Friday, December 23, 2022

TÔI ĐÃ CÓ MỘT VIỆT NAM NHƯ THẾ - Trần Khắc Tường

TÔI ĐÃ CÓ MỘT VIỆT NAM NHƯ THẾ

fb Trần Khắc Tường
fb Sài Gòn Xưa

 ---------------------------

 

 

một lá cờ vàng ba sọc đỏ
mấy đời vì – mấy đời đau
Nguyễn Thanh Khiết
 ------------------------------
-------------------
Quy Le
Tấm hình đôi trai tài gái sắc Saigon hay miền Nam năm xưa biểu hiện hình ảnh của những người trai miền Nam chúng tôi, một thời huy hoàng, hãnh diện được làm người lính, có nàng , người yêu bên cạnh là một nữ sinh dễ thương, hiền lành, thanh bai để chúng tôi, những chàng trai đi mây về gió, cưỡi cơn bão dữ, chém cá nghê kình biển đông, hay những chàng trai mang cung kiếm vào tận rừng sau diệt giặc dâng đời. Đời chúng tôi đẹp lắm thưa các bạn trẻ hôm nay. Dù có khổ cực, sương gió nơi tuyến đầu lửa đạn, dù có lặn lội ngày đêm nơi miền biên ải xa xăm với bao nỗi nhớ thương về mẹ già em nhỏ nơi xóm cũ, phố nhỏ, gian nhà xưa....
 
Miền Nam và Sài Gòn Xưa
Hoàng Đình Phương ·
Nhóm nữ sinh trường Nữ Trung học Pleime (nay là vị trí trường tiểu học Nguyễn văn Trổi ở đường Tô Vinh Diện Pleiku) đi Uỷ lạo Chiến sĩ tại một tiền đồn ở Pleiku (căn cứ núi Hàm Rồng) - Xuân 1973 

nhưng đời sống nào khi đi tìm hạnh phúc mà không gian nguy, cực khổ. Một khi đời sống của người con trai có một lý tưởng hiến dâng cho đời, một khi người con gái nơi quê nhà, nơi góc phố thị xưa mang nỗi nhớ thương một hình bóng xa xôi với lòng chung thủy trông đợi buổi hội ngộ sau những tháng năm chất đầy nhớ thương, thương nhớ...Cuộc đời đẹp biết bao khi chúng ta có lý tưởng. Cuộc đời đẹp biết bao khi chúng ta còn mong đợi, hy vọng điều gì ở một ngày mai !!!
 
 

Ngày ấy xa xưa trước 75
Ngày ấy xa xưa trước 75, thời học sinh áo trắng cứ mỗi mùa khai trường là mấy chị em ra nhà sách Ngọc Lan ở gần nhà nơi hẻm tiệm điện Nhật Quang để mua vở viết ( người Bắc gọi là vở, người Nam kêu là tập, còn sách là những tài liệu nghiên cứu đã được in thành cuốn).

Các bạn còn nhớ các loại vở dưới đây không ạ :
Vở Cyclo máy, Olympic , Thiếu nữ VN.... Một xúc vở là 20 cuốn (chắc là 1ram giấy )

Không hiểu sao tôi rất thích mùi thơm thơm của vở mới mua về, mùi ngai ngái của những tờ nylon trong suốt để bao bìa vở, tờ nhãn bé bé xinh xinh để ghi tên, và lớp học dán lên tờ bìa ..

Vở Cyclo máy là tốt nhất, giấy trắng tinh, trơn láng, mịn viết không bị lem nhòe mực, đường kẻ ô trang vở rất đẹp, rõ ràng, còn Olympic cũng tốt như vậy nhưng giá bán rẻ hơn chút xíu.... Cả một trời thương nhớ đã phôi pha rồi...
 
-----------------------------
 

* Ngày xưa, tôi đã có một thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Tuy nó còn thua xa những thành phố ở các nước phát triển, nhưng nó là điều gần nhất với văn minh mà đất nước tôi có.

* Ngày xưa, tôi đã có một thành phố, mà những người ở vùng khác luôn ngưỡng mộ và ao ước để trở thành một người dân ở đó. Thành phố đó tuy nhỏ, nhưng luôn mở rộng cửa để đón người tứ xứ về làm ăn buôn bán.Người dân ở thành phố đó chẳng bao giờ quan tâm đến bạn từ nơi đâu tới, cha mẹ bạn là ai, bạn nói tiếng Việt với giọng bắc hay nam. 

* Ngày xưa, tôi đã có một thành phố là Thủ phủ của cả nước, là sự tổng hợp của những văn hóa và tinh hoa của thế giới. Thành phố đó là nơi mọi người nhìn vào để học hỏi và noi gương. 

* Ngày xưa, tôi có những anh cảnh sát khiến tôi luôn cảm thấy an toàn và trật tự, luôn tin tưởng và tìm đến khi có một vấn đề gì cần giải quyết.Những anh cảnh sát, nếu phải giữ gìn trật tự đường phố và vỉa hè, họ cũng không bao giờ đánh đuổi những người bán hàng rong. Họ chỉ nhắc khéo và mỉm cười. 

Và nếu họ phải kêu đi thì họ sẽ sẵn lòng phụ giúp dọn dẹp.Tôi đã có những anh cảnh sát không bao giờ đánh dân, những người sẽ luôn sẵn lòng hy sinh bảo vệ tôi.Tôi đã có những anh cảnh sát trên xa lộ mà tôi gọi là những con bồ câu trắng, đó là những anh cảnh sát xa lộ luôn sẵn lòng giúp tôi đẩy chiếc xe nếu nó bị hư dọc đường.Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn ngưỡng mộ.

* Ngày xưa, thành phố của tôi có các bệnh viện chuyên chữa bệnh miễn phí cho người bệnh, nếu có viện phí cho dù có cao đến mức nào, thì cũng không từ chối chữa bệnh. Tôi đã có một hệ thống y tế không phân biệt giàu nghèo. Một hệ thống y tế dù phải hoạt động theo quy luật tài chính, nhưng không bao giờ để tiền làm cản trở y đức.Tôi đã có những bác sĩ và y tá chuyên tâm làm việc và ít khi nào, nếu có, đòi tiền bệnh nhân. 

* Ngày xưa, tôi đã có một nền giáo dục miễn phí, những người Thầy và người Cô luôn dạy tôi cách làm người trước khi dạy tôi học thức. Tôi đã có những người Thầy Cô luôn tận tâm giảng dạy, luôn học hỏi để trao dồi kiến thức. 

Tôi đã có những Thầy Cô, tuy tư tưởng còn mang tính chất văn hóa Nho Giáo, nhưng luôn cho tôi phát biểu, luôn cho tôi chỉ trích, luôn cho tôi không đồng ý. Tôi có thể công khai phản đối bài tập, tôi có thể biểu tình để đòi hỏi quyền lợi mà tôi cho rằng mình nên có. Tôi đã có những Thầy Cô luôn mang tâm hồn của những nhà học thức.

* Ngày xưa, tôi đã có những nhạc sĩ tài ba, những nhạc sĩ sáng tác những bài hát mà tôi nghe không bao giờ biết chán. Họ ít khi nào, hoặc chẳng bao giờ, đạo nhạc. Vì mỗi bài họ sáng tác là một tác phẩm nghệ thuật.

* Ngày xưa, tôi đã có những nhà sách bán đầy sách, mọi thể loại sách. Nơi đó tôi gọi là những thư viện tri thức. Nơi đó bán những cuốn sách của nhiều tác giả của nhiều quốc gia khác nhau. Nơi đó thậm chí bán những cuốn sách mà tôi không hề thích và đồng ý chút nào. Nhưng đã là nhà sách thì phải đa dạng và phong phú.

* Ngày xưa, tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi cảm thấy hãnh diện. Ông ấy có thể nói tiếng Anh, đủ để hiểu, đủ để trả lời phỏng vấn của các phóng viên quốc tế, đủ để đàm phán với các nhà lãnh đạo quốc tế. Ngày xưa tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi tự tin để nói với các bạn bè quốc tế rằng " Đó là Tổng Thống của tôi".

* Ngày xưa, tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi tự hào về lực lượng Quân Lực. Tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi cảm thấy an toàn, cho dù đất nước vẫn còn trong thời chiến. Tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi cảm thấy yêu nước để sẵn lòng mặc bộ quân phục bảo vệ đất nước. Và cho dù có chết thì tôi cũng vinh dự.

* Ngày xưa, tôi đã có một Việt Nam khiến tôi muốn trở về. Khi tôi hoàn thành chương trình du học của mình, tôi không màng đi tìm việc làm ở nước sở tại, cũng chẳng quan tâm đến thẻ xanh hay thẻ đỏ, cũng chẳng mộng mơ hay để trở thành một công dân của nước khác, cũng không nghĩ đến việc mình nên ở hay về, vì điều duy nhất trong đầu tôi là trở về. 

Cho dù đất nước đó vẫn đang trong thời chiến, cho dù nơi ấy tôi phải làm việc nhiều lần hơn, cho dù nơi ấy có nhiều rủi ro hơn. Nhưng tôi chỉ muốn trở về, đơn giản, bởi vì nơi đó, đất nước Việt Nam đó, mảnh đất đó là nơi tôi gọi là nhà. Vì tôi chỉ muốn về nhà. 

* Ngày xưa, tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi tự hào. Tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi không hổ thẹn khi cầm hộ chiếu ra nước ngoài và không cảm thấy xấu hổ khi nói ”Tôi là người Việt Nam".

Ngày xưa, tôi đã có một nước Việt Nam...

TÔI ĐÃ CÓ MỘT VIỆT NAM NHƯ THẾ.

----------------------

Antoine Le
Mỹ Tho thời chống cộng sản
Mỹ Tho từng có đại lộ Gia Long và đường Nguyễn Huệ
Xứ Mỹ Tho tỉnh Định Tường là đất cố cựu của Nam Kỳ lục tỉnh

Năm 1679 tướng Dương Ngạn Địch trốn nhà Thanh,đem 3000 quân cùng 50 tàu chiến sang nước ta làm dân xứ Việt được chúa Nguyễn Phước Tần cho định cư tại thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho).Vị tướng này đã tạo nền tảng lập ra một thành phố Mỹ Tho sầm uất bậc nhứt lúc đó có mỹ tự là "Mỹ Tho đại phố"
Hồi thế kỷ 17,18, Mỹ Tho đại phố là một trong ba trung tâm kinh tế sầm uất bậc nhứt Nam Kỳ (Cùng với Cù Lao Phố Biên Hòa và Hà Tiên)
Lúc này Gia Định chưa có vai trò gì 

Trịnh Hoài Đức chép : “Phía nam trị sở là chợ phố lớn Mỹ Tho, mái ngói chạm cột phủ, đinh cao, nha thự rộng, thuyền bè sông biển ra vào, buồm thuyền trông như mắc cửi, thật là nơi đô hội lớn phồn hoa huyên náo”

Mỹ Tho tên Khmer là Peam Mesor .Mesor phát âm riết thành M’Tho, và người Việt đọc trại thành Mỹ Tho
Mesor (Mỹ Tho) là nữ thần da trắng xinh đẹp
Người Mỹ Tho là người lai giữa người Tàu và người Việt,vì lính ông Dương Ngạn Địch lấy vợ người bản xứ mà định cư

Mỹ Tho đại phố tọa lạc ở làng Mỹ Chánh nằm dọc theo bờ trái của rạch Mỹ Tho, bắt đầu từ bến Tắm Ngựa (Cầu Quây) chạy dài theo đường Nguyễn Huỳnh Đức,Chợ Cũ đến cầu Vĩ, Gò Cát 

Nhưng tiếc thay năm 1688 chỉ 9 năm từ ngày định cư ở Mỹ Tho, tướng Dương Ngạn Địch bị phó tướng Huỳnh Tấn đảo chánh giết chết ở cửa biển Mỹ Tho
Tuy vậy Mỹ Tho vẫn phát triển rực rỡ. Năm 1741 chúa Nguyễn Phước Khoát cho mở ra chín trường biệt nạp (sở thuế) để thâu thuế. Riêng khu vực Mỹ Tho có tới bốn trường biệt nạp là Tam Lạch, Bả Canh, Qui An, Qui Hóa thì bạn đủ biết xứ này giàu cỡ nào

Năm 1785 quân Xiêm chiếm Mỹ Tho cướp bóc,chém giết ,sau đó quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ vào đánh trận Rạch Gầm-Xoài Mút nhơn tiện tay cũng hốt của ở Mỹ Tho một vố lớn làm "Mỹ Tho đại phố" sụm bà chè
Thương nhân lần hồi bỏ đi, sau đó Mỹ Tho từ từ gầy dựng lại. Rốt cuộc chính chúa Nguyễn Ánh sau đó trở lại Mỹ Tho,dời lị sở,đắp thành cao,trị an Mỹ Tho,tạo điều kiện bán buôn,phát triển lại 

Thành ra Mỹ Tho là một thành phố đứng giữa ngã ba đường trong lịch sử,giữa Nguyễn Huệ và Gia Long
Tại Mỹ Tho,trước 1975 có hai tên đường của hai vị này
Người quốc gia rất trung dung với lịch sử. Đường Nguyễn Huệ là đường ngắn nằm đối diện nhà lồng chợ Mỹ Tho ,kéo dài từ rạp Vĩnh Lợi tới ngã ba Alexandre De Rhôdes,chạy ngang mặt tiền trụ sở xã Điều Hòa, tòa thị chánh Mỹ Tho
 
Đặt đường Nguyễn Huệ ngay chợ Mỹ Tho là nhắc tới "chiến công" năm xưa của ông này cùng Tây Sơn hốt vét sạch làm sụm bà chè Mỹ Tho Đại Phố chăng?
Đường Gia Long là đường ở bờ sông Tiền có công viên Lạc Hồng,có ga xe lửa 

Gia Long là đường đẹp nhứt Mỹ Tho,chạy dài từ đầu vàm Bảo Định tới ngã tư Ông Bà Nguyễn Trung Long (ngã tư Cầu Bắc),trên đường này có dinh tỉnh trưởng Định Tường 

Sau 1975 Gia Long bị xóa, đường mang tên 30/4 tới nay. Người Nam Kỳ rất rốt ráo,sòng phẳng. Đến năm 1826, vua Minh Mạng cho dời lỵ sở trấn Định Tường sang bên kia sông thuộc 2 thôn Điều Hòa và Bình Tạo ,là khu chợ Mỹ Tho ngày nay. Người Pháp qua ,Mỹ Tho với vị trí quan trọng, nằm trên yết hầu của 3 con đường thủy độc đạo về Sài Gòn nên vai trò rất quan trọng.Mỹ Tho có những cái sớm nhứt mà Sài Gòn không có 

Nơi đây có ngôi trường trung học đầu tiên của Nam Kỳ.Pháp đến Mỹ Tho vào năm 1861, đến năm 1879 là xây trường Collège de Mỹ Tho nay là Nguyễn Đình Chiểu 

Đường xe lửa Mỹ Tho-Sài Gòn được khởi công năm 1883 là con đường xe lửa đầu tiên của Đông Dương
Trong cuốn "Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ" chép như sau :"Sài Gòn là trung tâm quân sự, Mỹ Tho là trung tâm thương mãi.."

Mỹ Tho là nơi trung chuyển khách từ Sài Gòn về miệt dưới lục tỉnh nên trên bờ có ga xe lửa,dưới sông có cầu tàu lục tỉnh, thành ra vô cùng sầm uất.
 
Con đường dựa mé sông Mỹ Tho tên là Quai Galliéni mà sau 1954 đổi thành Trưng Trắc kéo dài từ vàm Bảo Định với sông Tiền,nơi có ga xe lửa Mỹ Tho cùng 2 cầu tàu lục tỉnh kéo dài qua cầu Quay sang chợ Mỹ Tho được mệnh danh là con đường không ngủ vì ban ngày ban đêm đều có người. Chợ Mỹ Tho là chợ sỉ lẻ về nông sản ,khô cá.Vai vế ngang hàng chợ Bến Thành
"Cúc mọc bờ sông kêu rằng cúc thủy
Sài Gòn xa, chợ Mỹ ( Mỹ Tho) đâu xa
Anh đi đâu sao không ghé lại nhà
Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em"

Thương Mỹ Tho vì mê tô hủ tíu Mỹ Tho
Mỹ Tho là kinh đô hủ tíu của Lục Tỉnh,ở đây có đủ món hủ tíu từ mặn tới chay,món nào cũng ngon tê tái
Ðặc điểm riêng của hủ tíu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai,trong bóng như bột củ năng.Sợi hủ tíu dai là của Mỹ Tho ,nó là nét đặc trưng không lẫn với hủ tíu ở một nơi nào khác của hủ tíu Mỹ Tho. Hủ tíu dai làm từ gạo Gò Cát là trường phái Mỹ Tho,là ẩm thực rặc Nam Kỳ,không dính gì hủ tíu Tàu
“Sớm mơi đi chợ Gò Cát
Cây cao bóng mát, cát nhỏ dễ đi
Gái như em, mặt tròn như bông hoa lý
Trai như anh, thấm ý vừa lòng

Em với anh thương thiệt, sao ông tơ hồng không se?”
Là vì khi bạn đi ăn quán của người Hoa thì họ xài hủ tíu mềm không hà,bạn kêu "cho tô hủ tíu" thì sẽ được bưng ra một tô hủ tíu cọng mềm ,sợi mềm là như cọng phở vậy,trong khi quán người Việt chỉ thích xài cọng hủ tíu dai. Mỹ Tho đã chế biến ra thành sợi hủ tíu dai ,sợi dai là của người Việt,đặc trưng Việt. Cũng nói luôn,người Hoa không ăn hủ tíu giò heo,họ chỉ xắt xá xíu và lòng heo vô thôi,dân Lục Tỉnh mới ăn với giò heo

Nhưng hủ tíu Mỹ Tho gốc không có giò heo nha
Hủ tíu Mỹ Tho có nồi nước lèo phải được hầm bằng xương heo và củ cải trắng, tôm khô, mực khô, củ cải muối để lấy vị ngọt.Hủ tíu Mỹ Tho sau này còn có thêm thịt nạc, thịt bằm, sườn non, tim, gan,phèo ,tôm,mực,giá, hẹ, bò viên, trứng cút, giò heo,cải xà lách, chanh, ớt
"Chừng nào xe lửa Mỹ bung vành
Tàu Tây lủng đáy anh mới đành xa em"
 
Mỹ Tho là xứ không thiếu đồ ăn,từ sáng tới tối ăn không ngớt cái miệng,đủ món từ chay tới mặn
Ẩm thực Mỹ Tho là trung hòa giữa Sài Gòn và Miền Tây,nó không quá ngọt như ở mé Hậu Giang ,giá cả Mỹ Tho rẻ hơn Sài Gòn rất nhiều. Đừng quên xứ Mỹ Tho là xứ nhà vợ của TT Nguyễn Văn Thiệu.Cái biệt thự "bà Thiệu" nằm ở góc đường Lý Thường Kiệt và Yersin mà nay là Chin Coffee. Tên đường Mỹ Tho trước 1975 và nay cũng có sự xáo trộn. Trước 1975 hai con đường bên Giếng Nước lần lượt mang tên hai vị Tây Phương có công với xứ An Nam ta là Pasteur và Yersin
Ngày nay ông Pasteur bị mất hộ khẩu ở Mỹ Tho rồi.Thế vào là đường Tết Mậu Thân
 
Mà ngộ lắm! Các tỉnh Miền Tây hình như thích đặt tên đường Mậu Thân.Trong khi từ Long An trổ về Sài Gòn thì không có. Nghe đồn Tết Mậu Thân 1968 ông Nguyễn Văn Thiệu đang ăn Tết ở Mỹ Tho và ngay trong đêm xuân đã lên máy bay trực thăng về Sài Gòn lập tức đặng chỉ huy dập tắt cuộc "bùng phát" này. Mậu Thân 68 làm nhiều dân Nam Kỳ màn trời chiếu đất
"Đếm đi anh, đếm đi anh bao hồn oan đó
Mồ chẳng xinh cỏ chẳng xanh
Người nghìn sau nhắc chuyện đường thành..."
 
Mỹ Tho xưa có đường Trần Quốc Tuấn,cuối đường này là bến bắc Rạch Miễu,chỗ có cái tháp nước trên sông Tiền ngày nay. Trần Quốc Tuấn sau thập niên 60 đổi lại là đường Ông Bà Nguyễn Trung Long, và sau 1975 là Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hai vợ chồng ông đốc phủ sứ,tỉnh trưởng tỉnh Định Tường Nguyễn Trung Long đã bị ám sát tại Phú Kiết vào thập niên 60 của tk 20.
 
Nhìn là cái hồ sao gọi là "Giếng Nước" Mỹ Tho ?
Mỹ Tho có vô số cái lạ kỳ,tỷ dụ như con nui kêu là bột sò,đèn đường thì lúc nào cũng lu lu mờ ảo ngọn tỏ ngọn lu ,rồi cái địa danh "Ngã tư Giếng Nước". Có người cãi rằng,nhìn là cái hồ,sao kêu là cái giếng? có giếng nào bự dữ dằn vậy? 

Tháng 4 năm 1861, người Pháp chiếm thành Mỹ Tho ,ban đầu người Pháp vẫn sử dụng thành Mỹ Tho, sau đó phá từ từ mở rộng thành phố. Cái thành Mỹ Tho có cửa chánh môn nay là đường Rạch Gầm ,tả là Trưng Trắc sông Bảo Định, hữu là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cửa hậu là đường Ngô Quyền 

Khi chiếm thành Mỹ Tho,tàu hiến Pháp theo kinh Bảo Định từ Tân An xuống Mỹ Tho,tới Trung Lương bị đại bác triều đình thụt trúng ,kết quả trung tá Bourdais bị trúng đạn thần công chết ,sau xác đem chôn trong thành. Pháp mở đại lộ rộng nhứt Mỹ Tho,đại lộ Rue de Bourdais (Hùng Vương) nằm giữa trung tâm Mỹ Tho
Giếng nước Mỹ Tho là đoạn hào thành Mỹ Tho nằm ở cửa hữu thuộc làng Bình Tạo. Pháp giữ nguyên hào thành biến thành một con kinh đặt là kinh Nicolais

Có hai cây cầu sắt một ở đầu giếng nước trên đường Ấp Bắc ngày nay,cầu thứ hai đoạn giữa là cầu xe lửa ở đầu đường Lý Thường Kiệt
Trên tấm bản đồ thời VNCH in năm 1960 ghi rõ là "Hồ Nước Ngọt"
 
Chẳng biết địa danh"Giếng Nước" có chánh thức từ khi nào ?
Ngày nay Giếng chia thành hai
Giếng nhỏ nằm sát sông Tiền, hình vuông mỗi cạnh 150 mét.Giếng lớn hình chữ nhựt, dài 800 mét, rộng 150 mét. Ngày nay khu vực hai cái giếng nước này là công viên trung tâm của Mỹ Tho ,tập trung các nhà hàng,quán ăn,cafe lúc nào cũng nhộn nhịp ,là trái tim của cả Mỹ Tho. Mỹ Tho lúc nào cũng mát rượi gió sông Tiền và chưa có khi nào bị kẹt xe. Mỹ Tho là thành phố sông nước, an bình bên bờ sông lớn. Thương nhớ Mỹ Tho vì nơi đó có rất nhiều kỷ niệm đẹp. Ai từng ngồi chờ ai ở cửa sau trường Nguyễn Đình Chiểu? Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông?

Ngẫm về xứ Mỹ đôi lúc thảng thốt mà giựt mình cái đụi ,ờ,có lẽ quá nhanh,thời gian tên bắn.Lòng ta bổi hổi bồi hồi,phố xá ,đường lộ vẫn còn đây ,gió Mỹ vẫn còn đây mà người thì ai còn ai mất
"Hò ơ....hò!
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu".

Nguyễn Gia Việt

 

------------------------


fb Hung Vo
SÀI GÒN _ EM _ và KÍ ỨC
đã vào đông Sài gòn hừng hực nóng
anh bên nầy ....lạnh cóng cả đôi tay
Sài gòn em đang vào tháng mười hai
những xóm đạo đã trưng bày hang đá
sài gòn của anh bây giờ xa quá
chốn thị thành là quá khứ xa xôi
phà Thủ Thiêm còi tàu rúc nước đôi
hồi ngân cuối để rồi phà tách bến...
thương xá Tax một ngày ta hẹn đến
chiều Hàm Nghi _ qua nước mía Viễn đông
em thẹn thùng bên anh lính đồ bông
đường Lê Lợi phố đông người chung bước
Sài gòn_ Sài gòn _nỗi trôi theo vận nước
em Sài gòn còn rước lễ Giáng sinh
tà áo dài trong Thánh lễ nửa đêm
nguyện Thiên Chúa quan phòng người biên trấn
tháng mười hai mỗi năm anh nhớ lắm
một sài gòn _ em áo trắng trinh ngyên
Sài gòn mùa đông trên những chiếc khăn len
trong kí ức....thương _ vàng _ xanh _đỏ _ tím....
và mỗi năm tháng mười hai lại đến
hỏi bao giờ anh tìm lại dấu xưa....
LanPhi
 

Tổng hợp những “Nhà Thương” nổi tiếng năm xưa – Những cái tên quen thuộc như Chợ Rẩy, Từ Dũ, Vì Dân

 

Khám phá Hòn Ngọc Viễn Đông những năm 1970 – 1971 qua 120 bức ảnh tuyệt đẹp của Sandy1618 – Phần 1

fb Tien Wood
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã từng được tiếp đón nồng nhiệt trọng thể tại Quốc hội Mỹ. Tổng thống Mỹ ra tận sân bay đón Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm bằng thảm đỏ. Hoàn cảnh của Ukraine và Việt Nam Cộng Hòa tương tự như nhau. Putin tương tự như Hồ Chí Minh. Quân đội Nga thì một số ủng hộ Putin do không biết sự thật, một số bị ép tham gia quân đội do họ biết sự thật, trong khi đó quân đội Việt Minh (đảng vẹm cộng sản) thì toàn quân ủng hộ Hồ Chí Minh nồng nhiệt do bị tuyên truyền sai lệch và thiếu thông tin vì không có internet vào thời đó. 

Thời nay, nhờ có internet mà thế giới hiểu được Putin xâm lược Ukraine. Thời xưa, khi chưa có internet và cũng do cộng sản tuyên truyền quá hay khiến thế giới hiểu lầm Việt Nam Cộng Hòa và cho rằng Việt Nam Cộng Hòa là bên xâm chiếm, trong khi thực tế Hồ Chí Minh và đảng vẹm Cộng sản đã vi phạm cả hai Hiệp Định Geneva 1954 khi bắt đầu tấn công Việt Nam Cộng Hòa trong suốt 21 năm (1954-1975), và vi phạm Hiệp Định Paris 1973 khi xâm chiếm miền Nam, cướp đi nền văn minh hòn ngọc Viễn Đông vào ngày 30/04/1975. Bây giờ miền Nam nền văn minh đã mất đi vì người dân không có tự do, nhân quyền, tôn giáo bị chà đạp, báo chí bị quản lý bởi đảng vẹm Cộng sản. Họa mất nước đã tới nơi. Cả đất nước Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh Âu Lạc tự trị thuộc về Trung cộng. Ấy vậy mà không biết có bao nhiêu người ý thức được điều này, vì tà quyền cộng sản khuyến khích người dân nhậu nhẹt bằng cách xây dựng hình tượng lon bia thiệt lớn, lớn nhất thế giới, để cho người dân quên đi nỗi khổ đau, sự bất công, hoàn cảnh đi làm culi tuổi nhục của mình. Tà quyền cộng sản cũng muốn người dân Việt Nam quên đi họa mất nước liền kề trong men say. Không có một đất nước nào mà quán nhậu nhiều như ở Việt Nam.

Thời nay, Ukraine được cả thế giới ủng hộ cả về tài lực vũ khí tối tân để chống lại kẻ xâm lược Putin, tổng thống Ukraine và quân đội Ukraine được Mỹ và cả thế giới ca ngợi về sự quả cảm, trong khi đó Mỹ và đồng minh đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1973, khiến cho người lính Việt Nam Cộng Hòa dù có bất khuất cỡ nào cũng không thể nào giữ được nền tự do cho dân tộc mình. Cho tới bây giờ cả thế giới vẫn chưa ý thức và nhận ra sự sai lầm khi báng bổ người lính Việt Nam Cộng Hòa và những người lính Mỹ giúp miền Nam giữ nền độc lập cho dân tộc mình. Đây là một điều bất công và không phải ai cũng biết, nhất là những người vùng ngoài Bắc vì tới giờ bọn cộng con, dư luận viên, bò đỏ vẫn nhai nhải xúc phạm danh dự người lính Việt Nam Cộng Hòa và xúc phạm lá cờ vàng ba sọc đỏ. 

Thật ra lá cờ này đã có từ thời Đại Nam Quốc Kỳ (1890-1920). Cả ba miền Bắc Trung Nam đều treo lá cờ vàng ba sọc đỏ này cho đến 1945, thì ông Hồ mang cờ Phúc Kiến xâm nhập vào miền Bắc từ 1945 cho tới 1955, sau đó lá cờ Phúc Kiến được biến tấu lại thành cờ đỏ sao vàng từ 1955 đến 1975 tại miền Bắc; ngày này cả nước Việt Nam dùng cờ đỏ sao vàng có nguồn gốc từ Phúc Kiến của Trung Quốc, nhưng không phải ai cũng biết điều này. Vui lòng xem thêm tại đây
Link fb https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3421754831380973&id=100006394687834

--------------------------

fb Frank Dinh
Một quá khứ đẹp và luôn luôn trong tâm khảm

* Do Hoang
Trong hình nầy tôi nhìn rõ nhất là Nguyễn Bơn và Hồ văn Mai. Cám ơn bạn còn lưu giữ tấm hình này. Hình ảnh của 51 năm về trước đang trở lại như một cuốn phim quay chậm trong tôi . Nhớ

fb Quang Doan
Trên đỉnh Lâm Viên.
* Hien Thach
Tri Nguyen
Lâm Viên lắm hố nhiều đèo.
Hố thì thăm thẳm đèo thì thật cao
Đèo cao thì mặc đèo cao.
Tinh thần Võ bị còn cao hơn đèo.
Mùa TKS mỗi lần chạy đều bước anh em chúng ta thường hay hát câu thơ này. 
 
---------------------- 

fb Trầm Hương
 CARITAS . XÓM ĐẠO GỀNH RÁNG QUY NHƠN. RỜI TRẠI HOÀNG HOA, RỜI SÀI GÒN, TÔI VỀ QUY NHƠN THEO HỌC QUÂN CỤ NÊN ĐÃ TRỌN VẸN HƯỞNG MỘT MÙA NOEL NĂM 1973 TẠI ĐÂY, ĐƠN VỊ TÔI THEO HỌC CÁCH XÓM ĐẠO NÀY KHOẢN 200M , BÂY GIỜ MÙA GIÁNG SINH VỀ TÔI NHỚ LẠI NƠI NÀY NHIỀU, NHẤT LÀ NHỮNG NGƯỜI CON CỦA CHÚA HỌ SỐNG CHÂN THÀNH VÀ HIỀN HÒA TRONG TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA. THÁNG BA VỪA RỒI TÔI CÓ DỊP QUA ĐÂY DỌC THEO ĐƯỜNG BIỂN , GIỜ NƠI ĐÂY ĐÃ KHÔNG CÒN NỮA .

  

 


Khiet Nguyen
Một đơn vị thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ tổ chức tiệc mừng Noel 1966 cho trẻ em mồ côi.
 
 
 
Nguyễn Dân Việt
Hội Quán Phượng Hoàng.
Pleiku năm 1970.
*Hình ảnh của Pleiku Xưa.
(Nguồn: Fb. Nguyễn Dân Việt).
 

Khiet Nguyen
Sài Gòn, tháng Chạp 1974.
Noel cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà.
 

Tại Miền Nam Việt Nam.
Từ 1954-1975 trong tất cả các Trận chiến, có hàng ngàn thương binh Việt cọng bị đồng đội của họ bỏ rơi và được phía QL.VNCH nhân đạo cứu sống.
Trong hình, là một Quân nhân Hoa kỳ đang ôm một người lính CSBV trong số 5 người bị thương, được Trực thăng tản thương về Quân Y Viện, hình chụp tháng 6/1971.
*Hình ảnh của AP.
(Nguồn: Fb. Nguyễn Dân Việt).
 
Nguyen Ngoc Anh
KHÓA 26 VÀ NÔ EN
Người ta vui với Giáng Sinh
Lính mới vui với “ khổ hình “ đầu tiên
Giaó đường ai đó ước nguyền
Còn tôi với súng vui duyên “ lăn, bò.”
Tiệc khuya ai nấy chuyện trò
Còn tôi bước chạy “ ngủ khò “ nào hay
Nô en quần áo đẹp thay
Còn tôi đồ lính lấm lây đất bùn
Nô en đâu tiếng chuông rung
Đàn anh hò hét “ lùng bùng “ lỗ tai
Hình phạt tiếp nối dài dài
Những chàng lính mới miệt mài tuân theo
Rã rời, giấc ngủ chèo queo
Nhắm nghiền đôi mắt “ một lèo “ tới mai
Nô en nào có ai hay
Kỷ niệm đáng nhớ những ngày “… Khóa Sinh “
NNA ( 24/12/2022)
** Khóa 26 TVBQG VN nhập trường ngày 24/12/1969
 
Tony Nguyễn
KỶ NIỆM GIÁNG SINH
(Phi trường Liên Khương
Giáng Sinh 1971)
Đêm Giáng Sinh, Mỹ quốc trời trở lạnh,
Phải thiên nhiên tái hiện cảnh hang lừa.
Đường phố vắng, sao trời tia lấp lánh.
Nhớ vô cùng phố núi một năm xưa.
Năm xưa ấy, lần đầu lên Dalat,
Những chàng trai từ Bến Hải địa đầu
Đến Cà Mâu, bút nghiên đành tạm gác,
Mộng ngang tàng cứu nước buổi thương đau.
Đi quyết chọn từ nay đời binh nghiệp,
Sống anh hùng và chết hoá anh linh.
Chí tiền nhân ngàn xưa nguyền bước tiếp,
Chúa Giêsu, gương gợi mở tâm tình.
Chúa yêu nhân trần trời cao giáng hạ,
Chúng con yêu đất nước đã lên đường.
Cuối đường Chúa là đau thương thập giá,
Cuối đường con là mất cả quê hương.
Chúa đã Phục Sinh sau lần chịu chết,
Giải phóng nhân trần thoát khỏi tội khiên.
Chúng con thua, chờ mong rồi nước Việt
Cờ tự do phất phới cả cả ba miền.
Tony Nguyễn
Đêm Giáng Sinh 2022
 -------------------
PHỐ NÚI PLEIKU NĂM 1969:
Trên thì có lá quốc kỳ
Dưới đàng thì có một chàng thiếu niên.
 -------------------
 
Đây là bao thuốc lá thời Chính Phủ VNCH nhãn hiệu CAPSTAN. Tôi nhớ hồi còn nhỏ nghe các chú lính nhìn bao thuốc và đọc những câu vui vui, đọc từ trái qua phải như sau:
Chiếc Áo Phong Sương Tình Anh Nặng.
Con Anh Phá Sản Tại Anh Ngu.
Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát.

Hoặc đọc ngược từ phải qua trái như sau:
Người Anh Thương Sẽ Phụ Anh Chăng.
Nghĩa Ân Tình Sao Phụ Anh Chi.
Nhưmg anh tin số phận anh còn. 
 
* Thi Nguyen
Sau năm 1975 mình 8-9 tuổi ở Miền Bắc, thấy mấy anh lính Bắc về từ Miền Nam cũng nói câu thơ “Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát “ gần 50 năm sau. Bây giờ lần đầu tiên biết nó từ đó mà ra. Lối chơi chữ, của các chú lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà rất phong Phú
* Nhật- M-p
Chiếc xe làm từ từ chuyển bánh.
Anh cuối đầu chậm bước chia tay.
Phút chia ly chẳng nói câu gì.
Sầu ly biệt cho người đi kẻ ở.
Thà là kiếp trước mình đừng gặp gỡ.
Ân tình này ai hiểu thấu lòng ta.
Nàng đi rồi ta yêu em có biết!

-------------------------

Comment:
* Congol Ho
Đọc bài viết này quá đúng và quá shock khi sống dưới vòm trời congsan sau March 29/1975..
Hai chế độ khác nhau một trời một vực chỉ trong vòng một hai ngày sau khi chúng chiếm được Đà Nẵng.. Nhớ lại rừng mình.. một quê hương hiền hòa và sung túc ngay cả thời chiến tranh..đã mất ..thay vào là những tên xâm lược côn đồ..

More:
* Đất nước Nam Hàn (Đại Hàn) - fb Sài Gòn trong tim tôi

No comments: