Tuesday, April 11, 2023

QLVNCH - Một Tay Giết Giặc, Một Tay Cứu Dân - Nguyễn Lộc Yên

QLVNCH - Một Tay Giết Giặc, Một Tay Cứu Dân
Nguyễn Lộc Yên
XỨ NẪU ... QUÊ TUI ĐÓ...
Chúng tôi chết .... cho các anh sống...
Những Thảm Sát Kinh Hoàng, đêm ngày 3 tháng 4 năm 1975, tỉnh Phú Yên
Ngày 1 tháng 4 năm 1975, tỉnh Phú Yên bị thất thủ, có rất nhiều anh em Sĩ quan, Công chức, cán bộ Xây dựng nông thôn, Cảnh sát… của Miền Nam lâm cảnh hung hiểm. Việt cộng mong muốn hãm hại thành phần Sĩ quan hoặc Công chức cao cấp của Việt Nam cộng hòa và thành phần đảng phái Quốc gia đối lập với đảng Cộng sản
-------------------------

Tại tỉnh Phú Yên có nhiều người theo đảng Đại Việt, bởi lẽ đảng trưởng là chí sĩ Trương Tử Anh (1914-1946), quê Hiếu Xương (nay là Tuy Hòa), tỉnh Phú Yên, có lẽ từ đấy mà ảnh hưởng đến nhiều người nơi địa phương này, những ai sinh sống nơi đây, có lòng nhiệt huyết vì quốc gia dân tộc, đã vào đảng Đại Việt theo tiếng gọi chống Cộng cứu nước, mặc dù họ chỉ là Cán bộ Xây dựng nông thôn, Cảnh sát hay thường dân.

Sau mấy ngày gọi là “giải phóng”, chính phủ “cắt mạng” tại địa phương đến bắt bớ hoặc kêu gọi đích danh, gồm 125 người đi học tập, trong số ấy có sĩ quan, cảnh sát, xây dựng nông thôn, ấp trưởng… mà đa số là những người đảng viên của Đại Việt, trình diện tại tỉnh Phú Yên, để học tập với thời gian ngắn hạn.

Người viết được một người sống sót trong vụ thảm sát, anh ngậm ngùi kể lại: “Nghe đi học tập thời gian ngắn hạn, tôi lật đật lấy đồ dùng cá nhân, không quên đem theo lưỡi lam để cạo râu. Râu của tôi dài, chưa cạo được, vì mấy ngày lo trốn tránh. Sợ râu ria xồm xoàm họ ghét, nên vừa đến tỉnh, trong khi ngồi chờ đợi thì tôi cạo râu ngay.

Sau đấy, mọi người được dẫn đến Núi Đất thuộc xã Hòa Định, quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (gần mương dẫn thủy số 1, gần nơi Lù Đôi), tay bị trói chặt phía trước và cột lối xâu chuỗi, từ tay người này đến tay người kia.

Tôi nhớ, đêm đó là vào khoảng đêm ngày 3 tháng tư năm 1975 (22 tháng 2 năm Ất mão), nên trời không trăng, những ánh sao xa xăm trông lờ mờ, vì vậy cả vùng núi đồi nơi đấây như bóng đen bao trùm vạn vật. Chúng đã dùng súng trung liên và AK bắn xối xả. Tôi đứng gần sau chót, mặc dù chưa bị trúng đạn, nhưng tôi ngã người xuống đất để cầu may sống sót, những anh em bị trúng đạn, tiếng la thảm thiết, thân xác ngã chồng chất lên mình tôi, máu me chảy lênh láng, chúng bắn liên tục khoảng một tiếng đồng hồ mới xong việc thảm sát này. Thời gian bắn giết kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ, là vì sự bắn giết do du kích thực hiện, nên chỉ có súng trung liên và AK.

Tôi nghe chúng nói với nhau, tất cả mọi người đều bị bắn chết sạch rồi, bây giờ chúng ta đi tìm kiếm đồng hồ và lục lọi bóp (ví). Nghe vậy, sợ bọn chúng biết tôi còn sống sẽ bắn bồi, nên dùng lưỡi lam cắt dây trói, bỏ chạy. Chúng bắn theo, tôi bị trúng đạn ở đùi, nhưng nhờ trời tối tăm, nên trốn được. Trời ơi! Sau mấy ngày thân nhân của anh em bị thảm sát mới hay biết, tìm đến nơi thấy cả một đống thân người chết chồng chất, những thân xác chết nằm ở bìa ngoài bị khô đét thật thảm thương! Họ phải tỉ mỉ tìm tòi từng chân răng kẽ tóc, hoặc dấu vết đặc biệt của người quá cố, mới biết ai là người của gia đình bị thảm sát nơi này.

Tôi còn nhớ tên một số người bị thảm sát:
– Ông Nguyễn Khánh, chủ tịch xã Hòa Thắng
– Ông Nguyễn Phúc (em ông Khánh), trưởng ban quân xa ty Cảnh sát Phú Yên
– Ông Trung úy Nguyễn Văn Nê là cuộc trưởng thị xã Tuy Hòa
– Ông Nguyễn Phương (rể ông Khánh) là cuộc phó xã Hòa Đa
– Ông Châu Văn Hiển là Cảnh sát viên ty Cảnh sát Tuy Hòa
– Ông Nguyễn Hai là Cán bộ Xây dựng nông thôn
– Ông Ngô Văn Bộn là Cán bộ Xây dựng nông thôn…
Thảm thiết thay gia đình ông Nguyễn Khánh, bị thảm sát bốn người một lúc.

Ngoài ra, trong số sát thủ trong đêm thảm sát hãi hùng, tôi còn nhớ tên một người du kích là: Nguyễn Công Chánh”.

Trong thời gian xảy ra đêm thảm sát hãi hùng này, lúc ấy người viết đã bị Việt cộng bắt giam ở một nơi khác gọi là Tam Giác Sốt (3 hòn núi chụm lại, chính giữa có một con suối cạn, ai vào đây một tuần là bị bệnh sốt rét ngay, mỗi ngày trung bình một người bị chết vì sốt rét xuất huyết, nơi này thuộc quận Sơn Hòa. Ở đây giam giữ các sĩ quan VNCH, đa số là bị bắt trong cuộc di tản từ cao nguyên, trên liên tỉnh lộ 7B. Lúc ấy người viết ở trong tù có nghe nhưng thiếu tin tức chính xác về vụ thảm sát, mãi cho đến nay người viết được nghe người còn sống sót kể lại vụ thảm sát ấy, nên nhân dịp 30 tháng tư đen năm 2009, người viết xin tường trình, nếu sau này có thêm chi tiết khác sẽ xin bổ túc. Việc tường trình này là để cho đồng bào thấy được một sự trả thù dã man và hèn hạ của kẻ luôn tráo trở “chính sách khoan hồng của cách mạng”.

Không biết bà con đồng hương nghĩ sao về vụ thảm sát này? Riêng người viết nghiêng mình kính cẩn tiếc thương những người quá cố, để thắp nén hương lòng, người viết xin trân trọng gởi vài vần thơ chia sẻ cùng thân nhân và tưởng niệm người quá cố.

Nước nhà “giải phóng” giải gì đây?!
Nòi giống tương tàn đau đớn thay!
Lang sói xuống đồng, gây thảm thiết
Đồng bào vượt biển, chịu chua cay
Bóng hình người mất, luôn nhung nhớ
Dân chúng sống còn, mãi đọa đày
Hồn hỡi phiêu diêu miền cực lạc!
Anh linh phù hộ nước non này!
Nguyễn Lộc Yên
----------------
 
Khiet Nguyen
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Cảnh đồng bào chạy giặc tại Quảng Trị trước khi quân Bắc Việt bắn đại pháo vào đây, biến Quốc Lộ 1 thành Đại Lộ Kinh Hoàng.
 
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Các pháo đài bay B-52 dội bom xuống vị trí tập trung quân Bắc Việt bên ngoài thị xã Kontum. 
----------------

Cộng Đồng Người Việt 
CHẠY NHANH CON ƠI CỘNG SẢN ĐÃ VỀ.
Tiếng kêu gọi con của mẹ tôi vẫn còn trong tim óc của tôi. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi vì tôi không có cơ hội để hiếu thảo với cha mẹ. Vì cha mẹ đã qua đời khi tôi còn nằm trong nhà tù Cộng sản.

Nay gia đình tôi đến Mỹ tị nạn có cơ hội để hiếu thảo đối với cha mẹ thì cha mẹ đã qua đời. Nếu cha mẹ may mắn còn sống và còn ở lại Việt Nam không đi cùng với gia đình con đến Mỹ được thì con cũng không có cơ hội về thăm cha mẹ được vì bọn gian tà Cộng sản cấm không cho con về thăm cha mẹ. Bây giờ cha mẹ đã không may qua đời rồi con chỉ cầu nguyện khóc thương cha mẹ và chờ mong một ngày nào đó dân tộc được giải phóng thoát khỏi ách cai trị của bọn Cộng sản Tàu-Việt thì con sẻ về viếng thăm mồ mã cha mẹ. Nguyện xin Chúa an ủi linh hồn của cha mẹ nơi miền Thiên quốc.

Ngày 30/4/1975
. Tôi nhớ lại cha mẹ tôi, gia đình tôi!

Cha tôi đi hành quân tác chiến đánh trận ở Chu lai - Quãng ngãi. Mẹ tôi phải gánh gồng làm mọi việc để nuôi đàn con 4 anh em chúng tôi. Gia đình chúng tôi thường sống trong các khu gia binh(Khu nhà ở dành cho quân đội) Cứ mỗi lần cha tôi di chuyển thì cả gia đình mẹ con chúng tôi phải dọn đồ cuốn gói đi theo cha tôi khi đơn vị di chuyển hành quân. Cuộc đời binh nghiệp và vợ linh QL-VNCH là như vậy quí vị ạ.

Vào ngày 20/4/1975, mẹ tôi đưa 4 anh em chúng tôi về thăm quê ngoại ở tận huyện Phú lộc-Thừa Thiên Huế. Trưa ngày 25/4/1975, người dân trong xóm quê ngoại tôi la toáng lên "Cộng sản về bà con ơi! chạy giắc bà con ơi!" Tất cả mọi người từ ngoài đồng hay ở các nơi lo gánh gồng 'Chạy giặc" tức chạy trốn Cộng sản bỏ lại tất cả tài sản ruộng vườn và quê hương cùng dòng người chạy vào Miền nam trốn Cộng sản.
Khi chạy đến đèo Phú gia thì đã bị kẹt bợi trận đánh giao tranh rất ác liệt giữa QL-VNCH và Cộng sản Bắc Việt."Cộng sản Bắc Việt thì xâm chiếm. Còn quân đối QL-VNCH thì tấn công đẩy lùi bọn chúng. Từ đèo Phú gia đến đèo Hải vân cách nhau khoản 5 km đường nhưng đoàn người và đoàn xe đi hai ngày chưa tới nơii vì có nhiều trận đánh giao tranh hai bên giằng co cả ngày lẫn đêm.

Đến ngày 24/4/1975
thì 5 mẹ con chúng tôi mới vào được thành phố Đà nẵng thì thấy Cộng sản bắc Việt đi lại canh gắc các địa điểm trọng yếu như sân bay, kho lương thực, đài phát thanh... mẹ tôi phải chạy đi xin gạo về nấu cho anh em chúng tôi ăn ở một bãi đất trống nhưng tinh thần thì rất lo lắng không biết cha tôi đang ở đâu còn sống hay đã chết rồi? Vì có quá nhiều xác chết nằm khắp nơi.

Mẹ con chúng tôi đi cùng dòng người chạy xuống cảng Đà nẵng vì ở đó có một chiếc Tàu lớn (Hạm đội) Có rất nhiều người tranh nhau lên tàu để được đến Mỹ. Trong lúc chen lấn để lên tàu thì có nhiều người rớt xuống biển chết. Cộng sản Bắc Việt cải trang mặc quần áo QL-VNCH bắn vào lính QL-VNCH và người dân thường khi tranh nhau lên tàu và có rất nhiều người chết tại cảng Đã nẵng.

Sau khi tàu nhổ neo chạy 4 đêm 3 ngày nhìn xa xa thấy thành phố bà con reo mừng vì cứ nghĩ rằng mình đã thoát khỏi Cộng sản và đã được đến Mỹ rồi nhưng đâu ngờ khi tàu cặp bến thì mới nhận ra rằng đây là cảng Cam ranh. Bà con té ngữa hổi ôi và rất buồn rầu vì phải quây trở lại quê hương sống chung với Cộng sản. Trên đường từ Nha trang quây ngược lại trên chiếc xe đò chật kín qua đoạn Quãng ngãi tiếp tục nghe tiếng súng nổ hai bên đang giao tranh. Mẹ con chúng tôi và đoàn người buộc phải quây về lại Đà nẵng vì còn đường đi vào Sài gòn thì Cộng sản đã phong tỏa.

Ngày 28/4/1975
, mẹ con tôi mới về lại Đà nẵng thì không thấy người lính QL-VNCH nào đi lại trên thành phố nữa. Thành phố Đà nẵng ở trong cảnh tượng hoang vu với xác chết nằm đây đó xác chết nhiều nhất nằm ở bên cảnh Đà nẵng. Bây giờ là mẹ con chúng tôi phải đi tìm xác cha tôi đang ở đâu? Tìm bới trên đống xác người rất hôi thối, lật hết người này qua rồi lật người khác. Xác này hình thể giống cha tôi nhưng lại mất đầu. Xác này cũng giống cha tôi nhưng lại ở trong giai đoạn phân huy không nhận ra. Mẹ con tôi đem theo mấy chai dầu nhị thiên đường cùng xức dầu nhị thiên đường cay hết cả mắt mũi mà vẫn còn hôi thối chịu không nỗi. Cuối cùng mẹ con tôi khóc và nghĩ rẵng cha tôi đi đánh trận đã chết và mẹ con chúng tôi gánh gồng những đồ còn sót lại chạy về lại quê ngoại tìm kế sinh nhai. Thực ra suốt một thời gian dài vài tháng mẹ con tôi ăn cơm không ngon vì mùi tử khí của xác chết vẫn còn ám ảnh.

Cộng sản đã cướp cái radio trên tay tôi, tôi khóc cố giựt xin lại nhưng họ không cho và họ còn khám người bóp chim tôi. Họ kiểm tra đồ đạc và tịch thu đồ của mẹ tôi còn hỏi cha tôi ở đâu và làm gì nữa.

Về quê ngoại ruộng vườn Cộng sản tịch thu hết. mẹ tôi phải đi cắt lúa thuê kiếm gạo nuôi con. mẹ tôi cắt lúa đi trước tôi thì đi mót lúa theo sau thĩnh thoảng lén lén ông chủ không chú ý đưa liềm cắt một vài nắm lúa nhưng có lần ông chủ bắt được ông chủ đòi đem về nhà giữ trâu cho ông chủ tôi sợ phát khóc.
Cộng sản đánh tư sản bằng cách đổi tiền VNCH lấy tiền xu tiền đồng Cộng sản bắc Việt. $100 đồng VNCH đổi $10 đồng CSBV

Đổi tiền 3 lần như vậy có nghĩa là: $100 VNCH=$10 CSBV(Lần 1) $10 CSBV=$1 CSBV(Lần 2) $1 CSBV=$1 hào(Xu) CSBV(Lần 3) Như vậy Quân dân cán chính VNCH còn sót lại ở Miền Nam Việt Nam sống bằng gì? Cộng sản còn cướp nhà, cướp tài sản ruộng vườn, cướp cả vợ con của Tù HO nữa(Đõ Mười tên thiến heo đã công bố điều này) Vây Quân dân cán chính VNCH còn sót lại Miền Nam Việt Nam còn những gì? Gần 48 năm cớp bốc vơ vét của cải từ Miền Nam đêm về Miền Bắc vẫn chưa có hồi kết..!

Năm 1978 họ tich thu nhà và con trâu của mẹ con tôi đã dành dụm mua được. Sau đó họ đưa mẹ con tôi lên vùng kinh tế mới xã Tam trà, huyện Tam kỳ. Nơi đây là rừng sâu nước độc chỉ có mười mấy hộ gia đình làm công tác gọi là "Khai hoang vỡ hóa" mẹ con tôi thường bị sốt rét đến vàng da đôi khi tưởng chừng sẻ có người chết. Ăn bo bo, củ độn không có cơm ăn. không có áo quần mặc. mặc một cái quần đui vá trăm mãnh không nhìn ra cái quần nữa. không có dép dày phải đi chặt cây gòn đẽo làm đôi guốc gỗ để đi.

Tôi đi học thì được giao viên xép ngồi ghé sau cùng rất xa với tấm bảng đen, tôi nhìn không thấy chữ và con số thĩnh thoảng phải chạy lên xem rồi chạy xuống viết bài có lúc bị giáo viên khiển trách"Mày là con của nguy quyền làm tây sai cho giặc Mỹ" trong lớp có 58 học sinh nam nữ cùng ngồi chung. Trương xây dựng bằng tranh, tre và phênh đất. Trong lớp chỉ có tôi và Toàn là con của ngụy quân ngụy quyền, còn lại 56 học khác là con em của cán bộ và người có công nên có nhiều ưu tiên.

Đến tháng 8/1978 thì cha tôi lại về cả gia đình chúng tôi vỡ òa mững chảy cả nước mắt. Trong tâm thức mẹ con chúng tôi sống cứ nghĩ rằng cha tôi đã chết. Sau khi cha tôi về thì lập tức bị ông Hai Chinh Công an thôn 12, ông Cốc Thôn 12 và ông Kỳ Công an huyện tam kỳ làm công tác quản chế. Họ đã đánh cha tôi và tiếp tục bắt cha tôi đi lao động công ích bằng cách đi đào sang lấp làm cầu cống bắc qua sông Mui.

Cha tôi kể sau trận đánh tại phi trường để bảo vệ sân bay và căn cứ bệnh viện, cha tôi bị thương ở chân trái phải ở lại bị Cộng sản bắt và đưa lên một trạm xá ở Tiên cảnh sau này gọi là Trại giam Tiên cảnh. Sau khi điều trị vết thương ở chân xong thì cha tôi bị Cộng sản bắt đi cải tạo tại Trại Tiên cảnh sau đó chuyển về trại An điềm. Đực 2 năm 8 tháng thì họ thả cha tôi về.

Cha tôi là Đại ủy Quân y Sư đoàn 2 Bộ binh khi ông bị bắt đi cải tạo sau 1975. Năm 1965 ông tham gia quân dịch ở Tiểu đoàn 11 Biệt động quận, đóng quân ở Biển hồ, Pleiku. Năm 1970 ông được Bộ tổng tham mưu chuyển về làm Trưởng bệnh viện Duy xuyên, Tam kỳ cùng Bs Trần Viện Trung úy là Phó bệnh viện Duy xuyên. Đến năm 1972 cha tôi được đưa đến Bệnh viện Quân Y Sư đoàn 2 Bộ binh, đóng quân tại căn cứ Sân bay Chu lai thuộc tĩnh Quãng tín cho đến ngày ông bị bắt đi cải tạo sau năm 1975. là sĩ quan Quân y cho nên ông bị cải tạo 2 năm 8 tháng. Nếu sĩ quan tác chiến ở chiến trường thì có khi ông đã chết hoặc may mắn còn sống thì ông phải bị Cộng sản bắt đi cải tạo trên 3 năm. Nếu trên 3 năm thì cha tôi và gia đình chúng tôi đủ điều kiện qua Mỹ theo diện H.O. rồi.

Nhưng nhờ đời lính binh nghiệp của cha tôi dưới nền VNCH tôi có những ảnh hưởng và chính kiến về chính trị từ khi tôi lên 9 tuổi. Vì vậy tôi tiếp tục còn đường tranh đấu vì niềm tin tôn giáo và các giá trị tự do nhân quyền đối với dân tộc Việt Nam và đôi phẹn bị Cộng sản ám sát nhưng may mắn không chết. Cuối cũng thì bị Cộng sản bắt bỏ 11 năm tù và tôi tưởng rằng cuộc đời mình đã kết thúc sự sống trong tù. Nhưng Cảm ơn Chúa đã cứu tôi và gia đình tôi ra khỏi tù và bị Cộng sản trục xuất tôi và gia đình tôi đến Mỹ tị nạn vào tháng 28/7/2017.

Ngày 30/4/1975-30/4/2023 rất có ý nghĩa đối với cuộc đời tôi, gia đình của tôi cũng như dân tộc Miền Nam Việt Nam thân yêu của tôi.
Rev. Nguyễn Công Chính.

No comments: