Mời quý vị hữu xem lại một chi tiết trong bài viết dưới đây của Tác giả Phan đức Minh dưới nhan đề :
Tại sao có cuộc Đảo Chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm?
Xin trích đoạn văn dưới đây để biết lý do TT . Ngô Đình Diệm đã đi đến quyết định di chuyển chiến thuật Sư đoàn 9 BB từ miền Trung (Quy Nhơn) vào thay thế Sư đoàn 7 BB ( Mỹ Tho) vào đầu năm 1963 ! Tiếc thay do nghe lời khuyên dụ của vài vị tướng lảnh lúc đó mà cuối cùng thay vì hoán đổi căn cứ Bộ Tư lệnh , vùng chiến thuật với Sư đoàn 7 BB để trú đóng tại Mỹ Tho ( gần với thủ đô Sài Gòn khoảng 70 km ) Toàn thể các đơn vị quân số của Sư đoàn 9 BB hoán chuyển với Sư đoàn 21 BB để trú đóng tại Sa Đéc , Sư đoàn 21 BB dời về Sóc Trăng !
Do cách sông Tiền và bến phà Mỹ Thuận nên Sư đoàn 9 BB dưới sự chỉ huy của Tư Lệnh Đại tá Bùi Dzinh đã không hoàn thành nhiệm vụ lịch sử dẹp « đảo chánh 01 /11/1963 » để có thể lật trang sử mới của nền đệ nhất Cộng Hoà miền nam VN !
http://sd9bb.tripod.com/
BDz
* Ngày 2-1-1963: Tại Ấp Bắc, cách Sài Gòn 40 dậm về phiá Đông Nam, gần 2 Trung Đoàn (2,500 quân) thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, trang bị vũ khí tự động, có xe tăng, thiết vận xa, pháo binh và không quân ( cả khu trục cơ lẫn trực thăng ) yểm trợ, mở cuộc hành quân bao vây, tiêu diệt 1 lực lượng cộng sản gồm chừng I Tiểu Đoàn ( battalion ) hơn 300 quân chủ lực địa phương, với hoả lực yếu kém hơn rất nhiều, lại không có xe tăng cũng như không quân, pháo binh yểm trợ. Kết quả thật là đau buồn: Cộng quân lợi dụng đêm tối, thoát khỏi vòng vây gần như toàn vẹn chủ lực, sau khi đã gây cho quân chính phủ những tổn thất đáng kể.
Thật là một cơ hội bằng vàng để bọn tài phiệt quốc tế dùng ảnh hưởng, sức mạnh cuả đồng đô la mà lái các cơ quan truyền thông, hướng dẫn dư luận, gây áp lực tại Hoa Kỳ, từ Quốc Hội cho đến chính phủ phải bằng mọi giá đổ quân tác chiến cuả Mỹ vào Việt Nam ngay lập tức. Nếu không, “ Tiền đồn chống cộng – Advanced Post resisting the communists “ cuả Mỹ tại Á Châu sẽ xụp đổ” và Chính sách ngăn chặn cộng sản” cuả Mỹ trên thế giới sẽ thất bại và… nền anh ninh cuả chính nước Mỹ cũng sẽ bị lâm nguy…
De : PhungSuXaHoi@yahoogroups.com [mailto:PhungSuXaHoi@yahoogroups.com]
Envoyé : dimanche 2 novembre 2014 04:43
À : phuchung@yahoogroups.com; longtien group; HNCGroup; huongvechua; DD PhoNang; phungsuxahoi; VN-TD
Objet : [PhungSuXaHoi] T?i sao có cu?c Ð?o Chánh l?t d? T?ng Th?ng Ngô Ðình Di?m? Phan Ð?c Minh
Thời gian này, có rất nhiều bài viết xuất hiện trên các trang mạng , trên các điện báo, báo in của người Việt định cư khắp nơi trên thế giới , nói về nhân vật lịch sử Tổng Thống Ngô Đình Diệm , về biến cố ngày 1 tháng 11 – 1963 tại Nam Việt Nam, cũng như những buổi Lễ tưởng niệm nhân vật lịch sử này. Một số bạn trẻ trưởng thành nơi hải ngoại liên lạc bằng điện thư hoặc gặp chúng tôi, hỏi về chuyện “ Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Đình Diệm, ngày 1 tháng 11 – 1963 tại Việt Nam ? “ xem ý kiến ra sao. Tất nhiên là người viết chỉ có thể nói sơ qua và hẹn gặp nhau trên trang báo này để có thể bàn luận với nhau nhiều hơn. Vì vậy cho nên bài viết này được đưa ra, mong trả lời các bạn trẻ đó, đồng thời đóng góp chút ít vào công việc làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử quan trọng, có ảnh hưởng lớn lao đến sự…mất còn, xụp đổ của Nam Việt Nam sau đó, cũng như ảnh hưởng đen tối của nó còn kéo dài cho tới bây giờ. Muốn tìm hiểu kỹ lưỡng, sâu xa hơn, tất nhiên là chúng ta phải tìm đọc những cuốn sách đáng tin cậy về chuyện này…
Tình hình trước khi xẩy ra cuộc Đảo Chánh:
Những tháng giữa năm 1960, Ông Diệm với tư cách Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, đi thăm các Bộ Tư lệnh Quân Khu I – 2 – 3 – 4 và Quân Khu Thủ Đô để nói chuyện với các Sĩ Quan trong quân đội, các Quân Binh Chủng về một vấn đề vô cùng quan trọng là: chính quyền Mỹ lúc đó muốn đổ quân tác chiến ( Combatant forces ) vào lãnh thổ Nam Việt Nam để đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản trên chiến trường này, tất nhiên là theo chủ trương, chính sách của Hoa Kỳ… Tại Hội trường Bộ Tư lệnh Quân Khu I, Đà Nẵng, trước mặt rất đông Sĩ Quan: cấp Tướng, cấp Tá và cấp Úy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nói rõ ý chí cuả Ông là nhất định không chấp nhận cho chính phủ Mỹ đổ quân tác chiến vào Nam Việt Nam, mà chỉ chấp nhận vai trò cuả người Mỹ trong nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà. Ông nó:
“Chúng ta cần có sự cố vấn và huấn luyện cuả người Mỹ, chúng ta cần có sự viện trợ quân sự, kinh tế cuả người Mỹ, nhưng chúng ta không cần và nhất định không chấp nhận để cho người Mỹ chiến đấu thay thế cho chúng ta trong công cuộc bảo vệ Quê Hương, Đất Nước này. Chúng ta đang phải đương đầu với với một cuộc chiến tranh ý thức hệ ( ideological war ) giữa chủ thuyết “Quốc Gia-Dân Tộc “ tự do, dân chủ của chúng ta và “ học thuyết ảo tưởng – Utopian doctrine “ của cộng sản, xây dựng trên nền tảng tuyên truyền, lừa bịp có hệ thống, có khả năng lôi cuốn đông đảo quần chúng vào một cuộc chiến tranh nhân dân, trường kỳ kháng chiến, để tiến tới một thiên đường không bao giờ có thực . .. Cuộc chiến đấu này không thể đơn thuần giải quyết bằng sức mạnh cuả vũ khí chiến tranh, nhất là bằng một đạo quân viễn chinh từ một quốc gia khác kéo đến. Nếu người Mỹ làm việc đó, chúng ta sẽ mất hết chính nghiã, mất sự hậu thuẫn cuả nhân dân, tôi sẽ trở thành Tổng Thống bù nhìn và anh em, các Sĩ Quan sẽ chỉ còn là những kẻ đánh thuê cho ngoại quốc…”
Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói thật nhiều, với tất cả tấm lòng và trái tim cuả Ông. Rồi ông kêu gọi tất cả các Sĩ Quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà đã từng nêu cao tinh thần anh dũng, can đảm trên mọi chiến truờng khắp các Vùng Chiến Thuật ( tactical areas), hãy cùng Ông bằng mọi giá, giữ vững lập trường, đi đúng đường lối lãnh đạo chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc mà ông đã vạch ra và quyết tâm theo đuổi, bất chấp mọi sức ép bất cứ từ đâu đến ! Những cánh tay giơ lên, những tiếng hô vang làm rung chuyển cả Hội Trường Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I- Quân Khu I “Quyết tâm ủng hộ Tổng Thống ! Quyết tâm giữ vững lập truờng chiến đấu cuả Tổng Thống để bảo vệ Tổ Quốc !”
Tôi lúc đó chỉ là một Chuẩn Uý hiện dịch, nhưng với cái vốn kinh nghiệm gần 7 năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, 2 lần bị Tây bắt nhốt vào tù, và hơn 6 năm trong hàng ngũ quân đội Việt Nam Cộng Hòa, chống cộng sản, tôi cũng đủ trí khôn để thông cảm với những khó khăn, nguy hiểm đang đợi chờ Ông Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thổng đầu tiên cuả nền Cộng Hoà non trẻ tại Nam Việt Nam. Tôi nhìn các Sĩ Quan đàn anh đứng chung quanh, hình như ai nấy đều linh cảm thấy có một cái gì nặng nề, nguy hiểm đang đợi chờ vị Tổng Thống khả kính và can đảm cuả mình. Phải thành thực mà công nhận rằng: vào thời gian đó, dưới sự lãnh đạo cuả Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Quân Đội ra Quân Đội, Tướng Tá ra Tướng Tá, Sĩ Quan ra Sĩ Quan, chớ không có… hổ lốn, bát nháo như tình trạng cuả những thời gian sau này, sau khi TT. Ngô Đình Diệm không còn nưã.. Lúc đó, tôi không phải là người cùng tôn giáo với Ông Diệm, mà trong cương vị một quân nhân hiện dịch thuần tuý, từng bỏ hàng ngũ cộng sản, tìm đến hàng ngũ quốc gia để chống lại cộng sản, lúc này chỉ nghĩ đến quân đội, đến việc chống cộng, nhưng cũng thấy như mắt mình nhoà đi… Tôi cầu xin Ơn Trên phù hộ, che chở cho Ông, cũng như cho Đất Nước này…
* Ngày 19-6-1960: Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Elbridge Durbrow, gửi cho ngoại trưởng Mỹ, Christian Herter ở Hoa Thịnh 1 điện văn mật, thông báo tình hình Sài Gòn: Có thể có 1 cuộc đảo chánh nhằm lật đổ chính quyền cuả TT. Ngô Đình Diệm, trong khi đó ở nông thôn, hoạt động cuả cộng sản gia tăng mạnh mẽ… Phần cuối, bản văn kết thúc “Nếu thế đứng cuả Ông Ngô Đình Diệm tiếp tục giảm sút, không còn phù hợp với tình thế chính trị, tâm lý, kinh tế và an ninh tại đây nưã thì có thể là điều mà chính phủ Hoa Kỳ nên tính đến những phương cách khác để hành động và thay thế người lãnh đạo hầu đạt đến những mục tiêu cuả chúng ta… ( If Diem’s position in the country continues to deteriorate as result failure adopt proper political, psychological, economic and security measures, it may become necessary for US Government to begin consideration for alternative courses of action and leaders in order to achieve our objectives…)".
* Ngày 11 – 12 tháng 11-1960 : Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Lữ Đoàn nhẩy dù và Trung Tá Vương Văn Đông chỉ huy một lực lượng quân sự gồm vài Tiểu Đoàn nhẩy dù và 1 đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến, bao vây dinh Tổng Thống để làm một cuộc đảo chánh với lý do được công bố trên đài phát thanh Sài Gòn đã bị quân đảo chánh chiếm giữ “…Ông Diệm đã tỏ ra không đủ khả năng cứu đất nước khỏi họa cộng sản cũng như bảo vệ sự đoàn kết quốc gia… – Diem has shown himself incapable of saving the country from Communism and protecting national unity…”
Biết rằng cuộc âm mưu đảo chánh này không do những nhân vật chính trị có danh tiếng, không có hậu thuẫn chính trị thực sự cuả dân chúng, không có sự tham gia cuả các Tướng Lãnh cũng như đông đảo lực lượng quân đội dưới quyền, cho nên ông Diệm tạo thế trì hoãn, thoái thác nhượng bộ trước sự đòi hỏi cuả phe đảo chánh là từ bỏ chính quyền và đợi cho các lực lượng quân đội, hầu hết vẫn còn trung thành với ông, cùng ông theo đuổi đường lối chống cộng đã vạch ra, từ các nơi kéo về dẹp loạn. Cuộc đảo chánh bất thành vì quá non kém về tổ chức, lãnh đạo, cũng như đường lối chinh trị và quân sự. Tuy nhiên cuộc đảo chánh bất thành này đã đem lại cho chính quyền cuả TT. Ngô Đình Diệm những bài học quan trọng:
A.- Cộng sản ngày càng tích cực tung cán bộ vào thành phố khai thác những mâu thuẫn, bất đồng giưã chính quyền và các nhân vật, các nhóm chống đối tại thành thị. Những mâu thuẫn này tất nhiên phải có trong hoàn cảnh miền Nam Việt Nam đang phải thực hiện một xã hội tương đối tự do, dân chủ, phồn thịnh (hơn hẳn miền Bắc . Có tự do, dân chủ khá nhiều cho nên các lực lượng, nhóm người chống đối này khác mới có hoàn cảnh, điều kiện mà hoạt động chống chính quyền, chớ còn như tình trạng Việt Nam hôm nay, dưới chế độ cộng sản, thì chính quyền thấy chống đối bằng bạo lực, là lập tức dùng công an, quân đội bằng võ lực tiêu diệt ngay, còn chi nữa mà chống đối. Chính quyền miền Nam lúc đó, cùng một lúc phải đối phó với hoàn cảnh đất nước như thế, lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lăng, phá hoại toàn diện cuả cộng sản Hà Nội, được chỉ đạo và yểm trợ từ Mạc-Tư-Khoa cũng như từ Bắc Kinh, theo “Đường lối cách mạng vô sản toàn cầu cuả Đệ Tam Quốc tế – Global Proletarian Revolution Policy of the Third Internationa l”.
B.- Thi hành 1 đường lối vô cùng khó khăn khả dĩ đáp ứng được nhu cầu cuả tình thế : Giữ vững chính quyền đang bị âm mưu khuynh đảo từ bên ngoài do bọn tài phiệt quốc tế ( International Financial Oligarchy ), ở bên trong thì do cộng sản chỉ đạo. Ngay trong nội bộ hàng ngũ quốc gia cũng có những phần tử ham danh, hám lợi cũng như quyền lực, đang lợi dụng không khí tự do, dân chủ của xã hội miền Nam, nhất là truyền thông, báo chí , tạo ra hay chờ đợi thời cơ để hành động.
C.- Giữ vững tinh thần kỷ luật và lòng trung thành cuả quân đội, là sức mạnh bảo vệ chính quyền, chế độ, đồng thời giữ vững sự đoàn kết các tôn giáo là sức mạnh hậu thuẫn cuả nhân dân, nhưng cả hai: Quân Đội và Tôn giáo lại là những mục tiêu quan trọng nhất mà cả 3 lực lượng chống phá nói trên (Tài phiệt quốc tế, cộng sản và các nhóm chống đối trong nước) đang quyết tâm nhắm vào để tạo ra một động lực làm nổ bùng một cuộc đảo chánh khác, có tầm vóc quy mô, có tổ chức tinh vi và …” cao cấp “ hơn cuộc đảo chánh đã thất bại một cách dễ dàng ngày 11 tháng 11 năm 1960.
* Ngày 20-12-1960 , để đánh lưà dư luận quốc tế, để thu hút các nhóm chống đối và lôi kéo nhân dân Miền Nam, cộng sản Hà Nội tuyên bố chính thức cho ra mắt công khai "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam" tại 1 Chiến Khu ( Strategic war zone) cuả cộng sản tại phiá đông miền Nam Việt Nam, thành phần bao gồm chừng 100 nhân vật nói là đại diện cho các nhóm chính trị đối lập với chính quyền, đại diện cho các tôn giáo có mặt tại Nam Việt Nam, các lực lượng vũ trang còn sót lại sau khi bị quân chính phủ đánh tan trong các chiến dịch hành quân tại miền Tây trước đó ít năm. Mặt trận này thực sự đặt dưới quyền lãnh đạo cuả một cán bộ cao cấp cuả Hà Nội, thuộc "Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng ( Political Bureau of the Party’s Central Committee)".
* Ngày 1 tháng 4-1961: Cộng sản tung một Tiểu Đoàn chủ lực quân, có du kích địa phương tăng cường, gồm hơn 400 quân, tấn công thử sức vào 1 ngôi làng chiến đấu kiểu mẫu cuả “Quốc sách ấp chiến lược – National policy of Strategic Hamlets ” thuộc Tỉnh Kiến Hoà, nhưng bị quân đội Cộng Hoà đánh tan và bị thiệt hại nặng nề. Hai ngày sau, cộng sản thử sức lần nưã bằng cách tấn công vũ bão và bất ngờ vào khu vực Bến Cát, phiá Bắc Sài Gòn, nhưng hơn 100 quân cộng sản bị quân Cộng Hoà tiêu diệt, bỏ xác tại trận.Cộng sản buộc phải đổi hướng, tập trung nỗ lực vào những hoạt động võ trang phá hoại tại các thành phố, tung cán bộ len lỏi vào trong các tầng lớp nhân dân, hàng ngũ tôn giáo nào có đông đảo quần chúng ( nhưng hàng ngũ thiếu huấn luyện, tổ chức không chặt chẽ ) để tìm cơ hội gây xáo trộn chính trị tại các thị trấn, nơi tập trung đông đảo dân cư, làm suy yếu chính quyền Miền Nam thay vì nôn nóng giành chiến thắng quân sự để hỗ trợ cho các hoạt động chính trị và ngoại giao.
Vice President Lyndon B. Johnson meets Mr. Ngo Dinh
Nhu at Gia Long Palace, Saigon 12-5-1961
Nhu at Gia Long Palace, Saigon 12-5-1961
* Ngày 12-5-1961: Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson, trong cuộc viếng thăm Á Châu, đã gặp Tổng Thống Diệm tại Sài-gòn. Ông Johnson ca tụng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một Churchill cuả Á Châu và nói, “Đối với thế đứng cuả Hoa Kỳ tại Á Châu, Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nhân vật, là người bạn không thể thiếu được.” Tuy nhiên, khi trở về Mỹ, ông Johnson lại báo cáo cho Tổng Thống Kennedy cũng như cho các nhân vật chính trị cao cấp biết rằng: "Ông Diệm vẫn giữ vững lập trường không có quân chiến đấu cuả Hoa Kỳ tại Việt Nam, trừ phi cộng sản Hà Nội xua quân tràn qua vĩ tuyến 17 một cách đại quy mô như cộng sản Bắc Hàn đã xua quân tràn qua vĩ tuyến 38 hồi 1950".
Do lập trường cương quyết Bảo vệ Chủ quyền Quốc gia, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã luôn hy sinh để tranh đấu cho sự Độc lập Dân tộc và ngày 09.05.1961, đã bày tỏ với Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đang viếng thăm chính thức Việt Nam rằng quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng, việc gửi Quân đội tác chiến Hoa kỳ đến Việt Nam, ông cương quyết từ chối : Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi ? Với người Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn ghi sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ tin những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghĩa. Tháng 11.1961, Đại sứ Frederick Nolting được yêu cầu từ tòa Bạch ốc gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm về vấn đề quân chiến đấu Mỹ ( được xem như ‘chia sẽ trách nhiệm ). Tổng Thống Ngô Đình Diệm trả lời : «Chắc Đại sứ cũng hiểu, những đề nghị ấy đụng chạm tới vấn đề trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, Việt Nam không muốn là một nước bị bảo hộ ( Vietnam does not want to be a protectorate) ».
* Ngày 18-9-1961: Cộng sản bất thần mở trận đánh lớn cấp Trung Đoàn (Regiment ), tung 1,500 quân bao vây và đành chiếm Tỉnh Lỵ Phước Vinh, sau khi đã mở chiến dịch gồm 41 trận đánh lớn nhỏ trên khắp lãnh thổ Miền Nam để áp đảo và chia sẻ lực lượng đối phương. Sau đó 3 tuần lễ, tại diễn đàn Quốc Hội, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chính thức tuyên bố với quốc dân và thế giới, là Việt Cộng, với sự chỉ đạo và yểm trợ cuả cộng sản quốc tế đã chính thức biến cuộc chiến tranh du kích trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà thành một thứ chiến tranh xâm lăng quy mô thực sự, có sự tham chiến cuả quân chính quy cộng sản Bắc Việt, được trang bị tối tân, hùng hậu với đầy đủ pháo binh cỡ nặng, xe tăng, thiết giáp…
Bọn tài phiệt quốc tế, buôn bán chiến tranh, càng thêm cơ hội để tung tiền và thủ đoạn để đưa đám “ Lobbyists ” vào các hành lang, ngõ ngách cuả Quốc Hội, hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, dọn đường cho một kế hoạch ào ạt đổ quân tác chiến cuả Mỹ và lôi kéo một số đơn vị quân đội Đồng Minh vào chiến trường Nam Việt Nam. Chậm chân là thiệt hại cả… núi đô la chớ không phải chuyện đuà. Nhưng, lại tiếng nhưng ở chỗ này ! Nhưng Ông Diệm nhất định không chấp nhận cho quân đội tác chiến cuả Mỹ chiến đấu tại Nam Việt Nam. Còn Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy thì cũng không hăng hái, thiết tha cho lắm với việc đổ quân tác chiến cuả Mỹ vào chiến trường Miền Nam trong hoàn cảnh lúc này, không như lúc cộng sản Bắc Hàn xua quân cấp Quân Đoàn ( Army Corps) tràn qua vĩ tuyến 38 hồi năm 1950… Ông Kennedy vẫn trung thành với “ Đường lối ngăn chặn – Containment Policy ” để chống lại sự bành trướng cuả phong trào cộng sản trên thế giới từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, bằng những phương cách ít tốn sinh mạng người Mỹ nhất, trừ trường hợp nền an ninh cuả Mỹ bị đe dọa trực tiếp, nghiã là ông Kennedy chỉ chấp nhận hy sinh nhân mạng cuả Mỹ trong “ Trường hợp tối cần thiết – In case of absolute necessity ”.
Thế thì “chúng nó ” bắt buộc phải loại trừ Ông Diệm khỏi ngôi vị lãnh đạo Nam Việt Nam trước đã, và sau đó bất cứ kẻ nào làm ngăn trở việc đổ quân tác chiến cuả Mỹ vào Nam Việt Nam cũng đều bị “chúng nó” xoá sổ hết ( kể luôn cả Tổng Thống Mỹ ).
* Ngày 2-1-1963: Tại Ấp Bắc, cách Sài Gòn 40 dậm về phiá Đông Nam, gần 2 Trung Đoàn (2,500 quân) thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, trang bị vũ khí tự động, có xe tăng, thiết vận xa, pháo binh và không quân ( cả khu trục cơ lẫn trực thăng ) yểm trợ, mở cuộc hành quân bao vây, tiêu diệt 1 lực lượng cộng sản gồm chừng I Tiểu Đoàn ( battalion ) hơn 300 quân chủ lực địa phương, với hoả lực yếu kém hơn rất nhiều, lại không có xe tăng cũng như không quân, pháo binh yểm trợ. Kết quả thật là đau buồn: Cộng quân lợi dụng đêm tối, thoát khỏi vòng vây gần như toàn vẹn chủ lực, sau khi đã gây cho quân chính phủ những tổn thất đáng kể.
Thật là một cơ hội bằng vàng để bọn tài phiệt quốc tế dùng ảnh hưởng, sức mạnh cuả đồng đô la mà lái các cơ quan truyền thông, hướng dẫn dư luận, gây áp lực tại Hoa Kỳ, từ Quốc Hội cho đến chính phủ phải bằng mọi giá đổ quân tác chiến cuả Mỹ vào Việt Nam ngay lập tức. Nếu không, “ Tiền đồn chống cộng – Advanced Post resisting the communists “ cuả Mỹ tại Á Châu sẽ xụp đổ” và Chính sách ngăn chặn cộng sản” cuả Mỹ trên thế giới sẽ thất bại và… nền anh ninh cuả chính nước Mỹ cũng sẽ bị lâm nguy… Chúng đem câu nói cuả Lenin, Sư Tổ cuả cách mạng vô sản 1917 tại Nga, người đã mở đường cho phong trào cộng sản thế giới bùng ra hết cách ngăn cản sau thế chiến thứ 2, mà dọa cả nước Mỹ “ Trước hết, chúng ta hãy chiếm giữ Đông Âu, rồi nắm lấy khối quần chúng khổng lồ ở Á Châu, sau đó bao vây Hoa Kỳ là thành lũy cuối cùng cuả chủ nghiã tư bản. Chúng ta khỏi phải đánh đấm chi cả, Hoa Kỳ cũng sẽ rơi vào tay chúng ta như một trái cây đã chín rưã – First, we will take eastern Europe, then the masses of Asia, then we will encircle the United States which will be the last bastion of Capitalism. We will not have to attack, it will fall into our hands like an overipe fruit.” ( The Death of A Nation – John A. Stormer – The Liberty Bell Press – Florissant Missouri, July 1978, Page 14 ).
* Ngày 8-5-1963: Bùng nổ vụ rối loạn, chống đối ở Cố Đô Huế, giưã hàng chục ngàn tín đồ Phật Giáo với nhân viên chính quyền địa phương và các lực lượng an ninh. Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố trên đài phát thanh quốc gia là vụ này có bàn tay cuả cộng sản nhúng vào, gây thêm tình trạng khó khăn cho địa phương, tạo thêm sự mâu thuẫn trầm trọng giưã chính phủ và 1 tôn giáo lớn trong nước. Cuộc rối loạn ngày càng gay go, dữ dội, quyết liệt và khi 1 trái lựu đạn nổ tung trong khu vực đài phát thanh Huế,gây thương vong cho một số người biểu tình chống đối thì tình trạng biến sang hình thức “ Một Tôn giáo lớn nhất trong nước chống lại một hệ thống chính quyền được lãnh đạo bởi 1 Tổng Thống và các nhân vật cao cấp, trọng yếu, đa số là người thuộc Giáo Hội Công Giáo La Mã.” Trái lựu đạn nổ tung đó sau này được biết là do CIA cài đặt người, nhân lúc hỗn loạn, đã ra tay, cho nổ bùng đúng lúc để châm ngòi cho cuộc biểu tình chống đối từ Huế và sẽ lan ra khắp nơi, sau cùng là ngay tại Thủ Đô Sài Gòn, trung tâm quyền lực của Việt Nam Cộng Hòa. Phía chính phủ thì lên tiếng : Tổng Thống Diệm sử dụng người theo nguyên tắc thông thường của các nhà lãnh đạo là căn cứ vào tài năng, đức độ, sự tin cậy, thích hợp cho công việc và lợi ích quốc gia, chớ không phải vì kỳ thị tôn giáo, không kỳ thị Phật Giáo như một số người buộc tội, gán ghép Cho ông Diệm.
Ở điểm này, những người hiểu biết thì cho thấy rằng : Trong hàng ngũ Tướng lãnh của quân đội lúc đó, thử tìm coi có những ai là cùng tôn giáo với ông Diệm ? Trong hàng ngũ các Bộ Trưởng trong chính quyền Ngô Đình Diệm lúc đó, ngoại trừ ông Trần Trung Dung, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống ra, còn có ai là người cùng tôn giáo với ông Diệm ? Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, được ông Diệm tin cậy, quý trọng, là người miền Nam, thì khác tôn giáo với ông Diệm rõ ràng…
Nói một cách rõ ràng thì dưới đây là những Phật Tử được ông Diệm chọn đứng cùng hàng ngũ, phục vụ Đất Nước với ông :
- Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng Thống.
- Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng.
- Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Tổng Trấn Sài Gòn- Gia Định.
- Ông Vũ Văn Mẫu, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao.
- Ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng.
- Ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng phủ Tổng Thống, kiêm Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng.
- Ông Đoàn Văn Thêm, Phó Đổng Lý Văn Phòng.
- Ôn Võ Văn Hải, Chánh Võ Phòng.
- Ông Nguyễn Thành Cung, Tổng Thư Ký.
- Ông Trần Sử, Bí Thư… Tất cả đều là Phật tử.
* Toàn thể Bộ Tham Mưu của Tổng Thống đều là Phật Tử.
* Trong số 18 Tổng Bộ Trưởng, chỉ có 5 người là Công giáo, còn 13 là Phật giáo.
* Bên quân đội, tổng số 19 tướng lãnh có quyền hành nhất, thì đã có 16 tướng là Phật giáo, chỉ có 3 là Công giáo.
Nghĩa là đại đa số những nhân vật, những người nắm giữ và điều hành bộ máy chính quyền thời TT. Ngô Đình Diệm đểu là Phật tử. Đó là chưa kể chính quyền TT.Ngô Đình Diệm đã giúp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thời đó xây dựng nhiều Chùa ( trong đó có chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm …),giúp nhiều sư tăng ra nước ngoài ( nhất là ở Pháp, ở Mỹ … ) học hành đậu đạt bằng cấp cao ( kể cả Tiến Sĩ ) để trở về phục vụ hiệu quả hơn, mở mang các cơ sở giáo dục đào tạo thế hệ trẻ đủ khả năng phục vụ quốc gia, xã hội theo đường lối của tôn giáo mình .
Chính quyền giúp xây dựng chùa Xá Lợi nằm
ở đường Bà Huyện Thanh Quan, Sài Gòn.
ở đường Bà Huyện Thanh Quan, Sài Gòn.
Sau này, nhiều người lại còn hỏi : "bao nhiêu năm nay, Cộng sản Việt Nam đàn áp tôn giáo, kìm kẹp kẻ đối lập, áp bức dân chúng gấp… bao nhiêu lần Ông Diệm, mà sao dân chúng chẳng thấy những phe này, nhóm nọ biểu tình, chống đối, nổi loạn để lật đổ chính quyền cộng sản chi cả. Chỉ thấy gần đây mới có những nhân vật nam nữ đấu tranh ôn hòa cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân quyền ở Việt Nam, đang bị cộng sản hành hạ, bắt nhốt trong tù mà thôi..." Như vậy, người ta có thể hiểu : ở Nam Việt Nam hồi đó người dân có quyền tự do, dân chủ khá rộng rãi cho nên việc biểu tình chống đối chính quyền, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của của cơ quan “ Tình Báo, Gián Điệp của nước bạn đồng minh khổng lồ “ , được Thành Ủy cộng sản ở Huế phối hợp hành động, nắm lấy thời cơ, thúc đẩy dân chúng, dựa vào thế lực tôn giáo, mua chuộc Tướng lãnh quân đội, huy động dân chúng, đưa cán bộ, tranh thủ thời cơ, đẩy cuộc đấu tranh chống chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa vào một thế thuận lợi để giật xập chính quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền đang làm cho mọi hoạt động của cộng sản lâm vào tình trạng điêu đứng, khó khăn, bế tắc… về đủ mọi phương diện : chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Rõ ràng nhất là cộng sản sợ hãi chính sách Tố Cộng, Chiêu Hồi đã lôi kéo quá nhiều cán binh Việt cộng, có cả trung và cao cấp, quay trở về đầu thú, tiết lộ rất nhiều thông tin quan trọng; Cộng sản rất sợ quốc sách ấp chiến lược, bình định nông thôn của ông Nhu… làm tê liệt khả năng của cộng sản trong chiến lược “ nắm vững nông thôn, bao vây và tiêu diệt thành thị “ trong lúc cả hai phía cộng sản cũng như Việt Nam Cộng Hòa đều biết rõ : phía nào nắm vững được nông thôn, bên đó sẽ thắng trong cuộc chiến tranh trường kỳ, phức tạp …trên chiến trường Việt Nam lúc này.
Giúp xây chùa Vĩnh-Nghiêm ở đường Công Lý
Sự rối loạn càng bùng lên dữ đội và lan mạnh tới các thành phố lớn rồi di chuyển trung tâm đấu tranh chống chính phủ về ngay tại Thủ Đô Sài Gòn, nơi tập trung các cơ quan quyền lực quốc gia, các Toà Đại Sứ ngoại quốc, cũng như các cơ sở truyền thông quốc tế. Tại đây, Thượng Toạ Thích Trí Quang, một trong những vị lãnh đạo cao cấp Phật Giáo lúc đó, gốc người Bắc Việt, 2 lần bị Pháp bắt vì tình nghi có liên lạc hoạt động với cộng sản, người được dư luận trong và ngoài nước coi là một nhân vật tôn giáo đặc biệt, có tài tổ chức, lãnh đạo quần chúng trong các hoạt động đấu tranh chính trị… đứng ra phát động và lãnh đạo cuộc đấu tranh cuả dân chúng. Thượng Toạ thông báo cho phiá Mỹ biết là "người Mỹ phải chịu trách nhiệm về những hoạt động cuả chính quyền Sài Gòn do Mỹ ủng hộ… (Thich Tri Quang, a politically sophisticated monk of North Vietnamese origin, twice arrested by French on suspicion of Vietminh connections, stirs the people against Diem and informs US officials, whom he holds responsible for Diem because of US support…). Riêng điều này, kẻ viết, trong thời gian đi kháng chiến, phục vụ trong các các cơ quan lãnh đạo cấp Huyện Ủy của các huyện Tiên Lãng và An Dương, cũng như cơ quan Tuyên Huấn thuộc Tỉnh Kiến An, Hải Phòng, Bắc Việt, đã được biết về vai trò “ chuyên viên tôn giáo vận “ của nhân vật Thích Trí Quang trong hàng ngũ cộng sản, từ hồi năm 1946 tại Bắc Bộ, Việt Nam…Tức là lúc đó, kẻ viết và nhân vật này cùng chung một tôn giáo, cùng đứng chung trong hàng ngũ kháng chiến của cộng sản…
* Ngày 7- 6 -1963: Bà Ngô Đình Nhu lên tiếng tố cáo trước dư luận là người Mỹ đã cố tình nhúng tay vào, tạo nên vụ biến động này và thúc đẩy cho ngày một thêm trầm trọng, phức tạp thêm, nhằm khuynh đảo chính quyền cuả Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì Tổng Thống cương quyết không chấp nhận chính sách can thiệp chính trị và quân sự cuả người Mỹ, là chính sách đi ngược lại ý nguyện và quyền lợi cuả dân chúng Nam Việt Nam.
* Ngày 11-6-1963: Thượng Toạ Thích Quảng Đức “tự thiêu“ ngay tại trung tâm thủ đô Sài Gòn, để phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo cuả chính phủ. Theo nghĩa thông thường, “ tự thiêu “ là tự mình thiêu đốt mình cho một lý do, mục đích chi đó. Vụ tự thiêu của Thượng Tọa Quảng Đức nói ở đây, thì:
…sau khi cầm bình xăng tưới vào người Thượng Tọa Thích Quảng Đức đang ngồi bất động, tên cộng sản nằm vùng, mặc áo nhà sư, Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) còn cẫn thận rãi thêm một đường xăng từ chỗ Thương Tọa Quảng Đức, đi về phía sau, để hắn có thể đứng từ xa mà châm lửa !
• Thích Quảng-Đức: TRÁI TIM OAN NGHIỆT diệt NHÀ VIỆT NAM
Vậy mà toàn bộ sách báo cộng sản và phe phái chống đối đều viết rằng “Hoà Thượng Thích Quảng Đức TỰ tẩm xăng ”!!! Rồi ngay sau đó, cũng không phải do Thượng Tọa Thích Quảng Đức “TỰ bật quẹt Zippo để tự thiêu” như chúng rêu rao, mà là Thượng Toạ vẫn đang chấp hai tay trên ngực trong thế ngồi bất động ! Trước và sau khi ngọn lửa bùng lên, Thượng Toạ vẫn đang chấp tay trên ngực, còn ngọn lửa thì cháy từ phía sau chạy tới rồi táp vào người Thượng Toạ để bùng lên ngọn lửa “tự thiêu”!
Hòa thượng Thích Quảng Đức đã bị bức tử, đã bị…đốt chết bởi sự liên kết thực hiện giữa cộng sản và phe nhóm chống đối lúc đó… nhằm khích động cuộc nổi loạn của dân chúng đúng theo kế hoạch của CIA và cộng sản… Dư luận dân chúng trong nước và thế giới bị xúc động mạnh. Báo chí trong và ngoài nước, các cơ quan truyền thông khác, nhất là tại Mỹ ( đã bị lâm trận hoả mù cuả bọn Lobbyists nói ở trên ) khai thác tối đa vụ này theo chiều hướng “ Phải thay thế ngay người lãnh đạo chính quyền Nam Việt Nam”. Thay thế bằng nhân vật nào ? – Các cơ quan truyền thông Mỹ không nói rõ, nhưng chỉ hướng dẫn dư luận : loại bỏ Ông Diệm khỏi ngôi vị lãnh đạo chính quyền là được rồi… Đang cơn dầu sôi lưả bỏng như thế thì vì tức giận người Mỹ và lực lượng đấu tranh nên đã nóng giận, mất sự khôn ngoan, bình tĩnh cần thiết trước tình thế bất lợi cho chính phủ., bà Nhu lên tiếng mạt sát, thoá mạ cuộc tự thiêu cuả Thượng Toạ Quảng Đức. Thật là “Lửa đã đỏ lại đổ thêm dầu – Adding fuel to the fire ”. Điều này làm cho dư luận dân chúng thêm phẫn nộ, lợi thế nghiêng hẳn về phiá lực lượng đấu tranh chống chính phủ.
* Ngày 27-6-1963: Thấy tình hình Sài Gòn rối loạn, khó gỡ được ra, Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bổ nhiệm Ông Henry Cabot Lodge, thuộc Đảng Cộng Hoà, sang Sài Gòn giữ chức vụ Đại Sứ Hoa Kỳ, thay thế cho Đại Sứ Nolting, người đang tỏ ra bất lực trong việc gỡ rối cho tình hình Sài Gòn theo chiều hướng có lợi cho chính sách cuả Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Thực tâm Tổng Thống Kennedy là chỉ gỡ rối sao cho êm đẹp, thuận lợi cho đường lối, chính sách cuả Hoa Kỳ, cuả Ông Kennedy, chớ Ông Kennedy lúc này không hề nghĩ đến việc lật đổ Ông Diệm, nhất là không bao giờ nghĩ đến việc phải giết Ông Diệm. Ông Cabot Lodge ( đảng Cộng Hòa ) được giới chính trị và truyền thông Hoa Kỳ coi là “Một con cáo già chính trị ” và đồng thời là một “Chuyên viên đảo chánh ”, hiện đang theo đuổi một chính sách mang tính cách “Diều hâu ” khác hẳn với Ông Kennedy ( đảng Dân Chủ ) về vấn đề Việt Nam. Một Cabot Lodge, cáo già chính trị, chuyên viên đảo chánh, không cùng 1 Đảng với Ông Kennedy. Cabot Lodge thuộc Đảng Cộng Hòa, có nhiều liên hệ với quyền lợi cuả bọn tài phiệt buôn bán chiến tranh, mà sang làm Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn thì tình hình sẽ ra sao ? Cabot Lodge được cử sang Sài Gòn với nhiệm vụ “gỡ rối – Untangling ” tình hình, nhưng Cabot Lodge lại quyết định chọn “phương cách gỡ rối ” bằng một “Cuộc đảo chánh – Coup d’état ” êm ái, nhẹ nhàng, không chọc giận Ông Kennedy, sinh trưởng trong 1 gia đình theo đạo Thiên Chuá, nghiã là chỉ cần đẩy Ông Diệm ra khỏi ngôi vị lãnh đạo chính quyền Nam Việt Nam, đưa Ông Diệm đi sống lưu vong ở một quốc gia nào đó nằm trong “ Quỹ đạo chính trị – Political circle ” cuả Hoa Kỳ, như Đài Loan, Thái Lan chẳng hạn là đủ rồi. Sau đó, Cabot Lodge sẽ dựng lên một thứ chính quyền mới hoàn toàn biết vâng phục theo ý muốn cuả Hoa Kỳ, hay đúng ra trong lúc này, là ý muốn cuả “Giới tài phiệt – Financial Oligarchy ” cuả Mỹ đang tính chuyện kiếm lời thật lớn lao trong cuộc chiến tranh đang xẩy ra trên đất nước Việt nam nhỏ bé nhưng đầy đau khổ, máu xương và nước mắt này…
Đó ! Câu trả lời cho cái đầu đề cuả bài viết này “Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm ? ” tưởng đã đủ rõ ràng, khả dĩ góp phần nhỏ bé vào việc làm sáng tỏ 1 trang lịch sử cận đại cuả một đất nước, một dân tộc anh hùng, nhưng quá bé nhỏ trước nanh vuốt cuả một bầy thú dữ khổng lồ, hung bạo nên đành phải chịu chấp nhận tủi nhục, đau thương… Nó là một bài học vô cùng quý giá cho những quốc gia cường thịnh, cũng như nhược tiểu trong cuộc đoàn kết đấu tranh để sinh tồn trong một thế giới ngày càng thêm phức tạp, rắc rối, đòi hỏi một thế liên minh sáng suốt, khôn ngoan và chung thủy. Nếu không, kẻ thắng và người thua, rút cuộc tất cả như nhau, sẽ mang vào mình những kết quả thảm hại, những cái nhìn xấu xa nhất cuả những người chung quanh, kể cả kẻ thù lẫn bạn bè…
San Diego – California
Phan Đức Minh
Nguồn tin:
http://bongsonbui.blogspot.com/2014/11/oi-dong-tieu-su-theo-nhu-tai-lieu-cua.html
------------------------------------------------
"...Chế độ này còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế đ khác. Người ta chê là đc tài, nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng hiếp hơn... Tôi tiến thì theo tôi, tôi lùi thì bắn tôi. Tôi chết thì trả thù cho tôi. (Lời Ngô Đình Diệm trong bài diễn văn Quốc Khánh cuối cùng 26/10/63)" [Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên, trang 103].
Ngày 1/11/1963, một cuộc đảo chánh bằng quân sự đã bùng nổ tại Sàigon. Đệ nhất cộng hòa bị lật đổ và TT Ngô Đình Diệm bị giết.
Nhiều người gọi biến cố này là một cuộc tạo phản, và gọi các tướng đảo chánh là bọn phản loạn. Theo thời gian, những từ ngữ tạo phản, phản loạn ăn sâu vào tâm tư người dân, và bây giờ đã đi vào tâm tư lịch sử.
Thật ra, cuộc đảo chánh nào mà không phải là một cuộc tạo phản ? Bởi lẽ: cuộc đảo chánh nào mà chẳng bất hợp pháp, khi nó dùng vũ lực để xóa bỏ một chính quyền ? Vì vậy, người ta không căn cứ trên khía cạnh hợp pháp để phê phán một cuộc đảo chánh, mà căn cứ trên một khía cạnh cao hơn: tức là khía cạnh chánh đáng, để phê phán một cuộc đảo chánh.
Như chúng ta đã biết: chủ quyền quốc gia không phải là của riêng một cá nhân hoặc một dòng họ, mà là của nhân dân. Vì vậy, khi người lãnh đạo tỏ ra bât xứng hoặc thiếu tầm vóc, nhân dân có quyền và có bổn phận phải thay đổi người lãnh đạọ Thay đổi bằng lá phiếu. Trong những trường hợp đặc biệt, thay đổi bằng súng đạn, tức là đảo chánh. Đây cũng là một hình thức xử dụng chủ quyền quốc gia của người dân. Lịch sử không bao giờ tiên thiên lên án nó, và nó được suy đoán là chánh đáng, nghĩa là: "hợp tình tự dân tộc và hợp hướng đi của lịch sử".
Nhưng một cuộc đảo chánh chỉ được coi là chánh đáng, (hợp tình tự dân tộc, hợp hướng đi của lịch sử), nếu nó đã do nhân dân trong nước chủ xưóng, phát động, và nhằm phục vụ quyền lợi của quốc gia dân tô.c. Trái lại, nó sẽ không được coi là chánh đáng, nếu nó đã do ngoại bang chủ xướng, phát động, và nhằm phục vụ mưu đồ của ngoại bang. Đó chính là trường hợp của biến cố 1963. Biến cố này đã do ngoại bang chủ xướng và phát đô.ng. Nghiêm trọng hơn, biến cố ấy đã đem lại đổ vỡ cho quốc gia miền Nam. Chúng ta sẽ không duyệt lại những gì đã xảy ra sau cuộc đảo chánh 1963. Một miền Nam hỗn loạn, một quốc gia mất chủ quyền, mất kỷ cương. Ba cuộc binh biến trong thời gian hai năm: binh biến ngày 31/1/64, binh biến 13/9/64 và binh biến ngày 19/2/65. Sáu chính phủ nối tiếp nhau trong thời gian hai năm: chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ Nguyễn Khánh, chính phủ Nguyễn Xuân Oánh, chính phủ Trần văn Hương, chính phủ Phan Huy Quát, và chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, những tướng tá bất tài và thiếu phẩm cách, coi quốc gia như một chiến lợi phẩm. Những Nguyễn Khánh hết cạo râu rồi cạo lông, thề thốt múa may quay cuồng, làm nhục quốc thể. Những cuộc xuống đường bất tận: người xuống đường, bàn thờ xuống đường. Những quân nhân nổi loạn, quân đội ghìm súng trước quân đô.i. Trong cảnh hỗn mang đó, người lính Mỹ đổ vào miền Nam càng ngày càng nhiều. Tệ đoan xã hi, đĩ điếm, cần sa, bạch phiến, bước nhịp theo những gót chân ngoại bang trên một mảnh đất không chủ quyền....
Chúng ta không duyệt xét lại những gì đã xảy ra sau cuc đảo chánh. Chúng ta chỉ duyệt lại những gì đã xảy ra trước cuc đảo chánh, để chứng minh mt điểm sau đây: cuc đảo chánh ngày 1/11/1963 đã do ngoại bang chủ mưu và chủ đng, các tướng lãnh VN chỉ là những tay sai bản xứ !
LÝ CỦA KẺ MẠNH
Ông Diệm đã phạm một tội lớn: đối với Mỹ, ông đã dám xử sự như tổng thống một quốc gia có chủ quyền. Những sự việc sau đây đã chứng minh điều đó.
Sự việc thứ nhất:
Vụ Mỹ mang quân chiến đấu vào VN. Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng: ông Diệm đã chống lại việc Mỹ đem quân chiến đấu vào miền Nam. Sự thật không phải vậỵ
Cuối năm 1961, những thắng lợi của Hà Ni và Pathet Lào tại Ai Lao đã làm cho tình hình Đông Nam Á trở nên khẩn trương và trực tiếp đe dọa miền Nam. Ông Diệm rất muốn sự có mặt của quân đội chiến đấu Mỹ tại miền Nam, đặc biệt là tại biên giới Ai Lao và vùng phi quân sự Bến Hảị Sự có mặt ấy sẽ mang gía trị tượng trưng nói lên quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ miền Nam như người Mỹ đã từng cam kết. Ông Diệm mong muốn chính quyền Kennedy gửi quân chiến đấu sang miền Nam để giúp nhân dân miền Nam chống lại hiểm họa CS ngày càng gia tăng. Nhưng ông Diệm e ngại một điều: người Mỹ có thể bỏ rơi miền Nam bất cứ lúc nàọ Ông cũng không muốn người Mỹ đổ quân vào miền Nam như vào một miền đất bị chiếm đóng và mất chủ quyền. Ông muốn có mt sự cam kết chính thức trên giấy tờ của người Mỹ. Ông muốn người Mỹ ký một hiệp ước phòng thủ song phương với VN, như Mỹ đã từng ký với Đại Hàn. Chính sự đòi hỏi này đã là một trong những mầm xung đột giữa chính quyền Kennedy và chính quyền ông Diê.m.
Quyển “Kenedy in Viet Nam”, một trong những tài liệu được coi là chính xác, vô tư và súc tích nhất, đã kể lại cuộc đàm đạo giữa TT Ngô Đình Diệm và phái đoàn Taylor của TT Kenedy như sau:
"Diệm cho phái đoàn biết rằng nhân dân VN rất lo ngại về việc không có sự cam kết chính thức của Hoa Kỳ đối với miền Nam quốc gia. Nhân dân VN e ngại rằng HK sẽ bỏ rơi họ Trong suốt cuộc đàm đạo, không một lần nào ông Diệm trực tiếp yêu cầu Mỹ gửi quân chiến đấu sang VN. Theo tướng Taylor, ông Diệm tránh né vấn đề, cho đến khi buổi diện kiến gần kết thúc ông ta mới đi vào vấn đề Phái đoàn Mỹ rời phòng họp với cảm tuởng rằng vị tổng của miền Nam VN muốn có một hiệp ước phòng thủ với HK, và muốn có những sửa soạn cho việc đổ quân vào miền Nam, nếu cần" (Kennedy In Vietnam, William J. Rust & The Editors of US News Books, Charles Scribners Sons, NY, p.46-47).
Sự việc thứ hai:
Vụ người Mỹ muốn xen vào nội bộ VN. Tháng 11 năm 1961, bộ ngoại giao Mỹ đánh điện mật cho đại sứ Nolting biết "quyết định không thỏa thuận của chính quyền Kennedy trong việc gửi quân chiến đấu Mỹ sang VN". Bức điện tín cũng cho đại sứ Nolting biết rằng "ông Diệm phải thực hiện những cuộc cải tổ thật sự trên lãnh vực hành chánh, chính trị và xã hội" (Telegram 619, State to Saigon, được trích dẫn trong Kennedy In Vietnam, trang 52-53)
Theo những tài liệu đáng tin cậy, thì TT Kennedy quyết định không gửi lính chiến đấu Mỹ sang VN, vì nhiều lý do. Nhưng, lý do quan trọng nhất, vẫn là: Mỹ không muốn có một hiệp ước phòng thủ song phương với VN, cũng như Mỹ không muốn coi việc gửi lính chiến đấu Mỹ sang VN như là sự thi hành một hiệp ước.
Mỹ còn đi xa hơn thế nữa. Chẳng những không muốn bị ràng buc bởi một hiệp ước song phương, Mỹ còn muốn xen vào nội bộ VN. họ muốn được "chia sẽ trách nhiệm với chính quyền VN trong việc phác hoạch những quyết định liên quan đến các lãnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, khi tình hình an ninh đòi hỏi". Trước đó, tức là sau cuộc đảo chánh của đại tá Nguyễn Chánh Thi (11/11/1960), toà Bạch Ốc đã có lần đề nghị như vậỵ Nhưng đại sứ Nolting đã chống lại ý kiến nàỵ Ông cho rằng: "việc người Mỹ trực tiếp tham dự vào việc phác hoạch những quyết định của miền Nam VN, sẽ bị ông Diệm và dân chúng miền Nam coi như là một sự trao nhượng chính quyền cho người Mỹ".
Tháng 11/61, đại sứ Nolting được chỉ thị của tòa Bạch Ốc vào gặp ông Diê.m. Ông Diệm đề cập ngay đến vấn đề quân đi chiến đấu Mỹ Đại sứ Nolting trả lời một cách tiệu cực, rồi đi ngay vào vấn đề "chia sẽ trách nhiệm". Ông Diệm đã trả lời như sau: "Chắc ông đại sứ cũng hiểu, những đề nghị ấy đụng chạm tới vấn đề trách nhiệm của chính quyền VN, VN không muốn là một xứ bị bảo hộ". Nguyên văn: Viet Nam does not want to be a protectorate (Kennedy in Viet Nam, trang 54).
Không đầy một tuần lễ sau cuc gặp gỡ giữa đại sứ Nolting và TT Diệm, báo chí Saigon (của chính phủ) nhất loạt lên tiếng đả kích Mỹ đã can thiệp vào nội bộ VN. Sự việc này đào sâu thêm hố nghi ngờ giữa Hoa Kỳ và Saigon.
Mặc dù vậy, chính quyền Kennedy vẫn tiếp tục ủng hộ TT Diê.m. Ngày 27/11/1961, TT Kennedy chỉ thị cho đại sứ Nolting vào gặp TT Diệm để giải tỏa những hiểu lầm. Trong cuộc tiếp xúc này, ông Diệm vẫn chống đối những đòi hỏi chia sẽ chủ quyền của Mỹ, nhưng đã tỏ ra cởi mở hơn.
Tháng 12 năm đó, Mỹ gia tăng viện trợ quân sự cho VN. Hiển nhiên, TT Kennedy không muốn thất bại tại miền Nam, và sợ ảnh hưởng xấu, đối ngoại cũng như đối nộị Ông đã thất bại qúa nhiều rồi: vụ vịnh Con Heo tại Cu Ba năm 1961, và vụ Ai Lao năm 1961. Nhiều người vi kết luận rằng: Mỹ sẽ chẳng bao giờ dám bỏ miền Nam. Có lẽ anh em ông Diệm cũng ở trong số những người đó ?
Sự việc thứ ba: Vụ hiệp ước Geneve 1962 và Ai Laọ
Mùa xuân năm 1962, quân đi Bắc Việt và Pathet Lào chiếm căn cứ Nam Tha, mở đường tiến sang những thị trấn giáp giới Miến Điện và Thái Lan. Tình hình Đông Dương trở nên cực kỳ khẩn trương. TT Kennedy đề nghị đến chuyện đem Đệ Thất Hạm Đi vào vịnh Thái Lan. Tháng 5 năm ấy, Tòa Bạch Ốc chấp thuận việc gửi mt số đơn vị Lục quân và Không quân sang Thái lan, để dằn mặt Bắc Viê.t. Quyết định này đã khiến Bắc Việt phải tạm chùn bước. Một chính phủ liên hiệp ba phe ra đời tại Vạn Tượng, dưới sự lãnh đạo của ông hoàng trung lập Phouma, và hiệp định Geneve và Ai Lao được ký kết. Đây là giải pháp mà TT Kennedy rất tán thành và nồng nhiệt bảo trợ. Ông nghĩ rằng hiệp định này sẽ đem lại thế quân bình chính trị tại Ai Lao, đồng thời ngăn chận bước tiến hung hãn của CS Bắc Việt và Pathet Lào tại Đông Nam Á.
Nhưng, gai góc lại mọc lên. TT Diệm phản đối, và dọa sẽ không ký vào bản hiệp đi.nh. TT Diệm cho rằng hiệp ước ấy trực tiếp đe dọa an ninh của miền Nam và mở đường cho việc trung lập hóa miền Nam. Ông cho biết ông chỉ ký vào hiệp định, nếu chính phủ liên hiệp ba phe tại Vạn Tượng cam kết sẽ không lập quan hệ ngoại giao với Hà Nộị
Đại sứ Nolting lại phải cấp tốc vào dinh Đc Lập, trao cho TT Diệm bức thư riêng của TT Kennedy đoan quyết rằng "Lãnh thổ Ai Lao sẽ không được sử dụng như một căn cứ để can thiệp bằng quân sự và khuynh đảo các nước láng giềng" (Telegram 28, State to Saigon, july 9, 1962, Bos 128, Presidential Office Fies, John F. Kennedy Library, đuợc trích dẫn trong "Kennedy In Viet Nam, trang 76)
Sau khi nhận được bức thư đoan quyết của TT Kennedy, TT Diệm mới chịu ký vào bản hiệp định, cùng với 13 quốc gia khác. Và ký một cách gần như miễn cưỡng.
Sự việc thứ bốn: Vụ CIA và lực lượng đặc biệt Mỹ.
Đầu năm 1962, TT Kennedy chánh thức cho thành lập nhóm Đặc Biệt chống nổi dậy (counter insurgency, viết tắt C.I) đặt dưới quyền của đại tướng Taylor, tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ. Nhóm Đặc Biệt có nhiệm vụ chủ đạo và tiến hành cuc chiến tranh chống nổi dậy, một hình thái chiến tranh không quy ước, phối hợp tự vệ và công dân vụ, nhằm tiêu diệt CS ngay tại nông thôn và tranh thủ nhân tâm cho chính quyền quốc gia. Trước đó, năm 1961, cơ quan CIA cũng đã thành lập những lực lượng Tự Vệ người Thượng, và trang bằng súng tự đô.ng. Với sự giúp dờ kỹ thuật và với sự huấn luyện của Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, những lực lượng này bành trướng rất nhanh. khoảng tháng 3/1962, lực lượng đã lên tới gần 40 ngàn ngườị
Dĩ nhiện, hoạt động của CIA, của nhóm CI, của Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và của lực lượng Tự Vệ người Thượng, không được sự tán thành của ông Diê.m. Ông Diệm coi đo như một sự xâm phạm chủ quyền quốc gia miền Nam. Ông và người em ông là Ngô đình Nhu đã nhiều lần lên tiếng công khai phàn nàn. Báo chí Saigon (của chính phủ) hồi đó tràn ngập những luận điệu đả kích Mỹ xâm phạm chủ quyền VN.
Những sự việc nói trên đã khiến TT Kennedy không hài lòng. Chẳng những không hài lòng, mà còn bực bô.i. Nhưng có những kẻ còn bực bội hơn TT Kennedỵ Đó là các cố vấn của ông tại tòa Bạch Ốc.
Như chúng ta đều biết: John F. Kennedy là một vị tổng thống có mê lực trước quần chúng, nhưng bản tính lại do dự, thiếu cương quyết và dễ thay đổi ý kiến. Các cố vấn của ông tại tòa Bạch Ốc đã triệt để khai thác nhược điểm nàỵ Trong nhiều vụ, họ đã dẫn dắt ông ta như một đứa trẻ nít. Vụ vịnh Con Heo năm 1960, vụ Ai Lao năm 1962 và vụ VN năm 1963 sau này là những thí dụ điển hình. Vì vậy, mỗi khi ông Diệm chống lại một đề nghị hoặc một quyết định của TT Kennedy, người cảm thấy danh dự bị xúc phạm hơn cả, không phải là TT Kennedy, mà là cố vấn của ông. Bởi một lẽ dể hiểu: chính họ là những người đã soạn thảo hoặc đệ trình những quyết định đó.
Trong những cố vấn thân cận của TT Kennedy, có Roger Hillsman và Averell Harriman là hung hãn nhất. Hai người này không chấp nhận rằng tổng thống của một quốc gia nhược tiểu đang ăn mày viện trợ của Mỹ, lại được phép xử sự như tổng thống một quốc gia có chủ quyền.
Cái ly đã đâỳ, chỉ cần một cục đá lạnh nhỏ bé là tràn. Cục đá lạnh đó đã được tạo ra đúng lúc. Đó là vụ Phật giáo 1963.
Có thể nói rằng: nếu không có những va chạm chủ quyền, nhất là nếu ông Diệm không xử sự như tổng thống của một quốc gia có chủ quyền, thì cái gọi là vụ Phật giáo 1963 đã không xảy rạ Và nếu có xảy ra, thì chính quyền Kennedy cũng đã không phản ứng như đã phản ứng.
Có thể nói rằng: nếu anh em ông Diệm bớt cố chấp, bới chủ quan và biết mềm dẻo một chút - một sự mềm dẻo có lợi cho đất nước - thì ngọn lửa tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức (TQĐ) , dù bão tố đến mấy, cũng không gom đủ sức ép để có thể đè sập một chính quyền.
Người Mỹ có lý, hay ông Diệm có lý ? Người Mỹ có lý khi đòi đổ quân chiến đấu vào miền Nam mà không bị ràng buộc bởi một hiệp ước phòng thủ song phương ? Hay ông Diệm có lý khi đòi cho quốc gia VN mt hiệp ước phòng thủ song phương ?
Người Mỹ có lý khi đặt chính quyền VN trước một sự đã rồi, trong vụ hiệp định Geneve và Ai Lao năm 1962 ? Hay ông Diệm có lý khi đòi phải có những bảo đảm cần thiết cho an ninh lãnh thổ miền Nam ?
Người Mỹ có lý khi cho CIA và lực lượng Đặc Biệt Mỹ thành lập những lực lượng tự vệ riêng biệt, không được sự chấp thuận trước của chính quyền VN ? Hay ông Diệm có lý khi coi đó là những hành động xâm phạm chủ quyền VN và chống lại ?
Chúng ta đặt câu hỏi, không phải để tìm kiếm ai là người có lỵ Chúng ta chỉ muốn chứng minh mt sự kiện: trước khi vụ Phật giáo xảy ra, giữa TT Mỹ và TT Việt Nam đã có những mối bất hòa, từ ngữ ngoại giao gọi là "những hiểu lầm đáng tiếc". Các cố vấn tòa Bạch Ốc đã làm cho những mối bất hòa đó trở thành những xung đột phải giải quyết bằng sức ma.nh. Họ đã đẩy TT Kennedy đi tới kết luận sau đây: TT Ngô Đình Diệm là một trở ngại cho công cuc phòng thủ cái mà họ gọi là tiền đồn của thế giới tự do tại Đông Nam Á!.
Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng, dù thắng như một kẻ vũ phu và thắng nhất thờị Cái sai lầm của anh em ông Diệm, nếu có, là đã không nhìn thấy chân lý đó.
NHỮNG BẰNG CỚ TRÊN GIẤY TRẮNG MỰC ĐEN
Những hỗn loạn tại miền Trung sau ngày Phật đản mùng 8/5/1963, những đòi hỏi của Phật giáo, sự chậm chạp của chính quyền trung ương trong việc giải quyết vấn đề Phật giáo, những vụ tuyệt thực của tăng ni tại Saigon, những vụ biểu tình của sinh viên học sinh ...vv...tất cả đã nhập cuộc để kết tụ thành cục nước đá lạnh làm tràn cái lỵ
Chính quyền Kennedy bắt đầu lo ngại cho sinh mệnh của tiền đồn chống cộng miền Nam. Lúc đó, đại sứ Nolting đi nghỉ phép, sứ thần William Trueheart được lệnh tòa Bạch Ốc phải buộc chính quyền Ngô Đình Diệm gấp rút thỏa mãn 5 đòi hỏi của Phật giáọ Ngày 4/6/1963, Trueheart gặp ông Nguyễn Đình Thuần, bộ trưởng phủ tổng thống, cảnh cáo rằng: Mỹ sẽ không thể tiếp tục ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm nếu chính quyền Ngô Đình Diệm không từ bỏ những hành động "đàn áp đẫm máu" như ở Huế.
Ngày 7/6/1963, hội Phụ nữ Liên Đới của bà Ngô Đình Nhu phổ biến một bản nghị quyết tố cáo các vị lãnh đạo Phật giáo là CS. Hành động thiếu suy nghĩ này đã đổ thêm dầu vào lửa, và gây khó khăn thêm cho TT Diệm lúc đó đang ở một tình thế cực kỳ khó khăn. Tòa Bạch Ốc bèn chỉ thị cho Trueheart phải vào gặp ông Diệm để phản đối về hành động của bà Nhu.
Sau cuộc gặp gỡ, Trueheart gửi phúc trình đề ngày 11/6 về Hoa Thịnh Đốn, với những kết luận sau đây:
Thứ nhất: Không có dấu hiệu rõ rệt là các vị lãnh đạo Phật giáo bị ảnh hưởng CS.
Thứ hai: hành động của các vị lãnh đạo Phật giáo không phải là không đáng trách: họ đã xử dụng báo chí ngoại quốc cho cuộc đấu tranh của họ, và một trong số bọn họ hy vọng sẽ lật đổ chính quyền Ngô Đình Diê.m.
Thứ ba: vẫn còn có cơ may rằng chính quyền Diệm sẽ giải quyết thỏa đáng vấn đề Phật giáo (Telegram 1155, Saigon to State, June 11/1963, declassified by the Department of State, Jan 15, 1982, được trích dẫn trong Kennedy in Viet Nam, tr. 97)
Phúc trình Trueheart vừa gửi đi, thì cùng ngày đó, hòa thượng Thích Qủang Đức tự thiêụ Đây là một đòn ngàn cân đánh vào đầu chính quyền Ngô Đình Diê.m. Báo chí Mỹ, truyền hình Mỹ, dư luận Mỹ và cuối cùng là chính quyền Mỹ nhất loạt kết luận rằng tại miền Nam VN Phật giáo đang bị bách hạị Trước đó, từ ngữ "kỳ thị tôn giáo" được xử du.ng. Những sau vụ tự thiêu của hòa thượng TQĐ, thay từ ngữ "bách hại tôn giáo" hoặc "đàn áp Phật giáo" đương nhiên trở thành từ ngữ chính thức để nói về cuộc khủng hoảng Phật giáo tại VN.
Người ta thường nói tới ba mức độ hành đng mà một chính quyền hoặc một tập quyền có thể có đối với một chủng tộc, một tập thể, hoặc một tôn giáọ Ba mức độ đó là kỳ thị, đàn áp và bách hạị
Kỳ thị (discrimination) là đối xử thiên lệch, coi bên này hơn bên kiạ Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tại Mỹ có quốc sách kỳ thị chủng tộc giữa người da trắng và người da đen. Người da đen bị luật pháp xếp hạng thấp hơn người da trắng, và trên thực tế bị đối xử như vậỵ Họ không được đặt chân vào những câu lạc bộ của người da trắng, không được đi chung toa xe lửa với người da trắng, không được học những trường dành cho người da trắng. Tại VN, dụ số 10 ưu đãi công giáo và cho công giáo những đặc quyền mà Phật giáo không được hưởng. Hiển nhiên trên phương diện luật pháp, Phật giáo đã bị kỳ thị . Nhưng trên thực tế, sự kỳ thị - nếu có - chỉ được tìm thấy trong những trường hợp bá biệt, nó không phải là chánh sách của nhà cầm quyền.
Mức độ thứ hai, sắt thép hơn, là đàn áp (repression). Tức là kiểm soát, khống chế và ngăn chặn không cho phát triển. Tại Mỹ truớc đây, trên phương diện luật phát và trên thực tế, có nạn kỳ thị người da đen. Nhưng không có nạn đàn áp người da đen. Tại VN, trên phương diện luật phát cũg như trên thực tế, tôn giáo không hề bị đàn áp, ngay cả trong vụ Phật giáo 1963.
Mức độ thứ ba, tàn bạo và dã man, là bách hại (persecution) tức là cấm đoán, lùng bắt, bỏ tù và triệt hạ bằng bạo lư.c. Ngày xưa, thực dân Pháp đã bách hại VNQĐ, và các nhà cách mạng VN. Thời Việt minh, bọn CS Hồ Chí Minh đã bách hại người Quốc Giạ Trên lãnh vực tôn giáo, bạo chúa Neron của La Mã ngày xưa đã bách hại công giáọ Giáo hữu bị lùng bắt, giam cầm, hành hạ, tra tấn, và bị giết một cách dã man (như bị đóng đinh trên thập tự, bị liệng vào vạc dầu sôi, bị lùa vào đấu trường cho sư tử xé xác...vv..). Tại VN, thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, đạo Gia Tô bị vua quan bách hạị Nhà thời bị đốt phá, giáo hữu và giáo sĩ bị lùng bắt, bị tra tấn và bị chém ngang thâỵ Có người bị chôn sống, có người bị ném cho voi dàỵ Nạn nhân không phải chỉ gồm riêng một người, mà gồm tất cả những "người theo tà đạo". Đây là một vết nhơ cho lịch sử dân tộc ta. Ngay thời Việt minh, cũng không có hiện tượng đó. Việt minh đàn áp tôn giáo, CS đàn áp tôn giáo, nhưng không dám ngang nhiên bách hại tôn giáo như các vua quan triều Nguyễn ngày xưa đã bách hại đạo Gia Tô.
Trở lại chánh sách của chánh quyền Ngô Đình Diệm đối với Phật giáọ Trên phương diện luật pháp, và đôi khi trên thực tế, Phật giáo bị kỳ thi Nhưng Phật giáo không hề bị đàn áp. Chứ đừng nói đến bị bách hạị
Nhưng, sau vụ tự thiêu của hòa thượng TQĐ, thì sự việc trở thành vô nghĩa, và thực tế cũng trở thành vô nghĩạ Ngọn lửa tự thiêu đã đốt giai đoạn suy tư của quần chúng và của chính quyền Mỹ. Đang là một vụ "kỳ thị tôn giáo", vụ Phật giáo đã bước nhảy vọt, trở thành một vụ bách hại tôn giáọ Phật giáo đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm bách hạị Như ngày xưa công giáo đã bị Neron bách hại tại La Mã. Như ngày xưa đạo Gia tô bị vua quan triều Nguyễn bách hại tại VN. Hình ảnh một vị hòa thượng ngồi kiết gìa trong đám lửa là hình ảnh sống động nhất trong dư luận người Mỹ và dư luận thế giớị Một sớm một chiều, những "khẩu hiệp Phật giáo VN bị bách hại" đã mang ý nghĩa của một chân ly’.
Qủa thật, vụ tự thiêu của hòa thượng TQĐ là mt thành công tuyệt vời của những nhà đạo diễn tuyệt vờI ..!
Ngay sau vụ tự thiêu, bộ ngoại giao chỉ thị cho Trueheat đến nói cho ông Diệm biết: phải tức khắc thỏa mãn những đòi hỏi của Phât giáo nếu không Hoa Kỳ sẽ khai tách rời ra khỏi sự "thiếu thiện chí" của chính quyền Ngô Đình Diê.m.
Ngày 12/6, Trueheart vào gặp ôpng Diệm, chuyển lời của bộ ngoại giao Mỵ Bốn ngày sau, một thỏa ước được ký kết giữa chính quyền và đại diện Phật giáọ Nhưng đã qúa muô.n. Cuộc khủng hoảng đã vượt khỏi tầm tay của chính quyền Ngô Đình Diệm và của Phật giáọ Nó đã có những kích thước mớị Cuộc đấu tranh đã mang bản chất mới và mục tiêu mới. Cuộc đấu tranh không nhằm bảo vệ đạo pháp nữa, mà nhằm thực hiện một mưu đồ chính trị, tức là lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia miền Nam. Pháp nạn chỉ là cái cơ’. Ngay cả ông Diệm cũng chỉ là cái cớ.
Chúng ta hãy trở lại thời điểm 16/6/1963. Thỏa ước giữa chính phủ và đại diện Phật giáo chưa ráo mực, thì cuộc đấu tranh về pháp nạn lại bùng lên dữ dội hơn. Những đoàn người qúa khích tràn xuống đường, la hét và vật lộn với nhân viên công lư.c. Những truyền đơn bích chương bằng tiếng Mỹ và tiếng Việt được tung ra khắp nơi, lên án chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp và bách hại Phật giáọ Một số truyền đơn kêu goi dân chúng đứng lên "lật đổ chế độ bạo tàn".
Chính quyền Ngô Đình Diệm lúc đó lưỡng đầu thọ đi.ch. Một mặt phải đối phó với những nhóm đáu tranh qúa khích đòi lật đổ chính quyền, một mặt phải đối phó với những áp lực càng ngày càng gia tăng của chính quyền Kennedỵ Con người đứng trước đầu gío, kình diện với thực tế khắc nghiệt, là ông Ngô Đình Nhu. Ông Nhu lên án những hành động của nhóm đấu tranh qúa khích là bất hợp phát, phá rối trị an và làm lợi cho CS. Ông nhất định "dẹp loạn" và không lùi bước trước áp lực của chính quyền Mỹ.
Bên cạnh ông Nhu là bà Nhu, với những tuyên bố vô trách nhiệm kiêu căng, thách thức, đổ dầu vào lửa.
Từ tháng 6 đến tháng 8/1963, tình hình ngày một căng thẳng. Saigon lên cơn sốt chính trị, Saigon như một thùng thuốc nổ châ.m. Những phần tử đấu tranh, được sự đồng tình của báo chí và của dư luận Mỹ, nhất là được sự đồng tình mặc nhiên của chính quyền Mỹ, đã trở nên hung hăn hơn, đòi hỏi hơn, quyết liệt hơn.
Ngày 20/8, chế độ thiết quân luật được ban hành, do lời đề nghị của các tướng lãnh có trách nhiê.m. Ông Nhu đã nắm lấy cơ hội để hành đng. Ngay đêm đó, cảnh sát dã chiến và lực lượng đặc biệt mở cuộc hành quân lục soát một số chùa chiến tại Saigon, Huế, Đà Nẵng và nhiều thị trấn lớn ..
Trước đó mấy ngaỳ, đại sứ Nolting đã vào gặp ông Diệm và được ông Diệm hứa sẽ giải quyết vấn đề Phật giáo một cách thỏa đáng. Đại sứ Nolting đã gửi một phúc trình lạc quan về tòa Bạch Ốc. Vì vậy cuộc hành quân lục soát các chùa đêm 20/8 không khác gì một cái tát vào mặt Hoa Kỳ.
Câu hỏi được đặt ra: Ông Diệm có được ông Nhu tham khảo ý kiến trước hay không ? Hay ông Diệm đã bị ông Nhu đặt trước một sự đã rồi ? Trong mọi gỉa thuyết, ông Diệm phải chịu trách nhiê.m.
Tòa Bạch Ốc sửng sốt và cực kỳ phẩn nộ. Dư luận thế giới đồng loạt lên án. Các cố vấn tòa Bạch Ốc, đặc biệt Roger Hillsman và Averell Harrisman bèn triệt để khai thác vụ này để chính thức viết nên bản án khai tử nền đệ nhất cộng hòa.
Một đao phủ được gởi đến Saigon để thi hành bàn án: Henry Cabot Lodgẹ
Dưới đây là những bằng cớ trên giấy trắng mực đen về việc chính quyền Kennedy đã chủ xướng, chủ mưu, chủ động và chủ lực trong việc khai tử chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963. Một hành đng mà lịch sử Mỹ đã lấy làm hối tiếc và hổ thẹn sau này, cũng đã hối tiếc và hổ thẹn trong vụ phản bi miền Nam năm 1975.
1) Công điện ngày 24/8/1963, bộ ngoại giao Mỹ gởi đại sứ Lodgẹ
Đại sứ Cabot Lodge đến Saigon 22/8. Hai ngày sau, ngày 24/8 ông nhận được công điện của bộ ngoại giao Mỹ, với một nội dung sau đây:
"Bây giờ đã rõ rệt: vụ thiết quân luật dù do quân đi đề nghị hay do Ngô Đình Nhu đề nghi Ngô Đình Nhu vẫn là người đã lợi dụng nó để đánh phá chùa chiền với lực lượng cảnh sát và lực lượng đặc biệt của Lê Quang Tung hiện trung thành với Nhu. Như vậy, Nhu đã đổ trách nhiệm lên đầu quân đội, trước mặt thế giới và nhân dân VN. Hiển nhiên Nhu đã tự điều động mình lên tư thế nắm quyền chỉ huy. Chính quyền Mỹ không làm ngơ để cho quyền bính lọt vào tay Nhu. Diệm phải được dành cho cơ hội để loại bỏ Nhu và bè lũ, và thay vào đó, những phần tử tốt nhất có thể tìm thấy, quân sự cũng như dân sự. Nếu ông đại sứ đã cố gắng thuyết phục Diệm mà Diệm vẫn ngoan cố, thì lúc đó chúng ta phải đứng trước tình huống là ngay cả Diệm cũng không được duy trì nữạ Ông đại sứ và tổ hành đng tại chỗ phải cấp tốc cứu xét việc tìm người lãnh đạo thay thế, và soạn thảo những kế hoạch chi tiết để thay thế Diệm, khi cần. Không cần phải nói, chắc ông đại sứ sẽ tham khảo ý kiến với đại tướng Harkins về những biện phá cần thiết để bảo vệ nhân viên Mỹ trong suốt thời kỳ khủng hoảng... Ông đại sứ nên hiểu rằng chúng tôi không thể từ Hoa Thịnh Đốn đưa ra những chi tiết hành động, nhưng ông đại sứ cũng nên hiểu rằng chúng tôi triệt để đứng sau lưng ông đại sứ trong tất cả những hành động nhằm đạt tới mục tiêu của chúng ta" (Telegram 243, State to Lodge, Aug 24, 1963, Box 198, National Security File, John F. Kennedy Library).
Đoạn văn trên của bức công điện có thể tóm tắt như sau: "Diệm phải loại bỏ Nhu. Nếu không, chính Diệm sẽ bị loại bỏ. Hãy cấp tốc sửa soạn kế hoạch thay thế Diệm, ông đại sứ được toàn quyền hành động để đạt mục tiêu".
Loại bỏ ông Diệm bằng cách nào ? Bức công điện viết tiêp: "Ông đại sứ cũng có thể nói cho những tướng lãnh "thích hợp" biết rằng: chúng ta sẽ trực tiếp ủng hộ họ trong thời kỳ tạm quyền, khi bộ máy chính quyền trung ương bị ngưng."
Câu này có thể viết lại một cách sống sượng như sau: "Ông đại sứ hãy nói cho các tướng lãnh biết: lật đổ chính quyền trung ương đi, Mỹ sẽ ủng hộ".
Bức công điện nói trên (mà sau này sử sách gọi là bức công điện ngày 24/8) mang chữ ký chấp thuận (approved) hoặc thông qua (cleared) của những người sau đây: Roger Hillsman, phụ tá bộ ngoại giao, W. Averell Harriman, thứ trưởng ngoại giao đặc trách chính trị vụ, Michael V. Forrestal, chuyên viên về VN và Đông Nam Á tại tòa Bạch Ốc và George Ball, thứ trưởng ngoại giao.
Tác gỉa của bức công điện là Hillsman và Harriman. Hai người này đã hành động gấp rút và trí trá, vượt mọi thủ tục thường lệ TT Kennedy, tổng trưởng ngoại giao Dean Rusk, tổng trưởng quốc phòng McNamara, tổng tham mưu trưởng liên quân Maxwell Taylor, giám đốc trung ương tình báo MacCone, tất cả đã bị qua mă.t. Hôm đó những nhân vật này đang nghỉ cuối tuần. Họ chỉ được thông báo và đọc cho nghe trong điện thoạị Và trong điên thoại, mỗi vị đều được biết: tổng thống đã chấp thuận, hoặc cấp trên trực tiếp của họ đã chấp thuâ.n. Riêng TT Kennedy thì được phúc trình rằng ngoại trưởng Dean Rusk đã chấp thuận... Còn ngoại trưởng Dean Rusk đã chấp thuận, và được cho biết trong điện thoại rằng TT Kennedy đã chấp thuâ.n.
Công điện gửi đi lúc 9 giờ 36 phút tối 24/8 và khoảng 11 giờ tối hôm đó, đại tướng Taylor mới nhận dược bản saọ Ông nổi giận cho rằng "nhóm chống đối Diệm nằm trong Bộ Ngoại Giao đã lợi dụng lúc các viên chức cao cấp trong chính phủ vắng mặt để đưa ra những chỉ thị mà nếu được soạn thảo trong những trường hợp bình thường sẽ không bao giờ được chấp thuận". (Kennedy in Vietnam, trang 116).
2) Công điện ngày 26/8, đại sứ Lodge gởi Bộ Ngoại Giaọ
Đại sứ Lodge nhận được công điện nói trên của bộ ngoại giao vào sáng chủ nhật 25/8. Ông bèn họp tham mưu, và quyết định đi thẳng với các tướng lãnh VN. Ông lập luận rằng: ông Diệm sẽ chẳng bao giờ chấp nhận những khuyến cáo của Hoa Kỳ về việc loại bỏ ông Nhu. Nói cho ông Diệm biết lập trường của tòa Bạch Ốc, sẽ không ích lợi gì. Chẳng những vậy, còn có thể khiến cho ông Diệm đâm ra nghi ngờ các tướng lãnh.
Dưới đây là bức công điện của đại sứ Lodge trả lời bộ ngoại giao:
"Tôi tin rằng Diệm sẽ không chấp thuận những đòi hỏi của chúng ta. Đồng thời, khi đưa những đòi hỏi ấy ra, chúng ta sẽ cho Nhu cơ hội đề phòng trước hoặc chận đứng hành động của quân đi, đó là một cuộc mạo hiểm không nên làm, bởi vì hiện nay Nhu đang nắm giữa những lực lượng chiến đấu tại Saigon. Vì vậy, tôi đề nghị, chúng ta nên đi thẳng với các tướng lãnh, mà không cho Diệm biết. Tôi sẽ nói cho các tướng lãnh biết rằng chúng ta chủ trương giữ Diệm lại, không có Nhu. Nhưng trên thực tế, giữ Diệm hay không là tùy ở họ. Tôi cũng sẽ yêu cầu các tướng lãnh làm những điều cần thiết để thả các lãnh tụ Phật giáo và thi hành thỏa ước này 16/8. Tuy nhiên tôi không đề nghị ra tay hành động, cho đến khi chúng ta có được những kế hoạch trốn thoát và tránh né (evasion, escape) thỏa đáng. Tướng Harkins đồng ý. Ngày mai, hồi 11 giờ sáng, tôi sẽ trình ủy nhiệm thơ lên TT Diệm". (Lodge to State, quoted in telegram 6346 Forrestall to President, Aug 25, 63. Box 198, National security files, John F. Kennedy library).
Có ba điểm quan hệ trong bức công điện của đại sứ Lodge. Thứ nhất: không cần phải nói với Diệm loại bỏ Nhu, mà bảo các tướng lãnh loại bỏ Nhu. Thứ hai: cho phép các tướng lãnh VN được tùy ý giữ Diệm hay loại bỏ Diê.m. Thứ ba: toà đại sứ Mỹ đã nghĩ đến việc giúp đở các nhân viên Mỹ và các tướng lãnh VN trốn thoát trong trường hợp đảo chánh thất ba.i.
Đại sứ Lodge gởi công điện đi ngày 26/8. Cùng ngày đó, ông nhận được công điện vắn tắt sau đây của bộ ngoại giao: "Đồng ý với sự sửa đổi đã đề nghị". Nguyên văn "Agree to modification proposed". (telegram Ball to Lodge, 26/8/63, Box 198, national security files, John F Kennedy library, được trích dẫn trong Kennedy in Viet Nam, trang 116)
Tức là bộ ngoại gio Mỹ chấp thuân toàn bộ kế hoạch của đại sứ Lodge: đi thẳng với các tướng lãnh để giải quyết vấn đề loại bỏ ông Nhu, và có thể loại bỏ cả ông Diê.m.
3) Công điện ngày 28/8, TT Kennedy gởi đại sứ Lodgẹ
Sáng thứ hai, ngày 26/8, TT Kennedy trở về tòa Bạch Ốc sau cuộc nghỉ cuối tuần tại Hyannisport. Ông khám phá ra những mờ ám chung quanh bưc công điện 24/8. Tổng trưởng quốc phòng McNamara không được tham khảo ý kiến, không được thông báọ Giám đốc CIA MacCone, đại tướng Taylor và ngoại trưởng Rusk cũng không được tham khảọ Ngoại trưởng Rusk đã đồng ý cho gửi bức công điện đi, và tưởng rằng TT Kenndy đã đồng ý. Và TT Kennedy đã đồng ý cho người gửi bức công điện đi, và tưởng rằng ngoại trưởng Rusk đã đồng ý.
Theo các tài liệu, thì sau khi khám phá ra những điều khuất tất, TT Kennedy đã giận dữ như chưa từng thấy. Trưa hôm đó (26/8), một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra tại tòa Bạch Ốc, trước sự hiện diện của Kennedỵ Phần đông những nguời có mặt đều bất mãn với nội dung của bức công điện và lề lối làm việc của Hillsman và Harriman. Vấn đề được đặt ra một cách khẩn trương: có nên rút lại dức công điện 24/8 hay không ? Tuy đa số những người có mặt không đồng ý với nội dung của bức công điện, nhưng không một ai tán thành việc rút lại hoặc hủy bỏ bức công điê.n. Vì vậy, bức công điện vẫn giữ nguyên hiệu lực của nó.
Chẳng những vậy, ngày 27/8, khi TT Kennedy gặp lại các cố vấn trong tòa Bạch Ốc, ngoại trưởng Rusk còn nhấn mạnh rằng: "chúng ta phải cho các viên chức chúng ta ở Saigon biết rằng chúng ta sẽ không thay đổi những chỉ thị đang có, những chỉ thị mà họ đã căn cứ và để tiến hành nhiều công việc rồi" (Memorandum of Conference with the President, Aug 27, 63, John F. Kennedy library)
Một vấn đề khác, không kém khẩn trương, cũng đã được đặt ra trong phiên họp, liệu các tướng lãnh VN sẽ thành công hay không ? Đối với TT Kennedy, thì đây là một vấn đề sinh tử. Chính quyền mang tên ông đã được gắn liền với những thất bại ê chề và rúng động dư luận trong vụ Vịnh Con Heo và Ai Lao mới đây. Nếu cuộc đảo chánh thất bại, ông là người phải chuốc lấy mọi tiếng xấu và khinh khi của dư luận, trong cũng như ngoài nước.
Vì vậy, ngày 27/8, bộ ngoại giao được lệnh phải đánh điện yêu cầu đại sứ Lodge cho biết thêm chi tiết về âm mưu đảo chánh và về những tướng lãnh đang âm mưu đảo chánh. Đ/s Lodge bèn cấp tốc gửi công điện về Hoa Thịnh Đốn đoan quyết răng: "cuộc đảo chính có viễn tượng rất tốt, nếu trì hoãn, cơ may thành công sẽ giảm đi" (The Overthrow of Ngo Dinh Diem, United States Viet Nam Relation III, trang 19).
Nhưng, khi bộ ngoại giao đánh điện hỏii đại sứ Lodge, thì tướng Taylor ở Ngũ Giác Đài cũng đánh điện cho tướng Harkins tư lệnh MAGV tại Saigon để hỏi về "tỷ lệ thành công" của cuộc đảo chính mà các tướng lãnh VN đang sửa soa.n. Tướng Taylor cũng cho tướng Harkins biết rằng công điện ngày 24/8 đã không có sự tham gia ý kiến của bộ quốc phòng hoăc của bộ tổng tham mưu liên quân. Tướng Taylor còn nói rằng: "các viên chức chánh phủ đang suy nghĩ lại bức công điện đó". (FYI State to Saigon, Telegram 3368-63, Taylor to Harkins, Aug 28, 63, Box 316, national security files, John F. Kennedy library, được trích dẫn trong Kennedy in Viet Nam, trang 123)
Trái với đại sứ Lodge, tuớng Harkins không lạc quan lắm về khả năng của các tướng đảo chánh. Theo ông, cán cân lực lượng về phía những đạo quân trung thành với ông Diê.m. Sau khi nhận được điện tín của tướng Taylor, tướng Harkins bèn đánh điện về tòa Bạch Ốc cho biết quan điểm của ông, và kết luận đại khái rằng: ông không tin rằng tòa Bạch Ốc có đủ lý do để dốc toàn lực chấp nhận một cuộc đảo chánh trong lúc nàỵ (The Overthrow of Ngo Dinh Diem, III, trang 19).
Hai quan điểm đối nghịch nhau của đại sứ Lodge và tương Harkins từ Saigon đánh về, đã làm cho TT Kennedy cực kỳ hoang mang. Ủy ban An Ninh Quốc gia (UBANQG) cấp tốc nhóm họp trưa ngày 28/8, cãi nhau như một cái chợ bên Ai Câ.p. Theo Arthur Schesinger trong cuốn Robert Kennedy and His Time, thì các nhân viên thuộc bộ ngoại giao chủ trương phải tiến tới việc lật đổ ông Diê.m. Chống lại chủ trương đó, có đại sứ Nolting.
Cuộc họp của UBANQG kết thúc chiều hôm đó (28/8). Các ủy viên ủy ban vẫn chia rẽ và tòa Bạc Ốc vẫn không có được một quyết định dứt khoát cho vấn đề. Ngay tối hôm đó, TT Kennedy gửi cho đại sứ Lodge một mặt điện trong đó tổng thống tái xác nhận chủ trương đảo chánh của tòa Bạch Ốc, nhưng ý kiến ấy hoàn toàn tùy thuộc vào sự nhận định tại chỗ của ông đại sứ, và tôi tin rằng ông đại sứ sẽ không ngần ngại cho lệnh hoãn lại hoặc thay đổi kế hoạch bất cứ lúc nào ông đại sứ thấy là cần". (Telegram 269, Kennedy to Lodge Aug 28, 1963, Box 316, national security files, John F. Kennedy library).
Mật điện nói trên của TT Kennedy là một sử liệu vô cùng qúy gía, chứng minh sự tham gia tích cực của chánh quyền Mỹ trong vụ lật đổ TT Ngô Đình Diệm năm 1963. Hơn thế nữa, nó còn là hành vi trực tiếp dấn thân của nhân vật cao cấp nhất trong hệ thống quyền lực và quyền bính của Hoa Kỳ, trong vụ lật đổ một tổng thống của miền Nam Việt Nam....
4) Công điện ngày 29/8, đại sứ Lodge gửi ngoại trưởng Rusk.
Sau khi nhận được mật điện 269 của TT Kennedy, đại sứ Lodge bèn tức tốc gửi công điện cho ngoại trưởng Rusk, khẳng định rằng Mỹ không thể nào tháo lui được nữa, và phải lật đổ Diê.m. Dưới đây là những đoạn quan trọng của bức công điện:
"Chúng ta đang ở trên một tiến trình hành đng không thể tháo lui được nữa: việc lật đổ Ngô Đình Diê.m. Không thể tháo lui, phần về uy tín của nước Mỹ đã công khai gắn liền với vụ này: sự gắn liền ấy sẽ trở nên lớn hơn khi những sự việc đã bị tiết l ra ngoàị Trên mt ý nghĩa căn bản hơn, không thể tháo lui, bởi vì theo tôi, không có hy vọng gì thắng được cuc chiến tranh này với mt Ngô Đình Diệm còn ngồi ở chính quyền. Càng không hy vọng gì Diệm hoặc bất cứ người nào trong gia đình Diệm có khả năng lãnh đạo đất nước và tranh thủ được sự hậu thuẫn của những thành phần đáng kể trong dân chúng, như giới trí thức trong và ngoài chánh quyền, dân sự cũng như quân sự, chưa nói đến nhân dân Hoa Kỵ Trong những tháng gần đây và đặc biệt trong những ngày gần đây, anh em Diệm đã làm cho những thành phần dân chúng nói trên chán ghét đến cực độ. Vì vậy, bản thân tôi hoàn toàn đồng ý với sách lược mà tôi được lệnh phải thi hành, chiếu công điện ngày chủ nhật vừa quạ Cơ may thành công của cuộc đảo chánh tùy thuộc vào các tướng lãnh VN mt mức độ nào đó, nhưng cũng tùy thuc vào chúng ta, ít nhất cùng mt mức độ đọ Chúng ta phải khởi sự làm một cố gắng toàn diện để thúc đẩy các tướng lãnh hành động mau lẹ" (Telegram 375, Lodge to Stae Aug 29,1963, Box, National security files, John F. Kennedy library)
Bức công điện của đại sứ Lodge có thể tóm tắt như sau: chúng ta người Mỹ, không thể lùi được nữa, phải lật đổ Ngô Đình Diê.m.
Điều đáng nói, là: trong các công điện trước, đại sứ Lodge chỉ nói đến việc loại bỏ ông Nhu, loại bỏ hay giữ ông Diệm để tùy ở các tướng lãnh. Nhưng trong bức công điện nói trên, đại sứ Lodge đã minh thị nói đến sự cần thiết phải loại bỏ ông Diệm và gia đình ông Diê.m.
Đại sứ Lodge viết tiếp: "Nếu các tướng lãnh đòi chúng ta phải công khai tuyên bố cắt viện trợ, chúng ta cũng sẽ chấp nhận làm điều đó, miễn là họ hiểu rằng họ sẽ phải khởi sự cùng một lúc với lời tuyên bố của chúng ta".
Một sự việc đã xảy ra, khiến đại sứ Lodge trở nên quyết liệt trong bức công điê.n. Số là, sáng ngày 29/8, trưởng nhiệm CIA và Lou Conein đã được gọi đến trụ sở MACV cho xem bức công điện của đại tướng Taylor gửi cho tướng Harkins trong đó có câu "các viên chức trong chính phủ đang suy nghĩ lại bức công điện ngày 24/8". Buổi sáng hôm đó, Conein cũng có hẹn với tướng Dương văn Minh, người được coi là lãnh tụ của cuộc đảo chánh. Cuộc gặp gỡ rất là chiếu lệ, Conein đã được chỉ thị của CIA không được hứa hẹn gì với tướng Minh. Sự việc này đã khiến tướng Minh cực kỳ lo ngại, ông nghĩ rằng Mỹ đang chơi trò phản bội đối với các tướng đảo chánh. Tướng Minh bèn đòi Mỹ phải tỏ dấu hiệu ủng hộ các tướng lãnh đảo chánh băng cách ngưng viện trợ cho chế độ Ngô Đình Diê.m.
Khi biết rõ câu chuyện của tướng Minh, đại sứ Lodge nổi giận và đòi Richardson (trưởng nhiệm CIA tại Saigon) cho biết lý do. Richardson bèn trả lời rằng: Hoa Thịnh Đốn đang suy nghĩ lại và có vẻ hối tiếc về công điện ngày 24/8. Khi nghe vậy, đại sứ Lodge đã phải vội vàng gửi ngay công điện về bộ ngoại giao, khẳng định rằng: Mỹ không thể nào tháo lui được nữa và phải lật đổ Ngô Đình Diê.m.
Chúng ta thấy: vai trò của Mỹ trong vụ đảo chánh 1963 đã qúa rõ rệt và qúa lộ liễụ Đại sứ Lodge đã khẳng định trong đoạn 2 của bức công điê.n. "cơ may thành công của cuộc đảo chánh tùy thuộc vào các tướng lãnh mt mức độ nào đó, nhưng nó tùy thuộc vào chúng ta, ít nhất cùng một mức độ đó". Đại sứ Lodge muốn nói rằng: nếu Mỹ không trực tiếp và tích cực nhúng tay vào, thì cuộc đảo chánh sẽ chẳng bao giờ thành công.
Nhưng còn một sự thực khác mà đại sứ Lodge không nói ra, sợ làm nản lòng tòa Bạch Ốc. Sự thực đó, là: nếu Mỹ không trực tiếp và tích cực nhúng tay vào, thì các tướng sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh ông Diê.m.
Và bây giờ, chúng ta hãy suy nghĩ theo từng giai đoa.n.
Nếu Mỹ triệt để ủng hộ ông Diệm, nhưng không chống ông Diệm, các tướng lãnh sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh.
Nếu Mỹ không triệt để ủng hộ ông Diệm, nhưng không chống ông Diệm, các tướng lãnh cũng chẳng bao giờ dám đảo chánh.
Nếu Mỹ chống ông Diệm, nhưng không chống đối công khai, các tướng lãnh cũng sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh.
Nếu Mỹ công khai chống ông Diệm, nhưng không cho CIA đến móc nối, các tướng lãnh cũng sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh.
Nếu Mỹ cho CIA đến móc nối, nhưng lại không có một hành đng cụ thể và công khai nào chứng tỏ Mỹ quyết tâm lật đổ ông Diệm (như cắt viện trợ), các tướng lãnh cũng sẽ chẳng bao giờ dám đảo chánh.
Cái nếu thứ 5 đã xảy ra. Trong suốt thời gian tháng 8/1963, nhất là từ ngày đại sứ Lodge đến, Lucien Conein để đến móc nối khuyến khích các tướng lãnh đảo chánh nhất là hứa hẹn rằng Mỹ sẽ triệt để ủng hộ họ trong thời gian chuyển tiếp sau khi bộ máy chính quyền trung ương bị phá sâ.p. Mặc dù vậy, các tướng lãnh vẫn không dám hành đô.ng. Hơn ai hết, họ thuộc nằm lòng bài học 1960 của đại tá Nguyễn Chánh Thị Họ ý thức một cách sâu sắc rằng: nếu Mỹ không dấn thân, nếu Mỹ không nhập cuộc, thì cuộc đảo chánh sẽ chẳng bao giờ thành công. Chẳng những không thành công, mà còn mang ho.a. Họ cũng ý thức một cách sâu sắc rằng: sự nhập cuộc và dấn thân của Mỹ phải được thể hiện bằng hành động cụ thể nhất, ngoạn mục nhất và dễ khích động quần chúng nhất, đó là: chính quyền Mỹ phải cắt viện trợ và tuyên bố cắt viện trợ.. Chỉ trong trường hợp đó và chỉ với điều kiện đó, họ mới dám đảo chánh.
Các tướng lãnh trong nhóm đảo chánh, tướng Trần văn Đôn, tướng Trần Thiện Khiêm, tướng Dương văn Minh, và kể cả tướng Lê văn Kim - người có ý thức chính trị nhất trong nhóm - không phải là những con người chính trị, hoặc cách ma.ng. Vì vậy họ thiếu hẳn cái khí phách và can trường của những con người chính trị hoặc cách ma.ng. Họ không có tầm vóc của những người lãnh đạọ Họ được đào tạo để phục tùng và để được người khác lãnh đạọ Họ cần phải được người khác lãnh đạo và họ cho có hiệu năng khi được người khác lãnh đạọ Đó là một sự thật đáng buồn. Sự thât ấy, quốc dân VN đã có dịp nhìn thấy ra sau khi ông Diệm bị lật đổ.
5) Công điện ngày 29/9 của ngoại trưởng Rusk
Công điện ngày 29/8 nói trên của đại sứ Lodge đã được đưa ra mổ xẻ tại Hi Đồng An Ninh Quốc Gia nhóm họp khẩn cấp ngay hôm đó tại tòa Bạch Ốc. Và buổi chiều ngày 29/8, ngaọi trưởng Rusk cấp tốc đánh điện cho đại sứ Lodge biết quyết định của hi đồng. Dưới đây là nhữg điểm chính:
a) Cho phép tướng Harkins (tư lệnh quân đi Mỹ tại VN) được gặp các tướng đảo chánh để nói cho họ biết Mỹ triệt để ủng hộ việc loại bỏ Ngô Đình Nhu, cũng như sẽ ủng hộ một cuộc đảo chánh có nhiều cơ may thành công, nhưng Mỹ không dự tính việc trực tiếp dùng quân đi Mỹ để tiếp tay cho nhóm đảo chánh.
b) Cho phép đại sứ Lodge được quyền loan báo việc Mỹ ngưng viện trợ cho chánh quyền Ngô Đình Diệm, vào thời điểm với những điều kiện do tòa đại sứ lựa cho.n. (Cablegram from secrectary Rusk to Ambassador Lodge Aug 29/8/63, dược in lại trọn vẹn dưới số 40 trong The Pentagon Papers, tr. 198-199)
Cũng ngày hôm đó (29/8), TT Kennedy gửi một mật điện cho đại sứ Lodge, xác nhận triệt để ủng hộ việc lât đổ chính quyền Ngô Đình Diê.m. Nhưng tổng thống không đồng ý về điểm chính quyền Mỹ "không còn đường tháo lui". Ông bị ám ảnh bởi sự thất bại trong vụ Vịnh Con Heo tại Cuba năm 1961, vì vậy ông khuyên đại sứ Lodge phải cực kỳ thận tro.ng. Bức mật điện viết: "Kinh nghiệm cho tôi biết rằng: hành động mà thất bại sẽ tai hại hơn là không hành động và bị coi là thiếu qủa quyết... Chúng ta hành động, là để thắng. Vì vậy, thà đổi ý (không hành động) còn hơn là (hành động mà) thất bại" (Telegram Kennedy to Lodge Aug 29/8/63, national security files, John F. Kennedy library)
Trong hai ngày cuối cùng của tháng 8/63, tòa Bạch Ốc bận rộn như đại bản doanh hành quân của một đoàn quân viễn chinh. TT Kennedy và các cố vấn của ông ở trong tình trạng báo đô.ng. Tất cả trí não và ý chí của tòa Bạc Ốc đều hướng về một cuộc đảo chánh sẽ xảy ra bất cứ giờ phút nào tại miền Nam VN để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diê.m.
Vì TT Kennedy chủ trương rằng đã ra tay hành động là phải thắng, cho nên quân lực Mỹ đã được huy động để tránh cho nước Mỹ một vụ Vịnh Con Heo thứ haị Một lực lượng đặc nhiệm hải quân gồm tàu chở trực thăng đổ b và khu trục hạm được lệnh tuần tiểu ngoài khơi VN. Tại Okinawa, hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ tăng cường, tổng cộng 3 ngàn người, được đăt trong tình trạng báo động 24/24. Mặt dầu vậy, ngoại trưởng Rusk vẫn không an tâm, ông lo sợ quân đảo chánh có thể bị quân đi chính phủ đè bịp và cuộc nổ súng sẽ kéo dài trong nhiều ngàỵ Ông đòi Hillsman phải đệ trình một bản phân tách tình hình và cho biết những khả năng về phía Mỹ để giúp nhóm đảo chánh thành công mau lẹ. Hillsman đệ trình bản phân tách, trong đó có câu: "Nếu cần, chúng ta sẽ đưa quân chiến đấu Mỹ vào Saigon để giúp quân đảo chánh đạt được chiến thắng". Nguyên văn: if necessary, we should bring in US combat troops to assist the coup group to achieve victorỵ (Memorandum Hillsman to Rusk, Aug 30, 63, Chicago Sun Times, June 23, 1971, được trích dẫn trong Kennedy in Vietnam, trang 126)
Về phần đại tương Harkins, tuân theo chỉ thị của TT Kennedy, ông mời tướng Trần Thiện Khiêm tới bản doanh MAGV sáng ngày 31/8 và cho tướng Khiêm biết: "Nếu các tướng lãnh sẵn sàng lật đổ Diệm, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ". Tướng Khiêm bèn đi gặp tướng Dương Văn Minh, rồi chiều hôm đó trở lại báo cho tướng Harkins biết rằng tướng Dương văn Minh đã thôi không nghĩ đến chuyện đảo chánh nữa, vì lý do: nhóm đảo chánh không đủ lực lượng để đương đầu với quân chính phủ. Sự thật, đó chỉ là một lối giải thích. Lý do sâu xa đã khiến nhóm đảo chánh ngưng lại, là: họ không tin Mỹ đã thực sự dấn thân. Họ chờ đợi ở Mỹ mt hành động dứt khoát và cụ thể, tức là cúp viện trợ và tuyên bố cúp viện trợ, điều mà Mỹ do dự chưa dám làm. Cuộc đảo chánh vào cuối tháng 8 đã không xảy ra, như Mỹ dự kiến.
6) Lời tuyên bố của TT Kennedy ngày 2/9
Việc các tướng lãnh Saigon ngưng lại không đảo chánh, đục Hoa Thịnh Đốn coi như là một thất bại của chính người Mỹ. Hội đồng ANQG và các cố vấn tòa Bạch Ốc họp liên miên để tìm biện pháp đối phó với tình thế mới. Vấn đề anh em ông Diệm bỗng nhiên mang một kích thước lớn hơn: đó là kích thước của chính nghĩa Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam A’.
Các ông Hillsman, Harrman và Katenburg (thuộc bộ ngoại giao) vẫn chủ trương phải lật đổ ông Diệm để tăng cường hiệu năng chiến đấu chống cộng của miền Nam, nếu không, người Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam. Ngoại trưởng Rusk không đồng ý, ông chủ trương không rút khỏi miền Nam mà cũng không lật đổ Ngô Đình Diê.m. Riêng phó tổng thống Johnson thì dứt khoát. Theo ông, người Mỹ không nên lật đổ ông Diệm, vì sau đó sẽ không tìm được người lãnh đạo có tầm vóc như ông Diê.m. PTT Johnson còn nói: "chúng ta nên chấm dứt cái trò vừa đánh trống vừa ăn cướp và trở lại nói chuyện thẳng với chính quyền Saigon". Nguyên văn: we should stop playing cops and robbers and get back to talking straight to Saigon Government" (The Pentagon Paper, p. 174)
Đang khi đó TT Kennedy tỏ ra vô cùng bực bộị
Ngày 2/9 TT Kennedy lên đài truyền hình CBS, tuyên bố: "chúng ta thâ’y những cuộc đàn áp Phật giáo (tại miền Nam VN) là những hành động cực kỳ thiếu khôn ngoan. Và bây giờ chúng ta không thể làm gì khác hơn là khẳng định một cách rõ rệt rằng: chúng ta không nghĩ đó là phương thức để chiến thắng CS"
Ký gỉa Walter Conkrite hỏi: "Liệu chính quyền Ngô Đình Diệm có còn thì giờ để lấy lại sự hậu thuẫn của quần chúng hay không ?" TT Kennedy trả lời: "còn, nếu họ chịu thay đổi chính sách, và có lẽ thay đổi cả nhân sự".
Trong bối cảnh chính trị lúc đó, ai cũng hiểu rằng: khi ám chỉ đến một sự thay đổi nhân sự trong chính quyền Ngô Đình Diệm, TT Kennedy muốn nói đến việc loại bỏ Ngô Đình Nhu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bang giao Mỹ-Việt, một vị tổng thống Hoa Kỳ công khai và minh thị lên án chính quyền miền Nam. Nghiêm trọng hơn, tổng thống Hoa Kỳ đã công khai kết tội anh em ông Diệm "đàn áp Phật giáo". Tổng thống Hoa Kỳ đã công khai đứng vào hàng ngũ của nhóm đấu tranh qúa khích tại Saigon đang đòi lật đổ chính quyền.
Tổng thống Hoa Kỳ đã công khai đồng hóa nhóm qúa khích ây với Phật giáo, và đã minh thị đồng hóa nhóm quá khích ấy với nhân dân VN. Những sai lầm thô bạo nói trên đã hầu hết được các tác gỉa sau này phê phán nghiêm khắc, coi đó như những xuẩn động của chính quyền Kennedỵ
Cùng ngày 2/9 tại Saigon, tờ Times of Vietnam (của chính phủ) kéo tít lớn tố cáo CIA âm mưu đảo chính chống lại chính quyền miền Nam VN. Bang giao giữa dinh Độc Lập và tòa Bạch Ốc đã căng thẳng lại càng căng thẳng hơn. Sự kiện này đã được nhóm đấu tranh qúa khích tại Saigon triệt để khai thác. Nó cũng được nhóm chống Ngô Đình Diệm trong tòa Bạch Ốc triệt để khai thác.
Đang khi đó, anh em ông Diệm càng ngày càng tỏ ra quyết liệt đối với nhóm đấu tranh qúa khích, cũng như dối với những đòi hỏi của tòa Bạch Ốc.
7) Công điện số 478, đại sứ Lodge gửi bộ ngoại giao
Sau những lời tuyên bố của TT Kennedy trên đài truyền hình CBS, tòa Bạch Ốc vẫn không tìm hướng đi rõ rệt, nhất là không tìm được giải pháp cho vấn đề Ngô Đình Diê.m. Dúng lúc đó Robert Kennedy xuất hiê.n.
Trong một phiên họp các cố vấn vê chính sách đối ngoại của TT Kennedy tại tòa Bạch Ốc, Robert Kennedy nói: "Nếu thấy không thể thắng được chiến tranh VN dưới bất cứ một chính thể nào tại miền Nam, thì bây giờ là lúc Hoa Kỳ nên rút khỏi miền Nam. Nhưng nếu nhận định rằng chế độ Ngô Đình Diệm là một trở ngại cho cuc chiến thắng, thì đại sứ Lodge phải được trao cho toàn quyền hành động để đem lại những thay đổi cần thiết.
Vấn đề cắt viện trợ lại được đặt ra, nhất là vấn đề cắt lương của Lựu Lượng Đặc Biệt do đại tá Lê Quang Tung chỉ huy. Và vấn đề lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm lại được đem lên thảm xanh của tòa Bạch Ốc.
Robert Kennedy, thay mặt anh ruột, đề nghị Ngũ Giác Đài cho biết ý kiến của các cố vấn quân sự tại chiến trùng miền Nam để giúp tòa Bạch Ốc có dữ kiện hầu tìm một giải pháp thỏa đáng và dứt khoát cho vấn đề VN.
Đại tướng Taylor, tham mưu trưởng liên quân HK, bèn cử trung tướng Victor Krulag đi VN. Roger Hillsman, vì sợ Ngũ Giác Đài không am hiểu chính trị và sẽ gây trở ngại cho chủ trương lật đổ Ngô Đình Diệm, cho nên bèn đề nghị Joseph Mendenhall cùng đi với tướng Krulag.
Phái đoàn "đi tìm sự thật" đến VN ngày 7/9, và trở và Hoa Thịnh Đốn ngày 9/9. Trong hai ngày, họ đã tìm thấy sự thật !
Ngày 10/9, TT Kennedy và các cố vấn họp khẩn cấp tại tờa Bạc h Ốc để nghe phái đoàn tường trình về chuyến đi tìm sự thâ.t.
Theo Menenhall (thuôc phe Hillsman) thì chính quyền Ngô Dình Diệm đang đi đến sụp đổ toàn diện, dân chúng sợ và ghét vợ chồng Ngô Đình Nhu tình hình có thể đưa đến một cuộc chiến tranh tôn giáo, hoặc một phong trào quần chúng rộng lớn đi theo VC. Mendenhall kết luận: "Nhu phải ra đi, nếu chúng ta muốn thắng cuộc chiến tranh VN" (Memorandum of conference with the president, sept 10, 1963, Box 316, national security files, John F. Kennedy library, được trích dẫn trogn Kennedy in Vietnam, trang 135)
Quan điểm của tướng Krulag thì hoàn toàn khác. Theo tướng Krulag thì cuộc chiến đấu quân sự vẫn đang tiến hành với một nhiệp độ đáng khâm phu.c. Cuộc khủng hoảng chính trị cũng có ảnh hưởng đến, nhưng không bao nhiêu, VC sẽ thua, nếu Mỹ vẫn tiếp tục những chương trình viện trợ về quân sự và xã hội, không cần lý đến những thiếu xót trầm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm (Report, Visit to Vietnam, 7-8, sept 1963, Box 316, national security, JFK library, được trích dẫn trong Kennedy in Vietnam, trang 135)
Nghe xong phúc trình đối chọi nhau của hai người cùng đi trong một phái đoàn tìm sự thật, TT Kennedy chỉ còn biết kêu trờị
Chính lúc đó, đại sứ Lodge lại nhảy vào vòng chiến, lần này với sự trắng trợn và quyết liệt ít thấy nơi một nhà ngoại giao Tây phương. Trong một công điện đặc biệt gửi về Hoa Thịnh Đống (công điện số 478) đại sứ Lodge khẳng định rằng: chính quyền miên Nam đã hiển nhiên tách rời ra khỏi thực tế. Ông ví chế độ Diệm với một chiếc tàu đang chìm dần xuống biển. Ông chủ trương chính quyền Mỹ phải cố gắng một lần nữa để khích lệ một cuộc đảo chánh. Và ông kết luận: "đã đến lúc HK phải dùng mọi chế tài hữu hiệu có trong tay để lật đổ chính quyền hiện hữu và thiết lập một chính quyền khác". Nguyên văn: The time has arrived for the US to use what effective sanctions it has to bring about the fall of the existing government and the in installation of another" (Telegram 478, Saigon to State, Box 316, nationalsecurity file JFK library, được trích dẫn trong Kennedy in Vietnam, trang 138)
Trong công điện, đại sứ Lodge còn cho biết: biện pháp chế tài hữu hiệu nhất, sẽ là cắt viện trợ trong mt số lãnh vực lựa chọn, như một tín hiệu ủng hộ cuộc đảo chánh, điều mà các tướng lãnh VN đã từng yêu câù hồi cuối tháng 8 vừa qua.
8) Công điện ngày 17/9, tòa Bạch Ốc gửi đại sứ Lodgẹ
Công điện số 478 của của đại sứ Lodge được đem ra mổ xẻ trước hi đồng ANQG. Và ngày 17/9, tòa Bạch Ốc gửi cho đại sứ Lodge một công điện tóm tắt và xác quyết lập trường của Hội đồng về những biện pháp dối phó với tình hình miền Nam. Bức công điện gồm 10 điểm. Dưới đây là những điểm chính:
a/ Tòa Bạch Ốc chưa thấy có cơ hội tốt để lật đổ Ngô Đình Diệm lúc này (điểm 2 của công điện).
b/ Tòa Bạch Ốc cho phép đại sứ Lodge được tùy nghi trì hoãn những cuộc cung cấp hoặc chuyển tiền viện trợ của bất cứ một cơ quan Mỹ nào cho chánh quyền miền Nam, nếu đại sứ Lodge nghĩ rằng những cuộc cung cấp hoặc chuyển tiền viện trợ ấy không có lợi cho Mỹ. Tòa Bạch Ốc cũng nhấn mạnh rằng đại sứ Lodge nên xử dụng quyền này để hạn chế tất cả những hình thức viện trợ cho (hoặc qua) Ngô Đình Nhu hoặc những cá nhân liên hệ với Nhu, tỷ như Lê Quang Tung (điểm ba).
c/ Tòa Bạc Ốc chỉ thị cho đại sứ Lodge phải buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải cải thiện, như: thả hết sinh viên và Phật tử, cho báo chí được tự do ngôn luận, giới hạn mật vụ và cảnh sát chiến đấu vào nhiệm vụ hành quân tiểu trừ VN thay vì thiểu trừ đối lập, cải tổ nội các, chấp nhận tự do bầu cự chấp nhận phái đoàn Phật giáo quốc tế đến điều tra tại VN, hủy bỏ dụ số 10 (điểm 4)
d/ Tòa Bạch Ốc chỉ thị đại sứ Lodge phải làm áp lực buộc Ngô Đình Nhu ra khỏi VN (điểm 6)
e/ Tòa Bạc Ốc khuyên đại sứ Lodge nên mở lại và tiếp tục đối thoại với TT Diệm và thâu lượm tin tức tình báo (điểm 8)
f/ Tòa Bạch Ốc khuyên chờ đợi ý kiến của đại sứ Lodge đối với chương trình phác họa ở trên, trước khi tòa Bạch Ốc có quyết định cuối cùng.
Đây chỉ là một kế hoạch tạm thời (Telegram 63516, White House to Lodge Sept 17, 63, The Pentagon Papers, p. 206)
Đọc bức công điện trên, chúng ta thấy tòa Bạch Ốc vẫn giữ vững chủ trương phải lật đổ ông Diê.m. Nhưng vì chưa có cơ hội tốt để lật đổ ông Diệm, nên tòa Bạch Ốc phải đưa ra một kế hoạc tạm thời để đối phó với tình hình tòa Bạch Ốc ban cho đại sứ Lodge toàn quyền tu chính. Và tòa Bạch Ốc sẽ chỉ đưa ra quyết định cuối cùng, sau khi nhận được phúc đáp của đại sứ Lodgẹ
9) Công điện ngày 19/9, đại sứ Lodge gửi TT Kennedỵ
Công điện nói trên của tòa Bạch Ốc không làm cho đại sứ Lodge hài lòng. Ông không muốn tiếp xúc với ông Diê.m. Ông cho rằng: đề nghị cải tổ cũng như đòi ông Diệm phải loại bỏ Ngô Đình Nhu, là một việc làm vô ích. Trước sau, ông vẫn chủ trương phải lật đổ ông Diệm để cải thiện miền Nam.
Ngày 19/9, đại sứ Lodge gửi cho TT Kennedy một công điện gồm 11 điểm. Dưới đây là những điểm chính:
a/ Đồng ý với tòa Bạch Ốc rằng hiện nay chưa có cơ hội tốt để lật đổ Diệm, vì vậy phải tạm thời làm bất cứ những gì chúng ta có thể làm được, trong khi chờ đợi cơ hội đó đến (điểm 1).
b/ Không kỳ vọng lắm vào những cuộc tiếp xúc với Diệm, cũng như không kỳ vọng lắm vào những hứa hẹn cải tổ của Diệm (điểm 2).
c/ Không nghĩ rằng việc công khai tiếp xúc với Diệm có thể giải quyết thỏa đáng những vấn đề mà tình thế đặt ra. Theo Duơng văn Minh cho biết mới đây, thì: VC càng ngày càng lớn mạnh, càng được lòng dân, những cuộc bắt bớ vẫn tiếp tục, các nhà tù đầy ấp, thêm nhiều sinh viên đã đi theo VC, chính quyền càng ngày càng tham nhũng và ăn cắp tiền viện trợ Mỹ (điểm 4)
d/ Đang nghiên cứu biện pháp ngăn chặn viện trợ để trừng phạt Diệm Nhu mà không gây ra sự sụp đổ vỡ kinh tế và trở ngại cho nỗ lực chiến đấu của quân đi (điểm 5).
e/ Đề nghị tòa Bạch Ốc cứu xét vấn đề ủng hộ một quân đội biệt lập với chính quyền Ngô Đình Diê.m. Bức công điện viết như sau: "Tôi cũng nghĩ rằng bất cứ biện pháp chế tài nào mà chúng ta tìm được, phải được trực tiếp nối liền với một cuộc đảo chánh có triển vọng thành công. Ngoài viễn tượng nói trên, các biện pháp chế tài ấy sẽ không được áp du.ng. Trong hướng đó, tôi nghĩ rằng chúng ta nên tiếp tục tiếp xúc với Big Minh và thúc giục ông ta tiến tới, nếu ông ta xem ra còn muốn hành đô.ng. Tôi (Cabot Lodge) đặc biệt nghĩ rằng tòa Bạch Ốc nên nghiêm chỉnh cứu xét vấn đề ủng hộ một quân đội VN biệt lập với chính quyền". Nguyễn văn câu cuối cùng: I particularly think that the idea of supporting a Vietnamese Army independent of the government should be energically studied. (Cablegram 544, ambassador Lodge to State dept., "For President only", sept 19, 63, The Pentagon Papers, p. 208-209)
Chúng ta cần ghi nhận những điều sau đây, liên quan tới bức công điện nói trên.
1/ Đại sứ Lodge bác bỏ việc mở lại những cuộc tiếp xúc với ông Diê.m. Ông vẫn chủ trương phải lât đổ Ngô Đình Diê.m.
2/ Đại sứ Lodge dùng lời lẽ của tướng Dương Văn Minh để lên án TT Ngô Đình Diê.m.
3/ Đại sứ Lodge chủ trương phải tiếp tục tiếp xúc với tướng Dương văn Minh, thúc dục tướng Minh làm đảo chánh.
4/ Đại sứ Lodge thúc dục tòa Bạch Ốc phải cứu xét vấn đề ủng hộ "một quân đi VN độc lập với chính quyền trung ương". Nói cách khác, một quân đội VN không chịu mệnh lệnh của vị tổng thống kiêm Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH. Nói cách khác; một quân đi không nằm trong hệ thống chính quyền hợp hiến của quốc gia miền Nam. Nói cách khác: một quân đi chịu mệnh lệnh của ngoại bang và phục vụ ngoại bang trong những mưu đồ bất chính của ngoại bang.
Giữa tháng 1/63, một phát đoàn gồm tổng trưởng quốc phòng McNamara và đại tướng Taylor được TT Kennedy cử sang VN để thẩm định tình thế, đồng thời ước tính triển vọng về một cuộc đảo chánh tại miền Nam. Phái đoàn rời Saigon ngày 2/10. Bản phúc trình của họ lạc quan vì tình hình quân sự, nhưng bi quan vì tình hình chính tri. Họ khuyến cáo TT Kennedy phải áp dụng những biện pháp chế tài về kinh tế đối với TT Diê.m. Một trong những biện pháp đề nghị là: ngưng viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diê.m.
Một điểm đáng ghi nhận là: trong chuyến đi, tướng Taylor và tổng trưởng quốc phòng McNamra đi đích thân đến thăm tướng Dương Văn Minh.....
10/ Công điện ngày 5/10, đại sứ Lodge gửi Bộ Ngoại Giao
Ngày 2/10, khi phái đoàn McNamara-Taylor rời Saigon để trở về Hoa Thịnh Đốn, thì Lucien Conein được lệnh của đại sứ Lodge phải mở lại những cuộc tiếp xúc với tướng Trần văn Đôn. Hai người gặp nhau tại bờ biển Nha Trang. Trong cuộc gặp gỡ, tướng Đôn cho Conein biết: nhóm đảo chánh đã thuyết phục được tướng Tôn Thất Đính, và quân đi đã sẵn sàng để lật đổ ông Diê.m. Tướng Đôn cũng yêu cầu Conein đích thân đến gặp tướng Minh.
Ngày 5/10, đại sứ Lodge gửi về bộ ngoại giao một công điện gồm 10 điểm để tường trình về cuộc tiếp xúc giữa Conein và tướng Minh. Dưới đây là những điểm chính:
a/ Trung tá Lucien Conein tiếp xúc với Dương văn Minh trong một giờ mười phút , tại bản doanh của Dương văn Minh đường Lê văn Duyê.t. Conein đã được phép của tòa đại sứ để làm việc nàỵ Họ chỉ có hai người và nói với nhau bằng tiếng Pháp (điểm 1).
b/ Dương văn Minh nói với Conein rằng ông ta cần phải biết rõ lập trường của chính quyền Mỹ đối với một cuộc thay đổi chính quyền tại miền Nam trong một tương lai rất gần. Dương văn Minh cho biết: nhóm đảo chánh, ngoài ông ta ra, gồm các tướng Trần văn Đôn, Lê văn Kim và Trần thiện Khiêm (điểm 2).
c/ Dương văn Minh cho biết ông ta không kỳ vọng một sự giúp đỡ đặc biệt nào của Mỹ trong việc thay đổi chính quyền, nhưng ông ta rất cần chính quyền Mỹ cam kết rằng sẽ không tìm cách làm hỏng kế hoạch của ông ta (điểm 3).
d/ Dương văn Minh phác họa ba kế hoạch để thay đổi chính quyền. Thứ nhất, ám sát Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và giữ TT Diệm lạị Thứ hai bao vây thủ đô Saigon bằng những đơn vị khác nhau, đặc biệt là những đơn vị đồn trú tại Bến Cát. Thứ ba: trực tiếp giàn quân đánh nhau với quân chính phủ. Dương văn Minh cho biết Nhu có thể trông cậy vào một số quân trung thành khoảng 5,500 binh sĩ (điểm 5).
e/ Dương văn Minh cho biết ba người nguy hiểm nhất miền Nam là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Trọng Hiếu. Conein nói: Lê Quang Tung là người đáng sợ hơn, thì Dương văn Minh trả lời: Khi tôi loại trừ được Nhu, Cẩn và Hiếu rồi, thì Tung sẽ qùy xuống trước mặt tôi (điểm 7).
f/ Dương văn Minh nói rằng ông ta rất thắc mắc về vai trò của Trần Thiện Khiêm. Trần Thiện Khiêm có thể đã đi hàng hai trong vụ tháng 8 vừa quạ Trước đó, CIA đã đưa cho Khiêm họa đồ căn cứ Long Thành và bản kê khai vũ khí tại căn cứ này để Khiêm trao lại cho Dương văn Minh. Nay Dương văn Minh muốn có bản sao những tài liệu đó để đối chiếu với những tài liệu mà Khiêm đã trao cho ông ta (điểm 8).
g/ Dương văn Minh cho biết một trong những lý do khiến ông ta phải hành động gấp rút, là: nhiều sĩ quan chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn và đại đi cũng đang tự động đứng ra tổ chức nhưng cuộc đảo chánh riêng, họ có thể thất bại và di hại cho đại cuộc (điểm 9) (Telegram 1445, Lodge to State, oct 5, 63, The Pentagon Papers, p. 213).
Chúng ta nên ghi nhận những điểm quan trọng sau đây:
Thứ nhất: trước khi đảo chánh, tướng Dương văn Minh muốn biết rõ lập trường dứt khoát của Hoa Kỳ về việc thay đổi chính quyền Ngô Đình Diê.m. Đây là một hình thức xin phép, trước khi hành đô.ng. Nhóm tướng lãnh VN chỉ dám đảo chánh, khi biết chắc Mỹ cho phép đảo chánh và bật đèn xanh cho phép đảo chánh.
Thứ hai: CIA Mỹ đã vẽ họa đồ căn cứ Long Thành (tức căn cứ của Lực Lượng Đặc Biệt trung thành với ông Diệm), và lập bản kê khai vũ khí của căn cứ này trao cho nhóm tướng lãnh đảo chánh.
Cũng ngày 5/10, đại sứ Lodge gởi thêm một điện văn nữa về bộ ngoại giao đề nghị cho phép Conein, trong cuộc tiếp xúc lần tới với tướng Dương văn Minh, được: thứ nhất, hứa với tướng Minh rằng Hoa Kỳ sẽ không tìm cách làm hỏng cuộc đảo chánh của ông ta.
Thứ hai: cam kết với tướng Minh rằng HK sẽ tiếp tục viện trợ cho VN sau khi đảo chánh, miễn là chính quyền mới hứa tranh thủ nhân tâm và chiến thắng CS (The Pentagon Papers, p. 215).
11/ Công điện ngày 5/10, TT Kennedy gửi đại sứ Lodgẹ
Cũng ngày 5/10, TT Kennedy gửi mật điện, ra chỉ thị cho đại sứ Lodge không nên ngầm khuyến khích một cuộc đảo chánh. Nhưng ông cũng chỉ thị cho đại sứ Lodge phải cấp tốc bí mật nhận diện và tiếp xúc với những người có thể thay thế ông Diê.m. Ông căn dặn đại sứ Lodge phải tuyệt đối bí mật và hành đng khôn khéo, để sau này chính quyền Mỹ có thể chối cãi một cách dễ dàng là đã không nhúng ta vào vụ lật đổ Ngô Đinh Diệm (Telegram 63560, White House to Lodge Aug 5, 63, The Pentagon Papers p. 215).
Chúng ta ngạc nhiên về thái độ khó hiểu và đầy mâu thuẩn của TT Kennedỵ Ông chỉ thị cho đại sứ Lodge phải cấp tốc bí mật nhận diện và tiếp xúc với những người có thể thay thế ông Diê.m. Sự thật, không có gì khó hiểụ TT Kennedy đã gửi mật điện nói trên, trước khi nhận được bức công điện số 1445 mùng 5 tháng 10 của đại sứ Lodge cho biết rướng Dương văn Minh đã sẵn sàng để lật đổ ông Diê.m.
Sau khi nhận được công điện 1445 báo tin tướng Dương văn Minh đã sẵn sàng để đảo chánh, TT Kennedy gửi ngay điện văn dưới đây cho đại sứ Lodgẹ
12/ Điện văn ngày 6/10, TT Kennedy gửi đại sứ Lodgẹ Điện văn này có hai đoạn quan tro.ng.
Đoạn một có câu sau đây: "Đành rằng chúng ta không muốn xúi dục một cuộc đảo chánh, nhưng chúng ta cũng không nên để lại cảm tưởng rằng HK sẽ ngăn chặn một cuộc thay đổi chính quyền và sẽ từ chối viện trợ kinh tế và quân sự cho chế độ mới".
Đoạn hai của điện văn có đoạn sau đây: "về vấn đề đặc biệt của Dương văn Minh, ông đại sứ phải nghiêm chỉnh nghĩ đến việc cho nhân viên (tức Conein) đến nói với Minh rằng: trong tình trạng hiểu biết hiện tại của nhân viên, nhân viên không thể nghiêm chỉnh đệ trình vấn đề lên cấp trên cứu xét Muốn trình lên cấp trên và được cấp trên cứu xét, nhân viên cần phải có những chi tiết chứng tỏ một cách rõ rệt rằng kế hoạch của Minh có nhiều triển vọng thành công. Với tin tức được cung cấp cho tới nay, nhân viên không thấy có triển vọng đó. (Telegram 74228, White House to Lodge, Oct 6, 63, The Pentagon Papers, p. 216)
Chúng ta nhận thấy rõ sự bất lương và đạo đức gỉa của những kẻ mà phó tổng thống Johnson đã gọi là "vừa đánh trống vừa ăn cướp". TT Kennedy và những cố vấn tòa Bạch Ốc tưởng răng với luận điệu "không khuyến khích cuc đảo chánh và cũng không ngăn cản cuộc đảo chánh", họ có thể rửa sạch hai bàn tay nhơ bẩn của họ trước lịch sự Quyển "Kennedy in Vietnam" mỉa mai như sau: "sự phân biệt giữa khuyến khích một cuộc đảo chánh" với "không làm hỏng một cuộc đảo chánh" là một lối chơi chữ lắt léo không đếm xỉa gì đến ảnh hưởng của Mỹ tại miền Nam, Việc Mỹ hứa ủng hộ kinh tế quân sự cho nhóm đảo chánh sẽ có hậu qủa khuyến khích các tướng lãnh làm đảo chánh, cũng như việc Mỹ đe dọa từ chối viện trợ đã từng có hậu qủa làm nản lòng nhiều vụ âm mưu đảo chánh trước đó" (sách đã dẫn, trang 148).
William Colby, cựu giám đốc CIA tại VN, sau này cũng nói: "trong các công điện, người ta cứ nhắc đi nhắc lại rằng chính các tướng lãnh VN mới là kẻ sẽ quyết định về việc lật dổ ông Diệm, chứ không phải chúng ta. Luận điệu này dễ nghe lắm, nhưng thật ra nó phản lại thực tế, nếu bạn nghĩ đến cái tư thế cực kỳ quan trọng của người Mỹ tại VN" (sách đã dẫn, trang 148).
Chúng ta cũng thấy rõ TT Kennedy quyết tâm và mong muốn lật đổ TT Diê.m. Khi được biết rõ ý định của tướng Dương văn Minh muốn đảo chánh, ông vội vàng ra chỉ thị cho tòa dại sứ phải lập tức phối kiểm xem kế hoạch đảo chánh có nhiều triển vọng thành công hay không. Tại sao TT Kennedy lại muốn biết điều đó ? Câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. TT Kennedy muốn biết rõ, để còn bật đèn xanh cho các tướng lãnh khởi sự.
13/ Công điện ngày 25/10, đại sứ Lodge gởi Bundỵ
Ngày 6/10, chính quyền Kennedy cắt viện trơ Tín hiệu đã được đưa vào băng tần và được gởi đến các tướng lãnh VN. Saigon lên cơn sốt đảo chánh. Nhóm tướng lãnh phản loạn coi dó như là một bằng cớ cụ thể chứng minh tòa Bạch Ốc đã thực sự dấn thân và thực sự ủng hộ việc lật ông Diê.m. Tin đồn sẽ có đảo chánh và cuộc đảo chánh được Mỹ ủng hộ lan tràn trong dân chúng như khói thuốc pháo. Riêng tòa đại sứ Mỹ tại Saigon, họ dồn mọi nỗ lực để chạy đua với kim đồng hồ trong việc tiếp súc với các tướng lãnh.
Ngày 25/10, đại sứ Lodge gửi công điện số 1964 cho George Bundy, cố vấn anh ninh quốc gia HK. Bức công điện gồm 8 điểm. Dưới đây là những điểm chính:
a/ Nhân viên của tôi (Lucien Conein) vẫn thi hành nghiêm chỉnh những chỉ thị của tôi. Chính tôi đích thân chấp thuận mọi cuộc gặp gỡ gữa Conein và Đôn (điểm 2 của bức công điện).
b/ Đôn và các tướng lãnh của ông ta đang thực sự tìm cách thực hiện một sự thay đổi trong chính quyền. Tôi không tin rằng đây là một cuộc đảo chánh gỉa của Ngô Đình Nhu . Trong trường hợp cuộc đảo chánh thật bị thất bại, cũng như trong trường hợp cuộc đảo chánh CIA của Nhu thành công, tôi tin răng sự liên hệ của chúng ta cho tới ngày hôn nay qua Lucien Conein vẫn còn là điều có thế dễ dàng chối cãi. Cơ quan CIA hoàn toàn sẵn sàng để cho tôi có thể phủ nhận Conein bất cứ lúc nào (điểm 4).
c/ Chúng ta không muốn làm hỏng một cuộc đảo chánh cũng như chúng ta không có ngay cả tứ thế để làm hỏng một cuộc đảo chánh, khi mà chúng ta không biết rõ những gì đang xảy ra (điểm 5).
d/ Chúng ta không nên làm hỏng một cuộc đảo chánh, vì hai lý do. Thứ nhất, chắc chắn chính quyền kế tiếp sẽ không vụng về và không hành động sai lầm như chính quyền hiện hữụ Thứ hai, nếu chúng ta dội nước lạnh trên những cuc âm mưu đảo chánh, nhất là trong khi những cuộc âm mưu ấy đang ở trong thời kỳ bắt đầu, thì đó là một điều cực kỳ thâ’t sách cho chúng ta về lâu vè dài. Chúng ta nên nhớ rằng đảo chánh là phương thức độc nhất để nhân dân VN có thể thực hiện một cuộc thay đổi chính quyền (điểm 6).
e/ Tướng Đôn cho biết sẽ không có kỳ thị tôn giáo trong chính phủ tương lai. Ý định đó đáng khen. Và tôi hoan nghênh ý của ông ta không muốn làm một thứ "chư hầu" của Mỵ Tôi muốn thêm hai đòi hỏi. Thứ nhất, không nên thanh trừng toàn thể nhân viện trong chính quyền. Những cá nhân nào đặc biệt đáng bị trách cứ có thể bị mang ra trước pháp luật sau này để xét xự Thứ hai, tôi đang nghĩ đến mt chính quyền trong đó có Trí Quang và những nhân vật tầm vóc như Trần Quốc Bửu, chủ tịch nghiệp đoàn lao động (điểm 7).
Đọc bức điện tín trên đây, chúng ta thấy những móng vuốt nhọn hoắt và lông lá của Mỹ đã cắm sau lút vào vận mệnh miền Nam. Họ sắp đặt cuộc đảo chánh cho miền Nam và sắp đặt luôn cả thành phần chính phủ tương lai miền Nam.
Một điều mà chúng ta không thể không nhìn thấy là sự thiếu thành thật của đại sứ Lodge, nếu không nói là bất lương. Ông vẫn lập di lập lại rằng: Mỹ không nên làm hỏng cuộc đảo chánh, chẳng những vậy ông còn khẳng định rằng Mỹ không có ngay cả khả năng để làm điều đó. Viết như vậy, ông đã quên bức công điện số 375 trong đó ông đòi tòa Bạch Ốc phải triệt để ủng hộ các tuớng lãnh trong việc lật đổ ông Diê.m. Trong bức công điện đó, ông đã viết: "cơ may thành công của cuộc đảo chánh tùy thuộc vào các tướng lãnh VN mt mức độ nào đó, nhưng cũng tùy thuộc vào chúng ta, ít nhất cũng có một mức độ đó" (Telegram 375, Lodge to Stat, Aug 29, 1963).
14/ Công điện ngày 30/10, Bundy gửi đại sứ Lodge
Bức công điện ngày 25/10 của đại sứ Lodge vẫn không trấn an được TT Kennedỵ Thâm tâm TT Kenedy rất muốn lật đổ TT Ngô Đình Diệm, nhưng ông lại sợ thất bại và bị chê cười như ông đã thất bại và bị chê cười trong âm mưu lật đổ Fidel Castro hồi tháng 4/1961. Ông sợ mất uy tín trước dư luận trong nước và ngoài nước. Lần này, lật đổ Ngô Đình Diệm ông chủ trương "đã ra tay là phải thắng". Nhưng, những tin tức của đại sứ Lodge gửi về đã không đủ để cho ông tin một cách chắc chắn rằng cuộc đảo chánh sẽ thành công. Vì vậy, ngay sau khi nhận được công điện ngày 25/10 của đại sứ Lodge, George Bundy, vị cố vấn được tín nhiệm nhất tại tòa Bạch Ốc đã được lệnh phải cấp tốc gửi ngay tối hôm đó bức công điện số 63590 nói rõ cho đại sứ Lodge biết rằng TT vẫn lo ngại không thành công. (Telegram 63590, Bundy to Lodge, Oct 25, 1963, Box 201, national security files, JFK library).
Bốn ngày sau, ngày 29/10, đại sứ Lodge báo cho tòa Bạc Ốc biết: một cuộc đảo chánh sắp xảy ra. Ông quan niệm rằng: Hoa Kỳ không nên cũng như không thể ngăn chặn được cuộc đảo chánh, trừ phi đi báo cho Diệm và Như biết, một hành động sẽ đem lại ô nhục cho HK (The Overthrow of Ngo Dinh Diem, United States - Vietnam Relation III, pg 46).
TT Kennedy vẫn không an tâm. Ông sợ các tướng lãnh VN sẽ thất bại, và sự thất bại ấy sẽ kéo theo tất cả uy tín còn lại của ông đối với các nước trong vùng Đông Nam Á. Vì vậy, ngày 30/10, Bundy được lệnh phải cấp tốc gửi một công điện cho đại sứ Lodge để nói rõ những ưu tư của TT Kennedy về cuc đảo chánh sẽ xảy rạ Bức công điện gồm 10 điểm. Dưới dây là những điểm chính:
a/ Tòa Bạc hốc tin rằng thái độ của chúng ta đối với nhóm đảo chánh vẫn còn có hậu qủa quyết định đối với họ. Tòa Bạch Ốc tin rằng lời nói của chúng ta đối với nhóm đảo chánh có thể khiến họ hoãn lại cuộc đảo chánh... Cuộc sắp hàng các lực lượng tại Saigon cho thấy hai bên (quân chánh phủ và quân đảo chánh) gần như đang cân đồng la.n. Như vậy, cuộc nổ súng sẽ kéo dài và quân đảo chánh có thể sẽ bị đánh bạị Trong cả hai trường hợp, hậu qủa sẽ cực kỳ nghiêm trọng và tai hại cho quyền lợi của nước Mỹ. Vì vậy, chúng ta phải có được sự bảo đảm rằng tương quan lực lượng quân sự thực sự nghiêng về phía quân đảo chánh (điểm 2 của công điện)
b/ Trong trường hợp ông rời khỏi Saigon một ngày nào đó truớc ngày đảo chánh, thì trước khi đi, ông cần phải tham khảo ý kiến đầy đủ với tướng Harkins và phòng trung ương tình báo để có những sắp xếp rõ rệt về (a) việc điều hành những hoạt động thông thường, (b) việc tiếp xúc với nhóm đảo chánh, (c) việc phải làm khi cuộc đảo chánh khởi sự (điểm 7)
c/ Nếu cuộc đảo chánh phải xảy ra, vấn đề bảo vệ các kiều dân Mỹ sẽ tức khắc được đặt rạ Tòa Bạc Ốc có thể cho không vận tiểu đoàn thủy quân lục chiến từ Okinawa tới Saigon trong 24 tiếng đồng hồ. Tòa Bạch Ốc đã ra lệnh cho CINCPAC sắp xếp cuộc di chuyển của tiểu đoàn thủy quân lục chiến bằng đường thủy đến hải phận gần Nam VN (điểm 8)
d/ Tòa Bạch Ốc hiện đang cứu xét nhưng trường hợp bất ngờ có thể xảy ra sau khi cuộc đảo chánh bùng nỗ. Yêu cầu ông đại sứ cho biết ngay những khuyến cáo của ông về thái độ mà tòa Bạch Ốc phải có sau khi cuộc đảo chánh khởi sự, đặc biệt đối với những lời yêu cầu để hành động trong trường hợp cuc đảo chánh (a) thành công, (b) thất bại, (c) không ngã ngũ (điểm 9).
e/ Tòa Bạch Ốc nhắc lại rằng nhóm đảo chánh có trách nhiệm phảo đưa bằng cớ chứng minh rằng họ thực sự có triển vọng sẽ thành công mau lẹ. Nếu không, chúng ta sẽ phải can ngăn họ đừng đảo chánh, bởi lẽ: một sự tính toán sai lầm sẽ đưa tới hậu qủa làm tổn thương đến tư thế của nước Mỹ tại vùng ĐNA. Đây là điểm 10 và cũng là điểm chót của bức công điện (Telegram 79079, Bundy to Lodge, Oct 30, 1963, Box 317 national security files, JFK library)
Chúng ta nhận thấy rõ tâm trạng của TT Kennedỵ Ông rất muốn lật đổ ông Diệm, nhưng sợ thất bạị Ông đã ẩn náu mình trong cái trò chơi ngôn ngữ "đừng khuyến khích cuộc đảo chánh cũng như đừng làm hỏng cuộc đảo chánh" để có thể chối tội sau này. Nhưng ông dấu đầu hở đuôi. Thật vậy, tại điểm 10 của bức điện tín nói trên, tòa Bạch Ốc (tức TT Kennedy) đã ra lệnh cho đại sứ Lodge phải ngăn chặn cuộc đảo chánh, nếu thấy cuộc đảo chánh không có triển vọng thành công. Thì ra, chánh sách "không được ngăn chặn cuộc đảo chánh" mà TT Kennedy đã đề ra cho siêu cường Mỹ trong vụ lật đổ ông Diệm năm 1963, không áp dụng cho một cuộc đảo chánh có triển vọng thành công. Nó chỉ áp dụng cho một cuộc đảo chánh không có triển vọng thành công. Đó là đạo đức quốc gia của nước Mỹ, và đó cũng là cái thông minh của TT Kennedy trong vụ lật đổ ông Diệm năm 1963.
Người xưa đã dạy: "muốn nói dối, thì phải có một trí thông minh trên mức bình thường, nếu không, sẽ có ngaỳ chính mình lại chửi lại mình". Phải chăng, trong vụ lật đổ ông Diệm năm 1963, TT Kennedy của siêu cường HK và các cố vấn của ông đã không có được cái trí thông minh trên mức bình thường ?
15/ Công điện ngày 30/10, đại sứ Lodge trả lờị
Ngay sau khi nhận được công điện ngày 30/10 của cố vấn an ninh tòa Bạch Ốc, đại sứ Lodge không nén được sự kinh ngạc trước ý định của tòa Bạch Ốc muốn trì hoãn cuc đảo chánh của các tướng lãnh VN. Ông bèn cấp tốc gửi một công điện gồm 13 điểm cho bộ ngoại giao. Dưới đây là những điểm chánh:
a/ Tôi không tin rằng chúng ta có đủ quyền lực để trì hoãn hoặc ngăn chặn một cuộc đảo chánh... Tôi có thể nói rằng: chúng ta có rất ít ảnh huởng đối với vụ này, một vụ hoàn toàn thuộc nội bộ VN (điểm 1 của công điện).
b/ Trừ phi cuộc đảo chánh thành công chớp nhoáng, tôi dự kiến rằng khi cuộc đảo chánh bắt đầu bùng nổ, chính quyền Diệm sẽ yêu cầu tôi hoặc tướng Harkins dùng ảnh hưởng để kêu gọi các tướng lãnh bãi bỏ cuộc đảo chánh. Tôi tin rằng ảnh hưởng của chúng tôi (tức là đại sứ Lodge và tướng Harkins) chắn chắn không lớn hơn ảnh hưởng của tổng thống kiêm tổng tư lệnh tối cao quyền lực Hoa Kỳ. Nếu tổng thống đã không thể dùng ảnh hưởng để bãi bỏ được cuộc đảo chánh, thì chúng tôi cũng không thể dùng ảnh hưởng để kêu gọi các tướng lãnh bãi bỏ cuộc đảo chánh. Làm như vậy, chúng ta sẽ chỉ gây nguy hiểm cho sinh mạng người Hoa Kỳ. Chính quyền Ngô Đình Diệm có thể sẽ yêu cầu chúng ta gửi máy bay hoặc trực thăng đến để di tản những nhân vật trọng yếu trong chính quyền... Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không để cho phi cơ và phi công của chúng ta dấn thân vào nơi hòn tên mũi đạn, khi hai phe đang dàn trận chống đối nhau (điểm 10).
c/ Các tướng lãnh có thể cần một số tiền vào phút chót để mua chuộc phe chống đốị Nếu số tiền này có thể đưa cho họ một cách kín đáo, tôi nghĩ rằng chúng ta nên cho họ, miễn là chúng ta xác tín rằng cuộc đảo chánh mà họ dự tính, đã được tổ chức chu đáo và có triển vọng tốt để thành công. Nếu nhận thấy rằng cuộc đảo chánh không phân thắng bại, và cuộc nổ súng sẽ kéo dài, chắc chắn chúng ta sẽ phải đứng ra giúp đỡ cả hai bên giải quyết vấn đề, vì lợi ích của cuc chiến tranh chống cộng taị miền Nam (điểm 11).
d/ Tôi hoàn toàn đồng ý rằng một sự tính toán sai lầm sẽ gây ra tai hại cho tư thế của HK tại vùng Đông Nam A’. Nếu chúng ta xác tín rằng cuộc đảo chánh sẽ đi đến thất bại, dĩ nhiên chúng ta sẽ làm tất cả những điều mà chúng ta có thể làm được, để ngăn chặn cuộc đảo chánh. Nguyên văn câu chót: "If we are convinced that the coup is going to fail, we would, of course do everything we could to stop it" (điểm 12).
e/ Tướng Harkins đã đọc công điện này và không đồng ý. Nguyên văn: Gen Harkins has read this and does not concur". Đây là điểm 13 và cũng là điểm chót. (Telegram 2063 , Lodge to State, Oct 30, 63. The Pentagon Papers, pg 227-229)
Bức công điện 2063 nói trên của đại sứ Lodge là một kiệt tác của sơ hở, mâu thuẫn ngu xuẩn và bất lương. Đoạn trên nói rằng chính quyền Mỹ không đủ quyền lực để ngăn chặn cuộc đảo chánh, đoạn dưới lại nói rằng nếu thấy cuộc đảo chánh sẽ đi đến thất bại thì chúng ta (Hoa Kỳ) sẽ làm tất cả những điều có thể làm được để ngăn chặn cuộc đảo chánh. Đoạn trên nói rằng đây là một vấn đề hoàn toàn thuộc nội bộ VN, đoạn dưới lại nói rằng chúng ta nên cho nhóm đảo chánh một số tiền để họ mua chuộc phe chống đối.
Tuân Tử của nước Tàu, Talleyrand của nước Pháp và Metternich của nước Áo, hiện đang ngủ dưới đáy mồ, nếu họ được đọc bức công điện của nhà ngoại giao Lodge, chắc chắn họ sẽ đội mồ mà chỗi dậy, và kêu trời cho cái chất xám của chính giới Mỹ. Bất lương ngu xuẩn và mâu thuẫn. Có lẽ tướng Harkins cũng đã nhìn thấy cái bất lương và mâu thuẫn của đại sứ Lodge, vì vậy ông đã không đồng ý và đòi đại sứ Lodge phải ghi vào công điện rằng ông không đồng ý.
Dù sao, những sơ hở, mâu thuẫn ngu xuẩn và bất lương của bức công điện cũng giúp cho lịch sử ghi lại một sự thật ngàn đời, cuộc đảo chánh 1963 đã do chính quyền Kennedy chủ trương, chủ mưu, sắp xếp và thúc đảy. Nhóm tướng lãnh VN là những tay sai bản xứ ..!
16/ Công điện ngày 30/10, George Bundy gửi đại sứ Lodge
Bức công điện ngày 30/10 (số 2063) của đại sứ Lodge không được sự chấp thuận của tướng Harkins, tư lệnh MAGV tại Saigon. Tòa Bạch Ốc đã nhìn thấy sự xích mích và bất đồng quan điểm giữa đại sứ Lodge và tướng Harkins trong vụ lật đổ ông Diê.m. Và tòa Bạch Ốc lo nga.i.
Chiều 30/10, George Bundy lại cấp tốc gửi một công điện 6 điểm cho đại sứ Lodgẹ Dưới đây là những điểm chính:
a/ Tòa Bạch Ốc không chấp nhận luận điệu của ông đại sứ cho rằng "chúng ta không đủ quyền lực để trì hoãn hoặc ngăn chặn một cuộc đảo chánh tại VN" như là căn bản chủ đạo cho chánh sách đối ngoại của HK. Trong công điện của ông đại sứ, điểm 12, ông đại sứ cũng nói rằng nếu ông xác tín rằng cuộc đảo chánh sẽ đi đến thất bại, thì ông sẽ làm tất cả những điều có thể làm được để ngăn chặn no’. Cũng trên căn bản đó, tòa Bạch Ốc tin rằng ông đại sứ sẽ hành động để thuyết phục các tướng lãnh ngưng lại hoặc hoãn lại bất cứ một cuộc động binh nào mà ông đại sứ nghĩ rằng không có triển vọng thành công (điểm 2 của công điện).
b/ Vì vậy, nếu ông đại sứ phải kết luận rằng cuộc đảo chánh không thực sự có triển vọng thành công, thì ông phải cho các tướng lãnh biết mối hoài nghi của ông. Nói làm sao để ít nhất trì hoãn cuộc đảo chánh lại cho tới khi có được cơ hội tốt hơn. Khi nói điều đó với các tướng lãnh, ông đại sứ nên xử dụng sức nặng của lời khuyên nhủ tốt nhất của HK (nguyên văn: The weight of US best advice) và minh thị bác bỏ mọi ám chỉ rằng chúng ta chống lại những nỗ lực của các tướng lãnh vì chúng ta ưa thích chế độ hiện tại hơn là ưa thích họ (điểm 3).
e/ Sau đây là chỉ thị của tòa Bạch Ốc liên quan đến thái độ của Hoa Kỳ(HK) trong trường hợp cuộc đảo chánh xảy ra:
1/ Các viên chức HK sẽ không đáp ứng những lời kêu gọi giúp đỡ của cả hai bên. Phi cơ HK và những khả năng khác của HK sẽ không được đưa đến dấn thân vào nơi hòn tên mũi đạn, để ủng hộ bất cứ bên nào nếu không được phép của Hoa Thịnh Đốn.
2/ Trong trường hợp cuộc đảo chánh bất phân thắng bại, các viên chức HK có thể tùy nghi làm những hành vi thích hợp với nguyện vọng của cả hai bên, tỷ như di tản các nhân vật trọng yếu hoặc chuyển vận tin tức. Và khi hành động như vậy, các viên chức HK phải cố tránh để khỏi bị hiểu lầm là làm áp lực đối với bất cứ bên nàọ
3/ Trong trường hợp cuộc đảo chánh lâm vào tình trạnh sẽ thât bại, hoặc thực sự thất bại, các viên chức HK có thể tùy nghi mở cửa nương náu cho những kẻ minh thị hoặc mặc nhiên cần sự nương náụ
4/ Nhưng một khi cuộc đảo chánh đã bắt đầu, thì vì quyền lợi của HK, cuộc đảo chánh ấy phải thành công (The Pentagon Papers, pg 231)
Chúng ta thấy rõ: trong công điện nói trên, tòa Bạc h Ốc đã minh thị bác bỏ quan điểm của đại sứ Lodge cho rằng HK không đủ quyền lực để ngăn chặn một cuộc dảo chánh tại VN. Chẳng những vậy, tòa Bạch Ốc còn khẳng định rằng chính quyền HK có thừa quyền lực và có bổn phận phải ngăn chặn cuộc đảo chánh, nếu thấy cuộc đảo chánh không có triển vọng thành công. Tòa Bạc Ốc minh thị nhắc lại mệnh lệh của TT Kennedy: "một khi cuộc đảo chánh đã bắt đầu, cuộc đảo chánh ấy phải thành công, vì đó là quyền lợi của Hoa Kỳ."
Chúng ta cũng thấy rõ: tòa Bạch Ốc chỉ dự liệu can thiệp trong trường hợp cuộc đảo chánh bất phân thắng bại, và trường hợp quân đảo chánh bị đánh bạị Can thiệp để giúp cho các tướng đảo chánh có chỗ nương náu và thoát hiểm. Tòa Bạch Ốc không dự liệu can thiệp trong trường hợp ông Diệm bị đánh bạị Số phận ông Diệm không được tòa Bạch Ốc quan tâm đến.
Tất cả những tài liệu trên đây đã trở thành chính sử của Hoa Kỳ, và được lưu trữ trong "Hồ Sơ An Ninh Quốc Gia" tại thư viện JFK. Đó là những bằng cớ trên giấy trắng mực đen chứng minh một sự thật lịch sử. Sự thật lịch sử đó, là: cuộc lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 đã do chính quyền Kennedy chủ trương, chủ mưu, chủ xướng, chủ động, chủ lực, khuyến khích và thúc đẩy, các tướng lãnh VN chỉ là những tay sai bản xứ !!
Lịch sử đã viết: nhờ sự mẫn cán và thông minh của các tướng lãnh VN, cuộc đảo chánh năm 1963 đã hoàn thành mỹ mãn.
Những tài liệu nói trên cũng là những bằng cớ trên giấy trắng mực đen chứng minh sự bất lương, ngu xuẩn và luộm thuộm của chính quyền Hoa Kỳ trong vụ lật đổ ông Diê.m. Từ tổng thống Kennedy, đến các cố vấn tòa Bạch Ốc, đến đại sứ Cabot Lodgẹ
Một công điện (ngày 24/8/63) của tòa Bạch Ốc gửi cho vị đại sứ của mình tại nước ngoài, liên quan đến một vấn đề trọng đại của quốc gia HK, thế mà các viên chức cao cấp có trách nhiệm trong chính quyền không được thông báo, tham khảọ Chẳng những vậy, còn bị lừa bi.p. Kể cả TT Kennedy cũng bị lừa bi.p.
Trong các công điện của tòa Bạch Ốc, của chính TT Kennedy và của bộ ngoại giao gởi đi, cũng như trong các công điện của đại sứ Cabot Lodge gửi về, thì công điện trước chửi công điện sau, hoặc công điện sau chửi công điện trước.
Trong cùng một công điện, thì đoạn trước chửi đoạn sau, đoạn sau chửi đoạn trước. Giáo sư André Tunc trong quyển Les Etats Unis, có nói đến "quyền lực nằm trong tay những kẻ thiếu lương tâm".
Trong vụ chính quyền Kennedy lật đổ ông Diệm, chúng ta phải thêm hai chữ ngu xuẩn vào cuối câu và nói: "quyền lực nằm trong tay những kẻ thiếu lương tâm và ngu xuẩn". [Nguyễn Văn Chức, VIỆT NAM CHÍNH SỬ, trang 61-85).
.......Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc đoán (autoritaire) như hầu hết các quốc gia phải đương đầu với hiểm họa cộng sản. Điều đó không ai chối cãi. Nên nhớ: Đài Loan đã áp dụng chế độ thiết quân luật gần 35 năm, và chỉ bãi bỏ chế độ ấy mới đây, năm 1986.
Cũng không ai chối cãi rằng: Đệ nhất cộng hòa đã có những lạm dụng lvng hành, nhớp nhúạ Và cả tội ác nữa.
Nhưng, những lạm dụng, lộng hành nhớp nhúa, t ội ác ấy không bắt nguồn từ những quy định hoặc thiếu sót của hiến pháp mà bắt nguồn từ sự không tôn trọng hiến pháp và luật pháp quốc gia bởi chính những kẻ cầm quyền.
Vì vậy, chúng ta không nên dựa vào hiến pháp một nước để chỉ trích hoặc nguyền rủa một chế độ. Nhưng ông Đỗ Mậu và những kẻ đến sau (tức là những kẻ xuyên tạc, những kẻ "hiếp dâm" lịch sử hoặc những kẻ bôi bẩn vô căn cớ với lòng đầy hận thù, ác tâm, vô luân và thành kiến đối với TT Ngô Đình Diệm, đối với nền đệ nhất cộng hòa của TT Diệm (lời góp ý thêm của Aladin) làm việc đó. Và: khi làm công việc đó họ đã tỏ ra thiếu khả năng. (Việt Nam Chính Sử, NVC, trang 48-49).
......I POST, YOU DECIDE !
Aladin Nguyen
------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment