(7/24/2023)
* Hoàng Phủ Ngọc Tường ra đi không nhắm mắt, cáo trạng tội ác Huế Mậu Thân 1968 không bị chôn vùi! (7/24/2023)
-------------------
Nam Sơn Lê
Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời.
Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời.
Ngày 24/7/2023 Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời tại nhà riêng, thọ 86 tuổi chưa đầy 1 tháng sau khi vợ anh ta là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trút hơi thở cuối cùng.
------------
------------
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một VC nằm vùng thời VNCH, anh ta đã phạm nhiều tội ác với người dân Huế, chuyện này người dân Huế ai cũng đều biết cho dù anh ta luôn cố tình chối tội.
Người Việt mình có câu “tâm sinh tướng”, nghiệm ra không sai vào đâu được, nhìn mặt anh này vào cuối đời trông dữ dằn như chứa đầy oán khí, thậm chí lộ ra cái ác một cách rõ rệt.
Thật là đau đớn đối với những gia đình có người thân bị giết vào Tết Mậu Thân 1968 tại Huế (Có 204 người dân xứ Huế đã bị chôn sống) một cách dã man như chôn sống, đập đầu bằng báng súng v.v… Trộm nghĩ, Nếu chết chỉ vì bom đạn chiến tranh thì nỗi đau dù có lớn bao nhiêu nhưng với thời gian cũng có thể xoá nhoà…
Không biết có phải những tội ác anh ta đã gây ra đối với người dân Huế có ám ảnh anh ta hay không mà đến cuối đời anh ta phải thốt nên những câu thơ dày vò, ân hận một cách bi thảm.
“ Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang”.
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang”.
Hay
“Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…”
(Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…”
(Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Bây giờ anh ta đã lìa đời, cũng mong cho anh ta được yên nghỉ, những thù hận anh ta đã gây ra cũng cần được xóa bỏ,
nhưng tội ác của những kẻ phạm tội giết người như anh ta thì chúng ta vẫn không được phép quên.
--------------------
---------------
Đến 86 tuổi mới chết. Chưa bao giờ hắn hối hận những tội ác do hắn gây ra. Họ không bao giờ nhận tôi và bao giờ hắn cảm thấy cảm thông cho những người nạn nhân mất mát.
Lúc năm 1980 đi vượt biên chung gia đình người mẹ và hai đứa con ngang bằng tuổi của tôi. Người mẹ ở goá chồng có hai đứa con dễ thương và rất tốt. Người chồng là sĩ quan đã chết vào lúc Mậu Thân mất xác
Người mẹ và hai đứa con còn đau buồn tới tận năm 1980 tức là 12 năm sau.
Người vợ của ông sĩ ban sáng sớm còn khóc. Đứa con gái tròn 4 tuổi lúc cha qua đời và đứa con trai chưa gần 3 tuổi. Nhắc tới người cha, cả hai đưa rưm rứm nước mắt. Tôi cảm nhận sự đau khổ của ba mẹ con tới tận ngày hôm nay. Tôi còn thấy buồn nữa.
Tên đao phủ thật là máu lạnh và không hiểu sao hắn sống thọ thật. Hay ông Trời cho hắn cơ hội xám hối?
Tuy nhiên hắn máu lạnh cắt phát lờ và lịch sử sẽ lên án hắn sau này.
Hắn còn có đứa con gái lấy chồng Việt Kiều đang ở Mỹ. Còn gái nó còn quảng bá bọn Việt Cộng tìm cách đi định cư Mỹ. Cha chống Mỹ và còn nó mê Mỹ thấy mẹ.
Không có con nó gởi tiền Mỹ cứu nó; đồng lương chết đói thì nó chết từ lâu… Thật bất công sao con nó bò sang Mỹ được.
Nó chống Mỹ ngoài mồm tuy nhiên không có tiền Mỹ nó chết từ lâu. Cái xe lăn của nó do đế quốc Mỹ làm ra và thuốc men nó cũng do bọn đế quốc chế tạo
Thế thì chống Mỹ làm gì chẳng hiểu
Thế thì chống Mỹ làm gì chẳng hiểu
---------------------
Bút Thép
Vĩnh Thạnh · ·
HUẾ ƠI…!
HOÀNG hôn cho một kiếp người.
PHỦ màn vải trắng vương nhiều máu tanh .
NGỌC xanh sao lắm bợn nhơ ?
TƯỜNG in vết đạn , tường loang máu đào !
Nguyễn Ngọc Tân
Vĩnh Thạnh · ·
HUẾ ƠI…!
HOÀNG hôn cho một kiếp người.
PHỦ màn vải trắng vương nhiều máu tanh .
NGỌC xanh sao lắm bợn nhơ ?
TƯỜNG in vết đạn , tường loang máu đào !
Nguyễn Ngọc Tân
* An Nguyen
Đi gặp Diêm Vương rồi xuống tầng địa ngục A Tỳ.
* Nguyễn Thế
Còn hai tên đao phủ nữa .. nhà Huyết học Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng phủ Ngọc Phan
* Huynh Long
Nguyễn Thế
2 tên này sống cũng như chết cơi vậy thẵn thờ như kẽ ko còn não đừng để
cho hắn chết đễ mọi người quyền rũa nó sống chĩ còn lại một bộ xương
khô.mầy thằng này là đệ tử cũa đám khờme đõ giết người ko gốm tay thật
nhục nhã cho một kiếp người thành ác quỷ. Trần gian
* Lạnh Như Băng
Đáng đòi con chó ngọc tường
* Tth Nguyen
Nó cũng sống khỏe phẫn cả đời chúa hối hận gì đâu nhìn mặt nó là biết sát nhân thứ thiệt rồi
* Nguyễn Thế
Oan hồn đang hỏi tội Ngài … Ngài đồ tể …
* Huynh Long
Sao hắn chết sớm quá vậy sống thêm dài năm nữa để người đời quyền rũa tội ác cũa hắn.tên tội ác chiến tranh.
* Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Hắn sống chật đất, nhưng tôi mong hắn sống trường thọ...
Xuống là địa ngục nhốt rồi
Làm gì có kiếp luân hồi mà mong...
* Nguyễn Vạn Toàn
Những vần thơ cuối đời dày vò tâm trí, khi xuống tay ch.ôn số.ng 204 người dân xứ Huế trong Mậu Thân 1968.
Những vần thơ cuối đời dày vò tâm trí, khi xuống tay ch.ôn số.ng 204 người dân xứ Huế trong Mậu Thân 1968.
“ Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang”.
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang”.
Hay
“Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…”
(Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Làm sao trả nổi luân hồi
Ngàn năm địa ngục đón chờ ngày sau.
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…”
(Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Làm sao trả nổi luân hồi
Ngàn năm địa ngục đón chờ ngày sau.
* Sang Nguyen Tan
Hồ Thụy Mỹ Hạnh - lấy gì để chứng minh Ông Trời có mắt đây ?
* Huỳnh Hòa
Chúc mừng
những tên TỘI ĐỒ đoàn tụ trong chảo lửa* Nguyễn Thanh Ngọc
Huỳnh Hòa chúng chết một trăm kiếp nữa cũng không đủ đền tội cho dân Huế nữa hén chị
* Huỳnh Hòa
Nguyễn Thanh Ngọc . Đúng vậy đó em
* Út Linh Dã Quỳ Phạm
Còn nhiều kẻ phản trắc nữa!
* Nguyễn Thanh Ngọc
Út Linh Dã Quỳ Phạm dạ anh . Từ từ em nào cũng có
* Út Linh Dã Quỳ Phạm
Nguyễn Thanh Ngọc Cầu nguyện cho tụi nó sống tới 150 tuổi.
* Nguyễn Thanh Ngọc
Út Linh Dã Quỳ Phạm để nó bị ám ảnh suốt đời luôn hả anh
* Út Linh Dã Quỳ Phạm
Nguyễn Thanh Ngọc Dạ sống không xong, chết không xong.
* Hoa Trương
Người xưa nói không sai:"...người chết để tiếng".
* Bông Cải
Nguyễn Thanh Ngọc ! Trước đây em có đọc hồi ký của chị Nguyễn Thị Thái Hòa (hiện giờ chỉ ở Úc)
cả
nhà chị là nạn nhân trực tiếp của 2 anh em thằng này và con mụ Nguyễn
Thị Đoan Trinh, bọn chúng trực tiếp giết sinh viên, học sinh và những
người chúng ghét rất dã man,
vô google gõ hồi ký Nguyễn Thị Thái Hòa sẽ hiện ra nhiều link nhưng tất cả bị chặn rồi chị ạ
* Nguyễn Thanh Ngọc
Bông Cải chị cũng có đọc nhiều bài viết về mấy tên ác quỷ này lắm em . Chị tin ngày trả giá của chúng rồi sẽ đến mau thôi
* Pham Kỳlam
Hoa Trương luật nhân qủa thường hay đến muộn ...gieo gì gặt đó!
* Nguyễn Thanh Ngọc
Pham Kỳlam dạ đúng rồi anh
* Xin Huynh Cong
Đang nằm trong chão dưới 9 tầng địa ngục
* Toan Vo
Mấy
thằng ăn cơm quốc gia thờ việt cộng đúng là thời tới rồi,vài ngày lại
có Thằng lật gọng đi theo Tám Keo.Sắp tới chắc là tên phản phúc nguyễn
thành trung,trần lòng ẩn,mụ già kim cương,bạch tuyết,thanh tuấn,nguyễn
đắc xuân,lê văn nuôi,hoàng phủ ngọc phan…Bọn bất lương,phản phúc nầy
thằng nào gần cuối đời cũng bi đát,gia cảnh tan nát người đời Khinh ra
mặt.
* Nguyễn Thanh Ngọc
Toan Vo xuống dưới chúng hợp sức nhau giải phóng luôn địa ngục đó em
*
Nguyễn Hélène My Hanh
Chết trùng tang , con vợ đầu tháng thằng chồng cuối tháng , tiếp theo là cả gia tộc
* Daniel Hoang
Vẫn còn nhiều thằng chó chểt làm thơ chia buồn cái chết của HPNT đó !
* Kim Hao Cao
Tôi muốn hắn sống đến 110 tuổi. Tiếc là hắn chết sớm
* Dao Huynh
Nếu quả thật có đời sống the giới bên kia !!!? Thì chú mầy sẽ gặp già Hồ ở 19 tần địa ngục !!!? Thằng khốn nạn !!!??
* Huynh Long
Tôi
ko ngờ một nhà văn lại là một tên đao phủ giết người ko gốm tay.rất
tiết hắn chết sớn quá đễ hắn dài năm con những thân nhân mà bị hắn giết
quyền rũa 3 đời hắn ko đào thấy
* Phạm Việt Trung
Hoàng
Phủ Ngọc Tường ơi, ngươi là nhà văn, nên chắc chắn học nhiều & hiểu
biết nhiều. Ắt ngươi đã biết con người là do thượng đế sinh ra, và chỉ
có thượng đế mới có quyền trên hết với tất cả mọi người chứ ? Ngươi đã
tướt quyền TĐ để giết chết người hàng loạt trong đau đớn tột cùng !
Ngươi chắc chắn bị trừng phạt thể xác, và linh hồn sau khi lìa đời.
* Lan Huong Nguyen
Một tên đồ tể cấp quốc gia... nhưng bây giờ vang dội khắp năm châu.
* Ma Vy Phuong
Đường nội thành .đền xưa ai tàn phá . ?
( Cơn mê chiều.Nguyen mình khôi)
Thưa giáo sư các đồng chí đacosa của ông ạ
Đường nội thành .đền xưa ai tàn phá . ?
( Cơn mê chiều.Nguyen mình khôi)
Thưa giáo sư các đồng chí đacosa của ông ạ
* Nguyễn Vạn Toàn
Những vần thơ cuối đời dày vò tâm trí, khi xuống tay ch.ôn số.ng 204 người dân xứ Huế trong Mậu Thân 1968.
Những vần thơ cuối đời dày vò tâm trí, khi xuống tay ch.ôn số.ng 204 người dân xứ Huế trong Mậu Thân 1968.
“ Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang”.
Hay
“Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…”
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang”.
Hay
“Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…”
(Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Làm sao trả nổi luân hồi
Ngàn năm địa ngục đón chờ ngày sau.
Làm sao trả nổi luân hồi
Ngàn năm địa ngục đón chờ ngày sau.
* Hoàng Tú Ngô
Thảm sát mậu thân nên đưa vào chương trình học cho học sinh florida nha ông thống đốc.
Bông Cải
Mày và đám đồng bọn nằm vùng nhảy núi là những đứa sát nhân máu lạnh giết người không run tay. Còn những đứa ghi lời thương tiếc RIP mày là những con giòi trong đống phân, rồi những đứa bấm like ủng hộ những con giòi này là những con bọ hung ủi cứt
Mày và đám đồng bọn nằm vùng nhảy núi là những đứa sát nhân máu lạnh giết người không run tay. Còn những đứa ghi lời thương tiếc RIP mày là những con giòi trong đống phân, rồi những đứa bấm like ủng hộ những con giòi này là những con bọ hung ủi cứt
------------------
Tuy Nguyen
MỘT NHÂN VẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG CÁI CHẾT CỦA THƯỜNG DÂN TRONG VỤ THẢM SÁT KINH HOÀNG TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI HUẾ: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG TRÚT HƠI THỞ CUỐI CÙNG
MỘT NHÂN VẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG CÁI CHẾT CỦA THƯỜNG DÂN TRONG VỤ THẢM SÁT KINH HOÀNG TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI HUẾ: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG TRÚT HƠI THỞ CUỐI CÙNG
Tin từ người thân của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cho hay, vào 2:30 AM ngày 24 Tháng Bảy, ông Tường đã trút hơi thở cuối cùng, nhưng có lẽ quá bối rối nên người thân mới công bố vào hôm sau. Ông Tường mất ở tuổi 86, sau một thời gian dài bệnh nặng.
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 Tháng Chín 1937 tại Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tốt nghiệp Ban Việt Hán - trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, tốt nghiệp cử nhân Triết học - Đại học Văn khoa Huế trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Là một nhân vật trí thức tên tuổi nổi bật ở Huế, mỗi buổi giảng của ông ở các trường đại học luôn tràn ngập sinh viên theo dõi và phấn khích theo các ngôn luận chống Việt Nam Cộng Hòa sắc sảo của ông.
Từ năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường đi theo cộng sản, tham gia các hoạt động tuyên truyền và thường xuyên dẫn đầu các chỉ trích chế độ Việt Nam Cộng Hòa trên mặt trận văn nghệ. Sau năm 1975, ông Tường được chính quyền mới đưa vào chức Tổng thư ký, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên cũ, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 1998, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đột nhiên trở nên bệnh nặng, và nằm liệt giường từ đó đến nay. 18 ngày trước, vợ ông, là bà Lâm Thị Mỹ Dạ, cũng là một đồng chí trên mặt trận văn nghệ đã qua đời.
MỘT NHÂN VẬT GÂY NHIỀU TRANH CÃI VÀ CHỈ TRÍCH
Hoàng Phủ Ngọc Tường từng được coi là gương mặt trí thức nổi bật của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng sau khi đi theo cộng sản, đã dần rơi vào những dữ kiện tranh cãi không ngớt về tư cách cũng như qua biến cố thảm sát Mậu Thân 1968, khi cộng sản tiến chiếm Huế và giết hàng ngàn người dân vô tội, trước khi rút đi.
Năm 1981, khi trả lời cho loạt phim truyền hình về chiến tranh Việt Nam, có tên "Việt Nam Thiên sử Truyền hình" của đạo diễn Stanley Karnow, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường xuất hiện, mỉm cười và nói về những người đã chết trong vụ thảm sát là "những con rắn độc".
Kể từ đó, dư luận nhiều phía chỉ trích không ngớt về ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, thậm chí chính quyền Hà Nội cũng có vẻ ngại ngùng nhắc đến ông, vì sự kiện thảm sát Mậu Thân bị xét như một cuộc đại khủng bố, mà Hà Nội trong quá trình cố gắng đi vào thế giới phương Tây thì muốn xóa dần những điều tồi tệ về mình.
Năm 2018, đột nhiên xuất hiện một lá thư được phát đi từ nhà văn Nguyễn Quang Lập, được cho rằng ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đọc cho con gái viết, cậy nhờ gửi đi, như muốn xin lỗi và tỏ bày. Trong đó, ông nói vì sự kiêu ngạo của tinh thần cộng sản mà ông đã đứng ra nói như một nhân chứng về thảm sát Mậu Thân. Ông Tường xác nhận những hình ảnh liên quan ông quả thật là bản gốc cuộc phỏng vấn, và ông cũng thú nhận: "Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim Việt Nam Thiên sử Truyền hình, để trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu Thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc".
Thư viết: "Mậu Thân 1968 tôi không về Huế... Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm, xin ngàn lần xin lỗi. Tôi đã tự rước họa cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và quy kết tôi như một tội phạm chiến tranh". Bức tâm thư này có tên "Lời cuối cho câu chuyện quá buồn" được cậy nhờ đăng tải trên Facebook Nguyễn Quang Lập ngày 10 Tháng Hai, 2018.
Lời thú nhận vào lúc đó của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường được đưa ra đúng thời điểm Nhà nước Việt Nam đang tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm 50 năm biến cố Mậu Thân 1968 như một "trận đại thắng". Nhà nước cộng sản trước đây vẫn hay sử dụng ông Tường như một nhân chứng sống để phản bác các cáo buộc về vụ thảm sát Mậu Thân. Theo phía quân đội cộng sản và ông Tường dựng nên, khẳng định tội ác này là do Mỹ gây ra, rồi đổ tội cho quân đội cộng sản miền Bắc.
Ông Tường xác nhận trong thư rằng: Không thể lấy "tội ác của Mỹ" để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu Thân 1968. Ông đã mang theo một "nỗi thống thiết tận đáy lòng", mỗi khi nghĩ về "những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân". Theo ông Tường, đây là "một sai lầm không thể nào biện bác được".
Tuy nhiên, ngay lá thư này cũng gây nhiều tranh cãi như chính cuộc đời đi theo cộng sản của ông. Việc nằm xuống của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường được khép lại trong sự tiếc thương của đồng nghiệp gần gũi, đồng hương và những người biết ông lâu năm; và cả sự oán giận không nguôi của những người từng trải qua hoặc từng đọc biết về sự kiện kinh hoàng Mậu Thân trong lịch sử đương đại quá nhiều oan khiên của Việt Nam.
Đọc lại bức tâm thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường:
"Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.
Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu Thân 1968. Vậy xin thưa:
1/ Mậu Thân 1968 tôi không về Huế. Tôi, TS. Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái (thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên) để đón các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm... lên chiến khu.
Mồng 4 Tết tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị- Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là "tình hình phức tạp" không về được. Chuyện là thế. Tôi đã trả lời ở RFI, Hợp Lưu, Báo Tiền Phong Chủ Nhật... khá đầy đủ. Xin không nói thêm gì nữa.
2/ Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình" trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu Thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.
Tôi xác nhận đây là link clip tung lên mạng là bản gốc cuộc phỏng vấn. Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất "tôi", "chúng tôi" khi kể một vài chuyện ở Huế Mậu Thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến.
Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viện nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: "Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra...". Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu Thân 1968.
Tôi đã nói rồi, nay xin nhắc lại:
Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.
3/ Từ hai sai lầm nói trên tôi đã tự rước hoạ cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và quy kết tôi như một tội phạm chiến tranh.
Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi.
Ngày 1 tháng 2 năm 2018
Hoàng Phủ Ngọc Tường
-----------------
Yến Ngọc Hải Âu
Cả ba thằng đều là cộng phỉ nhuốm máu dân Nam ta.
Các 'NHÀ HUYẾT HỌC" ở Huế Mậu Thân (1968)
(từ trái sang: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn)
Cả ba thằng đều là cộng phỉ nhuốm máu dân Nam ta.
Các 'NHÀ HUYẾT HỌC" ở Huế Mậu Thân (1968)
(từ trái sang: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn)
SÚC VẬT ĐỘI LỐT NGƯỜI
Những người làm chứng gian By Huy Phương -
Trong ngành tư pháp, trước toà án hay trong vòng điều tra, một lời khai báo gian dối, không đúng sự thật được xem là một trọng tội; xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khác.
Những người làm chứng gian By Huy Phương -
Trong ngành tư pháp, trước toà án hay trong vòng điều tra, một lời khai báo gian dối, không đúng sự thật được xem là một trọng tội; xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khác.
Nếu người làm chứng khai báo gian dối khác với sự thật mà mình biết thì sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác điều tra của cơ quan chức năng. Do đó, pháp luật có những quy định và hình phạt đối với hành vi người làm chứng gian.
Ngày nay tại hải ngoại, nơi có nhiều người Việt đang sinh sống, chúng ta thấy và nghe đầy dẫy những lời chứng gian trong các địa hạt, nhiều nhất hiện nay là món "dược thảo!" Ðể củng cố lòng tin của khách tiêu dùng, người ta đã mời rất nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong cộng đồng trong giới thể thao, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu... để mời mọc giới tiêu thụ bằng những lời lẽ không thật, gian dối, tức là những lời chứng gian.
Tâm lý quần chúng là nghe theo những lời chứng này. "Thuốc không hay sao trên đài phát thanh và truyền hình người ta khen dữ vậy!" "Thuốc không hay sao diễn viên này khen, ca sĩ nọ giới thiệu!"
Cuối cùng họ đem số phận và sức khỏe của mình thử thách cùng một loại nghệ thuật quảng cáo rất tầm thường nhưng có mãnh lực thu hút và nhồi nhét ý niệm rất mạnh mẽ!
Quần chúng thì chạy theo thần tượng, tên tuổi nên "cả tin" những gì họ nói, phô này, đôi khi cả những lời thề thốt, nhưng sự thật chưa bao giờ người quảng cáo có can đảm, uống một viên thuốc hay dùng sản phẩm của viện bào chế hay nhà sản xuất nọ đưa ra thị trường. Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ Bob Dole năm 70 tuổi đã quảng cáo cho loại thuốc cường dương Viagara, nhưng liệu thứ thuốc này hiệu nghiệm với ông như thế nào, vì đây là chuyện phòng the riêng tư của vợ chồng ông.
Trong chuyện chính trị, nói dối và hứa gian là những chuyện thường tình. Ðể tuyên truyền hay tán dương cho một chế độ người ta đã không thương tiếc khi dùng những kẻ gian dối để làm chứng gian cho họ, và những kẻ chứng gian đã sẵn sàng bỏ qua lương tâm và sự thật để "biểu diễn lập trường," trả nợ cơm áo hay vì sợ hãi cường quyền.
Vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968, qua cuốn phim của Lê Phong Lan với những "nhân chứng" xứ Huế như Nguyễn Ðắc Xuân , Hoàng Phủ Ngọc Tường và Trịnh Công Sơn là những chuyện làm chứng gian nguy hiểm nhất!
Trong một khúc phim, Lê Phong Lan phỏng vấn Nguyễn Ðắc Xuân, Xuân đã phủ nhận hoàn toàn chuyện thảm sát, nghĩa là Cộng Sản không giết ai cả, đây là do phản kích tâm lý chiến của phe VNCH, và Huế là nơi duy nhất đã đạt được cả hai mục tiêu "tấn công" và "nổi dậy". Sự thật việc "tổng nổi dậy" là một chuyện hoang tưởng của phe Cộng Sản, không ai minh chứng được tên tuổi hay đơn vị quân đội, quần chúng địa phương nào đã "nổi dậy!" Sự thật là Việt Cộng đi đến đâu, dân Huế bỏ chạy đến đó, nghe chữ Việt Cộng là dân Huế "són đái" ra quần rồi. Ðây cũng là một thứ miệng lưỡi gian xảo của một người chứng gian được gọi là nhà "sử học!" Hay ông cho rằng quân nổi dậy được đếm trên đầu ngón tay, là anh em nhà họ Hoàng, cha con Nguyễn Ðoá và ông?
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một chứng gian tệ hại hơn. Luôn luôn nói rằng mình, trong thời gian Tết Mậu Thân, không có mặt ở Huế, nhưng trước ống kính truyền hình quốc tế thì Tường làm chứng gian rằng mình đã "lội" trong máu, mà không biết, khi bật đèn pin lên mới thấy đó là máu của 200 nạn nhân, trong một cuộc ném bom vào một bệnh viện trong thành nội Huế. Tôi chưa nói đến sự phi lý máu của 200 người chảy từ bệnh viện ra đường, thứ máu không đông đến nỗi ngập đường mà ông Tường phải "lội" mà không nghe mùi tanh. Tường cũng làm chứng gian nói rằng những phụ nữ miền Nam mang thai, có chồng tập kết ra Bắc đều bị công an, cảnh sát đạp cho văng thai nhi ra ngoài, và công chức Huế mỗi ngày Lễ Tết đều phải đến quỳ lạy tại nhà ông Ngô Ðình Cẩn. (số này đương nhiên là phải có HPNT và tác giả bài viết này!)
Khi nghe Nguyễn Ðắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường "ăn gian nói dối" chúng ta không ngạc nhiên vì họ là những người Cộng Sản, nhưng đến phiên Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ có tài đã để lại nhiều sự ái mộ trong lòng quần chúng, cũng chịu làm chứng gian cho bộ phim chối tội "Mậu Thân 1968" của Lê Phong Lan thì chúng ta hoàn toàn thất vọng!
Phát biểu của Trịnh Công Sơn trong bộ phim Mậu Thân 1968 của Lê Phong Lan là: " ...quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát!".
Tôi là một nhân chứng có mặt Huế trong suốt thời gian 24 ngày trước khi quân Việt Cộng rút ra khỏi Huế. Trong thời gian này, gia đình Trịnh Công Sơn, có cả Ðinh Cường từ Saigon ra ăn Tết với Sơn, đã từ Phú Cam (nhà Sơn) chạy về trường Trung Học Kiểu Mẫu (toà Khâm Sứ cũ) được dùng như một trại tạm cư để tránh Việt Cộng.
Từ Saigon ra, gia đình tôi cũng từ Chợ Cống tránh VC chạy về đây. TCS đã ở đây cho đến ngày VC rút ra khỏi thành phố. Như vậy trong những ngày này, lúc nào, ở đâu, TCS đã tiếp xúc với bộ đội Bắc Việt, để có nhận xét rằng: "quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát?" Vậy thì ai là thủ phạm? Hay mấy nghìn dân Huế cùng nhau tự trói mình, tự nhảy xuống hầm và cùng... tự sát?
Nếu VC gặp một thanh niên đeo kính trắng, trắng trẻo, tóc dài, dáng dấp thư sinh như TCS thì chắc chắn người nhạc sĩ này không thoát cảnh nằm chung với đồng bào trong các hầm chôn tập thể. Thời đó, bọn ở trong rừng ra, biết TCS là ai?
Lời chứng gian này là một điều xúc phạm đến nỗi đau của hàng nhìn gia đình có thân nhân chôn chung trong 22 hầm tập thể.
Vậy mà Lê Phong Lan dám nói rằng: "Không có nhân chứng nào có thể nói dối trong những cuộc phỏng vấn này.
"Hình đính kèm "
"Hình phụ dẫn "
---------------
Nó có mặt tại Huế trong Mùa Xuân Man Rợ năm xưa.
Những lời thú nhận của nó trong cuộn phim Lịch Sử 10000 Ngày Chiến Tranh Vietnam là chân thật.
Lý do tại sao gọi là chân thật?
Vì thời gian đó, khi nhận lời phỏng vấn của bọn phản chiến Hoa Kỳ, chúng nó, bọn cộng sản đang còn say men chiến thắng, đang còn hung hăng con bọ xít.
Vì lý do đó, nó thằng đồ tể của xứ Huế năm Mậu Thân, bộc lộ ra hết sự thật dã man của nó và đồng bọn.
Những lời thú nhận của nó trong cuộn phim Lịch Sử 10000 Ngày Chiến Tranh Vietnam là chân thật.
Lý do tại sao gọi là chân thật?
Vì thời gian đó, khi nhận lời phỏng vấn của bọn phản chiến Hoa Kỳ, chúng nó, bọn cộng sản đang còn say men chiến thắng, đang còn hung hăng con bọ xít.
Vì lý do đó, nó thằng đồ tể của xứ Huế năm Mậu Thân, bộc lộ ra hết sự thật dã man của nó và đồng bọn.
Dù sau này, khi bị bọn bắc cộng, vắt chanh bỏ vỏ, nó lên tiếng bào chữa.
Nhưng tôi vẫn tin những lời nó nói trong cuộn phim đó là sự thật.
Những thằng con nào, nói rằng : Nghĩa Tử- Nghĩa Tận với trường hợp của thằng đồ tể này, tôi địtluôn cả nhà chúng nó.
Phải nên nhớ rằng :
Bọn cộng sản Hà Nội, tức là bọn việt cộng đang thống trị đất nước bây giờ, chúng nó có nhúng tay vào máu của những người dân Huế năm 1968.
Không riêng gì anh em và đồng bọn của thằng đồ tể Hoàng đao phủ thủ xứ Huế này.
Còn con nguyễn thị đoan trinh, tự là conđĩ mất trinh nữa, nó đang sống ở Sài Gòn.
Con này là một trong những đứa giết người không gớm tay, trong hơn 1tháng trời cùng với quân cộng nô chiếm Huế.
Lều báo việt cộng nói rằng :
Thằng đồ tể này ra đi thanh thản. ĐM, sao tụi nó biết là thằng này ra đi thanh thản?
* Tội ác của nó để lại đời sau cho con cháu nó lãnh. Như vậy có thể nói là ra đi thanh thản hay không?
Nói ví dụ ngắn gọn : Con cháu nó sẽ không bao giờ dám hãnh diện để tự giới thiệu với đời :
Tôi là con, cháu của hoàng đao thủ ngọc tường. Chết vì tự bốc cứt ăn.
Mà con cháu nó phải sống lẫn trốn, hoặc tự thu mình lại trên cuộc đời này.
Thanh thản cái đầu tía tụi bây .!!
Tao cầu cho hồn mày đời đời ngập dưới hố fân...ĐM mày thằng đồ tể
-Quang Cầu Muối-
---------------
Nguyễn Thị Thái Hòa
một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân 1968
một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân 1968
Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân, như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh…
Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.
Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.
Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như phòng cấp cứu, phòng bệnh nội thương… thì giờ thực tập được chia làm ba ca, sáng, chiều và đêm… Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau.
Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ. Hai tuần trước tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm. Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn tết.
Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè…
Sau bữa cơm tối mồng một tết, khoảng 8 giờ 30, anh hai lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.
Tối mồng một tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.
Nhưng qua nửa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại…
Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3-4 giờ sáng, bất thần không biết tứ ngõ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực.
Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba… rớt ngay con đường phía trước cổng chính BV, kề phòng cấp cứu… Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân.
Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tứ bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?” Tôi nói “từ phòng cấp cứu”. Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà Sơ dòng áo trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có Sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeane d’ Arc.
Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà Sơ, và mấy người nữa.
Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên ai ở thì cứ đâu ở đó.
Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay họ đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết.
Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy Sơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được. Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu…
Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm… cầm hơi!
Tôi quyết định chạy về tìm gia đình.Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng BV, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run, hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng, Không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hãi, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hải từ cổng sau BV chạy vô.
Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẫy, tôi khuỵu xuống.Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau BV. Hai đứa tôi run rẫy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam) nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của mình” nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi.
Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.
Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn.
Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn, anh Hải hoảng hồn chạy trở ra. Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với HPNP. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.
Gặp Văn, Phan nạt nộ, tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương! Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn HPNP nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.
Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời HPNP nói.
Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị HPNP bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chỗ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiến súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến HPNP và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy. Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô BV, và tình cờ gặp tôi trong đó.
Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn khoa, tôi bỏ ý định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn Khoa tìm anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ tìm cách đưa anh vô Bv cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chỗ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại. Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vùa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng thì nói, Ti ơi, vô BV trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi. Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi.
Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane d’Arc, thì gặp bọn HPNP lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi… tải thương!
Phan không trả lời Văn, hắn nhìn tôi ác độc, mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về. Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu. Trước đây tôi không hề biết mặt HPNP mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này vì trước năm 68 tôi còn là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi thì biết, vì họ là những lớp sinh viên đàn anh, đã từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe “tranh dấu, lên đường xuống đường” của những năm trước.
HPNP to nhỏ gì với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về thìVăn thấy một chiếc xích lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeane d’Arc.
Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nhìn lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích lô. Xác anh đã cứng. Đùm ruột lòi ra ngoài trông rất khủng khiếp. Hai mắt vẫn còn mở trừng. Miệng vẫn còn há ra.
HPNP vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi. Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết! Văn run rẫy lắp bắp, dạ lạy anh, em không dám nữa mô. Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên. Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi. Qua khỏi cầu một chút. Suốt quảng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại vì có HPNP chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi.
Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đã mấy ngày không có gì trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi rán sức đẩy chiếc xích lô, trong lúc HPNP cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ còn ai nữa không? Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đã tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu.
Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhã đạn xuống,Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của mình. Mừng chưa kịp no, thì trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là VC đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều. Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại nồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn. Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thang bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn xuất hiện hối chúng tôi đi.
Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con, nín đi con ơi. Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nhìn. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống tìm đường trốn lên Phú Lương thì bị bắt giữ.
Tôi định dừng lại hỏi thăm thì HPNP trờ xe tới nạt nộ “đi, mau ngó chi!”
Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.
Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả.
Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi. Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bộ đội ngoài Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…
Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới.
Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới.
Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi thì HPNP và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi, không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê!
Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi thì ở gần cầu Kho Rèn.
Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi HPNP biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này.
Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi. Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội. Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui con sống. Tôi không khóc được, tôi run rẫy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con còn sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ.
Tôi không nói vì quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây? Văn òa khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nổi ni…
Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.
Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhẩy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà… Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn HPNP cũng vừa vào đến.
Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi. Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi, thằng Lộc, thằng Kính ở mô? Ông nội nói tui không biết. Phan gằn giọng, ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn tết ở đây mà ông không biết răng được? Ông nội nói, ba ngày tư ngày tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biêt tụi hắn ở nhà mô mà chỉ!
Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng.
Tôi đứng núp sau lưng ông nội, HPNP hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn, Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!
Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao, tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô.
Thằng Phan càng la lớn, tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti. Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba… Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to, đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống…
Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc Anh Lộc tìm cách tuột xuống,thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì HPNP đã nỗ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.
Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó dành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván. Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính.
Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi bắt anh Văn theo. Còn lại một mình, tôi bò lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi bò sang anh Lộc, bò sang anh Kính, tôi lạy, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mắt mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng vòi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi. Không biết bao lâu thì tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không còn sức để ngồi lên. Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu, khi tỉnh dậy thì thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của ông nội đang ở trong nhà.
Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước phòng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau. Hai bác gái đem tôi vào phòng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không còn khóc được, không còn mở miệng nói được câu nào. Ngày cũng như đêm ngồi rủ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không còn sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi!
Nhìn thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống. Thiệt ra nhà nội cũng chẳng còn chi. Gạo cơm, bánh mứt thì bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu còn dấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau.
Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó.
Đã hơn bảy ngày, xác đã bắt đầu sình lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại. Một buổi tối bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin họ đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Họ bảo ừ thối quá rồi thì chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt.
Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nĩ, mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Họ không cho. Họ phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc…
Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt. Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn. Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rõ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rõ từng tiếng cuốc xẻng đang đào đất. Tâm rí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đòi đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết…
Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, thì tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đòi đoạn, thì tôi biết chuyện gì đã xẩy ra cho Văn. Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa cứt và nước đái trong người tôi túa ra.
Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội hò hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo. Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng vò đầu,bức tai, giọng tức tưởi, thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi, bác Hậu đấm ngực, không biết thằng Văn đã chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa… Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn.
Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội. Chắc nhà ông tôi chẳng còn người để mà giết, chẳng còn của cải chi để mà cướp nữa.
Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tư bề.
Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một mình, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đã tìm đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nĩ tôi rán ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn tìm mạ con răng?
Hôm sau nữa tôi theo gia đình bác Hậu tìm đường chạy lên Phú Lương vì nghe nói lính Mỹ, lính mình đã thấy xuất hiện chung quanh đây rồi. Đi xuống ngã cầu Kho Rèn thì cầu đã bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không còn nhớ là mình đã đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau, khi mô mà có mọc chê hay đạn pháo chi đó thì bọn VC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc.
Cuối cùng thì tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội. Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tội như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương.
Sau khi Huế được giải thoát, ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi, tang lễ được cử hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế. Gia đình anh Văn đồng ý cho anh Văn đươc nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi.
Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đình vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần đường rầy xe lửa) thì bán cho ai đó tôi không rõ.
Thưa Quý Vị,
Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau dớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.
Sau Tết Mậu Thân, những người bà con còn lại của tôi quá đau khổ, sợ hãi, họ đã âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống…
Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đình tôi lại là những nạn nhân của CSVN ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai còn lại cũng đã chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù CS.
Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế.
Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người thân yêu trong Gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.
Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết.
Xin trình ông tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại:
* Tên ông nội: Nguyễn Tín, 70 tuổi.
* Ba người anh:
* Ba người anh:
- Nguyễn Xuân Kính, sinh viên y khoa, sinh năm 1942.
- Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên luật, sinh năm 1946
- Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949
* Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.
Nguyễn Thị Thái Hòa
- Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên luật, sinh năm 1946
- Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949
* Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.
Nguyễn Thị Thái Hòa
Tưởng nhớ 7.600 người dân Huế bị thảm sát trong cuộc tổng tấn công của Cộng Sản, Tết Mậu Thân 1968.
Hồ Sơ Tết Mậu Thân 1968:
- Thảm sát Tết Mậu Thân 1968 : Tội ác chống loài người
- 50 NĂM CUỘC THẢM SÁT MẬU THÂN (1968-2018)
- Nguyễn Thị Thái Hòa, nhân chứng sống trong đợt thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế
- HUẾ ƠI, BAO GIỜ RỬA ĐƯỢC HỜN OAN?
---------------
(Huế - Tết Mậu Thân 1968)
Đi Nhận Xác Thầy
---------------
Kính dâng hương hồn các vị Giáo Sư Đức Quốc:
Giáo Sư Gunther Krainick và Phu Nhân:
-Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Greifswald 1943
-Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Freiburg 1951
-Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Freiburg 1954
-Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Y Khoa Huế
Giáo Sư Raymund Discher:
-Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
-Trưởng Khu Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế
Bác Sĩ Alterkoster:
- Phụ Tá Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương
- Bác Sĩ thường trú khu Truyền Nhiểm
Những vị, với lương tâm chức nghiệp cao quí và lòng vị tha vô bờ đối với bệnh nhân, đã mãi là gương sáng của chúng tôi.
Những vị đã bỏ mình nơi quê người vì tâm hồn bác ái và tình nhân loại (Tết Mậu Thân 1968)
Lần giở những trang trân trọng đầu tiên của cuốn luận án Y Khoa; nhìn tên, tước vị của các Giáo Sư người Đức, bỗng nhiên tôi thấy lòng bồi hồi dâng lên niềm đau xót vô vàn với những tiếc nuối khôn nguôi. Những thương yêu, kính mến, với biết bao kỷ niệm và lòng tri ân với các vị; đã vì thiện tâm, chấp nhận hy sinh, xa gia đình, xa bạn bè, xa tổ quốc thân yêu, để đem sở học và nguyện ước của mình, đi truyền rao để khai hóa tận một xứ sở kém mở mang, xa xôi hẻo lánh, đầy dẫy hiểm nguy, ở tận bên kia bờ Đại Dương.
Ước nguyện của quí vị thật dễ thương và hiền hòa là làm sao tạo dựng những bác sĩ Y Khoa tài năng, để đem sở học phục vụ bệnh nhân, phục vụ con người, phục vụ Y đạo ở ngay xứ sở họ.
Thế nhưng, những hy sinh cao quí, từ những con người nhân ái đó, đã bị trả một giá quá đắt - bằng chính mạng sống của họ - bởi những tên cộng phỉ xâm lược man rợ đầy thú tính từ bắc việt; đã lạnh lùng và tàn nhẫn ra lệnh thủ tiêu họ, không một chút tiếc thương, trong biến động do chính bọn chúng gây ra, trong lần bọn xâm lược này tấn công xâm chiếm cố đô Huế; trong dịp Tết Mậu Thân 1968. (Sài Gòn trong tôi/Tôn Thất Sang)
Hạ tuần tháng 4, năm 1968.
Khoảng gần hai tháng, sau Tết Mậu Thân, cố đô Huế đã được Quân Đội VNCH tái chiếm (25 tháng 2 – 1968 dựng lại cờ tại kỳ đài chính của cố đô Huế).
Huế, sau những ngày bị bọn quỉ đỏ tràn ngập, đã nhuộm máu đào tang thương và đẫm nước mắt khóc than! Không có phường nào, xã nào, không có xóm nào, không có gia đình nào, là không có người thân ngã gục, cha xa con, vợ mất chồng hoặc bằng viên đạn, hoặc bằng con dao, hoặc bằng cán cuốc...Có hàng loạt ngưòi bị chôn sống, sau khi bị cột thành từng “xâu người”, nối kết lại bằng dây dừa, dây điện thoại...
- Nào Phú Thứ oán khí ngất trời, với tiếng khóc và màu tang phủ trắng cánh đồng!
- Nào chùa Áo Vàng (Tăng Quang Tự), nào lăng Tự Đức.
- Nào Trung Học Gia Hội, với hầm chôn tập thể, nơi mà trường học biến thành lò sát sinh, nơi mà bọn súc sinh “phản sư diệt tổ”
- Hoàng Phủ Ngọc Tường,
- Hoàng Phủ Ngọc Phan,
- Nguyễn Đắc Xuân,
- Nguyễn Thị Đoan Trinh,
- Nguyễn Đóa,
- Tôn Thất Dương Tiềm,
- Tống Hoàng Nguyên,
- Hoàng Lan,
- Nguyễn Thiết,
- Nguyễn Bé,
- Nguyễn Hữu Vấn,
- Trần Văn Linh,
- Lê Văn Hảo (Chủ Tịch của “cái-gọi-là” Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình tại Huế),
- Thích Đôn Hậu,
- Thích Trí Tịnh,
- Thích Thiện Siêu …..
Tất cả những tên ác thú này đã chứng tỏ bản chất khát máu, man rợ, đê hèn, tiểu nhân của bọn cộng phỉ để chôn sống hàng loạt con người bằng xương bằng thịt với nỗi đau kinh khiếp, rợn người mà oán khí chất ngất của họ chắc chắn sẽ đời đời theo níu chân bọn chúng và gia đình mà đòi món nợ xưong máu ngút trời này!
-Nào Khe Đá Mài, Bãi Dâu, Tây Lộc..., mà mỗi địa danh là một chứng tích không thể chối cãi về những tội ác man rợ, kinh khiếp đến rợn người, gây ra bởi loài quỉ đỏ cộng phỉ uống máu người không biết tanh!!
Huế tang thương lầy lội
Huế rách như xơ mướp!
Huế tiêu điều với tường xiêu, mái đổ
Huế với thép gai giăng mắc
Huế như mặt kẻ bị đậu mùa!!
Huế với B40, với AK47, với CKC báng đỏ,
Huế đầy nước mắt với khăn tang,
Máu đỏ tanh hôi chảy ngập đàng,
Hoa cúc, mai vàng sau chẳng thấy?
Chỉ còn hoang lạnh với ly tan?!!
Các nạn nhân vô tội đã bị bọn sát nhân khát máu mang ra sau chùa bắn theo kiểu hành quyết KGB với một viên đạn vào đầu. Thiếu Tá Từ Tôn Khoáng thì bị bọn chúng ra lệnh bắn nát thây với hơn 200 viên đạn vào người !
Sở dĩ tìm được các xác chết tại khe Đá Mài là do oan hồn của một thanh nữ Phật Tử bị bọn ác thú việt cộng thủ tiêu để diệt khẩu, đã chết oan uổng, tức tưởi, nên đã hiển linh về báo mộng cho mẹ đi tìm xác và đưa đẩy bà mẹ này đến khe Đá Mài. (Sài Gòn trong tôi/Tôn Thất Sang)
Trong cái cảnh hỗn mang ấy, tôi đi giữa kinh thành Huế tang thương, đổ vỡ, lạc lõng, bơ vơ, không định hướng như bị mộng du. Tôi đi mà lòng ngậm ngùi thương tiếc như lạc mất người yêu xưa! Tôi đi, nhìn, nghe, phân vân, bồng bềnh như đang sống trong một cơn ác mộng khủng khiếp !
Bỗng tôi hoảng hồn vì tiếng Vespa rít lên bên cạnh, đồng thời với cái vỗ vai làm tôi giật bắn người:
-Đã biết tin gì chưa?
Tôi định thần nhìn lại, thì ra Đặng Ngọc Hồ, tôi hỏi.
-Tin gì mà có vẻ gấp rút thế?
-Tìm thấy xác của các thầy Krainick, Discher, Alterkoster và cả xác bà Krainick nữa!
-Trời ơi, có chắc không, ở đâu?
-Nghe đâu gần chuà Tường Vân, phía trên giốc Nam Giao. Rồi Hồ nói luôn:
-Ban đầu dân họ tưởng người Mỹ, họ báo với tiểu khu. Tiểu khu liên lạc với Lãnh Sự Mỹ, thì được biết phía Mỹ tuy có thiệt hại khá nhiều, nhưng không có mất tích. Sau liên lạc với viện Đại Học mình và với Lãnh Sự Quán Tây Đức thì biết Đức bị mất tích 4 công dân: 3 nam và 1 nữ. Bây giờ thì hoàn toàn trùng khớp.
Tôi chưa kịp đình thần, thì trong tiếng còi inh ỏi, đã trông thấy Bùi Hữu Út xuất hiện như một cơn lốc trên chiếc xe gắn máy, lạng và thắng nhanh như chớp! Tôi và Hồ vừa vội vàng nhảy tránh cú lạng vừa nói cho Út biết... Đằng xa lại thấy Lê Đình Thiềng, chở Nguyễn Quang trờ tới...
Bọn tôi, vội vàng làm cuộc họp “bỏ túi” trên lề đường Trần Hưng Đạo, gần Chi Thông Tin ở chân múi cầu Trường Tiền, bay giờ đã gãy một nhịp do đạn pháo kích của bọn cộng phỉ xâm lược từ phương bắc – vết ô nhục do đoàn cán binh cộng phỉ bắc việt để lại, khắc một vết nhơ sâu đậm trong lòng người dân xứ Huế có lẽ đến muôn đời sau. (Sài Gòn trong tôi/Tôn Thất Sang)
Khi đó vào khoảng mười giờ sáng, cái lạnh của những ngày đầu Xuân len lén như dao cắt vào da thịt, lại thêm cái nắng quái của ngày Xuân, sao hôm nay lại khác thường, nó nhợt nhạt, vàng vàng, tai tái như da của một xác chết. Nó như bàng bạc mùi tử khí của một thành phố đang ung mủ, đã có lắm người chết oan khiên uất hận; chúng tôi chợt nghĩ đến các thầy và thương quá là thương.
Tôi đề nghị anh Hồ qua tiểu khu hỏi lại tình hình an ninh vùng đó đã ổn chưa, rồi sau đó, chúng tôi lên xe, chở nhau, nhắm vùng Nam Giao trực chỉ.
Một hồi sau, Tiểu Khu cho một tiểu đội, trên chiếc xe Dodge, với vũ khí đầy đủ đi mở đường, nhắm hướng vùng chùa Tường Vân. Anh Thiếu Úy bảo bọn tôi ngồi chờ ở ngã ba đường Nam Giao, ngã rẽ vào chùa Tưòng Vân để chờ họ báo tin. Khoảng nửa giờ sau, viên sĩ quan trở lại bảo tình hình an ninh an toàn, ụ không có mìn bẫy và hiện tiểu đội ông vẫn bám sát địa hình.
Đột nhiên ông buồn bã, ngậm ngùi nói:
-Quân tôi, cùng một số dân trong xóm, đang đào đất, thấy nhô lên bốn cái đầu tóc, trong đó có một đầu tóc màu bạch kim. Thật tội nghiệp quá!
Bọn tôi nhìn nhau thở dài:
-Chắc là thầy Discher rồi!
Mái tóc màu bạch kim, hơi dợn sóng của người thầy tài ba thưong mến học trò, xem học trò như con, không ngừng ám ảnh tâm hồn chúng tôi đến xót xa.
Bọn tôi cám ơn viên Sĩ Quan và tất cả lên xe, nhắm hướng chùa Tường Vân trực chỉ.
Chùa Tưòng Vân nằm về hưóng tây nam núi Ngự Bình (hưóng Nam Giao, từ phố đi lên), đi quá chùa Sư Nữ một quãng xa thì rẽ phải, con đường mòn đất đỏ, thoai thoải dốc với nhiều ổ gà và nhiều bụi rậm. (Sài Gòn trong tôi/Tôn Thất Sang)
Ngôi chùa với mái rêu phong, cỗ kính, chung quanh sân rộng là những ngọn trúc la đà. Ở giữa là ngọn giả sơn Ngư Tiều Canh Độc. Xa xa, về phía dưói ruộng là hàng tre bao phủ, xanh ngắt một màu, xen kẽ mấy cây lồ ô, thân vàng có sọc xanh, dịu dàng lay động trứoc gió. Cảnh chùa tuy đẹp, nhưng bọn tôi không còn lòng dạ nào thưởng ngoạn khung cảnh nên thơ!
Vừa xuống xe tại sân chùa, đã nghe tiếng cuốc xẻng và thấy vài người dân địa phưong tụm năm tụm ba, cùng một vài anh em quân nhân đang xúm xít đào bới tận bờ hào tre, cách sân chùa khoảng 200 mét. Bọn tôi vội vàng chạy lại:
-Tội quá các anh ôi, 3 ông, 1 bà. Tất cả đều bị bắn giống nhau. Tụi việt cộng thật quá dã man, tán ác ! Tiếng một quân nhân phát biểu.
"... Trong chiếc hầm chật hẹp đó, 4 ngưòi ngoại quốc đều bị trói thúc ké, hai tay bị bẻ quặt ra sau lưng, bị siết chặt bằng giây điện thoại truyền tin..."
Tôi vội vàng nhìn theo tay anh chỉ, thấy ba quân nhân đang cùng một vài ngưòi dân, tay cuốc, tay xẻng, nhẹ nhàng xúc đất và cát lên từ một chiếc hầm đào vội; bề dài khoảng 3.0m, bề ngang khoảng 1.0m và bề cao khoảng 1.0m, vừa đủ cho thế quì thẳng đứng của một ngưòi ngoại quốc! Trong chiếc hầm chật hẹp đó, 4 ngưòi ngoại quốc đều bị trói thúc ké, hai tay bị bẻ quặt ra sau lưng, bị siết chặt bằng giây điện thoại truyền tin.
Nhìn mặt họ đều bị biến dạng thê thảm. Thái dưong trái là lỗ đạn vào, thái dưong phải là lỗ đạn ra, nên bị phá ra toang hoát; mắt lồi hẳn ra ngoài! Đưòng đi ngọt xớt của viên dạn do chính kẻ luôn luôn miệng trơ trẽn và lố bịch rêu rao lấy lưọng khoan hồng và nhân đạo làm nền tảng để xử thế, đã làm méo mó, biến dạng những khuôn mặt hiền hoà của các vị thầy chúng ta.
Các Thầy đã “được giải phóng” bởi những tên tay sai man rợ ác ôn của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của bọn Bắc Bộ Phủ dựng nên ! Chúng đã đang tâm đi “giải phóng” những con ngưòi chỉ biết đem tình thương và lòng nhân ái ra cứu chữa cho mọi ngưòi bệnh tật, nghèo đói. (Sài Gòn trong tôi/Tôn Thất Sang)
Sau đó, chúng tôi cùng nhau, ngươi một tay phụ giúp anh em chuyển xác quí thầy lên xe của tiểu khu và đưa vào nhà xác của Bệnh Viện Trung Ương Huế.
Cả thành phố Huế xôn xao, cả bệnh viện xôn xao! Nhiều ngưòi đã khóc nức nở. Có nhiều tiếng khóc thầm lặng ở khu nội thưong, phòng cấp cứu, khu truyền nhiểm, khu nhi đồng…..
-Ôi, còn đâu nữa vị Bác Sĩ trưỏng đoàn, luống tuổi, hồn nhiên, thưong yêu sinh viên, đã luôn luôn tận tụy trong bài giảng, trong lâm sàn, suốt đêm ngày khám bệnh ở khu Nhi Đồng. Thân mật với sinh viên, vui đùa, xem như con; chúng tôi thưòng gọi ông là Bon Papa.
Có lần, trong khi chuông reo, chờ giáo sư đổi giờ vào giảng, chúng tôi thuờng nghịch ngợm “câu giờ”; mặc dầu chuông reo, nhưng chưa chịu vào lớp. Tôi cùng Lê văn Mộ, Trần Xuân Thắng, Hoàng Thế Định…đứng cheo leo trên mép thành cửa sổ lầu hai, nói chuyện phiếm. Ông đi lại nhắc nhở:
-C’est l’heure!
Chúng tôi giả bộ không nghe, ông vội trờ tới, nheo mắt, lo lắng mĩm cưòi nói:
-N’avez vous pas peur de tomber du ciel?
Tôi làm bộ sắp rơi từ cửa sổ đáp:
-Si, mais je veux voler dans le ciel plein de beaux nuages, mon bon papa.
Ông vội vàng chạy lại, hai tay nhẹ nhàng nhất bỗng tôi lên, đặt xuống sàn nhà, hào hển nói:
-Oh, Il faut faire attention, mon pauvre enfant!
Bọn chúng tôi cười sảng khoái vì câu đựoc giờ, ù chạy vào phòng học. Bon Papa mệt nhọc theo sau!
Còn đâu những kỷ niệm êm đềm bên ngưòi Thầy yêu quí, ngưòi đã đem hết cuộc đời tận tuỵ để phụng sự khoa học. Lẽ ra Thầy phải về nước dưõng bệnh một thời gian, sau khi bị cơn bệnh “Japanese Encephalitis” vật vã một thời, tưỏng như gần “đi đứt”. Tuy nhien ông đã ở lại vào dịp Tết Mậu Thân nghiệt ngả và bọn quỉ đỏ đã bắt Thầy cùng vị phu nhân can đảm, yêu thưong chồng, xin được đi theo để chăm sóc chồng cho đến ngày cuối cuộc đời thì Bà cũng bị xử bắn luôn!
Xin vĩnh biệt thầy cùng phu nhân.
Nguyện cầu Thầy cùng phu nhân thanh bình trong cõi vĩnh hằng, ở nơi không còn hận thù, ở nơi mà bọn quỉ đỏ phải lánh xa. (Sài Gòn trong tôi/Tôn Thất Sang)
-Ôi, còn đâu nữa, Bác Sĩ Raymund Discher - ngưòi BS trẻ tuổi, điềm đạm và trầm tĩnh, vui tính và nhân hậu nhưng nghiêm khắc, ngày đêm ở khu truyền nhiễm, với tương lai đang rực sáng, Nhớ lại những “Family Party” thầy và cô thỉnh thoảng mở ra, mời sinh viên một vài lớp đến dự trong căn apartment nhỏ ấm cúng, bên bờ sông Bến Ngự. Thầy và cô hạnh phúc bên nhau như đôi vợ chồng mới cưói, thức ăn nhẹ, ruợu chát đỏ, vừa chuyện trò với đám sinh viên và nghe những tấu khúc bất hủ của Mozart trong không gian của buổi chiều đang tắt nắng, chỉ còn lại ánh đèn vàng của gian phòng ấm cúng.. Hạnh phúc của thầy cô bình yên và miên viễn đến chừng nào.
Tuy nhiên định mệnh năm Mậu Thân đã khắc nghiệt cướp đi mạng sống của người chồng tài hoa. Thầy vừa mới đưa vợ về nước, và đáng lẽ thầy còn được nghỉ, mọi ngưòi đều khuyên nên ở lại, nói tình hình ngoài Huế không an ninh, nhưng thầy lại tìm đủ mọi cách ra Huế để giảng dạy sinh viên cho kịp thời khoá biểu riêng mà thầy đã lập sẳn!
Bọn quỉ đỏ cộng phỉ bắc việt man rợ khát máu đã nhẫn tâm hành quyết thầy bằng viên đạn xuyên thái dương đầy thù hận!
Nguyện cầu linh hồn Bác Sĩ Raymund Discher sẽ mãi mãi bình yên ở chốn vĩnh hằng.
-Ôi, còn đâu nữa Bác Sĩ Alterkoster, ngưòi Bác Sỉ trẻ tuổi, đẹp trai, tận tâm ở khu truyền nhiễm. Alterkoster với bộ râu quai nón đầy vẻ giang hồ của một tay hải tặc khí phách “Le Viking”, đôi mắt xanh biếc ánh lên nét thông minh và nhân từ; nhìn chung rất lôi cuốn và nhất định phải là một “good guy”. Alterkoster rất thân mật và hoà đồng với sinh viên, ông thưòng rũ sinh viên lên Kim Long, Thiên Mụ ăn chè, ăn bánh bèo .. Tướng ông rất tốt, xem qua không thể chết yểu được, ngờ đâu lại bại dưới tay “sát thủ” của đảng và bác!
Nguyện cầu BS. Alterkoster sẽ mãi mãi ở nơi chốn Thiên Đàng.
Tối hôm đó, chúng tôi, hầu như tất cả các sinh viên Y khoa còn tại Huế, đều tề tựu đến bệnh viện trung ưong. Từ Đại Học Xá Nam Giao, trung tâm Xavier, trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, Cán Sự Y Tế... các bạn ở mọi nơi trong thành phố, lần lượt biết tin, tập trung tại phòng trực bệnh viện để phân chia công việc và trực xác quí thầy, đang tạm quàng tại nhà xác bệnh viện.
Mờ sáng hôm sau, quan tài quí thầy được đưa lên quàn tại Toà Viện Trưỏng Viện Đại Học Huế. (Sài Gòn trong tôi/Tôn Thất Sang)
Sinh viên Y khoa chúng tôi, quần sẩm, áo chemise trắng dài tay, cravat đen; nghiêm trang vòng tay đứng thành hai hàng, trực bên quan tài quí thầy. Những tràng hoa phúng điếu rải rác của các Toà Lãnh Sự, các Trưòng, các Hội Đoàn, Đoàn Thể, các Phân Khoa bạn...
Đức Tổng Giám Mục Địa Phận Huế Nguyễn Kim Điền chủ tế.
Không khí lắng đọng, cảm xúc và trang nghiêm. Mắt mọi ngưòi đều rưng rưng, tiếng máy quay phim đều đều, âm thanh trầm buồn như lời nguyện cầu. Đột nhiên, có tiếng thổn thức ở phía cửa chính, mọi ngưòi xôn xao nhìn ra; nhiều ống kính hưóng theo, ánh sáng máy ảnh lập loè: Một thiếu nữ, trong bộ đồ đen tuyền, khăn tang trắng bịt ngang đầu, nức nở lão đảo tiến vào; hai tay ôm chặc vòng hoa tím – Couronne Mortuaire – kết cườm đen có đính dãi băng màu tím với giòng chữ trắng “To You With All My Sacred And Humble Love” Đức Tổng Giám Mục lặng lẽ nhìn, nét mặt ngài dịu đi. Mọi ngưòi xúc động bàng hoàng cùng với nhiều tiếng nức nở. Ai đây? Ngưòi thiếu nữ nhẹ đặt vòng hoa trước linh cữu của BS. Alterkoster rồi phủ phục xuống, ôm quan tài khóc nức nở!
Mắt tôi mờ đi, cảm xúc đến lặng ngưòi; nhìn người thiếu nữ, không còn trẻ lắm, với nét thuỳ mị, đoan trang và kín đáo, kín đáo như trong tình yêu thiêng liêng của chị, thắm thiết và buồn như màu tím của vành Couronne mortuaire. Những giọt nước mắt xót thương chị đang gởi cho ngưòi mình yêu vừa ngã gục trên mãnh đất của quê hương nầy. Máu đào của anh, vô tình đã tô thắm lên quê hưong Việt Nam mến yêu của chị!
Tình yêu của hai người kín đáo và thầm lặng như giòng sông xứ Huế, rất ít người được biết.
Ở đây, tôi xin phép chị Thảo – vâng, người ấy chính là chị – cho tôi viết ra điều; phải chăng đó là những kỹ niệm cao quí nhất và thiêng liêng nhất của cả cuộc đời chị; mà tôi tin rằng, nếu mọi người biết đến, cũng sẽ làm tâm hồn họ thăng hoa, bâng khuâng và xúc động, như khi họ khám phá ra một khu vườn hoa đầy hương sắc, kỳ bí, mong manh, dễ vở. Họ sẽ ngạc nhiên thích thú và trân trọng giữ gìn...
(Chị là chuyên viên phòng thí nghiệm trường Y, nhưng chị thường lên thư viện để tìm sách đọc nghiên cứu, và trò chuyện cùng chị Hưòng nên nhiều người cứ tưởng chị là quản thủ thư viện - là chị Hường).
Sáng hôm sau, hai chiếc máy bay màu trắng bạc “Air America” đưa bốn quan tài vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Ở đó, ngoài phái đoàn Đại Học Y Khoa Huế, còn có phái đoàn của sinh viên Đại Học Y Khoa Saigon chờ đón với vòng hoa phân ưu và biểu ngữ lên án bọn quỉ đỏ khát máu xâm lược từ phương bắc đã ra tay thảm sát một cách hèn hạ và man rợ những người làm công việc y tế, chỉ biết phụng sự khoa học và phụng sự nhân loại.
(**) Linh cữu của bốn vị được đưa ra phi cơ về cố quốc trên chiếc xe có bốn ngựa kéo, theo sau là 250 sinh viên Y Khoa Huế và Saigon, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao của quí vị...
Một biểu ngữ ghi “Đại Học Huế không quên các giáo sư người Đức”. Trước khi linh cữu được đưa lên máy bay, nghi lễ tiễn biệt diễn ra thật cảm động. Ông Trân, Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và Kỹ Thuật phát biểu: "Bao nhiêu năm, tôi đã từng tham dự nhiều buổi lễ ghi nhớ các anh hùng hy sinh cho tổ quốc, nhưng chưa bao giờ cảm động như hôm nay, khi tiễn biệt những người Bác Sĩ dân sự này đã chết cho lý tưởng cao cả vì tha nhân và nhân loại."
(**) Trích “Cái chết của Bác Sĩ Krainick” của Elje Vannema, trang 98 – 99 (Cuốn Thảm sát Mậu Thân ở Huế)
Máy bay rời phi đạo, cất cánh lên cao dần và mất hút, mọi người vẫy tay tiễn biệt lần cuối, ánh mắt đỏ hoe, mờ lệ ...
Vĩnh biệt từ nay bóng dáng thầy
Tình sư nghĩa phụ sáng trời mây
Thương người viễn xứ thân tan nát
Lưu lại danh thơm với tháng ngày!
(Sài Gòn trong tôi/Tôn Thất Sang)
Yến Ngọc Hải Âu
Nghệ thuật chôn sống –
Tuấn Khanh
Huế, những ngày sau thảm sát 1968 (File Photo)
Không lâu sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí…
Cũng có không ít người đứng ra, nói rằng nếu như vậy thì cần giải oan cho ông Tường khỏi vũng máu nhầy nhụa của cuộc thảm sát thường dân ở Huế. Cuộc thảm sát mà không có sự che đậy nào có thể làm mất hết mùi tanh của máu, của nỗi đau và sự kinh hoàng về cái gọi là “quân cách mạng” vào thời điểm đó, ở Huế.
Ghê sợ nhất, từ các bài tường trình lưu trữ của hãng AP, của ABC News… và từ cả các quyển sách ghi lại từ các phóng viên và người trong cuộc lúc đó, là chuyện kể về các màn chôn sống đồng loại. Vì lý do gì đó, những người bị chôn sống có dây kẽm đâm xuyên qua chuỗi các lòng bàn tay để tránh chuyện ai đó có thể chạy thoát. Thống kê không đầy đủ từ báo chí nước ngoài nói rằng có khoảng 5000 thường dân đã chết im lặng, chết tức tưởi như vậy, khi tay không có vũ khí và cũng không có ý định kháng cự với “quân cách mạng”.
Một người bạn trên Facebook hỏi rằng tôi có ý kiến ra sao về lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi đã trả lời rằng mình không cần phải nói thêm gì nữa, vì đã có quá nhiều lời bình luận về chuyện này trên trang của tôi, từ những người rất hiểu biết. Mục đích chính viết xuống của tôi, cũng không phải là tranh cãi với ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, mà chỉ là muốn làm đậm thêm sự thật.
Trong những ngày rầm rĩ cái gọi là “chiến thắng Mậu Thân” của báo đài nhà nước, có những ngôn luận rất chủ đích, được tung ra trên mạng xã hội rằng những cái chết của đồng bào ở Huế là bịa đặt của bọn phản động. Tôi được nhìn thấy những đường dẫn, những bài viết không được tỏa rộng lắm – cũng như không được hưởng ứng nhiều, nói rằng “bọn ba que lại dựng lên những chuyện này”. Những đường dẫn ấy, có kèm cả những bức hình người dân Huế sau đại nạn ấy đang đào bới tìm xác người thân bị chôn sống. Chắc chắn, lớp trẻ dại tham gia làm tuyên truyền viên không thể tự mình nghĩ ra những cách nói ngu xuẩn và điên cuồng như vậy, nếu không được hướng dẫn như vậy từ những chính trị viên của chúng.
Vì thế, không có gì xác minh câu chuyện thảm sát Huế 1968 từ “quân cách mạng” là có thật – thật đến từng chữ, như cách nhà văn Nguyễn Quang Lập đã mô tả về hồi ký của ông Nguyễn Đắc Xuân – bằng cách đặt lên mọi sự tuyên truyền khốn nạn, bằng chính bức thư xin lỗi của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Tôi buộc phải viết ra, phải làm vậy, vì không muốn đồng bào tôi – dù họ chưa hề là người tôi quen biết – lại bị âm mưu đen tối nào đó muốn chôn sống một lần nữa, sau nửa thế kỷ bị che đậy, bị nói ngược, bị điêu ngoa xảo trá. Nhất là sau cái chết của ông Tường, gói lại mọi sự kiện lịch sử mà ông cũng có phần tham gia dựng lên những bức màn.
Nhưng chung quanh câu chuyện của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, người mà đã nửa thế kỷ khốn khổ, vì luôn bị người đời gọi tên và mỉa mai không thôi, vẫn còn chuyện để bàn.
Có lẽ ông Tường đã có nhiều mùa xuân chồng chất những lời nguyền rủa, khiến đã đến tuổi thiên mệnh, ông buộc phải lên tiếng vì muốn thôi phải chịu đựng những hạn kỳ chua chát của dư luận như vậy.
50 năm không là ít. 50 năm là một đời người, thậm chí 50 năm có thể là thời gian chung cuộc của một chế độ hay một niềm tin.
Ấy vậy mà 50 năm qua, những đồng chí của ông Tường chưa bao giờ lên tiếng chính thức cho ông, để ông thoát khỏi câu chuyện tự nhận là người có mặt trong những đêm dã thú ở Huế 1968. Thậm chí những người đã vỗ vai, bắt tay khen ngợi ông Tường, đặt ông vào chức Tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Thành phố Huế, tức lực lượng chịu trách nhiệm lấy danh sách để bắt và xử những người ở Huế vào năm 1968, cũng không ai lên tiếng, nói giúp rằng ông Tường không có mặt trong cuộc thảm sát, như lá tâm thư ông Tường khẩn khoản phân minh.
Hãy tạm gác lại trách nhiệm của ông Tường. Vấn đề trách nhiệm của những người trong “quân cách mạng” ở Huế mới thật đáng nói. Họ đã để lửng lơ câu chuyện của ông Tường với nghi án ấy như một kiểu đẩy mọi tội ác cho ông Tường gánh giùm. Đã vậy, năm 1981, “quân cách mạng” đẩy ông Tường ra phát ngôn trước ống kính quốc tế, lợi dụng tinh thần đắc lực lẫn tính hám danh của ông để khẳng định tội ác. Và như vậy, “họ” đã âm mưu chôn sống ông Tường lần đầu một cách rất hào nhoáng.
Em của ông Tường, ông Hoàng Phủ Ngọc Phan, người được dư luận nói rằng là một kẻ thủ ác không cần bàn cãi vào năm 1968, cũng im lặng. Thật khó mà tìm thấy một bài viết chính danh nào của ông Phan bênh vực về trường hợp người anh của mình. Nói một cách nào đó, nhát xẻng góp phần chôn sống ông Tường, chắc có cả của ông Phan.
Năm 2018, nửa thế kỷ tội ác Mậu Thân 1968, khi truyền thông nhà nước “ăn mừng”, thì dường như ông Tường không thể cùng vui với niềm vui chiến thắng như vậy. Ông phải tự đưa ra bức thư minh oan cho mình. Chỉ có một số ít bạn văn và những người quen biết lên tiếng yểm trợ cho ông. Nhưng mọi thứ lại bị chìm sâu trong tiếng nhạc mừng 50 năm “cuộc tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân”. Một lần nữa không có ai trong hệ thống cất lời giúp cho ông Tường.
Thế kỷ của nhân loại hôm nay quả tinh xảo. Chôn sống có thể chỉ một lần để giết chết. Nhưng vẫn có những loại nghệ thuật chôn sống, mà khi nhìn lại đời, mới biết mình lịm dần vì đã tin vào những kẻ đã vỗ vai, bắt tay khen ngợi.
Nhà truyền giáo Ravi Zacharias (1946-2020) từng nói “Thượng đế không thể giúp cho kẻ xấu quay trở lại làm người tốt, nhưng có thể khiến họ sống mãi, sau khi đã chết”. Sự mập mờ về tội ác lịch sử và trung thành với lựa chọn chính trị của ông Tường, cũng có thể giúp ông sống mãi.
Yến Ngọc Hải Âu
DÒNG BẾN HẢI
Sông Bến Hải biên niên dòng hận sử
Làm chứng nhân cho chiến sự kinh hoàng
Hơn hai mươi năm nòi giống ly tan
Nơi chiến tuyến điêu tàn mùa khói lửa..!
Cầu Hiền Lương mờ sương buồn chan chứa
Chính là nơi hôn lệ… ứa thương đau
Dòng sông nước đục đỏ chảy máu đào
Xương Hồng Lạc mê trầm lắng đáy nước
Sông Bến Hải tự khắc muôn thuở trước
Nghiêng Trường Sơn sóng vỗ lướt về đông
Chảy qua gạt nước về tưới ruộng đồng
Đêm ngậm ngùi bóng trăng trong tối sáng
Sông xán lạn nhưng người luôn lận đận
Tận vô ngàn cho ai oán ngập dòng
Đời lưu lạc máu hồng khắp núi sông
Cho Nam Bắc Lạc Hồng chia nòi giống
Sóng cau mặt trước tang thương tàn bạo
Hận lũ người xáo trộn nét thôn quê
Để nước về ngăn chia đôi dòng lệ
Rừng thêm lá xót xa đời cô quả
Chiều thu vàng héo úa qua bóng ngã
Mẹ già nua ngồi lã chã khóc con
Chiến tranh sông núi héo hon nỗi buồn
Bao thảm cảnh mòn mỏi hồn tượng đá
Sông Bến Hải nhịp chia giờ đã xóa
Nhưng hai bờ còn xa cách mênh mang
Lệ tiếc thương uất nghẹn tận đáy lòng
Đang chuyển màu lấp dần dòng Bến Hải
Kéo Bắc Nam hai bờ chung khép lại
Giống Lạc Hồng đủ phong thái vươn lên
Kia kẻ thù truyền kiếp vẫn ngông nghênh
Quê hương buồn thêm dòng sông ứa lệ .
------------------
Y. N . HẢI ÂU
Người mẹ khóc tìm con trên đường chạy giặc Mậu Thân 1968
---------------
Video:
------------
* Thiên Hạ Chuyện
Đất Đỏ · ·
THẰNG ĐỒ TỂ ĐI CHẦU DIÊM VƯƠNG
NGÔ TRUNG DU.
Tony Nguyễn
NGƯU TẦM NGƯU, MÃ TẦM MÃ
BỌN PHẢN TRẮC
Cộng sản thắng nhờ sự tiếp tay của bọn "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" ở miền Nam, nhưng khi thắng miền Nam rồi, cộng sản không dùng bọn phản trắc này là 'phải đạo bác Hồ'. --------------
Dai Tran
RÀO TRƯỚC ĐÓN SAU ...
"Time to kill, time to heal" - Vết thương "bất trị", không dễ và không thể chữa lành.
Đất Đỏ · ·
THẰNG ĐỒ TỂ ĐI CHẦU DIÊM VƯƠNG
NGÔ TRUNG DU.
Hoàng Phủ Ngọc Tường chết, xuống tới âm phủ, đang đứng chờ trước cổng phủ Diêm Vương thì thấy Hồ xăm xăm đi tới. Tường mừng rỡ nói:
"Cháu chào bác..."
Minh ngó Tường lom lom một lúc rồi hỏi:
"Mày là thằng nào?"
Tường thất vọng xìu mặt xuống:
"Bác không nhớ, không nhận ra cháu sao? Cháu là Hoàng Phủ Ngọc Tường!"
Minh vỗ vỗ trán ngẫm nghĩ một lúc rồi lắc đầu:
"Hoàng Phủ Ngọc Tường... Ngọc Tường... Không nhớ..."
Tường nhắc:
"Dạ... Ngọc Tường Mậu Thân Huế đây bác..."
Minh gật gù:
"À... thằng "Tường đồ tể Mậu Thân" đấy à?"
Tường sụ mặt:
"Bác mà cũng gọi cháu là "thằng đồ tể" sao?"
Minh nhe răng cười:
"He he... Đồ tể thì tốt chứ sao, mày! Mày mới chỉ giết có vài ngàn. Tao giết mấy triệu đứa, được thế giới vinh danh là một trong 13 đồ tể giết nhiều người nhất của nhân loại kìa... Người cộng sản chúng ta, tay càng dính nhiều máu người thì càng... chân chính, he he..."
Tường đực mặt, chưa kịp nói gì thì quỷ sứ ra lôi vào trình diện Diêm Vương để xét việc đầu thai. Tường bước vào, Diêm Vương vừa thấy mặt đã phán:
"Đem nó nhốt vào tầng thứ... mười địa ngục..."
Tường vội vàng la lên phản đối:
"Diêm Vương không công bằng! Chưa xét xử gì đã kết tội, đem nhốt rồi..."
Diêm Vương trợn mắt nhìn Tường, cười nhạt:
"Cha chả, mày mà cũng nói chuyện xét xử công bằng à? Vậy năm Mậu Thân ở Huế, mày lập toà án nhân dân, mày xét xử dân Huế có công bằng không?"
Tường cãi:
"Cái đó là do bọn chống cộng quá khích thêu dệt, xuyên tạc chứ Mậu Thân con không có mặt ở Huế..."
Diêm Vương lại cười nhạt:
"Mày không có mặt ở Huế à? Vậy chứ đứa nào tuyên bố rất rõ ràng, mạch lạc, chính xác từng ly từng tý, từng chi tiết, rằng "Tôi đã đi trên những đường hẻm (ở Đông Ba) mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu ..." với đài truyền hình WGBH-TV Boston, Mỹ năm 1981?"
Tường run rẩy biện bạch:
"Tất cả những gì con trả lời trong cuộc phỏng vấn đó đều là thật. Chỉ có duy nhất một điều không... thật là không phải do con chính mắt thấy, mà chỉ nghe bạn bè tham gia chiến dịch kể lại, rồi nói dóc vơ vào cho mình, nổ lấy tiếng, kể công với cách mạng thôi, chứ sự thật con không có mặt ở Huế tết Mậu Thân... Con không có tội gì trong cuộc thảm sát Mậu Thân. Con chỉ có lỗi, lỗi thích nổ, nói dóc..."
"Vậy à? Chỉ "nổ lấy tiếng" thôi à? Trong quyển bút ký “The Vietcong Massacre at Hue” của bác sĩ Alje Vannema, người Hòa Lan, có mặt ở Huế trong thời gian nầy, sách do Vintage Press ấn hành tại New York năm 1976, có đoạn bác sĩ Alje Vannema kể lại rằng: “Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh nầy tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy ban Phật giáo chống chính quyền trước đây”; mày có đọc chưa?"
Tường lại cãi:
"Có thể là bà bác sĩ ấy nhìn lầm. Đa số người ngoại quốc nhìn người VN thì thấy người nào cũng... vàng vàng giống nhau..."
Diêm Vương hừ một tiếng:
"Hừ... Nhìn lầm à? Mày là đứa lưu manh, giảo hoạt, vô ơn, hám danh và ác độc. Mầy được miền Nam nuôi dưỡng đầy đủ, hậu hỉ mà mày vô ơn, phản bội. Mày giết những người dân vô tội ở Huế là đồng hương của mày. Mày giết xong thì trả lời phỏng vấn đổ hết tội ác man rợ ấy lên đầu Mỹ Nguỵ. Đến khi thấy ngậm máu phun người không có kết quả thì mày đổ cho thành phần "nổi dậy" làm. Rồi mày chối biến là mày không có mặt. Mày biết, giữa hai cái tội "giết người man rợ" và "nói dóc lấy tiếng", thì tội đầu sẽ bị nguyền rủa muôn đời; nên khi gần chết, mày viết "tâm thư" sáng suốt chọn nhận tội thứ hai, tính chuyện lừa cả Phật để khi chết được lên niết bàn. Mày thiệt là thằng lưu manh, giảo hoạt. Mày có thể lừa bịp mọi người trên dương thế, chứ không thể lừa bịp được Diêm Vương ta đây. Quỷ sứ đem nó nhốt vào tầng thứ mười địa ngục..."
Tường run rẩy hỏi:
"Xưa giờ con chỉ nghe nói có chín tầng địa ngục, chứ làm gì có tầng thứ mười? Tầng thứ mười như thế nào?"
Quỷ sứ chen vào, quơ đao, nạt:
"Tầng thứ mười dành riêng cho những đứa đại ác ôn như mày đó, tới rồi biết..."
( copy từ fb Tien Chu )
-----------
Tony Nguyễn
NGƯU TẦM NGƯU, MÃ TẦM MÃ
BỌN PHẢN TRẮC
Nhà thơ họ Bùi sau 30/4 đã cùng một số văn nghệ sĩ, sinh viên "mơ gặp bác Hồ" vác cờ mặt trận đến đại học Vạn Hạnh xin 'ủy ban quân quản' phân nhiệm vụ để kiếm chút khẩu phần gạo, nhưng chúng chẳng đoái hoài. Vỡ mộng nên lão giả điên để sống nhờ ông đi qua bà đi lại.
Nhà nhạc họ Trịnh thì may mắn hơn, nhờ sáng 30/4 lên đài phát thanh kêu gọi "văn nghệ sĩ" ở lại xây dựng CNXH, nên được VC ban cho ít chức vụ để tiện cho việc tuyên truyền, nhưng sau cũng hắn cũng bị đá đít.
Hoàng Phủ Ngọc Tường thì khốn nạn hơn, ban đầu VC không cho vào đảng, y cố chịu cúi luồn sau cũng vô được đảng Hồ, nhưng chẳng được chức vụ gì.
Cộng sản thắng nhờ sự tiếp tay của bọn "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" ở miền Nam, nhưng khi thắng miền Nam rồi, cộng sản không dùng bọn phản trắc này là 'phải đạo bác Hồ'.
Tất cả đều chết trong ô nhục.
Dai Tran
RÀO TRƯỚC ĐÓN SAU ...
... theo tôi, có nghĩa là chuẩn-bị cho mình 1 thế "phòng-thủ", chuẩn-bị cho mình mọi trường-hợp xử trí, chuẩn-bị cho mình những lời "tự biện-hộ", v.v...
Tại sao phải làm vậy ?
Tháng 7/2023 chấm-dứt hôm nay (31/7/2023), và tôi viết bài này, nói về vài sự-kiện xảy ra trong tháng - có chút "nóng hổi vừa thổi vừa ăn".
Đó là hôm qua (30/7/2023), tình cờ đọc 1 bản tin : Bộ trưởng Văn Hóa nhà nước VN, Nguyễn Khoa Điềm viết đoạn thơ tưởng-niệm 1 "đồng chí cách mạng" là Hoàng Phủ Ngọc Tường - mới chết tuần trước (24/7/2023). Ông Nguyễn Khoa Điềm cũng là 1 Ủy Viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN đương-nhiệm.
Đầu tháng 7, một buổi sáng, vợ tôi hỏi tôi có biết nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ không - bà ta mới chết (tuần đầu tháng 7/2023). Tôi nói rằng tôi không biết. Mà tôi thật-sự không biết.
Thế rồi, tin Hoàng Phủ Ngọc Tường mất ít ngày trước cũng đã được loan tin trên nhiều dạng truyền-thông. Lên online, mới biết Lâm Thị Mỹ Dạ là vợ của HPNT. Tôi nói cho vợ tôi biết.
Trở lại chuyện Nguyễn Khoa Điềm. Để tìm hiểu tại sao 1 nhân-vật "lớn" của chính-quyền VN hiện-thời, lại có ít nhiều "để tâm" đến HPNT. Trong bài thơ viết tại Vỹ Dạ ngày 30/7/2023, vị Bộ trưởng Văn Hóa kiêm UV/BCT/ĐCSVN bắt-đầu "Nhớ ngày kháng chiến - Cùng ngồi trên núi Kim Phụng ...".
Lên online, tôi đọc tiểu-sử Nguyễn Khoa Điềm. Hóa ra "chàng" vốn gốc người Huế, ra Hà Nội học (1955). Về Nam hoạt-động. Bị bắt và bị giam tại Huế, và được "cách-mạng Huế" mở cửa ngục Thừa-phủ vào Tết Mậu Thân 1968.
Trong số lãnh-đạo cách-mạng tại Huế, có HPNT. Chuyện sau đó cho đến nay thì ai cũng có câu trả lời.
Tôi tìm đọc về những liên-quan đến HPNT. Thấy có bài viết của bà Nguyễn Thị Thái Hòa nói chi-tiết về phần gia-đình bà, liên-quan việc ông nội và 3 người anh ruột của bà bị giết trước mắt bà.
Tôi đã đọc bài viết trên từ mấy năm trước, và nay đọc lại trên Group Liên Trường Trung Học Quảng Ngãi.
Tôi cũng vừa đọc lại bức thư của Liên Thành gửi thầy là HPNT. Có chút sai-sót về thời-điểm. Cuối 1960, HPNT mới ra trường (Đại Học Sư Phạm), và có lẽ ông dạy Quốc Học Huế (lớp Đệ Nhị, ban Toán) vào niên-khóa 1960-1961 trở đi. HPNT tiếp-tục học và thi để hoàn-tất văn-bằng Cử nhân (Triết hay Văn chương gì đó) vào 1964.
Lớp Đệ Nhị B2 mà Liên Thành học, và giáo sư Việt văn là HPNT phải là niên-khóa 1960-1961, chứ không phải niên-khóa 1958-1959. Thời điểm này, cuối 1957 cho đến hè 1960, HPNT còn học Đại Học Sư Phạm (3 năm) tại Sài Gòn.
Hơn nữa, Liên Thành có nhắc đến Văn Đình Tùng, bạn cùng lớp. Thì Tùng do tôi dạy kèm các năm 1957, 1958 trước khi Tùng thi đậu Trung học đệ Nhất Cấp (có lẽ vào hè 1959). Tùng cũng là vừa "em kết nghĩa" của tôi, vừa là Niên-đệ của tôi (Tùng nhập học khóa 18 TVBQGVN, và chính khóa tôi huấn-luyện cơ-bản cho khóa Tùng).
Với Liên Thành thì tôi cũng có chút liên-quan. Anh cả của Liên Thành là Liên Trình, và Trình lấy cháu họ (gần) của tôi.
Tôi không bình-phẩm về những văn-phẩm của Liên Thành, vì những bài viết của anh ta chuyên về nghiệp-vụ, và có khuynh-hướng chính-trị.
Lại đọc thêm những bài viết liên-quan HPNT, nhất là trên FB, Group Quân Đội VNCH - bài thú tội, và bài phỏng-vấn (2018).
Tôi trở lại với tiêu-đề bài viết hôm nay :
RÀO TRƯỚC ĐÓN SAU.
Ân-oán suốt 50 năm (1968-2018) mãi đến nay HPNT mới thật-sự khoanh cho mình 1 vòng tròn "phòng thủ". Những biện-hộ trước đã không được người ta coi như giá-trị. Không ai tin HPNT và em là Hoàng Phủ Ngọc Phan là "vô tội" trong vụ thảm-sát Mậu Thân Huế, 1968.
Thú tội, cũng là 1 chiến-thuật "Rào Trước Đón Sau". Theo tôi, HPNT cũng không cần phải làm vậy. Quá muộn.
Tôi chợt nhớ, rất nhiều "lão đồng-chí", nào trả thẻ Đảng, nào công-khai lên án (1 số) đường lối của CSVN, v.v...
Tôi chợt nghĩ đến 1 nhà văn nữ của miền Bắc VN (trước kia), DTH. Thế mà cô ta mới đây nhận giải thưởng văn-học quốc-tế !
Theo tôi nghĩ, những người đó không cần phải "cuối cùng" open.
Nhưng họ vẫn làm, khác với tôi nghĩ - nên mới có chuyện dài không-bao-giờ-hết, như chuyện "Người Do Thái Lang Thang" trên báo Tia Sáng (hay Tin Sáng - tôi quên) của 75 năm trước, hoặc "chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ" của thời VNCH, hoặc chuyện của những "bà tám" !
Tôi biết đến gia-đình HPNT, vì người em kế - Hoàng Phủ Ngọc Phan cùng lớp với đường-huynh của tôi từ Đệ Ngũ Quốc Học Huế (1955-1956). Tôi học trên đường-huynh tôi 1 lớp (khi tôi bắt-đầu 4ème Pellerin Huế, thì anh họ tôi vào 5ème Lycée Francais Huế, 1954-1955).
Phan hay lên nhà chúng tôi tại Nam Giao học hè, những năm 1956, 1957. Niên-khóa 1957-1958 thì tôi rời nhà bác tôi, mở lớp dạy kèm tại Bến Ngự, Phủ Cam.
Những năm trước, vì cùng nhà, nên tôi cũng thân quen với các bạn cùng lớp với đường-huynh của tôi. Phan và Liêm là 2 bạn thân của anh họ tôi. Cũng tính thêm Tôn Thất Đường.
Anh họ tôi thường rủ tôi đến nhà các bạn của anh. Vậy tôi có dịp đến nhà Phan, và Đường. Tôi thua Hoàng Phủ Ngọc Tường 2 tuổi.
Cả nhà Phan đều giỏi cờ tướng. Tôi từng chứng-kiến 2 ông cháu - ông nội của Phan và em của Phan đấu cờ. Ông luôn thua cháu, và có lần vác bàn cờ (ván gỗ) đuổi đánh cháu (vì bị cháu "chọc quê").
Kể chút chuyện trên để cho lòng tôi "tự giải-tỏa" ít nhiều mâu-thuẩn. Bạn-bè của tôi, thân-nhân của tôi - xa hay gần - cũng như tôi, đều có những chọn-lựa riêng về tương-lai mình. Không buộc phải "dống" nhau. Nhưng làm sao giải-thích được những biến-chuyển của lòng mình khi đối-diện những thực-tế không như mình nghĩ đến.
Trong chuyến về VN gần nhất, tôi có dịp thăm những thân-nhân "rất gần". Họ từng - với tôi - là những "địch-thủ". Khác phe (Bắc, Nam), khác chính-kiến ...
Nếu ngay cả trước kia, tôi chưa bao giờ coi họ là "kẻ thù", thì nay - khi ý-thức rõ-ràng rằng hầu như đại-đa-số người dân VN đều là con bài, con rối trong tay người khác - cá-nhân tôi làm sao gay-gắt lên án họ được.
Trở lại chuyện HPNT, tôi rất tiếc vì tình-cảm mình dành cho gia-đình ông ta không ít, dù chỉ ít năm thân-quen. Đành rằng khuynh-hướng chính-trị mỗi cá-nhân đều do mình chọn, nhưng nếu kèm theo với điều-kiện tất-yếu phải được chứng-minh như vụ thảm-sát Tết Mậu Thân 1968, thì "lòng tôi" khó mà biện-hộ cho 1 HPNT hay 1 nhân-vật lãnh-đạo khác trong thảm-sát trên, hay những vụ khác.
"Time to kill, time to heal" - Vết thương "bất trị", không dễ và không thể chữa lành.
Stone Mountain, GA - July 31, 2023
* Hồ Đắc Việt
Kính anh.
Rất tiếc là chuyến vừa rồi, anh về thăm quê, không gặp được anh vì lịch đi của anh đầy.
Đọc văn của anh, lối viết khiêm tốn của người tu hành hơn là võ quan. Giọng
văn thả thứ hơn là trách móc. Buổi sáng bên nầy đọc bài của anh, cảm
thấy nhẹ nhàng cho một ngày mới, khi hôm quá Đèo Bảo Lộc núi lở chết
người vì phá rừng. Chúc anh vui vẻ và giữ gìn sức khoẻ.
* Dai Tran
Hồ Đắc Việt
Lẽ ra, muốn thì vẫn có thể gặp bạn vào dịp đó. Nhưng không hiểu sao,
tôi vẫn để cơ-hội trôi qua. Cũng rất áy-náy, mong bạn thông-cảm. Tôi vẫn
thường đọc Group HOL, và đọc các bài viết của bạn. Cảm ơn comment của
bạn đã khích-lệ tôi. Chính vì comment này tiềm-tàng việc hiểu ý người viết. Thanks again !
*
Hồ Đắc Việt
Thưa anh.
Dạ,
vì sao mà V đọc bài anh, lại thích con người anh. Vì ngày xưa, V ở trên
Nam Giao, ngày hè 1959, lội bộ về Bến Ngự đi học hè, lớp miễn phí do
anh Bình ở dốc Nam Giao, lớp học là mái hiên của bác giặt ủi phía sau
chợ Bến Ngự, đoạn vườn bông đi vô.
Những ngày hè trôi qua ấm áp, V được tám tuổi, học hè lên lớp ba.
Nhớ
buổi trưa, đói bụng, leo lên dốc Bến Ngự, dừng chân đùa với con gấu bên
cạnh chùa, lên dốc Nam Giao, đến nhà ba V thuê của Tạo Tác, đối diện
Đại Học Xá ngày nay...
"Cư
dân" Nam Giao,Từ Đàm,Bến Ngự phần đông sinh viên học sinh từ xa về trọ
học, những lớp hè "tình thương" luôn nở ra. Nghe anh dạy kèm, lại thấy
thương và nhớ những anh như anh Bình đã dạy em.
V cũng đã đi dạy kèm kiếm gạo nuôi em... bỗng nhiên lại thấy anh rất thân...đừng nghĩ V nịnh nhé.
Kính chúc anh sức khoẻ.
* Dai Tran
Hồ Đắc Việt
Đừng nói chi Việt, ngay anh (xin mạn phép tự xưng "anh", vì anh chắc
cũng lớn hơn Việt trên 10 tuổi) cũng bồi-hồi nhớ lại những kỷ-niệm thời
thơ-ấu và học sinh. Anh ở Nam Giao từ 1946. Sau về Bến Ngự, nhưng nhà
thờ họ vẫn ở trên Nam Giao và bà nội cũng ở đó cho đến khi bà mất vào 1955. Tue Ton sau cũng ở trên đó (nghe nói gần trường Tiểu học Nam Giao).
Năm 1959 (cuối năm), anh vào quân trường. 13 năm ở Huế thì có biết bao nhiêu là kỷ-niệm !
Bình mà Việt đề-cập có phải Liên Bình không ? Hình như Bình cùng tuổi với anh (1939).
* Hồ Đắc Việt
Có lẽ vậy, em không biết họ của anh ấy. Nhưng dáng anh Bình tương đối trội nổi với các anh đương thời. Dạ, cám ơn anh.
* Hoai Pham
Trông cho nó sống lâu tí nữa cho biết…đời !
* Dai Tran
Hoai Pham
Dear chiến-hữu kỵ binh - Viết bài này, viết về HPNT - thật tình lòng
tôi không phải để "trút lên" chính đương-sự, tất cả căm-giận, vì 2 lý do
: - bản chất những người như Tường, như Phan, hoặc cao hơn, như HCM, Lê
Duẫn, v.v... vốn là vậy, chỉ trách "trời" tạo nên những oan-nghiệt này, - lý do thứ hai, chúng chỉ là những tay-sai, ngay cả chính HCM.
"Thị phi thành bại chuyển đầu không", là luật bù trừ của Tạo Hóa. Có
ác mới có thiện. Ý bài viết, với tôi, cô-đọng trên 2 điểm : - người đã
chết, đem theo mình tất cả ân-oán, - tôi, khi chưa triệt-để nắm tất cả
chi-tiết, thì chưa có thể đưa ra 1 đáp án, 1 lời bình-phẩm.
Lẽ ra còn có thể nói dài hơn, nhưng thuộc phạm-vi tín-ngưỡng (tôn-giáo), nên tôi ngừng nơi đây !
* Ngọc Vân Dương
Thật đúng như lời: Vết thương "bất trị" Không dễ và không thể chữa lành!
Rất cảm ơn anh Dai Tran!
* Dai Tran
Ngọc Vân Dương
Cảm ơn em. Cũng là muốn an-ủi em khi cha và các anh của em đã là
nạn-nhân trong cuộc chiến và sau cuộc chiến tương-tàn của VN - giai-đoạn
1954-1975 (cuộc chiến), sau 1975 (sau cuộc chiến).
* Dai Tran
Thanh Nguyen
HPNT chưa đủ "chiều cao" để theo Tàu Cộng, hoặc Hồ. Chỉ là "tép riu"
hay "lòng tong" theo đuôi đám "trung cấp" CSVN mà thôi. Tôi chỉ thương
hại, nhưng trách-oán, giận-thù thì không đủ "hơi" vì số lượng quá nhiều
và dài dằng-dặc từ trước đến nay, từ quốc nội nay tràn lan mọi ngõ-ngách
hải-ngoại !
* Thanh Nguyen
Dai Tran
; Dạ. NT. Tôi là lớp sau, nhưng tôi rất Khinh Bỉ lòng lang dạ
sói của thằng HPNT. Hơn thế nữa, với tôi, nó là thằng NGU. Hám
danh, nhưng chọn Không Đúng Đường. Thật ra, nó chỉ là 1 thằng
thầy giáo dạy Việt văn kiếm cơm. Lương chẳng bao nhiêu, đời sống
khó khăn đối với ao ước của nó. Sự ao ước, tham vọng (lý
tưởng - destination) của nó QÚA CAO SO VỚI TÀI NĂNG HẠN HẸP của
nó. Thế cũng xong 1 đời cho tên TỘI ĐỒ. Chỉ tội nghiệp cho dân
Việt, nhất là những ai là Nạn Nhân trực tiếp của nó.
* Kim Châu
Kính NT.
Bài viết rất hay.Đồng quan điểm với anh: vết thương lòng khó lành lắm!.Chúc sức khoẻ anh và gia đình.
* Dai Tran
Kim Châu
Cảm ơn em dâu. Đọc bài viết của em dâu 2 lần. Hoạn-nạn của gia-đình
niên-đệ của anh thật nhiều và lớn, chỉ biết mà khó có ai chia-xẻ được.
Thế nhưng có em dâu đã chèo-chống, và lo cho con cái đến nơi đến chốn,
thật quý thay ! Sa-đéc gần Long Xuyên và Cao Lãnh, anh đã từng đi qua trong thời-gian phục-vụ tại Vùng 4 CT.
Mong em và gia-đình luôn bình an và mạnh khỏe !
* Kim Châu
Dai Tran
Cám ơn những lời khen thưởng và thăm hỏi của NT.Vết thương lòng của
gia đình em trong những ngày đói khổ và xa cách nhau không biết bao giờ
mới lành!.Em cầu chúc anh chị và đại gia đình luôn bình an, mạnh khoẻ.
---------------
No comments:
Post a Comment