Cha tôi sinh năm một nghìn chín trăm không bảy [1907]. Nghĩa là cha tôi chỉ sinh sau ông Diệm có sáu năm. Cha tôi lớn lên trong thời kỳ đất nước Việt Nam bị đế quốc Pháp đô hộ gần một trăm năm. Cha tôi không ảnh hưởng văn hóa của nước Pháp, ông am hiểu chữ Pháp, chữ Nho từ cha của ông [tức ông nội của tôi]. Cho nên cách sống, cách suy nghĩ và xử thế có phần nguyên tắc theo kiểu trung thần “quân xử thần tử…” của một nhà Nho.
-------------------------------------
Cha tôi cũng có học chữ Việt, nhưng chỉ đủ để đọc sách chứ không đi thi lấy bằng. Tôi chịu ảnh hưởng nhiều ở cha tôi.
Cha tôi nói rằng: Ông Diệm là người công chính, là người ái quốc. Ông lo cho dân cũng như tiền đồ tổ quốc. Ông chấp chính với hai bàn tay trắng. Hiệp Định Genever 1954 chia đôi đất nước Việt Nam. Miền Bắc thuộc phe Cộng Sản. Miền Nam thuộc phe tự do Quốc Gia. Miền Nam - lúc bấy giờ quá hỗn loạn không khác gì loạn “Mười hai sứ quân”, mỗi phe phái cát cứ mỗi lãnh địa riêng…
Cha tôi nói rằng: Ông Diệm là người công chính, là người ái quốc. Ông lo cho dân cũng như tiền đồ tổ quốc. Ông chấp chính với hai bàn tay trắng. Hiệp Định Genever 1954 chia đôi đất nước Việt Nam. Miền Bắc thuộc phe Cộng Sản. Miền Nam thuộc phe tự do Quốc Gia. Miền Nam - lúc bấy giờ quá hỗn loạn không khác gì loạn “Mười hai sứ quân”, mỗi phe phái cát cứ mỗi lãnh địa riêng…
Bằng tài năng hiếm có, ông Diệm đã bình phục và thâu phục các: Giáo phái, đảng phái chính trị, các thân hào địa chủ… đứng về phía Chính Phủ. Hoa kỳ đồng ý viện trợ để giúp ổn định tình trạng xã hội… Công lao của ông Diệm quả là to lớn. Tuy nhiên, những thành quả mà chính quyền của ông Diệm đạt được cũng đã gây ra sự va chạm – trước tiên là các chủ đồn điền cao su của người Pháp, thương gia người Hoa và của một số người Việt đã một thời theo Pháp mà được giàu sang, có học vị cao, hoặc các đảng phái tuy quy thuận chính phủ nhưng chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng. Ngoài ra, một số (một số) tướng tá xuất thân từ lính “Khố xanh, Khố đỏ” của Pháp. Tuy được chuyển qua quân đội Quốc Gia miền Nam và được giữ nguyên cấp bậc, chức vụ - nhưng do trình độ văn hóa, chính trị yếu kém lại ham quyền lực mà bị mua chuộc rồi đâm ra phản bội - quay súng lại giết ông Diệm và cả dòng họ của ông”.
Tôi còn nhỏ, mỗi khi nghe cha tôi nói về ông Diệm thì nghe vậy chứ chưa có một dấu ấn gì trong lòng mỗi khi nhìn thấy ảnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Cuối năm lớp nhất, tôi được vinh dự đứng trong hàng ngũ học sinh đi đón Tổng thống Diệm - khi ông về thăm xã chúng tôi - một xã Dinh Điền - nằm trong chương trình di dân lập ấp. Bữa đó ông tổng thống mặc bộ Veston màu trắng, đầu đội mũ phớt, tay cầm cây gậy. Ông nói chuyện gì với dân chúng thì tôi không còn nhớ vì còn nhỏ. Tôi chỉ nhớ người dân vỗ tay rất nhiệt thành.
Cha tôi nói với tôi rằng: Ông Diệm không đàn áp Phật Giáo như những gì phe quân đội đảo chánh nói cũng như các bên chống đối khác... Bởi trong nội các chính phủ gồm: Quân đội - tướng tá và viên chức hành chánh trong chính phủ đa phần là người của Phật giáo.
Chính phủ ông Diệm cũng không “tham nhũng”. Vì nếu tham nhũng thì còn tiền đâu mà thực hiện các chương trình cải tổ canh tân - lo cho dân cho nước… Việc mở rộng Phi Trường Tân Sơn Nhứt năm 1960 là bằng chứng tiết kiệm ngân sách của tổng thống Diệm:
Phi trường Tân Sơn Nhứt được nối dài phi đạo 3.000 mét – đó là vào năm 1960. Hoa Kỳ đồng ý tài trợ 4,5 triệu USD. Ngân khố VNCH bỏ ra 70.000 đồng. Việc bỏ thầu tại Washington. Hoa Kỳ đề nghị phía VNCH cử đoàn giám sát. Bộ Công chánh - Giao thông - Nha Hàng không dân sự cử kỹ sư Tạ Huyến, kỹ sư Nguyễn Xuân Hiếu. Cả hai đều học Pháp về, trực tiếp tham gia nghiên cứu tiền dự án. Thời gian đi 3 tuần, phụ cấp 20 USD mỗi ngày và 3.000 USD giao tế phí. Danh sách hai kỹ sư cử đi được Tổng trưởng Công chánh - Giao thông và Tổng trưởng Ngoại giao đồng ý và chuyển trình Phủ Tổng thống xem xét. Đích thân ông Ngô Đình Diệm đọc công thư và bút phê như sau:
“Chỉ đồng ý cữ đi một kỹ sư. Chỉ cho đi 2 tuần. Cắt bỏ hết 3.000 USD giao tế phí, vì kỹ sư giám sát không cần giao tế gì lớn.
Cuối cùng, Tổng thống Ngô Đình Diệm yêu cầu các thiểm bộ liên quan: Công chánh, Ngoại giao và Nha Hàng phải tiết kiệm. Bởi tình hình tài chánh quốc gia đang khó khăn, không được lãng phí tiền đóng thuế của Quốc dân Đồng bào!”
TT Ngô Đình Diệm cho biết: Hoa Kỳ họ viện trợ nhưng đa phần họ quy ra vật phẩm có sự kiểm soát trực tiếp của các cơ quan của họ.
Ông Diệm cũng không là tay sai cho Mỹ. Bởi ông kiên quyết không để cho Mỹ đưa quân đội Hoa Kỳ vào miền Nam hoặc can thiệp quá sâu vào nội tình đất nước cũng như chính phủ. Đưa quân và can thiệp quá sâu sẽ mất đi chính nghĩa của người quốc gia. Ngay sau khi chấp chánh tổng thống Diệm đã hô hào toàn dân hãy “Tự Túc, Tự Cường - Tự Lực Cánh Sinh”, quyết không dựa vào sự viện trợ của nước ngoài. Chính sự “Phản Kháng” nầy mà ông Diệm bị Hoa Kỳ [đảng Dân Chủ] giết một cách tàn nhẫn vào năm 1963 để rồi tới năm 1965 ồ ạt đổ nửa triệu quân vào Miền Nam và vội vàng rút ra bỏ mặc cho Miền Nam tự lo liệu! Ông Diệm không những bị khối CS đánh, ông còn bị khối tự do kể cả Phật giáo, Tòa thánh Vatican và nhóm linh mục, giáo dân công giáo cuồng tín không thích..!. Chính phủ của ông chỉ tồn tại có chín năm - nhưng trong chín năm đó là chín năm gặt hái được rất nhiều thành công trên mọi lãnh vực, như: Ổn định về chính trị - Ổn định về ngoại giáo - Ổn định về quốc phòng - Ổn định về trật tự xã hội - Ổn định về kinh tế thương mại, kỹ nghệ - Ổn định và phát triển về văn hóa giáo dục và Y tế …”.
Cha tôi còn nói: Hoa Kỳ và phe quốc gia không ký tên vào Hiệp Định Genever chia đôi Việt Nam năm 1954. Trong Hiệp định đó chỉ có: Bắc Việt, Trung Cộng, Liên Xô và Pháp đặt bút ký. Do đó Hoa Kỳ và phe Quốc Gia không bị ràng buộc cũng như không chịu trách nhiệm trước lịch sử. Ông Diệm và gia đình của ông bị chết thảm. Nguyên nhân chính là do người quốc gia và Hoa Kỳ chủ mưu…! Mất miền Nam kể từ khi ông Diệm chết…!
Cha tôi nói: Tổng thống Ngô Đình Diệm là người Việt Nam đầu tiên được đọc diễn văn bằng tiếng Anh trước Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 9.5. 1957. Đồng thời Tổng thống Diệm luôn tôn trong quốc phục Việt Nam (áo dài khăn đóng) để đi kinh lý nước ngoài và tiếp khách tới viếng thăm.
Lớn lên tôi tìm hiểu, đồng thời tôi đọc rất nhiều tài liệu lịch sử của nhiều sử gia, cũng như hồi ký của những người lật đổ và giết ông Ngô Đình Diệm cả người Việt, người Mỹ, người Phương Tây, người CS (nhất là sau khi khối CS Liên xô và Đông Âu sụp đổ). Tôi mới hiểu ra rằng: những gì cha tôi kể cho tôi nghe về ông Diệm hoàn toàn đúng. Trong cuốn hồi ký của Tổng thống Hoa Kỳ có đoạn như sau:
“Chúng ta đã dính tay vào vụ giết ông Diệm. Và giờ đây bàn tay ấy đang hiện lên trước mắt chúng ta”. Trang 30 (Lyndon Johnson)
"Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nói:
“Thus, as the nine-year rule of Diem came to a bloody end, our complicity in his overthrow heightened our responsibilities and our commitment in an essentially leaderless Vietnam” . (Pentagon Papers viii)...
(Chín năm cầm quyền của TT. Diệm, chấm dứt trong máu, sự đồng lõa của chúng ta trong việc lật đổ ông ta đã làm tăng thêm trách nhiệm cũng như sự trói buộc của chúng ta vào trong một đất nước Việt Nam hoàn toàn không có lãnh đạo).
Thơ: Tồng thống Ngô Đình Diệm:
NỖI LÒNG
Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không!
Xe muối nặng nề thẩm vó ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông !
Lần nữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách thuở nào trong ?
NGÔ ĐÌNH DIỆM 1953
CHƯƠNG TRÌNH TÁI THIẾT MIỀN NAM TIÊU BIỂU:
- Ngày 26/10/1955. Trưng cầu dân ý.
- Ngày 26/10/1956. Công bố bản Hiến pháp và đổi tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa, Quốc trưởng đổi thành Tổng thống.
- Hiệp định phân chia hai miềm Nam – Bắc. Tổng thống Ngô Đình Diệm đón nhận một triệu người di cư vào Nam. Lo an cư lạc nghiệp và phát triển về mọi mặt đời sống.
- Thực hiện Cải Cách Điền Địa. Chính phủ mua ruộng của các điền chủ để phân phối miễn phí cho nông dân.
- Đối với người Thượng trên Cao Nguyên. Chính phủ không lấy đất của họ, nơi nào cần thì thương lượng, bồi thường xứng đáng và giúp đỡ trên mọi vấn đề… Chính phủ để cho họ tự quyết mọi sinh hoạt trong buôn làng cũng như học hành chữ viết tập tục của họ. Họ được học tiếng người Kinh. Người Thượng được ưu tiên có bằng Trung học là thuộc tài nguyên sĩ quan thay vì tú tài như người Kinh. Người Chàm khỏi phải nhập ngũ.
- Chính Tổng thống Diệm đặt tên cho các sắc dân [sắc tộc]trên Cao Nguyên là Thượng (Người Thượng ở trên vùng cao) thay vì kêu họ bằng "Mọi" một cách miệt thị.
- Giáo Dục: Miễn phí. Tuy nhiên có trường Tư Thục và trường Hàm Thụ. Giáo dục dạy theo đường lối “Khai Phóng – Nhân bản và Dân Tộc”. Giá trị văn bằng được Bộ Giáo Dục công nhận ngang nhau nhằm khuyến khích con em đi học.
- Y Tế miễn phí cho toàn dân. Ngoài ra còn có Bịnh Viện Tư Nhân.
- Tổng thống Ngô Đình Diệm cho mở chương trình xổ số để lấy tiền lời kiến thiết quốc gia.
- Tái thiết đường sắt xe lửa từ Đông Hà vào Sài Gòn năm 1959.
- Mở rộng xa lộ Biên Hòa.
-Tái thiết Quốc lộ 19 nối liền duyên hải Miền Trung và Cao nguyên Trung phần (Pleiku và KonTum).
-Tái thiết quốc lộ 14 từ Buôn Mê Thuột tới KonTum và Hiệp Đức Quảng Nam.
- Xây Dựng Viện Đại Học Huế. Ngoài ra Tổng Thống Ngô Đình Diệm dùng khoảng 6 triệu đồng tiền lời của 8 lần “Xổ số Kiến Thiết Quốc Gia” liên tiếp để thành lập Đại Học Y Khoa Huế. Và thành lập các viện đại học khác trong cả nước.
- Học Viện Quốc Gia Hành Chánh:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp chánh, ông đã hết sức coi trọng công việc nội chính quốc gia. Ông bắt tay cải tổ trường Quốc Gia Hành Chánh. Trước đây, trường nầy đặt ở Đà Lạt và trực thuộc bộ Giáo Dục. Năm 1954, ông cho dời trường về Sài Gòn và đặt Học Viện Quốc Gia Hành Chánh dưới sự đào tạo và giám sát của Phủ Thủ Tướng, sau đó thuộc phủ Tổng Thống (tức trực thuộc sư chăm sóc của ông).
Chương trình học của học viện này do Michigan State University (MSU) trợ giúp trong việc soạn giáo trình. Kho sách của trường được coi là một trong những thư viện lớn nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Sinh Viên cũng được huấn luyện quân sự ở các trường quân sự chuyên nghiệp như trung tâm huấn luyện Quang Trung, học chiến thuật ở rừng cao su Phú Thọ hay trung tâm Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám v.v
Môn học chính của Quốc Gia Hành Chánh gồm những kiến thức như: soạn thảo công văn, kế toán thương mại, định chế chính trị, luật hành chánh và cả luật quân sự. Tùy theo bằng cấp khi tốt nghiệp như: Tham sư, Đốc sự, Giám sự. Các chuyên viên hành chánh cao cấp này sẽ về làm việc tại các bộ như:
Giám sự được bổ nhiệm ở các Phủ, Bộ chuyên môn khác như Bộ Tài chánh, Tổng Nha Kế Hoạch. Sau khi ra trường thì chuyên viên được bổ dụng từ Phủ Thủ tướng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo hay Tổng Nha Ngân Sách và các Bộ cấp quốc gia cho đến các Ty, các Sở địa phương như: Phó tỉnh trưởng hoặc Phó quận trưởng. Trưởng ty…!
- Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt được thành lập năm 1950 nhưng đến năm 1959 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới thực sự có những cải tổ sâu rộng và huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1961, TT Ngô Đình Diệm cho xây dựng lại mới tại đồi 1515, ông đưa ra chương trình đào tạo 4 năm thay vì 3 năm như trước đây, nhưng vì những rối ren chính trị và ông bị thảm sát, mãi đến năm 1966 chính phủ tiếp theo mới thực hiện được chương trình này. Trường VBQGVN đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho Không Quân, Hải Quân và Lục Quân.
- Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức:
Năm 1955 đến 1961 đã cung cấp 2/3 số sĩ quan cho QLVNCH và khoảng trên 90% các binh chủng như Thiết Giáp, Công Binh Pháo Binh Quân Nhu Quân Cụ, Truyền tin. Giữa tháng 10 năm 1961 ông lại tiếp tục cải tổ tách các trường đào tạo chuyên môn thành các trường riêng chỉ còn giữ lại Bộ Binh và Thiết Giáp là chính”.
- Năm 1958 và 1962 Tổng thống Ngô Đình Diệm phân chia lại một số các địa hạt hành chánh tỉnh và phân chia thành 4 vùng chiến thuật. Trách nhiệm bảo vệ các vùng chiến thuật này là Quân Đoàn: Quân Đoàn I bản doanh tại Đà Nẵng, Quân Đoàn II tại Pleiku Quân Đoàn III tại Biên Hòa, Quân Đoàn IV tại Cẩn Thơ.
- Tổng thống Ngô Đình Diệm được giải thưởng Magsaysay 10.000 Mỹ Kim. Ông đã tặng số tiền này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong ở Ấn Độ. Đồng thờ cũng viện trợ 1,5 tấn gạo.
- Giảm quyền lợi và ảnh hưởng của người Hoa, giúp người Việt có vai trò kinh doanh buôn bán được cân đối.
- Chính thức phát hành tiền tệ riêng. Một biểu tượng của quốc gia độc lập. Giá trị đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sau đó gắn liền với đồng Mỹ kim với tỷ giá chính thức 35 $ = 1 Mỹ Kim
- Thành lập khu kỹ nghệ: Biên Hòa, Thủ Đức, An Hòa, Nông Sơn, nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thủy điện Đa Nhim, đập Đồng Cam [Phú Yên], nhà máy sản xuất vải sợi Vinatexco Đà Nẵng, Sài Gòn, Vimytex Sài Gòn, Nhà máy thủy tinh, mỏ than Nông Sơn.v . v… Đồng thời lập trường đào tạo kỹ sư.
- Thành lập Viện Hạt Nhân Đà lạt
- Lập nhiều Cô Nhi Viện, yểm trợ các Trại Cùi, các Trung Tâm Y Tế Công Cộng, các Trung Tâm Sinh Hoạt và giáo dục các người tật nguyền.
- Lập các quán cơm xã hội giúp cho người lao động và học sinh có chỗ ăn uống vừa túi tiền.
- Đưa Việt Nam tiến lên tầm cao mới (Việt Nam được 80 Quốc gia trên Thế giới công nhận , Việt Nam là Hội viên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, .... )
- Đề ra một số đạo luật khá đặc biệt, trong đó đáng ghi nhận nhất là Luật Bảo vệ Gia đình và Luật Bảo vệ Luân lý.
- Thiết lập mã vùng điện thoại viễn liên quốc tế [84] cho quốc gia và mã không lưu cho phi trường Tân Sơn Nhứt tới nay vẫn còn đang xử dụng.
- Thiết kế đường xe lửa trên không cho Sài Gòn
- Lập đồ án xây dựng vùng đất Thủ Thiêm
- Tổng thống Ngô Đình Diệm với chương trình du học "Colombo". Gửi sinh viên du học sang Hoa Kỳ, Anh quốc, để giảm áp lực ảnh hưởng Pháp.
- Chương trình di dân lập ấp "Dinh Điền" cho hàng triệu người không đất đai ruộng vườn, được an cư lập nghiệp nơi vùng đất mới và cho tới nay vẫn còn tồn tại và phồn thịnh.
- Ngày 17.4. 1961 Tổng thống Ngô Đình Diệm cho ra đời Chính Sách Chiêu Hồi. Chính sách Chiêu Hồi nhằm kêu gọi những thanh niên theo Việt cộng trở về nhà và được trọng dụng tùy theo khả năng. Đây là chính sách mang tính nhân đạo.
- Tổng thống Ngô Đình Diệm, cúng 500.000 nghìn đồng và ra lệnh xuất 2 triệu đồng để xây Chùa Xá Lợi rộng 2.000 mét vuông. Chùa xây hoàn thành năm 1956.
- Cấp đất xây chùa Chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa Nam Thiên Trụ, Chùa Phổ Quang. Khu đất rộng xây chùa Vĩnh Nghiêm được ông Diệm ký bán với giá tượng trưng một đồng. Ngoài ra ông còn giúp trùng tu: Chùa Từ Đàm, Chùa Diệu Đế và một số chùa ở các tỉnh.
- Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng 5 tượng đài để tôn vinh Đức Mẹ tại 5 thành phố:
1. Đức Mẹ Giang Sơn (Ban Mê Thuột),
2. Đức Mẹ Thác Mơ (Bình Phước),
3. Đức Mẹ Phượng Hoàng (Gia Lai),
4. Đức Mẹ Trinh Phong (giữa ranh giới Ninh Thuận & Lâm Đồng)
5. Đức Mẹ Tà Pao (Bình Thuận).
- Năm 1960 , Banglades bị nạn đói hành hành, thậm chí xảy ra cả việc ăn thịt người lẫn nhau. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã viện trợ cho nhân dân Banglades 200.000 tấn gạo, 5 triệu Mỹ kim cứu trợ. Ba năm sau, khi NGÔ TỔNG THỐNG bị thảm sát, chính phủ và nhân dân Banglades đã để quốc tang 7 ngày và khóc không ngừng nghỉ. Quốc gia Banglades cho xây: Một con đường đặt tên Tổng thống Ngô Đình Diệm; một bức tượng Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫy tay chào người dân Banglades, hai bên là hoa sen, Quốc hoa của Việt Nam Cộng Hòa, để tưởng nhớ Tổng thống Ngô Đình Diệm ./-
NGÔ ĐÌNH DIỆM
“Tôi không phải thần thánh,
Mà là người bình thường.
Tôi thức khuya, dậy sớm,
Vì đất nước, quê hương.
Tôi tiến, mong các bạn
Hãy cùng tiến theo tôi.
Tôi lùi, hãy bắn bỏ.
Tôi chết, nối chí tôi”.
NỘI CÁC CHÍNH PHỦ NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
Gồm: 18 Bộ Trưởng:
- Người bên Phật giáo giữ : 8 Bộ trưởng
- Người bên Công giáo giữ : 5 Bộ trưởng
- Người bên Khổng giáo giữ : 5 Bộ trưởng
38 Tỉnh:
- Người bên Phật giáo giữ : 26 Tỉnh trưởng
- Người bên Công giáo giữ : 12 Tỉnh trưởng
Tướng lãnh có 16 tướng:
- Người bên Phật giáo : 13 Tướng
- Người bên Công giáo : 3 Tướng
Chánh Văn Phòng Tổng thống Ngô Đình Diệm:
- Ông: Võ Văn Hải. Người Phật giáo
Chánh Văn Phòng Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu:
- Trung tá Phạm Thư Đường. Người Phật giáo.
Nguồn: Thư Viện
Các chính khách và nguyên thủ quốc gia trên thế giới nhận xét về TT Ngô Đình Diệm:
1. Cựu Hoàng Bảo Đại đã khẳng định: “Ngô Đình Diệm nổi tiếng là thông minh liêm khiết";
2. Tổng Thống Dwight D. Eisenhower ca tụng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là "Con người thần kỳ của Á Châu" được sử gia John M. Newman nhắc lại trong tác phẩm “JFK and Vietnam”
3. Tổng Thống Lyndon B. Johnson nhận định: “Tổng Thống Diệm là Churchill của thập kỷ mới trong hàng tiền đạo của các nhà lãnh đạo bảo vệ tự do";
4. Ký giả Bernard Fall, Giáo sư Tiến sĩ Đại Học, nhận định về tinh thần đạo đức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong cuốn sách “The Two Vietnams” như sau: “Đúng là con người nổi tiếng thanh liêm và trung thành với nguyên tắc".
5. Nữ ký giả Marguerite Higgins, phóng viên của trên 60 tờ báo lớn thế giới, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: “Ông là một lãnh tụ tốt, trung thực, quả cảm và đáng kính.”
6. Sử gia Arthur M. Schlesinger, Giáo sư Đại học Harvard, người thiên về phe chống lại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng trong tác phẩm “A thousand Days”, ông đã xác nhận: “Và chính Ông Diệm là người ngay thẳng và cương quyết, tận tâm và liêm khiết";
7. Ký giả Stanley Karnow xác định: “Ông Diệm ngay thẳng, can đảm và hăng say trung thành với chính nghĩa quốc gia";
8. Giáo sư Phạm Kim Vinh trong tác phẩm “The Politics of selfishness: Vietnam. The Past as Prologue” nhận định: “Nhưng lợi điểm lớn nhất của miền nam Việt Nam năm 1954 là có được một lãnh tụ có khả năng và đạo đức tương đương để chọi lại huyền thoại Hồ Chí Minh”
9. Khi hay tin tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Mao Trạch Đông thốt lên "Chánh quyền Kennedy hạ ông Ngô Đình Diệm là một thất sách, một sai lầm rõ rệt".
10. Học giả người Úc Denis Warner đã tặng cho ông Ngô Đình Diệm biệt danh “The Last Confucian - Người hiền triết Khổng giáo cuối cùng”.
Tổng Thống Tưởng Giới Thạch nói rằng 100 năm nữa Việt Nam cũng chưa tìm được người tài đức như TT Ngô Đình Diệm.
Công trạng về Tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ được lịch sử và người đời sau ghi nhận. Nhưng tiếc thay, hiện nay mộ phần của ông và người thân của ông từ ngày ông bị thảm sát không được phép đề tên của ông, thậm chí người dân thương nhớ ông cũng không dám công khai tới thắp nhang để bày tỏ lòng biết ơn. Người ở Hải Ngoại cũng lãng quên! Các đảng phái, các giáo phái, các cá nhân còn nuôi trong lòng hận thù. Từ lòng hận thù đó mà họ viết sách, viết hồi ký, viết báo… vạch lá tìm sâu để phê phán, chỉ trích thậm tệ nền Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Chính họ trước đó đã được chính phủ Ngô Đình Diệm “gắn lon, phong chức”, gia đình no ấm… Họ nguyền rủa không những cá nhân tổng thống Ngô Đình Diệm mà còn cả dòng họ của ông. Người Việt tỵ nạn khắp năm châu kể từ sau ngày 30.4.1975 tới nay chưa một ai dựng tượng để nhớ ơn một vị tổng thống khai sinh ra nước Việt Nam Cộng Hòa. Nghe đâu ở bên Thụy Sỹ có một người đứng ra dựng tượng tổng thống Ngô Đình Diệm – dựng ở sau vườn nhà chứ không dám công khai!
Người Việt tỵ nạn ở Hoa Kỳ gần hai triệu người gồm đủ cả các phe phái, đảng phái và quân cán chính. Tuy đông như vậy, nhưng không một ai đứng ra vận động để xây dựng một tượng đài ghi ơn ông tổng thống Diệm. Họ sợ chính quyền Hoa Kỳ, bởi chính quyền Hoa Kỳ đã giết ông Diệm. Lịch sử đã chứng minh sai lầm về việc giết ông Diệm. Chính quyền Hoa Kỳ, người dân Hoa Kỳ và các nhà chính khách Hoa Kỳ và trên thế giới đã thú nhận việc giết ông tổng thống Ngô Đình Diệm là sai lầm, là tội ác.
“Chúng ta đã dính tay vào vụ giết ông Diệm. Và giờ đây bàn tay ấy đang hiện lên trước mắt chúng ta”. Trang 30 (Lyndon Johnson).
Nghĩa tử là nghĩa tận. Ông bà ngày xưa đã nói. Vậy, mong rằng những người quốc gia tỵ nạn tại Hoa Kỳ và những người quốc gia tỵ nạn trên khắp thế giới hãy dẹp bỏ hận thù cá nhân, đảng phái, phe phái đối với tổng thống Diệm - xúm nhau gom góp tài chánh xây một tượng đài để cho các thế hệ con cháu mai sau còn nhớ tới một quốc gia Miền Nam Việt Nam, mà trong quốc gia đó có đủ các quyền làm người đã ghi trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, như: Quyền tư hữu, quyền tự do, quyền đa đảng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí (tư nhân), quyền tự do lập hội, quyền tự do đi lại, quyền tự do kinh doanh buôn bán… để mưu cầu hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
Chúng ta đã từng biết tổng thống Nam Triều Tiên Park Chung Hee cùng thời với tổng thống Diệm. Sự cải cách cứng rắn của ông Park Chung Hee đã bị người Nam Triều Tiên cho rằng: độc tài và họ ám sát tổng thống của họ. Thế nhưng, sau nầy chính người dân nam Triều Tiên đã nhìn ra công ơn to lớn trong công cuộc cải cách đất nước... Người dân nam Triều Tiên đã hối hận và họ đã phục hồi danh dự cũng như ghi công ơn tổng thống của họ vào sử, vào sách giáo khoa để dạy dỗ cho học sinh. Xét cho cùng, thì công lao của tổng thống Ngô Dình Diệm còn to tác hơn cả ông tổng thống Park Chung Hee. Bởi tổng thống Diệm là người khai sinh ra nền Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam bằng lá phiếu phổ thông của toàn dân.
Tôi cảm ơn cha tôi đã cho tôi biết khá nhiều về một vị tổng thống Ngô Đình Diệm - tài giỏi, đạo đức, yêu đồng bào, yêu quê hương đất nước. Đồng thời có tầm nhìn về lịch sử, chính trị và cải cách đất nước sâu rộng mà không mất đi tính chính danh của một quốc gia.
Trang Y Hạ
Viết tại San Francisco
-----------------------------
Comment:
* Yến Ngọc Hải Âu
THƯƠNG TIẾC !
Áo quan chẳng phủ cờ vàng
Vạn ngàn tiếng khóc đã vang bầu trời
Khóc người chí sĩ một thời
Nhân tài trí đức cả đời vì dân
Thương quê dâng trọn tấm thân
Tự do dân chủ tam phân chống tà
Dương cao ý chí nước nhà
Diệt tan cộng sản nước ta thanh bình
Buồn thương dân tộc nước mình
Người đi bởi lũ yêu tinh tham quyền
Thù thay lũ tướng tham tiền
Ngậm hờn cay đắng bạn hiền quay lưng
Miền Nam khóc vị anh hùng
Tương lai đất nước tan cùng người đi
Triệu dân lệ máu ướt mi
Thương người thương nước phân ly đoạn trường
Vì dân người chọn con đường
Đấu tranh tự chủ quê hương quyết lòng
Không cho thằng Mỹ đeo tròng
Chen vào nội bộ để mong chiếm quyền
Vững tay chèo lái con thuyền
Chín năm tổ quốc bình yên cuộc đời
Một ngày loạn cuộc thế thời
Bạn bè bội phản tình người đổi thay
Đô quyền lũ quỷ trao tay
Hại dân phản tướng múa may phản thùng
Xác tan thần tỏa chí hùng
Ngàn năm vẫn mãi sống cùng núi sông
Vòng hoa nước mắt biển Đông
Miền Nam lệ nhỏ triệu lòng tiếc thương !
Tưởng nhớ cố TT - NGÔ ĐÌNH DIỆM
THƯƠNG TIẾC !
Áo quan chẳng phủ cờ vàng
Vạn ngàn tiếng khóc đã vang bầu trời
Khóc người chí sĩ một thời
Nhân tài trí đức cả đời vì dân
Thương quê dâng trọn tấm thân
Tự do dân chủ tam phân chống tà
Dương cao ý chí nước nhà
Diệt tan cộng sản nước ta thanh bình
Buồn thương dân tộc nước mình
Người đi bởi lũ yêu tinh tham quyền
Thù thay lũ tướng tham tiền
Ngậm hờn cay đắng bạn hiền quay lưng
Miền Nam khóc vị anh hùng
Tương lai đất nước tan cùng người đi
Triệu dân lệ máu ướt mi
Thương người thương nước phân ly đoạn trường
Vì dân người chọn con đường
Đấu tranh tự chủ quê hương quyết lòng
Không cho thằng Mỹ đeo tròng
Chen vào nội bộ để mong chiếm quyền
Vững tay chèo lái con thuyền
Chín năm tổ quốc bình yên cuộc đời
Một ngày loạn cuộc thế thời
Bạn bè bội phản tình người đổi thay
Đô quyền lũ quỷ trao tay
Hại dân phản tướng múa may phản thùng
Xác tan thần tỏa chí hùng
Ngàn năm vẫn mãi sống cùng núi sông
Vòng hoa nước mắt biển Đông
Miền Nam lệ nhỏ triệu lòng tiếc thương !
Tưởng nhớ cố TT - NGÔ ĐÌNH DIỆM
* Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Bài viết thật xúc động. Cám ơn tác giả.
Trong ký ức của MH còn nhớ ngày khánh thành đập Danhim. Lúc đó làng Lâm Tuyền nhà + dân còn thưa thớt, đứng ở sân nhà nhìn lên cao thấy cờ xí giăng giăng và loa phát nghe rõ..."Tổng thống bắt đầu xuống máy bay..." một lát sau..."Tổng thống bắt đầu lên máy bay...", còn nhỏ nhưng cũng biết đó là TT NDD.
Bài viết thật xúc động. Cám ơn tác giả.
Trong ký ức của MH còn nhớ ngày khánh thành đập Danhim. Lúc đó làng Lâm Tuyền nhà + dân còn thưa thớt, đứng ở sân nhà nhìn lên cao thấy cờ xí giăng giăng và loa phát nghe rõ..."Tổng thống bắt đầu xuống máy bay..." một lát sau..."Tổng thống bắt đầu lên máy bay...", còn nhỏ nhưng cũng biết đó là TT NDD.
* Trang Y Ha
Người Việt Quốc Gia có ai còn nhớ ngày 26.10 năm xưa?!
Ngô Đình DIệm
“Tôi không phải thần thánh,
Mà là người bình thường.
Tôi thức khuya, dậy sớm,
Vì đất nước, quê hương.
Tôi tiến, mong các bạn
Hãy cùng tiến theo tôi.
Tôi lùi, hãy bắn bỏ.
Tôi chết, nối chí tôi”.
Người Việt Quốc Gia có ai còn nhớ ngày 26.10 năm xưa?!
Ngô Đình DIệm
“Tôi không phải thần thánh,
Mà là người bình thường.
Tôi thức khuya, dậy sớm,
Vì đất nước, quê hương.
Tôi tiến, mong các bạn
Hãy cùng tiến theo tôi.
Tôi lùi, hãy bắn bỏ.
Tôi chết, nối chí tôi”.
* Trang Y Ha
"Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa Dân Tộc và chống Cộng kiên quyết, chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam ,lập trường của ông rất dứt khoát .
Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói:
“Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam. ”
"Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa Dân Tộc và chống Cộng kiên quyết, chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam ,lập trường của ông rất dứt khoát .
Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói:
“Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam. ”
* Thi Hong Le
Chắc rồi tôi cứ phải lẻo e đẽo theo anh Hạ Trangy vì những câu chuyện anh kể đã giúp mình nhớ lại khá nhiều thời gian cuối cùng của tt Ngô Đình Diệm. .dù lúc ấy chỉ là con bé chưa đầy mười tuổi nhưng khg ít tỉnh hóng chuyện khi nghe các chú bác nói chuyện v
của tt Ngô Đình Diệm. Cám ơn anh nhiều. .
Chắc rồi tôi cứ phải lẻo e đẽo theo anh Hạ Trangy vì những câu chuyện anh kể đã giúp mình nhớ lại khá nhiều thời gian cuối cùng của tt Ngô Đình Diệm. .dù lúc ấy chỉ là con bé chưa đầy mười tuổi nhưng khg ít tỉnh hóng chuyện khi nghe các chú bác nói chuyện v
của tt Ngô Đình Diệm. Cám ơn anh nhiều. .
* Dang Nguyen
Bài viết rất hay ,có tham khảo nhiều nguồn Tài Liệu ...rất tiếc anh không coi lại một ít lỗi nho nhỏ ví dụ :"Cha tôi cũng có học tiếng Việt," không khéo bạn đọc hiểu lầm Ông Cụ không biết tiếng Việt ,là người ngoại quốc . anh biết Quân Đoàn viết số La Mã nhưng vô ý viết Quân Đoàn 1 // "Bữa đó ông tổng thống mặc bộ veton màu trắng, .." Tổng Thống anh quên viết Hoa ,Veton ý anh nói Veston / Vét -ton ...và còn nhiều dòng như sai dấu : lịch sử anh viết lịch sự .đồng thời thì đồng thờ ..vân vân .Tôi hy vọng anh xem lại để bài viết nhiều công phu được hoàn chỉnh hơn với người đọc .
Bài viết rất hay ,có tham khảo nhiều nguồn Tài Liệu ...rất tiếc anh không coi lại một ít lỗi nho nhỏ ví dụ :"Cha tôi cũng có học tiếng Việt," không khéo bạn đọc hiểu lầm Ông Cụ không biết tiếng Việt ,là người ngoại quốc . anh biết Quân Đoàn viết số La Mã nhưng vô ý viết Quân Đoàn 1 // "Bữa đó ông tổng thống mặc bộ veton màu trắng, .." Tổng Thống anh quên viết Hoa ,Veton ý anh nói Veston / Vét -ton ...và còn nhiều dòng như sai dấu : lịch sử anh viết lịch sự .đồng thời thì đồng thờ ..vân vân .Tôi hy vọng anh xem lại để bài viết nhiều công phu được hoàn chỉnh hơn với người đọc .
* Trương Quang Tân
Hôm nay, bây giờ là 1g ngày 04/11. Ngày 26/10/1955 thủ tướng Ngô Đình Diệm quyết định trưng cầu ý dân để truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thời điểm này quyền bính đang nằm trong tay thủ tướng, thủ tướng cho in hình 2 người đại diện cho 2 quan điểm, hình của quốc trưởng màu trắng đen, hình của thủ tướng là hình màu. Tất nhiên người dân sẽ bầu cho người có hình đẹp. Vây là thủ tướng đã thành quốc trưởng. Đúng 1 năm sau, ngày 26/10/1956 quốc trưởng công bố hiến pháp để đổi tên nước thành VNCH và tên người đứng đầu chánh phủ là TỔNG THỐNG.
Hôm nay, bây giờ là 1g ngày 04/11. Ngày 26/10/1955 thủ tướng Ngô Đình Diệm quyết định trưng cầu ý dân để truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thời điểm này quyền bính đang nằm trong tay thủ tướng, thủ tướng cho in hình 2 người đại diện cho 2 quan điểm, hình của quốc trưởng màu trắng đen, hình của thủ tướng là hình màu. Tất nhiên người dân sẽ bầu cho người có hình đẹp. Vây là thủ tướng đã thành quốc trưởng. Đúng 1 năm sau, ngày 26/10/1956 quốc trưởng công bố hiến pháp để đổi tên nước thành VNCH và tên người đứng đầu chánh phủ là TỔNG THỐNG.
* Đang Trung Nguyễn
Bài rất thuyết phục, đặc biệt đối với những người biết trăn trở trước thời cuộc và những người cùng thế hệ với tác giả có điều kiện so sánh tham khảo sự hiểu biết của mình cùng những dữ kiện trong bài để từ đó một lần nữa phải công nhận rằng ông Ngô đình Diệm là một chính khách có một không hai trong lịch sử cân đại của đất nước Việt Nam
Bài rất thuyết phục, đặc biệt đối với những người biết trăn trở trước thời cuộc và những người cùng thế hệ với tác giả có điều kiện so sánh tham khảo sự hiểu biết của mình cùng những dữ kiện trong bài để từ đó một lần nữa phải công nhận rằng ông Ngô đình Diệm là một chính khách có một không hai trong lịch sử cân đại của đất nước Việt Nam
* Ngọc Liên
Ông tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ vì phe phái sĩ quan VNCH thời đó trong đó có bàn tay của Đại tướng Dương văn Minh và cả TT Thiệu với nhiều tướng lãnh khác bị TT Mỹ Kennedy thời đó mua chuộc nên giêt cả dòng họ Ngô Đình rát dả man . Hiện mộ của TT Ngô Đình Diệm được chôn ở Bình Dương có một số người dân gần đó tới ngày cận têt họ vẫn ra thăp nhang nhà nước VN hiện tại đâu có ngăn cấm gì chính quyền địa phương nới đó rât tôt họ đâu có ý nghĩ chia rẻ gì . Có một điều nầy chắc anh Hạ không biêt nên không thấy viêt vào đây chính tôi đọc được cuốn lịch sử của Mỹ nói sơ qua chiến tranh VN mình mà con gái tôi học trên Đại học của Mỹ ở New York ghi nhận là TT Mỹ Kennedy ra lệnh cho Mỹ và một số tướng lãnh VN CH thời đó giêt TT Diệm và cả dòng họ chỉ còn sot lại bà Ngô Đình Lệ Uyên thoat chạy sang nước ngoài sinh sống và bà mới chêt năm 2011 trong vụ tai nạn giao thông trên đường bà đi dạy bà là giảng viên của một trường đại học Mexico . Và TT Diệm bị lật đổ chêt được khoản 20 ngày thì TT Kennedy của Mỹ người chỉ đạo đám quan tham bù nhìn chỉ biêt đô la dưới thời đệ nhât cộng hoà giêt ông Diệm cũng bị ám sat chêt ở bang Texas luôn cả gia đình ông TTKennedy . Tôi nghĩ luật nhấn quả hại người thì có người hại lại . T T Diệm chêt là vì ông không đồng ý cho Mỹ đem quân đội sang miền nam VN vào thời đó làm TT ở Mỹ là ông Kennedy
Ông tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ vì phe phái sĩ quan VNCH thời đó trong đó có bàn tay của Đại tướng Dương văn Minh và cả TT Thiệu với nhiều tướng lãnh khác bị TT Mỹ Kennedy thời đó mua chuộc nên giêt cả dòng họ Ngô Đình rát dả man . Hiện mộ của TT Ngô Đình Diệm được chôn ở Bình Dương có một số người dân gần đó tới ngày cận têt họ vẫn ra thăp nhang nhà nước VN hiện tại đâu có ngăn cấm gì chính quyền địa phương nới đó rât tôt họ đâu có ý nghĩ chia rẻ gì . Có một điều nầy chắc anh Hạ không biêt nên không thấy viêt vào đây chính tôi đọc được cuốn lịch sử của Mỹ nói sơ qua chiến tranh VN mình mà con gái tôi học trên Đại học của Mỹ ở New York ghi nhận là TT Mỹ Kennedy ra lệnh cho Mỹ và một số tướng lãnh VN CH thời đó giêt TT Diệm và cả dòng họ chỉ còn sot lại bà Ngô Đình Lệ Uyên thoat chạy sang nước ngoài sinh sống và bà mới chêt năm 2011 trong vụ tai nạn giao thông trên đường bà đi dạy bà là giảng viên của một trường đại học Mexico . Và TT Diệm bị lật đổ chêt được khoản 20 ngày thì TT Kennedy của Mỹ người chỉ đạo đám quan tham bù nhìn chỉ biêt đô la dưới thời đệ nhât cộng hoà giêt ông Diệm cũng bị ám sat chêt ở bang Texas luôn cả gia đình ông TTKennedy . Tôi nghĩ luật nhấn quả hại người thì có người hại lại . T T Diệm chêt là vì ông không đồng ý cho Mỹ đem quân đội sang miền nam VN vào thời đó làm TT ở Mỹ là ông Kennedy
*
No comments:
Post a Comment