Monday, March 20, 2023

Tướng Lê Minh Đảo - Anthony Hayward

Tướng Lê Minh Đảo

Anthony Hayward
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo cựu SVSQ Khóa 10 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. NT Đảo giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, là người đã tử thủ Xuân Lộc và buộc Quân Đoàn 4 Bắc Việt gồm 3 sư đoàn 6, 7, 341 và các trung đoàn chiến xa đại pháo 122 ly, 130 ly, các trung đoàn đặc công (sau thêm sư đoàn 325, sư đoàn 10) phải khựng lại ở đây không thể tiến về Sài Gòn trong 12 ngày đêm từ ngày 9 tháng 4 năm 1975 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.

-------------------
 
 
Tôi và các Tân Sĩ Quan hai Khóa 28 và Khóa 29 ra trình diện Tướng Đảo ngày 21 tháng 4 năm 1975 sau khi NT vừa rút từ Long Khánh ra đêm 20 tháng 4 năm 1975. 18 Tân Sĩ Quan hai khóa 28 và Khóa 29 trinh diện NT, là hai khóa đàn em của NT nên NT vô cùng thân thiện và tự xưng là "Qua". NT Đảo người miền Nam. NT vừa nói vừa chỉ vào bẹn mình "Đêm qua, Qua đi bộ cùng anh em binh sĩ, sáng nay mới về đến đây, Qua vẫn còn đau hết cả bẹn."

NT thân thiện với chúng tôi như anh em ruột thịt. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp NT Lê Minh Đảo (Khóa 10), người đàn anh đáng kính của chúng tôi.
Qua Mỹ, chúng tôi, tất cả cựu SVSQ TVBQGVN lại được gặp NT Đảo vài lần trong các dịp sinh hoạt của Hội Võ Bị Bắc California.

NT Đảo mất ngày 19 tháng 3 năm 2020 tại Hoa Kỳ.
Anthony Hayward
Chú thích: 

Tôi theo SĐ 18 BB ra Trảng Bom theo lệnh của Tướng Đảo để lập tuyến phòng thủ tại đây. Còn Tướng Đảo và Bộ Chỉ Huy cùng tiểu đoàn 2/43 do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế chỉ huy ở lại căn cứ Long Bình để bảo vệ BCH.

Ngày 29 tháng 4 theo tôi được biết, Tướng Toàn họp với Tướng Đảo rồi Tướng Toàn lên trực thăng bay ra hạm đội. Tướng Đảo có trực thăng riêng nhưng không đi vì chả lẽ bỏ lính mình mà đi. Nếu Tướng Đảo dùng trực thăng chở nguyên gia đình ra Hạm Đội cũng vẫn còn kịp.

Tướng Đảo ra lệnh cho các Trung Đoàn Trưởng rút lui về bảo vệ Sài Gòn, nhưng không còn kịp nữa, đêm 29 tháng 4, SĐ 18 BB đã tan rã từng mảng nhỏ. Sáng 30 tháng 4 nhiều đại đội đã bị địch bắt khi về đến Sài Gòn và bị buộc phải giải giới. Tôi may mắn thoát được vào Sài Gòn vì lúc đó tôi chỉ còn có 1 mình vì người lính truyền tin cuối cùng tôi cũng đã cho anh ta về nhà trước khi tôi vào Sài Gòn rồi.
 
 -------------------
 
Tiếc thương về một vì sao Bắc Đẩu.
Tướng Lê Minh Đảo
Hạt sương khuya
Yến Ngọc Hải Âu
 
Triền miên giông bão biển đông thét gào
Cuốn đi cánh hoa đào dạt trôi nơi nao
Trùng dương như khóc như than cho đàn con
Biển sâu mộ chôn, con ơi ôi đọan trường

Trời đêm, sao rơi, nước mắt ôi long lanh
Khổ đau không vơi, tóc đả phai màu xanh
Xa nhau mãi từ đây, chia ly mãi tư đây
Yêu thương và nhung nhớ dâng tràn đầy
Sương bao phủ đầy trên quê hương khổ aỉ
Yên vui giờ đổi lấy lầm than kiếp đọa đầy
Mịt mờ hôm nay nào ai biết tương lai
Còn sống tôi còn khóc tôi còn thương quê hương tôi
Còn sống anh còn nhớ anh còn thương em ơi
Còn sống ba còn nhớ ba còn thương con ơi
Lưu Đầy (Lê Minh Đảo)
 
Mong ông bình an nơi cõi Vĩnh Hằng. Tiễn biệt Tướng Lê Minh Đảo.
Hạt sương khuya
23.03.2020
TB: Cảm ơn anh Vọng Ngày Xanh đã giúp em làm Video Clip cho ca khúc Nhớ Mẹ.
 
Tiếc thương về một vì sao Bắc Đẩu.
Tướng Lê Minh Đảo
Sự ra đi của Tướng Lê Minh Đảo là một mất mát quá lớn đối với những người con dân Miền Nam, đặc biệt là những ai đã từng có cùng ông cái duyên hạnh ngộ. Trong những ngày qua, bão táp dường như không ngừng lại với nhân loại nói chung và với người Việt tị nạn Cộng Sản nói riêng. Trong ba ngày, ba cái tang. Ngày 17-03 một đại danh ca của miền Nam ra đi, ngày 18-03 phu nhân cố nhạc Sĩ Anh Bằng cũng trở về với phu quân của mình, hai cái tang chưa kịp lau khô dòng lệ thì được tin Tướng Lê Minh Đảo, một vì sao Bắc Đẩu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa tắt nơi vùng trời xa lạ (19/3/2020) Tôi không viết về tiểu sử của ông, bởi điều đó đã có quá nhiều người làm, hơn nữa tên tuổi của ông đã có một vị trí nhất định trong Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chỉ với thành tích " Người Hùng Xuân Lộc" hay 17 năm khổ ải trong lao tù Cộng Sản cũng đủ cho ta phải nghiêng mình kính phục một nhân cách lớn khi sống đã "Sĩ khả Sát- Bất khả Nhục", ra đi lòng không mang theo thù hận, ông nằm xuống trong vòng tay thương yêu của gia đình.
 
Bố tôi cũng là một người lính trở về từ chiến trường Xuân Lộc, có lẽ đây là mối "liên hệ" duy nhất giữa tôi và ông, vì thế khi có dịp sang Hoa Kỳ trình diễn, trong một cơ duyên tôi đã được diện kiến ông.
 
Trước khi bước vào tư gia, tôi hình dung ông sẽ là một người nghiêm khắc, vì nếu không có cái ngày tang thương ấy, với một kẻ vô danh tiểu tốt như tôi làm gì có cửa để gặp được ông. Mọi việc đã không như tôi mường tượng, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo tiếp chúng tôi như một bậc chú bác đối với con cháu từ xa về thăm. Ở nơi ông cho ta thấy sự gần gũi ngay lần gặp đầu tiên. Suốt buổi tâm tình không nghe ông nói về thành tích hay thù hận, dù ông đã bị đọa đày suốt 17 năm dài trong chốn lao tù Cộng Sản. Chỉ trong vài tiếng thôi, nhưng cũng đủ để nhìn ra được nhân cách của một vị tướng khi thất thế đành thôi "Tự Thắng" lúc sa cơ. Ông hiểu được sự thù hận không phải là giải pháp để đi đến một nền hòa bình thật sự, thôi thì nỗi đau ấy chôn chặt đáy lòng.
 
Có biết bao danh tướng đã ra đi, nhưng lòng tôi chưa bao giờ chùng đến thế. Những tinh hoa cuối cùng còn sót lại đang rụng dần. Rồi cũng phải đến ngày những người lính còn lại sau cuộc chiến sẽ trở về lòng đất. Tôi có thể hình dung ra được một chiến lược nhắm vào yếu tố thời gian để vô hiệu hóa cuộc chiến tranh đẫm máu đã lấy đi hàng triệu sinh mạng của con dân hai miền. Nhưng liệu yếu tố thời gian có thể xóa mờ đi tất cả vết nhơ lịch sử khi mấu chốt của vấn đề không phải là sự che đậy bằng lối tuyên truyền giả tạo với những chiến thắng vinh quang trên xác người được nhai đi nhai lại hàng năm vào dịp Tháng Tư Đen. Thương cho những danh tướng tài ba, dù sa cơ thất thế, bị trả thù tàn nhẫn với mười mấy năm đọa đày nhưng vẫn nói lên lời vị tha tự đáy lòng: Cuộc chiến đã qua, vết cắt lịch sử cần được vá lại bằng yêu thương để xây dựng lại quê hương sau cuộc chiến điêu tàn đổ nát. Tôi muốn nhắn với các ông Cộng Sản Bắc Việt rằng: Các ông đã thắng trong một cuộc chiến nhưng đã thua hẳn về nhân cách so với danh tướng của Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nào khi Nghĩa Dũng Đài không được hồi phục, bức tượng Thương Tiếc không được dựng lại, và những ngôi mộ không được trùng tu thì đừng nói đến chuyện hòa giải, và rồi cái giá các ông phải trả cho lịch sử sẽ không nhỏ, hãy quay đầu ăn năn sám hối để còn kịp cứu nguy dân tộc trước nạn xâm lăng của tàu cộng, kẻo ngày phán xét đến thì đã quá muộn.
 
Người đã xa, nhưng nhân cách sống và những lời nhắn gửi lại cho thế hệ mai sau của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo sẽ là hành trang quý báu cho những người trẻ hôm nay hiểu thêm hơn về giá trị của yêu thương thay vì nuôi dưỡng lòng thù hận. Nghiệp chướng của dân tộc cũng đã đến lúc phải nhìn rõ hơn về những sai lầm quá khứ mà mỗi người chúng ta không đủ khả năng để lựa chọn được cho mình một thời điểm hay nơi chốn chào đời. Vậy thì việc đúng hay sai, được hay mất có còn cần thiết đặt ra để chia cách thêm một lần những khác biệt về ý thức hệ, để rồi mãi mãi trở thành một dân tộc ngu xuẩn, chia rẽ tạo cơ hội cho ngoại bang xâm lược!Tôi tin rằng tuổi trẻ Việt Nam ngày hôm nay đã đủ trưởng thành để nhìn ra được những gì đang xảy ra trên quê hương, nhưng có lẽ cái họ đang thiếu chính là những giá trị truyền thống được truyền thừa từ Tinh Thần Quốc Gia đã bị mất hẳn sau ngày Cộng Sản cai trị toàn cõi Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng Sản đã bị phá sản, cái còn đang hiện hữu chỉ là những ký sinh, nếu cơ thể có sức đề kháng tốt thì không một ký sinh nào xâm nhập được. Trong trường hợp này đòi hỏi chúng ta phải có một sức những ký sinh, nếu cơ thể có sức đề kháng tốt thì không một ký sinh nào xâm nhập được. Trong trường hợp này đòi hỏi chúng ta phải có một sức đề kháng lớn mạnh về mặt tâm linh, bởi tâm linh là điểm tựa của tinh thần để ta không sa ngã rồi phải tìm đến những giá trị vật chất phù phiếm mà lấp cho đầy sự trống rỗng của tâm hồn. Một khi cây đạo đức triết lý sống không được chăm bón từ thuở sơ sinh, thì hậu quả tất yếu của nó sẽ tạo ra hàng loạt lớp trẻ khô cằn trong nhân sinh quan, chai sạn cảm xúc và thờ ơ với đồng loại. May mắn thay, chính vì còn đó những con Người cao cả như Tướng Lê Minh Đảo, biết quên nỗi hận riêng để làm bước đệm cho thế hệ mai sau không phải bị giằng co bởi những hận thù quá khứ. Tôi khắc cốt ghi tâm lời ông nói: Tụi con may mắn được sống trong một nền giáo dục nhân bản, hãy thương những người trẻ hôm nay, họ chỉ là nạn nhân của một chế độ bạo tàn, ngày nào các con biết bảo bọc và thương yêu nhau, thì đất nước mình mới mong thoát được họa diệt vong.
 
Hình dáng ông khi tiễn mọi người ra xe, có chút gì đó cô độc hằn sâu trên gương mặt già nua của một vị danh tướng lúc xế chiều, tôi cảm nhận được những trăn trở trong đôi mắt buồn sâu thẳm ấy, khổ đau chưa vơi thì tóc đã mạc màu. 
Với tôi... Tướng Lê Minh Đảo không chết, ông ấy chỉ không còn hiện hữu, nhưng nhân cách ấy sẽ sống mãi trong lòng của những thế hệ mai sau.
------------

Bút Thép

TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO VÀ SĐ18 BB
Sư đoàn 18 Bộ binh, là một trong ba đơn vị chủ lực quân trực thuộc Quân đoàn III & Quân khu 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Được hình thành từ các Trung đoàn 43, 48, 52 Bộ binh Biệt lập cùng các đơn vị yểm trợ, tác chiến kỹ thuật, Thiết đoàn 5 Kỵ binh và các Tiểu đoàn Pháo binh. Phù hiệu sư đoàn là màu xanh nhạt tượng trưng cho bầu trời xanh, màu xanh đậm tượng trưng cho màu đất, và cung tên dựa vào truyền thuyết Nỏ thần thời An Dương Vương. Sư đoàn 18 Bộ binh có phạm vi hoạt động và trách nhiệm Khu 33 Chiến Thuật, bao gồm những tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Đặc Khu Vũng Tàu. Ban đầu Sư đoàn 18 được đánh giá là đơn vị kém cỏi nhất Quân đội, tuy nhiên đến khi Thiếu Tướng Lê Minh Đảo về làm Tư lệnh, đã đưa Sư đoàn trở thành đơn vị sánh ngang với Sư đoàn 1 Bộ binh vùng giới tuyến.
 
Tướng Lê Minh Đảo, tốt nghiệp Khóa 10 Trường Võ Vị Quốc Gia Đà Lạt khi ông vừa đúng hai mươi tuổi. Là một chiến sĩ rất dũng cảm, chẳng mấy chốc mà số lượng huy chương tưởng thưởng cho ông đã đầy hết ngực áo. Nhưng với bản tính khiêm tốn, hiếm khi người ta thấy ông đeo những chiếc huy chương đó. Tướng Đảo là một trong những vị tướng đi lên chức vụ của mình bằng những chiến công ngoài chiến trường. Ông đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội, từng làm Tỉnh Trưởng Chương Thiện và Định Tường. Đỉnh cao nhất trong đời quân ngũ của ông khi ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh từ tháng 4.1972, vinh thăng Chuẩn Tướng tháng 11.1972 .  
 
Ngày 23.4.1975, Tổng Thống Trần Văn Hương gắn Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và vinh thăng ông lên Thiếu Tướng. Thiếu Tướng Đảo nổi tiếng là một vị Tướng thanh liêm, cần mẫn, năng động, kiên quyết và trí dũng song toàn. Sĩ quan và binh sĩ dưới quyền rất thương mến vị Tư Lệnh của họ, vì Thiếu Tướng Đảo luôn quan tâm chăm sóc đời sống thuộc cấp và gia đình họ. Ông luôn có mặt ở những vị trí tiền tuyến của sư đoàn để nâng cao tinh thần chiến binh. Nguyên tắc làm việc của ông mà ông đòi hỏi các cộng sự viên phải tuân thủ là liên lạc xuống dưới ít nhất hai cấp. Thí dụ, một Trung Đoàn Trưởng phải nắm được tình hình tận cấp Đại Đội, hay thấp hơn nữa. Với hệ thống làm việc sát cánh này, tinh thần binh sĩ lên rất cao, vì lúc nào họ cũng nghe thấy cấp trên đang có mặt bên cạnh. Họ đền đáp sự quan tâm ấy bằng những chiến thắng vang dội và lòng trung thành tuyệt đối.
 
Phụ tá cho Tư lệnh Sư đoàn là một giàn sĩ quan xuất sắc. Đại Tá Hứa Yến Lến, Tham Mưu Phó kiêm Tham Mưu Trưởng/Hành Quân/SĐ18BB, cánh tay phải của Thiếu Tướng Đảo, cùng chia xẻ gánh nặng chiến cuộc trong những ngày tàn khốc. Đại Tá Lến trong suốt đêm 20.4.1975 triệt thoái ra khỏi Xuân Lộc đã đảm nhận trọng trách bảo toàn đoàn cơ giới cồng kềnh của Sư Đoàn, trong đó có hai khẩu đại bác 175 ly của Quân Đoàn III, và ông đã đem toàn bộ đoàn cơ giới ấy nguyện vẹn về được căn cứ Long Bình, Biên Hòa. Trấn đóng ở những điểm trọng yếu bảo vệ Xuân Lộc, là những cấp chỉ huy trẻ tài giỏi của QLVNCH, với Đại Tá Lê Xuân Hiếu, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43; Trung Tá Trần Minh Công, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 48 và Đại Tá Ngô Kỳ Dũng, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 52. Thiếu Tướng Đảo đặc biệt để ý nâng đỡ các sĩ quan cấp thấp và trao gắn cấp bậc vinh thăng lên nắm những tiểu đoàn. Với giàn sĩ quan trung đoàn, tiểu đoàn đầy tài năng, Thiếu Tướng Đảo có thể yên tâm nghênh chiến quân cộng. Vị chỉ huy lực lượng Địa Phương Quân & Nghĩa Quân Long Khánh cùng hợp tác phòng thủ Xuân Lộc là Đại Tá Phạm Văn Phúc. Đại Tá Phúc xuất thân từ binh chủng Biệt Động Quân, nổi tiếng là một sĩ quan xuất sắc và rất dũng cảm. Ông được điều về làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Long Khánh từ ngày 1.4.1975. Một thời điểm đã quá muộn để ông có thể chấn chỉnh nâng cao tinh thần và khả năng chiến đấu của các chiến sĩ diện địa. Vị tỉnh trưởng tiền nhiệm đã không chăm sóc đúng mức đời sống binh sĩ và tìm hiểu tâm tư cùng giúp đỡ ít nhiều gia đình của họ. Nhưng được chiến đấu dưới quyền của một Đại Tá Mũ Nâu trẻ, tận tụy trong tinh thần huynh đệ chi binh, các chiến sĩ diện địa đã đánh những trận long trời, bắn cháy nhiều chiến xa địch và giữ vững mặt trận Xuân Lộc trong vòng mười hai ngày đêm. 
 
Cần phải kể thêm sự đóng góp quan trọng và quyết định của Đại Tá Hưng, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, một sĩ quan Pháo Binh ngoại hạng, với kế hoạch hỏa lực kinh khủng trông cậy vào tài năng của Đại Tá Hưng. Ông cho bố trí các khẩu pháo Sư đoàn của ông như sau. Một khu vực “chết” nằm ở bìa hướng Tây Xuân Lộc mà sẽ bị 24 khẩu 105 ly và 12 khẩu 155 ly dội bão lửa xuống. Mười khẩu 105 ly được di chuyển lên Núi Thị dưới sự bảo vệ của Tiểu Đoàn 2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế. Hai khẩu 105 ly tăng cường cho Trung Đoàn 43 của Đại Tá Hiếu nằm trong Xuân Lộc. Hai khẩu khác qua tăng cường cho Tiểu Khu Long Khánh. Mười hai khẩu 105 ly được điều cho Trung Đoàn 48 trấn đóng Đồi 300. Chưa kể hai khẩu 175 ly của Quân Đoàn III tăng phái sẵn sàng bắn xa đến ít nhất 30 cây số để làm câm họng các khẩu 130 ly của địch được đặt gần Bộ Chỉ Huy của Tư Lệnh sư đoàn tại ngã ba Tân Phong. Đại Tá Hưng đích thân điều chỉnh tất cả những khẩu đại pháo. Ông cho các xe bulldozer ủi những hố sâu đặt những khẩu pháo để che dấu. Những hố pháo này ăn thông với những hầm tránh pháo kích do Công Binh thiết kế, để bảo vệ các chiến sĩ Pháo Binh và kéo những khẩu pháo vào ẩn trú bên trong. Với sáng kiến này, quân cộng khó có thể phát giác vị trí Pháo Binh của quân ta để dội đạn xuống hủy diệt, trong khi đó thì những vị trí pháo của chúng bị Pháo Binh SĐ18BB pháo kích dữ dội, nhờ các điểm cao quan sát của ta báo cáo về khi phát giác được. Để có thể dự trữ khối lượng đạn pháo dành cho kế hoạch, Tướng Đảo đã phải giảm mức tiêu thụ hàng ngày xuống còn 20%. Với sự phân tán các khẩu trọng pháo của quân ta vào những vị trí bí mật, đến ngày cộng quân nổ súng tấn công, chúng đã không hủy diệt được pháo của quân ta, và Đại Tá Hưng đã dội lửa xuống những con sóng tấn công biển người của địch, gây thiệt hại rất nặng cho chúng. Song song đó, Thiếu Tướng Đảo cũng cho di chuyển bộ binh ra nằm ngoài rìa thị trấn, cho nên thiệt hại vì pháo địch rất nhẹ khi chúng dồn hỏa lực bắn vào trung tâm. Rồi khi quân giặc ào ạt tràn vào thành phố, lập túc bị quân ta từ bên ngoài siết chặt vòng vây tấn công ngược vào làm bọn chúng hoảng loạn bỏ chạy ra khỏi thành phố. Bản thân Thiếu Tướng Đảo cũng di chuyển liên tục trong ba bộ chỉ huy sư đoàn khác nhau, cộng quân cứ bắn dò mãi mà không tìm thấy ông. Trong khi đó thì Thiếu Tướng Đảo đang ung dung đứng dưới chiến hào với chiến sĩ của mình. Thiếu Tướng Đảo đã cho thiết lập ba Bộ Chỉ Huy ở ba vị trí khác nhau, một đặt ngay trong tư dinh Tư Lệnh trong Xuân Lộc, một tại Tân Phong và một khác trong rừng cao su. Để làm cho binh sĩ yên tâm chiến đấu và tránh cảnh hỗn loạn, Thiếu Tướng Đảo trước ngày 9.4.1975 đã cho máy bay trực thăng di tản tất cả gia đình binh sĩ và thương bệnh binh về căn cứ Long Bình.
 
Để nghênh chiến với trận liệt bố trí bộ của địch, Thiếu Tướng Đảo thiết trí chiến tuyến của Sư Đoàn 18 Bộ Binh như sau. Trung Đoàn 52 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng giữ khu vực Túc Trưng và Núi Trản gần sông La Ngà và khu vực Ngã ba Dầu Giây, với sự yễm trợ của Chi Đoàn 3, Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh. Một đại đội dưới quyền chỉ huy của Trung Úy Mại Mạnh Liêu thuộc Tiểu Đoàn 3/52 của Thiếu Tá Phan Tấn Mỹ, lên trấn giữ Đồi Móng Ngựa nằm về phía Đông Quốc Lộ 20. Chỉ với một đại đội này, Trung Úy Liêu và chiến sĩ SĐ18BB đã giữ vững vị trí mặc dù địch tổ chức nhiều cuộc tấn công biển người cấp tiểu đoàn, đánh cho giặc những trận thất điên bát đảo và bị thiệt hại nặng. Về hướng Đông Xuân Lộc, cao điểm Núi Thị được trao cho Tiểu Đoàn 2/43 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế. Tiểu Đoàn 1/43 của Đại Úy Đỗ Trung Chu và Tiểu Đoàn 3/43 của Thiếu Tá Nguyễn Văn Du trấn giữ các yếu điểm dẫn vào thành phố từ hướng Đông. Đại Đội 18 Trinh Sát dưới quyền của Đại Úy Phạm Hữu Đa nổi tiếng húc như điên phòng thủ trường trung học ở hướng Tây-Bắc Xuân Lộc. Trung Đoàn 43 quyết tâm tử thủ Xuân Lộc, quân ta đánh quá dữ và gây tổn thất lớn cho Sư Đoàn 341. Cộng quân ghi nhớ mối hận này, chỉ vài ngày sau QLVNCH bị buộc buông súng ngừng chiến đấu, Thiếu Tá Du bị giặc bắt tại nhà riêng ở Vũng Tàu rồi đem đi hành quyết ngay sau đó. Đại úy Chu may mắn sống sót, hiện nay ông đang sinh sống tại Úc Đại Lợi. Tiểu Đoàn 1/48 thuộc Trung Đoàn 48 của Trung Tá Trần Minh Công cùng hai chi đoàn của Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh của Trung Tá Nô được giữ làm lực lượng trừ bị, trong khi đó thì Tiểu Đoàn 3/48 nằm giữ Quốc Lộ 1 ở hướng Đông Xuân Lộc, Tiểu Đoàn 2/48 vẫn còn bị kẹt nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho thị xã Hàm Tân, Bình Tuy, không về tham chiến được trong những ngày đầu. Hai Đại Đội Địa Phương Quân 353 và 367 dưới quyền Đại Tá Phúc phòng thủ thành phố.
 
Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh với các Tiểu Đoàn 1, 2, 8 và 9 Nhảy Dù, khoảng 2.000 chiến sĩ, cùng với Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Dù là một tấm lá chắn cứng ngắt ở phần phía Nam Xuân Lộc, đã giao chiến dữ dội với quân Sư Đoàn 7 BV trong khu vực đồn điền của Thống Tướng Tỵ, còn gọi là Vườn Ông Tỵ, sau khi được trực thăng vận xuống trong ngày 11.4.1975. Nhân dịp 100 chiếc UH này trở về, các phi công thuộc Sư Đoàn 3 và 4 Không Quân đã giúp di tản thật nhiều thương binh và đồng bào ra khỏi mặt trận đang lên đến cơn đỏ lửa nhất. Trưa ngày 6.4.1975, Thiếu Tướng Đảo được báo tin có một đơn vị lạ của quân ta đang hành quân về hướng Xuân Lộc. Khi liên lạc với nhau, ông được biết đó là Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân, thuộc Liên Đoàn 24 Mũ Nâu. Thiếu Tá Vương Mộng Long, Tiểu Đoàn Trưởng đã dẫn dắt tiểu đoàn của ông băng rừng từ quận Kiến Đức tìm về miền Đông, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ và Quân Đoàn II triệt thoái từ ngày 16.3.1975 . Liên Đoàn 24 Mũ Nâu với ba Tiểu Đoàn 63, 81 và 82 BĐQ đã bị kẹt trên miền cao tỉnh Quảng Đức, đã phải lội bộ trong những cánh rừng Trường Sơn bạt ngàn, thậm chí đi xuyên qua những mật khu của cộng quân, lấy thực phẩm trong những kho hậu cần của chúng, đến hai mươi ngày sau mới về đến miền Đông. Tiểu Đoàn 63 và 81 Mũ Nâu lại nhận lệnh ra tăng phái cho mặt trận Phan Rang. Tiểu Đoàn 82 Mũ Nâu quân số hao hụt chỉ còn có 200 chiến binh sau khi về đến được thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng, rồi từ đó hành quân xuống tăng phái cho SĐ18BB. Thiếu Tá Long là một trong những sĩ quan trẻ xuất sắc của binh chủng Biệt Động Quân, nên trong khu vực trách nhiệm của mình là phòng thủ phi trường, ông và 200 chiến sĩ Mũ Nâu đã đánh quân giặc thua xiểng liển và bị thiệt hại nặng. Với trận liệt mà Thiếu Tướng Đảo đã bố trí, với những cấp chỉ huy tài năng và anh dũng như vậy, dù quân ta quân số thiếu kém, hỏa lực yếu nhưng đã đánh một trận cuối cùng làm rúng động thế giới và làm cho cộng quân Bắc việt cúi mặt kinh hoàng.
 
Sau nhiều cuộc thảo luận với Quân Đoàn III, Thiếu Tướng Đảo vào căn cứ Long Bình điều hợp công tác tiếp vận cho SĐ18BB và ông ngủ đêm tại đây. Đến 5G 40 sáng thì Quân Đoàn 4 BV cho nổ phát đại bác đầu tiên bắn vào Xuân Lộc mở màn cho cuộc chiến. Quả nhiên quân cộng đã nghiên cứu rất tỉ mỉ địa hình Xuân Lộc, nên những trái đạn pháo đã dội trúng Bộ Chỉ Huy 1 của Tương Đảo. Đại Tá Hứa Yến Lến gọi điện báo tin cho Tướng Đảo, rằng tư dinh của ông đã bị phá hủy. Thật may mắn cho đất nước chúng ta, nếu Tướng Đảo về sớm hơn và vào Bộ Chỉ Huy 1, thì sự mất mát quá lớn đó sẽ là nhát chém chí mạng cuối cùng lên QLVNCH. Thiếu Tướng đảo lập tức lên trực thăng lao vào Xuân Lộc, tham dự cuộc chiến đấu cuối cùng và lừng lẫy nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông.
Biến cố trưa ngày 30-04... 
 
Sau khi nhận được lệnh đầu hàng, ông ra lệnh giải tán đơn vị và tìm cách về Cần Thơ rồi lại quay về Sài Gòn. Đến ngày 9 tháng 5 năm 1975, ông ra trình diện Chính quyền mới và phải đi học tập cải tạo, do tỏ thái độ bất hợp tác nên ông bị giam tới 17 năm, lâu nhất trong các tướng VNCH. Mãi đến ngày 5 tháng 5 năm 1992, ông mới được trả tự do.
Sưu tầm
---------------

Anthony Hayward
Quý NT và các bạn,
Đó là lí do các NT Khóa 26 ở SĐ 18 BB mới lên Trung Úy ngày 18 tháng Giêng năm 1975 (Khóa 26 mãn khóa ngày 18 tháng Giêng Năm 1974) thì sau trận Xuân Lộc, tất cả Khóa 26 ra SĐ 18 BB đều được lên Đại Úy.
 
1- Đại Úy Võ Văn Mười chỉ huy Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 2/43 của Trung Tá Nguyễn Hữu Chế (mới lên Trung Tá)
2 - Đại Úy Lê Tấn Mười Đại Đội Phó của Đại Đội Trinh Sát SĐ 18 BB. Thiếu Tá Phạm Hữu Đa khóa 25 là Đại Đội Trưởng (mới lên từ Đại Úy).
3 - Đại Úy Đặng Như Thạch ở Trung Đoàn 52 nhưng tôi không rõ chỉ huy đơn vị nào.
4 - Đại Úy Nguyễn Thanh Toán thuộc Đại Đội Trinh Sát 48 của Trung Đoàn 48.
5 - Đại Úy Nguyễn Văn Trí thuộc đại đội Trinh Sát 43 của Trung Đoàn 43.
Như thế Khóa 26 ra SĐ 18 BB toàn ở các đại đội Trinh Sát của Trung Đoàn hoặc Sư Đoàn.
 
Khóa 27 sau khi làm lễ mãn khóa ngày 27 tháng 12 năm 1974, các SQ Hải Quân và KQ về Nha Trang học thêm về HQ và KQ. Các Sĩ Quan Lục Quân đều đi học RNSL và sau đó là học 1 Khóa về tham mưu rồi đi phép cho nên đến cuối tháng 4 năm 1975 vẫn chưa ra đơn vị.
 
Khóa 28 và Khóa 29 xui xẻo nhất làm lễ mãn khóa xong, xe của SĐ 18 BB chở ngay ra trình diện Tướng Đảo chiều ngày 21 tháng 4 năm 1975 khi NT Đảo mới rút về Bộ Chỉ Huy của SĐ 18 BB ở căn cứ Long Bình.
Một số NT Khóa 28 và Khóa 29 được đi phép rồi khi trở lại trình diện thì SĐ 18 BB đã ra hành quân ở Trảng Bom. Một số ở Tiểu Đoàn 2/43 ở hậu cứ bảo vệ BCH SĐ 18 BB.
 
Tôi và vài bạn Khóa 29 ra hành quân và lập phòng tuyến ở Trảng Bom. Coi như tham dự trận chiến cuối cùng ở giờ phút thứ 25 của cuộc chiến. Cũng may mạng tôi và bạn bè Khóa 29 đều lớn nên chưa có Khóa 29 nào tử trận trong trận này.
 
Ngoài ra 4 Khóa 29 bị tử Trận trong giờ thứ 25 của cuộc chiến là:
1 - Hoàng Minh Sinh H29 . Trung Đội Trưởng Trung Đội 4, Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 1, Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến. Chết tại Long Thành.
2 - Dương Thế Độ E29. Năm thứ 3 là SVSQ thuộc Đại Đội Không Quân (Đại Đội I). Ra trường về Đại Đội 143 Tiểu Đoàn 14, Sư Đoàn Nhảy Dù. Chết tại Ngã Tư Bảy Hiền.
3 - Bùi Kim Phát F29. Đơn vị SĐ 25 BB.
4 - Trần Trọng Phước E29. Đơn vị Đại đội 122, Tiểu Đoàn 12, Sư Đoàn Nhảy Dù. Chết khi bảo vệ Dinh Độc Lập ở Sài Gòn.
----------

Cam Tran
Nhật Ký Hành Quân của TĐ1/48/SĐ18/BB những trận đánh sau cùng
* Ngày 9-4-75 quân CSBV pháo kích tấn công vào Xuân Lộc. TĐ1/48 SĐ18/BB làm trừ bị cho SĐ tại Ngã Ba Tân Phong TĐT được lệnh vào BCH/CKXL gặp ông Tướng TL, cho tăng phái thêm xe tăng thiết giáp Nhận lệnh hành quân khẩn cấp, giải tỏa làng TPB địch chiếm, mặt trận Tây Bắc XL Địch tung quân, tràn biển người qua QL1 Cua Heo Lính lên xe tăng tùng thiết, vọt tuyến xuất phát qua QL1 Ẩn mình trong rừng cao su, lên tuyến đường ray chờ địch. 
 
Tiếng pháo trong thành phố ầm ầm; VC không nghe tiếng xe tăng+ bộ binh, đã đến tuyến xung phong đúng lúc Chiếm thế thượng phong bắt ngờ, quân ta nổ súng trước Địch quân nhào xuống đường hào chống tăng(TKLK đào ngăn rào xe tăng địch).
 
Họ làm bia đỡ đạn cho đại bác xe tăng; súng bộ binh trong rừng cao su quạt đạn Hay không bằng hên, một chơi ba quân ta chiến thắng. Hai ngày liền chịu thêm phi pháo, dùng chiến thuật biển người, nhưng địch không vượt được qua đường. Quân CSBV mở ra nhiều điểm tấn công nơi khác, bị quân ND, BĐQ cầm cự đến cùng
 
* Ngày 11-4-75 TĐ1/48 bàn giao vị trí đóng quân cho TĐ 2/52; về lại Ngã ba Tân Phong làm trừ bị cho SĐ
* Chiều ngày 20-4-75, TĐT nhận lệnh trực tiếp từ ông tướng TL/SĐ, làm tiền sát mở đường
Lệnh cấp bách lui binh, chạm địch vượt càn di tản chiến thuật; trong đêm phải rời ngay Long Khánh(?)
Thế quân đang hăng, chia ba cánh quân mở đường trinh sát Qua khỏi Long Giao, vào Cầm Mỹ chạm du kích chặn đường. Đánh cho bỏ chạy tụt quần quăng dép.
 
Đến làng Bình Giả 5 giờ sáng, nghe súng nổ sau lưng, BCH/TKLK, ND chạm súng phía sau Đoàn quân lội bộ ra Bà Rịa lên xe GMC, về căn cứ Long Bình dưỡng quân chờ lệnh Trên đường Vũng Tàu-Sài Gòn, hai đoàn xe chạy ngược chiều, lính chờ giờ vào mặt trận, dân trốn chạy ra tàu binh (?)
 
* Ngày 25-4-75 SĐ18 làm lễ khao quân; quân nhân tham gia chiến trận mỗi người thăng một cấp, lên lon mặt trận. Buổi sáng ăn mừng, nghe tin buồn ông Thiệu từ chức, chiều xe chở quân tiếp tục vào vùng
TĐ theo lệnh ra đóng quân tiền tiêu quan sát, cách Trảng Bom một cây số ngoài rừng.
 
Ba đại đội phân tán, phục kích canh chừng địch từ Định Quán kéo quân. Nửa đêm về sáng trung đội phục kích báo cáo tin về VC, dò đường theo dây cột điện Đa Nhim. Chúng đang chuyển quân theo hàng một rất đông; lệnh nằm im không nổ súng 
 
Đang chờ lệnh Chiến Đoàn 43@ Trảng Bom; súng hai bên đã nổ rền vang, không còn liên lạc truyền tin
Gần sáng gom lại mấy thằng con, vào trận; VC bắt đầu biển người+xe tăng xung kích tấn công
Nhớ hỏa tiền trực thăng biến chế (đặt trên giàn cọc sắt+ nối dây mìn bấm claymore).
Xe tăng bốc cháy nổ tung, bộ binh VC bỏ chạy vào rừng. Suốt hai ngày đêm không nhận lệnh; địch quân mò theo, từ ngọn đồi này sang cao điểm khác
Không liên lạc được với cấp chỉ huy trực tiếp; vào được tần số PB từ CCLB yếm trợ. Lệnh sau cùng từ SĐ cho nằm lại, để chỉ điểm PB bắn chặn địch tiến quân, có quân bạn đang giữ tuyến sau lưng.
 
* 27, 28, 29/4/75, ba ngày bụng đói, buồn ngủ không chớp mắt; quân Bắc Việt biển người muốn tràn giết hết quân Nam. Nhưng người lính SĐ18BB tinh thần rất vững, không bỏ hàng ngủ chạy làng 
 
* Chiều tối đêm 29-4-75, TĐ mới vào được Hố Nai, bỏ bụng nắm cơm còn nóng của TĐ2TQLC để lại; đồng bào di cư chợ Sặc đón mời lính đói thèm cơm. Được phép cho vào hậu cứ BĐQ lấy thêm gạo, thức ăn khô, cấp số đạn. VC pháo kích ầm ầm vào CCLB, đánh vào BTL/QĐ3, xếp Toàn bỏ chạy; trực thăng đậu chờ nhưng ông tướng Đảo ngồi xe jeep vẫn theo quân
Súng nổ quanh vùng, TĐT nhận khẩu lệnh mới từ ông tướng; đoàn quân lên xe GMC vượt qua cầu sắt Biên Hoà, đánh vòng qua Dĩ An
 
* Sáng ngày 30-4-75, quân ta leo lên đồi BS Tín đối diện NTBH, giữ cao điểm diệt tăng, nếu chúng vượt qua cầu Saigon( sông Đồng Nai). Ông tướng nói CB đã gài sẵn 20 thùng thuốc nổ TNT, để giật nổ gầm cầu
BCH/TĐ mới lên đỉnh đồi; đại bác xe tăng VC dưới đường QL1 bắn thẳng lên bay nóc chùa, làm sư sãi hoảng sợ chạy quanh.
 
Chưa kịp dàn quân đặt súng, đếm 12 chiếc xe tăng chạy ngang trên mặt lộ, bộ đội cây lá ngụy trang…
Dò máy truyền tin im lặng, không còn ai lên tiếng điều động chỉ huy. Ông thượng sĩ già TĐ mở radio phát lời DVM tuyên bố đầu hàng, lệnh toàn quân bỏ súng
Lính khóc, lính chưỡi thề đm. DVM thằng phản quốc
Lính bỏ đi, người ở lại nhứt định theo “ông thầy”
51 anh em không buông vũ khí, vượt qua cánh đồng, tìm đường đi …vô định 
 
BCH/TĐT còn nguyên vẹn, các ĐĐT không tìm đường riêng trốn thoát.
 
Cũng không biết làm gì vào giờ thứ 25?
Bố trí quân trên đồi chùa Hội Sơn, vào chùa lạy Phật giúp chỉ đường(?)
Dưới sông Đồng Nai ghe xuồng không ghé bến; VC địa phương vây chặt, kêu gọi đầu hàng. Giờ thứ 25 không để anh em nổ súng, hai bên cùng chết thảm, thiệt mạng dân làng. Những người lính sau cùng đầu hàng gác súng, phe thắng trận không làm nhục lính SĐ18/BB trước mắt dân.
 
Người dân ấp Lợi Hoà, Thủ Đức chứng minh 51 người lính thua trận vẫn giữ gìn khí tiết quân nhân. Tôi chép lại Nhật Ký Hành Quân này, không quên ấn tượng 48 năm sau, để nhớ ngày 30-4-75; ghi công trạng các chiến hữu của TĐ1/48 SĐ18/BB chiến đấu đến phút sau cùng, đành thua trận bất tòng tâm.
----------
 
Comment:
* Tiem Cao
Sao hồi 75 đến giờ đâu thấy hoặc nghe các anh K26 SĐ18 nói về việc này . Đây là làn đầu nghe nói.
* Anthony Hayward
Tiem Cao Lý do chính đó mới chỉ là lệnh miệng của TT Thiệu, nhưng BTTM còn ai làm việc nữa mà cấp giấy tờ phong thưởng, nên không ai dám tự xưng mình là ... cấp .... Úy, cấp Tá mới cả.
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi chạy từ trại tạm trú ở căn cứ Sóng Thần ra bờ ruộng ngồi chờ nữ cán binh cộng sản đến bắt thì gặp Đại úy Phạm Hữu Đa (Khóa 25 vẫn chưa mang lon Thiếu Tá) ĐĐT ĐĐ Trinh Sát SĐ 18 BB, và Trung Úy Lê Tán Mười (Khóa 26, vẫn chưa mang lon Đại Úy) là ĐĐP.
Ông Phạm Văn Tĩnh ĐĐT của tôi vẫn mang lon Thiếu Úy.
Đơn giản chỉ có NT Lê Minh Đảo dám mang lon Thiếu Tướng thôi (QC nào dám hỏi giấy tờ ổng) chứ có ai dám mang lon trước khi có nghị định chính thức từ BTTM. Rồi còn căn cước Sĩ Quan phải mang cấp bậc mới nữa chứ. QC hỏi giấy tờ đó NT.
* Tiem Cao
Anthony Hayward có lẻ vậy. Giờ chót lệnh miệng thì chịu thua. Đúng ra k26 chưa có ai chính thức được thăng Đại úy. Trung úy mới mang 4 tháng chưa đủ thâm niên 6 tháng thì đâu được đặc cách. Trừ trường hợp đặc biệt.
* Anthony Hayward
Tiem Cao Đúng thế NT. Theo nguyên tắc thì Trung Úy nhanh nhất là phải 2 năm mới được lên Đại Úy.
* Tiem Cao
Anthony Hayward nhưng muốn đăc cách thì thâm niên lon đang mang phải đủ từ 6 tháng trở lên. Lên bình thường theo thâm niên là khoảng 2 năm, nếu không có công trận hoặc cis chức vụ cao hơn
* Anthony Hayward
Tiem Cao Đọc tiểu sử nhiều ông Tướng lên lon nhanh lắm NT. Có lẽ trước đó còn ít SQ nên họ được thăng cấp để giữ các chức vụ lớn hơn.
SĐ 18 BB nếu còn tồn tại, tôi nghĩ khi giấy tờ về rồi mới biết chắc ai được lên hay không.
* Tiem Cao
Anthony Hayward kể sau hiệp định Paris thì bắt buộc muốn đặc cách thì lon cũ phải thâm niên 6 tháng. Sẻ không như ngày xưa như Lưu Trọng Kiệt lên tá chưa đấy 2 năm
* Anthony Hayward
Tiem Cao Nếu đúng như thế thì các NT Khóa 26 ở SĐ 18 BB sẽ không được lên Đại Úy rồi.
Còn Khóa 27, 28, 29 thì chắc chắn là không vì mới ra trường chưa tham dự trận đánh Xuân Lộc.
* Cong Quang Phan
Khóa 27 học khóa phát triển hiệu năng đơn vị tại biệt khu thủ đô ( trại Lê Văn Duyệt ) đến 15/3 /75 và sau đó đều ra đơn vị theo như đã chọn . Thủ khoa Hoàng Văn Nhuận hy sinh tại trường Thiết Giáp khi bị việt cộng đánh đặc công . Tạ Tử Anh ,Nguyễn Văn Nhành ( nhảy dù ) hy sinh tại mặt trận Xuân Lộc ....khoảng trung tuần tháng 4/75 ....
* Anthony Hayward
Cong Quang Phan nếu vậy 2 NT Tạ Tử Anh và Nguyễn Văn Nhành thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đánh trận Xuân Lộc cùng với SD 18 BB.
 

No comments: