Thursday, April 27, 2023

30/4/1975 - VC Không chiếm được Trái Tim của người Việt Nam - Trương Minh

* họ vẫn không chiếm được trái tim của người miền Nam và họ ngược lại mất đi khá nhiều trái tim của người miền Bắc.
* Tiếc thay ! Một xã hội như vậy lại vừa bị cướp mất đi.
-----------------
 
---------------------

Xe vừa vào địa giới miền Nam, chúng tôi đã bấm tay nhau nhìn khung cảnh mới. Nhà cửa người dân cùng các công trình đô thị như cầu, đường gần các trục lộ giao thông trông đẹp và văn minh hơn hẳn miền Bắc. Đi rồi nghỉ ngơi rồi đi tiếp cho đến khi đoàn xe đến được khu công nghiệp Biên Hoà. Có quá nhiều nhà máy tại đây. 
 
Đoàn 18 người chúng tôi nhìn ngang nhìn dọc từng dãy nhà máy trong khu vực này và tuy không ai nói với ai nhưng đều trầm trồ trước công nghiệp miền Nam.
 
Rồi chúng tôi được phân công vào công tác trong một nhà máy có cái tên VICACO. Một nhà máy sản xuất chất Sút (NaOH) từ muối biển và cả Acid Chlohidric (HCL) nữa. Một nhà máy bề ngoài trông rất nhỏ mà không ngờ bên trong lại lắp đặt các máy móc tối tân, sản xuất được các hóa chất với sản lượng, hàm lượng rất cao gấp nhiều lần so với công nghệ tại miền Bắc. Chúng tôi ngạc nhiên và ngầm thán phục trong bụng.
 
 
------------------------
 
Nhìn những công nhân miền Nam đang làm việc tại đây rồi sau đó làm việc chung với họ, tôi mới thấy người dân miền Nam khác xa người dân miền Bắc. Kiến thức chuyên môn và xã hội của họ hơn hẳn chúng tôi. Kỹ sư hơn hẳn kỹ sư ở miền Bắc và công nhân cũng vậy.
 
 
----------------- 
Một sự rụt rè, cẩn thận tự nhiên nẩy sinh trong đoàn tiếp quản chúng tôi. Ai cũng sợ người trong nhà máy tại miền Nam này biết trình độ thực sự của cả đám chúng tôi. Sợ họ cười, nỗi lo chính trong lòng vì dầu gì mình cũng thuộc phía chiến thắng. Về nằm nghỉ trong căn phòng mà được biết trước đây là các phòng dành cho công nhân ngủ qua đêm nếu phải ở lại tăng ca, tôi suy nghĩ xã hội miền Nam không hề lạc hậu về công nghệ về con người… như lời nói trước giờ vẫn được nghe. Ngay cả trong buổi họp khi chọn người xung phong vào tiếp quản, cán bộ ngành từ trung ương cũng đã nói như vậy khi động viên cán bộ công nhân viên. Những dãy nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi từ các trang bị như bàn ghế, giường ngủ, quạt trần, phòng vệ sinh, đèn chiếu…
 
 ------------------------
 
----------------------------
 
----------------

Ở đây, trong khu vực khép kín của khu công nghệ còn được như vậy thì trong thành phố Sài gòn chắc chắn phải rất đẹp. Tôi cũng chưa nghĩ sẽ ra sao khi tìm gặp được hai cô em gái tôi.
 
Rồi một ngày tôi theo đoàn vào làm các thủ tục công tác trong một toà nhà Tổng Cục Hoá Chất vừa tiếp quản nay trở thành trụ sở của Công Ty Hóa Chất Cơ Bản miền Nam nằm gần chợ Bến Thành. Lần đầu tiên trong đời tôi biết đến thang máy khi lên một phòng tuốt trên tầng thượng. Sau khi làm xong các giấy tờ và thủ tục, chúng tôi được thoải mái đi thăm phố xá.
 
Ngay từ lúc còn ngồi trên xe buýt nhìn cảnh vật dọc theo đường và khu phố dẫn vào Sài gòn, tôi đã thấy vượt trội nhiều lần so với thủ đô Hà Nội. Một vẻ bề ngoài sáng sủa, văn minh lộ ra từ cách phục sức, sinh hoạt của người dân miền Nam. Giờ đây đi bộ trên các con đường trong khu trung tâm thành phố mới thấy bản thân tôi, một người dân miền Bắc quá sức lạc hậu, nghèo nàn… từ bộ cánh (quần áo) trên người. Tôi rõ ràng xa lạ với các tiện nghi đang được người dân trong thành phố này sử dụng.
 
Bên vệ đường và trong các cửa hiệu sang trọng đầy ắp hàng hoá thật đẹp và mới lạ lần đầu chúng tôi được thấy. Có tiền cứ việc vào mua thoải mái khác hẳn với cảnh chen chúc để chờ được tới lượt mua số hàng ít ỏi như cảnh thường thấy ở các khu phố ngoài miền Bắc.
 
Phố xá thì thôi, những tòa nhà to đẹp thấp thoáng sau dòng xe gắn máy chạy hối hả trên đường. Khung cảnh y như ở nước ngoài, một người trong đoàn chúng tôi nói nhỏ cho nhau cùng nghe.
 
Tôi bối rối ngắm nhìn các cô gái miền Nam nói chính xác là cô gái Sài gòn đang dạo bước trên đường. Họ đẹp quá sức, như tiên… từ dáng điệu, mái tóc, y phục mặc trên người và nhất là khuôn mặt của họ lộ rõ vẻ sung túc đài các so với những nữ cán bộ trẻ trong đoàn chúng tôi. Tôi mỉm cười, nghĩ thầm hai cô em gái tôi trong này cũng vậy.
 
Tôi âm thầm tách ra khỏi đoàn để tự mình đi theo ý muốn. Tôi đi rảo qua nhiều con phố Sài Gòn rồi thấy mỏi chân, tôi lấy can đảm bước vào một hàng nước thật đẹp gần một giao lộ lớn, có tên là Cafe Minirex.
 
Chọn một bàn sát khung cửa kính trong suốt có thể nhìn rõ người đi bên ngoài, tôi quan sát chung quanh. Bàn ghế, các bình hoa, quầy thu ngân, khách cùng vách tường trang trí cảnh một rừng cây thật đẹp… thật không khác một tiệm ở nước ngoài trong phim ảnh.
 
Chợt một người hầu bàn bước đến, gật đầu chào tôi rồi hỏi :
- Thưa ông, ông dùng chi ?
Trời ơi! Người hầu bàn này quá lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng thật khác hẳn với cung cách của Mậu dịch viên trong các tiệm ăn ngoài miền Bắc.
 

Tôi lại nghĩ, hay ông ta biết tôi là cán bộ chế độ mới qua quần áo mặc trên người nên xưng hô như vậy? Tôi gọi nước uống và ngầm để ý xem sao.
 
Nhưng không, bất cứ có khách nào vào quán, người hầu bàn này cũng một cách tiếp đón như vậy. Rất tự nhiên, lịch sự mà không khúm núm hoặc hách dịch.
Một thay đổi đã đến trong lòng tôi mà tôi biết điều này cũng sẽ đến với bất kỳ người nào từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa khi đặt chân vào miền Nam ở thời kỳ đó.
Sài Gòn hay nói rộng ra cả miền Nam không phải là một xã hội lạc hậu, nghèo nàn, đói khổ, đầy rẫy cảnh người bóc lột người như bao lâu nay người dân miền Bắc được (hay bị) báo chí, đài phát thanh Hà Nội… mô tả về con người và xã hội của chế độ Ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ.
 
Đây là mô hình của một xã hội văn minh và người nào được sống trong xã hội này quả thật may mắn hơn sống ở xã hội xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc.
 
Tiếc thay ! Một xã hội như vậy lại vừa bị cướp mất đi.
Trương Minh
 
TB: Chỉ những người trí thức mới biết mình bị LỪA , và họ bắt đầu sống trong ân hận hối tiếc cho đến cuối đời. Tôi đã có dịp ngồi nói chuyện với một anh Giáo sư dạy Toán người Hà Nội.
 
Sau khi anh vào Nam để tiếp quản trường học. Gặp nhóm sinh viên chúng tôi anh cười buồn: "Tôi thật ngỡ ngàng không biết phải dạy các em điều gì nữa? "
 
...Sau này anh không dạy học mà cùng vợ bán tại một cửa hàng vải nhỏ. Gặp tôi anh chỉ nói "Một lầm lẫn tai hại cả một thế hệ " ...
 
44 năm rồi họ vẫn không chiếm được trái tim của người miền Nam và họ ngược lại mất đi khá nhiều trái tim của người miền Bắc.
-------------

CHUYỆN XƯA ĐẾN NAY VẪN ĐÚNG 
Trương Minh
Chỉ những người trí thức mới biết mình bị LỪA, và họ bắt đầu sống trong ân hận hối tiếc cho đến cuối đời.

Tôi đã có dịp ngồi nói chuyện với một anh Giáo sư dạy Toán người Hà Nội. Sau khi anh vào Nam để tiếp quản trường học. Gặp nhóm sinh viên chúng tôi anh cười buồn

” Tôi thật ngỡ ngàng không biết phải dạy các em điều gì nữa? ” …

Sau này anh không dạy học mà cùng vợ bán tại một cửa hàng vải nhỏ.
Gặp tôi anh chỉ nói
“Một lầm lẫn tai hại cả một thế hệ ” …
44 năm rồi họ vẫn không chiếm được trái tim của người miền Nam và họ ngược lại mất đi khá nhiều trái tim của người miền Bắc.

NHỮNG BÀI VIẾT THẬT.

(Trích đoạn)
Xe vừa vào địa giới miền Nam, chúng tôi đã bấm tay nhau nhìn khung cảnh mới.

Nhà cửa người dân cùng các công trình đô thị như cầu, đường gần các trục lộ giao thông trông đẹp và văn minh hơn hẳn miền Bắc.

Đi rồi nghỉ ngơi rồi đi tiếp cho đến khi đoàn xe đến được khu công nghiệp Biên Hoà.
Có quá nhiều nhà máy tại đây.

Đoàn 18 người chúng tôi nhìn ngang nhìn dọc từng dãy nhà máy trong khu vực này và tuy không ai nói với ai nhưng đều trầm trồ trước công nghiệp miền Nam.

Rồi chúng tôi được phân công vào công tác trong một nhà máy có cái tên VICACO. Một nhà máy sản xuất chất Sút (NaOH) từ muối biển và cả Acid Chlohidric (HCL) nữa. Một nhà máy bề ngoài trông rất nhỏ mà không ngờ bên trong lại lắp đặt các máy móc tối tân, sản xuất được các hóa chất với sản lượng, hàm lượng rất cao gấp nhiều lần so với công nghệ tại miền Bắc. Chúng tôi ngạc nhiên và ngầm thán phục trong bụng.
Nhìn những công nhân miền Nam đang làm việc tại đây rồi sau đó làm việc chung với họ, tôi mới thấy người dân miền Nam khác xa người dân miền Bắc.
Kiến thức chuyên môn và xã hội của họ hơn hẳn chúng tôi. Kỹ sư hơn hẳn kỹ sư ở miền Bắc và công nhân cũng vậy.

Một sự rụt rè, cẩn thận tự nhiên nẩy sinh trong đoàn tiếp quản chúng tôi. Ai cũng sợ người trong nhà máy tại miền Nam này biết trình độ thực sự của cả đám chúng tôi. Sợ họ cười, nỗi lo chính trong lòng vì dầu gì mình cũng thuộc phía chiến thắng.

Về nằm nghỉ trong căn phòng mà được biết trước đây là các phòng dành cho công nhân ngủ qua đêm nếu phải ở lại tăng ca, tôi suy nghĩ xã hội miền Nam không hề lạc hậu về công nghệ về con người… như lời nói trước giờ vẫn được nghe.

Ngay cả trong buổi họp khi chọn người xung phong vào tiếp quản, cán bộ ngành từ trung ương cũng đã nói như vậy khi động viên cán bộ công nhân viên.
Những dãy nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi từ các trang bị như bàn ghế, giường ngủ, quạt trần, phòng vệ sinh, đèn chiếu…

Ở đây, trong khu vực khép kín của khu công nghệ còn được như vậy thì trong thành phố Sài gòn chắc chắn phải rất đẹp. Tôi cũng chưa nghĩ sẽ ra sao khi tìm gặp được hai cô em gái tôi.

Rồi một ngày tôi theo đoàn vào làm các thủ tục công tác trong một toà nhà Tổng Cục Hoá Chất vừa tiếp quản nay trở thành trụ sở của Công Ty Hóa Chất Cơ Bản miền Nam nằm gần chợ Bến Thành.

Lần đầu tiên trong đời tôi biết đến thang máy khi lên một phòng tuốt trên tầng thượng. Sau khi làm xong các giấy tờ và thụ tục, chúng tôi được thoải mái đi thăm phố xá.

Ngay từ lúc còn ngồi trên xe buýt nhìn cảnh vật dọc theo đường và khu phố dẫn vào Sài gòn tôi đã thấy vượt trội nhiều lần so với thủ đô Hà Nội. Một vẻ bề ngoài sáng sủa, văn minh lộ ra từ cách phục sức, sinh hoạt của người dân miền Nam.

Giờ đây đi bộ trên các con đường trong khu trung tâm thành phố mới thấy bản thân tôi, một người dân miền Bắc quá sức lạc hậu, nghèo nàn… từ bộ cánh (quần áo) trên người. Tôi rõ ràng xa lạ với các tiện nghi đang được người dân trong thành phố này sử dụng.

Bên vệ đường và trong các cửa hiệu sang trọng đầy ắp hàng hoá thật đẹp và mới lạ lần đầu chúng tôi được thấy. Có tiền cứ việc vào mua thoải mái khác hẳn với cảnh chen chúc để chờ được tới lượt mua số hàng ít ỏi như cảnh thường thấy ở các khu phố ngoài miền Bắc.

Phố xá thì thôi, những tòa nhà to đẹp thấp thoáng sau dòng xe gắn máy chạy hối hả trên đường.
Khung cảnh y như ở nước ngoài, một người trong đoàn chúng tôi nói nhỏ cho nhau cùng nghe.

Tôi bối rối ngắm nhìn các cô gái miền Nam nói chính xác là cô gái Sài gòn đang dạo bước trên đường. Họ đẹp quá sức, như tiên… từ dáng điệu, mái tóc, y phục mặc trên người và nhất là khuôn mặt của họ lộ rõ vẻ sung túc đài các so với những nữ cán bộ trẻ trong đoàn chúng tôi. Tôi mỉm cười, nghĩ thầm hai cô em gái tôi trong này cũng vậy. Tôi âm thầm tách ra khỏi đoàn để tự mình đi theo ý muốn.

Tôi đi rảo qua nhiều con phố Sài Gòn rồi thấy mỏi chân, tôi lấy can đảm bước vào một hàng nước thật đẹp gần một giao lộ lớn, có tên là Cafe Minirex.
Chọn một bàn sát khung cửa kính trong suốt có thể nhìn rõ người đi bên ngoài, tôi quan sát chung quanh. Bàn ghế, các bình hoa, quầy thu ngân, khách cùng vách tường trang trí cảnh một rừng cây thật đẹp… thật không khác một tiệm ở nước ngoài trong phim ảnh.

Chợt một người hầu bàn bước đến, gật đầu chào tôi rồi hỏi :
– Thưa ông, ông dùng chi ?
Trời ơi ! Người hầu bàn này quá lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng thật khác hẳn với cung cách của Mậu dịch viên trong các tiệm ăn ngoài miền Bắc.

Tôi lại nghĩ, hay ông ta biết tôi là cán bộ chế độ mới qua quần áo mặc trên người nên xưng hô như vậy?
Tôi gọi nước uống và ngầm để ý xem sao. Nhưng không, bất cứ có khách nào vào quán, người hầu bàn này cũng một cách tiếp đón như vậy. Rất tự nhiên, lịch sự mà không khúm núm hoặc hách dịch.

Một thay đổi đã đến trong lòng tôi mà tôi biết điều này cũng sẽ đến với bất kỳ người nào từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa khi đặt chân vào miền Nam ở thời kỳ đó.
Sài Gòn hay nói rộng ra cả miền Nam không phải là một xã hội lạc hậu, nghèo nàn, đói khổ, đầy rẫy cảnh người bóc lột người như bao lâu nay người dân miền Bắc được (hay bị) báo chí, đài phát thanh Hà Nội… mô tả về con người và xã hội của chế độ Ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ.

Đây là mô hình của một xã hội văn minh và người nào được sống trong xã hội này quả thật may mắn hơn sống ở xã hội xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc.
Tiếc thay ! Một xã hội như vậy lại vừa bị cướp mất đi.
Trương Minh
 
---------------- 
Dao Thuy
Qua một đêm gần như không ngủ ,đã vậy nhiều năm từ ngày mất nước 30/4 cứ như khúc phim chiếu lại…Sáng nay nhìn ra bầu trời u ám mưa gió lại về khiến tôi cảm thấy như mình chới với lặn hụp trong cảnh hỗn độn của buổi sáng ấy buồn bã tuyệt vọng cho tôi…Nhớ lắm buồn nhiều 48 năm rồi từ thuở tóc xanh nay đã bạc đầu sao vẫn là nỗi ngậm ngùi khôn nguôi
---------------

Niềm Vui Nhỏ
Những bài thơ ngắn chân thành cho ngày…
30 THÁNG TƯ, 1975
Thái Bá Tân
Bộ đội Miền Bắc chết
Một triệu một trăm nghìn.
Số lính Miền Nam chết -
Hai trăm tám hai nghìn.
Vì chiến tranh, dân chết
Trên dưới hai triệu người.
Lính Miền Nam cải tạo,
Ngồi tù một triệu người.
Trong số một triệu ấy,
Một trăm sáu lăm nghìn
Chết vì đói, lao lực,
Vì không còn niềm tin.
Trốn chạy khỏi cộng sản
Hơn một triệu rưỡi người.
Hai trăm nghìn đã chết,
Bỏ xác ngoài biển khơi.
Từ đấy, dẫu đất nước
Hết chiến sự, bình yên,
Chín mươi triệu người Việt
Mất tự do, nhân quyền.
Vậy xin hỏi các vị:
Ngày ấy là ngày gì?
Vui mừng và kỷ niệm?
Nhưng vui mừng cái gì?

BÊN THUA CUỘC
Chất của Bên Thắng Cuộc
Ngấm dần sang bên Thua

Qua các đợt học tập,
Ra quân và thi đua.
Rồi làng, phố văn hóa,
Rồi xã, huyện anh hùng.
Rồi những câu khẩu hiệu
Điên điên và khùng khùng.
Rồi quần chúng tự phát,
Rồi dân phòng, an ninh,
Rồi công an chìm nổi,
Đủ các loại kiêu binh.
Rồi thanh niên xung kích,
Rồi các sư hổ mang.
Rồi kiểm điểm dân phố
Rồi cờ đỏ ngập làng.
Rồi thịt mèo, thịt chó,
Rồi khí thế công nông,
Dép cao su, mũ cối,
Chất bầy đàn, lên đồng.
Rồi chi bộ, đoàn thể.
Rồi cải tạo công thương…
Tóm lại, gì cũng có
Từ xứ sở thiên đường.
Và rồi dân Thua Cuộc,
Vốn giản dị, hiền lành
Nhiễm dần từ bên Thắng
Thói giả dối, ma lanh.
Người Miền Nam thua cuộc
Sau chiến tranh kéo dài.
Và bây giờ, thật tiếc,
Lại thua cuộc lần hai.
Chưa nói chuyện dân Bắc
Tranh hết cả việc làm,
Tranh hết chức lãnh đạo,
Giàu hơn dân Miền Nam.
Tội ác kinh khủng nhất
Một chế độ, vương triều
Không hẳn là đốt sách,
Chết chóc và đói nghèo.
Mà làm cả dân tộc
Thành ích kỷ, nhỏ nhen,
Khôn lỏi và mê muội,
Độc ác và đớn hèn.

GIÁO SƯ VÀ THẰNG DU CÔN
Ông giáo sư giàu có
Và gã nghèo du côn,
Nếu đánh nhau, phần thắng
Thuộc về thằng du côn.
Tuy nhiên, sau khi thắng,
Cướp được tiền, thằng này
Không còn gì để cướp,
Phải quay sang ăn mày.
Ăn mày kẻ mình thắng,
Cả tiền, cả trí khôn.
Là cái vốn không có
Ở một thằng du côn.
Xưa, du mục Mông Cổ
Chiếm được đất Trung Hoa,
Rồi sau bị đồng hóa,
Biến thành người Trung Hoa.
Nay, Miền Bắc cộng sản
Xua quân chiếm Sài Gòn,
Cũng đang bị đồng hóa
Bởi văn minh Sài Gòn.
Vậy thì bên thắng cuộc
Chưa hẳn Bắc Việt Nam.
Thắng mà rồi thua đấy.
Thua chế độ Miền Nam.


THẾ HỆ CHÚNG TÔI
Sinh ra trong nghèo đói.
Lớn lên trong chiến tranh.
Về già, nếu còn sống -
Đất nước chẳng yên lành.
Thế hệ chúng tôi đấy,
U sáu mươi, bảy mươi.
Không may dính cộng sản,
Coi như uổng cả đời.
Một thế hệ khốn nạn,
Vĩ đại và quang vinh.
Đáng cháu con thương hại.
Cũng đáng cháu con khinh.
Mà thương hại cũng đúng.
Khinh càng đúng, than ôi,
Vì tiếp tay cộng sản
Là thế hệ chúng tôi.

VÌ SAO?
Nghìn năm Tàu đô hộ,
Người Việt không ra đi.
Bị Pháp, Mỹ xâm lược,
Người Việt không ra đi.
Lạ, cộng sản thắng lợi,
Cả Miền Bắc, Miền Nam,
Sao nhiều triệu người Việt
Lại rời bỏ Việt Nam?
 
---------------
 
Yến Ngọc Hải Âu
AI THẮNG và AI BẠI ?
Ai đã quên lệ nhòa cố quốc
Mất miền Nam giặc bắc năm nào
Chúng hèn hạ trả thù đớn đau
Bao hờn tủi gia đình tan nát
Ruộng đồng cháy phờ phạc khô rát
Nắng Tây _Ninh khám Lớn lao tù
Nơi Suối _máu , Ba_ sao vĩnh cữu
Tống_lê _Chân gió bụi mịt mù
Vào khu rừng khai hoang man dại
Những đêm ngày sốt_rét vàng da
Bao đứa trẻ thiếu cha ngơ ngác
Nơi mái nhà dột nát liêu xiêu
Chiều buông xuống thiếu ăn ốm đói
Đi mót từng đọt chuối củ khoai
Những đứa trẻ mất hết tương lai
Mất hồn nhiên ngày tháng lưu đày
Ai thấu cảnh trời xanh đổ lệ
Trẻ bơ vơ , vợ phải nuôi chồng
Là anh hùng mà phải mang gông
Trong tháng tư là "người chiến bại "
Những vết đau từ nay khép lại
Nhưng hận thù nối tiếp tương lai
Ý thức hệ hai từ cộng sản
Kẻ mang danh chiến thắng khôi hài .
Yến Ngọc Hải Âu
 
-------------
 
TÂN THỜI LUẬN
Nguyen Anh-Vu · ·
NỮ GIAO LIÊN VC, CAO THỊ NHÍP ĐÃ ĐÀO TẨU THEO "MỸ NGỤY"....
Người miền Nam sau 1975 đa phần đều biết chuyện nữ du kích giao liên Việt cộng tên Cao Thị Nhíp ở quận Củ Chi được truyền thông báo chí CSVN thổi đu đủ nỗi phồng lên như bánh phồng tôm...
 
Hình nhân vật nữ du kích Cao Thị Nhíp được đăng nhiều lần trên báo chí và Thông tin tuyên truyền của CSVN cho rằng: Ngày 29/04/1975 lúc xe tăng của Bắc Việt đang tiến vào Sài Gòn theo hướng Tây Bắc thuộc Củ Chi...
 
Lúc đó có một cô gái trẻ 18 tuổi, xinh đẹp, đầu đội mũ tai bèo dẫn đường cho xe tăng Bắc Việt tiến vào đường phố Sài Gòn. Sau này, đạo diễn phim của Việt cộng là Nguyễn Trí Việt, của hãng phim "giải phóng" đã dựa vào nhân vật nữ du kích đó để dựng thành phim "Cô Nhíp".
 
Hiện nay, nữ chiến sĩ Việt cộng trung kiên Cao Thị Nhíp đã sang Mỹ định cư tại Garden Grove, California với tên Mỹ sau khi nhập quốc tịch Mỹ. Có thể bây giờ cô ta là Diana Nhíp, Hellen Nhip, Hilary Nhíp...
 
Theo tìm hiểu qua nhiều người, thì cô Nhíp này đã tìm đường qua Mỹ đã lâu rồi, nhưng không biết đi theo diện nào. Cô ta sống ở Mỹ, cũng như hầu hết Việt cộng nằm vùng và con quan chức Việt cộng đều sống tránh né, không dám lộ diện công khai trước cộng đồng người Việt Quốc Gia ở Mỹ.
 
Không biết giờ ở Mỹ, với tên Mỹ, sống một cuộc đời khác với cuộc đời rừng rú trước đây, hàng năm cứ đến 30 tháng Tư Đen, cô ta, Cao Thị Nhíp, có ăn năn, sám hối nhớ lại tội lỗi của mình góp phần làm sụp đổ miền Nam nhanh chóng không? 
 
Hay cô ta xem đó như một quá khứ "hào hùng", mà những người Việt cộng vẫn đang đua nhau làm như cô ta là: chống Mỹ, nhưng thích xài hàng Mỹ và thích định cư ở Mỹ?!!
Người miền Nam đừng quên Cao Thị Nhíp.
Fb David Trương
Tv Larry Diep chuyển
 
----------
---------------- 
 
More:
* XIN LỖI VIỆT NAM CỘNG HÒA - Nguyễn Trọng Mai 
 
Comment:
* Hoa Dinh Nguyen
Bọn tham nhủng ăn cướp đất của dân, đang đưa con qua Mỹ du học. Bỏ tiền cho con mua nhà ở lại Mỹ và cho thuê kiếm tiền thêm. Mai sau chúng nó đưa cả gia đình qua Mỹ hết....
 

No comments: