Sunday, March 12, 2023

“VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI” - Trần Trung Đạo

XƯỚNG CA VÔ LOẠI - Quang Trung
Tuổi đời cũng cận bát tuần
Bao năm đi hát tưởng chừng đủ khôn ...
Ông ơi, ông hãy về đi
VIỆT NAM
buồn lắm, riêng gì “Chiều nay”! ... Thiêm Võ

 -------------------------------
--------------------
Thuong Hoai Nguyen
CHIỀU VÀO THU..... VIỆT NAM BUỒN LẮM ANH ƠI.....!
Những người cs hải ngoại bây giờ già rồi tiếng hát không còn hay nữa. Ca sĩ khánh Ly, giọng ca không còn hay nữa, chỉ khàn khàn nếu bà ấy ở Hải ngoại về hưu và giữ cháu thì còn có những người ái mộ bà. Nhưng khi về Việt Nam, bà hát những ca khúc mà không ai hiểu. 
 
Còn ông Tuấn Ngọc cũng già rồi, lên hát cái miệng méo méo; cái tay run run giống như (khỉ mắc phong). Còn sửa lời nhạc Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi. Bài nhạc này, nhạc sĩ Lam Phương tâm sự với nàng Bạch Yến, không phải là một bài hát về chính trị. Nếu ông không về Việt Nam hát, thì ở đây cũng có những người ái mộ ông
California 3/11/2023
Thương Hoài Nguyễn
 
Ngày mình yêu. Em đâu hay tình Ta. Chưa có
Chiều nay buồn lắm em ơi, thằng tuấn ngốc ca không còn việt nam nữa.
Ngày mình yêu. Em đâu hay tình Ta. Chưa có
 
 -----------------
 
LỜI TỰ THÚ !
Yến Ngọc Hải Âu
Sao không hát nhạc đỏ khát máu
Để thấy chúng man rợ biết bao
Cảnh tang thương giết chóc đồng bào
Kẻ trơ tráo máu lạnh không cảm xúc ...
Lời văn tục không chút tình thương
Của hạng phường lưu manh giả dạng
Nhạc cách mạng khốn nạn lắm thay
Hay nó dở không ai thèm hát
Nhạc khát khao hư ảo lưu manh
Mãi tranh giành vinh quang chiến thắng
Chẳng bao giờ chịu nhục trước dân
Những kẻ đần , sân si hủ bại ...
Yến Ngọc Hải Âu
 
Hát nhạc sửa lời
Đàm Ngọc Tuyên - 11 tháng 3, 2023
1. NỖI LÒNG KHÁN GIẢ NHẠC VÀNG :
Sự kiện ca sĩ Tuấn Ngọc hát “sai lời” một ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương đang dấy lên nhiều khía cạnh tình cảm và suy nghĩ của người yêu di sản âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều bạn đọc gửi tâm tình của mình cho SGN, trong đó có những người buộc phải ẩn danh vì sự an toàn của mình ở trong nước.
 
Tác giả bài viết này một người miền Nam thế hệ sau 1975, vẫn âm ỉ trong lòng mình sự yêu mến dòng nhạc tự do, và quan sát với nỗi buồn của thời thế, khi chứng kiến nền văn hóa quý báu này, bị chà đạp mỗi ngày, khởi đầu với việc “đổi lời” bài hát của giới trình diễn.
 
Chuyện sửa lời bài hát thì từ xưa đến nay, dân tình hay có trò chế lời làm vui. Ví dụ như : 
- “Em ơi nếu mộng không thành thì sao? Mua chai thuốc chuột uống dô rồi đời”… hoặc 
- “nhưng không chết thằng cha bán phở, mà chết người gái nhỏ bưng tô”…
 
Má tôi kể trước năm 1975, bài nào phát trên đài mà nổi tiếng, là chừng tuần sau dân tình chế lại cho vui. Nhưng chế cho vui chứ không bao giờ mang mục đích miệt thị lời hát. Việc sửa lại lời cũng không hiếm, chính nhạc sĩ gạo cội Phạm Duy cũng từng tự sửa lời ca khúc Quê Nghèo của ông, vì lời gốc ông viết từ hồi chống Pháp, ông giải thích vì thời cuộc mà sửa lại cho phù hợp. Đó là đoạn:
Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng O nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng
Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh
Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh.
 
Ông sửa lại thành:
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy…
Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.
Nhưng đó là việc của nhạc sĩ, quyền sở hữu tác phẩm của họ. Nhớ hồi thập niên 1980-1990 khi ca sĩ hải ngoại hát, luôn thấy bị sai lời, nhưng ta có thể tạm chấp nhận bỏ qua vì thời gian đó thông tin còn hạn hẹp, internet không phổ biến như bây giờ, không thể nào trong vòng vài phút search là ra thông tin lời bài hát chính xác nhất.
 
Khoảng năm năm trở lại đây, tôi có nghe tin ngoài lề từ Bộ Văn hóa Thông tin rằng nếu các ca khúc trước 1975 liên quan tới chiến tranh, súng đạn, máu lửa thì nếu kiếm được từ thay thế sẽ cho phép trình diễn. Tôi cũng từng thử ngồi với con trai của nhạc sĩ Anh Việt Thu chỉnh lời lại cho phù hợp ca khúc Đa Tạ để trình diễn ở Việt Nam, nhưng sau một hồi tính toán chỉnh sửa, tôi cũng đành bó tay vì lời mới, nghe kiểu nào cũng trớt quớt.
Ví dụ:
Tôi xin đa tạ ngày nao súng (tính sửa lại thành Gió) phải thẹn thùng
Ngày nao súng (gió) phải lạnh lùng
Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng ….
 
Có một chuyện làm tôi nhớ mãi. Đầu thập niên 2000 ở Mỹ, có một danh hài nổi tiếng gặp nhạc sĩ Nhật Trường và nói rằng: 
- “Em có chế lại lời của một ca khúc của anh, và giờ em hát thử cho anh nghe nha”. Khi danh hài đó hát xong thì ông Nhật Trường sầm mặt lại, ông chỉ nói lạnh lùng rằng: 
- “Anh có cảm giác như ca khúc của anh là một cô gái xinh đẹp và em đang hiếp dâm nó”
 
Nghe xong anh danh hài chỉ biết đứng dậy xin lỗi và lặng lẽ rời đi.
Có nhiều nhạc sĩ rất dễ tính, nói rằng việc chế lời là vì ca khúc mình hay, ăn khách, đọng lại trong lòng người nghe nên việc họ chế cũng là vui, chứ không hẳn vì mục đích ba trợn. 
 
Còn về danh ca Tuấn Ngọc, anh ta sửa lời là vì làm vừa ý chính quyền Việt Nam thôi, bài Tình bơ vơ ngày xưa tới giờ từ sau ngày đứt phim bị cấm đi cấm lại nhiều lần. Cấm ở chỗ “đời viễn xứ”, rồi giờ lại bắt bẻ chỗ “Việt Nam buồn lắm em ơi”.
 
Theo ý kiến của một người yêu nhạc thì nếu chế lời hát cho vui miệng thì không sao, nhưng nếu trình diễn với khán giả khi mình là một tên tuổi lớn thì bạn không tôn trọng khán giả, bạn chỉ là bưng bô hoặc ca nô xướng ca vô loài.
 
Nói về ca sĩ sửa lời khi trình diễn ở Việt Nam thì không thể nhắc đến ca sĩ Quách Tuấn Du. Nhớ những năm 2015-2016, khi anh ta ra mắt MV Bolero Dance (nghe cái tên là thấy mệt rồi) trên YouTube, anh ta trình bày một thể loại nhạc khó hiểu, nhạc vàng trên nền nhạc dance remix cà giựt. Thiệt là nuốt không trôi.
 
Nhưng đó cũng chưa là gì quá đáng cho tới khi anh ta thay đổi rất nhiều ca từ có liên quan đến “lính” hay những từ mà chính quyền bây giờ cho là nhạy cảm. Anh ta chọn ngôn từ thay thế nhưng có vẻ ngôn từ anh ta chọn quá máy móc, hoặc là anh ta dốt nên ca từ khi hát thành ra vô nghĩa.
 
Ví dụ như trong bài Sương Trắng Miền Quê Ngoại của Đinh Miên Vũ, anh ta sửa hai đoạn khiến cho tôi khi nghe cảm thấy buồn cười. Đó là: 
- “Bận hành quân nên chắc khó thăm nhau”, anh ta sửa lại thành: 
- “Bận ‘hành trang’ nên chắc khó thăm nhau”. 
 
Rồi đoạn: 
- “Nào những khi ôm thép súng tê tay” thì anh ta sửa lại thành: 
- “Nào những khi ôm ‘thép sắt’ tê tay!” … 
 
Ồ, hóa ra người lính trong bài Sương Trắng Miền Quê Ngoại đã bị tay ca sĩ nhạc đỏ biến đổi thành một người thợ hàn!? 
 
Ông Đinh Miên Vũ mà còn sống chắc khi nghe bài này cũng vác gậy rượt anh ca sĩ Tuấn Du chạy có cờ. Dường như bị khán giả nói quá nên anh ca sĩ này cũng nhận ra sai lầm của mình, im lặng rút video đó xuống và làm lại bản mới, đúng lời.
 
Trở lại vấn đề của nam danh ca Tuấn Ngọc, tôi nghĩ trên phương diện của một người miền Nam yêu nhạc, thì chúng ta nên có một cái nhìn chính xác nhất về anh. Nếu đêm nhạc đó, dù vô tình hay không cố ý hoặc ngoài ý muốn mà khiến anh phải hát sửa lại thành “chiều nay buồn lắm em ơi” thì anh nên có sự đính chánh, hoặc sự xin lỗi khán giả. Người miền Nam dễ tánh lắm, có lỗi, biết lỗi, nhận lỗi và xin lỗi thì họ cũng bỏ qua và tha thứ cho anh thôi, nhưng nếu anh vì tiền mà bất chấp, mà bưng bô thì con đường âm nhạc của anh coi như đã chấm dứt, ít nhất là đối với tôi.
 
2. ÁN TÙ LUÔN TREO TRÊN CÂU HÁT :
SGN: Tác giả bài viết là một nhà báo tự do, gửi đến sự quan sát về những luồng dư luận quanh sự kiện, vạch rõ một khuynh hướng cổ vũ việc tàn phá di sản âm nhạc miền Nam tự do một cách thản nhiên và đầy chủ đích.
 
Nhân câu chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời để hát thì nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng có lẽ vì “thể chế cầm tù, quy chụp con người” nên ca sĩ mới sợ mà phải sửa lời, đại ý vậy.
 
Tuy nhiên, mới đây trên Facebook, nổi lên ngôn luận phản biện là ý này của ông nhà thơ, bộc lộ rõ ý thỏa hiệp với chính quyền, rằng: “Hát hò thôi mà, cùng lắm là bị cơ quan chức năng phạt vì hát nhạc “ngoài luồng” hoặc không được cấp phép biểu diễn nữa. Chứ nhà mệ sống ba đời nào giờ, chưa thấy ca sĩ nào hát nhạc tiền chiến, nhạc vàng mà bị cầm tù bởi “thể chế” cả, nâng quan điểm chính trị để tỏ ra mình nguy hiểm làm chi”.
Tuyên bố nói trên của Facebooker Võ Đức Phúc, nhân vật tiêu biểu hay nói cho trôi chuyện bất bình xã hội. Đây có thể coi là loại phát ngôn tiêu biểu thuộc về luồng dư luận ủng hộ hủy hoại các tác phẩm trước năm 1975 một cách nhẹ nhàng, vốn cũng có nhiều người trẻ tán thưởng.
 
Hiện có ba luồng dư luận ở Việt Nam:
(1) Không đồng tình với cách sửa lời của ca sĩ Tuấn Ngọc,
(2) Vì sự hâm mộ và tình cảnh chính trị, nên cho là cần bỏ qua, và
(3) Xem chuyện đổi lời của các nhạc phẩm trước 1975 là chuyện nhỏ, thậm chí là bình thường.
 
Có thật không có ai ở tù vì âm nhạc tại Việt Nam? Chỉ tính riêng giới ca sĩ, phải có ít nhất hai người đi tù vì hát nhạc vàng, trước và sau 30 Tháng Tư 1975, án nào cũng nổi cộm. Lịch sử nào mà dễ quên đến vậy, ở Việt Nam?
 
Trường hợp thứ nhất là ở miền Bắc, với ca sĩ Lộc Vàng. Ông tên là Nguyễn Văn Lộc, nhưng mê hát nhạc vàng thành thử nhiều người thường gọi là Lộc Vàng. Ở Hà Nội, trước năm 1975, dòng nhạc tiền chiến được nhà cầm quyền gọi là “nhạc vàng” và bị cấm hẳn. Chuyện sinh hoạt âm nhạc của nhóm ông Lộc đã lọt vào tai công an nên ngày 27 Tháng Ba 1968, cả ba người trong nhóm bị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò và sau đó bị kết án với tội danh “truyền bá văn hóa đồi trụy”.
 
Báo Hà Nội Mới ngày 12 Tháng Một 1971 trích bản luận tội:
“Khi đi biểu diễn nhạc kiếm tiền ở những đám cưới, các cuộc liên hoan, chúng tìm cách đánh xen kẽ những bản nhạc vàng để truyền bá và thăm dò thị hiếu của lứa tuổi thanh niên. Chúng phân chia nhau đi tìm mua đĩa hát loại nhạc vàng lọt vào được, đi sưu tầm các bài hát và nhạc vàng cổ, ghi chép các bản nhạc giật, nhạc tâm lý chiến của đài Mỹ và đài Sài Gòn. Chúng dùng các bản nhạc này để luyện cho nhau những giọng hát, tiếng đàn thật là bi quan, sầu thảm, lả lướt, lãng mạn để đi truyền bá, lôi kéo thanh niên…” (!).
 
Kết quả là ông 
* Phan Thắng Toán bị 15 năm tù và chịu 5 năm quản chế; 
* ông Nguyễn Văn Ðắc 12 năm tù và 5 năm quản chế;
* ông Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) bị 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân (năm 1973, nhân ký hiệp định Paris được giảm án còn 8 năm tù, 4 năm quản chế).
 
Trường hợp thứ hai, miền Nam sau năm 1975, là ca sĩ Chế Linh. Khoảng năm 1978, trong lần đi hát ở Thốt Nốt – Cần Thơ, khán giả bên dưới có rất nhiều người là bộ đội, họ yêu cầu Chế Linh hát bài tủ Thành Phố Buồn. Tuy bài hát này vô thưởng vô phạt, không phải là nhạc lính, nhưng là nhạc vàng bị cấm hát. Chế Linh chần chừ không dám hát, nhưng vì có quá nhiều khán giả bên dưới hối thúc yêu cầu, từ chối hoài không được, ông đành xin phép ban văn hóa địa phương được phép hát. Lúc đó không thấy có ai ý kiến gì, ông đã hát liên tục một mạch ba lần bài Thành Phố Buồn, bởi vì đã quá lâu rồi mới được hát lại một bài nhạc vàng trên sân khấu.
 
Chấm dứt lần hát thứ ba, khi cúi đầu chào, ông chợt thấy sau lưng có hai cây súnɡ của bên an ninh chĩa vào mình. Tuy nhiên, ông được phía khán giả người miền Nam đang đi bị bắt đi bộ đội ùa lên giải vây. Chế Linh phải lập tức rời sân khấu ra trước cổng, tại đây ông gặp hai ông bà già bán hủ tiếu người Tàu, họ khuyên Chế Linh nên chạy trốn để tránh bị hình phạt nặng. Họ cũng giúp tìm xe để ông lẻn về lại Sài Gòn.
Nhưng rồi ông vẫn bị truy bắt ở Sông Mao – Bình Thuận như tội phạm hình sự, biệt giam đến 18 tháng. Câu chuyện này Chế Linh đã kể lại trong show trong một chương trình Jimmy Show.
 
Không ít người hôm nay, bị tẩy não và coi việc tàn phá sản phẩm tri thức của người khác như chuyện đùa – nhất là những người không về phe “cách mạng”. Hay phía khác, cũng có những người nhận lệnh làm phải làm như vậy như một âm mưu lâu dài.
 
Kể lại hai câu chuyện trên, nhằm muốn bày tỏ rằng: Âm nhạc trên đất nước này, là máu, nước mắt, tù đày bởi những định kiến quái gở. Nhân tiện, gởi luôn hai câu thơ đến một lớp trẻ đang hò reo hưởng ứng chuyện tàn phá di sản của miền Nam tự do, vì tình yêu thần tượng hay vì sự nông cạn, bợ đỡ chính quyền:
“Tuổi hai mươi mà đã đau lưng. Vì mỗi ngày cúi luồn năm bảy bận”.
 
Hát sai lời – khi nhạc vàng trước 1975 bị tước “quyền” nguyên bản
 
Hát sai lời các ca khúc kinh điển của làng tân nhạc Việt Nam không là hiện tượng nhất thời. Nó là một “đại dịch”! Nhiều ca sĩ thế hệ ngày nay, từ những tên tuổi hàng sao như Mỹ Tâm, Hồng Nhung, đến vô số ca sĩ phòng trà Sài Gòn, cứ tự đổi lời, hoặc không thuộc lời rồi tự chế, và cứ vậy mà ngây thơ hát; trong khi việc tìm lại lời gốc thật ra chẳng khó khăn gì…
Nghe Bài thánh ca buồn, buồn nhất là… nghe hát sai lời!
 
Một trong những ca khúc bị hát sai nhiều nhất, sai năm này qua năm kia, hết Giáng sinh này đến mùa Noel khác, là ca khúc Bài thánh ca buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Đây là một trong những ca khúc Giáng sinh đẹp nhất của tân nhạc Việt Nam. Không như nhiều ca khúc Giáng sinh có giai điệu tươi vui, Bài thánh ca buồn nghe ray rứt và sầu cảm vô cùng. “Bài thánh ca đó còn nhớ không em? Noel năm nào chúng mình có nhau…”. 
 
Sự hoài niệm được nhắc da diết trong ca khúc có thể được xem là dòng hoài niệm đẹp mượt như nhung. Nó buồn nhưng làm ấm lòng. Nó khắc khoải nhưng làm ngây ngất. Nó nhẹ nhàng nhưng sâu thăm thẳm. Tuyệt phẩm được sáng tác cách đây nửa thế kỷ này (1972) từng được thể hiện tuyệt vời qua giọng ca Elvis Phương trước 1975. 50 năm qua, Bài thánh ca buồn vẫn vang vọng dịp Giáng sinh về. Và 50 năm qua, nhạc sĩ Nguyễn Vũ vẫn rầu rĩ với việc tuyệt tác của mình bị hát sai.
 
“Rồi một chiều áo trắng thay màu, em qua cầu xác pháo theo sau” đã bị vô số ca sĩ hát thành “Rồi một chiều áo trắng phai màu”. Nói về chữ nghĩa thì “thay” hẳn nhiên khác một trời một vực với “phai”. Điều đáng nói ở đây là việc đổi chữ đã làm mất đi ý nghĩa mà tác giả muốn nói.
 
Trong khi nhạc sĩ Nguyễn Vũ muốn hàm ý chiếc áo trắng ngây thơ của em nữ sinh ngày nào bây giờ đã được thay bằng chiếc áo khác, khi “em qua cầu xác pháo theo sau” – có nghĩa là em trở thành nàng dâu trong lễ cưới với những tràng pháo đỏ đón em về nhà chồng, để lại lòng anh nỗi bùi ngùi thương cảm. Thế mà các ca sĩ cứ thích cho em mặc mãi chiếc áo trắng đến mức nó… phai màu. Mà áo trắng bị “phai” thì hơi… vô duyên. Áo đã trắng mà “phai” thì nó thành màu gì? “Màu cháo lòng à?” – nhạc sĩ Nguyễn Vũ có lần nói với một tờ báo.
 
Chưa hết: “Rồi những đêm thánh đường đón Noel”. Bản gốc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ không phải vậy. Hát đúng phải là “Rồi những đêm thế trần đón Noel”. Chẳng hiểu ai là người đầu tiên biến “thế trần” thành “thánh đường” nhưng việc sửa này cho thấy “tác giả sửa” dường như không hiểu ý tứ của tác giả gốc. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết, sở dĩ ông dùng từ “thế trần” để muốn nói rằng Giáng sinh bây giờ không còn là dịp lễ riêng của người Công giáo. Nó đã trở thành một sinh hoạt văn hóa chung của tất cả, bất kể tôn giáo nào. “Thế trần đón Noel” – mọi người trên thế gian, trên trần thế này – cùng mừng vui hân hoan đón Giáng sinh.
 
Bài thánh ca buồn không là ca khúc hiếm hoi được nhiều thế hệ yêu mến bị hát sai lời. Ca khúc Hoa tím người xưa của nhạc sĩ Thanh Sơn là một “nạn nhân” nữa. Hồi trước 1975, ca sĩ Giao Linh hát rõ ràng: “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy có người nhìn buồn lây/Gom nhớ thương sưởi tình cô liêu ấm thêm lòng ít nhiều…”. Lá rơi lả tả để nhạc sĩ Thanh Sơn có cái để mà “gom nhớ thương” và như vậy mới thấy được cái sầu buồn của tâm trạng, một nỗi buồn cho một cuộc tình đã chết. Ấy vậy bây giờ các ca sĩ thế hệ mới cứ muốn “lá thu” chứ không phải “lá rơi”, như thể cái buồn vương vất chỉ xảy ra vào mùa Thu…
 
Tương tự Bài thánh ca buồn, một trong những ca khúc bị hát sai dai dẳng nhất là Thành phố buồn của nhạc sĩ Lam Phương. Bản gốc của ông là “Rồi từ đó, trốn phong ba, em làm dâu nhà người”. Thế mà “trốn” đã bị biến thành “chốn”. Kể “từ đó”, vâng, từ đó, em không còn thiết tha gì nữa. Em trốn thôi. Em bỏ hết. Em chẳng muốn nhắc chuyện tình cũ với anh nữa. Em chấp nhận “làm dâu nhà người”. Chẳng lý gì mà “từ đó” rồi lại nhảy vào “chốn phong ba” để đến “nhà người” làm dâu…
 
Cũng không thể không kể một bài hát được hát sai “bền bỉ” nữa là Hoa sứ nhà nàng của nhạc sĩ Hoàng Phương. Mà bị hát sai ngay từ câu đầu. Bản gốc là “Đêm đêm ngủ mùi hương/Mùi hoa sứ nhà nàng/Hương nồng hoa tình ái…”. Ý của tác giả Hoàng Phương rằng, đêm đêm, khi ông ngủ, ông lại nghe thoang thoảng mùi hoa sứ nhà nàng. Chứ không phải đêm đêm ông… “ngửi” mùi hoa sứ nhà nàng. “Hương nồng hoa tình ái” ở đây là hương thoảng tự nhiên. Muốn hay không thì hương nồng vẫn bay đến, để cảm nhận, để xao xuyến, chứ chẳng phải “chủ động” hít hà “ngửi”…
 
Cần nhấn mạnh, khi sáng tác, gần như bất kỳ nhạc sĩ nào cũng thường mất nhiều thời gian để suy nghĩ chắt lọc câu từ. Một chữ của họ trong một câu hoặc một đoạn có khi gánh toàn bộ cái ý tứ và nội dung của ca khúc. Một chữ của họ không chỉ nói lên cảm xúc. Nó còn là cái hồn của tác phẩm.
 
Trong bài Đêm đông của Nguyễn Văn Thương, chữ “rơi” trong câu “chiều chưa đi màn đêm rơi xuống” là một chữ hay đến rụng rời. “Màn đêm rơi” là một tuyệt tác ngôn từ. Đó là một từ tuyệt mỹ trong một tuyệt phẩm. Nó không thể thay thế được bằng chữ “buông” như nhiều ca sĩ thời nay hát.
 
Trong bài Riêng một góc trời, tác giả Ngô Thụy Miên không phải tự nhiên “đặt đại” từ “mơ” trong câu “Nụ hôn đã mơ say, bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu”. Phải nói rằng nụ hôn “đã mơ say” của Ngô Thụy Miên nghe muốn nổi cả da gà! Nó hay và đẹp vô cùng. Nó khác lắm với “nụ hôn đã mê say” – nghe tầm thường quá!
Trong một ca khúc khác của Ngô Thụy Miên – Dấu tình sầu, ông viết: “Ngàn năm cho giá băng hồn/Tuổi buồn gầy lên màu mắt”. Thế mà có người hát: “Tuổi buồn nầy lên màu mắt”. Và trong Tuổi thần tiên, nhạc sĩ Phạm Duy – bậc thầy về ngữ nhạc cũng như Việt ngữ – đã viết: “Ϲỏ trinh nữ tắm trong phấn thông mờ/Khi mưa về, e thẹn cỏ hoa”. Lại có người thay “e” bằng “em”. Ý tứ bị sai hết cả. “E thẹn” ở đây là “cỏ trinh nữ” được nhắc ở câu trên.
 
Và người ta không chỉ sai một hoặc vài chữ. Mỹ Linh và Mỹ Tâm là hai ca sĩ không chỉ hát nhầm hoặc sai lời mà còn tự ý thay nguyên cả câu! Trong bài Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui của Trịnh Công Sơn, Mỹ Linh tự “cải biên”, từ “Tôi đợi em về bàn chân quen quá, thảm lá me vàng lại bước qua” thành “Tôi đợi em về bàn chân quen lối, thảm lá reo mừng tựa vẫy tay”.
 
Nhắc đến Trịnh Công Sơn, cũng thấy rằng 
- “nhỡ mai trong cơn đau vùi” của ông trong bài Diễm xưa đã bị nhiều người hát thành 
- “nhớ mãi trong cơn đau vùi”. Nếu lỡ mai này (chưa xảy ra) không chỉ đã bị biến thành “xảy ra rồi” mà lại còn… “nhớ mãi”! 
 
Trong bài Hạ trắng, ca khúc quen thuộc đến mức gần như chẳng ai có thể quên hoặc hát nhầm câu 
- “Gọi tên em mãi suốt cơn mê này”, thì Mỹ Tâm đã hát:
-  “Gọi tên em mãi chết trên sông dài”.
 
Điều đáng nói là tình trạng hát sai đã biến thành hiện tượng và từ hiện tượng trở thành thói quen, xảy ra ngay trong thời đại thông tin mà việc tìm lời bài gốc chẳng khó khăn lắm. 
Điều này không chỉ làm hỏng yếu tố mỹ cảm của ca khúc. Quan trọng hơn: Nó đang làm hư di sản của một nền âm nhạc.
Đàm Ngọc Tuyên
 
------------------

Mac Phi Hoang

VIỆT NAM BUỒN LẮM!
Viêt Nam buồn lắm em ơi!
Lời nhạc Lam Phương than thở
Về cuộc tình anh bơ vơ
Hay lòng dân ta nức bở
Vì nỗi đau đớn vô bờ
Về một Mùa Thu lầm lỡ ...
Việt Nam buồn lắm em ơi!
Ngót tám mươi năm rồi đó
Từ một Mùa Thu Bốn Lăm
Khi từ hang chồn Pác Bó
Chui lên một con chồn cáo
Và bầy rắn rết sài lang ...
Việt Nam buồn lắm em ơi!
Nỗi buồn triền miên đau đáu
Xin đừng bất cứ lý do
Chạm vào vết thương rướm máu
Đừng thay hai chữ Việt Nam
Vô cùng thiêng liêng yêu dấu.
http://fdfvn.wordpress.com
 
------------------
 
 
Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông. 
 
Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình. Đó là một cách sửa lời đáng quý.
 
Nhưng trường hợp của ca sĩ Tuấn Ngọc thì khác. Trong video, rõ ràng ông đã cố tình sửa hai chữ quan trọng nhất trong bản nhạc từ “Việt Nam” sang “Chiều nay”.
Ca sĩ Tuấn Ngọc nhìn vào bản nhạc để ngay trước mặt và còn đeo kính lão nữa. Dù sao, để công bằng cho ca sĩ Tuấn Ngọc, người viết ‘google’ câu “chiều nay buồn lắm em ơi“ nhiều lần để biết đâu ai đó đã sửa trước và ông gặp vận xui nên đã dùng bản sai đó. Nhưng không có. Ông cố tình hát “Chiều nay buồn lắm em ơi”.
 
Sửa những chữ khác không sao nhưng thay chữ “Việt Nam” bằng “Chiều nay” thì khác. Dư luận khắt khe, có khi nặng lời không cần thiết nhưng họ không có lý do riêng gì để thù hằn ca sĩ Tuấn Ngọc mà chỉ ghét thế lực mà họ nghĩ ca sĩ Tuấn Ngọc vừa thỏa hiệp. Dù ghét bao nhiêu cũng không nên mạt sát vì mạt sát là hành động của những người tuyệt vọng.
 
Do đó, trong chiều sâu và thực chất của vấn đề, sự phẫn nộ vừa qua không phải là phẫn nộ giữa người dân với ca sĩ Tuấn Ngọc mà giữa người dân với đảng CS. Những người phê bình ca sĩ Tuấn Ngọc nghĩ rằng ông “mặc áo giấy” để làm vừa lòng "ma". Phê bình ca sĩ Tuấn Ngọc là một cách phê bình đảng mà không sợ bị tù. 
 
Người viết cũng không nhắm vào cá nhân ca sĩ Tuấn Ngọc mà chỉ mượn câu chuyện thời sự có liên quan đến ông để viết về một quan tâm lớn hơn, đó là tính thỏa hiệp.
 
Khái niệm thỏa hiệp (compromise) được dùng trong mọi lãnh vực để chỉ một sự nhân nhượng giữa hai bên tranh chấp mong đạt đến một điểm có thể cùng chấp nhận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thỏa hiệp chỉ có tính đơn phương, một chiều, tự khuất phục, tự hạ thấp giá trị của mình để lấy lòng người khác, thế lực khác. 
 
Nhạc sĩ Vũ Thành An biện hộ cho ca sĩ Tuấn Ngọc: “Các bài hát cũ được truyền từ người nọ qua người kia, không có nguyên bản, không tham khảo Nhạc Sĩ nên sai lời là phổ biến. Ca Sĩ khi hát thường tìm lời trên Internet. Những gì trên Internet cũng là sao chép lại.”
 
Lời biện hộ này không đủ tính thuyết phục. Ít thuộc nhạc và chưa từng hát Tình Bơ Vơ như người viết bài này mà còn biết trong nhạc phẩm đó có câu “Việt Nam buồn lắm em ơi” nói chi là một ca sĩ đã hơn nửa thế kỷ sống bằng nghề ca hát. Ông có thể chưa hát nhưng hẳn đã nghe đồng nghiệp hát không phải một lần mà nhiều lần. 
 
Một bản nhạc, một bài thơ hay một bài văn đều có tâm hồn và tâm hồn được thể hiện bằng những câu nổi bật làm người đọc sẽ nhớ lâu. Trong nhạc phẩm Tình Bơ Vơ câu nổi bật là “Việt Nam buồn lắm em ơi”.
Nhạc sĩ nổi tiếng ở miền Bắc là Phú Quang từng bị trù dập suốt 10 năm chỉ vì câu “đâu phải bởi mùa thu” nhưng ông nhất định không thay lời bài hát mà còn chửi đám tuyên huấn là “ấu trĩ”. Nhạc sĩ Phú Quang không thỏa hiệp và đã thắng. 
 
Các nghệ sĩ Lộc Vàng, Phan Thắng Toán và Văn Thành bị kết án 10 năm tù chỉ vì hát những bản tình ca, đa số là về mùa thu, của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, nhưng không ai đọc chuyện các anh sửa lời bài hát dù đang sống trong xích xiềng sắt máu của chế độ CS thập niên 1960. Ba nghệ sĩ trong nhóm Lộc Vàng không thỏa hiệp và bước ra khỏi nhà tù như những người chiến thắng.
 
Một ngày khi chế độ CS ra đi, âm nhạc là lãnh vực được thay đổi nhanh chóng và dễ dàng nhất. Ngay hôm nay trên đường phố Sài Gòn, trong những quán nhạc, những quán cà phê đều hát nhạc VNCH và đặc biệt là nhạc lính VNCH. Bên cạnh những Tình Ca, Hướng Về Hà Nội, các nhạc phẩm Những Rừng Lá Thấp, Anh Không Chết Đâu Em, Trăng Tàn Trên Hè Phố v.v... đang được hát. Nhạc VNCH là một phần trong đời sống tinh thần của người dân thuộc nhiều thế hệ khắp ba miền. Các em, các cháu có thể chưa hiểu hết nội dung nhưng chắc chắn biết Việt Nam đã từng có một thời tự do và đáng yêu như thế. 
 
Có lẽ hôm nay ca sĩ Tuấn Ngọc đang tự trách phải chi mình cứ giữ nguyên và hát một cách tự nhiên. Nhưng giấu đi hai chữ “Việt Nam” làm cho vấn đề không chỉ trở nên trầm trọng mà còn xúc phạm đến mọi người Việt Nam có ý thức và tình cảm dân tộc.
“Việt Nam” hai tiếng rất thiêng liêng nhưng cũng đầy đau thương và nhức nhối.
 
Tiếng súng đã ngưng 47 năm nhưng mỗi người Việt trong cũng như ngoài nước, ở mức độ khác nhau, đều còn mang trong tâm hồn một vết thương chưa lành nằm phía dưới làn da mỏng. Họ sống có vẻ bình thường nhưng một hạt muối, một mũi kim, một cơn gió mạnh có thể sẽ làm vết thương đang mưng mủ vỡ ra. 
 
Việt Nam buồn lắm em ơi không chỉ là câu nhạc của nhạc sĩ Lam Phương mà cả một khung trời, một tâm cảm của con người và một vấn nạn chưa giải quyết xong của đất nước.
 
Những kẻ làm cho Việt Nam buồn lắm em ơi đang sống trong các biệt thự cao sang, khi chết được chôn trong các nghĩa trang rộng 55 ngàn mét vuông như trường hợp Trần Đại Quang, con cái họ học trung học tư ở Mỹ, học đại học tư ở Mỹ, mua nhà giá hàng triệu dollar bằng tiền mặt ở Mỹ. Tiền đâu nếu không phải tham nhũng từ mồ hôi, nước mắt và cả máu của đại đa số người dân bị trị. 
 
Sau 47 năm nhưng cuộc chiến vẫn chưa tàn. Các thành phần dân tộc chống độc tài đảng trị cũng đang một lớn dần. Họ không còn cô đơn, lẻ loi, đơn độc nhưng những ngày sau 1975 ở nhà thờ Vinh Sơn, Sài Gòn hay ở chùa Dược Sư, Cần Thơ. Sức mạnh của người dân không thua kém gì sức mạnh của đảng. Họ tận dụng mọi thành quả của cuộc cách mạng tin học và khai thác mọi kẻ hở của bộ máy cai trị để chống lại bạo quyền. Dĩ nhiên trong đó có việc chống lại những kẻ a dua, toa rập và thỏa hiệp với bạo quyền.
 
Đảng có nhà tù nhưng người dân có lương tri. Đảng có bộ máy tuyên truyền lừa bịp nhưng người dân có sự thật. Cuộc đấu tranh giữa công lý và bạo lực rất cam go và có thể còn kéo dài khá lâu nhưng đảng cũng biết không nhà tù nào đủ lớn để nhốt hết được lương tri. 
 
Nhà tù CS có giới hạn không gian trong khi lương tri là cả một dòng sông lịch sử dài mang tâm hồn Việt Nam bao la bát ngát chảy qua nhiều thế hệ. Dòng sông đó vẫn chảy và vẫn đang bồi đắp phù sa khát vọng tự do dân chủ cho hôm nay và mai sau.
 
Sau 30 tháng 4, 1975, khi chủ trương đốt sách, đảng nghĩ chỉ cần nửa thế kỷ khi các thế hệ chiến tranh qua đời hết sẽ không còn ai nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến sách vở, âm nhạc, thơ ca được sáng tác trước 1975. 
 
Nửa thế kỷ sắp qua nhưng Việt Nam Cộng Hòa không chỉ được nhắc nhở mà đang sống hào hùng trong giáo dục, văn học, âm nhạc, thi ca và lý luận chính trị. Sự thật như ánh sáng mặt trời có thể nhất thời bị che khuất bởi đám mây đen nhưng không mất. Tần Thủy Hoàng, Stalin, Hitler đều đốt sách nhưng cũng đều không che giấu được tội ác của mình.
 
Chế độ CS tại Việt Nam chỉ là một chế độ tạm thời. Cơn bão sẽ qua đi và những ngọn lúa Việt Nam sẽ đứng dậy. Wojciech Jaruzelski của Ba Lan biết điều đó. Janos Jozsef Kadar của Hungary biết điều đó. Họ là những hung thần của một thời chuyên chính vô sản nhưng cuối cùng đã phải đầu hàng trước lương tri của dân tộc họ và của loài người yêu chuộng tự do. Việt Nam rồi cũng thế.
 
Việt Nam buồn lắm em ơi là sự thật hôm nay.
Tùy theo tầm hiểu biết và nhận thức của mỗi người, một chị bán hàng rong hay một nhà nghiên cứu chính trị chiến lược dù không nói ra nhưng đều công nhận “Việt Nam buồn lắm em ơi”. 
 
Thân phận Việt Nam trong lòng một chị bán hàng rong và một nhà nghiên cứu có một điểm băn khoăn giống nhau là không biết ngày mai sẽ ra sao. Ngày mai gia đình chị sẽ ra sao. Ngày mai đất nước anh sẽ ra sao. Ngày mai dân tộc chúng ta sẽ ra sao. 
 
Nhà nghiên cứu nhìn sang Cambodia, nhìn sang Philippines, nhìn sang Đài Loan, nhìn ra những dàn hỏa tiễn đặt trên bảy căn cứ quân sự dưới dạng “đảo nhân tạo” của Trung Cộng trên Biển Đông đang chĩa vào Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn và lo cho tương lai dân tộc sẽ về đâu. Việt Nam như con ếch “ổn định” trong nồi nước nóng của Tập Cận Bình đang đun. Lửa mỗi ngày một bốc cao hơn. Nước mỗi ngày một nóng hơn. Với tình cảnh này, sớm hay muộn, nếu không tìm cách nhảy ra, ếch Việt Nam cô đơn sẽ bị luộc chết trong nồi Đại Hán.
 
Chị bán hàng rong cũng thế. Chị nhìn đàn con ốm yếu, nhìn bếp lửa tối âm u, nhìn căn nhà tôn dột nát và lo cho gia đình mình, các con rồi sẽ ra sao. Chúng có cơ hội đến trường như bao nhiêu đứa trẻ khác hay không. Cho dù đủ sức học thì tiền đâu để đóng học phí, để ăn, để sống cho tới khi ra trường. Mùa đông nào cũng lạnh nhưng con nhà nghèo sẽ lạnh hơn và đêm nhà nghèo sẽ dài hơn.
 
Phân tích từ phạm vi quốc tế cho đến gia đình để thấy Việt Nam cần thay đổi tận căn bản và cần sự góp sức của mọi người còn quan tâm đến vận nước. Thỏa hiệp với chế độ là phản bội lợi ích của đại đa số người dân Việt Nam.
 
Dòng văn minh nhân loại đã chảy qua những sa mạc ở Bắc Phi và Trung Đông như Tunisia , Libya, Ai Cập v.v.. và Mùa Xuân Arab (The Arab Spring) đang có ảnh hưởng tích cực tới Việt Nam. Các cuộc cách mạng dân chủ Arab là những cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử loài người được hướng dẫn bằng các mạng tin học. Trong cuộc cách mạng xã hội lần này, không cần ai phải “xếp bút nghiên”, không cần ai phải “biệt kinh kỳ”. Cuộc tranh đấu để bào mòn chế độ, cô lập chế độ và loại bỏ chế độ đang diễn ra ngay trước mắt mọi người dưới nhiều hình thức. 
 
Vô số việc cần làm và nên làm. Một nhóm bạn mang tình thương đến cho các cháu mồ côi, một nhóm bạn khác quyên góp từng áo mùa đông cho các cháu vùng cao, một nhóm bạn mở trường dạy chữ, mỗi người một việc, đơn giản nhưng tràn đầy ý nghĩa. Một khi nhận thức được nâng cao, tình thương được lan tỏa rộng, hận thù và nghi kỵ sẽ tan dần đi như khói như sương. 
 
Đảng đang ở trong thế thủ chỉ còn trông cậy vào nhà tù và bộ máy tuyên truyền đang mất dần tác dụng. Các thành phần dân tộc chống thỏa hiệp với chế độ có mặt ở khắp nơi và đang thắng thế. 
 
“Việt Nam buồn lắm em ơi” nên Việt Nam phải thay đổi để sống còn với thời đại. Mỗi người trong điều kiện và khả năng của mình nên thuận theo đà phát triển của văn minh để góp phần làm thay đổi xã hội Việt Nam thay vì thỏa hiệp với giới cầm quyền để kéo dài chế độ độc tài đảng trị.
 
Về nước sống dưới sự cai trị của đảng CS là thỏa hiệp với chế độ dù người đó là ai và nhân danh bất cứ lý do gì. Nhưng trong khi sống và hành nghề trong lòng chế độ cũng nên đặt ra cho chính mình một lằn đỏ tránh vượt qua. Lằn đỏ đó chính là tư cách và trách nhiệm của một người Việt Nam đối với tương lai dân tộc và các thế hệ đi sau.
Trần Trung Đạo
 
* Nguyên Phùng
Mang danh tỵ nạn mà về ca hát cả nhà là nhục rồi đừng nói chi chuyện sửa đổi lời hát cho vừa lòng quan thầy thành thử đừng nói chuyện giới hạn hay lần ranh đỏ vàng gì cả.
-------------------

Thiêm Võ

NHẮN TUẤN NGỌC
Tuổi đời cũng cận bát tuần
Bao năm đi hát tưởng chừng đủ khôn
Hiểu rằng bài hát có hồn
Mà tác giả đã gởi trong từng lời
“Việt Nam buồn lắm em ơi”
Câu này đã có từ thời xa xưa
Vào thu, gió lạnh, trời mưa…
Thì buồn chớ chẳng lẽ chưa đủ buồn?
Dính gì đến bọn con buôn?
Dính gì chính trị mà luồn lách ông?
Dẫu cho có bọn cố nông
Ngu si “nhạy cảm” bắt ông sửa lời
Thì ông thưa nó, rằng tôi
Được cha mẹ dạy từ hồi lên ba
Nghề chi cũng giữ nếp nhà
Nếu không bị mắng “xướng ca vô loài”
Nhược bằng chúng có ra oai
Thì ông lại chạy tuốt ra ngoài này
Mỹ tịch ông cầm trong tay
Tiền thuế tui đóng từng ngày nuôi ông
Eo-phe, thực phẩm từng đồng
Tháng tháng cứ lãnh mà không sợ gì
Ông ơi, ông hãy về đi
VIệt Nam buồn lắm, riêng gì “Chiều nay”!
3-8-23
 
 -----------------------
 
Tran Hung
ĐỪNG BAO BIỆN GIÚP KẺ BƯNG BÔ VIỆT CỘNG
Câu chuyện về việc "danh ca" Tuấn Ngọc chủ động biến ca từ trong bài hát Tình Bơ Vơ của cố nhạc sĩ Lam Phương đã trở thành tâm điểm trên mạng xã hội.
Có nhiều ý kiến cho rằng nó là chiêu trò của Việt cộng để pha loãng dư luận trước những biến động đầy bất lợi cho Việt cộng, có những lời khuyên kiểu bỏ qua, quên đi,... 
 
Hoàn toàn tôn trọng tất cả những ý kiến đó ngoại trừ những ý kiến binh vực cho Tuấn Ngọc kiểu "do Việt cộng bắt buộc, do Tuấn Ngọc quên lời,...".
 
Nếu chịu khó tìm kiếm sẽ thấy được sự thật là Việt cộng không cấm hoặc buộc phải sửa lời bài hát Tình Bơ Vơ, biến Việt Nam thành chiều nay như Tuấn Ngọc đã làm. Bởi vì các ca sĩ bên Việt Nam cộng sản họ vẫn hát đúng ca từ của bài hát này và chính miệng Tuấn Ngọc đã khẳng định rằng ông ta chủ động sửa đổi ca từ với lời nói là bằng chứng rằng "chiều nay vui thấy mồ" tại một đoạn clip mà nhiều người đã post lên mạng.
 
Ở một bài báo của Việt cộng có viết về những người đã phỏng vấn Tuấn Ngọc, trong đó có một người đã đề nghị Tuấn Ngọc hát bài RỒI MAI TÔI ĐƯA EM của Thiếu tá Hải Quân - Nhạc sĩ Trường Sa đó là một trong những bài hát đã làm nên tên tuổi của Tuấn Ngọc trong dòng nhạc vàng.
 
Vậy nhưng Tuấn Ngọc đã từ chối với lý do bài hát đó chưa được "cấp visa". Thực sự bài hát đó có được Việt cộng cấp phép hay chưa thì mong các bạn bên Việt Nam tìm giúp. Ở đây tui chỉ nói về cái hèn của Tuấn Ngọc khi mở miệng nói ra điều đó.
 
Cụ thể, Thiếu tá Hải Quân - Nhạc sĩ Trường Sa đã có lần tâm sự rằng khi ông còn kẹt lại ở Việt Nam cộng sản, ông đã nghe hát bài hát đó tại một buổi ca nhạc do nhạc sĩ Việt cộng là Phạm Trọng Cầu tổ chức. Vậy thì tại sao bây giờ Tuấn Ngọc lại nói bài hát đó chưa được "cấp visa" ? 
 
Trong lúc chờ các bạn bên Việt Nam cộng sản tìm hiểu xem bài hát RỒI MAI TÔI ĐƯA EM của Thiếu tá Hải Quân - Nhạc sĩ Trường Sa có bị Việt cộng cấm hay không như lời Tuấn Ngọc đã nói trên báo Việt cộng thì tui xin phép nhận định trong "võ đoán" như sau:
1. Tuấn Ngọc nói ông ta sống nội tâm, mà người nội tâm thì thường sâu sắc.
Từ chỗ sâu sắc, Tuấn Ngọc đã chủ động bưng bô cho Việt cộng khi tự ý sửa lời bài hát của cố nhạc sĩ Lam Phương. Sự sâu sắc của Tuấn Ngọc thôi thúc Tuấn Ngọc phải sửa ca từ Việt Nam thành Chiều nay vì theo ông ta là tránh phạm húy.
 
Mùa Thu ở Việt Nam sau cách mạng tháng tám là một mùa thu buồn, mùa thu chết,... mà thủ phạm là đồ tể hồ chí minh đã cướp chánh quyền, gây phân qua, tàn sát lẫn nhau tại dải đất hình chữ S.
 
Biết được hậu quả của mình đã làm, Việt cộng không bao giờ nói mùa thu buồn mà nó phải nói đó là mùa thu vui của dân tộc, đơn cử như nhạc của Việt cộng có đoạn "Mùa thu rồi ngày 23" trong bài Nam bộ kháng chiến, hay trong lời thơ của nhà thơ cộng sản Nguyễn Đình Thi là "Mùa thu nay khác rồi. Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi,...".
 
Cho nên kẻ sâu sắc xấu Tuấn Ngọc kia mới sửa lời bài hát và nói "vui thấy mồ" để bưng bô Việt cộng.
Kế đến, Tuấn Ngọc nói với khán giả ái mộ rằng bài hát RỒI MAI TÔI ĐƯA EM của Thiếu tá Hải Quân - Nhạc sĩ Trường Sa chưa được cấp visa, cá nhơn võ đoán rằng đây cũng là một cách "tự nguyện bưng bô Việt cộng" vì Tuấn Ngọc không muốn Việt cộng khó chịu về tác giả của bài hát này.
 
Lúc còn tại ngũ, Thiếu tá Hải Quân Trường Sa đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt chống cộng phỉ ở Đồng bằng Sông Cửu Long và đơn vị của Ông cũng là một trong những đơn vị ngăn chặn đoàn tàu không số của Việt cộng tại Trà Cú. 
 
Vì lẽ đó mà sau khi quay lại để tìm người thân còn kẹt lại ở Việt Nam cộng sản, Thiếu tá Hải Quân Trường Sa đã bị Việt cộng nhốt 09 năm trời. Trong bài hát RỒI MAI TÔI ĐƯA EM ở đoạn "Còn đây không gian xưa quen gót lầy", tác giả là Thiếu tá Trường Sa đã giải thích rằng:
Khung cảnh trong bài hát là một con đường rất nhỏ ở phía sau chợ Bà Chiểu, nơi sinh sống của người con gái, trên đường Bùi Hữu Nghĩa có những hàng cây cao mát". Ông ta yêu người con gái đó trong tội lỗi vì ông ta đã có vợ rồi, "gót lầy" mà không phải gót sen, gót ngọc vì ông ta và cô gái kia đã sa "lầy" vào tim nhau.
Nhưng vì bản tính sâu sắc xấu, thích bưng bô của Tuấn Ngọc, ông ta đã nghĩ rằng nếu mình hát bài này với ca từ "Còn đây không gian xưa quen gót lầy" sẽ làm phật lòng Việt cộng mà nhứt là những tên cộng phỉ đã bị Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa làm thịt tại các bãi lầy ở chiến trường Đồng bằng Sông Cửu Long nên Tuấn Ngọc mới nói bài hát này chưa được cấp visa.
Cái hèn và bản chất bưng bô của Tuấn Ngọc quá sâu sắc vì Tuấn Ngọc nghĩ rằng bài hát Con đường xưa Em đi còn bị cấm, bị sửa lời thì tại sao mình hát bài hát này của Thiếu tá Trường Sa, thôi tìm cách né tránh là không hát để vui lòng Việt cộng.  
Tuấn Ngọc là một thằng hèn, khoái chủ động bưng bô Việt cộng./.
Tran Hung.
 ---------------------

Khiet Nguyen

Câu chuyện cuối tuần: Vài hàng về thợ hát Tuấn Ngọc.
 
Tôi để ý đến mấy người con của Nhạc Sĩ Lữ Liên vào năm 1970. Lúc đó, tôi chưa nhập ngũ. Ba người em của Tuấn Ngọc thành lập một ban nhạc mang tên của họ là Thuý - Hà - Tú. Riêng Tuấn Ngọc thì không hát nhạc ngoại quốc, cũng không hát nhạc trẻ vốn rất thịnh hành lúc bấy giờ. Anh ta chỉ hát nhạc thuần tuý Việt Nam, đặc biệt là tình ca.
 
Năm 1971, báo chí Sài Gòn viết nhiều về việc Tuấn Ngọc bỏ vợ chạy theo một ca sĩ khác là Annie Nga. Lúc bấy giờ, Vua Nhạc Trẻ Trường Kỳ có thuật lại sự việc này trên báo Hồng. Trường Kỳ có đăng hình thân mẫu của Tuấn Ngọc là phu nhân Nhạc Sĩ Lữ Liên vì thương cả con trai lẫn con dâu mà đi tìm Tuấn Ngọc khắp nơi. Cũng trong bài báo đó, Trường Kỳ có đăng tấm hình Tuấn Ngọc cùng vợ ngồi trên một chiếc xuồng kèm theo mấy chữ "Khi chưa có hình bóng Annie Nga". 
 
Vài tuần sau, cũng trên báo Hồng, Trường Kỳ viết một bài khác. Trong bài này, Trường Kỳ thuật lại việc Tuấn Ngọc xông vào toà soạn báo Hồng thoi cho anh ta một đấm.
 
Không bao lâu sau, tờ báo Hồng đình bản.
Tôi không ưa Tuấn Ngọc kể từ đó. Tôi cũng không bao giờ nghe Tuấn Ngọc hát.
 
Một chị bạn của tôi, dân Bùi Phát, hiện ở gần nhà tôi bên Úc, kể cho tôi nghe như sau.
 
Nghe tiếng hát của nó, chị còn có thể chấp nhận được, vì không chói tai, chứ nhìn mặt nó trên màn ảnh thì chị không bao giờ nhìn.
 
Mới đây, có thêm một chuyện về việc nó sửa đổi lời ca của một tác giả đã khuất. Trước đó, nó từng hát nhạc phẩm này nhiều lần ở hải ngoại mà không hề sửa đổi như thế.
 
Có nhiều người chỉ trích Tuấn Ngọc.
Có nhiều người bênh vực Tuấn Ngọc, thoá mạ nặng nề những người chỉ trích.
Cứ nhìn vào tư cách, luận điệu của những đứa bênh vực, chúng ta thấy công chính, lẽ phải nằm ở bên nào.
 
 ---------------------- 
Trời vào Thu, Chiều Nay buồn lắm em ơi
Buồn quá nên đốt lửa lên cho dzui
Sáng rực cả một vùng trời, chiều mai hết buồn
--------------

Chuyện Xướng Ca Vô Loài
Và Những STT Bi Hiểm Của Bọn Dân Chủ Mượn Màu Son Phấn 
 
* Con người sống phải có lập trường.
Không thể nay nói thế này, mai nói thế khác
Lập trường của tôi : Tuấn Ngọc là một thằng trốn lính.
 
Mặc dù được sinh ra và được nuôi dưỡng dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tên ca sĩ này, chưa có một đóng góp nào cho cái chế độ đã nuôi dưỡng hắn ta, và cho hắn có cơ hội để thành danh.
21 năm triền miên khói lửa, cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn
 
Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi lắng nghe. Không là cái gì để gây được ấn tượng về hiện tình đất nước, trong tâm hồn của bọn xướng ca vô loài này.
Chúng chỉ biết quan tâm cho chính bản thân chúng nó.
Chuyện :
Giả nhà mang áo chiến bào
Thét roi Cầu Vị ào ào gió thu.
Người chết hai lần thịt da nát tan.
Không phải là chuyện để chúng nó bận lòng
 
Chuyện đó là chuyện của những người thân yếu thế cô,của những người phải đem sinh mạng của mình ra để làm tường thành máu xương cho chúng nó được bình yên ở hậu phương, ca hát kiếm tiền. 
 
Chúng nó sống bằng lòng mê say nghệ thuật của những công dân của một nước Việt Nam Cộng Hòa Dân Chủ non trẻ. Công dân của đất nước này, không bị nhồi sọ bởi hận thù,giáo điều và cực đoan chủ nghĩa. 
 
Bạn binh vực tên ca sĩ này, tôi tôn trọng bạn.
Nhưng cái gì ra cái đó. Phải rõ ràng và minh bạch. Không nói thêm nói bớt. Không vì cực đoan hoặc thành kiến. 
 
* Trong cái clip mà tên ca sĩ này nói trước khi hát :
Tôi xin phép sửa lời trong nhạc phẩm này cho nhẹ nhàng.
Việt Nam trời vào thu buồn lắm em ơi, thành 
chiều nay trời vào thu buồn lắm em ơi
 
Tất cả mọi người chỉ chú ý đến chỗ này, mà không ai đề cập đến câu cuối cùng của hắn.
Việt Nam bây giờ vui lắm, đâu có chi mà buồn. 
 
Đùmá, chúng nó những thằng con, có điiều kiện, xách quần chạy trước khi xe tăng T54 của cộng sản Hà Nội nghiền nát đường phố Thủ Đô. 
 
Tụi nó có chứng kiến cảnh những người Lính Dù ,ngồi xuống thành một vòng tròn và tung những trái lựu đạn vào giữa. Hồn họ tan vào hư không, thịt da của họ vương vãi trên hè phố Sài Gòn.
Những người đó, họ cũng có gia đình, có người yêu chờ đợi.
Từ chàng ra đi, lưng khoác chiến y.
Hồn nương theo bóng quân kỳ....
Sến một tí là :
Anh vui sông hồ,quê nhà em đợi, ngóng chờ đoàn viên.
 
Hoặc: Từ Anh xa vắng, em không trang điểm đợi chờ.
Chờ làm chi em , để rồi Thân phận Cái cò lặn lội bờ ao, bán giọt máu đào nuôi một đàn con.
Những người đã chết hôm nay và hôm qua, để cho một bầy lũ xách quần chạy trước, trở về Việt Nam, ca hát, ca tụng, và trở thành ca nô.
 
Đùmá Việt Nam bây giờ vui lắm. Tự do rồi. Việt cộng, chính quyền đã đổi khác.
Đùmá, muốn về, muốn làm cặc gì thì làm, đừng có mở miệng ra mà thốt lên những lời thúi như cứt.
Bọn tụi mày từ phi trường là về khách sạn, có kẻ hầu người hạ,lũ chúng mày xử dụng đồng tiền để sống trên xương máu , nhọc nhằn gian khổ của đồng bào .
Tụi bây chưa bao giờ cọ xát với thực tế, cho nên thằng ca sĩ Tluấn Ngọc mới thốt lên những lời như Việt Nam bây giờ vui lắm. Địt cái conđĩngựa mày, thằng xướng ca vô loài.
 
* Bọn dân chủ nửa mùa như tên luật sư Đài, theo lời nói của nó : Đừng trách thằng ca sĩ Tuấn Ngọc, mà hãy nhắm vào Ban Tuyên giáo việt cộng. 
 
Đùmá nói thật lòng, những người như ông luật sư này, cho dù họ có đóng vai trò gì trong ván bài : Giành Lấy Ngọn Cờ Dân Chủ Về Tay Đảng.
Muôn đời họ sẽ không hiểu thế nào là Sĩ Khả Sát,Bất Khả Nhục. 
 
Cố Ca sĩ Thái Thanh, con chim quý của nền tân nhạc nước Việt Nam Cộng Hòa, chẳng thà im tiếng hát, không hát cho loài cộng sản nghe
Nhưng đối với loại xướng ca vô loài như Tuấn Ngọc, nó có đủ can đảm để hát bài khác không, tại sao nó không hát những bài hát thuộc về sỡ trường của nó, mà nó phải lấn sân qua lĩnh vực khác. 
 
Tại sao nó phải phục tùng bọn tuyên giáo, đâm cha,chém chú,hãm chi dâu,ngồi đầu cầu thổi ống sáo?
Đường thẳng không đi, chỉ thích chui vô bụi. Bọn Matlon 
 
Tóm lại : Hàng trăm ngàn chiếc thuyền đánh cá của bọn Trung cộng đang tràn ngập Trường Sa.
Làm thế nào để hướng dư luận qua ngõ khác là nhiệm vụ của bọn Tuyên giáo việt cộng. 
 
Đùmá dân tình bạc nhược. Âu cũng là vận số của dân tộc.
------------------------
Fb Kim Phung
Đáp Trả Luật Sư Nguyễn Văn Đài
Ông Đài mang tiếng là một luật sư nhưng điều tối thiểu của một người nắm rõ luật mà ông còn chưa thuộc bài thì từ nay đừng mang mác luật sư nữa thiên hạ cười cho. 
 
Thứ nhất, nói về pháp lý khi xâm phạm quyền tác giả là đã sai hoàn toàn. Ở nước ngoài mà phạm phải thì chỉ có phá sản mà thôi. Ông Đài đang ở Đức mà không hiểu điều này à?
 
Ông Đài nghĩ sao mà nói Tuấn Ngọc bị oan?
Một người đứng ở địa vị danh ca, tóc bạc nhiều hơn tóc đen mà để bộ văn hóa kêu đứng là không được ngồi thì chỉ có HÈN chứ OAN gì ông Đài.
 
Nếu một đứa bé dưới 18 tuổi thì may ra nói bị ép cung còn nghe được chứ 75 tuổi chỉ có hai lựa chọn. Một là sửa lời để có tiền, hai là không hát chứ làm gì có chuyện oan ức. 
 
Thứ hai, linh hồn của bài hát là nằm ở hai chữ Việt Nam chứ không phải Chiều Nay. Một bên là địa danh, một bên là thời gian thời tiết có ăn nhập gì nhau mà tráo đổi? Bộ mấy ông chưa từng học qua ngữ pháp hay sao mà phát ngôn ngây thơ vậy? 
 
Tôi hỏi ông Đài câu cuối
Nếu ai đó trên 18 tuổi vào nhà ông lấy hủ muối tráo bịch thuốc phiện thì ông kiện thằng tráo đồ hay ông cho nó bị oan và đi tìm thằng sai khiến nó?
Ai thấy tôi nói sai câu nào, xin mời vào đây tranh luận nhé.
KP
 
------------------------

Mac Phi Hoang

BÚA LIỀM KỂ CHUYỆN
Trên sông núi chỉ còn cây liềm búa
Dưới vòm trời đông nhảy múa khoe khoang
Rằng: “Ta đây đại diện đảng vinh quang
Bách chiến bách thắng, anh hùng vô địch
“Ta đang cướp bóc nước người Lạc Việt
Một giống nòi bất khuất ở trời nam
Nhờ mưu ma quỉ kế lão hồ gian
Chiếm đất đai dâng quan thầy xô viết
“Dân tộc ấy bây giờ như đã chết
Vì trúng bùa chủ nghĩa đến mê man
Họ mộng du mơ một cõi địa đàng
Tay quờ quạng miệng ca xang đồng bóng
“‘Như có con chồn trong ngày vui đại thắng’
Họ hát ca trong tiếng nấc nghẹn ngào
Vung lá cờ màu máu ngậm ngôi sao
Theo ta bước lên đại đồng thế giới
“Đích hư ảo đi không bao giờ tới
Đường nhụa nhầy xương máu ngập đôi chân
Họ mù quáng đi, gào thét vang rần
Hối thúc, lên gân những người nao núng
“Ta nhìn lại mà cười thầm trong bụng
Thấy một chó già lú lẫn điêu ngoa
Một bầy sói lang hung ác tinh ma
Đang áp tải những người dân cùng khốn
“Trong đoàn nạn dân xô bồ hỗn độn
Cũng có những người khí khái hiên ngang
Dám đứng lên đối mặt đảng bạo tàn
Thà chịu chết không đầu hàng khiếp nhược
“Nhưng số đông vẫn cầu an yếu ớt
Như bầy cừu chỉ biết ngủ và ăn
Lại có những con khốn khiếp nhục nhằn
Quì xuống liếm những gì ta nôn mửa
“Này là thằng Nguyễn cao kỳ mạt tướng
Nay hết thời về đứng đợi xin ăn
Kìa là tên Hoàng duy hùng đê hèn
Một đứa phản phúc trở cờ đốn mạt
“Ta cũng biết ta thế cùng vận mạt
Búa liềm ta đã gãy khắp năm châu
Nhưng ở đây ta cỡi cổ đè đầu
Con cháu Hùng Vương một thời oanh liệt
“Ta chễm chệ trên bàn thờ tổ quốc
Bên thằng Hồ đội lốt của Tàu Hoa
Vẹm ngày nay vẫn bám víu vào ta
Tuy bọn chúng toàn là ma phi a đỏ
“Ta và vẹm thế là chung duyên số
Vẹm thờ ta để củng cố tà quyền
Ta dựa vẹm để lất lây tồn tại
Trên nỗi uất hờn của giống Rồng Tiên.

https://fdfvn.wordpress.com
-----------------------

More:
* XƯỚNG CA VÔ LOẠI - Quang Trung  

Comment:

* Mai Thị Mùi
Có quốc tịch Mỹ nó khác với cuốc tịch Chiều Nay. Cuốc tịch Chiều Nay mà hó hé nó bế lên phường hoặc thậm chí nó kêu con ma 331 bắt đi. Quốc tịch Mỹ thì muốn nói trời trăng mây nước gì chả được. Thậm chí Chiều Nay nó bế thì chính phủ Mỹ can thiệp liền. Nên đem phận con ong, cái kiến so sánh với chim ưng, đại bàng rồi cho phép đại bàng hèn là quá khập khiễng.
 
Một đô-na Mỹ đế mua được hơn 23 ngàn thằng Chiều Nay thì cũng không thể nói vì kiếm sống mà phải hèn.
Nói về ca khúc thì cũng ba vạn chín nghìn bài để hát. Với danh tiếng và thực lực đạt được như ngày hôm nay thì hát bài nào cũng hay, cũng nổi đâu nhất thiết phải bài đó. Nếu thấy không ổn thì từ chối. Đâu phải vạn bất đắc dĩ.
 
Đã từng chạy CS, sống trong cộng đồng người Chiều Nay lưu vong mấy chục năm trời đủ hiểu Ba Sọc người ta căm hận CS cỡ nào. Và cũng đủ hiểu dân Tị Nạn người ta trân trọng di sản của VNCH cỡ nào. Mắc chi chơi lửa cho cháy nhà!
Túm lợi, chơi dại thì chịu.
*
Thành V. Vũ
Chỉ vì một chút lợi nhỏ mà đành lòng làm tay sai cho giặc cọng
* DieuHong Pham
Ánh Tuyết hát bài này bằng giọng Quảng Nam , cách đây 10 năm , cô giữ nguyên lời “ Việt Nam buồn lắm em ơi “ , hà cớ gì ông TN đổi lời ???
Bao nhiêu đó đủ hiểu rồi !
 
* Hoàng Ngọc-Tuấn
Anh Trần Trung Đạo ơi, theo đài Á Châu Tự Do (RFA) quan sát đoạn video thu buổi diễn đó, thì trước khi hát bài "Tình bơ vơ", Tuấn Ngọc đã công khai nói với khán giả rằng anh ta sẽ đối chữ "Việt Nam" thành "chiều nay". Đây là nguyên văn trích từ RFA:
Danh ca hải ngoại Tuấn Ngọc hát "Việt Nam buồn lắm em ơi" trở thành "chiều nay buồn lắm em ơi"
Trên mạng xã hội Facebook, người dùng chia sẻ nhau đoạn clip ca sĩ Tuấn Ngọc hát nhạc phẩm Tình bơ vơ nhưng thay vì "trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi" lại hát thành "trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi".
Việc sửa lời của một bài hát đơn thuần về tình yêu của nhạc sĩ Lam Phương trước năm 1975 dẫn đến sự phản ứng của một số người dân cho rằng ông "hèn", hay "tự kiểm duyệt" hoặc bị kiểm duyệt.
Theo tìm hiểu của phóng viên, đoạn clip trên được cắt ra từ chương trình Mây SaiGon Live Stage được danh ca Tuấn Ngọc hát vào ngày 31/12/2022 tại TPHCM.
Trong live stream của Fanpage Mây Saigon, trước khi hát bài này Tuấn Ngọc cho biết đây là lần đầu tiên ông hát nhạc phẩm Tình bơ vơ của cố nhạc sĩ Lam Phương.
"Trong bài này tôi nhìn thấy có cái lời là 'trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi', tôi đổi lại chữ 'Việt Nam' thành 'trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi' nghe nó nhẹ nhàng hơn. Đúng không? ... (bữa nay-PV) ... vui thấy mồ luôn. Quý vị đồng ý không?" - ông Tuấn Ngọc nói với khán giả trước khi hát.
Chương trình Mây Đà Nẵng vào ngày 19/2/2023, danh ca này khi song ca với ca sĩ Uyên Linh nhạc phẩm "Tình bơ vơ" cũng hát thành "trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi".
Phóng viên đã gửi tin nhắn trên Facebook cho ca sĩ Tuấn Ngọc nhưng chưa nhận được phản hồi.
Không rõ lý do thực sự của việc đổi lời bài hát "Tình bơ vơ", tuy nhiên trong các chương trình gameshow ca nhạc của các đài Việt Nam như VTV hay Truyền hình Vĩnh Long bài hát này vẫn được trình bày một cách bình thường với đầy đủ nguyên tác của nhạc sĩ Lam Phương. 
 
* Dân Vũ
Cảm ơn bác Trần Trung Đạo với bài viết không chỉ là " công tâm, có lý có tình", như nhiều bạn đã bình luận, và được chia sẻ nhiều lần chỉ trong 1 thời gian ngắn sau khi bác đăng bài. Tôi muốn nói thêm: bác rất công tâm khi nói về ca sỹ TN. Không chỉ trích, mạt sát nặng nề, bởi bác thấu hiểu căn nguyên vì sao, ca sỹ này hát "sai" như thế. Lời phê phán, nhắc nhở của bác tuy nhẹ nhàng, nhưng tôi tin TN sẽ thấm thía cái đau, sự xấu hổ của 1 anh chàng "thỏa hiệp" còn hơn cả lời mạt sát, xúc phạm. Và, qua đó, bác đã chỉ ra cội rễ của sự thỏa hiệp, chính là chế độ sắt máu CS.(Xin phép bác, dùng chữ "sắt" thay chữ "sắc" bác viết trong bài).
Và xin phép chia sẻ bài này đến những người bạn thân của em.
 
* Trần Hòa
" Đi với bụt mặc áo cà sa
Đi với ma đội nón cối".
Trên đời, một trong những thứ làm cho con người ta khó vượt qua được, đó là tiền tài và danh vọng. Ai sống mà không phụ thuộc vào hai thứ này thì sẽ bớt mang rắc rối cho bản thân. Em tiếc cho anh TN! Nếu bị kiểm duyệt thì nên chọn bài khác hoặc có thể từ chối show.
 
* Tường An
Cám ơn anh về bài viết này. Đúng, không ai thù ghét gì TN, yêu nữa là đằng khác. Nhưng người ta giận dữ vì sự thỏa hiệp không cần phải có này.
Nhiều ca sĩ khác vẫn giữ lời, tại sao TN phải sửa.
Trong bài anh có viết: "VN bây giờ buồn lắm" Nhưng với ca sĩ Tuấn Ngọc thì - như anh ta đã nói trước khi ca - "VN giờ vui thấy mồ !".
Có lẽ những ngày về VN anh ta chưa hề gặp chị bán hàng rong, em bán vé số...???!!!
 
* Hung Truong
sự thật vẩn là “ Việt Nam buồn lắm em ơi “ khi cs vẩn còn cai trị  

* Con Cho Con
Anh tứng nọc thiếu tiền hay thiếu cơm ăn mỗi ngày . Cũng không rõ. Thôi thì cũng vì cái thây ba bữa quần áo sạch sẽ. Như ông bà đã dạy ,rách cũng phải thơm
 
* Daniel Le
Tui thì chửi Tuấn nọc vì lợi ích vật chất mà cố tình sửa lời. Chứ tui là công dân Hoa Kỳ thì sao lại sợ cái đảng Trung Nguỵ Phản Quốc Cầu Vinh và Khủng Bố?
 
* Nguyen-Thao Luong
Hồi em còn trẻ,là sinh viên trong nước không hiểu vì sao vì cái tựa bài hát "Buồn tàn Thu " mà nhac̣ sỹ Văn Cao đã bị "lên bờ xuống ruộng" trong khi những nhac̣ sỹ khác sáng tác về nội dung về muà thu mà ca ngợi chiến thắng thì " phẻ re"..."muà thu này ngày 23 ta ra đi theo tiếng ca sơn hà nguy biến..rền vang trời,lời vang hô .." ̣( Lưu Hữu Phước-"Nam Bộ Kháng Chiến" )--" Ta đi trong ánh sao vàng cờ đỏ tung bay,rộn ràng và mê say, ôi muà thu, sao tháng Tám chiến công oai hùng năm nao ( em không nhớ tựa, nhớ tên nhac̣ sỹ, hình như là Đỗ Nhuận...mà thôi em cũng muốn quên, không muốn nhớ )- Nên nói chung cái gì mà liên quan đến "muà thu " cũng thuộc diện "nhạy cảm"--có ca sỹ Việt Anh viết bản " Không còn muà thu" thì...có vẻ yên ổn..hic...
 
* Henry Nguyen
Cũng có thể không trách được Phương vì sống với CS là phải hèn , không hèn không sống được !
Cứ nhìn người dân trong nước là biết liền !
 
* Kenodi Khánh
Cảm ơn anh Trần Trung Đạo đã bỏ thời gian nêu lên ý kiến khách quan, chuẩn mực này, trong khi hầu hết, người ta chỉ nhìn vấn đề rất hời hợt, kể cả những người như anh Luật sư Lê Công Định, nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng bị lệch chuẩn. (Rất may mắn là ngay sau đó anh Đỗ Trung Quân đã xin lỗi và chỉnh ý lại. Nhà thơ Đỗ Trung Quân thật đáng quý).
Thích nhất đoạn anh nhắc đến sự không thỏa hiệp của Nhạc sĩ Phú Quang (người sống ở Hà Nội, mang quốc tịch Việt Nam).
Có so sánh như thế để nhiều anh chị em nghệ sĩ ở hải ngoại nếu về sinh hoạt văn nghệ ở Việt Nam, lấy làm tấm gương cho bản thân mà tránh những sự cố đáng tiếc như anh Tuấn Ngọc vừa qua.
 
* Duyen Anna Chu
Đối với tôi tất cả các ca sĩ hải ngoại lai ve Việt Nam hát đều là không tự trọng. Tham tiền. Háo danh. Vô liêm sĩ...tôi xem thua "cục nhẹ thêm râu sắc vàng." Cục đó tôi còn nhìn để tránh. Những ca sĩ ấy tôi không thêm nhìn nữa.
 
* Kathy Kha
Lúc trước Chế Linh thay vì hát “miền Bắc điêu tàn nên đời nó khổ” thành “Mẹ nó qua đời nên đời nó khổ” vì trước mặt C L có một đống quan chức quân đội Bắc Việt ngồi nghe, lúc ấy nhạc vàng còn đang bị cấm. Nhưng những người bộ đội ấy đã sửa lời lại cho C L họ la to “Miền Bắc điêu tàn nên đời nó khổ, ông ơi”…
So sánh 2 hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Chế Linh hát lúc nhạc vàng còn bị cấm, còn ngày nay Tuấn Ngọc hát bản nhạc này, biết bao kẻ đã hát, không ai đổi lời. TN đổi lời lúc mà người dân Việt buồn thảm nhất, lòng người Việt đang chất đầy nỗi đau…
Hình như có một lý do nào đó, TN bị lôi ra cho dân chửi với hậu ý ở bên trong.
 
* Nhuan Duong
Thoả hiệp cùng CS là đồng loã với tội ác, im lặng và thờ ơ trước chế độc tài đảng trị là nuôi dưỡng đảng cs VN bán nước hại dân. Loại bỏ đảng cs VN là điều kiện tiên quyết để dân tộc VN sống còn, rất đồng thuận với tác giả là " Mỗi một người Việt chúng ta phải tranh đấu để bào mòn chế độ, cô lập chế độ và loại bỏ chế độ đang diễn ra ngay trước mắt mọi người dưới nhiều hình thức ...", tất cả vì sự huy hàng mai hậu của tổ quốc chúng ta.
 

No comments: