Monday, April 24, 2023

Người Lính VNCH Chưa Giải Ngũ - VẾT THƯƠNG ĐAU ÂM Ỉ

Người Lính VNCH Chưa Giải Ngũ - VẾT THƯƠNG ĐAU ÂM Ỉ
Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù (TĐ15/LĐ4/ND) và Người Lính Võ Bị Vào Giờ Thứ 25

 

 

 

-------------------  

 Dzuy Lynh - Người Lính TQLC/VNCH Chưa Bao Giờ Giải Ngũ

 “Có người lính già thao thức trong đêm
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương…
(Người lính không bao giờ chết)
--------------------------------------
 -----------------------------------
 
“Là một người lính, tôi cũng như các chiến hữu, những người đang sống lưu lạc ở xứ người đất khách vẫn quan niệm rằng cái cuộc đời binh nghiệp của mình vẫn chưa chấm dứt sau cái ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cái lý tưởng đó đeo đuổi chúng tôi suốt cả cuộc đời.”

9 giờ sáng ngày 15 tháng 9 năm 1972, đơn vị Thuỷ quân lục chiến tiếp bước con đường của binh chủng nhảy dù vào tái chiếm và lấy lại Cổ Thành Đinh Công Tráng, trong đó, có một người lính trẻ đã bị thương. Lúc đó, nhìn ngọn cờ đất nước bay ngạo nghễ giữa chiến trường chưa tan mùi khói đạn, những hố bom hố đạn loang lổ trên đường, anh lính xúc động trong niềm vui chiến thắng, nhìn và nghĩ đến một ngày hoà bình không xa.

“Sau khi băng bó tạm, sau khi các phóng viên chiến trường cùng Tổng thống Thiệu ra thăm tại mặt trận. Lúc đó cây đàn của tôi bị đạn pháo kích bể hết rồi chỉ còn hai sợi dây thôi. Tôi viết bài Buổi sáng tiếng chim và mặt trời."

“Mặt trời lên mặt trời lên
Xua tan bóng đêm hãi hùng chiến tranh
Cho đất quê ta thôi cày lên xác thù
Hoà bình ơi ơi hoà bình ơi”
 
----------------------

Đó là tác phẩm đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của người lính Dzuy Lynh. Thành phố Quảng Trị với Cổ Thành điêu tàn, xơ xác, âm thanh chỉ toàn tiếng súng, tiếng hoả châu. Nhưng người lính trẻ Dzuy Lynh vẫn cảm thấy như tiếng chim đang hót vang trên bầu trời.

40 năm sau kể từ khi ca khúc đầu tiên ra đời với vài câu đơn giản ấy, ông thú nhận rằng mình không thể nào viết tiếp lời thứ hai.

Bài hát trở thành kỷ niệm!
    Tất cả nhạc tôi viết ra bằng con tim, bằng ký ức, bằng vết thương lòng. Mà cho đến bây giờ, vết thương đó chỉ có phai mờ đi thôi. Lâu lâu nó cũng bưng mủ và nó làm nhức nhối mình lắm.

Tôi vẫn là người lính
Dẫu cho rằng, thời gian và năm tháng đã bào mòn tuổi tác và sức khoẻ, nhưng với ông, một ngày đi lính, là một đời mang dòng máu lính trong người.

“40 năm trước và 40 năm sau, Dzuy Lynh vẫn là một người lính, vẫn làm thơ, vẫn viết nhạc, và lúc nào cũng hoài hương, nhớ về cố quốc. Tình yêu nước vẫn nồng nàn như xưa không có gì thay đổi.”

Có lẽ vì vậy mà khi nghe nhạc của Dzuy Lynh, bất cứ ai, dù là thế hệ nào cũng có thể nhắm mắt và hình dung được cả một vùng trời chiến thuật. Vì ông đã mang hình ảnh của đồng đội mình, từng người một, từng ngọn núi, từng ngọn đồi trên con đường hành quân ngày trước chuyển hoá thành linh hồn trong ca khúc ông sáng tác.

Nhạc của Dzuy Lynh không ca ngợi chiến tranh, cũng không khóc thương cho cuộc chiến. Mà nhạc của ông là những câu chuyện không bao giờ dứt về cuộc đời của người lính, về những đêm hành quân nhìn hoả châu, về những mật danh oai hùng đã hằn sâu trong ký ức.

“Bài hát đầu tiên mà viết ở Hoa Kỳ là viết để vinh danh những đồng đội trong cuộc chiến, mà cũng là viết cho mình. Có những đêm ngồi nhìn ngôi sao nó sa xuống thung lũng mà cứ ngỡ là hoả châu rơi ngày xưa. Bài hát đó tên là ‘Người lính không bao giờ chết’”

 
“Nhớ gì không? Khe Sanh, Hạ Lào, Ấp Bắc!
Nhớ gì không? (Thức dậy đi!) Mãnh Hổ, Quái Điểu, Thần Ưng!
Nhớ gì không? Sấm vang Cổ Thành: Lôi Hỏa!
Nhớ gì không? (Thức dậy đi!) Nỏ Thần, Thần Tiễn xé không gian...

Có người lính già đi dưới quân kỳ
Nghe dấu đạn bom nhớ đời Viễn Thám
Dầu đã nát chinh y... dầu đã gãy gươm thiêng...
Còn vòng tay quê hương! Còn tình yêu đồng đội!

Khi người lính già người lính chỉ mờ đi...
Người lính chỉ mờ đi ...
Mà không chết bao giờ!”(Người lính già không bao giờ chết)


Tuy những ngày tháng đó là bất tử trong tâm tưởng của ông, những ông phải chấp nhận rằng mình có những bạn bè, đồng đội đã nằm xuống, ngủ giấc ngủ dài xuyên qua cuộc chiến.

“Hôm nay tôi trở về đây
Ngồi môt mình nghe tiếng dế nỉ non
Một chiều buồn ngủ vội giấc hoàng hôn
Ánh trăng non chốn tha ma mộ địa
Soi bóng một mình tôi bên nghĩa trang buồn...”  

Nền âm nhạc của Việt Nam chúng ta có cố nhạc sĩ Phạm Duy từng có những ca khúc viết về cuộc chiến, viết cho người thương binh, người nằm xuống. nhưng chúng ta sẽ thấy hình ảnh của người lính trận “trở về” trong ca khúc của Phạm Duy mang đậm nét hào hoa diễm lệ, bi tráng với băng ca và trực thăng sơn màu tang trắng.

Còn người lính trong ngày trở về của Dzuy Lynh là một nghĩa trang buồn, tiếng dế nỉ non thay không có tiếng phi cơ oai hùng. Người thương binh trong ca khúc của ông là những nhân vật tên gọi là mày, là tao. Là những câu chuyện trong đời thường của những người mà ông nói rằng họ đang bị bỏ quên bên lề cuộc sống.

“Tất cả nhạc tôi viết ra bằng con tim, bằng ký ức, bằng vết thương lòng. Mà cho đến bây giờ, vết thương đó chỉ có phai mờ đi thôi. Lâu lâu nó cũng bưng mủ và nó làm nhức nhối mình lắm.”

Trong miền ký ức của người lính Dzuy Lynh, ông dành hẳn một khoảng trời rộng để nghĩ đến những người lính trở về từ cuộc chiến với thân thể không còn lành lặn. Họ không xa lạ, chính là đồng đội của ông, những chứng nhân của cuộc chiến.

“Bài hát này viết ra xong, nhẹ lòng lắm, coi như mình đã trả 1 món nợ cho đồng đội mình, những người đã bỏ quên 1 phần thân thể trên chiến trường mà đồng đội không có thể cầm về cho họ. Giữa quê người tôi vẫn gọi vang tên anh.”

“Người Thương Binh Việt Nam non sông nợ ơn Người!
Người Thương Binh Việt Nam Tổ Quốc nhớ công Anh!
Người Thương Binh Việt Nam chúng tôi vẫn nhớ Người!
Người Thương Binh Việt Nam giữa quê người tôi hát nhớ Anh!
Xin viết vần thơ về người thương binh phương Nam…” (Giữa quê hương tôi viết tên anh)


Hình ảnh và những tiếng long trời của đại bác hằng đêm vang cả một góc trời, tiếng gầm thét của những con chim sắt tung mây lướt gió ngoài mặt trận để ngăn bước quân thù, những quả mìn xé nát màn đêm trong phòng tuyến như còn văng vẳng đâu đây. Đó là một trong những miền ký ức của Dzuy Lynh. Từ đó, ông viết lên Giữa quê người tôi hát tên anh.

Buông súng, cầm đàn
Ông rời quê hương, mang theo cuộc chiến đã tàn và một đất nước chỉ còn trong tâm tưởng. Ông nói rằng ông là người lính buông súng cầm đàn, để thực hiện sứ mệnh mà ông chưa bao giờ từ bỏ.

“Con đường chúng ta trong tương lai còn rất dài và rất gian khổ. Chúng tôi, thế hệ thứ nhất đã mỏi mòn rồi.bây giờ những người ở lứa tuổi chúng tôi chỉ còn sống trong giấc mộng trầm kha của thời xưa thôi. Người ta nói tuổi trẻ sống cho tương lai, trung niên sống cho hiện tại,  niên lão sống về quá khứ. Những chuyện xảy ra ở mặt trận mấy mươi năm về trước, tôi không thể nào quên được. Không bao giờ!”

Với ca nhạc sĩ Dzuy Lynh, tất cả vẫn còn đó. Lý tưởng, niềm tin, niềm hân hoan sau những trận thắng và cả những nỗi kinh hoàng khi phải đối diện với cái chết của đồng đội vẫn chưa bao giờ bị phai mờ, cho dù ông đã bước ra khỏi cuộc chiến hơn 40 năm.
--------------------------
 
Phạm Thanh Lan
Tháng tư ngày đó tang thương
Trời buồn người hận cam trường khổ đau
Ngày đó Việt cộng tràn vào
Sài gòn đã mất đau thương kiếp người
 
----------------------

Hoa Dù Lạc Lối

MÀY BẢO TAO QUÊN SAO ???
Cứ đến tháng Tư, lại nghe tiếng thét gào.
Tiếng phẫn nộ của muôn ngàn dũng sĩ.
Đã tuẫn tiết cho quê hương kỳ vỹ.
Giòng máu tuôn trên khắp nẻo quê hương.
Thân một nơi, đầu một nẻo, đoạn trường!
Súng gẫy, gươm cong, ngựa da còn bọc!
Lá cờ kia một thời ngang dọc.
Đã lắt lay trên trận địa mênh mông.
Giờ nơi đâu, hồn đang hiện trên không?
Hay ở lại chốn rau chôn, rốn cắt?
Làm những ngọn lửa không bao giờ tắt.
Bảo vệ đất đai Tiên Tổ truyền đời.
Mày bảo tao quên sao?
Cả trăm ngàn anh em giờ vất vưởng chợ đời!
Thân dị dạng, tay què, chân gẫy.
Thằng Trương gàn, chuyên viên súng máy.
Vẫn cười vang bên lằn đạn oang oang.
Giờ lắt lay, khàn giọng với cây đàn.
Hát phố chợ : Xuân này con không về nghe, mẹ!
Thằng Tùng đen, một thời oai vệ.
Súng bên hông, lựu đạn quanh người.
Nay âm thầm với cặp mắt không ngươi!
Tay rờ rẫm, cây gậy còng, chậm chạp.
Mày còn nhớ thằng Vân nói lắp?
Nhưng hiên ngang, sinh tử nhẹ tênh.
Bao lần xung phong, nó vẫn phóng một mình.
Như cơn lốc mang nụ cười khinh bạc.
Trước thượng cấp, lão "Đại Bàng" ngơ ngác.
Nay nó run run, đan rổ rá cho người.
Một tay, một chân, nó để lại trận địa rồi!
Thân còm cõi, khô như cành củi mục.
Nếu mày gặp, nhất định mày bật khóc.
Vì bạn hiền, nay lơ láo, lao đao...
Còn bao thằng học khóa mình, ra sao?
Tên cụt, thằng què, bụng vài vết đạn!
Có thằng, tháng Tư Đen, chân vừa cụt tới háng!
Bị đuổi ra khỏi bệnh viện, lặc lè.
Máu tuôn trào, ngã sấp, bên hè.
Giờ ngơ ngác trong nhà thương tâm trí!
Mày bảo tao quên sao?
Khi anh em ta sống trong đời kỳ thị.
Vẫn có bao thằng áo gấm xênh xang.
Hãnh diện comlê, ca vát về làng.
Khoe nhà cửa, khoe xe, khoe bằng cấp.
Chúng cứ lờ đi, không dám cúi nguời thấp.
Nhìn bạn ta, nằm duới đất, tan hoang!
Thôi, mày ơi, nói nữa, lệ hai hàng!
Lại tuôn chảy nghẹn ngào như suối!
Tao chỉ mong mày, dù một gói cơm dấm dúi.
Gửi anh em, xin lỗi, chúng tao hèn.
Đã chạy thật nhanh, khi tắt lửa, tối đèn.
Bạn què bỏ lại, bạn sang thì níu áo.
Thôi, tao lại nghẹn, lại buồn ngây, lảo đảo.
Tao ngừng đây- Cho tao tạ lỗi các bạn hiền.
Cho tao giơ tay- Chào ngày tưởng niệm tháng Tư Đen!
Chào tất cả, với trái tim tan nát !!!
(Chu Tất Tiến)
 
 -------------------------TẬP THƠ THÁNG TƯ ĐEN
Anh hỏi em sao không về thăm mẹ
Ngày lìa đời mẹ nhắm mắt không yên
Vắng bóng em nên mẹ chết ưu phiền
Vầng tang trắng thiếu đứa con gái út
Em hỏi anh vì sao em bỏ nước?
Tại vì sao mẫu tử phải chia lìa
Tại vì sao chồng vợ phải phân chia
Ngàn người chết biển đông trong rừng thẳm
Em hỏi anh hơn ba mươi năm lẻ
Quê hương mình dân chúng vẫn điêu linh
Có phải chăng vì bọn cướp hồ tinh
Đội lớp người nhưng lòng lang dạ sói
Độc lập tự do sao người dân tê tái
Hiếp đáp người, đàn áp bắt dân oan
Sống xa hoa mặc dân khổ kêu than
Tiền đầy tuí tham quan tư bản đỏ
Biển Việt Nam, Nam Quan, Bản Giốc
Sao cắt dâng Tàu cuí mặt cong lưng
Cô gái thanh xuân nước mắt rưng rưng
Vì manh aó bán thân lìa cha mẹ
Trẻ thất học lang thang trên đường phố
Kiếm mưu sinh trong đống rác vĩa hè
Những đêm đông áo rách không đủ che
Nằm giá lạnh co ro trời có thấu
Ai đã bảo là cơm no áo ấm
Lời mị dân xảo trá thật điêu ngoa
Người dân oan cay đắng lệ chan hoà
Ai tàn nhẫn bắt người còn cướp đất
Người nông dân cày ruộng thiếu cơm ăn
Nơi thành thị kẻ vung tiền như rác
Ai đã bảo giàu nghèo cùng san sẻ
Nhưng càng ngày hố ngăn cách càng xa
Dù xa quê nhưng em luôn khắc khoải
Vui sướng gì khi đất nước lầm than
Nước người ta ăn, mặc quá dư tràn
Lòng đau xót thương dân mình đói rách
Ba mươi tháng tư anh ơi còn nhớ?
Ngày đau buồn ta quấn chiếc khăn tang
Giận ai kia hèn nhát đã đầu hàng
Để mất nước ta lầm thản viễn xứ
Ba mươi tháng tư Việt Nam Quốc hận
Ngày kinh hoàng rúng động cả năm châu
Lũ tham tàn không tồn tại được lâu
Anh hãy đợi một ngày em trở lại
Em sẽ về khi quê hương bừng sáng
Ngày tự do dân chủ sẽ không xa
Tuổi trẻ Việt Nam bất khuất thiết tha
Sẽ dựng lại một mùa xuân mầu nhiệm
Sao Linh
--------------------------

Anka Pham
Ngày 30 Tháng Tư, Nỗi đau không tan
James Dieu
Tối ngày 28.4.1975 khi việt cộng bắn những trái pháo vào phía sau rạp hát Quốc Thanh trên đường Võ Tánh – Sài Gòn 2, lúc ấy gia đình tôi đang sống trong khu cư xá bên trong BTL/CSQG gần đó, cạnh Sở Căn Cước và Sở Truyền Tin… phía sau sân cờ. Bố tôi lúc ấy là Đại tá Giám đốc Trung tâm Hành quân Cảnh lực trung ương và kiêm nhiệm một công việc mới theo Quyết định của Thủ tướng CP là ông Vũ văn Mẫu ngày 30/04/1975 là Chỉ huy trưởng CSQG Thủ đô Sài Gòn, Ông liên lạc với một người em kết nghĩa là chú Phạm Như Hoành (con trai của cụ Phạm như Phiên là TNS Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa) chú Hoành khi ấy đang làm Giám Đốc khách sạn Majestic gần bờ sông Bạch Đằng, thế là gia đình tôi di chuyển tới ở tại lầu 5 của khách sạn này, khi Mẹ tôi dắt đàn con 7 đứa ra xe, Bố tôi khi ấy bận công vụ không có nhà,các sĩ quan và cảnh sát viên ở Nha Trang di tản về ở tạm quanh sân cờ BTL thấy vậy, họ nghĩ là gia đình tôi cũng bỏ chạy, có người hỏi chú Ba tài xế:
– Bộ gia đình Đại tá Chánh đi hả?
– Không, chỉ ra ngoài ở sợ việt cộng pháo trúng mấy đứa nhỏ thôi.
 
Hình như họ không tin tưởng lắm qua những ánh mắt nhìn theo chúng tôi. Mẹ tôi có dừng lại và bà có nói gì đó với họ, tôi không nghe rõ . Tình thế lúc bấy giờ ở bên ngoài rất hỗn loạn, người ta đổ xô ra đường rất đông, các lực lượng phòng thủ ở thủ đô Sài gòn lúc bấy giờ có lẽ đông nhất là các chiến sĩ Nhảy Dù cùng với rất nhiều các binh chủng tập trung về Thủ đô, mặc dù vậy, thủ đô vẫn an ninh, không có việc cướp bóc như có một số người đã nói, những chiến binh của quân đội VNCH vẫn rất có kỷ luật, cầm súng trên các ngã đường trong thủ đô, đồng bào đổ xô và tranh nhau lên các chiếc tàu biển đậu trên bờ sông Bạch Đằng để hy vọng được thoát khỏi Sài Gòn giờ phút cuối cùng, tôi nhìn thấy các chiến sĩ Nhảy Dù đang cố giữ trật tự cho đồng bào lên tàu…
 
Nhưng những chiếc tàu vẫn không rời bến. 10 giờ sáng sớm hoặc trễ hơn một chút, ông Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng, tôi thấy Mẹ tôi khóc, chúng tôi chờ Bố tôi tại khách sạn, những tên việt cộng đầu tiên xuất hịện trên đường phố cùng những chiếc xe thiết giáp gầm rú để trấn áp tinh thần dân chúng Sài Gòn. Mẹ tôi ôm chúng tôi vào lòng, Bố tôi trở về cùng với người tài xế, cả hai đều không mặc cảnh phục, Bố tôi ôm Mẹ tôi và hôn từng đứa con, chú tài xế lái xe đi đem theo khẩu M-16, trở lên phòng Bố tôi lại nói chuyện riêng với Mẹ tôi, không cho chúng tôi nghe, sau đó tôi nghe chị Thu là người giúp việc cho gia đình tôi òa lên khóc, chị quỳ dưới chân Mẹ tôi van xin được ở lại cùng gia đình tôi, chị không muốn về quê ở Gò Công, lúc ấy tôi mới biết Bố tôi định dùng súng bắn hết anh em chúng tôi rồi cùng Mẹ tôi tự sát. Mẹ tôi khi ấy không còn khóc nữa, Mẹ cũng chọn sự lựa chọn của Bố tôi, tôi khóc và ôm lấy Mẹ, có lẽ lúc ấy là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi biết khóc, tôi không ý thức được sống chết là gì, nhưng tôi rất sợ khi mọi người nói tới hai tiếng “việt cộng”!
 
Bố tôi rút khẩu súng ra và ôm lấy chúng tôi… Có lẽ có điều gì đó không nỡ, Bố tôi không đành lòng nổ súng vào đàn con thơ dại đang đứng chờ đợi… Những người phóng viên ngoại quốc họ đến tận phòng ở gia đình tôi và hỏi: “ Chuyến đi cuối cùng rồi ông có ra đi không?. Bố tôi trả lời: “ Không “ . Tại sao vậy? Bố tôi nhìn Mẹ tôi một hồi lâu, Bố nói ông không nỡ bỏ các anh em đang cầm súng ở lại ngoài kia, có lẽ ở BTL CSQG cũng không còn ai ngoài Bố tôi và ông Tướng Nhu, với cấp bậc của Bố tôi, ông có thể tìm được một chỗ cho ông và gia đình một cách dễ dàng để bay thoát ra ngoài hạm đội Mỹ đang đợi ngoài khơi, nhưng ông đã không làm như một định mệnh với quá nhiều đau khổ cho ông và gia đình về sau, khi ở lại dưới chế độ cộng sản, tôi xuống thang máy khách sạn và gặp một toán việt cộng cầm cờ đang tìm cách lên sân thượng của khách sạn, chúng quát người phục vụ khách sạn khi anh ta đưa họ vào thang máy, chúng bảo: “ Chúng tôi muốn lên trên ấy chứ không phải vào cái buồng nhỏ này “.
Chúng dí súng vào đầu người dẫn đường, sợ quá và không thể giải thích với chúng, anh ta đành dắt họ đi cầu thang… Thấy chúng lên lầu, tôi và chị Thu giúp việc sợ quá, vội dùng thang máy chạy vội lên phòng, và tôi đã ném chiếc kính cận của Bố tôi xuống cửa sổ, tôi khóc nói với Bố tôi: “Con sợ tụi nó biết Bố ở đây nên con ném xuống dưới rồi … Sau đó gia đình tôi trở về cư xá Thanh Đa, nơi Bố Mẹ tôi có một căn nhà mua trả góp trước đây, căn nhà nhỏ này vốn dùng để cho các gia đình của các chú trước đây làm việc với Bố tôi ở Sư Đoàn 23 di tản về ở tạm, gia đình chú Thọ cũng đã đi đâu rồi nên gia đình tôi dọn vào, tất cả mọi người đều chỉ có một bộ đồ mặc trên người, Mẹ tôi phải đưa chúng tôi ra chợ mua thêm để mặc. Tất cả mọi người phải nằm chiếu, nhà không có bàn ghế hay giường tủ gì cả… Khởi sự cho một cuộc sống hoàn toàn trắng tay đúng nghĩa! Lúc ấy đứa em út của tôi chưa biết đi. Ngày Bố tôi đi tù có hai chú ngày xưa làm việc cùng ở Sư Đoàn 23 trước khi Bố tôi được biệt phái về Cảnh sát là chú Phạm Ninh và chú Nghiêm xuân Đông đến đưa Bố tôi đi, ông đi ngay trong ngày sinh nhật thứ 41 của mình, tôi chạy theo đến tận chân cầu thang cư xá và đứng nhìn Bố tôi lên chiếc xe lam…
Từ ngày 30/4 năm ấy, một tay Mẹ nuôi dạy chúng tôi, sau này còn phải nuôi Bố tôi ở trong tù cộng sản, có những lúc Mẹ quá sức và tuyệt vọng vì không biết ngày về của Bố tôi, Mẹ có lần bạo gan hỏi việt cộng: “Sao nói đi một tháng mà bây giờ đã hơn một năm chồng tôi vẫn chưa về? Gia đình cũng không biết đang ở đâu, sống hay chết?” Chúng trả lời: “Nói một tháng là một tháng đi đường (?) chứ ai nói là đi cải tạo một tháng rồi về đâu…
 
Chừng vài năm sau, trong cuốc sống quá khổ sở, Mẹ tôi phải lặn lội sớm hôm kiếm tiền nuôi con, trong một lần quá tuyệt vọng Mẹ tôi đã viết một lá thư để lại cho Bố tôi và nấu một nồi chè đậu xanh trong đó Mẹ đã bỏ thuốc diệt chuột mà Tổ Dân phố cấp cho, Mẹ múc ra chén cho từng đứa con… Có lẽ tôi cũng không nhớ lầm thì lúc ấy bên ngoài mọi người đang tưng bừng mừng 2 năm “giải phóng” thì phải, có lẽ Mẹ tôi cũng mượn dịp này để Mẹ và đàn con 7 đứa cũng được giải thoát chăng? Lúc ấy các em tôi cũng đã lớn, các em gái như Tuyết, Trinh, Hằng… đã khóc và quỳ xuống xin Mẹ cho chúng con được sống, chỉ sống để chờ Bố về, có đứa còn khóc gọi “Bố ơi!” …
 
Mẹ tôi dường như đã cạn khô hết nước mắt rồi, thương con cực khổ quá thì chỉ muốn cho chúng chết đi để hy vọng một kiếp sống mới tốt đẹp hơn? Sống với đời sống “con của ngụy” thì cũng chẳng ra gì? Cuối cùng tình yêu thương của Mẹ vẫn chiến thắng, Mẹ đã hắt đổ nồi chè gần như trở thành định mệnh – như ngày nào Bố tôi đã bỏ khẩu súng lục xuống để đàn con tiếp tục được sống như sự an bài của Trời Phật vậy!
 
Sau đó Mẹ càng cố bương chải kiếm sống ngoài đường, có lúc bị kẻ gian đập đầu bất tỉnh ngoài bến xe khi Mẹ mua đồ xuống Cần Thơ cho dì bán nhà hàng, mong kiếm chút tiền mua cơm về cho con, lúc ấy việt cộng cấm mang gạo, ai có gạo sẽ bị tịch thu, nhưng nếu nấu thành cơm mang về Sài Gòn thì được… Chúng con biết Mẹ rất cực khổ – từ một bà mệnh phụ, Mẹ từng là Tổng thư ký Hội Bảo Trợ gia đình binh sĩ SĐ 23 BB, rồi Hội Trưởng Hội BTGĐBS của Trung Đoàn 44 BB ở Sông Mao khi Bố tôi làm Trung Đoàn Trưởng… Thế mà vì vận nước suy vong, Mẹ sẵn sàng lam lũ như những kiếp đời vốn dĩ bần hàn.
 
Những ngày 30 tháng Tư đi qua, tuy Mẹ không nói, nhưng trong đôi mắt của Mẹ – Chúng con biết Mẹ buồn tủi lắm!Thấy Mẹ tôi vất vả quá, cậu Khánh tôi ở Ban mê thuột có ý nhận nuôi phụ vài đứa, nhưng Mẹ không chịu, có một chú lính ngày trước của Bố tôi từ Nha Trang vào, thấy cảnh đời gia đình tôi khổ sở quá, bèn móc ví ra đưa cho thằng em tôi vài trăm, nó nhất định không lấy, chú lính phải năn nỉ mãi nó mới cầm và thằng bé chưa đầy 10 tuổi đã phải bật khóc vì tủi thân, có bao giờ nó phải nhận sự giúp đỡ thương hại như thế?
 
Thời gian sau này, có các chú may mắn ra đi được, có người ở Mỹ, có người ở Na Uy như các chú Nguyễn xuân Thọ, Phạm Ninh, Hồ Đắc Tùng, các bác bạn của Bố tôi Bác Thăng… gởi tiền và quà về giúp Mẹ tôi khi Mẹ đã quá sức cùng kiệt – nhờ vậy mà chúng tôi được sống!
 
Ngày 30/4 sắp đến – cũng dịp này, tôi xin mượn những giòng chữ này để một lần được nói lên lời tri ân những ân nhân của gia đình tôi, cũng như xin được thưa với Mẹ của chúng tôi rằng “Chúng con hiểu và suốt đời yêu thương Mẹ, đó là điều có thật đang diễn ra trong tâm hồn chúng con!” Và với Bố, một người Cha đã suốt đời sống thanh liêm, yêu thương đồng đội, trung thành với Tổ Quốc, kiên định trong gông cùm biệt giam của cộng sản, cho dù có lúc Bố đã từng nói trong cuốn sách lưu niệm của các sinh viên Sĩ Quan Khóa 8 Hoàng Thúy Đồng trường VBQG Việt Nam rằng: “Điều mà tôi ân hận nhất là để cho Vợ và các con của tôi phải sống những ngày tháng đau khổ đói khát dưới chế độ cộng sản… “Thưa Bố, chúng con hiểu được, chúng con bây giờ đã lớn khôn, trưởng thành, chúng con không trách cứ gì số phận của minh cả, mà bù lại có lẽ chúng con càng hãnh diện và tự hào hơn vì chúng con có một người Mẹ tuyệt vời, biết hy sinh và biết đau xót cho Quốc Gia, không như những người Mẹ bình thường, có một người Cha sống ngay thẳng, tận tụy cùng Tổ Quốc, Chức nghiệp, không hèn hạ và vô trách nhiệm… Nước mất nhà tan nên gia đình mình cùng hàng trăm ngàn gia đình sĩ quan binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải đau khổ, chia sẽ và thăng trầm cùng vận nước – Điều đó đâu có gì nhục nhã đâu!
 
Như Bố vẫn thường kể cho chúng con nghe về những trận đánh của Bố ngày xưa, kể về các sĩ quan của đơn vị Bố một cách hãnh diện và tự hào như các chú Xuân, chú Tài, chú Đức, chú Lâm, chú Ninh… trong số ấy có những người đã ra đi không bao giờ trở về…
 
Sau mười mấy năm tù đày – Bố tôi đã trở về với gia đình và được ra đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện RD-7 – Và mười mấy năm sau trên mảnh đất Utah, Mẹ tôi đã thực hiện một điều mà Bố tôi mơ ước, đó là một bộ quân phục khaki vàng với phù hiệu Quân Đoàn II, Sư Đoàn 23 BB cùng các loại huy chương Việt – Mỹ của Bố tôi trước đây… Trong bộ quân phục oai phong ấy, Bố ơi! Người sĩ quan của ngày nào vẫn còn đấy, chúng con thấy Mẹ cười thật tươi, hạnh phúc, có phải chăng lý tưởng Quốc Gia vẫn âm ỉ trong tâm hồn của Bố Mẹ, dù thời gian có đi qua bao xa? Chúng con thấy bàn tay Bố vân vê Bảo Quốc Huân Chương lV và trong ánh mắt của người lính già gãy súng vẫn âm vang nỗi bi tráng của một thời binh lửa…
 
Ngày mất nước lần thứ 34 lại về, chúng con hiểu sự đau khổ trong tâm hồn của Bố Mẹ – âm thầm, chịu đựng, u uẩn, lực bất tòng tâm… Bố vẫn thường nhắc cùng với Mẹ về những người đã hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ miền Nam Việt Nam, những bạn bè của Bố đã ngã xuống trong ngục tù CS…. Con xin được tạm kết ở đây cho những dòng tâm tư này bằng hai chữ “Định Mệnh”!
 
Vâng, Định Mệnh của cả một nền Cộng Hòa, của hàng trăm ngàn tử sĩ, của hàng trăm ngàn người không yên dưới biển sâu trên hành trình đi tìm tự do, và của ai nữa? … Của những người Quốc Gia đang còn sống đây cho dù ở trên xứ sở Tự Do hay còn trong nước, vành khăn trắng này sẽ được cột lên đến bao giờ?
James Dieu
 
--------------------------
---------------
Sony Hoang
 
THÁNG TƯ KHÔNG TRẬN VÀ LŨ CÓC KÈN

không có bông hoa nào nở giữa tháng tư
những trụ đèn vẫn chết ngoài đông hải
lâu rồi
ánh sáng ngư trường mê hoảng
vẫn vọng rọi suốt đầm dạ trạch
có thể nào con ngâm thấy mẹ trong mùa cá vữa
những chiếc vây phơi trên nóc tòa câm
có thể nào ruồi nhặng và hũ rượu dương cương
vầy cuộc mây mưa giữa luồng âm trạo
tháng tư đau nhức u mê
chẳng phải bùa thiêng trầm ngải
lũ cóc kèn thổi trên không bài ca không dấu
toi nghiet lam rang tui bay troi giat het phuong nay
người kinh ốm mặt khóc
khi mẹ lùa hết nửa chân tay xuống biển
chỉ còn chiếc nạng cây khơ nia cha cắm
lút đầu óc tháng tư

hoàng xuân sơn
[một tháng tư nào]
nguồn : diendantheky.net
 
-----------------------------------
 
Hung Vo
HỒN TỬ SĨ
GIỜ CUỐI CÙNG CỦA 30/4.....
ngày cuối cùng quay súng lại bắn nhau
tao đã khóc và mầy cũng khóc
má cúng cơm quá lâu đà bạc tóc
mấy mươi năm _ lệ máu cũng khô rồi
giờ cuối cùng một băng đạn cưa đôi
mầy một nửa và tao một nửa
đầu hàng hả ? _ "vịt con" không có cửa
tim chúng tao xâm chữ "SÁT CỘNG" rồi
giờ cuối cùng nhận được lịnh ngưng chơi
thằng tổng thống nhà binh sao hèn thế
chơi cạn máu nhiều khi còn có thể
đem Sài gòn giống An Lộc _ Bình Long
giờ cuối cùng hai thằng lính đồ bông
đem máu thấm mặt cầu Phan thanh Giản
cùng tiến cùng lui quyết không lẻ bạn
lính Cộng Hòa _ người lính của Miền Nam
ngày cuối cùng hai thằng đến nghĩa trang
trình diện với mười sáu ngàn đồng đội
đã qua một thời chiến binh dữ dội
mặc kệ đời có buộc tội hay công
nằm xuống rồi là đền nợ núi sông
chung rượu bạn _ tao mầy _ thằng một nửa...
LanPhi

 --------------
 
Phá Tam Giang
LỜI XIN LỖI…
Ngày hôm ấy tháng tư buồn thê thảm
Cả bầu trời như đổ sập quanh ta
Nhớ chuyện xưa kẻ mất nước xa nhà
Ta cứ ngỡ như là cơn ác mộng
Tuổi thanh xuân giữa đất trời gió lộng
Cùng chiến hào cùng chống kẻ thù chung
Bảo vệ giang sơn sống kiếp trai hùng
Ngăn sóng đỏ tràn về từ muôn hướng
Vững tay súng cùng nhau xây dựng nước
Chí tang bồng ta gìn giữ quê hương
Chuyện tử sinh vốn dĩ vẫn xem thường
Mong chiến thắng dẹp tan quân cướp nước
Bao năm qua trước bàn thờ tổ quốc
Thẹn với lòng không giữ được non sông
Mất giang san ta xin tỏ tấc lòng
Gửi con cháu lời muộn màng… XIN LỖI
Phá Tam Giang
Ngày 24 tháng 4, 2023
-----------------------

Cao Tran
Lts: Năm 75 em vẫn là một chú nhóc 14 tuổi. Thương thân phận các anh, các chú bác quân nhân VNCH cũng như ba em sau cuộc chiến, nên em chỉ làm thơ chứ không biết làm gì cả.
Chúc các anh, các chú bác luôn an nhiên khi xế bóng tuổi già!
NỖI BUỒN KHÔNG TAN
Đáng đời số kiếp tụi mình
Tan hàng buông súng rừng xanh đón chào
Tưởng rằng cải tạo không lâu
Dè đâu mút chỉ cà tha chưa về
Có thằng xác gửi sơn khê
Rừng thiêng nước độc tứ bề hoang vu
Tụi mình đâu phải tội tù
Chưa từng mắc nợ để rồi trả vay
Tụi mình sinh ở trong này
Thân trai thời loạn hỏi ai ở nhà
Vậy là trận mạc xông pha
Không lẽ ra Bắc để mà tòng quân
Tan hàng mang tiếng ngụy quân
Thế thời là thế biết làm sao đây
Mấy năm cải tạo tù đày
Khi đi thì mập khi về xác khô
Còn hai lỗ mũi phì phò
Biết mình còn sống lần dò về quê
Tưởng khi tiếng súng im hơi
Vợ chồng, con cái đề huề bên nhau
Ngờ đâu vẫn biệt ly sầu
Có thằng vợ c.hết trên tàu vượt biên
Có thằng đâu khác người điên
Suốt ngày lảm nhảm huyên thuyên nói cười
Tụi mình chinh chiến một thời
Để rồi đau đớn cả đời không tan...!!!
Cao Tran
 
----------------------- 
BÁC HỒ TA ĐÓ CHÍNH LÀ BÁC MAO (Tố Hữu)
Tiên sư cha chúng nó
Tin Bác người Diệt Nam
Tôn Cha già Dânm Tộặc
Toàn là lũ ba xàm
Tên gian hồ cộm cán
Ngồi cạnh-Tướng Trần Canh (1)
Lý quý Ba (3) cố vấn
Thượng tướng Vi quốc Thanh(2)
Hoa Nam cục tình báo
Hội họp năm bốn lăm (1945)
Where? Chinh Đồng Duẩn Giáp
Cướp chính quyền nhân dân.!
Bây giờ dân sáng mắt
Bàn tay bọn Tàu phù
Cả đảng “chống lộn gió” !
Giải phóng hay cầm cu ?
Kỷ niệm ANZAC DAY 25/4/2023
 
----------------------

Trần Đức Tuyết-Tiên
Giọt Nước Mắt Nào Cho Quê Tôi!
Giọt nước mắt thương đau ngày nào
Khóc cho nhà tan theo quốc biến
Cha nhỏ lệ gãy tàn cung kiếm
Chí trai nhục hờn chốn tù lao
Giọt nước mắt đói khổ cái cò
Vùng Kinh Tế mới đời vất vả
Tảo tần nuôi đàn con thơ dại
Nuôi chồng cải tạo máu lệ tràn
Giọt nước mắt tang thương mẹ buồn
Những chiều héo hon dòng lệ mặn
Mắt khô cằn bóng già thềm vắng
Ngồi vá lại nửa mảnh đời con
Giọt nước mắt đưa tiễn nghẹn ngào
Sóng cuồng nộ vùi thân biển cả
Phận kiếp lưu vong về bến lạ
Lệ mồ côi buốt lời kinh đêm
Giọt nước mắt bơ vơ lạc loài
Gót mòn lê tuổi thơ đánh mất
Đánh đổi miếng cơm đành buôn phấn
Nụ cười tắt lịm úa lệ cay
Giọt nước mắt xót xa tủi hờn
Nỗi oan nghiệt cơ đồ bán sạch
Mẹ Việt Nam thịt da rỉ máu
Trường Sa Hoàng Sa lệ điêu linh
Giọt nước mắt mãi chưa lặng sầu
Tây Nguyên ô nhiễm mù bụi đỏ
Bầy cá chết môi trường thảm họa
Rừng vàng biển bạc trắng lệ tang
Giọt nước mắt gào thét nhân quyền
Triệu con tim đồng chung tiếng nói
Dậy mà đi núi sông bất tử
Lệ vỡ òa khát vọng tự do
Tháng tư thao thức những ngậm ngùi
Tiếng Quốc oằn đau bao thế hệ
Bốn mươi sáu năm còn nuốt lệ
Giọt nước mắt nào cho quê tôi!
Tiểu Vũ Vi
Photo: Trần Kim Bảo
 
-----------------------
 
Minh Tuấn Phạm
48 THÁNG TƯ
Tháng Tư về gợi nỗi buồn mất nước
Mưa đầu mùa hay nước mắt đau thương
Bốn mươi tám năm vết sẹo quê hương
Vẫn âm ỉ chưa lành theo năm tháng.
Tháng Tư về bao dòng người chạy loạn
Mẹ gồng gánh con rời bỏ ruộng vườn
Trên những nẻo đường xác mới, xác trương
Có con thơ còn bò trên xác mẹ.
Tháng Tư về bao tiền nhân lặng lẽ
Tuẫn tiết theo thành, chết dưới cờ vàng
Những thân trai nguyện cùng chết hiên ngang
Lựu đạn rút chốt giữa giờ hấp hối.
Tháng Tư về, rõ từng thằng phản bội
Bán tự do, bán cả máu đồng bào
Rồi cứ ngỡ sẽ ngồi trước mâm cao
Mà đâu biết cũng làm thân trâu chó.
Tháng Tư về buồn trong từng cơn gió
Nắng quê hương phai nhạt tiễn người đi
Kẻ di cư chờ đón ước mơ gì?!
Người ở lại lên rừng thiên nước độc.
Tháng Tư về mẹ ngồi kê guốc mộc
Bán từng lạc xoong bên góc vĩa hè
Ai đi “buôn lậu” qua từng chuyến xe
Kiếp người một thuở còn thua cỏ rác.
Tháng Tư về quê tôi tràn tiếng hát
Em ở nông trường đắp đập đào kinh
Lao động vinh quang, trí thức lũ khinh
Kế hoạnh năm năm, rồi năm năm nữa…
Tháng Tư về phượng hồng chưa đỏ lửa
Mà phố phường đã nhuộm đỏ cờ tàu
Tháng Tư về tim nhỏ máu thương đau
Tiếc miền Nam một thời chưa thay áo…
(04/2023).
----------------------
Tháng Ba… Tủi Hờn
Tháng Ba về khơi lại nhiều kỷ niệm
Đến bây giờ dù đã mấy mươi năm
Vẫn nhức nhối như người đi trong mộng
Chết đã đành nhưng chẳng hiểu vì sao
Tháng Ba buồn trên đất người xứ lạ
Đốt nén nhang cho đồng đội Mũ Xanh
Đã nằm xuống cuối tháng ba thác loạn
Hùm sa cơ “Pháp Trường Cát” tủi hờn
Mong hương khói bay về nơi chốn cũ
Cho anh em cho đồng đội của tôi
Dù bức tử đã bao năm ròng rã
Câu trả lời người sống vẫn chờ trông
Nơi chốn cũ làng An Dương cửa Thuận
Chiến tích còn những ngày cuối tháng ba
Ai quên được nếu làm thân Cọp Biển
Thế mới đau và nhức nhối một đời
Mong gió cuốn sẽ đem đi phiền muộn
Người sống còn đã bỏ nước ra đi
Điều bất hạnh của tháng Ba ngày cũ
Sẽ quên dần… theo ngày tháng trôi nhanh…
Người Lính Già TQLC T.TT
“nỗi buồn Tháng Tư Đen”
Những chiến sỹ TQLC đã bỏ mình vào những ngày cuối tháng ba được dân làng An Dương chôn cất chung lại bằng nhiều ngôi mộ với tên để trên mộ bia tập thể là:
*(Thập Loại Cô Hồn Hiển Hách Chi Mộ)
 
----------------------
---------------------
 
Quan Duong
MỘT NGÀY LÀ LÍNH - MỘT ĐỜI LÀ LÍNH
Em dân xứ Nẫu Qui Nhơn
Anh ra trấn thủ tiền đồn gặp nhau
Đạn bom mặc kệ trên đầu
Chỉ loay hoay đở đường roi ái tình
Giờ đây đã mấy mươi năm
Em từ giã tuổi thanh xuân theo chàng
Trải qua thế cuộc hỗn mang
Vẫn em bên cạnh chia hàng lệ sa
Vẫn còn thịt thở trong da
Vẫn trăng treo đỉnh mái nhà soi chung
Vẫn em chia buổi sau cùng
Vẫn chăn chiếu ấm mền mùng đắp nhau
* Hình ngày ấy và bây giờ
 
Quan Duong
NGÀY NÀY THÁNG NÀY
Hai vợ chồng tôi đứng bên bờ sông Côn thuộc Phú Phong Bình Khê, Bình Định . Hình chụp vào ngày mồng 5 tết Quí Mão . Đó là tết cuối cùng trên người tôi còn mặc bộ quân phục của Quân Đội VNCH .
Trong hình có thể thấy phia sau lưng hai vợ chồng là dân chúng đang vô tư đi chơi lễ hội . Nhìn kỹ thêm một chút sẽ thấy chiếc cầu bắc qua con sông tên là sông Côn . Bên kia sông là xã Bình Thành địa danh lịch sử vì nơi đó là nơi vua Quang Trung khởi nghiệp dấy binh khởi nghĩa. Tính tới ngày hôm nay thì tấm hình vừa tròn đúng 48 năm . Nghe nói bây giờ chiếc cầu này đã không còn nữa
 
Tôi được thuyên chuyển về xã Bình Thành vào năm 1973 . Khi tôi đáo nhậm đơn vị thì ở đây vẫn còn di tích của những bãi luyện quân của anh em nhà Nguyễn Huệ . Tôi đã từng đứng trên những bãi gò đó nay thuộc ấp Phú Lạc xã Bình Thành Bình khê Bình Định . Khi chụp hình này hai vợ chồng cũng như tất cả mọi người dân có mặt không ai nghĩ ba tháng sau đó thì bị nước mất nhà tan và cuộc đời thay đổi .
 
* Khởi đầu là 20/03/75 là ngày sinh nhật của vợ tôi tròn 20 tuổi. Trước tình hình chiến sự khốc liệt từng ngày, những chiếc xe đò chở chật cứng người từ Huế Đà Nẳng chạy vào nam ngang qua thị trấn Bình Định là nơi tôi phụ trách . Những tin tức nghe được qua báo chí có thể Tổng Thống Thiệu sẽ bỏ từ đèo cả Tuy Hoà trở ra . Buộc lòng tôi phải đưa vợ tôi lên một chiếc xe theo đoàn người chạy loạn để về Ninh Hoà là nơi ba má của tôi để tôi được an tâm ở lại với đơn vị . Hai vợ chồng vừa cưới nhau ba tháng không có tuần trăng mật vì tình hình chiến sự
 
* 25/03 tập họp nhân viên dưới quyền và cho phép họ tự chọn ra đi hoặc ở lại. Riêng tôi thì phải ở lại vì không có lệnh di tản. Tôi không thể bỏ đi vì bỏ đi có nghĩa là đào binh trong thời chiến. Một số nhân viên dưới quyền của tôi vì gia đình con cái nheo nhóc nên xin phép được chọn ra đi. Bùi ngùi nhìn nhau có thể là lần cuối
 
* 30/03 10 giờ đêm cùng số nhân viên ở lại nằm thủ trên một cao ốc tại thị trấn An Nhơn Bình Định. Nghe qua đài BBC nói Đà Nẳng vừa mất 29/03 và Qui Nhơn đang mất 30/03 (trong khi tôi đang còn đây). Đài BBC loan tin từng tỉnh thành miền trung rơi vào tay cộng sản trước khi chiến sự nổ ra khiến cho tinh thần những người còn ở lại suy sụp . Cuộc chiến tranh thực sự có đạn nổ bom rơi không đáng sợ bằng chiến tranh cân não đánh giặc bằng mồm
 
* 31/03 lúc 10 giờ sáng Thị trấn Bình Định vắng teo. Người dân còn ở lại đang thấp thỏm hoang mang
 
* 31/03 lúc 12 giờ trưa tôi cùng 7 nhân viên với súng ống ngồi trên chiếc xe Jeep chạy vào thành phố Qui Nhơn. Thành phố không thấy bóng người, nhà cửa đều đóng kín mít. Tôi kéo vào Trưòng Trung Học Tăng Bạt Hổ tạm trú để theo dỏi tình hình. Địa thế Qui Nhơn giống như một cái túi treo lủng lẳng mà sợi dây thắt miệng túi đó là quốc lộ số 1 kéo dài từ Bắc vô Nam. Con đường duy nhất vô Nam bị cột chặt ở chân đèo Cù Mông. Xem như tụi tôi lọt vô miệng túi không có lối thoát ra
 
* 31/03 Lúc 4 giờ chiều cả bọn kéo xuống bờ biển gặp một chiếc ghe của người dân. Tiến thoái lưỡng nan tôi đành ra biển. Qui Nhơn đang hấp hối. Tôi và 7 nhân viên đi cùng quay nhìn Qui Nhơn lần cuối. Qui Nhơn chìm trong sương lặng xa dần
 
* 01/04 lúc 10 giờ sáng chiếc ghe tấp vào Nha Trang. Tôi và các nhân viên dưới quyền chia tay nhau hồn ai nấy giữ . Chúng tôi cùng lặng lẽ bùi ngùi chúc may mắn cho nhau. Tôi quyết định quay ngược lại Ninh Hòa tìm vợ của mình mà 10 ngày trước tôi đưa lên xe đò chạy loạn từ Bình Định
 
* 01/04 gặp được Thu Ba và anh Dương Miên là ông anh cả của tôi cũng là đại uý pháo đội trưởng pháo đội phòng không trú đóng tại chân đèo Cù Mông Tuy Phước đang dẫn pháo đội di tản từ đèo cả Tuy Hòa vào. Mấy anh em cùng ngồi trên chiếc xe jeep di tản theo quốc lộ 1 vào Nam
 
* 01/04 lúc 6 giờ chiều gặp Sáng cô hàng xóm ở cạnh nhà với bụng mang dạ chửa đang hốt hoảng chạy loạn mà không biết chạy đi đâu. Thấy tội quá nên tôi xuống xe nhường chổ còn tôi thì leo lên chiếc GMC chung với đoàn quân. Cùng đi chung với tôi là anh Minh chồng của Sáng 
 
* 01/04 lúc 10 giờ đêm đến Cam Ranh thì chiếc GMC có tôi ngồi và chiếc xe jeep chở Thu Ba mất liên lạc . Thế là tôi thất lạc vợ tôi trong dòng người di tản
 
* 02/04 lúc 10 giờ sáng tôi và anh Minh quyết định nhảy xuống xe chạy bộ tìm vợ . Khi đến bến cảng ở cây số 10 Cam Ranh thì tôi bất chợt thấy một chiếc tàu buôn của Mỹ đang tấp vào đó chở chật cứng dân chúng từ miền Trung vào. Tôi nhìn thành tàu thấy ghi tên là Miller . Tôi leo lên. Thủy thủ đoàn yêu cầu tôi vứt khẩu M16 tôi đang mang theo xuống biển. Trong người tôi vẫn còn nhét khẩu ru lô ngắn nòng để phòng thân
 
* 02/04 lúc 6 giờ chiếc tàu hướng ra khơi . Đứng trên boong nhìn xuống phía dười thấy những đám lục bình trên mặt nước đang trôi giạt theo khi tàu ra cửa biển cảm giác của tôi buồn vô tận . Không biết giờ này vợ tôi đang ở đâu với chiếc bụng bầu . Những mảnh lục bình bị bỏ lại phía sau . Tôi nhủ trong lòng nếu còn sống gặp lại, tôi sẽ nói với vợ tôi đặt tên cho con là Lục Bình để nhớ mãi thời khắc này
 
* 04/04 lúc 9 giờ sáng tàu tấp vào đảo Phú Quốc. Những chiếc xà lan nhỏ đưa tôi vào bờ . Quân cảnh trên đảo xin giữ lại khẩu súng ngắn tôi mang theo trước khi lên bờ . 
 
* 15/04 gặp lại trung tá chỉ huy trưởng của tôi cũng đang ở trên đảo cùng một số sĩ quan cùng đơn vị . Trung tá họp tất cả lại bàn tính kéo hết qua Thái Lan để chờ đợi tình hình . Đã hơn nửa tháng rồi kể từ ngày lên đảo thông qua Hội Hồng Thập Tự , tôi nhắn tin tìm vợ trên tất cả phương tiện truyền thông lúc bấy giờ nhưng vẫn không thấy hồi đáp . Vì chưa biết vợ tôi sống chết ra sao nên tôi không đi cùng họ qua Thái Lan . Mãi 20 năm sau tôi được biết trung tá cùng toàn bộ sĩ quan lúc đó đều đến Mỹ ngay trong năm . Nếu tôi đi cùng toán này , không ở lại thì đã không phải vào tù cộng sản sáu năm trời . Nhưng tôi chưa bao giờ hối tiêc vì quyết định này . Tôi không thể chạy thoát một mình . Tôi còn vợ tôi và đứa con năm tháng nằm trong bụng không biết đang trôi giạt về đâu
 
* 21/04 buổi tối nghe qua radio Tổng Thống Thiệu đang đọc diễn văn từ chức. Vợ tôi vẫn biệt vô âm tín. Tôi quyết định sáng hôm sau rời đảo đón xe về Sài Gòn vì ở lại không phải là phương cách
 
* 22/04 ra chợ Dương Đông trên đảo bán sợi dây chuyền hai chỉ vàng đang đeo trên cổ để rời đảo . Trên mặt sợi dây chuyền hình ông Phật mà má tôi thỉnh từ chùa để phù hộ tôi luôn được tai qua nạn khỏi . Đó là tài sản duy nhất tôi còn vì hai tháng rồi tôi không có lương . Tôi rời đảo Phú Quốc bằng ghe qua Rạch Giá . Ngồi trên xe đò từ Rạch Giá về Sài Gòn đi ngang những thị xã miền tây thấy im ắng lạ thường không thấp thỏm như tình hình miền trung .
 
* 23/04 gặp lại vợ tôi tại nhà một người em ở Khánh Hội . Vợ tôi cũng đã trải qua một chặn đường hơn nửa tháng trời trên bộ giữa sống và chết từ Phan Rang mới đến được Sài Gòn . Vợ tôi tìm đến đây vì biết nếu tôi thoát được thì thế nào cũng tìm đến nhà này . Tình hình đất nước đang vô cùng bi quan . Gặp lại được vợ tôi mừng quá mặc kệ tình hình
 
* 30/04 Qua radio ông Dương Văn Minh lấy tư cách là Tổng Thống tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với địch quân . Kể từ giờ phút này lịch sử sẽ ghi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phía bắc đã thôn tính thành công nước Việt Nam Cộng Hòa phía nam 
 
* 01/05 quyết định đón xe từ Sài Gòn về lại Ninh Hoà. Mặc kệ số mạng . Xem như thí mạng cùi . Sống chết sướng khổ gì thì giờ phút này không còn ý nghĩa nữa miễn hai vợ chồng còn bên nhau 
 
* 03/05 tôi ra trình diện bên thắng trận tại Ninh Hoà
* 07/05 những chiếc xe đò được bên thắng trận trưng dụng chở đám sĩ quan thua trận từ Ninh Hoà tống vào trại Lam Sơn Dục Mỹ và tôi cũng bắt đầu đoạn đường 6 năm khổ sai từ Lam Sơn Dục Mỹ rồi đến Trại giam Chợ Đầm Nha Trang sau đó bị nhốt tại Ty công an Phú Khánh rồi đưa lên Trại Đồng Găng Diên Khánh tiếp theo là Trại A30 Tuy Hoà và cuối cùng là nước Mỹ. Năm đó khi bị đưa vô trại tù thì tôi 25 tuổi. Vợ tôi 20 đang mang thai Lục Bình đứa con đầu lòng của tôi sang tháng thứ năm.
Ngày này tháng này năm này
Cái đầu bị trói hai tay bị còng
Mũi súng kê cuống họng câm
Trợn con mắt ngó non sông đổi dời
Có gan đứng dậy làm người
Không gan đành tự khen tôi dám hèn
Nhốt cho ớn óc đã thèm
Cho tơi tớt tấm thân tàn này đây
Thả về chiếc áo rách vai
Gió lạnh bên ngoài luồn ngược vô trong
Nghe giọt nước mắt nẫy mầm
Mọc trên da nhánh xương bầm thiên thu

Quan Dương

--------------

Yến Ngọc Hải Âu
ĐÁNH THUÊ cho NGA TẦU ?
"Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam."
( Bùi Giáng)
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách xếp hàng xin cho.
Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ hết lo quyền người.
Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.
Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.
Đánh cho dòng giống Tiên rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.
Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản thành người lưu vong.
Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.
Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau.
Đánh cho Bác Đảng Nga Tàu,
Triệu dân nô lệ ngàn năm căm hờn!
Yến Ngọc Hải Âu
 
 
Yến Ngọc Hải Âu
ẢO TƯỞNG và NHU NHƯỢC
Bịnh hoạn về nhân cách méo mó
Chỉ có xứ cộng thật tởm lợm
Nam nữ tú đu bám đầy đường
Chuyện hoang đường thời buổi nhiễu nhương
Giang hà xã tắc thường không thấy
Chẳng có một ai dám xuống đường
Thương một dân tộc bịnh hoang tưởng
Thương một giống nòi nát như tương
Một nền giáo dục thần tượng hóa
Đã tạo ra đất nước yếu hèn
Cuộc sống chỉ thích những bon chen
Giặc biển đông bao phen dòm ngó
Chẳng ai dám hó hé nửa lời
Thà cam chịu cuộc đời nghèo khó
Đế " chúng nó " đè đầu cởi cổ
Chờ ngày đám giỗ chung một ngày
Một đất nước không có tương lai
Một dân tộc sống trong sợ hãi
Mãi cúi đầu làm kiếp ngựa trâu
Rồi tương lai đất nước về đâu ?
Khi ngập sâu bể sầu u tối
Giống Lạc _Hồng mai sau tiếp nối
Chìm đắm trong muôn nỗi đắng cay
Sống hư ảo cuồng si hoang dại
Mất tương lai hai chữ giống nòi.
Yến Ngọc Hải Âu
 
-------------
 

Dinh Chi Phan Thi

30-04-1975, Ngày Buồn Nhất Đời Tôi
Một bạn trẻ cắc cớ hỏi tôi, năm nay cụ đã ngoài tám mươi rồi, thì ngày nào mà cụ cho là ngày buồn nhất trong đời của của cụ? Tôi không dodự một giây nào cả và đã trả lời ngay rằng: “Ngày 30 tháng 04 năm 1975”. Thật vậy, cho đến lúc này, tôi đã bước qua ngưỡng cửa không phải là “thất thậpcổ lai hy” mà là “bát thập cổ lai hy” một đoạn khá xa rồi, song mỗi khi suy ngẫm về những ngày buồn trong cuộc đời của tôi, tôi vẫn thấy ngày 30/04/1975 quả là ngày buồn nhất đời tôi. Tuy ngày ấy tính đến nay đã 46 năm qua rồi, song nó vẫn canh cánh trong tôi.
 
Ngày ấy tôi là một quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đơn vị mà tôi phục vụ là Tiểu Khu Châu Đốc. Ngày hôm ấy cũng là một ngày khá đẹp trời ở Thị Xã Châu Đốc. Ánh nắng chan hòa trải dài trên dòng sông Hậu. Chim nhẩy nhót hát ca trong những chòm cây. Bướm lượn tung tăng trên những đám cỏ. Xe cộ tấp nập ngược xuôi trên con đường Gia Long song song với dòng sông Hậu, băng ngang qua Tòa Hành Chánh tỉnh, rồi xuyên vào khu phố chợ sầm uất nhất của Thị Xã.
 
Khoảng 9 giờ sáng hôm ấy, sau một đêm ứng chiến tại nhiệm sở, Trung Tâm Điều Hợp Bình Định và Phát Triển Tỉnh Tiểu Khu Châu Đốc, trong khuôn viên Tòa Hành Chánh Tỉnh, tôi trở về nhà riêng trong khu cư xá Gia Long để ăn sáng. Bước vào nhà là tôi mở ngay radio để nghe tin chiến sự; ít phút sau đó, Đài Phát Thanh Sài gòn thông báo:
“ Xin chú ý, xin chú ý, xin đồng bào chú ý! Tổng Thống Dương Văn Minh sẽ ngỏ lời cùng đồng bào, xin theo dõi.”
 
Dựa vào tình hình chiến sự lúc ấy, tôi phỏng đoán vị Tân Tổng Thống cũng là Tân Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ tuyên bố TỔ QUỐC LÂM NGUY, rồi nhân đấy kêu gọi toàn dân và toàn quân chiến đấu đến viên đạn và giọt máu cuối cùng. Ngồi vào bàn ăn, vừa ăn vừa chờ đợi đón nhận những lời “gang thép” ấy. Ít phút sau từ chiếc radio phát ra:
“ Tổng Thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố, chính quyền Saigòn từ trung ương đến điạ phương, trao lại cho chính quyền Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.”
 
Thật không ngờ lại là lệnh buông súng đầu hàng, khiến tôi ngẩn ngơ, ngỡ ngàng, hụt hẫng, chới với. Miếng bánh mì đang nuốt, bỗng mắc nghẹn nơi cuống họng. Miệng tôi lẩm bẩm: “Không! không! không thể đầu hàng nhục nhã như thế được” rồi tôi đứng bật dậy, lảo đảo bước tới chiếc giường, thẩy mình lên đó, đau đớn, buồn bã, vật vã, rã rời.
 
Khi bố tôi mất vào năm 1957, mẹ tôi từ trần vào năm 1962, tôi rất buồn, buồn đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nhưng tôi chưa buồn đến nỗi muốn quyên sinh. Khi người tôi yêu lên xe hoa về nhà chồng, tôi cũng buồn man mác, nhưng chưa buồn đến nỗi “mua ngay thuốc chuột uống cho rồi đời”. Khi thi tú tài hay cử nhân luật tôi cũng hỏng thi nhiều lần, và mỗi lần hỏng thi tôi cũng buồn lắm, nhưng chưa một lần hỏng thi nào mà tôi coi là “đệ nhất buồn” trong đời như cụ Tú Xương:
“ Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì”
 
Song vào ngày 30.04.75, sau khi nghe Tổng Thống Dương Văn Minh hạ lệnh buông súng đầu hàng, tôi buồn ghê gớm, chẳng những buồn đến nỗi tan tác cả cõi lòng, mà còn buồn đễn nỗi muốn quyên sinh nữa. Giá hôm ấy tôi ở nhà một mình, chắc tôi đã kết liễu đời tôi bằng một viên đạn súng Colt treo ngay tại đầu giường. Tôi có thừa can đảm cầm khẩu colt bắn một viên đạn vào đầu mình, nhưng lại thiếu can đảm làm công việc này trước mặt vợ và ba đứa con còn thơ ngây của tôi.
 
Không buồn làm sao được, khi thấy hàng trăm ngàn người sống ở miền Nam như tôi đã không tiếc xương máu, chiến đấu chống lại Cộng Sản Bắc Việt do ông Hồ và các đồng chí của ông lãnh đạo, để bảo vệ dân chúng miền Nam tiếp tục được sống trong tự do, dân chủ, hòa bình và no ấm. Cuộc chiến đấu cao cả của hàng triệu con người quốc gia ấy đã thất bại trong đắng cay, nhục nhã, tức tưởi, ngậm ngùi. Tất cả những công lao và sự hy sinh to lớn của những người này trong đó có tôi, bỗng tan biến vào hư không, như:
“ Dã tràng xe cát biển Đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”
 
Không buồn sao được, khi nhận ra rằng, cuộc sống của tôi, của vợ con tôi, của bạn bè tôi, của đồng đội tôi, của đồng bào miền Nam của tôi sắp sửa bước vào một giai đoạn cực kỳ bi thảm. Sở dĩ tôi nhận ra được điều đắng cay này, không phải vì tôi quá bi quan hay hoang tưởng với hiện tình miền Nam tự do đang sụp đổ trước mắt tôi, mà vì những gì chính tai tôi đã nghe, chính mắt tôi đã thấy, và chính gia đình tôi và thân nhân của tôi đã phải gánh chịu, trong suốt thời gian mười năm sống ở Liên Khu Bắc Việt, được gọi là vùng “kháng chiến” của ông Hồ và các đồng chí của ông ở miền Bắc trước năm 1954. Tôi đã thấy những gì trong thời gian mười năm ấy?
 
Vâng, tôi đã thấy, ngay sau khi cướp được chính quyền từ tay người Nhật, ông Hồ và các đồng chí của ông đã giết một cách không thương tiếc hàng ngàn người mà họ cho là chó săn của Nhật, tay sai của Pháp, tay chân của triều đình phong kiến. Trong số này, có những nhà văn, nhà báo, nhà giáo nổi tiếng như Phạm Quỳnh năm 1945, Tạ Thu Thâu năm 1945, Dương Quảng Hàm năm 1946, Khái Hưng năm 1947 v.v…
 
Vâng, tôi đã thấy ông Hồ và các đồng chí của ông bắt cóc và thủ tiêu hàng nghìn người mà họ coi là thành phần phản động trong vùng quê Phú Thọ của tôi, bằng nhiều hình thức vô cùng dã man tàn ác, như trói chân tay bỏ vào bao bố, hay cột vào một thanh tà-vẹt đường xe lửa rồi thả xuống dòng sông hay ao hồ.
Vâng, tôi đã thấy, ông Hồ và tay chân của ông bắt bớ, giam cầm và giết hại hàng trăm ngàn người được cho là đảng viên của các đảng phái quốc gia, và là một lực lượng cản đường ngăn lối họ xây dựng chế độ cộng sản ở Việt Nam, nên cần phải giết để trừ hậu họa.
Vâng, tôi đã thấy, sau khi giành được những thắng lợi to lớn về quân sự trên đất Bắc, ông Hồ và các đồng chí của ông tin rằng ngày chiến thắng cuối cùng đã gần kề, nên đã cho thực thi ngay cuộc Cách Mạng Ruộng Đất, ĐÀO TẬN GỐC, TRỐC TẬN RỄ thành phần TRÍ –PHÚ – ĐỊA – HÀO. Trong cuộc cách mạng “Trời Long Đất Lở” này, ông Hồ và đồng bọn đã giết khoảng hai trăm ngàn Trí, Phú, Địa, Hào và tịch thu hàng triệu mẫu ruộng của họ để chia cho nông dân nghèo. Song khốn nạn thay, chính những người dân nghèo được chia ruộng này, cũng bị ông Hồ và các đồng chí của ông lường gạt một cách cay đắng, vì số ruộng đất mà họ được chia và số ruộng ít ỏi mà họ có trước đó, chỉ một thời gian ngắn sau, họ phải dâng hiến hay cống nạp cho Hợp Tác Xã Nông Nghiệp. Người nông dân nghèo tay trắng lại trở về với trắng tay, rồi trở thành người làm công, làm thuê cho hợp tác xã, tính giờ trả công rẻ mạt, nên phải sống trong cảnh bần hàn đói rách hơn cả những ngày làm tá điền hay cấy rẽ cho địa chủ trước đây. Họ đã than thở việc đi làm thuê cho hợp tác xã bằng những lời lẽ vô cùng chua chát và cay đắng:
“ Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ mua vải mà che cái lờ”
 
Vâng, qua những tên bộ đội cộng sản Bắc Việt bị bắt làm tù binh hay ra hồi chánh vào những năm đầu thập niên 1970, tôi được biết thêm rằng, ông Hồ và các đồng chí của ông đã áp dụng chế độ hộ khẩu khắc nghiệt trên toàn lãnh thổ miền Bắc để quản lý và kiểm soát khâu sản xuất và phân phối thực phẩm. Từ củ khoai lang đến củ khoai mì, từ hạt bắp đến hạt gạo, từ lạng muối tới cân đường, từ mớ rau đến ký thịt vân vân… đều do đảng và nhà nước nắm độc quyền phân phối và cung cấp cho từng đầu người trong mỗi gia đinh. Số lượng thực phẩm được cung cấp, hay phân phối, hoặc bán cho mỗi nhân khẩu hoàn toàn tùy thuộc vào sự định đoạt độc đoán của đảng và nhà nước chứ không tùy thuộc vào nhu cầu của của người tiêu thụ, vì thế gia đình nào không tuân thủ những mệnh lệnh và chỉ thị của đảng và nhà nước thì nhà nước không cung cấp và phân phối thực phẩm nữa và họ sẽ phải chết đói mà không có lối thoát nào khác.
Chế độ hộ khẩu đã trở thành một vũ khí vô cùng hữu hiệu trong việc ép buộc dân chúng miền Bắc phải triệt để tuân hành tất cả những gì mà đảng cộng sản muốn người dân phải làm, đảng gọi phải dạ, đảng bảo phải vâng. Một nhà văn miền Bắc đã ví von rằng, người miền Bắc vào những năm tháng ấy tương tự như những con chó ngoan ngoãn một mực tuân theo lời chủ: “Bảo vẫy đuôi, vẫy; bảo sủa, sủa; bảo cắn, cắn; bảo ăn cứt, ăn.”
 
Con cái đến tuổi nhập ngũ, chính quyền địa phương không cần nhắc nhở, bố mẹ của chúng tự động ép buộc con cái họ phải “hăng hái” lên đường đi làm nhiệm vụ, dù họ biết rõ rằng, con cái họ ra đi “đã mấy người trở lại”, song đó là chuyện “hạ hồi phân giải”. Còn chuyện trước mắt là nếu con cái họ không tuân hành mệnh lệnh của đảng và nhà nước thì cả gia đình già, trẻ, lớn bé sẽ chết đói, vì “sổ mua gạo” cho toàn gia đình bị cắt tức thì.
 
Vào ngày 30-04-1975, hầu hết những điều mà tôi đã thấy và đã nghe ông Hồ và các đồng chí cộng sản của ông thực thi ở miền Bắc sau năm 1945, lại một lần nữa lướt qua đầu tôi như một cuốn phim chiếu chậm. Hình ảnh, của cuốn phim chiếu chậm này đã thầm bảo tôi rằng, tất cả những đường lối và chính sách mà đảng Công Sản Việt Nam đã và đang thực thi ở miền Bắc sẽ được áp đặt lên đầu nhân dân miền Nam là điều chắc chắn như đinh đóng cột vào những ngày sắp tới.
 
Do đó tôi tin rằng, vào những ngày sau ngày 30-04-1975, sắp tới những người có dính líu hay liên hệ với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như tôi và các bạn đồng ngũ của tôi sẽ bị thủ tiêu, giết hại hay bị tống vào những trại tù cải tạo cho chết dần chết mòn. Vợ con tôi và đồng bào miền Nam tôi sẽ khốn đốn ê chề và sẽ trở thành những con chó mới của đảng cộng sản Việt Nam. Nói một cách khác là, gia đình tôi và đồng bào miền Nam dưới vĩ tuyến 17 của tôi sẽ bắt đầu bước vào một giai đoạn khốn nạn nhất và đen tối nhất chưa từng có trong lịch sử trường tồn của dân tộc.
 
Sau ngày 30.04.75, không ít người từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, vì nông cạn, ngây ngô, khờ khạo, đui mù, nên đã hồ hỡi, hân hoan, hớn hở, vui mừng đón chào ngày này như một ngày khải hoàn của dân tộc. Đối với tôi, đó là ngày CƯỜNG BẠO thắng CHÍ NHÂN, ngày PHI NGHĨA thắng CHÍNH NGHĨA, ngày NHÀ TAN và NƯỚC MẤT.
 
Ngày 30.04.1975, đối với những người có lương tri và hiểu biết không thể nào được coi là ngày mà toàn thể dân tộc Việt Nam, sau bao nhiêu năm hy sinh xương máu đã dành lại được độc lập và thống nhất, mà chỉ là ngày đảng Cộng Sản cướp được trọn vẹn nước Việt Nam từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, sau bao nhiêu năm lợi dụng chiêu bài chống Mỹ để khai thác lòng yêu nước và vắt ép cạn kiệt xương máu của người dân Việt để hoàn tất cuộc cách mạng dân tộc và đưa Việt Nam vào quỹ đạo Cộng Sản Quốc Tế. Nói một cách khác, ngày 30.04.75 chỉ là ngày mà những tên Cộng Sản Việt Nam đã làm tròn được phân nửa bổn phận tay sai của chúng, đối với quan thầy Cộng Sản Nga-Tầu.
 
Ngày mà những tên Việt Cộng hồ hỡi, hân hoan dụ dỗ một đám con nít, và một đám người lớn “mù lòa” xuống đường phố hoan ca: “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” là ngày tôi đau đớn, đóng cửa ngồi khóc thầm cho số phậm hẩm hiu đen như mõm chó của cá nhân tôi, của gia đình tôi và của dân tộc tôi.
Kể từ ngày 30/04/1975 tới nay, tôi cũng đã trải qua khá nhiểu những nỗi buồn đau của cuộc đời và gần đây một nỗi buồn lớn đã đến với tôi, đó là sự ra đi vĩnh viễn vào ngày 05/09/2018 của nhà tôi, Lê Thị Nguyệt Hồng, sinh năm 1940 tại Cần Thơ, sau gần hai mươi năm can đảm chống chọi với căn bệnh Parkinson. Nhà tôi là người đã đồng cam cộng khổ với tôi hơn năm mươi năm trời, và đặc biệt là đã phải gánh chịu không biết bao nhiêu nhục nhã, đói khát, cay đắng trong thời gian năm năm tôi bị giam giữ trong những trại tù cải tạo từ miền Nam tới miền Trung và trong thời gian bẩy năm tôi phải sống lang thang bất hợp pháp trong cái gọi là nước Cộng Hòa Xã Chủ Nghĩa Việt Nam.
 
Nỗi buồn mất vợ vào ngày 05-09-2018 chỉ là nỗi buồn riêng rẽ của riêng cá nhân tôi thôi, nên không thể so sánh với nỗi buồn mất nước vào ngày 30-04-1975, vì ngày này chẳng những là một ngày buồn to lớn nhất chẳng những của cá nhân tôi mà còn là một ngày buồn to lớn chung của cả dân tộc. Tóm lại ngày 30-04-1975 thật sự là Ngày Buồn Nhất của Đời Tôi.
Huy Vũ
--------------
 

 

No comments: