Tuesday, November 18, 2014

• TƯỚNG PHAN TRỌNG CHINH ĐÃ RA ĐI VỈNH VIỂN!!


vào ngày thứ hai 17.11.2014 tại Vienna, Virgina. Thành thật chia buồn cùng tang quyến Trung Tướng.

Trung Tướng Phan Trọng Chinh xuất thân nhảy dù. Tướng Chinh là một vị tướng nổi tiếng thanh liêm trong hàng ngủ QL.VNCH. Ông là đàn anh của tướng Ngô QuangTrưởng. Ông là một trong 4 tướng sạch của QL.VNCH: " nhất THẮNG, nhì CHINH, tam THANH, tứ HIẾU" (đó là:NGUYỄN ĐỨC THẮNG, NGUYỄN VIẾT THANH, NGUYỄN VĂN HIẾU ĐÃ RA ĐI TỪ LÂU, NAY ĐẾN LƯỢT PHAN TRỌNG CHINH)





Ông có một giai thoại vừa là một tướng rất sạch lại thường hay xung khắc với các cố vấn Mỹ, phần vì tự ái dân tộc, phần vì cá nhân mấy cố vấn Mỹ xấc láo, thường tỏ ý khinh thị các cấp chỉ huy quân đội VNCH, và hay coi rẻ mạng sống của binh sĩ Việt Nam.



Một lần đụng chạm nẩy lửa giữa thiếu tướng Phan Trọng Chinh tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh, kiêm tư lệnh khu 32 chiến thuật, với tên cố vấn trưởng Mỹ sư đoàn 25 bộ binh, tên Hê-Li-Cớt (Hellicut?). Tướng Chinh có lần đuổi tên Hê-li-Cớt qua vùng Compound của Mỹ. Nhưng Hê-Li-Cớt cũng bướng, không chịu dọn đi. Tướng Chinh liền ra lịnh cho trung tá Trà, chỉ huy trưởng tổng hành dinh sư đoàn 25 dọn dùm đồ đạc của hắn qua bên Compound Mỹ, dưới sự bảo vệ của quân cảnh VN. Bên phía Mỹ, chẳng hiểu viên đại tá thực dân này đã nói gì vơi binh sĩ Mỹ dưới quyền của y, người ta thấy bọn quân cảnh Mỹ cũng lên súng M.16 và gờm sẵn trong tư thế chiến đấu. Nhưng rất may đã không xảy ra vụ sô sát đáng tiếc nào giữa binh sĩ Mỹ và binh sĩ VNCH thuộc sư đoàn 25BB. Dù vậy, báo chí Mỹ và báo chí Việt Nam cũng đã bình luận sôi nôi một thời về hành động cứng cỏi, để bảo vệ danh dự của quân đội VNCH và thể diện dân tộc của Tướng Phan Trong Chinh. Sau trận đụng độ nầy, tên Đại Tá Mỹ đã bị thuyên chuyễn đi nới khác!




Trong quân lực VNCH, hai người Tướng nổi tiếng về GHÉT NHỮNG TÊN CỐ VẤN MỸ HỐNG HÁCH là Tướng Chinh và Chuẩn Tướng Lam Sơn.

Không thoát khỏi quy luật " sinh, lão, bệnh tử" tướng Phan trọng Chinh đã vỉnh viển từ giã bạn bè, những người thân và đại gia đình QL.VNCH. Nguyện cầu hương linh cố Trung Tướng Phan Trọng Chinh sớm được yên nghĩ nơi cõi vỉnh hằng.




Trinh Khánh Tuấn
18.11.2014


VINH DANH TRUNG TƯỚNG PHAN TRỌNG CHINH

(1930-2014)
Ông Phan Trọng Chinh sinh năm 1930, tại Bắc Ninh - miền Bắc Việt Nam, trong một gia đình nặng lý tưởng quốc gia. Bố ông là Thiếu Tá Phan Trọng Vinh, mất năm 1952 tại Bắc Việt, bởi đạn của Cộng Sản Việt Minh. Ông Phan Trọng Chinh còn là con rể của Đại Úy Bùi Phó Chí Roger (vị tiểu đoàn trưởng
Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên của quân đội VNCH). Đại Úy Bùi Phó Chí Roger được tuyên dương công trạng 20 lần: 3 huy chương VNCH, và 17 huy chương Pháp (tất cả đều được lưu giữ cẩn thận bởi người con trai Bùi Phó Minh). Mặc dù ông giải ngũ rất sớm từ năm 1958, nhưng đã để lại cho các sĩ quan trẻ Thủy Quân Lục Chiến thời bấy giờ rất nhiều kỷ niệm. Ông đã qua đời năm 1987 tại Pháp, cách đây 27 năm (1907-1987).
Nói về tướng Phan Trọng Chinh, hẳn chúng ta chưa quên trong quân đội, và được truyền tụng trong dân gian câu: “nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng” để ca tụng về cuộc đời binh nghiệp cũng như cách sống thanh liêm, trong sạch của bốn ông tướng miền Nam thời bấy giờ. TrungTướng Phan Trọng Chinh tốt nghiệp khóa 5 Võ Bị Quốc Gia Đalat, năm 1952. Ông say mê con đường binh nghiệp và đã trải qua rất nhiều gian nan, nguy hiểm để phục vụ đất nước như một lý tưởng để sống.

Những trận đánh đáng ghi nhớ với tướng Phan Trọng Chinh từ tháng 9-1952 đến 6-1960:
Trong chương trình “Việtnam hóa chiến tranh”, tiểu đoàn 10 nhẩy dù Viễn Chinh Pháp được giải tán ngày 31-8-1952 để thành lập tiểu đoàn 3 Nhảy Dù (TĐ3ND) kể từ ngày 1 tháng 9 năm 1952 . Tiểu đoàn trưởng đầu tiên là ông Monteil, những sĩ quan Vietnam đầu tiên là thiếu Úy Trung đội Trưởng như
Phan Trọng Chinh, Nguyễn thành Chuẩn, Đỗ Kế Giai, Lý Văn Quảng, Nguyễn Văn Thừa, Phạm Công Quân,…. (2)
- Năm 1953, Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù (TĐ3ND) đã tham chiến vài lần trên chiến trường Hạ Lào như tại Na Sản, Chiên Khoang.
- 13/05/1953 TĐ3ND được đưa tới chiến trường Xiêng Khoang trong cuộc hành quân Mimosa.
- Tháng 6 năm 1953 được trở về Hanoi, bảo vệ an ninh cho trục lộ 60
- 28/07/1953 TĐ3ND được thả xuống Kế Môn để chận đánh Trung Đoàn 95 CSVM vừa xâm nhập vùng phía Đông tỉnh Quảng Trị trong cuộc hành quân Camargue
- 23 tháng 12, năm 1953, TĐ3ND được đưa sang Seno, Laò
- Ngày 9 tháng 1 năm 1954 Cộng Sản Việt Minh mở trận tổng công kích tại Lào, toàn bộ TĐ3ND được không vận đến Ban Hine Siu, Lào
- Ngày 14 tháng 1, năm 1954, CSVM lại tấn công vào TĐ3ND. Trong trận này, TĐ3ND bị tổn thất rất nặng, vị Tiểu đoàn trưởng người Pháp, Thiếu Tá Mollo và hầu hết các sĩ quan trong đơn vị đều bị thương. Thiếu Úy Phan Trọng Chinh,
một Đại Đội trưởng người VN còn sống sót, được đặc cách tại mặt trận lên Trung Úy và được chỉ định nắm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng cho đến tháng 6 năm 1960 sang thành lập Bộ Chỉ Huy Binh Chủng Biệt Động Quân.
- Tháng 5 năm 1954 , Trung Úy Phan Trọng Chinh, Đại Đội Trưởng / Đại Đội 1 lên chức Đại Úy (3).


Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève chia đôi đất nước. TĐ3ND di chuyển vào Đồng Đế, Nha Trang, tham gia vào Liên Đoàn 3 Nhẩy Dù Việt Nam và trở thành 1 trong 4 Tiểu Đoàn Nhẩy Dù đầu tiên của Liên Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam. Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù Việt Nam, là một trong những đơn vị đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được tuyên dương Bảo Quốc Huân Chương, do công trận của các cấp chỉ huy đầy kinh nghiệm và sự chiến đấu can trường của tất cả các chiến sĩ Nhảy Dù.
- Năm 1955 Đại Úy Phan Trọng Chinh được trao lại quyền Tiểu Đoàn Trưởng/TĐ3ND từ Đại Úy Marcell Mollo
- Từ 21/9/1955 đến 24/10/1955, Đại Úy Phan Trọng Chinh chỉ huy TĐ3ND tham gia chiến dịch Hoàng Diệu, tấn công lực lượng Bình Xuyên tại Rừng Sác. (4)



Thời gian từ 1960 đến tháng 4 năm 1975
- Ngày 1 tháng 7 năm 1960, chính thức khai sinh Binh Chủng Biệt Động Quân (BĐQ) Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự hỗ trợ của những toán huấn luyện lưu động của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (Mobile Training Team) do Đại Tá Lewis Mille chỉ huy. Tại Saigon, thủ đô VNCH – Thiếu Tá Nhảy Dù Phan Trọng Chinh được bổ nhiệm là Chỉ Huy Trưởng BĐQ Trung Ương đầu tiên. Thiếu Tá Chinh đã cùng các sĩ quan khác như Đại Úy Nguyễn Thành Chuẩn (sau là Đại Tá) tổ chức hoàn chỉnh binh chủng, soạn thảo các huấn thị, huấn lệnh, chọn phù hiệu binh chủng, lập bảng cấp số v…v…

- 1965 Ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh khu 32 Chiến Thuật (Vùng 32 chiến thuật, gồm các tỉnh: Tây Ninh, Hậu Nghĩa, và Long An, là những tỉnh nằm sát thủ đô Sài Gòn).-
- 1966 Ông lên chức Chuẩn Tướng (.Ông được bổ nhiệm thay thế thiếu tướng Thịnh, giữ chức tư lệnh phó diện địa quân đoàn 3, quân khu 3 Chiến Thuật, dưới quyền chỉ huy của trung tướng Lê Nguyên Khang và người kế nhiệm sau đó là
trung tướng Đỗ Cao Trí).-
- 1968 Ông là chỉ Huy Phó Quân Đoàn 3-
- Ông từng là Tổng Cục Trưởng cục Quân Huấn-
- Và cũng là Chỉ Huy Trưởng Trường Tham Mưu Long Bình.-
- Trung Tướng Phan Trọng Chinh từng được trao Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương (Bảo Quốc Huân Chương được thành lập năm 1950, là huân chương cao quý nhất của VNCH dành tưởng thưởng cho các quân nhân trong tất cả binh chủng hay thường dân có chiến tích xuất sắc trong công cuộc giữ gìn bờ cõi hoặc có cống hiến lớn cho quốc gia, và là vinh dự cao quý nhất củaVNCH. Huân Chương Phải được đeo cao hơn trên tất cả các huân, huy chương khác, và có năm hạng. Cao nhất là Đệ Nhất Đẳng và thấp nhất là Đệ Ngũ Đẳng (6). Chỉ có Thống Tướng Lê văn Tỵ khi gần mất mới được phong Thống Tướng và ân thưởng Đệ Nhất Đẳng Bảo Quốc Huân Chương . Và Đại Tướng Đỗ Cao Trí được truy thăng Đại Tướng và truy tặng Đệ Nhất Đẳng sau khi tử trận) (7)


Trung tướng Phan Trọng Chinh đã sống rất xứng đáng với danh xưng: vị tướng Thanh Liêm,Trong Sạch của Quân Đội cùng với Tư Cách và Đời Sống được nhiều người yêu mến và nể phục. Thí dụ như trong bài “TƯỚNG PHAN TRỌNG CHINH VÀ ...TÔI”, trong web site “Hải ngoại phiếm đàm”. Tác giả
Nguyễn Trọng Hoàn đã viết:

Tôi kể câu chuyện nhỏ này như một tấm lòng của một thuộc cấp đối với vị chỉ huy đáng kính của tôi”…… Chúng ta chưa biết câu chuyện ra sao, chỉ nghe lời từ một thuộc cấp cũ, nói về vị chỉ huy, lãnh đạo của mình như vậy, thì cũng đủ hiểu sự cư xử thân mật, đày tình thân và tình người giữa một vị Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn với viên sĩ quan mới ra trường năm 1967 được tốt đẹp như thế nào. Theo sách Hậu trường Chánh Trị Miền Nam (1999) của ông Đặng Văn Nhâm: Cũng vì tính thẳng thắn, cương trực, và tinh thần “tự ái dân tộc” rất cao mà đôi khi tướng Chinh đã có những va chạm, hiềm khích với các cố vấn Mỹ. Trung Tướng luôn nhắc nhở: “lưu ý đặc biệt người chiến sĩ VNCH cần phải tận lực khai thác khả năng sẵn có, tận dụng những phương tiện của mình trong công cuộc chiến đấu, giới hạn tối đa sự nương tựa, nhờ vả không cần thiết vào quân
đội đồng minh Mỹ
”. (5)

Và cũng theo ông Đặng Văn Nhâm thì:
“lúc ấy, gần như đêm nào bọn Cộng Sản địa phương cũng tấn công đánh đồn lẻ tẻ, giật mìn và phục kích. Trong khi đó quân số sư đoàn 25 không đủ để cung ứng cho một chiến trường quá rộng lớn. Bởi thế, thiếu tướng Phan Trọng Chinh thường phải đích thân đi thị sát chiến trường và ban hành chỉ thị cho các sĩ quan thuộc cấp trong vùng…..

Nền an ninh của các tỉnh đó đã đóng một vai trò chính yếu, bảo đảm nền an ninh của thủ đô Sài Gòn và Chợ Lớn. Trong suốt thời gian sôi động nhất ở miền Nam, các năm 1966-68, nếu dân chúng thủ đô được yên ổn sinh sống và làm ăn buôn bán cũng nhờ phần nào công lao của anh em chiến sĩ sư đoàn 25 BB, dĩ nhiên trong đó có cả công lao của tướng Chinh cùng toàn bộ sĩ quan trong ban tham mưu của ông. Trong suốt mấy năm liền đảm nhiệm trọng trách đó, tôi thấy tướng Chinh không mấy khi về Sài Gòn thăm gia đình vợ con và bạn bè. Ông bận lo thị sát chiến trường, thanh tra các địa phương. Một đặc điểm đáng nêu lên đây là tướng Chinh đi thanh sát toàn bằng xe, di chuyển trên đường bộ, mặc dù vùng ông trấn đóng
rất nguy hiểm. Bọn CS địa phương thường hay đặt mìn, bắn sẻ và phục kích từng toán lẻ tẻ. Thỉnh thoảng về thăm gia đình, vợ con, ông cũng dùng xe chớ không bao giờ dùng trực thăng như đa số các vị tướng lãnh khác. Đoàn xe của tướng Chinh di chuyển thường chỉ gồm có một chiếc Dodge 4x4 trí súng đại liên với mấy tay xạ thủ, một xe jeep ông ngồi cùng với tài xế và đại úy Đoàn, sĩ quan tùy viên của ông.” (5)

Từ lúc nhỏ , tôi chưa một lần nào được nghe kể về những phút vinh quang hay những nhọc nhằn, nguy hiểm trong cuộc đời binh nghiệp của tướng Phan Trọng Chinh. Cho đến gần đây, tôi mới biết được một chút ít chi tiết về ông qua báo chí, qua lời kể của vài cá nhân hay từ tài liệu trích thuật của những binh chủng trong quân đội VNCH (tuyệt nhiên, chưa bao giờ nghe ông tự kể về cuộc đời mình). Tôi đã sơ lược và tóm tắt lại những chi tiết trên, dĩ nhiên không thể nào trình bày đày đủ được trong phạm vi một bài viết ngắn. Nhưng ít ra nó nói lên
được phần nào những gian khổ, hy sinh của ông, cũng như sự chiến đấu can trường của quân đội miền Nam. Họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Miền Nam VN, chống lại sự xâm lăng lãnh thổ, cũng như sự bành trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản vô thần của miền Bắc duy nhất trên người với 6 ngôi sao trên cổ áo cùng cõi lòng tan nát khi ra đi. Giờ đây, bộ quần áo trận đã cũ kỹ, trở thành “vật kỷ niệm vô giá” đối với ông…..

Gần 40 năm qua, Trung Tướng đã sống rất yên lặng, không tham gia bất kỳ hội đòan nào cũng như không nhận bất cứ buổi interview, hay lên tiếng, phát biểu bất cứ điều gì. Phải chăng ông quan niệm: “nước mất, nhà tan, Tướng không
chết theo thành” thì không còn gì để lý giải hay biện minh ??? 

Ông đã sống như vậy với sự TỰ TRỌNG đáng khâm phục! Nhưng đồng thời, những điều không thể nói ấy, đã vô tình trở thành sự dằn vặt sâu xa nhất trong tâm hồn Trung Tướng.
Đi tìm tài liệu về tướng Phan Trọng Chinh, tôi chỉ có được 2 hình đen trắng, rất nhỏ. Một hình với khuôn mặt đày vẻ khắc khổ, nhíu mày đăm chiêu, lo lắng…..

Hình khác với đôi mắt tinh anh và nụ cười rạng rỡ….. Hình ảnh chỉ có thế để nói về một vị tướng được gọi là Thanh Liêm, Chính Trực của quân đội! Cũng vì cảm phục, kính trọng tư cách và quý mến tướng Chinh, tướng McClellan đã tặng ông một album với những hình ảnh đặc biệt của Trung Tướng
mà ông lưu giữ rất cẩn thận (Từ Jan. 1st 1974 đến Feb. 4th 1977, Major General Stanley McClellan là DEPUTY CHIEF OF STAFF FOR PERSONNEL của The U.S. Army Training & Doctrine Command (TRADOC) tại Fort Monroe, Virginia..). 

Tôi đã xin phép gia đình Trung Tướng để được đưa lên vài hình ảnh đặc biệt ấy như sau:

With General Abrams Aug. 27, 1971 - Cao Lanh Training Center Arrival Aug. 27, 1971 – Cao Lanh Training 1972 Quang Trung Nat. Training Center Center RF Ambush Class

1972 Quang Trung Nat. Training Center With McClellan in 1972

RVNAF-Headquarters 1972 Aug. 1973 – 1st Division OA
1972- With McClellan Aug. 1973 – Dong Da Training Ctr
Vung Tau Thế hệ này qua đi, thế hệ sau tiếp nối. Và rồi, không còn ai biết đến Trung Tướng Phan Trọng Chinh là ai? Nhưng ông đã BẤT TỬ! Thật vậy, vì ông đã đi vào Quân Sử của Quân Lực VNCH bằng những bước chân hào hùng, khí khái,
cũng như tấm lòng thiết tha với quê hương, dân tộc Việt. 

Trung Tướng Phan Trọng Chinh sẽ SỐNG mãi trong những trang quân sử anh dũng đó. Thử hỏi trong chúng ta, đã mấy ai SỐNG được như ông?

Ngưỡng Mộ và Kính Phục,
Trung Tướng Phan Trọng Chinh (7)
Phan Tuyết Anh
Nguồn:nguoi-viet online
***
Ghi Chú: 
Bài viết này là một tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Những chi tiết được viết hay kể lại bởi chính những người đã trực tiếp tham gia trong trận chiến. Và nghiễm nhiên những chi tiết ấy, đã trở thành tài liệu QUÂN SỬ để tham khảo. Cũng giống như tài liệu LỊCH SỬ, tất cả phải được tường
trình trung thực, không thể nào tự sắp đặt hay vo tròn, bóp méo được.

Tài liệu trích dẫn và tham khảo :
1/. Bài viết của ông Ngô Văn Định (San Jose, CA.) đăng trong website của Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến VietNam ,Tết Ất Dậu 9-2- 2005:
http://tqlcvn.org/tieu_su/buiphochi_thanhle.htm

2/. Tài liệu từ Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y http://www.svqy.org/td3.html

3/. Biệt Động Quân / Q.L.V.N.C.H.
http://www.bietdongquan.com/baochi/diendan/diendan123.htm

4/. Bài viết của Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202 Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
Với những tài liệu tham khảo cùng sự trích dẫn từ quyển‘20 Năm Chiến Sự’’- Binh chủng Nhảy Dù
http://nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/TieuSu-TDND/TS-TD3ND.pdf

5/. Đặng Văn Nhâm: Hậu Trường Chánh Trị Miền Nam (1999) [trang 171-177] . Trích từ website của tướng Nguyen Văn Hiếu: 

6/. http://huychuongvnch.blogspot.com/
7/. Bài: Quân phục, Cấp hiệu, Huy Hiệu, Huy chương từ Quân Đội Quốc Gia đến Quân Lực VNCH: http://www.thaiduong530.com/id69.html 

“….Thiết nghĩ phải nói đến qui chế Tướng Lãnh một cách đúng truyền thống quốc tế. Khi đã bước lên hàng Tướng, cấp bậc có tính cách trọn đời, ngay cả khi đã bỏ binh quyền, đời quân ngũ….”

Nguồn: http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?214824-Vinh-danh-Trung-T%C6%B0%E1%BB%9Bng-Phan-Tr%E1%BB%8Dng-Chinh-(1930-2014)
www.vietnamvanhien.net






NGUYỄN TRỌNG HOÀN
( HNPĐ ) Năm 1967 chiến sự đang bước sang một bước khác. Việt Cộng, một mặt vẫn giữ sở trường cắn trộm là chiến thuật du kích chiến. Một mặt, đưa lính chính quy Bắc Việt xâm nhập miền Nam

( HNPĐ ) Năm 1967 chiến sự đang bước sang một bước khác. Việt Cộng, một mặt vẫn giữ sở trường cắn trộm là chiến thuật du kích chiến. Một mặt, đưa lính chính quy Bắc Việt xâm nhập miền Nam và phát động những trận đánh mang tính “quy ước bỏ túi” để mở rộng vùng hoạt động lớn hơn, xa hơn.

Cùng với diễn biến phức tạp cuả tình hình chính trị. . .Quân đội Mỹ đã tổ chức những cuộc hành quân phối hợp với Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên quy mô lớn. . .

Tôi cùng 13 sĩ quan hăm hở bước ra khỏi cổng trường mẹ, với hào khí. . . “Chỉ ít năm sau thôi, cây can mà một vị tướng thường cầm khi đi thị sát mặt trận thế nào cũng lọt vào tay của mình. . .”
Tôi ra trường trong một bối cảnh như thế đấy, trong một tâm sự như thế đấy.

Con số định mệnh 13, làm bọn tân sĩ quan chúng tôi mất ngay cái hứng khởi dạt dào lúc ban đầu. . . Ông Đại uý có cái đầu hói, Vũ Hữu Soạn trưởng phòng 1 cầm tờ giấy tổng kết cuối cùng, về đơn vị cuối cùng trong cuộc “tranh nhau ra những đơn vị thiện chiến”. Ông huơ huơ tờ giấy:
- Sư đoàn 25 Bộ Binh 13 mống!
Cả khóa gần 200 người cười ầm lên.
Tôi đỏ mặt lên vì xấu hổ, phần vì cái sư đoàn 25 vô danh tiểu tốt, sinh sau đẻ muộn, phần vì con số 13. Thằng cùng khóa Doãn Thiện Niệm bắt thăm trúng Thủy quân lục chiến gắt với tôi:
- Mày vất cái mặt bí xị của mày đi xem nào, tao theo dõi tin chiến sự, Sư đoàn 25 có ông Tướng Nhẩy dù Phan Trọng Chinh, mới vưà có mấy trận Hố Bò, Bời Lời thắng lớn.
Tôi xì:
- Ồ chó ngáp phải ruồi.
Tôi nói như hét:
- Về cái sư đoàn cò con này thì bao giờ mới được cầm can hở trời? Còn con số 13 nữa, cha Soạn này, Đ. biết du di cái gì cả. Để xem trong 13 thằng, thằng nào bỏ mạng sa trường trước tiên.

Tôi nói đùa với Nguyễn Đức Thành khi hai đứa ngồi trên xe đò từ ngã tư Quốc lộ 1 vào Đức Hòa là nơi có Bộ tư lệnh của cái Sư đoàn thổ tả này:
- Đường xá, như thế này thì làm sao dù được về Sài gòn cơ chứ?

Vị Thiếu tá Tổng quản trị, tuy trông như sắp đến tuổi hồi hưu, nhưng rất trẻ tính:
- Chào hai ông Tướng nhà trời, còn 11 ông tướng nữa đâu rồi? Chắc còn bận thề non hẹn biển với mấy em gái hậu phương chứ gì?
Tôi mau miệng:
- Thằng nào cũng sợ là người số 1, hay người thứ 13 của con số xúi quẩy này, cho nên chẳng thằng nào dám thò đầu lên đây Thiếu tá ạ.
Vị Trưởng phòng vui vẻ:
- Hai ông mãnh, ai là người số 1?
Lẽ dĩ nhiên cả hai đưá chẳng thằng nào dám nhận, ông Trưởng phòng già phì cười:
- Không thằng nào dám nhận, tao coi như cả hai đứa là số 1. Tao sẽ thay Thượng đế cải xui thành hên cho hai đứa bay chọn Trung đoàn trước.
Tôi hỏi:
- Bố có thể cho chúng con biết Trung đoàn nào đóng ở chỗ nào không?
Ông Thiếu tá già cầm cây bút chì mỡ chỉ lên một tấm bản đồ “Lãnh thổ phụ trách” to tướng treo trên tường.
- Này xem đây, “Thằng” 49 đang ở Tây Ninh, Trung đoàn trừ đang quạp cơm sấy, cá khô ở Bời Lời, thằng nào muốn?
Cả hai chúng tôi đều nói:
- Cho qua đi bố.
- Mới ra trường đã rét rồi hả các con?
Thành gãi đầu:
- Chả là con có nghe câu truyền miệng:
Đường dài là đường Trần Hưng Đạo.
Gái xạo là gái Tây Ninh!
- Thôi xin bố tha cho chúng con làm phước.
Ông lão vẫn vui:
- “Thằng” nữa là “ thằng” 50 đang đóng tại Củ Chi.
Hai chúng tôi đồng loạt:
- Củ Chi, Chỉ Cu! Nghe đã nhột rồi. Bố cho qua luôn nghe bố!

Ông già di ngòi bút xuống một vùng có mầu xanh bát ngàn của đước, bần và dừa nước. Ngọn bút của ông dừng lại một huyện lỵ có một con sông xanh ngăn ngắt, có chỗ thóp lại như cái vòng eo con gái, có chỗ phình ra như cái bụng cuả một thiếu phụ đang mang bầu, đang ôm ấp rạo rực.
- Thằng 46 này đóng bản doanh tại Cần Giuộc, năm vừa qua, có hai sĩ quan tử trận...
Thành ngạc nhiên:
- Cả năm mới có hai sĩ quan tử trận trong một chiến trường khốc liệt như thế này thì có gì lạ hả bố.
Ông Thiếu tá già cười hinh hích:
- Cái lạ là chúng chết. . .Trên giường của các em nội tuyến Việt Cộng, ngay sau khi chén xong bát cơm mới chợ Đào mới chết chứ! Hai thằng bay có muốn theo chân đàn anh ấy không? Khoái gái Long An rồi hỉ?
Thành lại đía:
- Thà một phút huy hoàng rồi phụt tắt, bố ạ.

Ông Thiếu Tá già gấp tập hồ sơ lại:
- Bây giờ nói chuyện nghiêm túc. Mời hai ông “Tướng” ra Đức Hòa ăn cơm, đúng 2 giờ, sửa sang quân phục, vào trình diện ông Tướng thật, nhớ đúng giờ nghe mấy cha nội.
Nghe đến ông Tướng thật này, tụi tôi đã mất hứng, vì những lời đồn đãi vì tính “réc lô” của ông ta.

Đúng giờ. . .Tôi và Thành đứng trước văn phòng Tư lệnh, cửa mở toang, chúng tôi dáo dác tìm sĩ quan Chánh văn phòng, nhưng không thấy.
Tôi bảo Thành:
- Chẳng thấy ma nào cả.

Tôi tiến đến gần một ông, có lẽ là hạ sĩ quan, đang mặc cái áo thung, quần lính, đang ngồi ở tam cấp bên cạnh:
Thành hỏi:
- Ê, chú lính kia, văn phòng văn phiếc cái gì mà chẳng có một mống nào cả là làm sao?
Ông hạ sĩ quan hỏi:
- Mấy ông mới ra trường hả, sao thấy không khí tác chiến thế nào?
Thành bỗng ra oai:
- Bộ ông là lính mà muốn cà giỡn với sĩ quan hả ?Tôi hỏi ông Văn phòng có làm việc không?
Tôi nhìn ông lính già còm cõi mà thương, ông già hình như vẫn quen bị quát nạt, vẫn từ tốn nói:
- Hình như Thiếu tướng vừa đi thị sát mặt trận về thì phải, còn Thiếu tá Chánh văn phòng, vợ đau, đi phép rồi. Các Thiếu úy chờ một chút đi!
Thành kéo tay tôi:
- Tao với mày trở lại phòng Tổng quản trị giả lã với ông già gân kia một chút rồi dọt lẹ. Con bồ tao nó đang chờ ở Sài Gòn.

. .Vị Thiếu tá già cười:
- Sao gặp “Sếp” xong rồi phải không? Sự vụ lệnh đây, tớ viết cho các ngươi trước hai ngày. Chơi vừa vừa thôi nha, mào gà với thổ lậu không theo quý con đi hành quân được đâu đấy. Mà “sếp” hôm nay sao ban huấn từ ngắn gọn vậy?
Thành trả lời:
- Văn phòng Tư lệnh gì mà vắng như cái chùa Bà Đanh, Chánh văn phòng chẳng thấy, Tướng. . . Tiếc cũng chẳng thấy?
Vị thiếu tá há hốc mồm:
- Các con nói sao? Chính bố mày đây, mới đem sự vụ lệnh của mấy con cho ổng ký, các con nói chi lạ rứa?
Vẫn Thành:
- Không thấy ai thì nói không thấy, chúng con nói dóc bố hả. Đã thế còn gặp thằng cha lính già nói năng lôm côm.
Vị Thiếu tá hỏi dồn:
- Ông già nào?
Thành bực tức:
- Thì cái thằng lính già hay hạ sĩ gì đó, mặc cái áo thung cháo lòng, ăn nói cà chớn!
Ông Thiếu tá hỏi dồn:
- Rồi các ông nói với ông ta làm sao?
Thành nổi nóng thật sự:
- Bố ơi, Bố làm sao vậy? Lính ra lính, quan ra quan. Con chửi vào mặt nó rồi!
Nét mặt của vị sĩ quan già bỗng xạm lại:
- Chết cha các con rồi, các con ơi. Ông đó là ông Tướng Tư lệnh đó!
Mặt Thành không còn hột máu, ông Trưởng phòng vừa lôi hai đứa chúng tôi trở ngược văn phòng Tư lệnh vừa nói:
- Đúng là con số 13.

Hai thằng tân sĩ quan mới ra trường ngổ ngáo, coi trời bằng vung, biến thành hai con chi chi, trong khi ông lính già lúc nãy, biến thành ông Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn trong quân phục Nhẩy dù với hai ngôi sao lấp lánh trên ve áo, đang vừa uy nghi, vừa như hai tảng băng ngồi kia.
Thành biết tội, xưng danh như hét:
- Thiếu úy Nguyễn Đức Thành, số quân 65/ 119….. . Trình diện và xin lỗi Thiếu tướng!
Sau đó đến lần tôi, tôi cũng trình diện như thế nhưng bỏ hai tiếng xin lỗi đi.

Thiếu tướng Chinh, đứng phắt dậy, với một động tác nhanh, gọn, cứng cáp ông giơ tay chào lại. Con “tim non” cuả hai thằng tôi nhẩy nhót trong lồng ngực cho đến khi ông vừa cười, vừa bắt tay chúng tôi.
Ông hỏi Thành:
- Tại sao cậu xin lỗi tôi?
Thành bẻn lẻn:
- Tại tôi vừa. . .chửi Thiếu tướng!
Thiếu tướng Chinh cười ha hả:
- Không biết, không có tội. Vả lại cậu chỉnh tớ lúc đó là phải. Phải vào tay tớ, tớ còn hoạnh họe cho ra nhẽ. Xem “cái anh chàng” đó cấp bậc gì, làm ở phòng ban nào, giờ hành chánh sao lại ăn vận như thế nữa cơ?

Sau khi thân mật hỏi han, khuyên bảo cách cư xử với những người lính sao cho công bằng, sao cho có tình thân, tình người. Ông chấm dứt phần thuyết giảng:
- Hai Thiếu úy đưa sự vụ lệnh đây.
Ông lấy bút hí hoáy cái gì rồi trao cho chúng tôi, ông đứng lên vỗ vai từng đứa:
- Tôi hy vọng sẽ đến tận mặt trận gắn huy chương cho các bạn, gắng lên nghe.
Chúng tôi hớn hở mang cái không khí ấm áp ấy ra về. và chúng tôi còn thấy ấm áp hơn khi thấy hàng chữ ông viết trên sự vụ lệnh:
“Cho đương sự đi phép 4 ngày, trước khi trình diện đơn vị mới”
Tôi kể câu chuyện nhỏ này như một tấm lòng của một thuộc cấp đối với vị chỉ huy đáng kính của tôi.

Tôi có đọc bài viết của ông Đặng Văn Nhâm mạt sát các tướng lãnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trong đó có hai vị Tướng mà tôi đã là thuộc cấp là Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Phan Trọng Chinh.

Từ ngày mất nước đến giờ, tôi vun bón một thói quen có từ ngày còn mũ mão: Chỉ nên đánh giá thượng cấp của mình qua tinh thần phục vụ Quân Đội, đạo đức và phong thái của vị đó đối với thượng cấp và thuộc cấp của ông ta. Còn kỳ dư, tôi trộm nghĩ, chúng tôi là những người xuất thân từ các trường quân sự, chứ không phải từ các nhà tu. Do vậy, trong khói súng trận mạc vô tình và tử sinh cận kề, có lúc chúng tôi sa đà vào những cuộc tình chằng chéo, cũng như lầm lẫn một cách tự tin vào sự chính đáng và không chính đáng với những cái tặc lưỡi:
- Không biết ngay đêm nay, hay chiều mai mình có còn được sống trên cõi đời mong manh này nữa không nhỉ?

Tuy nhiên đa phần những người lính trận chúng tôi, thường biết dừng lại ngay lằn vạch của đạo lý. Còn đối với những người không tự chủ được, chúng tôi cũng không lên án họ. Chúng tôi chỉ kiên quyết, thậm chí khinh bỉ khi thấy chiến hữu mình có tinh thần chủ bại, tránh né mặt trận đang diễn ra phía trước.

Tóm lại, trong chiến tranh, chúng tôi nhìn vào vị chỉ huy, đồng môn, đồng cấp với mình. Thuộc cấp của mình bằng việc làm, sự cống hiến cho Đại cuộc của người đó chứ không phài con người phàm tục của người đó. . .
Thói quen thứ hai mà tôi vun bón tóm gom chỉ vào một chữ Nhẫn, mà tôi treo trang trọng bên cạnh di ảnh của mẹ tôi, người đã mặc khải cho tôi về cái cương nhược của triết lý nằm lọt thỏm trong một chữ này. . .

. . . Tôi cũng đã học thuộc lòng bài Tự Tình Khúc của Cao thánh nhân, cái thái độ dung dị của một người, lên chưa tới mình voi, xuống thì xuống hơn con chó: “Buổi sáng còn ngồi xử án trên chốn công đường. Buổi chiều đã là thân tội đồ ngay dưới chiếu!”
Nhờ vậy, khi bị ném vào trại cải tạo, trong khi bạn bè tôi cứ điên tiết lên khi phải tiếp xúc với bọn hạ tiện quản giáo. Tôi khuyên họ chỉ có một câu:
- Nếu họ cao sang, họ chẳng phải bọn giá áo túi cơm, chẳng phải là Việt Cộng. Và giá như bây giờ tôi sẽ thêm vào: Chẳng phải thứ bìm bìm leo giậu đổ như ông ĐVNhâm! Vì, đối với những người lính chúng tôi, phần đời đáng sống nhất đã sống rồi. Phần đời tủi nhục nhất đã tủi nhục rồi.

Cho nên bây giờ khi mất gươm quy khứ, có bị liếm mặt cũng không sao bởi có thấm thía gì đâu với quá khứ vừa hào hùng, vừa nhục nhã vừa qua kia chứ!

Thói quen thứ ba tôi cũng đang “củng cố” là: Phải cẩn thận khi viết! Phần này, tôi nghĩ tào lao theo kiểu lính tráng: Văn học là nhân học, có nội hàm là con tim, có ngoại diện là văn chương, mà Văn là đẹp, Chương là sáng. Chủ về Nghĩa tâm can, chứ không chủ về Chữ phù phiếm.
Ông Duyên Anh chết đi để lại vài lời ong tiếng về cách hành xử ngổ ngáo của ông, nhưng ông cũng đã để lại cho kho tàng văn học những cuốn sách có giá trị mà ngay cả những người đố kỵ ông ta, cũng không thể phủ nhận được. Tôi chỉ muốn nhắc một câu nói bổ bã trong khi ruợu vào của ông:
- Cần đ. gì phải quan tâm đến dấu chấm phẩy, chờ khi nào VN có hàn lâm viện hẵng hay, chấm phẩy sao chẳng được, miễn sao diễn đạt được cái ý của mình.

“ Phải cẩn thận khi viết”. Bút sa thì gà chết, bạn có thể bao biện về ngôn từ của một câu văn, nhưng nếu bạn có liêm sĩ, bạn không thể lấp liếm cái Nghĩa của câu mà vì sân si hỉ nộ nhất thời, bạn đã phóng bút viết ra.
Ông Đặng Văn Nhâm, sau nhiều bài viết, có dụng ý của một người “ Đốt Đền”, thấy dư luận, nhất là dư luận bất lợi từ những người một thời mặc áo lính, ông có viết một bài phân trần. Thường thì, đọc xong một bài phân trần của ai, người có lòng nhỏ nhen đến mấy, lòng cũng thấy dịu lại. Nhưng đọc xong bài của ông Đặng Văn Nhâm. Những người giận ông lại đâm ra thù ông. Còn bản thân tôi nghĩ ngay đêm một anh chàng say rượu, có bộ dạng như anh Chí Phèo, tay cầm mấy cái mảnh chai. Chân nam đá chân chiêu, vừa như phân giải, vừa như đe dọa:
- Thằng nào con nào bảo nhà ông say, ông đánh cho bỏ mẹ đấy.
Người lớn trẻ con, tránh dạt qua hai bên đường. . .

Tôi lại trở về với bà mẹ Nhẫn của tôi. . .
Nhà tôi ngay trong lòng chợ Hóc Môn, khi anh em chúng tôi bắt đầu khôn lớn. Mẹ tôi gửi tứ tung anh em chúng tôi đến các cậu, mợ, cô, dì để trọ học. (Chắc vì có chút chữ nghĩa nên mẹ tôi muốn nghe theo lời khuyên của Mạnh mẫu không muốn con mình bị ám trong không khí của chợ búa chăng?)
Có một buổi sáng chủ nhật, tôi bỗng choàng dạy khi nghe thấy tiếng ai quát nạt ngoài cửa:
- Bà Tú đâu, sao cứ đổ nước lên sạp của tôi thế này?
Hình như mẹ tôi đã để sẵn một cái rẻ lau, tất tưởi chạy ra, vừa lau vừa xin lỗi:
- Xin lỗi bà, xin lỗi bà.
Chị tôi giận lắm, nói với mẹ:
- Sao mẹ hiền thế, cái sạp cá của bà ta, cách xa cửa nhà mình hàng mấy thước, nước nào, ai đổ mà sáng nào bà ta cũng sinh sự với mẹ vậy?
Mẹ tôi cười hiền từ:
- Ối dào, lời lẽ đâu mà chửi lộn với họ cơ chứ?
Ngày mẹ tôi chết, bà hàng cá ấy đã bỏ cả mấy buổi chợ để đến giúp tang. Khi hạ huyệt, tiếng khóc của bà ta lại nghe rất bi ai thảm thiết!

Không biết bà ta tiếc, khi mẹ tôi chết rồi, không còn ai để bắt nạt, hay chữ nhẫn của mẹ tôi đã cảm hóa người đàn bà nanh nọc kia?

NGUYỄN TRỌNG HOÀN
( Chủ Biên Điện Báo Hải Ngoại Phiếm Đàm )

No comments: