Phóng viên Don Anderson của BBC không dám đi theo, chỉ đứng tường thuật từ bãi trực thăng ở Trảng Bom, cho thấy mức độ khốc liệt của trận địa Long Khánh.
Sau chuyến đi gian nan từ ngoài Trung về, Lữ đoàn I nhảy dù được đưa về trấn giữ mạn Nam Long Khánh, đánh vùi cả tuần lễ ở đây, rồi làm đơn vị đoạn hậu trong cuộc rút lui khỏi Long Khánh, cắt rừng về Long Thành, sau khi Dầu Giây thất thủ, Sài Gòn bỏ ngỏ.
Cuộc lui quân khiến địch quân bất ngờ, không phản ứng kịp, nhưng cũng hết sức khó khăn vì dân chúng kéo theo cả chục ngàn người, bỏ nguyên làng nguyên xã đi theo. Trong tuần lễ rắn mất đầu sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, họ dạt từ Long Thành về Vũng Tàu, rồi chiều 29/4/1975 đổ bộ xuống Vàm Láng, Gò Công, rồi nhận lệnh tan hàng. Đa số quyết định theo Lữ đoàn phó Lê Hồng lên tàu hướng ra biển tính tiếp. Số phận đã định họ làm người tị nạn.
Cuối tháng Năm ở Guam, một người đàn ông bốn chục tuổi, tướng tá rắn chắc, nghiêm trang đến làm thủ tục nhập cư đã khai mình có bốn trăm lẻ tám đứa con trước sự ngỡ ngàng của nhân viên di trú. Đó là Thiếu tá Lê Mạnh Đường, nhậm chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù ở Long Khánh, sau khi Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Nhỏ bị thương. Trước đó ông Lê Mạnh Đường, 13 tuổi quân, là đại đội trưởng kỳ cựu ở tiểu đoàn. Kể từ những ngày Thường Đức cho đến lúc đó coi như tiểu đoàn chỉ còn lại một nữa quân số.
Những sĩ quan như Lê Mạnh Đường đại diện cho một thế hệ thanh niên miền Nam trưởng thành trong thời độc lập: yêu nước và trách nhiệm. Họ đã cố gắng vượt bậc để bảo vệ miền Nam trước sự tấn công của chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng lực bất tòng tâm, đành nuốt hận. Đây là một thế hệ sĩ quan và hạ sĩ quan có học thức và được huấn luyện kỹ lưỡng.
Có câu nói đùa, chỉ có các ông tướng mới không cần học. Đúng vậy, rất nhiều người lên làm tướng chỉ nhờ đảo chánh và chống đảo chánh, và kéo theo bè cánh, một năm lên ba bốn chức. Quá trình đó đã phá nát cơ cấu chỉ huy và hành chánh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, khiến những sĩ quan chỉ huy có năng lực bị vô hiệu, tham ô nhũng lạm lan tràn, và không ít đơn vị phải trả giá đắt về sinh mạng binh sĩ trước những quyết định và chỉ thị ngu ngốc của những kẻ chưa hề có kiến thức và kinh nghiệm về chỉ huy cũng như chiến lược, chiến thuật. Tuy nhiên, lớp sĩ quan nắm những vị trí tác chiến và hành chánh mà không ai muốn giành vẫn cố sức chiến đấu, dù trong tuyệt vọng, và một số trung tá, đại tá đã lên được các vị trí tướng lãnh cấp thấp ở những năm cuối cùng nhờ công trạng.
Cố gắng tuyệt vọng của họ trong tuần lễ tan rã, rắn mất đầu cuối tháng Tư đ̣ã gây cả chục ngàn thương vong cho quân đội Bắc Việt. Con số này là do các tướng lãnh mặt trận Bắc Việt đưa ra để phản ứng lại với tuyên truyền của Tuyên Giáo rằng chiếm Sài Gòn dễ như trở bàn tay.
Sau khi thất bại, bảy chục ngàn trong số họ đã bị giam giữ từ ba năm cho đến mười bảy năm trong các trại tù khổ sai không tuyên án trải dài từ Nam chí Bắc. Vẫn chưa ai biết con số đích xác bao nhiêu người đã ngã gục trong chốn lao tù. Sau hơn bốn chục năm, hệ thống giáo dục và tuyên truyền Cộng Sản vẫn tiếp tục thóa mạ họ bằng những từ ngữ nặng nề nhứt.
-----------------
Comment:
* Trầm Hương
Trận cuối của TĐ 9 NHẢY DÙ mà tôi từng có mặt 72-1973
* Andy Nguyen
Trong đoàn quân này có bước chân tôi
* Tina Nguyen
Rất Thương những Anh Lính Oai Phong của Việt Nam Cộng Hoà . Cảm Ơn các Anh Kính Chúc đến các Anh thật nhiều sức khỏe
* Vinh Tấn Nguyễn
Ngày nầy 48 năm trước có tôi giữa đoàn hùng binh đi vào chảo lửa. Vinh94
Trận cuối của TĐ 9 NHẢY DÙ mà tôi từng có mặt 72-1973
* Andy Nguyen
Trong đoàn quân này có bước chân tôi
* Tina Nguyen
Rất Thương những Anh Lính Oai Phong của Việt Nam Cộng Hoà . Cảm Ơn các Anh Kính Chúc đến các Anh thật nhiều sức khỏe
* Vinh Tấn Nguyễn
Ngày nầy 48 năm trước có tôi giữa đoàn hùng binh đi vào chảo lửa. Vinh94
No comments:
Post a Comment