leave it for them to come back and  repossess. Even if all of Lima Company’s walking wounded had been at full strength and maximum health, even if this was not a tactical situation and even if he could have checked the Yellow Pages for a moving company to pack this stuff out of there, Captain Ripley would have needed a fleet of trucks, all the elephants in Hannibal’s supply train.

There was no textbook method or typical manner by which to break contact. The fighting on this position just sort of petered out on its own as night approached, both sides experiencing near complete physical, mental, and material exhaustion.

Prior to departure from this ground now drenched in Lima blood and littered with NVA dead and their equipment, Captain Ripley and Prince Henry the Navigator, who like his skipper had been dinged but was still very much alive, worked up an even greater volume of air and artillery strike requests to continuously blanket the position they were about to vacate. Like a stubborn, selfish child the Marine attitude was that if they were not sticking around then neither could the NVA. From the air strikes it was “snakes and nape” (Snake‐Eye bombs were five hundred‐plus pounds of high explosives, napalm the gelatinous substance that burned everything it touched), from arty came multiple volleys of high explosives. By the time those missions were “rounds complete” there would be little that the NVA could use of the supplies which had been left behind.
Policing the site to ensure that all Marines were accounted for, Captain Ripley spoke briefly with his company gunnery sergeant. Surveying the diminished and dramatically rotated roster of Lima
Company personnel, this very prototypical Marine Corps SNCO, in prototypical Marine Corps SNCO eloquence, gave Lima Six Actual a partial, horrific score for the day: “Skipper, there’s only fifteen motherfuckers left in this outfit who ain’t been killed or wounded today…an’ you ain’t one of ‘em, sir.” With that, Lima Company, what was left of it, moved out together and headed down the trail.

THE GRIM REAPER COMETH
Captain Ripley’s emphatic, official, but probably illegal, order to his senior corpsman-”Don’t you ever tag me!”-was never disobeyed. The ill‐advised broadcasting over an uncovered net that “The skipper’s hit! The skipper’s hit!” by one of the reasonably flustered company radio operators was heard by everyone back at the Division G‐3 where all comm was monitored. That very same transmission was no doubt listened in on by prying NVA radio operators as well.

Mindful that the regimental operations officer for the Third Marines, parent regiment to 3/3, Major George Ripley, was big brother to the skipper in question, an unnamed but concerned fellow monitoring the broadcast in the rear had the presence of mind to record the info on one of those official U.S. government three‐colored, carbon‐between‐the‐copies message pads. Major George Ripley received the yellow copy of the semi‐official and still inconclusive news: “Skipper L 3/3 hit. Still breathing…” Major George Ripley, the same man who by allowing his baby brother to read, against the counsel of his parents, Leon Uris’s Battle Cry way back when that helped set the hook in the tender‐hearted youngster to a life that now seemed just about to be snuffed out, with a heavy heart partially folded and then in a mix of grief and anger balled up the yellow paper and placed it in his pocket.

Once the word was out that Captain Ripley was a casualty, whatever the status, the ironclad, no‐nonsense process for notification to next of kin was inexorably begun. With Ripley still in the field, there was no way he could preempt the casualty‐call process.

The fighting that had taken place on March 2 had long concluded, to be replaced by other skirmishes in subsequent days by the time the Casualty Call Officer (CACO) tasked with delivering the news to Moline Ripley arrived. Still in the field, in command and very much in the fight, Captain Ripley was unaware that his wife and folks were soon to be notified of the wound he received but had claimed no credit for.

As much as she feared what might be shown or broadcast, Moline Ripley was drawn to every news report concerning Vietnam. With senses acute, she could be in another room tending
to young Stephen or doing other chores but still alert for key words like “Marines” or “casualties” or “northern I Corps.” No news, no mention of action involving Marines; that was good news.
By the late morning of March 3, 1967 Moline Ripley had already read where Senator Robert Kennedy the day before had announced a three‐point plan to end the war. His plan included a suspension of U.S. bombing of the north, withdrawal of both American and North Vietnamese ground forces from the south, and a replacement with some sort of neutral international force.  The senator’s good intentions had certainly not trickled down to either side currently locked in mortal combat in northern I Corps.

There was also continual coverage of growing opposition to the war on the American college scene. It had not been two weeks since a major demonstration had taken place at the University of Wisconsin where students protested the presence of Dow Chemical representatives on campus. Dow, manufacturer of the very napalm Captain Ripley and Prince Henry the Navigator had only hours before adroitly applied in order to save the lives of Lima Company Marines and terminate those of their enemy, had come to recruit promising young scientists. The protests garnered national attention. At their conclusion, those who had joined in, except for the organizers, were able to return to the more serious college pursuits of getting laid and loaded. For the Marines spared thanks to the scientific genius of Dow engineers, life or death in the jungle was all they could continue to look forward to.

Networked with and well supported by her slightly older sister - in‐ law Maureen, whose husband Major George Ripley had been the first family member to hear the bad news, the two women were as close as they could be. Living in the same apartment complex in Alexandria, Virginia while their husbands were at war, they were within shouting distance of one another. George and Maureen had three daughters, all older than Stephen. Both of the young mothers could spell the other for a break when the need arose.

Maureen’s kitchen window looked out onto the main lot where visitors to this section of the complex were forced to park. She was the very first to spot the approach of the official USMC vehicle that might as well have been replaced by a skeleton riding a horse. As she and Moline were the only military wives in this portion of the development, unless the Marine officer was lost, her day was instantly ruined; she knew she was either minus a husband or a brother‐in‐law.
Maureen Ripley gathered up her youngest daughter, the other two at school, and rushed out to intercept the young Marine captain who had just parked his sedan. Recognizing from a distance the extreme fear in her eyes as the distance between them closed, the captain spoke a split second before she did, both speaking over the other. “I’m looking for the Ripley family, please.”

“Which Ripley is it you want, Captain?”

When Maureen learned that it was John and not George, she was grateful for the briefest moment, thankful that her husband was alright. That relief was immediately replaced by her own survivor’s guilt and then sadness and empathy for Moline and sweet little Stephen. “I’ll take you to Captain Ripley’s wife…” Maureen Ripley accompanied him to her sister‐in‐law’s apartment. As pleasant and professional as he appeared, there was simply no way to make friendly conversation on the walk. And it was a long walk that seemed to last forever. When they got to the door, the captain politely rapped on the door’s frame with Maureen standing behind him.

Expecting no one in particular, Moline Ripley was quick to respond; her sister‐in‐law would not have knocked. Opening the door her demeanor changed with the speed of sight from the natural smile she almost always wore to what could only be described as shock and fear and extreme sadness. While still not used to this, the young captain had experienced the broad range of outcomes-none of them good, some only less bad than others-to the responses his presence always evoked. He would rather have faced the same enemy John Ripley currently faced than serve as a CACO, but duty called.

Moline moaned, then emphatically said, “No…?” Somehow able to maintain her composure and dignity, she managed to find the words to invite him in. The shock of the moment consumed her, so much so that she blindly closed the door on Maureen as if she were not even there.
Such bizarre and horrible duty it was to serve as a Casualty Call Officer. In the cases where the Marine involved was KIA, there was never a positive outcome from the visit, no joy at all.  With a family, especially that of a professional officer or longserving SNCO, folks became almost giddy when they would learn that their Marine was “only” wounded.

Once the CACO had assured Moline that her husband was very much alive and expected to recover, the mood changed dramatically. Thanking him profusely, Moline noted his kindness and professionalism. She took great comfort in knowing that her Marine had not been killed. At least not yet.

The process for notifying primary next of kin-a wife if a man was married or parents generally if a man was single-was far more personal than notification for secondary next of kin. In Captain John Ripley’s case, his folks received the typical, timeless, and without-any-compassion-at-all telegram. (By 1967 telegrams were used by fewer and fewer people as long‐distance phone calls had displaced their need except for the odd method of communication such as the need for a government agency to inform a family member of their relative’s death in combat.)

Further south and west in tiny Radford where Bud and Verna Ripley were widely known, it was common knowledge that all three of their sons had been, for a period of time, in Vietnam together. It was also common knowledge all across small‐town America in 1967 that the man who delivered telegrams for Western Union, as innocuous as he might look in that silly uniform, more times than not, especially as the war intensified, became the Grim Reaper himself. Unless someone was sending a telegram announcing the birth of a child-which would have been worth the expense of a long‐distance call-and there were currently no pregnant women in the greater Ripley family circle anyway, whatever message he might bring would not be joyful news.

When the message arrived and before it was delivered, even without its contents being disclosed to anyone, the news that there was a telegram for the Ripleys traveled with amazing haste in tiny Radford, so quickly that a fair number of folks presumed to know its portending doom before Bud and Verna Ripley ever took delivery of it.

Verna Ripley spied the approach of the hapless Western Union man well before he reached the door. Assuming instantly the news was bad, she took off in the opposite direction, crying hysterically, as if not knowing for sure might deny the reality of what she was about to learn. Bud was left to initially deal with news that was inconclusive but still, by God, confirmed that their youngest son was alive.

The notion that Captain John Ripley had, at last report anyway, been seen alive, was reasonably healthy, and still fit enough to command his rifle company served as elixir to his lovely young bride. Moline Ripley’s ability to isolate and then extrapolate that news, and hang on to it as if he was somehow safe and sound was the only reasonable way to cope with not knowing a lot of details, details that would have sickened her with worry. At least he was alive. That was comforting to know, something that would allow her to keep focused on the one good thing in her life that she did have some control over which was the mothering and nurturing of sweet little Stephen.

But Captain Ripley wasn’t safe and sound. While he would have wanted his wife and folks not to worry, the real truth was that the action in northern I Corps had never really stopped, had never really de‐escalated at all… It was probably not at all ironic that as the clock was again about to advance one more twenty‐four‐hour period to check off on the service calendars of everybody left alive after the day’s fighting-both of Ripley’s platoon commanders had been killed and every squad leader from First and Second Platoon was either KIA or WIA-that the final contact with the enemy would be initiated and concluded by the squad of the very man who had sniffed out the NVA regimental headquarters a dozen or so hours earlier.

Captain Ripley, along with his few remaining stalwarts plus all those who had joined as replacements throughout the day, had finally linked up with Third Platoon at the original trail junction. In addition to the ersatz collection of Lima Marines were most of India Company and a smattering of others from the battalion.

Just because they had fought a major engagement and lost and replaced a large number of their comrades was no reason to kick back. This was not a football game. The clock had not run out of time even though Lima had nearly run out of men. This was the USMC and here in northern I Corps the war was still definitely on.

Once the disparate units had linked up for the night, the normal tactical routines were reestablished. Placed on 50 percent alert, with two men to each fighting hole where one man slept and the other kept watch, each platoon also sent out a security or ambush patrol to protect the greater harbor site. As tired as he was, Captain Ripley monitored the comm with his radio operator. Corporal Hobbs had been sent out with his squad to a general location selected by his skipper. Figuring that if the NVA were to come calling they would pass a certain spot on the trail, they selected a proper ambush position. Corporal Hobbs and crew did not have to wait long for visitors.

It was a slaughter. Perhaps the NVA expected the Americans to lay low, to expect no pressure from an enemy who had lost many times the number of men they did, to be as tired as they were. The volume of fire shattered the night’s stillness. The ambush site was distant but close enough for the entire company to hear the screams of the enemy shouting, seeming to plead, “Chieu hoiChieu hoi!” “Same to you. Assholes. Whatever ‘chieu hoi’ means.”

It was only later the Marines learned that the men caught in Hobbs’s ambush, once discovered, had decided to surrender.  (“Chieu hoi” means “I surrender.”) No prisoners were taken that night. Had there been understanding of what they said, after the experience of the earlier combat, it was still doubtful there would have been prisoners taken that night.

The action that followed on March 3 was little different than that of March 2. March 3 was followed by the fourth, the fifth, the sixth. Lima Company remained in the field, humping from place to place, in contact with the NVA every single day. Machete Eddie was correct in his assessment; John Ripley had some kind of magnet that attracted action. Lima Company would remain in
the bush for the rest of March. Chuck Goggin was still in charge of First Platoon, was even promoted to sergeant by his skipper who had no real authority to do so. General Ryan, a day or two later, came out and made it all legal.

Every single new day was nearly the same as the day before, and the one before that. Marines knew it was Sunday only because it was the day the corpsmen would pass out malaria pills. The fighting, the continual contact with the enemy went on and on. Without relent. Men were routinely killed or wounded every single day. Without relent.

The action involving Lima 3/3 in early March of 1967 was not unique. In northern I Corps, the rest of I Corps and throughout all of South Vietnam, the first week of the month saw the greatest casualty toll for the war so far with 1,617 Americans killed, wounded, or missing.

As much as they were ground down and exhausted, those who remained were by now pretty confident in their abilities and those of the man who led them. The Lima Marines who remained had a right to be proud. In every single engagement they had taken their fair share of hits but they had always bested the NVA. Always.  It must have been at least two weeks after that first major action of March 2 when one of the Lima Company vets received in his letters from home news clippings about the exploits of an outfit the Boston Globe or some other East Coast newspaper was now referring to as “Ripley’s Raiders.”

Oddly enough, throughout the course of that day that seemed never to end, during one of the countless resupply/medevac runs to the position Lima Company attacked into and then defended on March 2, a gaggle of print and broadcast journalists were transported out to have a look‐see at the hornet’s nest Lima had stirred up. With Captain Ripley and every one of his Marines focused on the battle, camera crews and men with tape recorders haphazardly surveyed Lima Company’s positions, almost as if they were not part of or subject to the fighting taking place all around. More than anything else, their presence was an annoyance and a distraction for Marines
trying to get to the business at hand. As if these men were completely neutral about the outcome, one camera crew even filmed a group of Marines transporting a wounded comrade to a waiting helicopter using a poncho as a stretcher. When an incoming mortar barrage caused the stretcher bearers to drop their buddy as they sought cover, the camera crew filmed the episode. The parents of the fellow in the poncho learned of their son’s wounding when they saw all the action on the evening news. This particular news report caused them no end of sadness and grief.

Long before this incident occurred, the popularity of media types for most Marines in contact was only slightly higher than their love of the NVA. As the attack progressed and intensified, with members of the press also standing in harm’s way, the desire for self‐preservation caused one of them to charge a CH‐46 which was just about to lift off with its ramp nearly up. Running at a speed rivaling Jesse Owens, the man in question threw his equipment up and into the helicopter, where it landed on several of the wounded Marines being medevaced. With his gear aboard he then attempted to scale the closed aft ramp of the helicopter.  The Marines witnessing this egregious display of cowardice and self‐preservation were enraged. At least one of the Lima Marines wanted to shoot the man.

Of the group of journalists who made it out and were able to file reports, at least one was impressed by the pluck and determination of Lima Company’s exploits. In writing about what he was able to personally observe and learn from the Marines in contact, he described this seemingly august and increasingly smaller‐by‐the‐hour group of Leathernecks as “Ripley’s Raiders.” The name stuck. For those who were a part of it, it was a title of honor, a proud thing to describe oneself as a member in that now too small group of men known, as long as their skipper led them in combat, as “Ripley’s Raiders.”

Whether the NVA had access to the Boston Globe or not mattered little. They poured their finest troops into the action at an increasing rate to do battle with Marine units all across I Corps. The constant contact and intensity of combat for all USMC units from late February 1967 onward was a reality few at home could appreciate.

In any other military organization, return to Ca Lu could only be described as extreme hardship duty. Compared to where Lima Company had spent the last four weeks, compared to the brutal action they routinely engaged in every single day as they battled NVA units across the width and breadth of their tiny section of northern I Corps, return to the “company hill” that was Ca Lu, a veritable Ft. Apache in the wilderness, was as close as mud Marines would get to heaven without dying first in early April 1967.  Strategically located along Route 9 adjacent to the Thach Han River, Ca Lu was the furthest west fortified position occupied by Marines before Khe Sanh, some twenty or so kilometers closer to the Laotian border.

To give Lima Company a small break from the action another rifle company was helicoptered in to man the perimeter at Ca Lu.  When the last Lima Marine was inside the wire sometime around 1730, the quality festivities and classiness of Marine Corps goodness were revealed. With unlimited quantities of steaks and cheap beer magically made available to the men who looked more like participants in some crazy mass experiment in sleep deprivation, stress, and starvation than the battle‐hardened warriors they had become, a whole host of those aboard had grown sufficiently sick to their stomachs from gorging on steaks or blotto from the beer by 2200 when the word came that a battalion from Ninth Marines had gotten into some big‐time action. Reinforcement was required. By 2230 Ripley’s Raiders were formed up, on the road, good to go. They were back in it…all the way…again.


Tin liên quan:
Cưỡi Ngọn Sấm | DCVOnline
Cưỡi Ngọn Sấm - Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y Hiện Dịch
Vài lời Giới thiệu về “Cưỡi cơn Sấm sét” |


Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph
RIDE THE THUNDER: A Vietnam War Story of Honor and
Ride The Thunder Movie | Facebook
Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph
Images for The ride the thunder
Book TV: Richard Botkin, "Ride the Thunder" - YouTube
Pictures from the movie in-the-making "Ride The Thunder
Ride the Thunder - Google Books Result


No comments: