Wednesday, September 20, 2023

TÌM TỰ DO (Vĩnh biệt "thiên đàng") 22-4-1979 - Hoàng Nhật Thơ

TÌM TỰ DO...(Vĩnh biệt "thiên đàng")22-4-1979

Hoàng Nhật Thơ
Sau buổi cơm trưa, tôi đến quán cà phê trong xóm bên kia đường, tôi muốn nhìn hình ảnh xóm giềng thân thuộc, ghi vào ký ức những gì thân thương của quê hương trong những ngày ngắn ngủi còn lại trước khi vượt biển vào ngày 24-4.
--------------------
Quán cà phê của 2 anh em thằng bạn học, quán rất đơn sơ...,bàn pha ca phê đặt ngày hiên nhà, những cái bàn được đặt dưới những tàng cây xoài trong khu vườn rợp bóng mát.
 
Vì vào giờ trưa nên quán khg có khách, tôi là người khách duy nhất trưa nay, xóm giềng yên tĩnh, ngoài đường cũng thưa vắng xe và người. Đưa mắt nhìn xóm làng thân thương, con đại lộ Nguyễn Trung Trực, con đường duy nhất và cũng là con đường chi'nh dẫn vào Thị xã Rạch Giá.
 
Đang thả tâm tư vào vị đắng, ngọt của ly cà phê đá, thả hồn qua làn khói thuốc thì bỗng có tiếng gọi tên tôi...tôi quay lại thì thấy người thím dâu... người thím đến gần tôi và nói về nhà để đi, có người đang chờ ở nhà. Tôi nói ủa ngày mốt (24/4) mới đi mà... con phải qua bên vợ gọi vợ về.... người thím bảo đàn ông, con trai xuống bến trước...đàn bà, con gái và trẻ em xuống sau. Tôi trả tiền cà phê và vội đi về.
 
Về nhà..,,tôi đi cửa sau để vào, vừa bước vào tôi gặp một người đàn ông trạc 50 tuổi đang ngồi trên giường, ba tôi đang nằm ngủ trên đi văng đối diện, mẹ tôi đang lui cui trong nhà bếp. Tôi cúi đầu chào người đàn ông... ông nói với tôi đi đến tiệm cà phê ngay góc đường của chú ( tôi khg nhớ tên) đối diện con sông Ngô Quyền, có người thanh niên mặc áo chemise trắng, quần dài màu đen ngồi chờ.
 
Tôi bước vào phòng ngủ thay đồ... mẹ tôi vội vàng bước vào theo vừa khóc vừa hỏi "con đi thiệt hở con ?", tôi trả lời "con đi mẹ ơi, khi ba thức dậy mẹ nói với ba... con đi nhé, xin lỗi ba. Mẹ tôi chỉ gật đầu không nói được gì vì lệ đã ngập lòng....tôi tháo đồng hồ đeo tay để lại trên bàn học và móc tiền từ trong túi đưa cho mẹ, tôi chỉ giữ lại một ít phòng ngừa đi khg được hoặc bị bắt có tiền tiêu xài và về nhà.
 
Nước mắt mẹ tôi rớt nhu' mưa... tôi sợ nước mắt của mẹ và tình cảm sẽ lưu giữ bước chân tôi... tôi vội mở cửa phòng đi ra mà không dám nhìn lại mẹ tôi. Ra đến cổng trước, tôi quay lại nhìn lần cuối thì xuyên qua cửa sổ tôi thấy ba tôi ngồi dậy và nhìn tôi...lòng tôi như đứt từng đoạn ruột...tôi đã biết ba tôi giả vờ ngủ để tình cảm không cản bước chân tôi ( cũng vì vụ ra đi này mà tôi giận và không nói chuyện với ba tôi một tháng trời cho đến ngày đi. Lúc đám cưới của tôi vừa xong thì ba tôi bảo hai vợ chồng con tìm đường vượt biên ra nước ngoài lo cho tương lai của cháu nội ba, mẹ con không chịu đi nên ba o'? lại với mẹ con....vài ngày sau ba tôi đổi ý khuyên tôi đừng đi vì bà nội tôi nói với ba tôi "con có một thằng con, nó đi rồi,mai mốt này già yếu... ai chăm sóc". Vì thế mà tôi giận ba tôi. Bản tánh của tôi là không thích ai nói rồi mà đổi ý cho dù người đó là ai....
 
Đi đến tiệm cà phê, tôi nhìn vào trong quán chỉ có một người khách, tôi nghĩ đó là người chờ để đưa tôi đi. Tôi bước vào ngồi chung bàn với người thanh niên, chúng tôi nhận ra nhau, người thanh niên bảo nhỏ với tôi tự nhiên uống cà phê xem như bạn bè đừng để người khác để ý...chúng tôi uống và phê, hút được một đie^'u thì đi xuống chiếc võ vọt đậu nơi bờ sông đối diện với tiệm cà phê. Chiếc võ vọt lướt nhẹ trên sóng nước, nhìn những căn nhà hai bên bờ sông quen thuộc, lòng cảm thấy buồn và luyến lưu làm sao 
 
...chiếc võ vọt từ từ tiến qua cầu Đúc và ra cửa biển, vừa ra tới cửa biển tôi thấy một chiếc võ vọt từ hướng khác tới chạy cùng chiều có 3 chàng thanh niên, 1 trong 3 chàng đó là người cùng xóm với tôi... 2 người lái võ vọt vẫy tay chào nhau, thì ra chúng tôi cùng nhóm.
 
Tôi được đưa đến rừng tràm thuộc vùng Thứ 2 Biển, nhờ nước lớn nên chiếc võ vọt vượt trên bùn lầy xâm xấp nước vào sâu tận bên trong, nơi đây có sẵn chiếc ghé tam bản nhỏ để chu'ng tôi ẩn trốn chờ ngày giờ ra tàu lớn. Trên ghe đã có sẵn vài người...người thanh niên đưa tôi đến đây căn dặn mọi người đừng nói chuyện lớn, mỗi ngày sẽ có người mang cơm đến....
 
khi màn đêm vừa buông thì có người mang cơm, khô cá sặc và nước uống đến. Sau buổi cơm chúng tôi phải chịu những trận tấn công của bầy muỗi rừng...suốt đêm chẳng ai được ngủ...cứ nghe tiếng đập muỗi bành bạch....
-Ngày 23 tháng 4 :
 
Thêm một ngày nhìn biển Kiên Giang và Hòn Tre xuyên qua những khoảng trống của rừng Tràm, đang nằm phì phà điếu thuốc ngắm sao để nuôi muỗi thì có tiếng lội nước bì bỏm, bọn chúng tôi biết có người mang cơm đến...người chú họ của tôi ( trong nhóm tổ chức đưa người vượt biển) đến cùng 2 thanh niên, tôi hỏi :
- chừng nào đưa vợ con xuống hở chú hai ?
-tối mai đưa xuống rồi ra ghe lớn đi luôn.
- nếu tối mai vợ con khg có xuống thì con đi về.
-Ngày 24-4 :
 
Một ngày cũng qua, tôi chỉ mong sao màn đêm buông xuống thật nhanh để gặp vợ tôi...khoảng 9 giờ tối thì có thêm chừng 10 người nữa nhập bọn, phần đông là phụ nữ và trẻ em(dĩ nhiên là có vợ của tôi), hai vợ chồng tôi lấy nữ trang ngày cưới đưa cho chú hai coi như phần đóng góp cho chuyến vượt biển. Tôi nghĩ hai vợ chồng trốn đi thì phải tự lo nhưng chú hai nói :
-Ba con đã đưa vàng lo cho 2 cháu rồi.
Tôi nghĩ thật thương tấm lòng của cha mẹ.
Tôi đếm tổng cộng được 28 người kể cả trẻ nít, không ai ngủ được vì nôn nóng tới giờ ra ghe lớn để đi, ngoại trừ các trẻ nít vì mệt nên ngủ vùi....
-Ngày 25-4 :
Khoảng 2 giờ sáng....2 chiếc vo? vọt đến...tất cả mọi người được chuyển sang vỏ vọt nhưng vỏ vọt không chạy ra được vì người đông trọng tải nặng vả lại nước ròng nên 2 chiếc vỏ nằm ì trên bãi sình dù một số thanh niên cố kéo những thân cây tràm tạo thêm lực để đưa vỏ vọt thoát khỏi bãi sình, cuối cùng vài người thanh niên phải nhảy xuống phụ đẩy 2 vỏ vọt ra...sau cùng 2 chiếc vỏ vọt được ra tới phần có nhiều nước, mọi người vui mừng nhìn nhau cười.
 
2 chiếc vỏ vọt, chiếc trước chiếc sau tiến ra biển tìm ghe lớn nhưng đảo vòng vòng khoảng 1 tiếng mà chẳng thấy dấu hiệu gì báo cả, vài người hỏi dấu hiệu nhu' thế nào để phụ giúp quan sát tìm nhưng chẳng thấy... mọi người cảm thấy lo... vài người đề nghị chạy vào bờ để sáng chạy ra tìm dễ hơn nhưng 2 người lái vỏ nói nếu vào bờ thì không đủ xăng trở ra và đề nghị neo giữa biển để chờ sáng, mọi người đồng ý, tôi nghĩ đêm nay ở đây chờ trời sáng to? bị phát hiện rồi bị bắt đưa vào Trại Cải Tạo Kinh Làng Thứ Bảy* hoặc trại tù Cầu Ván*, thôi đành phó mặc cho trời...
 
Khoảng 5 giờ sáng thì 2 người lái vỏ vọt nói thấy ám hiệu ( ám hiệu là chiếc bật lửa bật nhá liên tục) mọi người vui mừng nhưng cũng hơi lo vì.... chúng tôi được đưa đến ghe lớn, khi nhận đúng là ghe của nhóm thì mọi người lần lượt được chuyển sang một cách thầm lặng và trật tự.
 
Khi tất cả đã lên ghe, tôi còn một ít tiền mang theo tôi đưa cho 2 người lái vỏ vọt, họ cảm ơn và chúc tất cả bình an, thành công, may mắn rồi họ trở vào bờ.
Tới đây thì có vài sự việc mà đa số lo lắng vì nước trong ghe quá nhiều và không có tài công lẫn thợ máy trong khi máy ghe trong tình trạng không hoạt động, cũng may có 2 anh em ( Dũng & Lộc) đứng ra nhận trách nhiệm lái và sửa máy vì 2 anh em họ là dân đánh cá trước đây, trong khi vài người phụ sửa và đề cho máy hoạt động thì những người còn lại lo tát nước...lúc nước trong ghe được tát gần hết thì mọi người nghe tiếng máy nổ. Mọi người thật vui mừng...phụ nữ và trẻ em với những ai khg phận sự thì xuống khoang ghe ngồi chỉ chừa lại vai thanh niên được ở trên để tránh bị bể.
 
Chiếc ghe cũ khoảng 10.5 m chiều dài và chừng 2m bề ngang với cái máy 1 lock đầu bạc chở 28 người "phản động" từ từ chạy ra hướng hải phận quốc tế. Nhìn lại thành phố Rạch Giá nói riêng.., quê hương nói chung lần cuối mà khg khỏi bồi hồi xúc động...dù làm mồi cho cá hay đến được bến bờ tự do thì cũng khg còn gặp lại quê hương, cha mẹ, người thân... ngoại trừ....
 
Đến chiều thì chúng tôi thấy một chiếc ghe khác xa tận bờ bên kia, chúng tôi khg biết ghe gì, thôi thì tránh xa tốt hơn...thế rồi ghe chúng tôi từ từ lách ra giữa sông...(sau này qua tới trại tị nạn, tôi mới biết chiếc ghe đó là của Mã Mậu, một thiếu uý QLVNCH và cũng là người bạn học cùng trường với tôi).
 
Màn đêm từ từ buông phủ, Lộc (tài công) nói rằng hòn đảo phía bên kia là hòn Chuối, hòn đảo sau cùng có trạm công an biên phòng và cũng là trạm cuối cùng, vượt qua khỏi trạm này xem như đã thoát, mọi người trên ghe được căn dặn im lặng và ngồi xuống dưới hầm máy...ghe từ từ chạy như một chiếc ghe ma...bỗng một tiếng "rắc" vang lên từ hầm máy, mọi người nghĩ là gãy cây "láp" máy....mọi người lo và sợ hãi hiện lên gương mặt...Lộc tài công và anh Sang khuyên mọi người bình tĩnh, giữ yên lặng và khg được hút thuốc....Dũng(thợ máy) và anh Sang xuống hầm máy để xem việc gì đã xảy ra, Sang phát hiện có một bọc đồ rơi xuống quấn vào cây láp máy...tiếng "rắc" là do mấy lon sữa bò bị cây láp nghiền bể, Sang báo cho mọi người biết mà an tâm...sau một lúc cố cắt bọc đồ lấy ra khỏi cây láp, chiếc ghe nổ máy lại và tiếp tục cuộc hành trình.
 
Qua khỏi hòn Chuối, tất cả vui mừng vì đã thoát khỏi sự kiểm soát của lủ VC. Có người trên ghe hỏi ai có hải bàn khg thì chẳng ai có...Anh Chiếu* liền lấy cái ca lớn múc nước, cắt một miếng foam theo hình tròn để vào ca nước và đặt một cây kim lên miếng foam, thế là chúng tôi có một hải bàn tự chế...Anh Chiếu lấy từ gói hành lý ra một tấm bản đồ nhỏ, một cây thước nhỏ và một cây bút...anh đo và tính rồi nói 2 giờ sáng chúng ta sẽ đến hải phận quốc tế.... những người dưới hầm máy được kêu lên để hít không khí trong lành của gió biển, thở không khí tự do và cũng để đi tới lui trên sàn ghe cho đôi chân được thoải mái sau thời gian bị tù túng dưới hầm máy.
 
-26-4:
Đến 2 giờ sáng thì anh Chiếu báo là đã đến hải phận quốc tế vì thỉnh thoảng thấy vài chiếc tàu nước ngoài qua lại...tất cả hò reo vui mừng. Trời sáng hẳn, nhìn bốn bề chỉ thấy toàn là nước, chiếc ghe thì bé xíu như chiếc lá giữa biển cả mênh mông...hết sợ bị VC bắt giờ đến sợ sự bao la của trùng
khơi...thật đúng với câu "có ra
khơi mới biết mặt trùng dương".
 
Chiếc ghe lặng lẽ chạy âm thầm trong số mệnh, suốt ngày thỉnh thoảng chúng tôi thấy tàu buôn ngoại quốc chạy xa xa, chúng tôi làm dấu ra hiệu nhưng những chiếc tàu buôn đó hờ hững đi qua, họ khg thấy hay là họ khg muốn cứu giúp, tôi cảm thấy tủi cho thân phận kẻ mất quê hương. Màn đêm phủ trùm lên vạn vật là lúc chúng tôi sợ nhất vì chẳng thấy gì ngoài màn đêm tăm tối, nghe tiếng máy nổ và những con sóng vỗ vào thân ghe như đùa giỡn. Tháng Tư, biển tương đối yên... thỉnh thoảng vài cơn sóng cấp 3 cấp 4 nhẹ đùa giỡn vỗ vào thân ghe cũng làm mọi người hót ruột, có vài người sợ đến nỗi muốn " té nước và ị" trong quần....
 
-Ngày 27 tháng 4 :
Bình minh ló dạng nơi chân trời, ánh sáng làm cho mọi người đỡ lo sợ hơn là nhìn màn đêm đen như màu mực... đến trưa chúng tôi gặp một tàu buôn chạy gần, chúng tôi cho ghe bám theo thì biết đó là tàu dầu của Hy Lạp (căn cứ theo hàng chữ bên hông tàu), chúng tôi cầu cứu nhưng họ không giúp cho dù chúng tôi cho phụ nữ và trẻ nít đứng lên cho họ thấy... bám theo một lúc, chúng tôi khg hy vọng và cảm thấy nguy hiểm vì sóng của tàu buôn làm chiếc ghe chúng tôi bị chòng chành, mọi người quyết định không bám theo nữa, chiếc ghe chúng tôi giảm tốc lực và lùi vào phía sau, một người thủy thủ trên tàu buôn cầm một cây thuốc hút đưa lên cho chúng tôi thấy và họ thả xuống biển, ghe chúng tôi chờ tàu buôn đi xa không còn sóng, chúng tôi mới dám cho ghe chạy lên để nhặt cây thuốc, những thanh niên biết hút thuốc rất vui, chia cho nhau phì phà....
 
Chiều đến, chúng tôi gặp một tàu đánh cá Thái Lan, một người đàn ông Thái trạc 50 tuổi với vẻ mặt hiền hoà, nói chuyện bằng tiếng Anh với đại diện (anh Chiếu) ghe của chúng tôi...họ kêu lên tàu của họ, thật may mắn là không có chuyện cướp bóc hay hãm hiếp xảy ra, những người thủy thủ Thái thấy bọn chúng tôi ai có đeo đồng hồ, dây chuyền hay nhẫn thì họ ra dấu bảo đưa cho họ, hai vợ chồng tôi cũng bị họ xin 2 chiếc nhẫn đang mang trên tay (nhẫn cưới). Sau màn xin tư trang xong, họ nấu cơm và chiên cá mời chúng tôi ăn nhưng khg một ai trong chúng tôi ăn vì chỉ mong họ cho chúng tôi đi. Khoảng gần 1 tiếng trên tàu Thái, chúng tôi được họ cho đi và chỉ hướng vào đất liền. Khi xuống lại ghe, tôi mới nhớ là bỏ quên cái áo jacket trên tàu Thái, thôi đành bỏ luôn khg dám trở lên lấy vì sợ phiền phức xảy ra, vì lòng trông mau đến đất liền, được an toàn là may rồi thì tiếc chi cái áo dù rất buồn vì cái áo đó là của ba tôi, tôi mang theo để phòng lạnh và làm kỹ niệm, trong áo jacket đó có một căn cước quân nhân, một thẻ môn sinh Vovinam "hoàng đai nhất cấp" và một mảnh giấy ghi địa chỉ của người chị họ đang sống bên Mỹ(trước đây người chị họ là bí thư của ông tướng Mỹ Hommer Smith, giám đốc cơ quan DAO tại Sài Gòn, chị mang theo được ba đứa em theo cơ quan sang Mỹ ngày 29-4-75).
Ghe chúng tôi tiếp tục đi theo hướng chỉ của tàu cá Thái Lan...đến khuya chúng tôi thấy ánh đèn điện sáng rực một vùng, chúng tôi nghĩ là một thành phố của Thái Lan nên cho ghe chạy thẳng vào, khi còn khoảng chừng nửa cây số thì ghe chúng tôi bị lọt vào vùng đá ngầm, chiếc ghe loay quay mãi cũng không thoát ra được... một vài ghe nhỏ đánh cá của dân Thái thấy vậy nên đến gần để giúp nhưng vô vọng, tôi nhìn đồng hồ là 2 giờ sáng ngày 28-4.
 
-28 tháng 4 :
Gần sáng thì có một chiếc tàu lớn của hải quân Thái Lan đến, họ quăng dây qua bảo chúng tôi cột vào ghe để họ kéo ra ....
 
ghe chúng tôi cặp bên hông tàu hải quân trò chuyện, anh Chiếu đại diện tàu nói chuyện với một sĩ quan hải quân Thái, vị sĩ quan hải quân tự giới thiệu là hạm pho', anh ta lên tầng trên của tàu trình với hạm trưởng và hứa là sáng sẽ đưa chúng tôi lên bờ vào trại tị nạn, tôi nhìn cầu vai của vị sĩ quan Thái, tôi thấy 2 gạch ngang, một nhỏ một lớn, tôi biết cấp bậc là trung uý. Tôi nhìn thành phố Thái mà không khỏi ngậm ngùi cho số phận mất quê hương của chúng tôi. Trong lúc trò chuyện với vị trung uý Thái Lan...có anh Toàn trong ghe chúng tôi ra dấu tuột nhẫn và nói Thái Lan xấu quá, khg ngờ vị trung uý đó biết tiếng Việt (mẹ người Việt, cha người Thái), vị trung uý đó trình lại với hạm trưởng...hạm trưởng đổi y' và ra lệnh kéo ghe chúng tôi trở ra biển, thật là "cái miệng kiện cái thân". Lúc này chúng tôi lo thật nhiều vì ghe bị lũng vài lỗ bởi vướng đá ngầm, nước tràn vào ghe thật nhiều và bánh lái cũng bị gãy. Dù chúng tôi hết sức năn nỉ nhưng họ quyết định kéo, chúng tôi bàn với nhau đổ hết những "can" dầu để ôm "can không"nhảy xuống biển bơi vào bờ...khoảng 10 giờ sáng thì họ bắt đầu kéo...tôi đưa một cái "can không" cho vợ tôi và bảo ôm cái can để nhảy vì vợ tôi khg biết bơi... tôi và một số người nhảy xuống biển, trong số này có mấy đứa em họ của tôi dưới 10 tuổi. Khi tôi nhảy, tôi quay đầu nhìn lại thấy vợ tôi cầm cái can và hỏi lớn "sao anh Thơ" tôi la lớn "nhảy, khi tôi trồi đầu lên khỏi mặt nước thì nghe tiếng mấy đứa em họ gọi "anh hai đến giúp" tôi chỉ nhìn thấy cánh tay cầm can của vợ tôi ló trên mặt nước, tôi vội bơi nhanh lại xốc nách vợ tôi lên và lấy cái can để dưới bụng cho vợ tôi nổi lên và thở, tôi kè vợ tôi bơi vào bờ...bỗng tôi nghe tiếng súng nổ rất nhiều, nhìn thì thấy chiếc tàu hải quân đậu chặn ngang và những thủy thủ trên tàu bắn xuống nước phía trước mặt chúng tôi chặn khg cho bơi vào bờ....chúng tôi đành bơi trở ra và leo lên ghe, tàu hải quân Thái quăng dây bảo chúng tôi cột vào ghe và kéo chúng tôi trả lại cho đại dương.
 
Tôi nghĩ họ giận và kéo ra hải phận quốc tế, có thể họ hại chúng tôi(đâm cho ghe chìm hoặc bắn chúng tôi), tôi lấy 5 cái "can không" cột dính lại với nhau và bảo vợ tôi "nếu có chuyện thì anh với em ôm 5 cái can này nhảy xuống biển rồi tính sau. Vài thanh niên cố cạy tháo 2 miếng ván mui ghe cột vào 2 bên hông ghe thế bánh lái, một số thì lấy áo quần mang theo xé thành từng mảnh nhỏ để trám vào những lỗ thủng của ghe chặn khg cho nước tràn vào ghe, phụ nữ và trẻ nít thì lo tát nước (vợ tôi dù đang mang bầu và mệt lã người vì ngồi dưới hầm máy mấy ngày cũng phụ tát nước).
Tàu hải quân Thái Lan chạy chậm kéo ghe chúng tôi đến trưa hôm sau, tàu họ dừng lại tháo dây cột ghe chúng tôi và nói đến hải phận Malaysia, họ không có quyền vượt hải phận quốc gia khác, họ dùng dây cột cái cần xé lớn thả xuống ghe cho chúng tôi cơm, khô, nước uống, chúng tôi nói hết dầu chạy máy, họ liền thả xuống cho chúng tôi mấy can dầu...họ chỉ hướng cho chúng tôi đi Mã Lại, họ chúc chúng tôi may mắn, một người thủy thủ đưa cao tấm bảng bằng giấy carton có ghi số 180o và đưa tay chỉ hướng trước mặt, ghe chúng tôi chạy một khoảng thì họ quay tàu trở về.
Trời sập tối, chúng tôi thấy ánh đèn xe gắn máy (1 bóng đèn) khg xa lắm, chúng tôi biết sắp đến đất liền, Lộc tài công cho ghe chạy thẳng vào, khi gần bờ thì mắc cạn khg tiến lên được nữa, tôi là người đầu tiên nhảy xuống....nước chỉ ngang ngực, tôi nói cho mọi người biết và mọi người lần lượt nhảy xuống, tôi bế vợ tôi vào bờ.... vài thanh niên lấy búa đập phá máy để phòng ngừa khg bị kéo trở ra biển. Chúng tôi lên bờ ngồi chung lại với nhau, trời tối đen như mực...dân làng nghe tiếng liền báo động và kéo ra quây quần quanh chúng tôi và cho biết đây là Malaysia... một vài thanh niên Mã Lại bắt đầu đi xét từng người để cướp...một tên xét bên hông vợ tôi và cướp bọc đựng nữ trang...tôi nói cho nó lấy đi, mình giữ được mạng là quý rồi vì chẳng biết bọn này là ai và đây là nơi đâu...
Khoảng 1 tiếng sau thì có một xe chở quân đội đến, họ bao vây để bảo vệ chúng tôi phòng ngừa cướp giựt từ kẻ xấu trong đám dân làng. Sau khi nói chuyện với người đại diện của chúng tôi, họ kêu chúng tôi lên xe đưa về trại.
 
Trại là một rừng dừa... nơi đây đã có một số người tị nạn đến trước, chúng tôi cũng tạm yên tâm. Chúng tôi được một cái chòi lớn chỉ có cái khung được dựng sơ bằng những cành cây, khg có nóc và vách che... thôi thì cũng tạm ổn còn hơn là lênh đênh trên biển đối diện với hiểm nguy...
 
Đến khuya thì có 2 tên lính Mã Lại vào tìm bắt phụ nữ, chúng cầm súng và đèn pin rọi vở tung mềm tìm phụ nữ...chúng bắt 2 người đàn bà, 1 thiếu nữ và 1 bé gái 15 tuổi (tôi mở hé chăn trùm đầu nên thấy), khi tên lính kéo chăn của vợ tôi bắt đứng dậy thì tôi hét lớn lên, tên lính rọi đèn và chỉa súng vào mặt tôi, vợ tôi đứng lên, tên lính thấy vợ tôi đang mang bầu nên tha, 2 tên lính rời trại dẫn theo 3 người phụ nữ và 1 bé gái...chúng tôi hoang mang không ngủ lại được vì biết chuyện không may xảy ra cho 4 nạn nhân bị 2 tên lính bắt mang đi....khoảng chừng hơn 1 tiếng đồng hồ sau, 4 nạn nhân trở lại với đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, mặt kinh hoàng đau đớn nhạt nhoà nước mắt...
29-4 :
 
5 giờ sáng, bọn lính đánh thức chúng tôi dậy ra một khoảng trống nhỏ trước cái chòi kinh hoàng cạnh bờ biển. Chúng chia phụ nữ và trẻ thơ một bên.....đàn ông, con trai một bên kể cả trẻ em... tên lính bảo phái nam từng người một đi xuống biển, đến phiên tôi chắc tên lính nhớ mặt tôi là người hét lớn đêm qua, nên nó thưởng cho tôi một cái đá bằng giày bottle de sault vào bàn tọa...bọn đàn ông chúng tôi bị lùa xuống nước lạnh run, tên lính khoác tay ra dấu ra xa nữa, tôi nghĩ trong lòng chắc bọn này bắn chúng tôi... khi chúng tôi ra đến nơi mực nước dâng đến cằm thì tên lính bảo dừng lại và để bọn tôi ngâm nước khoảng nửa tiếng thì cho bọn tôi lên bờ....sau đó mấy tên lính dẫn chúng tôi đi chặt những tàu lá dừa về để lợp mái và dừng vách cho cái nhà chòi kinh hoàng.
 
Sáng tỏ, tôi có trò chuyện với vài người Việt gốc Hoa đã đến trước vài ngày trên 2 chiếc ghe đi bán chính thức, họ cho biết là đêm nào những tên lính cũng vào khu của họ bắt đi những thiếu nữ để hiếp nhưng chẳng ai dám la...tôi có bàn với họ là mình phải đồng lòng bảo vệ lẫn nhau...nếu bên nào bị lính vào bắt phụ nữ thì phải la lớn lên để bọn lính hoảng sợ mà bỏ đi ngưng ngày hành động thú tính, mọi người đồng ý...Nơi đây tôi cũng gặp gia đình gia đình anh Huỳnh Hà, người cùng xóm và cũng là hiệu trưởng trường trung học Minh Đức (trường học của người Hoa).
Buổi trưa có một phái đoàn báo chí đến, anh Chiếu người đại diện ghe chúng tôi nói chuyện với họ và trình bày việc đau lòng đêm qua...phái đoàn báo chí hứa là sẽ về đưa chuyện này lên báo để hy vọng giúp được chúng tôi...
 
Tối khuya đêm nay chúng tôi nghe tiếng la từ nhóm người Hoa, chúng tôi biết những tên lính quen thú tính tìm bắt phụ nữ bên nhóm người Hoa sợ hãi im lặng chịu đựng. Bọn chúng tôi đồng loạt la lớn lên thì bên nhóm người Hoa đã im tiếng vì mấy tên lính đã bỏ đi.
Mỗi ngày những người tị nạn khốn khổ chúng tôi (3 ghe) được phát 2 buổi cơm với cá mòi hộp. Ai có tiền đô và vàng vòng thì ra khu chợ nhỏ trước trại để mua thêm thức ăn tươi về nấu sau khi lo lót gói thuốc hoặc tiền cho tên lính gác cổng.
 
30-4 :
Ngày quốc nạn của quê hương....cũng vì ngày đau thương này mà người dân Việt ly tán, lần lượt rời bỏ "thiên đàng VC" đem sinh mạng đối diện với những hiểm nguy trên đại dương để đánh đổi 2 chữ TỰ DO, được quyền làm người.
 
Khoảng 9 giờ sáng, có một chiếc trực thăng đáp xuống bãi đất trống trong trại, tôi và một số đông ra xem thì thấy một ông mang sao trên cầu vai bước xuống khỏi trực thăng với một nhóm lính cận vệ...Ông tướng ra lệnh cho tên lính trong trại đi gọi người đại diện ghe chúng tôi ( người đã nói chuyện với phái đoàn báo chí hôm trước), anh Chiếu vừa bước vào phòng thì bị ông tướng tát tay vào mặt, ông tướng giận dữ hỏi tại sao không báo với cấp trên của nhóm quân nhân giữ trại mà lại báo với phái đoàn báo chí, bây giờ báo chí đã đăng đầy tin xấu ấy làm quân đội mang tiếng. Ông tướng ra lệnh cho toán cận vệ đi kêu mấy tên lính trong trại đến tập họp đầy đủ quân số để anh Chiếu nhận diện thủ phạm hiếp dâm...anh chiếu nhận diện và chỉ thẳng tên tội phạm...ông tướng rời bàn bước đến đấm đá túi bụi vào người tên lính đó và ra lệnh cho toán cận vệ thưởng cho cặp còng số 8 rồi giải lên trực thăng. Trước khi ra về, ông tướng đến bắt tay anh Chiếu và xin lỗi về sự việc xảy ra...kể từ hôm ấy thì mọi người mới an tâm ngủ yên, không còn phập phồng lo sợ khi màn đêm buông xuống. Đây là những ngày trên đảo Kuantang.
 
6-5 :
Sáng sớm chúng tôi được thông báo chuyển vào trại Kula Lumpua tị nạn chính thức, chúng tôi no^ nức chờ đợi...khoảng 9 giờ sáng, một chiếc tàu nhỏ của hải quân đến, những người lính trong trại cho riêng chúng tôi một chiếc ghe nhỏ hơn ghe của chúng tôi trước đây ( chúng tôi đã phá máy và đập ghe bỏ khi cập bờ đêm vừa đến) và phát cho ghe chúng tôi mấy thùng mì gói, tôi lấy làm lạ nghĩ thầm chúng nói đưa bọn tôi vào trại sao còn phát cho mấy thùng mì....chúng kéo 3 chiếc ghe của bọn chúng tôi từ từ tiến ra biển, ai nấy đều vui mừng vì sắp được vào trại tị nạn chính thức, khi ta tới biển thì họ giao lại cho một chiếc tàu lớn của hải quân đậu sẵn ngoài khơi, họ bảo chúng tôi cột 3 chiếc ghe lại nối đuôi nhau và quăng dây cho họ kéo đi. Tàu hải quân chạy nhanh, vì sợ chìm nên chiếc ghe sau cuối đành phải cắt dây để cho an toàn(sau này đến Indonesia, tôi có gặp lại những người trên ghe này).
Đến trưa thì tàu hải quân tháo dây 2 chiếc ghe của bọn tôi vì đã đến lãnh hải Indonesia, 2 chiếc ghe bọn tôi nối đuôi nhau mà chạy, có gì còn giúp đỡ lẫn nhau. Ánh tà dương đang từ từ đi xuống chân trời, chúng tôi thấy ngọn đèn hải đăng nên tiến về hướng đó ...thằng em họ của tôi đói bụng, tôi bảo nó hỏi 2 thằng Lo^.c, Du~ng tài công & thợ máy, vì 2 anh em nó giữ) em họ tôi hỏi nhưng 2 thằng đó khg cho mà còn chửi ...tôi o'? dưới hầm, bx đang cạo gió cho tôi, tôi nghe tụi nó chửi em họ tôi, tôi giận qua' bèn leo lên nói với 2 thằng đó "mì này là của mọi người trên ghe chớ khg phải của riêng anh em mày, 2 thằng mày muốn gì, lên đảo phía trước tao chấp 2 anh em mày luôn, anh 8 Sang bạn của anh họ tôi thấy vậy nên đến nói nhỏ với chúng nó, 2 anh em nó đến xin lỗi tôi (8 Sang biết khi xưa tôi có dạy võ cho lính)...chúng tôi thấy một chiếc tàu nhỏ tiến dần về hướng ghe chúng tôi... vì sợ gặp hải tặc, chúng tôi cho phụ nữ và trẻ em xuống hầm máy, đàn ông và thanh niên thì o'? trên trong tư thế sẵn sàng đối phó nếu gặp bọn cướp...khi chiếc tàu lạ (từ LẠ này bây giờ ngồi viết lại mà cảm thấy quen quen) đến gần, chúng tôi thấy chữ VN
 
*****, và thấy vài thanh niên cùng với một người đàn ông đứng tuổi, họ hỏi chúng tôi "Are you Vietnamese?", chúng tôi gật đầu và hỏi họ đây là đâu, họ nói đây là Indonesia và chiếc tàu họ đang đi là của người Việt Nam được họ cứu giúp nên tặng họ chiếc tàu này. Chúng tôi hỏi họ người Việt Nam đến đây đông khg và nhờ họ đưa chúng tôi đến trại tị nạn. Ho. nói có khoảng 5,000 người Việt tị nạn và ở rải rác nhiều nơi, họ cũng nói thêm là theo phong tục của họ thì phải theo họ về nghỉ 1 đêm rồi sáng hôm sau họ sẽ đưa vào trại tị nạn. Thấy họ có vẻ chất phát, hiền lành, thật thà...nên tất cả đồng ý đi theo họ.
 
Thật là cảm động khi vừa tới làng họ(đảo Karamut), dân làng xúm lại xem chúng tôi...sau đó dân làng đem nồi, niêu, son, chảo, nước đến đưa chúng tôi, họ cũng chỉ chúng tôi chỗ giếng nước tắm, giếng lấy nước để xài/uống. Thật xúc động cho tình người dù khác màu da, tiếng nói... đêm xuống, chính quyền địa phương cho mời 3 vị đại diện của 3 chiếc ghe lên văn phòng nói chuyện....họ chỉ xin 1 chỉ vàng cả 3 ghe và họ hứa sẽ cho người xuống gác chỗ chúng tôi ngủ để phòng tình trạng có kẻ xấu đến cướp giựt... một người Hoa của 1 trong 2 chiếc ghe kia đã tình nguyện giao 1 nhẫn vàng 1 chỉ.... một tí sau thì có 2 hoặc 3 người mang súng đến canh gác cho chúng tôi ngủ. Người đại diện chính quyên địa phương đã giữ đúng lời hứa.... thật là cảm động và cảm ơn chính quyền địa phương cũng như dân làng nơi đây.
 
7-5 :
8 giờ sáng, chính quyền địa phương gọi chúng tôi chạy ghe theo họ vào trại tị nạn...2 chiếc ghe chúng tôi chạy theo họ đến gần trưa thì tới đảo Letung, một khu thương mại cạnh bờ biển, tôi thấy người Việt đông đảo trên bờ thì vui vô cùng. Bất chợt tôi thấy thằng bạn cùng quê, tôi gọi Sĩ (Sĩ cờ tướng vì nó đánh cờ tướng rất giỏi, nó cũng là một thiếu uý nhảy dù), tôi nhìn thấy một tàu hàng chất bánh mì ngọt đầy trên tàu, tôi thơ ngây hỏi Sĩ ... ở đây sướng vậy, người tị nạn được phát bánh mì ngọt ăn hở ... Sĩ quay lưng lại chỉ vào bọc lớn đang vác trên vai và nói "quẩy bánh mì bán nè". Ngày thì đi vòng vòng xem sự sinh hoạt của người Việt tị nạn và dân bản xứ, tối thì nằm ngủ trước hiên của những cơ sở thương mại. Ở nơi đây được khoảng 5 ngày thì bọn tôi (3 ghe) được chuyển qua đảo Air Raya, ban đại điện ra tiếp nhận bọn tôi và làm lập danh sách nhập trại, ghe chúng tôi lấy tên anh Chiếu làm tên tàu"Nguyễn Tranh Chiếu", số thứ tự theo những ghe nhập trại là 28.
 
Vài tuần sau gia đình tôi (vợ chồng tôi, 2 đứa em vợ, 1 thằng em họ con người chú ruột, 1 thằng em họ con người cô) được phái đoàn Cao Uỷ gọi lên phỏng vấn, tôi khai là cựu quân nhân VNCH, quốc gia định cư thì tôi chỉ chọn nước Mỹ là duy nhất nhưng phái đoàn bảo tôi phải chọn 3 quốc gia, sau một lúc suy nghĩ tôi chọn thêm 2 quốc gia là Úc Đại Lợi và nước Pháp, tôi cũng khai là có người chị họ ở Mỹ ( dù bị mất khi lên tàu cá Thái Lan nhưng nhờ nhớ dai nên tôi khai đầy đủ tên họ và địa chỉ), vì là cựu quân nhân VNCH nên tôi được xếp loại ưu tiên "3".
 
Hàng ngày lãnh cá ngừ ăn tới ngán luôn, vợ tôi mang bầu cũng lớn cũng cần dinh dưỡng thêm. Tôi cùng 2 đứa em họ lên núi đốn cây đem về bán để người ta làm nhà, làm giường ngủ....mỗi lần đi đốn (chặt) cây là phải mượn dao của người bạn tên Vượng khác ghe nhưng chơi rất thân nên đi vài chuyến thì nghỉ...tôi chuyển sang đi tàu khách đưa dân từ 2 đảo AirRaya & KuKu đi chợ bên đảo LeTung, thời gian này các trại tị nạn khg có tiền mệnh giá nhỏ nên việc mua bán, uống cà phê, đi tàu... đều đi thanh toán bằng thuốc lá hoặc mì gói ( $USD 100 = 60,000 tiền Indonesia... 100 tiền Indo/gói mì ; thuốc hút hiệu Hero/100, thuốc Commando/200, cá mòi hộp nhỏ/100....)đi tàu đưa khách tôi chỉ làm nhiệm vụ thu tiền và được trả công bằng vài gói mì và vài gói thuốc... một hôm tôi bực thằng em vợ (nó làm trên tàu trước tôi) tôi cởi áo nhảy xuống biển bơi vào bờ nhưng khg dám cởi quần vì sợ cá rỉa/táp lầm...
 
Mấy đứa em con của người chú nói với tôi "anh đi đốn cây, đi tàu cực quá, anh qua phụ tụi em làm bánh mì ( mấy đứa em mở lò bánh mì ở đảo kế bên, đảo KuKu, chú tôi là chủ lò bánh mì Tân Thanh nổi tiếng nhất thị xã Rạch Giá, mấy người con của chú tôi và tôi đều biết làm bánh mì đề phòng khi thiếu thợ). Mỗi buổi chiều tôi sang đảo KuKu phụ làm bánh mì sáng đêm, sáng về lại đảo bên này, có bánh mì ăn và mấy đứa em cũng đưa tôi ít tiền xài xem như là tiền công, phụ một thời gian thì lò bánh mì ra nhiều quá nên mấy đứa em nghỉ làm và tôi thất nghiệp... có một hôm tôi nấu nồi xôi đậu trắng rồi 2 vợ chồng mang ra chợ chồm hỏm cạnh bờ biển ngồi bán...nhờ trời thương nên ngồi đến trưa chỉ bán được cho một người...chợ gần tan, 2 vợ chồng mang thao xôi về và cả nhà được ăn xôi miễn phí một nguyên ngay...thời gian trong trại...ăn rồi nằm phơi củ cải...ngày nào tôi cũng cùng anh bạn tên Vượng đấu cờ tướng(Vượng là chủ ghe bị kéo bỏ ra biển chung ở Mã Lai)trong thời gian này tôi quen thân hầu hết những người bên ghe "Nguyễn Hữu Vượng" và người bạn tôi thân nhất là Tạo (Tạo là cháu ruột của tướng Huỳnh Thới Tây, trưởng khối đặc biệt thuộc Bộ Tư Lệnh CSQG. Khi qua Mỹ, tôi có gặp lại Vượng,Tạo, Trie^~n, Triều, cụ Toản, Trung, Nam....riêng Tạo và tôi đi thăm nhau nhiều lần. Tạo làm bartender tại một casino ở Reno, tiểu bang Nevada, sau khi lập gia đình Tạo di chuyển về San Francisco và làm cho hảng ma'y bay United, tôi ở Orange County thuộc miền Nam California
 
Tháng 8, gia đình tôi được phái đoàn Mỹ gọi lên phỏng vấn và được chấp nhận vào Mỹ nhưng lúc đó cái bầu tâm sự của bà xã tôi cũng lớn bộn nên phái đoàn Mỹ nói khi nào bà xã tôi sinh thì mới được đi...sau cuộc phỏng vấn này tôi từ diện ưu tiên 3 tụt xuống diện ưu tiên 4. Yên tâm rồi chỉ còn lo ăn ngủ để chờ ngày đi, thỉnh thoảng đi câu cá trong những con suối trên đảo.... trong những lần đi câu này, tôi quen anh Trường Hải (ca nhạc sỉ).
 
22-11 :
Vợ tôi chuyển bụng, tôi đưa bà xã đến bệnh xá trên đảo khoảng 12 giờ trưa, tôi ngồi ngoài chờ mà lòng mừng nôn nai vì sắp được làm cha. Ngồi ngoài chờ mà sốt ruột khi mỗi lần nghe bà xã tôi rên vì đau...tới khoảng 3 giờ chiều thì bác sĩ Hưng ra báo là bà xã tôi sinh con trai, mẹ tròn con vuông...bác sĩ bảo tôi vào thăm bà xã và nhìn mặt con. Tôi bước vào phòng thấy bà xã tôi mệt nhoài, đứa con thì nằm cạnh, tôi nhìn mặt con trai mà vui khôn tả, nhìn mặt nó mà chỉ thấy cái lỗ mũi vì mũi nó cao giống tôi, tôi đặt tên con là Trương Huỳnh Thái Dương để làm giấy khai sinh (Trương Huỳnh là ghép 2 họ nội ngoại... khi mang bầu nó thì bà xã và tôi nhảy xuống biển Thái Lan và sinh nó ở Nam Dương "Indonesia" nên tôi ghép lại là Thái Dương đặt tên cho con trai, hầu như tôi túc trực 24/24, con bít mới sinh thường "Ị" cứt su, phân dễ và Ok nhiều lần trong ngày, tôi phải xin bao đựng bột mì làm tả lót cho con, nhờ mấy ngày này trời mưa tầm tã nên tôi ra phía sau bệnh xá giặt tã từ máng xối nước chảy xuống, đôi khi vừa giặt xong trở vào thì đứa quý tử này thưởng cho tôi chiếc tả đầy phân khác. Nằm bệnh xá được vài ngày thì bác sĩ cho về, tôi nhớ mãi khuôn mặt của bác sĩ Hưng, người phụ trách việc sinh nở của vợ tôi, tôi cũng khg quên bác sĩ Đỗ Văn Hội, trưởng bệnh xá (trước ngày quốc nạn của quê hương, bác sĩ Hội là đại uý quân y, tôi và bác sĩ Hội là người thành lập hội cựu quân nhân VNCH trong trại tị nạn, bác sĩ Hội có mở phòng mạch tại tiểu bang Florida và cũng là chủ tịch cộng đồng người Việt liên bang Hoa Kỳ.
 
29-11 :
Gia đình tôi được gọi chuyển lên trại Galang....khi ra tập hợp trước bạn đại diện trại chờ điểm danh để xuống tàu...Anh bạn cờ tướng của tôi (Vượng) đến đưa tôi 3 lon sữa bò cho con tôi, khi chờ lên tàu thì ông cụ Toản (ghe anh Vượng) mang 1 cái khăn lớn đến và tự tay cụ đắp cho con trai tôi (cụ Toản khoảng trên dưới 60, cụ bỏ gia đình lại VN để dẫn cháu nội đi vượt biển) cụ nói cụ khg có gì chỉ có tấm khăn đắp cho cháu ấm, tôi khg biết nói gì hơn là lời cảm ơn cụ Toản và anh Vượng (sau này qua Mỹ, gia đình cụ được đoàn tụ...tôi có đến thăm và lần sau cuối tại bệnh viện lúc cụ bị ung thư gần thời kỳ cuối.
 
Đến Galang gia đình tôi được đưa vào Barrack 4 ngang bạn đại diện trại, trưởng trại là Thiếu Tá Ninh Thế Cát(thân phụ của nữ ca sĩ Ninh Cát Loan Châu), tôi cũng gặp một anh cùng xóm là Trung Uý Ban, trưởng bạn trật tự trại.
 
Đêm đầu tiên... đám giặc muỗi tấn công suốt đêm, 2 vợ chồng tôi thức trắng dùng khăn xưa đuổi đám muỗi đói khg cho chúng tấn công đứa con tôi còn đỏ hỏn thơm phức. Sáng dậy tôi đi xin được vài cái bao nylon loại bao gạo, tôi dùng kim, chỉ may cái mùng cho con tôi, thế là đêm nay ngủ yên. Tôi có thói quen từ lúc đi lính, trùm mền kín mít từ đầu đến chân là yên giấc...bà xã tôi là gái một con trông mòn con mắt nên bầy muỗi xúm lại dê suốt đêm, sáng nào dậy cũng cho tôi xem cặp giò chi chích dấu đạn thù của bầy muỗi. Một buổi trưa đang nằm thiu thỉu nghĩ vu vơ thì thằng Sĩ đến rủ đi uống cà phê, tôi nói khg có tiền, nó bảo nó cũng khg có tiền nhưng ra tiệm cà phê thì có tiền ...tôi đi theo nó ra quán cà phê nhưng khg dám gọi cà phê uống... nó gọi 2 ly cà phê đá...trong quán cà phê có vài người bu xem 2 đấu thủ cờ tướng đấu độ, nó lân là đến xem...một người rủ nó đánh cờ độ, nó nói đánh dở và khg có tiền, người kia nói đánh độ nhỏ chỉ ăn thua bằng thuốc lá, và phê và chấp nó 1 con ngựa...thế là người kia trúng bẫy khờ của nó....2 người đấu vài ván, Sĩ câu bằng cách ăn qua, thua lại....người kia nói nghỉ vì chơi khg lại nó, nó đề nghị đánh đồng khg cần chấp, người kia cũng thua rồi nó chấp lại bên kia 1 con ngựa và sau cùng là chấp cặp ngựa, bên kia cũng thua... biết là gặp cao thủ giả nai nên nghỉ...tôi ngồi xem cười thầm trong bụng mà Bái phục trình độ cờ tướng của nó và phục sát đất tài giả nai của nó. Bạn ngày thì nằm treo mỏ vì thèm thuốc hút ngoại trừ những lần đi theo nó uống ca phê chùa vì có độ cờ tướng ( thời còn trung học, khi đi học về là nó quăng sách vở rồi ôm sách cờ thế mà xem miết...thế mà năm 1971 nó đậu tú tài phần 1 rồi tình nguyện vào trường Bộ Binh Thủ Đức, tốt nghiệp nó tình nguyện vào binh chững nhảy dù. Đêm nào trại có chiếu phim cho người tị nạn xem thì 2 vợ chồng tôi thay phiên bồng đứa con đi xem tại nơi phát lương thực cách barrack tôi ở khoảng 1/2 cây số. Ở đã được 1 tuần thì gia đình tôi được gọi đi lên thành phố Tanjung Pinang để khám sức khỏe chờ đi Mỹ. Đi ra đến bến tàu, tôi thấy Tạo, người bạn thân trên đảo Air-Raya đang ngồi một mình, tôi gọi Tại nhập bọn với gia đình tôi cho vui.
 
Chúng tôi được tàu lớn chở đến Tanjung Pinang, thành phố lớn thứ hai sau thủ đô Jakarta, ở đây tương đối thoải mái vì đi ra những tiệm Chạp phô mua đồ dùng tự do nếu có tài chính...một hôm tôi và một số người trong trại được gọi lên thành phố để khám sức khỏe lần cuối và bổ túc hồ sơ để chuẩn bị đi định cư, sáng sớm đã có xe chờ sẵn chở chúng tôi đi, loại xe đò từ thời "một ngàn mấy trăm lâu lắm..." ngồi trên xe nhìn giao tho^ng và phố xá hai bên đường thấy cũng vui, nếu so sánh với VN trước 30-4-75 thì Indo còn thua xa.
 
Đến thành phố, bọn tôi được đưa vào phòng...trong phòng có 2 người đàn ông và 1 phụ nữ người Mỹ...họ bảo bọn đàn ông thanh niên chúng tôi từng người đứng lên và cởi quần cho họ khám, 1 người đàn ông Mỹ cầm chiếc que( như que của nha sĩ dùng để khám tăng miệng) nâng 2 hòn bi của mỗi người để khám nhu' lu'c mới vào lính....Trời ơi mắc co'? chết được vì chồng ngồng trước mặt người phụ nữ Mỹ, tôi liếc trộm thấy bà ta tỉnh bơ nhìn rồi ghi chép vào một quyển sổ, người Tây Phương thật tự nhiên trong công việc. Tôi gặp một chút trở ngại là hồ sơ có khai thêm 1 người (con tôi), họ nói cần khai sinh chứng minh và bảo tôi về trại mang giấy khai sinh của con tôi đến... tôi nói khg có tiền đi xe về và trở lại... Người đàn ông Mỹ bước ra khỏi phòng kêu người đàn ông Indo (gốc Tàu) vào phòng và nói gì đó...người đàn ông Indo dẫn tôi ra xe nói với tài xế xe chở chúng tôi đến rồi kêu tôi lên xe...xe đưa tôi về trại, xe dừng trước trại, tôi bước xuống và vội vậy chạy vào trại bỗng một tiếng là lớn.. tôi quay đầu nhìn lại thì thấy tên lính gác cổng ngoắc tay ra dấu bảo tôi lại, trên lính thưởng cho tôi một đá vào mông làm kỷ niệm vì vào trại mà không trình với anh ta...người tài xế thấy vậy liền xuống xe trình bày sự việc với tên lính....tên lính hiểu việc và khoát tay bảo tôi đi, tôi vào trại lấy giấy khai sinh của con tôi trở ra bước đến trạm gác để trình thì trên lính khoát tay bảo tôi đi, tôi lên xe trở lại thành phố... tôi vào trình giấy khai sinh của con tôi do bệnh xá cấp có chữ ký của bác sĩ, dấu đóng mộc và dấu chân của con tôi in lên đó....họ ghi vào bổ túc hồ sơ cho tôi và cho về chờ ngày qua xứ "Tư bản giảy hoài khg chết".
Chiều 9-1, gia đình tôi được thông báo sáng hôm sau sẽ được chuyển sang Singapore để đi Mỹ. Ôi tối đêm đó cả bọn tôi háo hức chẳng ngủ được... người bạn tên Tạo ở lại buồn vì chẳng còn ai quen, tôi và Tạo pha và phê uống tâm sự đến khoảng 3 giờ sáng thì ngủ....tôi cũng khg quên đưa Tạo số điện tuthoại và địa chỉ của người chị bảo trợ tôi, có gì liên lạc bạn bè sống chung cho đỡ buồn (Tạo chỉ 1 thân 1 mình).
 
10-1 :
9 giờ sáng xe đưa chúng tôi ra bến tàu.... 10 giờ sáng chúng tôi đến bến tàu thấy một chiếc tàu lớn đậu sẵn, chiếc tàu nhìn sang trọng... chờ khoảng đến 11 giờ trưa thì kbỗng có vài người Tàu đến gọi vài gia đình đi khám sức khoẻ lại, tôi cảm thấy hơi lo vì giờ chót còn gặp trục trặc gì không đây... bà xã tôi hỏi người thanh niên Tàu đó thì được biết là không có trở ngại gì, họ chỉ gọi vài người lên chụp hình phổi để bán lại cho những người có hình phổi khg tốt... thế cũng an tâm.
12 giờ trưa chúng tôi được gọi tên theo từng gia đình lần lượt xuống tàu. Chúng tôi đến Singapore khi phố lên đèn, xe bus chở chúng tôi đi... nhìn đường phố thật sạch sẽ và yên tỉnh. Vài cặp nam nữ trong cơn mê tình ái đèo nhau trên xe gắn máy, chúng tôi vẫy tay chào họ, họ nhìn chúng tôi cười vui vẻ và chào lại....tôi thầm chúc trong lòng cho những cặp đôi này mãi hạnh phúc bên nhau trong "Thiên Đàng Ái Ân" của nhân loại. Chúng tôi được đưa đến một trại nhỏ có khoảng vài chục người Việt, một thời gian ngắn sau đó, họ đem sữa đặc đến phát cho những gia đình có em bé và họ dặn chúng tôi là 5 giờ sáng họ sẽ đưa chúng tôi ra phi trường.
 
5 giờ sáng họ đến đánh thức bọn tôi dậy điểm danh theo từng gia đình rồi đưa lên xe bus. Chúng tôi được hướng dẫn đi vòng vòng phi trường để làm thủ tục.... đi gần 2 tiếng thì đến phòng chờ đợi để ra máy bay...xe bus trong phu

No comments: