Saturday, July 8, 2023

Thủy Thủ trẻ Huỳnh Văn Hiệp và cuộc đời tỵ nạn cộng sản

Thủy Thủ trẻ Huỳnh Văn Hiệp và cuộc đời tỵ nạn cộng sản
Hiep Huynh

Sau ngày đứt "phim" 30 - 04 - 1975.
Khi đến đảo GUAM ISLAND được nhập trại tỵ nạn OROTE POINT, như đã nói quân số của khối Cơ - Điện - Khí - Phòng tai của Tuần Dương Hạm HQ-5 Trần Bình Trọng còn đủ mặt. 
---------------
--------------

Dẫn đầu là HQ th/tá Nguyễn Văn Kiện, trung/sĩ cơ khí Tâm, tr/sĩ ck Đảnh, tr/sĩ pt Đấu, hạ sĩ1 điện khí Ngàn, h/s1 ck Khang, h/s ck Phá, h/s1 ck Côn, h/s đk Phùng, h/s pt Sang, thủy thủ t/s ck Hiệp. trại tỵ nạn được quản lý bởi US ARMY lính bộ binh họ đối đải với người Việt Nam rất tốt , họ cho ở trong những liều vải của lính rất lớn họ nấu cho ngày 3 bửa ăn tất cã mọi người không phải làm việc gì hết , chỉ đi chơi lòng vòng tìm thân nhân hay đi tắm biển và làm thủ tục với sở Di Trú để được đi định cư ở USA và chờ tới giờ xếp hàng đi lảnh đồ ăn. 
 -------------------
 
-------------------

1 ngày như thường lệ cã đám 10 anh em đi chơi tắm biển , tôi trở về liều vải để lấy thuốc hút khi bước vô liều tôi gặp ông th/tá Kiện và 1 chị mà ông giới thiệu là bạn gái của ông tôi chào chị , ông Kiện nói với tôi ngày mai anh chị đi định cư ở CANADA chào các em tôi nói chúc anh chị đi được bình an. 
 
chiều hôm đó cã đám đi chơi về thì thấy giường bố của ông Kiện trống chơn, mấy đàn anh trắch rằng ông th/tá Kiện bỏ đi mà không nói 1 tiếng nào, tôi nói hồi trưa nầy em trở về liều có gặp ông và 1 chị gái ông gởi lời chào các anh em ông đi Canada rồi. kể từ đó cho đến nay 48 năm qua ông th/tá Kiện mới vừa Tex Messenger cho thủy thủ Hiệp khi ông thấy được bài viết của tôi viết về HQ5, trong đó có ông và khối Cơ - Điện Khí - Phòng Tai tôi rất vui mừng với tình cãm thầy trò xin cầu nguyện cho ông và gia đình được nhiều sức khõe và bình an Amen. 
 
Sau đó cã đám 10 anh em cùng nhau vô sở Di Trú làm đơn xin tỵ nạn chính trị để được nhập cảnh vào nước Mỹ Đế, tất cã đều được chấp nhận dể dàng vì là quân nhân Hải Quân QLVNCH có thẻ căn cước và chứng chỉ tại ngủ. 
 
1 tuần lể sau đó chúng tôi có tên trong danh sách chuyến bay rời đảo GUAM, ngày chúng tôi đến đảo 16 tháng 05 ngày rời đảo 07 tháng 06 - 1975 tổng cộng là 21 ngày xin cám ơn đảo GUAM đã cho người tỵ nạn Việt Nam được tạm trú.
Trại tỵ nạn Fort INDIANTOWN GAP và những chuyện vui buồn 
 
Chúng tôi 437 người tỵ nạn được xe bus chở ra phi trường và lên máy bay BOEING 747 PAN AM để đi vào nước Mỹ, anh em Hải Quân đã cởi "sóng" đã nhiều rồi đây là lần đầu tiên trong đời thủy thủ anh em được cởi "mây trời" tâm trạng tất cã điều buồn vui khó tả. Lộ trình GUAM đến HAWAII HONOLULU 7 giờ bay đến SAN FRANCISCO 8 giờ bay đến sân bay HARRISBUG PENNSYLVANIA 6 giờ bay nữa, các chị chiêu đãi viên tóc vàng da trắng mắt xanh rất xinh đẹp họ lịch sự và dể thương trong ánh mắt của họ nhìn những người tỵ nạn tôi nhận thấy có sự đồng cảm và thương xót, cho những người phải bỏ nước ra đi vì 2 chữ Tự Do xin cám ơn phi hành đoàn và các chị đã đưa chúng tôi đến miền đất "Hứa" chúng tôi chân thành biết ơn, cầu xin ơn trên ban phước lành cho quí vị. 
Amen 
 
Đến sân bay thành phố HARRISBUG. PA thì đã có cở 20 xe School Bus chờ để chở chúng tôi về trại tỵ nạn.
Trại tỵ nạn FORT INDIANTOWN GAP nguyên là 1 căn cứ của US ARMY chu vi rộng cở 40 km2, nằm giữa thung lũng núi non rất đẹp và hùng vỉ dùng để huấn luyện tân binh có cã trường dạy về pháo binh nữa thường nghe họ bắn đì đùng xa xa trong núi.
 
Trại được chia làm 1 - 2 -3 - 4 -5 - 6 khu cã trại chứa được 32 ngàn người Việt Nam tỵ nạn cộng sãn. Khi nhập trại 437 ngừơi chúng tôi được đưa vào Khu-6 chia đều cho những barrack của lính, 10 anh em HQ5 chúng tôi vào barrack T - 6 -28 bên trong có giường sắt 2 tần nệm tấm trải giường trắng tinh, tất cã bắt đầu làm quen học hỏi với cuộc sống mới chờ những cơ quan thiện nguyện bão lảnh ra ngoài bắt đầu cuộc đời dân sự sau chiến tranh.
 
Cuộc sống và sinh họat trong trại như sau 6 giờ ăn sáng 11 giờ ăn cơm trưa 4 giờ ăn cơ chiều ăn ở nhà mess hall do những người lính Mỹ họ nấu, ai có muốn tình nguyện làm phụ họ rất là welcome. Trong trại đời sống rất là kỹ luật và trật tự vì có 1 tiểu đoàn ARMY MILITARY POLICE họ đại diện luật pháp và bảo vệ người tỵ nạn. Nhưng với số 32 ngàn người đa số là thanh niên độc thân tại chổ nên thường xẩy ra những vụ "tình cảm" đánh lộn và "chôm chĩa" lai rai cho nên những gia đình họ có mang theo được "chút đỉnh" gì đó họ rất "e ngại" mấy anh chàng độc thân lắm, cho nên họ thường xem mặt để gởi "vàng" hoặc là gởi "tình" yêu.
 
Khu 6 chúng tôi ở đông anh em của Quân chủng Hải Quân lắm lúc rảnh rổi thì ôi thôi tụm nhau lại để "bà tám" nào giang đoàn căn cứ bờ, hạm đội tàu biển ôn lại kỹ niệm xưa rất vui các anh em hạ sĩ quan từ thủy thủ đến thượng sĩ rất ư là huynh đệ chi binh. Thủy Thủ Hiệp nhí lúc đó mới 19 tuổi còn mấy đàn anh trong đám HQ5 đã 22 - 23 tuổi rồi, hàng ngày Hiệp vào lớp học tiếng anh kiếm ít chữ bỏ bụng rũ các đàn anh không ai tham gia, Hiệp sau giờ cơm chiều đánh Volleyball tối đi phụ tá dạy võ thuật với mấy ông sư phụ. 
 
còn trẻ năng động nên Hiệp quen nhiều gia đình họ thương mến và đối sử với Hiệp tốt lắm tôi cũng thương họ, còn có mấy bà chị lớn hơn Hiệp vài tuổi đòi "bắt xác" Hiệp mấy bà chị cho mà Hiệp nhác quá không dám nhận bỏ chạy mất "dét lào" luôn nghĩ bụng mình còn trẻ quá để đi học cái đã cho tương lai được khá hơn rồi tính sau, qua được vùng đất lành chim đậu rồi phải tiến lên chớ "Lị" xin cám ơn mấy bà chị thân thương. Amen 
 
Mổi ngày điều có nhiều người Việt Nam từ các nơi đưa vào nhập trại, một ngày kia Hiệp đang ngồi chơi trước cửa barrack thì có 1 xe bus ngừng lại thả xuống nhiều người đồ đạc lủ khủ có 1 gia đình 2 vợ chồng và 5 đứa con 4 gái 1 trai họ được nhập vào barrack T - 6 - 28 Hiệp hướng dẫn giúp đỡ họ mang vật dụng lên lầu trên. 
 
ngày hôm sau 2 ông bà xuống tìm Hiệp cám ơn và hỏi cách sinh hoạt trong trại kể từ đó tôi quen gia đình 2 bác, được biết ông là thượng sĩ 1 Nguyễn Văn Phấn lính Không Quân làm việc ở Nha Trang bác gái có sạp bán đồ khô ở trong chợ Đầm cô con gái lớn 19 t tên Kim Oanh, Kim Anh 18 t, Kim Liên 16 t, em trai tên Sơn 14 t, Kim Phượng 12 t về nhan sắc 4 chị em trên điểm trung bình từ 6 đến 7 điểm được như vậy là "tuyệt vời hết xảy" rồi. 
 
2 tuần lễ sau mấy chị em hàng ngày đi học anh văn với Hiệp còn em Sơn thì mổi tối xin theo Hiệp đi học võ 4 chị em đi theo ngồi coi tôi bảo vô tập võ cho khõe mấy nàng mắc cở không chịu , trong lớp tập võ có 2 chị em cùng học Ngân 19 t Linh 17 t nhìn 4 chị em ngồi chờ tôi bổng em Ngân nói lúc nầy sư huynh Hiệp có nhiều em gái đi theo nên thể lực yếu lắm thiệt là hết "ý kiến" 2 ông bà có vẻ vui mừng và quí mến tôi vô tình mà tôi đã được "điểm" cao với gia đình mà không biết. kính thưa ông bà cô bác anh chị em trong trại tỵ nạn đực rựa nhiều hơn phái nữ nên gia đình nào có con gái xinh đẹp họ giữ "kỹ" lắm. Mật ít ruồi thì nhiều có rất nhiều anh chàng nhào vô dự thi nhưng 2 bác có vẻ không bằng lòng nên họ rớt "lột độp" còn thằng thủy thủ Hiệp nhí tôi đâu có dự thi dự tranh gì đâu, tôi sống bằng tình cảm chân thật với gia đình 2 bác tôi thương mấy chị em như anh em không nghĩ ngợi hay dụng ý gì cả, vậy mà tôi được đậu với số điểm "top ten" Bà má cho phép mỏi ngày tôi cùng 5 chị em đi ăn cơm vào nhà ăn mấy chị em bảo Kim Anh ngồi kế bên tôi cười và nói ai mà ngồi gần tôi hay sai bảo lắm đó, nàng Kim Anh trả lời tỉnh queo em thích làm việc đó cho anh Hiệp tôi hết ý kiến, trong nhà ăn có nhiều cặp mắt của những cây si nhìn tôi không được "friendly" cho lắm nhưng thôi việc ai người ấy lo hồn ai nấy giữ. 
 
1 ngày sau giờ học trên đường về em Kim Anh nhét vào tay tôi một vật và nói em tặng anh cái nầy tôi mở ra thì là 1 tờ tiền 5 usd, cuộc đời của thằng thủy thủ Hiệp nhí "thua trận" tãn hàng nầy tôi chưa thấy được chớ đừng nói chi cầm được tờ tiền nầy trong tay, thời đó 1975 có thể mua được 2 cây thuốc hút Pall Mall. Tôi hỏi ở đâu mà em có tiền cho anh không lấy đâu ở trong nầy người ta nuôi cơm mình đầy đủ rồi, Kim Anh nói má mới bán 1 lượng vàng má cho em và bảo nếu con thích thì con cho anh Hiệp để nó mua những vật dụng cần thiết nói xong em bỏ chạy lên lầu mất tiêu. Nếu ai đã ở trại nầy hảy còn nhớ Khu 5 có văn phòng điều hành của trại có cái chợ trời của người tỵ nạn mình có thể mua bán bất cứ thứ gì, kể cã vàng và hột xoàn 1 lượng vàng thời giá 120 usd bác gái là người rất tế nhị và lịch sự bác muốn cho tôi tiền, nhưng bác biết rằng là tôi sẽ không bao giờ nhận nên bác bảo con gái tặng cho tôi để tình cảm tụi nhỏ thêm đông đầy thật là "tuyệt vời" kính thưa cã nhà Facebook nói cho quí vị thương khi rời Quê Hương đi tỵ nạn cộng sãn thủy thủ Hiệp trên răng dưới là "già hồ" trong túi đựng quân trang, chỉ có 2 bộ đồ lính và 1 bộ tiểu lễ trắng và 1 đại lễ cùng 1 ít hình ảnh kỹ niệm đời quân ngủ trong túi không có 1 đồng xu dùng để cạo gió nhưng có nhiều nghi lực và sức mạnh trong sáng biết thế nào đúng hay sai. 
 
tôi lửng thửng đi vào PX - EXCHANCE mua 1 cây thuốc PALL MALL 2 usd, 1 tá quần " xì " 3 cái 1.50 usd cho tôi còn lại 1.50 usd trong đầu tôi nghĩ là sau khi ăn cơm chiều tôi sẽ mua cho 6 anh chị em chúng tôi mổi đứa 1 chai Coca-cola 10 cents 1 chai. Tôi mang cây thuốc lá về đến phòng ngũ thì tất cã 9 anh em HQ5 điều có mặt đầy đủ mấy anh vui mừng lắm vì họ đang "héo" không có 1 điếu thuốc để hút, mấy đàn anh hỏi tôi bữa nay làm gì có tiền mà mầy chơi sang như "đĩ" vậy mua cã cây thuốc luôn tôi chỉ cười và nói các anh cứ "hưởng" đi thắc mắc làm gì cho nó mệt cái thân già.
 
Có những chuyện sau đây làm cho mấy đàn em và thủy thủ Hiệp vui và lên tinh thần.
 
ông phó đề đốc Hoàng Cơ Minh và 3 thằng thủy thủ trẻ ở trại tỵ nạn FORT INDIANTOWN GAP. 
 
cở tháng 7 - 1975 ở trong trại vào buổi chiều 3 đứa tôi Hiệp "khỉ tiền sử" Hòa "heo" Hoàng "đạo dừa" chúng tôi học chung khóa TTHL Hải Quân Cam Ranh, tất cả điều có biệt danh đi kèm theo tên cả 3 lang thang ở PX - EXCHANGE  tôi thấy 2 người đi ngược chiều tôi nhận ra 1 người thì thằng Hòa nói ê tụi bây ông pđđ Minh kìa. 
 
3 thằng tôi đứng lại chào tay và nói pđđ khõe không, ông vui vẽ chào lại ông hỏi thăm tên tuần đứa và ở đơn vị nào, khi đó chúng tôi vẫn còn mặc đồ lính Hải Quân đi tỵ nạn 3 thằng tôi trên răng dưới là "già hồ" có cái gì đâu vài bộ đồ lính. ông Minh bảo đừng gọi pđđ mà gọi bằng anh, ông nói các em còn trẻ quá ra ngoài cố gắng đi học lại nhé và ông móc túi ra cho 3 thằng tui 1 us dollar. 
 
anh cho 3 đứa mua coca cola và thuốc hút lúc đó 1 chai coca 10 cents, 1 gói thuốc 20 cents chúng tôi chào và cám ơn ông anh PĐĐ. 
 
Thủy Thủ Hiệp khi ra trại tỵ nạn về HOUSTON TX nhớ lời ông ban ngày đi làm kho hàng 2 us dollars 1 giờ để sinh sống, tôi xin vào học ban đêm ở HCC - HOUSTON COMMUNITY COLLEGE, 2 năm sau tôi tốt nghiệp bằng trung cấp ELECTRONIC TECHNICIAN và tôi đã làm việc từ đó, cho đến khi tôi về nghĩ hưu năm trước 2020 từ hảng GE OIL AND GAS. 
 
bây giờ an hưởng đi tập thể dục, làm vườn, đi câu cá, đi uống cafe v..v... tôi không bao giờ quên những lời dạy bảo của ông anh phó đề đốc Hoàng Cơ Minh và luôn cầu nguyện cho ông được an nghĩ nơi cỏi Vĩnh Hằng. Amen 
 
Rồi thời gian trôi qua các anh em lần lượt được các cơ quan thiện nguyện bảo lảnh cho ra ngoài định cư với đời sống mới. 
* anh cơ khí Khang - cơ khí Côn - điện khí Ngàn về Pennsylvania. 
* anh phòng tai Sang - phòng tai Đấu - cơ khí Phát về Maine. 
* anh cơ khí Đảnh - về Oregon. 
* Chỉ còn lại anh tr/sĩ Tâm và thủy thủ Hiệp.
 
Rồi 1 ngày ban điều hành trại gởi giấy mời anh Tâm và Hiệp lên văn phòng họ hỏi 2 anh em có đồng ý đi về Houston TX không?. 
 
cã 2 đồng ý ký tên họ phát cho mổi người 130 usd tiền mặt, và có 1 tuần lễ chuẩn bị rời khỏi trại, có 1 điều khi ở trong văn phòng làm giấy tờ Hiệp có gặp ông HQ th/tá Hồ Văn Kỳ Tường ông làm thiện nguyện viên Hiệp đến chào tay và hỏi hạm phó có khõe không ông cười vổ vai tôi và nói gọi bằng anh đi em còn trẻ quá ra ngoài nhớ đi học lại nghe chúc 2 em đi bình an.
 
khi về đến barrack Hiệp thông báo với gia đình bác Phấn thì cã nhà buồn lắm buổi chiều khi đi ăn cơm em Oanh nói với tôi 7 giờ tối nay ba má muốn nói chuyện với anh, 7 giờ tôi lên phòng chỉ có 2 bác còn mấy chị em thì biến đâu mất?. 
 
Bác gái nói với tôi gia đình và mấy đứa em thương mến cậu Hiệp nhiều lắm 2 bác không có con trai lớn hay là cậu ghép hộ để đi ra ngoài sống với gia đình bác được như vậy các em nó vui mừng lắm cậu nghĩ sao cho biết ý kiến. Tôi nói kính thưa 2 bác con cám ơn sự thương mến của gia đình nhưng con với anh Tâm đã hứa đi chung nên không thể thay đổi nước Mỹ tuy rộng lớn nhưng con vẫn đến với gia đình 2 bác và các em dể dàng, ông bà nói 2 bác tôn trọng ý kiến của cậu. 
 
rồi những ngày sau đó tôi nhận thấy em Kim Anh ít nói và rất buồn buổi chiều trước ngày tôi rời trại đi ăn cơm tôi không thấy Kim Anh tôi hỏi thì em Oanh nói nó bệnh đang nằm ở nhà tôi bỏ luôn bửa ăn, chạy trở về lên phòng tôi gỏ của có ai ở nhà không?. Hiệp đây em trả lời anh vào đi tôi bước vào không có ai chỉ có em nằm trên giường em đang khóc tôi đến bên lau nước mắt cho em và hỏi em bị bệnh?. Em nói em mệt lắm tôi nói để anh đi lên nhà ăn xin sữa và nước cam về cho em uống, tôi mang sữa và nước cam về em không chịu uống tôi nói nếu em thương anh thì em uống sữa đi cho khõe tôi đỡ em dậy uống được nữa ly em lắc đầu, tôi đỡ em nằm xuống và nói anh xin lổi em đừng buồn nếu chúng mình có duyên nợ thì anh với em sẽ gặp lại nhau ngày đó sẽ thật là hạnh phúc , tôi hôn lên trán và mái tóc dài dể thương của em chào tạm biệt. 
 
Đây là lần đầu tôi nắm lấy tay em tôi cãm thấy tay em xiết tay tôi thật chặc không muốn buông ra vì em biết nếu buông ra sẽ mất nhau, thú thật là tôi chưa bao giờ nói yêu hay thề hứa với em điều gì cã chỉ có tình cãm của người anh đối với người em gái.
 
4 giờ sáng ngày hôm sau đó là ngày 13 -10 - 1975 tôi và anh Tâm đi lên sân bay ra khỏi cửa xuống tới đường lộ, tôi ngoái lại nhìn barrack T-6-28 lần cuối bổng tôi thấy dưới ánh đèn mờ của khuôn của kính có hình dáng người con gái với mái tóc dài thật đẹp đứng nhìn theo, tôi bước đi mà tan nát cã trong lòng xin tạm biệt người em gái Nguyễn Thị Kim Anh.
 
Năm 1975 Khi được người Mỹ giúp đỡ Di Tản và cho được định cư nơi đất nước tự do nầy Hiệp đã sống trong các trại tỵ nạn do họ quản lý Hiệp có cảm nghĩ và nhận xét như thế nầy người Mỹ họ rất tốt Nhân Văn và Nhân Bản, họ không ngược đãi kỳ thị hay xem thường người Việt Nam tỵ nạn.
 
Có nhiều người trắch rằng Chính Quyền USA đã bỏ rơi miền nam Việt Nam, dạ thưa cùng quí vị đúng hết sức 100/100 nhưng chúng ta hảy tự đấm ngực mà nói "lỗi tại tôi mọi đàng" là vì chúng ta không dùng sức mình làm chính mà cứ dựa vào ngoại bang.
Thủy thủ Hiệp và toàn thể người tỵ nạn luôn biết ơn người dân Mỹ và chính phủ Hoa Kỳ đã giúp đỡ và cho chúng ta được sinh sống nơi đất nước Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền . Amen
God Bless America

No comments: