Thursday, March 16, 2023

PHẢI CHI đừng có tháng Tư - QUỐC HẬN THÁNG 4 - GS Ngô Đức Diễm

PHẢI CHI
đừng có tháng Tư
- QUỐC HẬN THÁNG 4
GS Ngô Đức Diễm

------------------- 
THân chuyển bài thơ PHẢI CHI của GS Ngô Đức Diễm dưới đây:
 
PHẢI CHI

Phải chi đừng có tháng Tư
Sài Gòn ngà ngọc mãi như địa đàng
Phải chi đừng có Dương Văn(1)
Miền Nam đâu phải ngậm hờn đáy sông

Phải chi đạn đã lên nòng
Anh đừng buông súng xé lòng sắt son
Phải chi Hưng Vỹ Phú Nam
Nắm tay quyết tử vẻ vang giống nòi
Phải chi tôm tép ba mươi
Đừng theo xách dép lũ người cuồng ngông
Phải chi tuổi trẻ Thăng Long
Đừng mơ chủ nghĩa anh hùng dối gian
(Lên đường sinh Bắc tử Nam
Trường Sơn lá đổ cây ngàn rưng rưng)
Phải chi máu đỏ Lạc Long
Vùng lên xé nát cờ hồng nghiệt oan
Phải chi hùng khí Tiên Rồng
Vươn vai Phù Đổng tang bồng ngất cao
Phải chi lửa Việt anh hào
Phất cờ chính nghĩa trăng sao rạng ngời
Phải chi Hồ chẳng chào đời
Nước non Hồng Lĩnh chẳng hôi máu thù...
Phải chi đừng có tháng Tư
Thì đâu con Việt giã từ quê hương
(Trăm con phiêu bạt mười phương
Bàn chân lạc mẹ phố phường lất lây )
Phải chi Mỹ chẳng phủi tay
Sài Gòn đâu phải ngập đầy oan khiên
Phải chi lãnh đạo tài hiền
Tinh hoa đất Việt đâu phiền mộ sâu
(Rừng hoang chôn kín thương đau
Còn nghe nức nở ve sầu khóc than)
Phải chi hoa máu hòa chan
Muôn nhà muôn đóa vẻ vang giống nòi
Nam Sơn Đông Hải ngàn khơi
Ngày về xin hẹn một lời... Tháng Tư..
Ngô Đức Diễm
(1)Dương Văn Minh)
------------------
 
Nguyen Quốc
PHẢI CHI ĐỪNG CÓ THÁNG TƯ
Phải chi mà ta nhốt được Tháng Tư
Đậy kín nắp cho nhang tàn khói lạnh
Khoá chặt cửa chôn nỗi buồn canh cánh
Từ lâu rồi làm buốt nhói tim gan
Phải chi ta trói được những Tháng Tư
Giam một nơi cuối trời không có đất
Có lẽ ta đã quỳ bên chân Phật
Đâu lướt khướt say nhắc chuyện ngày xưa
Phải chi ta còn mỗi một Tháng Tư
Cắm trên mồ ma cha anh lớp lớp
Những người chết đi hồn còn thoáng chớp
Khuya khoắt hiện về khóc kể Tháng Tư
Phải chi ta giết được những Tháng Tư
Dìm quốc hận vào đại dương xanh thẳm
Nơi có triệu người mắt không kịp nhắm
Chìm sau ngày biển dậy một trời Nam
Phải chi tháng tư chỉ là Tháng Tư
Không có cái ngày quăng gươm vứt áo
Kẻ biền biệt đi, người còn lơ láo
Dâu bể một ngày chi hỡi Tháng Tư?
Phải chi đừng ai nhắc nhớ Tháng Tư
Đâu đến nỗi chén cơm hòa nước mắt
Nhục vinh bao năm cháy hoài không tắt
Bám theo ta chi vậy hỡi Tháng Tư?
Phải chi bây giờ xuôi tay nhắm mắt
Mặc kệ Tháng Tư mặc kẻ múa may
Ta sẽ nằm yên buông bỏ hai tay
Chỉ giữ mỗi trái tim đầy ung nhọt
------------------ 
 
--------------
Hai anh em cùng đánh chung mặt trận
Gặp lại nhau đàn anh trẻ em già
Tại chú mày râu dài ta không nhớ
Anh không già, người lính vẫn hào hoa
 
fb Cam Tran
Tôi kính ông tướng cầm quân đánh trận
Ở lại không tìm đường chạy thoát thân
Tôi quí ông chết sống cùng đồng đội
Không như tướng hèn chạy trước 75 
 
Vẫn sống trong tôi đàn anh kính mến
Cùng đánh chung trận Xuân Lộc kiêu hùng
Địch biển người quân số đông gấp bốn
Ông cùng quân tràn lên tuyến xung phong
Ông ở lại, 17 năm tù chung số phận
Với anh em SĐ18BB anh hùng
Ra nhà tù vẫn vững chãi tinh thần
Tướng giữ thành một đời còn oanh liệt
Không còn là người chiến binh ngang dọc
Vẫn lên tuyến đầu mặt trận thông tin
Như nhật lệnh trước hàng quân nghiêm chỉnh
Ông hùng hồn chống Cộng với cộng đồng
Chinh chiến một đời danh nhất tướng
Lịch sử còn ghi tuyển thép Sài Gòn
Lê Minh Đảo người hùng mặt trận
Kính chào đàn anh SĐ18BB hào hùng
 
 
Loc Tran
 Tháng Tư lại đến, ta thấy ta.
Xót xa gì nữa, mộng đã xa,
Đường binh gảy súng, mất tất cả,
Chợt giấc xuân qua, tuổi đã già.
LT, CALI.
 
 
Nhật Ký Tháng Tư.

Dang Duong Nguyen
Thơ Trạch Gầm.
Trạch Gầm tên thật là Nguyễn Đức Trạch, con của bà Tùng Long.

Hai mươi Tháng Tư tiễn em đi Mỹ
Ta biết dễ dàng mất bé từ đây.
Em lên máy bay ta về đơn vị
Đất Biên Hòa buồn...chết điếng cỏ cây.
Hai mốt Tháng Tư ta vào Quân Đoàn
Ngồi nghe thuyết trình nhận lịnh hành quân

Tay áo xắn cao một đời Thám Kích
"Kiến lửa bu đầy" nhột cả đôi chân
Hai hai Tháng Tư ta vào Đại An
Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng
Dân chạy đến đâu địch bò đến đó...
Đâu được như em giờ đã thênh thang.
Hai ba Tháng Tư ta ngược Đồng Nai
Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài
Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng
Ta chỉnh pháo...và thây giặc chồng thây
Ta lạc mấy ngày trong lòng đất địch
Gọi đã khàn hơi chẳng thấy bạn bè
Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất
Đâu có thì giờ để cứu ta ra
Hai tám Tháng Tư ta ra lộ Một
Gặp ông Tướng Vùng thị sát thăm dân
Ông nói lung tung, ông thề sống chết
Ông nói xong rồi ông bay biệt tăm
Hai chín Tháng Tư...Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
Như tự chào mình...nát cả tim gan
Ba Mươi Tháng Tư ta ôm mặt khóc
Trên cầu Sài Gòn cạnh phố Hùng Vương
Mười năm binh đao...mười ngày kết thúc
Ta còn nguyên mà...mất cả quê hương !
 
---------------
 
 
LÍNH CHỊU CHƠI
ĐẤT MẸ
Nguyen Anh-Vu 
• Chàng Đông Ry Nguyễn
Ảnh chụp tại Tam Quan sau khi bị phạt nằm chuồng cọp ra.
 
Vốn khi xưa ta là lính binh nhì
Lương xấp xỉ mười-hai-nghìn mỗi tháng
Lãnh hôm trước hôm sau tiền đã cạn
Ra quán quen ngồi…cho ký sổ em ơi
Cũng xưng hùng ta là lính chịu chơi
Dù chả có thứ gì chơi cho xứng đáng
Lính pháo binh chỉ dư thùng vỏ đạn
Lén mang ra chợ bán rủ nhau xài…
Thời Cộng-Hoà thiếu nữ thích bông mai
Nên những đứa binh hai đều là con bà Phước
Lâu thật lâu mới có lần về phép
Đổi niềm vui chốc lát cuộc…tình tiền
Ta đã từng trấn thủ dọc biên cương 

Nòng đại bác hôn lên rừng xanh lá cỏ
Thanh An, Lệ Minh, Chư Xang, Eo Gió…
Mỗi địa danh đều có bạn ta nằm
Về Qui Nhơn sau những chuyến hành quân
Chưa kịp thở…lịnh truyền theo chiến dịch
Lại kéo súng qua Đèo Nhông, Bồng Sơn, Đệ Đức…
Đạn nổ tưng bừng đêm rực sáng hỏa châu
Lúc ba-gai ta cũng bị cạo đầu
Bị đại uý bắt chui nằm chuồng cọp
Trong cô-nét ta nhớ trường nhớ lớp
Nhớ mẹ già hiu hắt bóng chiều quê
Ta vốn học trò chỉ biết làm thơ
Chưa thi kịp tú tài trời bắt đi làm lính

Vai vác đạn tập quen mùi thuốc súng
Đánh trận lâu ngày mặt mũi cũng chai đi
Ta chẳng màng chủ nghĩa cái chi chi
Chỉ chiến đấu giữ miền nam trọn vẹn
Thời không có nên cam lòng nuốt thẹn 

Gãy súng rồi ta chẳng trách hờn ai
Cho dẫu là ta chỉ lính binh hai

Thì số phận cũng đày theo mệnh nước
Hờn quốc biến núi sông gầm tiếng thét
Ta cũng ngậm ngùi như bại tướng lưu vong
Ngày ta về con sáo đã sang sông
Chỉ còn lại năm ba thằng bạn cũ
Trong câu chuyện lúc trà dư tửu hậu
Ta vẫn tự hào…
Ta lính trận Miền Nam!
• Chàng Đông Ry Nguyễn
• Ảnh chụp tại Tam Quan sau khi bị phạt nằm chuồng cọp ra.
----------------- 

Cam Tran
Cô em du kích xóm Lợi Hoà
Chĩa súng vào tim ta, bắt ta
Ta biết là em đang bối rối
Hạ nòng súng thấp thở hắt ra
Biết cô từ bụi mới chui ra
Lá còn vướng tóc, áo ba ba
Nói khẽ cho cô đừng nóng vội
Đừng đùa với khẩu súng AK
Đỏ má môi hồng cô mắng ta
Anh kia mau bước tránh xa ra!
Đôi mắt long lanh tròn mắt ngọc
Thây kệ người ta, tánh đàn bà
Ta ngắm mây trời bay lửng lơ
Lòng buồn hơn là sợ vẫn vơ
Cô du kích nhỏ canh chừng súng
Đôi mắt cô sao mãi thẫn thờ ?
Vào chiều ngày ba mươi tháng tư
Hàng lệnh, tàn binh, bị bắt tù
Ta hận bạn thù sau chiến cuộc
Nhớ mắt cô em chẳng ghét thù
 
-----------------

fb Vong Ngay Xanh
THÁNG BA NGHIÊNG PHỐ NÚI XƯA
Tháng Ba nghiêng phố núi xưa
Em rưng giọt lệ như vừa chịu tang
Xuyến chi khăn trắng vội vàng
Rủ cành hoa héo hoang tàn chiến tranh
Còn đâu trời của thiên thanh
Dã quỳ rực rỡ viền quanh chân đồi
Áo em rêu phủ chỗ ngồi
Nỗi sầu đã thấm những hồi tang thương
Mặt trời đỏ rực đoạn trường
Tựa như màu máu dặm đường em qua
Bóng người lính trận nhạt nhòa
Đêm qua bom đạn gần xa đã về
Không kèn truy điệu não nề
Chỉ vầng trăng khuyết bên lề tử sinh
Không cờ tang phủ quang vinh
Đền ơn Tổ quốc chiến chinh đã từng
Tháng Ba trả lá cho rừng
Trả nắng cho phố, xin đừng phôi phai
Như Thương
(Giỗ Tháng Ba Banmê 10/3)
 
------------- 
Yến Ngọc Hải Âu · ·
NHỮNG MÙA XUÂN KHÔNG ÁN !
Mùa xuân này ... nhớ ngày tù không án
Xác thân tàn mòn mỏi những tháng năm
Nỗi đợi chờ trong rừng sâu núi thẳm
Mái tóc xanh bạc trắng phủ mái đầu .
Nỗi sầu vương những ngày tháng đau thương
Vì chiến trường ta vô tình ngả ngựa 

Việt gian hứa ... cộng những lời thừa mứa
Một đến ba ...nhưng chẳng có ngày ra !
Ta ngu ngơ vùi xác trong rừng già ..
Ngày trở lại tấm thân còi man dại ...
Tháng ngày rau_sắn_khoai nuôi khắc khoải .
Đêm ghẻ_gãi ngứa _lác khắp toàn thân
Ta lỡ dại nghe theo kẻ vô thần
Nên giờ phải đưa chân vô cùm ngủ
Ngày_đêm _đếm đủ đòn roi thù hận .
Những xác thân gục ngã xuống mộ phần .
Lúc "trình diện " biết thân không ngày hẹn ...
Đến khi về chỉ là những hồn ma
Tỏa khói hương ta hưởng chút dư thừa
Những ngày xuân tràn đầy tình chan chứa ...
Ôi ! Ai đưa quê hương cảnh điêu tàn !
Đưa miền Nam_ trong tan nát_lầm than...
Cho Dân tộc không tìm ra ánh sáng
Để ngày tháng tranh đấu vì_Tự do.
Để dân ấm no không còn cộng sản
Ngày tháng dài bi tráng rất đau thương
Cho Dân tộc u tối đã lầm đường
Để quê hương ngày thêm được tươi sáng .
 

Yến Ngọc Hải Âu

THÁNG 4 ... LẠI ĐẾN ...
XƯA NAY CHINH CHIẾN … MẤY AI VỀ. 
TQLC Đoàn Văn Tịnh
Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc LĐT/LĐ369:
Người Niên trưởng đơn độc.
Cuối năm 1967, Chúng tôi được phân phối về Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến đang nghỉ quân tại Quận Giáo Đức Mỹ Tho sau chiến thắng lớn bên bờ kinh Rạch Ruộng. Chúng tôi hân hạnh được trình diện người Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5/TQLC Đại úy Nguyễn Xuân Phúc, sau khi trình diện xong anh vui vẻ mời chúng tôi dùng bữa cơm đạm bạc với vài chai bia, vừa ăn uống vừa nói chuyện, anh tự giới thiệu anh xuất thân khóa 16 Võ Bị. Chúng tôi nhìn nhau và hiểu thầm “ anh là người đại niên trưởng của mình”, anh dặn dò những điều cần thiết ở ngoài chiến trận, phong cách của sĩ quan đối với binh sĩ, đối với cấp trên với lời lẽ đơn giản với dáng mặt luôn sẵn sàng vui vẻ mà chúng tôi sau này mới hiểu ra rằng, nó giản dị như đời sống của anh: anh đã sống với thuộc cấp một cách chân tình, vô cùng lì lợm trong chiến trận, ý thức trách nhiệm cao cuả cấp chỉ huy đối với đơn vị và thuộc cấp.
 
Ngày trở về hậu cứ năm đó trong lễ khao quân của TĐ5/TQLC, tôi được anh cho phép qua sự giới thiệu của niên trưởng Đỗ Hữu Tùng, cùng với một người bạn chuẩn úy tên Trần Thanh Tùng, chỉ dẫn cho sĩ quan trong đơn vị khiêu vũ, với một văn thư khá ngộ nghĩnh: “các sĩ quan phải học nhảy, để mở buối khiêu vũ trong dịp lễ khao quân, ai vắng mặt một buổi sẽ nhận 3 ngày khinh cấm, 2 buổi là 3 ngày trọng cấm…”nhưng riêng anh không học, tôi hỏi anh, anh vui vẻ cười: chú mầy yên tâm, ông anh sì lô thì 2 chai, boléro thì 3 chai còn các điệu khác thì 5 chai trở lên… 
 
Thế đó nghiêm trang khi cần, vui vẻ và dễ thương không cùng có thể nói rằng : trong hàng sĩ quan TQLC anh là người chỉ huy được hầu hết thuộc cấp thương mến, kính trọng và anh cũng là người thuộc cấp được cấp trên tin trưởng và tôn trọng …Trong những năm tháng trên chiến trường Quảng Trị anh là TĐT/TĐ2/TQLC là người TĐT đã để lại cho mọi người những ấn tượng hào hùng, kính nễ (xin mời qúy vị đọc nhiều bài viết về người TĐT huyền thoại này cuả nhiều tác giả trong và ngay cả ngoài đơn vị TQLC trên trang Web TQLC). Một điều nữa làm cho chúng tôi và bạn bè thương mến, vinh dự hơn về anh: suốt đời binh nghiệp chỉ biết ăn tiêu bằng đồng lương của chính mình, bởi vậy mà anh vẫn còn độc thân khi đi vào miền tận cùng của đời người. Tôi không tìm hiểu nhiều về người Niên trưởng có đời sống đơn độc này vì chỉ chừng đó thôi, tôi cũng đã kính trọng, thương mến và ngưỡng mộ anh khôn cùng
Trong những phút ngắn ngủi còn lại sau cùng trên bãi biển Non Nước Đà Nẵng, tôi đã gọi Trung tà Đỗ Hữu Tùng:
-Thái Dương đây Tân An.
-Nghe Tân An tốt, tới đâu rồi.
- Trình Đại bàng, chúng tôi tới được bên này sông Hàn.
- Tốt, anh có gặp một Tiểu đội cuả Hà Nội (danh xưng cuả Thiếu tá Hợp ) đón ở đó không?
- Không.
Tôi nghe tiếng nói cuả anh Tùng trong ống liên hợp và chiếc loa nhỏ gắn trên máy PRC.25 không được rõ ràng, lẫn lộn với một loại âm thanh thực quen thuộc, hình như tiếng cánh quạt cuả trực thăng hay tiếng sóng biển vỗ vào mạn tàu.
- Thái Dương đang ở đâu, trên máy bay hay trên tàu thủy.
- Sao Tân An lại hỏi vậy?
- Vì tôi nghe tiếng quạt đập gió hay tiếng oằm oặp cuả sóng.
- Không tàu cũng chẳng máy bay, đó là tiếng sóng vỗ bên bờ biển.
Tôi nghe tiếng la rất lớn cuả Trung tá Phúc:
- Cho Tân An ngay tần số cuả Hợp và Hợp có bổn phận đón Tiểu đoàn 9.
- OK,OK. Tân An đây Thái Dương, hãy ghi xuống tần số này và liên lạc với Hà Nội, để Hà Nội thu xếp đón TĐ9 lên tàu.
- Đáp nhận Đại bàng 5.
- Chúc may mắn…Ầm… bỗng tôi nghe trong máy một tiếng nổ rất lớn, cắt ngang tiếng nói của anh Tùng…và chấm dứt cuộc đối thoại. Chấm dứt tất cả…
 
Niên trưởng, niên trưởng không còn gì hết, chẳng còn ai đón đơn vị em được nữa đâu, cám ơn các niên trưởng đã lo lắng, xin nguyện cầu các anh luôn an vui nơi chốn hư vô. Kể từ giờ phút đó, chúng tôi đã mất hẳn liên lạc với NT Tùng và NT Phúc.
 
Tiếng nổ định mệnh giữa trưa ngày 29/3/1975
Đã bao nhiêu năm tháng qua rồi, cũng đã bao lần vật đổi sao dời, nhưng bên tai tôi hình như vẫn còn nghe cái âm thanh khủng khiếp cuả tiếng nổ ngày đó, tôi thầm nhủ, những người đàn anh mình đã giã từ cuộc sống vì tiếng nổ oan nghiệt này, có phải không ? Tôi cố tìm, cố biết. Nên mỗi khi có dịp về tham dự các Đại hội TQLC tôi thường lần mò tìm kiếm tin tức qua những người quen, bạn bè.
- Thiếu úy Trương Phước Dĩnh. Tháng 4 năm 2004, gia đình tôi di chuyển về sinh sống ở Atlanta- Georgia, khí hậu ở đây ấm áp hơn, tiện việc đưa đón con đi học, vì ở trên Maryland lạnh quá. Bất ngờ tôi gặp lại người thuộc cấp rất thân thiện, anh tên Trương Phước Dĩnh, anh là Trung đội trưởng Truyền tin của TĐ9 ngày xưa. Ngày 27/3/1975 TĐ đang đóng quân ở quận Đại Lộc, anh đã xin phép về thăm gia đình vợ con ở Hội An, Quảng Nam. Lúc 12 giờ khuya 28/3/1975 Tiểu đoàn được lệnh di chuyển, trong cảnh loạn lạc cuả ngày 29/3/1975 anh không thể trở lại nơi đóng quân ở Đại Lộc, nguy hiểm nên anh tìm đường thẳng tới bãi biển Non Nước nơi Bộ Tư Lệnh TQLC, đang tạm đóng quân, Dĩnh cho biết khoảng 10 giờ sáng ngày 29/3, thấy NT Tùng và NT Phúc đứng nói chuyện với NT Trần Văn Hợp TĐT/TĐ2/TQLC.
- Người bạn cùng khoá 22 Kiều Công Cự. Thới gian đó, anh là Trưởng ban 3 Tiểu đoàn 2/ TQLC.
Dĩnh cho tôi biết, anh Cự cũng có mặt sáng hôm đó, trong một cuộc nói chuyện qua điện thoại., tôi hỏi:
- Cự ơi, Cự còn nhớ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975 ở bãi biển Non Nước không?
- Nhớ rõ lắm, Tân An muốn hỏi gì?
- Tân An muốn biết NT Tùng và NT Phúc có mặt ở đó lúc mấy giờ và họ đã làm gì? Và sau đó đi đâu?
- Hồi đó Tân An cũng biết Cô Tô đang giữ chức vụ Trưởng Ban 3 của TĐ2, nên luôn theo sát TĐT Trần Văn Hợp. Chừng 10 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, chiếc xe jeep dừng lại, NT Tùng vẫn ngồi trên xe, còn NT Phúc đi lại gần chúng tôi đứng nhìn ra con tàu ngoài khơi và hỏi anh Hợp:
- Sao chưa lên tàu?
- Chúng tôi đang đợi tàu vào đón.
NT Phúc cười bảo:
- Nó đếch vào nó sợ bị bắn, thằng nào biết lội cứ lội ra, thằng nào không biết lội thì đi kiếm ghe, kiếm thúng, còn tao và Tùng không biết bơi thì đi tìm con đường khác. Làm việc đi.
Anh trở lại lên xe Jeep cùng với anh Tùng quay xe chạy lên đường. Sau đó anh Hợp cho lệnh tự động mọi người kiếm cách ra tàu.
- NT Trần Ngọc Toàn xuất thân K.16 VBĐL là TĐT/TĐ18/TQLC, người đã đem 2 đại đội TQLC đổ xuống bãi biển Non Nước có nhiệm vụ đóng quân, bảo vệ cho BTL/SĐ. Anh hiện diện và chứng kiến hầu hết mọi sự việc xảy ra vào buổi sáng hôm đó trên bãi biển Non Nước, anh cho biết: Anh Tùng và anh Phúc có mặt ở bãi biển vào lúc 9, 10 giờ sáng, sau khi Phúc dặn dò Hợp những gì đó anh không rõ, các anh lên xe jeep đi.Còn anh Toàn cùng với những người lính cuả mình dùng thùng đạn trống và phao lội ra tàu, khi anh được vớt lên tàu lúc đó là 11 giờ. Khoảng gần 1 giờ trưa, 1 chiếc thúng lớn ( người dân ở đây dùng thúng thay thế cho thuyền nhỏ ) tắp vào tàu trên đó có 4 người lính, một người tên Đực, tài xế tâm phúc của NT Phúc (Đực được NT Phúc đem theo từ ngày anh còn chức vụ Đại đội trưởng). Lên tàu Đực kể cho NT Toàn và mọi nguời nghe: ”Lúc đó hơn 10 giờ, Trung tá Tùng bảo tôi lái xe đưa 2 ông thầy vào phi trường, liên lạc với một người Thiếu tá KQ và 2 ông lên trực thăng. Tôi xin theo ông thầy, nhưng có lẽ đông người nên ông thầy bảo tôi trở về Non Nước tìm đường lội ra tàu.”
NT Toàn nói tiếp: còn một ngưòi nữa anh tên Trần Văn Tỷ, Đại úy Pháo đội trưởng TQLC, cũng đã có mặt ở phi trường ,xin lên trực thăng nhưng cũng bị từ chối.
Sau tháng 4 năm 1975, NT Trần Ngọc Toàn tập trung cải tạo, thời gian đưa ra Bắc, anh ở trại 3 thuộc liên trại 3 Hoàng Liên Sơn. Những ngày tháng đó cuộc sống quá kham khổ, chỉ mong sao năm tháng vơi mau để được về với gia đình.Có một ngày được nghỉ tại trại, anh em chuyện trò về TQLC , một thiếu tá KQ (anh không nhớ tên) kể: “…
 
Các bạn không thể tưởng tượng ra được, buổi trưa kinh hoàng cuả ngày 29/3/1975 diễn ra trước cửa phi trường Đà Nẵng. Chừng 12 giờ trưa, thiên hạ hàng ngàn người, chen lấn, xô đẩy nhau cố vào bên trong phi trường để tìm đường lên máy bay. Thậm chí người ta đạp đổ hàng rào phi trường, mặc cho mìn nổ, vẫn cứ đạp lên xác người mà đi, tiếng la, tiếng hét vang trời lẫn trong bụi vàng mù mịt. Tôi thấy quá nguy hiểm, nên rút lui ra ngoài. chạy được một đoạn đường tôi nghe tiếng nổ lớn, thực lớn trên cao, tôi nhìn lên một chiếc trực thăng có lẽ trúng đạn rớt xuống rất nặng nề, có 2 sĩ quan Trung tá TQLC tử thương. NT Toàn hỏi:
- Làm sao anh biết là Trung tá TQLC.
- Họ có mang lon phụ đề và mặc aó quần TQLC…
Niên trưởng Toàn nói, ngày đó có quá nhiều âu lo nên anh không hỏi kỹ càng hơn…
-Niên trưởng Tô Văn Cấp K19 VBĐL, anh là Thiếu tá thuộc TTHQ cuả BTL/SĐ nằm trong căn cứ Non Nước
Trong Email cách đây mấy ngày, NT tâm sự ngắn gọn là lúc 7 giờ sáng hôm đó 29/3/75, anh cũng có mặt ở BTL và cũng đã chuyện trò với các NT Phúc, Tùng và Hợp. Sau khi chia tay nhau với các NT, anh nói: “suýt chút nữa anh cũng chết đuối khi lội ra tàu”
 
Bao nhiêu nhân chứng thân cận gần gũi với các anh còn may mắn hiện diện hôm nay, với những câu chuyện kể cuả họ, phù hợp với thời gian và sự kiện xảy ra ngày 29 tháng 3 năm 1975, đã cho em biết chính xác: các Niên trưởng đã đi đâu …về đâu trong ngày tháng đó.
 
Sau gần 5 năm, sống đời lưu lạc trên xứ người, năm 1999 tôi đưa vợ và đứa con trai duy nhất đầu lòng trở lại Việt Nam để thăm mẹ và các em. Mẹ giờ đây già lắm, đôi mắt mẹ tôi mờ dần, mẹ chỉ có thể nhìn thấy cái bóng đen khi có người đứng ngay trước mắt Mẹ, nhưng không hiểu sao tấm lòng bao la của mẹ hình như có thể thay cho phần giác quan đã mất, khi các em đưa vợ chồng chúng tôi vừa về trước cửa nhà lúc đó chừng 12 giờ đêm cô em út tên Tiểu Phương nói nhỏ với chúng tôi- Mẹ không nhìn thấy gì hết.
 
Chúng tôi đứng một hàng dài trong phòng khách và Tiểu Phương lên tiếng: mẹ ơi, con đưa anh chị về đây rồi, mẹ tôi đứng lên như một người mạnh khoẻ bình thường đi thẳng đến bên tôi, mẹ ôm chầm và hôn lên trán con với những giọt nước mắt vui mừng trong giây phút thực ngắn ngủi đó “Con vô cùng hạnh phúc như những ngày thơ ấu, mẹ ơi”.
 
…Năm đó 1977, Mẹ từ Nam khăn gói lên đường một mình tìm về Trung thăm tôi đang tù tội tại trại 2 Kỳ Sơn Quảng Nam (ngày đó trại tù bắt chúng tôi phải gửi thư về liên lạc với gia đình, họ lấy lý do để gia đình yên tâm và đi thăm nuôi, trại tự chuyển thư, tôi lại không muốn gia đình biết mình đang ở tù nơi đây, mất công, tốn kém đi thăm, có vô số vấn đề khổ nhọc cho gia đình, nhất là đang ở tận trong nam, nên cứ im lặng với ý định: còn sống được thì về, còn chết coi như xong, độc thân cũng dễ thôi, nhưng trại không bằng lòng, cuối cùng thư đi và mẹ nôn nóng đi thăm, trăm đường xa xôi khổ ải ) Mẹ ôm tôi và nước mắt chảy dài, tôi lấy tay áo lau nước mắt cho mẹ và an uỉ, không sao đâu mẹ ơi, rồi đôi ba năm nữa con cũng sẽ về thôi. Mẹ nói nhỏ bên tai tôi, con cố gìn giữ sức khoẻ, mẹ và các em bao giờ cũng thương yêu và lo cho con, cố giữ gìn sức khỏe. Ngày đó tóc mẹ còn đen chỉ có ít tóc trắng, còn tôi tóc đã bạc gần phần ba đầu.
 
Mới đó, mà đã 22 năm qua rồi…Chúng tôi trân trọng nâng niu, qúy giá từng ngày một về lại quê hương, được sống với gia đình, sống với bè bạn và những người ngày xưa là thuộc cấp của mình.
Cuộc đời của người khóa đàn em tên Nguyễn Viết Hùng và Gia đình
 
Trong dịp về thăm gia đình ngày đó, một lần trong bữa ăn với những người lính cùng đơn vị trên đường Trương Minh Ký, tôi hỏi thăm anh em có ai biết Thiếu Úy Hùng mới ra trường về Tiểu đoàn mình không, hồi Tiểu đoàn đang ở chợ Đại Lộc, Quảng Nam. Anh em vui vẻ thay nhau nói về người chiến binh mới này:
 
Text Box
: - Em nhớ rồi, Thiếu úy Hùng cao lớn và đẹp trai lắm, ngày đó Thiếu úy về đại đội 2, hồi đó em nấu ăn cho Đại úy Phán đại đội trưởng đại đội 2, tội nghiệp mới ra trường đã chết, ông đã tự sát bằng lựu đạn với người lính của ông sau trận đánh của TĐ mình ở chủng viện Non Nước, Sơn Trà, em không nhớ tên người lính này, để em hỏi mấy thằng đại đội 2 coi.
-Khi nào có thì cho anh biết …
 
Như vậy là đã quá rõ ràng những bộ hài cốt này là của ai. Kết hợp với những gì chị Nga kể vào năm 2007, tôi lại bắt đầu tìm tông tích của Hùng, thằng khóa đàn em, tôi thầm nguyện:” Hùng có linh thiêng cho anh tìm đúng đường để sau đó đưa em về với gia đình.”
Gần hơn 1 năm lần mò tìm kiếm không có kết quả, thật là ngớ ngẩn tại sao tôi lại không bắt đầu từ con đường Võ Bị, tôi biết hướng tìm này duy nhất và nhiều hy vọng nhất. Năm 2009 với những dự tính trong đầu, tôi gọi điện thoại cho Đinh Xuân Thành khóa 28 hiện đang sống tại Atlanta, Georgia với Hội Võ Bị Đà Lạt, may mắn Thành có ngay đầu máy nói chuyện :
- Thành cho tôi hỏi, hồi ở trong trường Thành có nhớ khóa 27 có ai tên Hùng không?
- Em không nhớ rõ, hình như có nhiều niên trưởng khóa 27 tên Hùng lắm. Nhưng nếu NT muốn rõ ràng hơn em sẽ giói thiệu NT với anh Sang đại diện khóa 28, hiện Sang đang sống ở San- José.
- OK, cám ơn nhiều lắm chúc mạnh khỏe.
Mấy hôm sau có được số ĐT của Sang, tôi gọi ngay, người đầu máy hỏi:
- Xin lỗi, anh là ai?
- Có phải Sang không, tôi là Đoàn Văn Tịnh khóa 22 đây.
- Ồ, chào NT, em là Sang đây.
- Chúc vợ chồng em và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Cho anh hỏi chuyện này nghe: em có nhớ trong khóa 27 có ai tên Hùng không?
- Có niên trưởng, có đến mấy người tên Hùng.
- Hùng người Huế.
- Có em biết, tên Nguyễn Viết Hùng.
- Sang ơi, Sang có biết gia đình Hùng ở đâu không?
Một hồi im lặng, Sang nói tiếp:
- Em sẽ cho NT số điện thoại của một người bạn cùng khóa với em, người bạn ấy sẽ nói chuyện cho niên trưởng nghe vì em nghĩ người ấy biết Hùng nhiều hơn.
- Cám ơn Sang, vui vẻ nghe.
Và tôi nhận số điện thoại của người đàn em này, tôi đã gọi và nói chuyện với anh nhiều lần, anh cùng khóa 28 Trường VBQGVN với Sang và Thành.
 
Và tôi ghi nhận từ người đàn em này đang sống ở VN: Hùng tên anh là Nguyễn Viết Hùng gia nhập vào trường Võ Bị khóa 27, anh đã tử trận vào ngày 30 tháng 3 năm 1975 tại Đà Nẵng, hiện tại gia đình Hùng đang ở Vĩ Dạ, lần giổ đầu tiên của Hùng, anh và một số bè bạn có tới tham dự tại gia đình Hùng, và người đàn em này lại cho tôi số điện thoại để nói chuyện với thân nhân của Hùng.
 
Tôi đã có dịp nói chuyện với người cháu gái cuả Hùng, cô gọi Hùng bằng cậu ruột, hiện cùng với chồng coi ngôi nhà Từ đường của gia đình họ Nguyễn, chúng tôi cũng đã có nhiều dịp chuyện trò, cô nói: “Cậu Hùng là người con trai út trong gia đình có nhiều chị em gái, và 1 anh trai cũng đã tử trận vào năm 1968. Khi vào quân trường Võ Bị cậu Hùng còn độc thân, cậu gia nhập quân trường Võ Bị Đà Lạt ngày 26 tháng 12 năm 1970, khoá 27. Những năm tháng này bà ngoại còn sống với gia đình mẹ con, con gái của bà ngoại và ngoại mất sau cậu Hùng 2 năm. Và người Mẹ của cô gái coi sóc nhà Từ đường cũng mất sau cụ mấy năm. Cậu Hùng đẹp trai lắm, cao lớn và trắng trẻo, khi cười có 2 đồng tiền trên má, bà ngoại cháu vì buồn thương nhớ cậu con, nên bà ngoại cứ ngày đêm nguyện cầu cho cậu và mong mỏi trời đất sao cho cậu đừng chết dưới nước. Vì người ta kể cho ngoại nghe về trận đánh cuả TQLC ở bãi biển Non Nước, nên ngoại nghĩ cậu đã chết trên biển khi lội ra tàu. Cậu mất khi cậu mới 25 tuổi.
 
Tôi kể cho cô nghe chuyện trận chiến ngày đó và câu chuyện cuả chi Liên, chị Nga đi tìm chồng cũng như chuyện của những người lính nói cho tôi nghe và tôi kết luận: chắc chắn Hùng không chết dưới biển, tôi cho cô biết 1 trong 2 bộ hài cốt an táng ở Gò Cà là Hùng, Gò Cà nhớ nghe cháu. Cậu sẽ cố tìm hỏi những người quen biết để giúp gia đình cháu tìm Hùng. (Trong gia đình, cô cháu cũng gọi tôi bằng cậu)
 
Hiện tại Hùng chỉ còn một người chị cả duy nhất đang sinh sống tại miền cực nam của đất nước. Mỗi lần chị gọi tôi để hỏi thăm chị khóc sướt mướt, năm nay chị cũng lớn tuổi lắm rồi 66 tuổi, chị ước mong tìm được hài cốt của Hùng để đem em về xứ sở, cho em được nằm cạnh bên mộ Mẹ là chúng tôi mới yên tâm, chị bảo: ”bao nhiêu năm sống xa quê, xa nhà chúng tôi buồn lắm, chúng tôi không hy vọng Hùng còn sống, tôi chỉ nguyện cầu em đã về một nơi nào đó mà linh hồn nó được an vui và bình yên. Hùng mất đi, chúng tôi chỉ ước đoán như vậy vì ngày đó nghe đơn vị của Hùng đụng trận ở Đà Nẵng, sau đó đơn vị tan hàng, từ đó không còn nghe tin tức gì nữa, chúng tôi nghĩ chắc Hùng đã chôn xác ngoài biển khơi. Gia đình chúng tôi vô cùng mừng và cám ơn anh thực nhiều, vì như vậy chúng tôi biết được chính xác về em tôi, gia đình từ đây cũng được yên tâm vì biết chắc Hùng không bỏ xác ngoài biển khơi, anh biết không nếu một mình em nằm chết ngoài biển thì lạnh lắm, chúng tôi sẽ lập đàn trai để đưa em về để nó không đói, khổ và lạnh.”
 
Và lần nói chuyện hôm thứ bảy ngày 5 tháng 2 năm 2011, vợ chồng người cháu cho biết khi tôi gọi về thăm hỏi gia đình cô: “cậu ơi, buồn quá bọn cháu đã vào Đà Nẵng hỏi thăm Gò Cà để tìm mộ cậu Hùng, nhưng trên Gò Cà mồ mả nhiều lắm không thể tìm ra được, bọn cháu cũng chẳng biết hỏi ai, nên đành phải trở về.”
 
Tôi nói: đây chỉ là một cái gò thôi mà. Cô bảo: “vì nó nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc miền biển nên gọi là gò mà không gọi là đồi. Thực sự nơi này như một nghĩa trang vô cùng rộng lớn, nó là một ngọn đồi thấp, rộng mênh mông, cậu có bao giờ tới đây chưa.” tôi trả lời: “cậu chưa hề tới đó bao giờ, thì ra còn quá nhiêu khê, không đơn giản.”
 
Như vậy, cháu chỉ còn hy vọng ngày nào cậu về thăm quê hương mới mong tìm được. Lại thêm một cuộc tìm kiếm mơ hồ nữa Hùng ơi. Ngày nào về lại quê xưa, một lần nữa anh sẽ cố tìm em…ôi người đàn em tội nghiệp, đời binh nghiệp của em quá đỗi ngắn ngủi, chỉ có 2 ngày làm lính trận, mà phần còn lại để trở về quê cũ, được sống bên cạnh mẹ lại vô cùng xa xôi diệu vợi, không biết ngày đó có đến với em không. Hãy linh thiêng gíúp anh tìm kiếm, hỡi người chiến binh đã chọn lấy cái chết kiêu hùng.
 
Ngồi đây viết lại những dòng cuối cuả câu chuyện kể, lòng thực qúa đỗi chua xót, ngậm ngùi và thầm hỏi: “Có ai trong cuộc sống này, hơn 3 lần thân xác đã vùi xuống lòng đất mà vẫn chưa được yên nơi yên chốn. Phải chăng: chỉ có cuộc đời của những người chiến sĩ vô danh.
 
Atlanta,Viết xong ngày 13 trháng 3 năm 2011
Tân An Đoàn Văn Tịnh
Phần ghi chú:
- Chúng tôi không để tên và địa chỉ của những người đang sống ở VN.
- Chuyện kể được thực hiện qua thời gian dài từ 2009 đến tháng 3/2011
- Hình ảnh phần nhiều do gia đình cung cấp. Một số do các Niên trưởng và bạn bè gởi cho.
- Bài viết liên hệ: Trận chiến sau cùng cuả TĐ9/TQLC (đăng trên trang Web/TQLC )
- Phần tham khảo: tin tức của bạn bè và các NT cho, chúng tôi cũng viết lên, tùy người đọc nhận định.
--------------
 
Trinh Khanh Tuan
MỘT HIỆP ĐỊNH KHÔNG NHẰM ĐÁP ỨNG VỚI NHỮNG NGUYỆN VỌNG CỦA QUÂN DÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ.
Đây là một Hiệp Định mà Tổng Thống Nguyễ Văn Thiệu nhiều lần từ chối không đặt bút vào để ký, cũng vì vấn đề này mà Nixon đòi lấy cái đầu của ông.Thiệu.
Người lính VNCH đã bị nhiều vết dao chí tử đâm sau lưng, vừa phải mang trên mình những vết thương rỉ máu, vừa phải ôm súng chống giặc giử sự tự do cho người dân miền nam!
Cuộc chiến chấm dứt, người chiến sĩ năm xưa chỉ còn thấy đọng lại trên khóe mắt những giọt máu lệ, ngậm ngùi cho cuộc bể dâu của tháng 4/1975.
Người lính gìa xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn, 14.3.2023
 
 
Vĩnh Lộc
 "...Chinh nhân ơi! Xin anh chớ buồn
Chinh nhân ơi! Xin anh chớ buồn
Người yêu anh còn đó, người yêu anh bé nhỏ hứa thương anh trọn đời ..."
 
--------------
 
 Anh hùng Tử - Khí Hùng Bất Tử
------------------
 
An Nguyen
Loan đi cánh Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù bảo vệ cho BCH /LĐ Dù rút lui từ phi trường Phan Rang ,còn tôi SQLL/PB cho TĐ 3 Nhảy Dù dọc theo Quốc Lộ,quân giặc đông như kiến,gọi máy bay thả bom nó bay qua bay ngược lại lắc cánh bay luôn,nói không có lệnh….thua rồi

Seo Yeon ·
Tháng 4 về lại nhớ đến Anh
Thiếu úy Phạm Đức Loan khóa 26 VBĐL tự sát tại mặt trận Phan rang ngày 16/04
Mãi tiếc thương
 
 
 
 
Miền Nam và Sài Gòn Xưa · Nguyễn Tuấn Hoàng · ·
Cố Trung Tá Trần Văn Sơn ..Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù..Ông Tử Trận Tại Phi Trường Bửu Sơn..Phan Rang.Tháng 4-1975..
 
 
Son Cao
Câu Truyện Người Tuẫn Tiết Đầu Tiên Tại Bình Thuận.
Ông là kế phụ của Trung Úy Cao Hoài Sơn, giữ chức vụ Phó Chi Chiêu Hồi Quân Hòa Đa, Bình Thuận.
Ngày 16-4-1975 khi đoàn quân của CSBV xâm lược với cả binh đoàn xe tăng, đại pháo tràn qua phòng tuyến Cầu Đá Chẹt, Cà Ná, tuyến đầu của Bình Thuận.

Lực lượng QL/VNCH rút về Phan Thiết hoặc vũng Tàu để tiếp tục chiến đấu. Ông không chịu ra trình diện VC tại xã Chợ Lầu, kêu ông lên xã viết Band Roll vì ông viết rất đẹp, phục vụ cho tuyên truyền của chúng. Trước đây ông giữ chức Trưởng Thông Tin Xã Chợ Lầu.

Ông không thèm chấp hành lệnh trình diện và tối đó uống rượu pha độc dược quyên sinh tại nhà, trong lúc gia đình di tản ra ruộng ngủ cùng cả xóm vì sợ phi cơ VNCH tới oanh tạc theo tuyên truyền của VC .
Ông để lại thơ tuyệt mệnh kêu gọi VC không được trả thù lên gia đình vì ông đã chấp nhận hy sinh .
Ông dùng sơn viết lên tường cho nhân dân và VC thấy:
"Ba thà làm phân xanh cho cây cỏ còn hơn sống chung với cộng sản"
Vì chuyện này mà xác ông VC không cho đem chôn đến khi thúi lên chúng buộc lòng cho gia đình đem chôn trong lặng lẽ . Mộ ông được an táng ở mộ phần của Gia Tộc Trương Trọng của Má tôi .

Chúng lồng lộn nên lục tung cả nhà thu hết những gì không phải thuộc về chúng .
 
 
Theo Dấu Giày Sô - Bốn Vùng Chiến Thuật
THEO DẤU GIÀY SÔ · ·
Mũ Nâu Lê Ty, thuộc Tiểu đoàn 96 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa. Mất tích trong cuộc triệt thoái Cao Nguyên vào tháng 3, năm 1975.
 
 

No comments: