Thursday, June 22, 2023

CUỘC TÌNH NGHIỆT NGÃ - Cao H Sơn (fb Son H Cao)

CUỘC TÌNH NGHIỆT NGÃ
Mỗi ngày một truyện của Cao H Sơn
Son H Cao

Trần Anh Tuấn, chàng Trung úy Sĩ quan Địa Phương Quân Bình Thuận, dáng người cao cao với vầng trán rộng, nước da hơi ngăm đen của trai vùng biển mặn Phan Thiết. Cha Tuấn là một công chức làm việc tại Thị xã này. Tuấn là cựu học sinh trường Phan Bội Châu Phan Thiết, Tuấn yêu người bạn học cùng lớp tên Tuyết Lan, người con gái miền “Dừa xanh cát trắng” Mũi Né.
----------------------
Mối tình học trò nhen nhúm trong tim, nhưng Tuấn chưa bao giờ dám thố lộ.

Tuyết Lan với gương mặt trái xoan, chiếc mũi dọc dừa, vầng trán rộng, nước da ngăm ngăm với mớ tóc dài buông xỏa. Tuyết Lan tuyệt đẹp như đóa Lan rừng khởi sắc. Hôm Tuấn nhận được giấy báo tin nhập ngũ, học khóa Sĩ Quan Trường Bộ Binh Thủ Đức, anh mới dám mạnh dạn tỏ tình cùng Tuyết Lan. Thì ra Tuyết Lan cũng đã yêu anh, nhưng còn e ấp chưa dám nói lên vì là phận gái. Nay Tuấn mở lời trước làm Tuyết Lan cảm thấy lòng ấm áp, nàng nhận lời ngay không chút đắn đo. Hai người hẹn thề sẽ làm đám cưới ngày anh ra trường.
 
Chiến cuộc càng ngày càng khốc liệt, Tết Mậu Thân, miền Nam tràn ngập trong khói lửa, quê hương anh, Bình Thuận cũng không ngoại lệ. Giặc đã tấn công vào thị xã Phan Thiết hai lần, nhưng dưới sức chiến đấu kiên cường của Quân Dân BìnhThuận, Cộng quân phải rút về chốn rừng sâu, nơi hang ổ của chúng trong ê chề nhục nhã.
 
Trước tình hình này, ngày ra trường anh chọn về chiến đấu tại quê hương miền biển mặn, để gần gũi gia đình và người mình yêu. Tuấn chọn về Tiểu đoàn đóng gần thị xã để có thời gian chăm sóc cho Tuyết Lan, và sau đó anh kết hôn với nàng. Một đám cưới nhà binh đơn giản nhưng vô cùng trang trọng. Chủ lễ là vị Tiểu đoàn trưởng, khách mời là anh em binh sĩ trong đơn vị. Hơn một năm sau một đứa bé trai kháu khỉnh ra đời được đặt tên Trần Anh Kiệt chỉ trước vài tháng ngày miền Nam bị nhuộm đỏ bởi Cộng Sản Bắc Việt.
Trước đây, gia đình Ông nội Tuyết Lan thuộc gia tộc giàu có tiếng tăm ở Mũi Né. Trong những năm giặc Pháp chiếm đóng quê hương. Cha của Tuyết Lan theo tiếng gọi của quê hương lên đường chống giặc thù như bao chàng trai yêu nước khác thời đó. Ông gia nhập Việt Minh vì lầm tưởng đó là một tổ chức yêu nước Vì là người có học thức nên được tổ chức giao chỉ huy một Đại đội trong đoàn quân kháng chiến.
 
Tại chiến khu Lê Hồng Phong, Cha của Tuyết Lan yêu một người con gái cùng chí hướng. Nhưng mối tình đó cũng đã đã bị trở ngại vì gia đình của Nội Tuyết Lan không đồng ý. Chỉ vì gia đình ông bà Ngoại Tuyết Lan nghèo nên bị bên Nội Tuyết Lan từ chối cuộc hôn nhân này. Tuy vậy, mối tình của người cha và mẹ của nàng là cả một trang tình sử diễm tuyệt. Hai người yêu nhau tha thiết và quyết định kết hôn mặc dù không có sự đồng ý của cha mẹ. Đám cưới đơn giản diễn ra giữa rừng Chiến Khu Lê Hồng Phong, đồng đội cùng chúc tụng cho đôi uyên ương chấp cánh, ít lâu sau sinh được một bé gái đẹp như đóa Lan rừng nên đặt tên là Tuyết Lan.
 
Gia đình của cha Tuyết Lan không đồng ý nên cha của Tuyết Lan không dám đem mẹ Tuyết Lan về nhà. Bé Tuyết Lan được sinh ra giữa Chiến khu giữa lúc cuộc chiến đang hồi khốc liệt nhất. Bất chấp trở lực gia thế, đôi trai tài gái sắc là một đôi uyên ương hạnh phúc. Đến khi hòa bình tạm thời lập lại sau Hiệp định Genever 1954, cha nàng phải đi tập kết ra Bắc theo đoàn quân và theo lệnh Đảng Cộng Sản, vì là một đảng viên trung kiên. Trước tình thế này ông đành đem hai mẹ con về gởi gắm cho ông bà nội.
 
Ngày chia tay thật bùi ngùi, Tuyết Lan còn nhỏ quá chưa biết gì, chỉ có nụ cười hồn nhiên của bé thơ tiễn biệt người cha lên đường. Chiến Khu Lê Hồng Phong một buổi sáng buồn, rừng cây phẳng lặng, những đụn cát trắng chạy dài như vô tận, hàng Thùy Dương rũ bóng bên bờ biển như tiễn đưa. Mẹ Tuyết Lan đưa tiễn chồng lên đường mà lòng bồi hồi chua xót. Không biết đến ngày nào mới gặp lại người mình yêu, và rồi đây sẽ ra sao khi về sống với gia đình chồng. Mẹ của Tuyết Lan đã khóc rất nhiều, khuyên cha của Tuyết Lan nên vứt bỏ tất cả, không đi tập kết ra Bắc ở lại bên vợ con, tiếc gì một ảo tưởng Cộng Sản mơ hồ mà hy sinh tất cả. Nhưng cha của Tuyết Lan vẫn ôm ảo vọng chạy theo một bóng mây chiều. Tin rằng chỉ xa nhau trong 3 năm rồi sẽ đoàn tụ theo lời tuyên truyền của đảng .
Miền Nam, nền Đệ nhất Cộng Hòa được thành lập.
 
 Ông Ngô Đình Diệm được bầu làm Tổng Thống VNCH. Một miền Nam phồn vinh dân chủ thật sự ra đời để đối kháng với một chế độ độc tài đảng trị vô nhân rập khuôn theo Tàu Cộng của miền Bắc. Tập đoàn Cộng Sản đã giết hại biết bao nhiêu người qua Cải cách ruộng đất và các cuộc thanh trừng nội bộ đẫm máu.
Cộng Sản Bắc Việt, công cụ của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Nghe theo lời xúi giục của Nga Tàu, làm tên lính xung kích cho Quốc Tế Cộng Sản, tiến hành cuộc chiến tranh tương tàn nồi da xáo thịt, đánh phá miền Nam. 
 
Người cha của Tuyết Lan, nay đã là một Sĩ quan cao cấp của quân đội miền Bắc, trong đoàn quân Nam tiến, ông ta nắm quyền chỉ huy một Sư Đoàn với cấp bậc Đại tá.
 
Ông bà nội của Tuyết Lan lần lượt qua đời trong nỗi tuyệt vọng vì nhớ nhung thằng con trai độc nhất. Các người khác trong gia đình của Tuyết Lan đâu có ưa gì người chị em dâu này. Tiền tài vật chất đã biến đổi con người thành nhỏ nhặt, tiếng bấc tiếng chì đổ lên đầu nàng dâu, mẹ Tuyết Lan. Vì muốn giữ hạnh phúc lâu dài cho con gái, mẹ của Tuyết Lan đành phải hy sinh ra đi vì không sống nổi trong nghịch cảnh, giao lại Tuyết Lan cho ông bà Nội nuôi nấng. Gia đình chồng gia thế, có thể cho Tuyết Lan ăn học nên người, bảo đảm một cuộc sống bình an. Thời gian sau vì tin chồng biền biệt, không biết chết sống ra sao, nên bà đã đi tìm hạnh phúc mới cho mình. Bà đã kết hôn với một Sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa và đã một lần nữa tìm lại được hạnh phúc. Nhưng đâu có ngờ ngày oan nghiệt tháng tư bảy lăm lại đến.
 
Trước sự bỏ rơi của đồng minh Mỹ, tập đoàn Tư bản, đứng đầu là những ông chủ Do thái bán đứng miền Nam cho Tàu Cộng, để có những hợp đồng béo bở với một tên khổng lồ hơn một tỉ dân còn lạc hậu nghèo nàn. Một phần vì những ông chủ Do thái không muốn nước Mỹ đuối sức vì bị sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, lúc này không còn lợi lộc gì cho tập đoàn này, chúng chỉ nghĩ đến lợi ích là duy trì một nước Mỹ hùng mạnh để bảo vệ mẫu quốc Do Thái.
 
Cộng Sản Bắc Việt tấn công miền Nam, xé rách bản Hiệp định Ba Lê mới ký chưa ráo mực. Với khí tài và hỏa lực cạn kiệt làm sao quân đội miền Nam đương đầu nổi với một tập đoàn xâm lược, được sự giúp đỡ tận tình của Đế quốc đỏ Nga Tàu, và cả một tập đoàn các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Ngày 18/4/75, khi cả Tập Đoàn Quân Cộng Sản chĩa mũi tấn công vào Phan Thiết sau khi thanh toán hết các cánh quân trên đường tiến quân, Trung úy Tuấn theo đoàn quân di tản của Bình Thuận trong đêm 18 ngày 19 vào Vũng Tàu, cũng cố đội ngũ đánh với quân thù trận chiến cuối cùng ngày hai mươi chín tháng tư, để rồi sau đó buông súng theo lệnh của Tổng Thống hai ngày Dương Văn Minh.
 
Sau khi Phan Thiết lọt vào tay giặc vài ngày, trên chiếc xe Jeep của Quân đội VNCH bỏ lại, một Đại tá VC với hai tùy tùng tìm về Mũi Né, tìm lại mái nhà xưa thăm cha mẹ già và người vợ cùng đứa con bé bỏng thân yêu mà ông nghĩ rằng nay đã khôn lớn.
 
Bước vào mái nhà xưa không thay đổi nhiều sau bao năm dài, mong nhìn lại cha mẹ già, nhưng nào thấy, trên bàn thờ là bài vị và hình ảnh cha mẹ trên đó, người Sĩ Quan quân đội Cộng Sản chết lặng trong khoảnh khắc. Mái nhà xưa to lớn rêu phong chỉ còn lại người chị Cả già nua ở lại để lo hương khói tổ tiên, cha mẹ. Qua lời kể lại của người chị, được biết vợ mình nay đã là vợ của một Sĩ quan VNCH tại Tiểu Khu Bình Thuận, còn đứa con gái mến yêu lại cũng lấy một Tr/úy Sĩ quan VNCH là một Đại Đội Trưởng với rất nhiều chiến công oai hùng. Thôi thế là hết, hết rồi! cả bầu trời như sụp đổ dưới chân. Hai mươi mấy năm theo Đảng để gặt hái được một gia đình ly tán. Rồi đây làm sao ngẩng mặt nhìn đời, đồng đội, những người cùng tập kết ra Bắc năm nào, nhưng vợ con họ vẫn chờ đợi. Bao nhiêu năm chỉ chờ có ngày này, nhưng đau xót quá. Nỗi căm hờn chồng chất chỉ biết còn đổ lên đầu hai tên “Sĩ Quan Ngụy”.
 
Bước vào nhà đứa con gái thân yêu tại thị xã Phan Thiết, tim người lính già Cộng sản như khựng điếng. Hình ảnh người xưa hiện ra trước mắt nhưng bóng dáng xưa nay trở thành mơ hồ, một thứ thương nhớ, thù hận cứ chập chờn lẫn lộn. Tuyết Lan ôm chầm lấy người cha đã cách biệt hai mươi năm, dầu sao thì người trước mặt vẫn là người cha mà nàng ước mong gặp mặt. Nỗi ưu tư lo lắng còn hiện rõ trên gương mặt nàng, vì giờ không biết người chồng sống chết ra sao, đang ở đâu? Nghe đâu anh đã lên được tàu thủy xuôi về Nam, nhưng những ngày tháng còn lại thì ra sao? Có thể nay mai, người cha đứng đây sẽ đối mặt với chồng mình. Nghĩ đến đây Tuyết Lan không dám nghĩ tiếp, thôi đành để mặc cho số phận an bài.
 
Sau ngày 30/4/75, Tuấn tìm mọi phương tiện về lại Phan Thiết, mong gặp người vợ trẻ và đứa con trai mến yêu còn bé bỏng, rồi thì ra sao cũng được. Từ Vũng Tàu về Phan Thiết mất hết hai ngày đường trong gian nan, đến khi gặp lại Tuyết Lan anh mới biết mình có người cha vợ là Sĩ Quan cao cấp của Quân đội miền Bắc. 
 
Trước đây Tuấn chỉ biết rằng Cha của Tuyết Lan chết khi Tuyết Lan vừa mới chào đời.
 
Thế cũng tốt, dầu sao thì Tuyết Lan và con anh sau này sẽ có một nơi nương tựa. Và trận chiến nào rồi cũng phải kết thúc với người thắng kẻ thua, anh hy vọng bên chiến thắng sẽ đối xử một cách anh hùng với những người chiến bại. Tuấn từ ngày về đến nay chưa có dịp gặp người cha vợ Đại tá Cộng Sản vì ông ta còn mãi theo đoàn quân chinh chiến tiến về Sài Gòn. Lệnh tập trung cải tạo đến, anh cùng đồng đội mang hành trang lên đường trình diện để học tập thì tất cả bị tống vào Lao xá Phan Thiết.
 
Đâu rồi chính sách đối với tù hàng binh địch của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cứ ra rả cả ngày trên đài Phát thanh. Chúng tôi không cần các người khoan hồng, chỉ hy vọng các người một thời đã tự xưng là đỉnh cao trí tuệ của loài người, đối xử một cách mã thượng có chút tình người, như chính quyền Miền Nam đã từng đối xử với tù binh Cộng Sản các người trước đây. Cha của Tuấn cũng bị đưa đi cải tạo, vì ông cũng là một công chức cao cấp của chính quyền miền Nam. Từ ngày Cộng sản thôn tính được miền Nam, hàng triệu gia đình phải đổ vỡ ly tán. Giải phóng gì đây chỉ thấy miền Nam sống trong địa ngục điêu tàn.
 
Ai nhanh chân chạy thoát được ra nước ngoài, coi như một lần sống lại. Những người hôm qua đây còn cầm chổi quét chợ, hôm nay bỗng dưng là ông bà Chủ tịch oai phong. Một cuộc đổi đời vô cùng bi hài đã diễn ra trên đất nước. Hạnh phúc của dân miền Nam được giữ gìn bằng xương máu bao năm bị bôi lọ bằng những danh xưng thô bỉ ngụy này, ngụy kia. Lớn nhỏ đáng ông bà cũng kêu bằng thằng.
 
Tuấn cùng đồng đội lần lượt được “cách mạng” cho đi qua các trại tù từ Cà Tót và về đến Sông Mao thì mẹ Tuấn vào thăm cho biết cha Tuấn đã chết tại trại tù Cà Lon vì đói khát và cơn bịnh sốt rét hành hạ thân xác già nua. Xác được dập vùi nơi núi rừng hoang dã không cho mẹ anh nhận vê chôn cất. Mẹ Tuấn cho biết Tuyết Lan cùng đứa con trai đã bị người cha đưa vô Sài Gòn giờ đã đổi tên thành Thành Hồ cho tiếp tục đi học, bắt con gái phải cắt đứt quan hệ với người chồng Sĩ quan Ngụy mà cô một đời yêu quý, vì không muốn con gái của ông có liên quan gì đến “Ngụy quân, Ngụy quyền Sài Gòn” làm cản trở đường thăng tiến quan lộ của y.
 
Con tim người Sĩ quan trẻ chợt đau nhói. Tuấn không thể tin là trên cõi đời này lại có người cha nào tàn bạo như vậy, chỉ vì chút danh vọng hảo huyền, và chút tự ti, lòng thù hận đã đánh mất lương tri của một con người. Không ai có quyền bắt con anh phải xa anh, một ngày nào đó chỉ cần còn sống sót ra khỏi nhà tù man rợ này thì Tuấn phải tìm lại đứa con trai, con của anh, cho dù cay đắng xót xa, nhưng biết làm sao đây.
Ở Sông Mao chừng ba tháng, một hôm nọ Tuấn được cán bộ Quản giáo trại xuống phòng giam ra lệnh ăn mặc tươm tất lên Ban Chỉ Huy Trại có chuyện cần. 
 
Tuấn cảm thấy lờ mờ một điều gì đó không tốt sẽ xảy ra đối với anh, gặp ai đây, chắc là một cấp lớn của bên chiến thắng ? và có việc gì quan trọng lắm nên mới nhận lệnh ăn mặc tươm tất. Bước vào căn phòng được trang trí hoa hòe, nào là cờ xí, tượng của lãnh tụ Cộng Sản Hồ Chí Minh vĩ đại, băng rôn đỏ loét. Giữa phòng là một cái bàn dài đã có một người đàn ông đứng tuổi mặc quân phục với quân hàm Đại tá trên cầu vai ngồi chễm chệ sẵn nơi đầu bàn. Chưa được quản giáo giới thiệu, Tuấn đã biết ông ta là cha của Tuyết Lan, tim anh như thắt lại, đây là giây phút mà anh đã mong đợi từ lâu. Con người ngồi đó có cái nét hao hao giống Tuyết Lan. Ông ta lên tiếng mời Tuấn ngồi và tự giới thiệu:
- Tôi là cha con Lan, lúc này tên Quản giáo đã bỏ đi để lại anh đối diện một mình với người này.
- Thưa ông, tôi biết từ khi mới bước vào đây, vì ông rất giống Tuyết Lan. Tuấn nói tiếp:
- Thú thật tôi không muốn làm mất lòng ông vì tôi cần Tuyết Lan và con trai của tôi.
Ông ta nhìn chằm chằm vào mặt Tuấn như đánh giá đối thủ của mình và cũng để đe dọa, cất cao giọng của kẻ cả, nói như ra lệnh:
- Tôi muốn anh kể từ nay kết thúc với con Lan nhà tôi. Tôi không muốn con tôi có quan hệ với một thằng Ngụy quân gây nhiều tội ác với nhân dân như anh.
Tuấn thật sự choáng váng trước câu nói của ông ta nhưng cố nhỏ nhẹ:
- Thưa ông, mặc dù ông là cha của cô ấy nhưng ông không có quyền ngăn cấm Vợ tôi yêu tôi, và bắt tôi phải xa con trai tôi .
Một tiếng đấm mạnh của nắm tay xuống bàn và ông ta nói lớn:
- Mày là thằng nào mà không biết thân phận lại còn chống trả với tao. Tao cho mày biết, mày sẽ chết rục xương trong tù không ngày về. Tao muốn mày biến mất khỏi thế gian này như đứa con trai của mày.
- Sao? ông vừa nói gì? con trai của tôi nó đã...?
Tuấn hỏi lại với giọng hốt hoảng. Người Đại tá Sĩ quan Quân đội nhân dân lạnh lùng lập lại:
- Nó đã chết!
Tuấn chợt thấy bầu trời như quay cuồng sụp đổ, dòng lệ đã khô trong đôi mắt nay bỗng vụt tuôn trào, Tuấn đấm mạnh xuống bàn quát trả bất chấp tên Đại tá VC ngồi đó:
- Khốn nạn! nó là cháu ngoại của ông mà, tại sao ông lại đối xử với nó như thế ?
- Ông Đại tá Quân đội nhân dân mặt hầm hầm rút khẩu K54 ra tay nhảy bổ tới chĩa ngay họng súng vào màng tang của Tuấn quát:
- Câm họng mày lại, mày còn hó hé tao bắn bễ đầu mày, thằng ngụy quân!
Tên Quản giáo hồi nãy giờ đứng bên ngoài cửa nghe hết mọi chuyện vội lao vào khuyên can:
- Xin đồng chí Thủ trưởng bớt giận, tôi sẽ trừng trị tên cứng đầu này, và kéo vụt anh ra khỏi phòng.
 
Thời gian rồi cũng qua đi, Mẹ Tuấn càng ngày càng già, những chuyến thăm nuôi thưa dần và một ngày đó, Mẹ của Tuấn đã không còn sức chống chọi với nỗi mất chồng, con thì bị hành hạ trong ngục tù không ngày về nên bà đã qua đời trong niềm uất hận tột cùng .Sau hơn sáu năm trong các trại tù Cộng Sản, bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng anh không chết, anh phải sống để làm nhân chứng tố cáo tội ác của Cộng Sản. Người con trai miền biển mặn năm nào rồi cũng được trở về mái nhà xưa, nhưng mất hết rồi, mất tất cả, chỉ còn lại tấm thân còm cỏi, với nỗi niềm u uất, chỉ còn lại một tinh thần bất khuất của dòng máu VNCH vẫn còn chảy cuồn cuộn trong người.
 
Tuấn được biết Tuyết Lan sau khi được đưa đi biệt tích, nàng đã tiếp tục lại việc học hành trước đây bị dang dỡ và đã lấy được mảnh bằng đại học ...và cũng đã tìm được cho mình một người yêu thương lấy làm chồng .
 
Nay thì mọi chuyện đã rồi, anh cũng không muốn nhắc lại làm gì cái quá khứ đau buồn. Thời gian cứ chầm chậm trôi qua trong dòng đời . 
 
Tuấn, chàng Sĩ Quan QLVNCH kiêu hùng năm nào, anh cố quên đi một cuộc tình nghiệt ngã, một bi kịch trong cõi trần lao này. 
 
Bây giờ nơi đất khách quê người, hình ảnh người xưa chỉ còn là một bóng mờ, nó đã đi vào dĩ vãng của cuộc đời.....

No comments: