Friday, September 22, 2023

Những món NỢ phải TRẢ - Đinh Lâm Thanh

Những món NỢ phải TRẢ

Đinh Lâm Thanh - fb Người Lính Già Tqlc
Các anh chiến sĩ VNCH năm xưa, và đồng bào Việt Nam thân mến;
Món nợ của đất nước, và Tổ Quốc Việt Nam vẫn còn ĐEO mãi trên vai cũa chúng ta. Tôi đã và đang cố gắng làm theo khả năng của bản thân. Còn qúy vị thì sao? Mong qúy vị hãy tự tính cho riêng mình. Cảm ơn.
------------------
 
 
 -------------------
  
NGƯỜI LÍNH CỘNG HÒA NĂM XƯA - NỢ NƯỚC - TÌNH EM
Là trai thời loạn, chúng tôi đành phải vươn vai gánh vác việc Sơn Hà. Món Nợ này có nhẹ chi đâu. Xương máu, sự sống của chúng tôi nhẹ tợ lông hồng. Trong chúng tôi, có người đã oanh liệt nằm xuống, có người kéo lê thân tàn cho hết kiếp. Thế nhưng, chúng tôi, những người còn sống sót; dù lây lất, dật dờ khắp Năm Châu Bốn Bể; vẫn còn phải Canh Cánh bên lòng một món nợ khác không hề nhẹ. Đó là Nợ Tình (Món Nợ Ân Tình). Còn Cha Mẹ, anh em, và thân nhân thì sao? Sao người đời ít ai nhắc đến? Có còn món Nợ nào nữa không? Xin nhắc luôn một lần để chúng tôi tính toán trước khi thân xác này trở về với Cát Buị. Cảm ơn. (by Người Lính Võ Bị năm xưa - Nguyễn Văn Thành K28/TVBQGVN/TĐ15/ND/LĐ4/QLVNCH)

 ------------------------------- 
------------------ 

Đời người, ai cũng phải một lần mang nợ. Không nợ tình, nợ tiền, nợ vợ chồng, nợ cha mẹ, nợ con cái… thì cũng phải NỢ với Bạn Bè, Quê HươngTổ Quốc.
 
 -----------
 
Riêng đối với những Vị một thời mặc áo lính, chắc chắn còn thêm một món nợ nữa: 
đó là nợ Đồng Đội.
Có thể nói rằng, trong các cấp chỉ huy quân đội cũ, một số nhỏ không còn bận tâm đến những món nợ nầy, vì họ đã quên thuộc cấp, là những người lính dưới quyền hy sinh mạng sống, trong mỗi lần giao tranh, để cho họ may mắn sống sót đến ngày hôm nay. Đây là một món nợ phải trả đối với những người biết suy nghĩ, nhất là một số sĩ quan đang định cư nước ngoài. Tôi thấy trong số những người nầy, đôi lúc họ nhẫn tâm quên hẳn quá khứ đau thương của mình với đồng đội trước kia, nhưng lại thích xuất hiện trong nhiều cơ hội để đánh bóng cấp bậc cũng như huy chương.
 
Trong một lần họp mặt thân mật, có hai Vị không đồng ý với tôi về quan niệm trên. 
 
* Người thứ nhất
là một cựu sĩ quan làm việc ở thủ đô cho rằng, những sĩ quan suốt đời làm việc trong văn phòng Bộ-Nha-Sở hay biệt phái qua các cơ quan dân sự thì sự hy sinh của người lính ngoài chiến trường không liên quan trực tiếp đối với việc thăng quan tiến chức và khen thưởng của họ, mà đó là kết quả của công việc, chức vụ đảm nhiệm cũng như thâm niên cộng vụ trong suốt quãng thời gian mặc áo nhà binh. 
* Người thứ hai là một dân sự, chạy trốn cộng sản lúc 20 tuổi, Vị nầy phản đối rằng, ông ta không liên hệ nợ nần gì với những người lính đã chết! Xin cám ơn việc góp ý nầy, nhưng theo thiển ý của tôi, đây là những quan niệm hẹp hòi và thiếu hiểu biết. Nếu không có những người lính nằm xuống ngoài mặt trận thì lấy ai để bảo vệ cho anh em quân nhân an thân làm việc trong bóng mát hậu phương, cũng như cho gia đình ông dân sự sống sung túc tại thành phố và an toàn thoát được ra nước ngoài khi cộng quân vào chiếm Miền Nam! 
 
Như vậy, nếu còn một chút tình và biết suy nghĩ thì Quý Vị nào có cấp bậc càng cao và huy chương đầy ngực thì càng mang nhiều món nợ trực tiếp với những người thương tật suốt đời hoặc đã nằm xuống vĩnh viễn ngoài chiến trận. Ngoài ra, bất cứ gia đình nào, dù là dân sự, chệt hay chợ trời, đem được cả gia tài và bà con dòng họ thoát ra nước ngoài một cách an toàn thì đều mang nợ, trực tiếp hoặc gián tiếp, với những người lính đã bỏ mình để bảo vệ quê hương đồng bào.
 
Tôi thích đọc hồi ký viết về các trận đánh của những sĩ quan cấp nhỏ, chỉ huy trực tiếp trung đội, đại đội đến tiểu đoàn trong các đơn vị từ nghĩa quân, địa phương quân đến chủ lực quân cũng như các lực lượng tổng trừ bị của QLVNCH. Qua các bài viết đó, tôi đã tìm thấy những hình ảnh đáng ghi nhớ giữa người sĩ quan chỉ huy hành quân và binh sĩ dưới quyền, họ cùng băng rừng lội suối, vào ra sinh tử và chấp nhận sống chết với nhau. 
 
Tôi cũng hình dung được những đắng cay, ngọt bùi, gian khổ mà họ đã chia sẻ cho nhau qua từng viên đạn, vắt cơm, ca nước đến những hành động dũng cảm mà không bao giờ phai nhạt trong tim tôi, là các cấp chỉ huy trực tiếp không ra lệnh một cách vô trách nhiệm, xô quân lính của mình tiến lên để đạt được thắng lợi mà chính những sĩ quan chỉ huy cấp nhỏ nầy đã ôm súng nhảy vào tử địa với các khinh binh, đi hàng đầu nhằm mở đường, phá chốt cũng như tiến chiếm từng mục tiêu một… 
 
Ngoài ra tôi cũng nghi nhận tình “huynh đệ chi binh” thắm thiết giữa những người lính chiến: họ đối xử với nhau còn còn nặng hơn cả tình gia đình. Những hình ảnh thân thương nầy, sau gần bốn mươi năm, vẫn còn đậm nét trong tôi qua những lần hành quân gian khổ cũng như những lúc chờ địch dưới giao thông hào, chịu pháo trong hố cá nhân hoặc ôm súng trắng đêm chờ giặc. Chúng ta phải vinh danh các cấp chỉ nhỏ vì họ không ham sống sợ chết, khi ra trận, không bao giờ dùng binh sĩ dưới quyền làm bia đở đạn để giành lấy sự sống và hưởng vinh quang. 
 
Cấp chỉ huy nhỏ bé nào cũng hăng hái xung phong tiến lên tuyến đầu, chấp nhận hy sinh bản thân để cùng đồng đội tiến lên một lượt. Hơn nữa, qua những bài viết của những trung đội trưởng, đại đội trưởng cũng như tiểu đoàn trưởng trực tiếp cầm quân, tôi đã tìm thấy tình người một cách trung thực, anh dũng và cảm động. Đây là những sử liệu cần thiết cho hậu thế hơn là những hồi ký dày cộm của các ông tướng thuê mướn người viết nhằm đánh bóng hoặc chạy tội, càng đọc càng bực mình và đôi lúc phải văng tục… 
 
Thật vậy, tôi đã thật sự tìm thấy trong các bài hồi ký ngắn của các vị chỉ huy nhỏ những hình ảnh tình người thật lớn chân thật qua những liên hệ đồng đội ‘huynh đệ chi binh’, là một sự ràng buộc vô hình giữa những người cầm súng với nhau mà bất cứ ai chưa phải là lính trận thì không thể nào hiểu và cảm thông được.
 
Xin mượn bài viết nầy để nhắc những người đã một thời cầm súng về hai món nợ “tình nghĩa”:
Trong nhiều hồi ký của các cấp chỉ huy nhỏ, từ những nhóm Biệt Kích, trung đội nghĩa quân, địa phương quân, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tác chiến (Sư Đoàn Bộ Binh) đến các đơn vị đặc biệt Trinh Sát, Công Binh, Pháo Binh thuộc đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân cũng như những bài viết về những phi vụ thả dù, tiếp tế, đổ quân, tải thương và cứu đồng đội của các anh em Không Quân…
 
tôi đã thấy những cảnh quan và lính chia nhau từng ca nước bùn, từng vắt cơm nguội, từng miếng khô cháy, từng ngụm đế trắng, từng nửa điếu thuốc đến từng viên đạn một…để chia sẻ đùm bọc và bảo vệ cho nhau. Trong các lần hành quân bên cạnh các đơn vị tác chiến tôi đã tận mắt chứng kiến các anh Không Quân quên mình lao xuống đầu giặc để dội bom, đổ quân, tiếp tế, tải thương và cứu bạn, cứu đồng đội tại các mặt trận trong mùa Hè đỏ lửa ở Pleiku-KonTum. Một lời tri ân gởi đến các anh Không Quân, tuy bay bướm ở hậu phương nhưng khi đối điện với súng đạn, họ trở thành những con đại bàng, những anh hùng cứu tinh của những nguời lính bộ binh dưới đất đang cần đến sự yểm trợ của họ.
--------------
 
----------------
1. Nợ “huynh đệ chi binh”
Có đi tác chiến rồi mới thấy cái tình sâu đậm và tha thiết giữa những người lính. Họ bỏ gia đình, vợ con, làng xóm để kết tình kết nghĩa với nhau, ăn chung lon (guigot), uống cùng ca (nước), chia nhau điếu thuốc, ngũ chung cùng hố, và nhất là, chấp nhận sống chết cùng một lượt. Đời lính chiến không ai còn sợ sệt nghĩ đến cái chết cũng như mơ ước được khen thưởng như những Vị chỉ huy cấp cao đang an toàn trong các hầm trú ẩn của Bộ Tư Lệnh! Cuộc đời người lính trận, trước mặt là kẻ thù, hai bên là đồng đội và sau lưng là xương máu chết chóc đang rình rập từng giây từng phút. Đối với họ, cha mẹ anh em vợ con đều trở thành những cái bóng mờ khi họ trực diện với khói súng, tiếng đạn và kẻ thù. Họ cũng không có thời giờ để nhớ người yêu, thương gia đình, mà niềm mơ ước của họ thật tầm thường và bé nhỏ là mỗi năm được vài ngày phép…
 
Đọc những tâp thơ của Đại Đội Trưởng Trinh Sát Trạch Gầm, Hồi ký Đại Đội 5 Biệt Cách Nhảy Dù của Mũ Đỏ Út Bạch Lan, Hồi Ký Sĩ Quan Tiền Sát Pháo Binh của Nguyễn Văn Khôi, hồi ký ngày ba mươi tháng tư của Phân Chi Khu Trưỏng Đỗ Văn Thọ (Dương Thượng Trúc viết lại theo lời kể) cũng như những chuyện thật trong đời binh nghiệp của Đại Đội Trưởng Bộ Binh Phạm Tín An Ninh…
 
tôi sống lại với những kỷ niệm chiến trường và đồng đội. Viết đến đây tôi xin phép ngưng lại một phút để tưởng niệm anh Binh Nhì Xí, rất đẹp trai nhưng phải đặt tên Xí (xấu) cho dễ nuôi, là người đã theo sát tôi trong các cuộc hành quân trên các vùng rừng núi Quảng Đức, Buôn Mê Thuột, nhưng đau đớn thay Anh đã đền nợ nuớc sau khi tôi chuyển qua đơn vị Tiếp Vận. Một đêm hành quân theo lối ‘mèo chuột vờn nhau’ với một đơn vị cộng sản trong vùng núi tỉnh Quảng Đức. Đến tối, đơn vị tôi âm thầm lên đỉnh đồi và dò dẫm từng bước tìm thế ngủ ngồi qua đêm. Lệnh phải hoàn toàn bất động, cấm hút thuốc, cấm nấu nướng, cấm căn võng và cấm luôn cả việc đào hố cá nhân vì đơn vị tôi đang ở thế cài răng lược với địch. Một trong bốn người lính gác ca đầu của trung đội nghe một tên việt cộng nào đó, cách chỗ anh ta chừng vài thước, lên tiếng hỏi mượn ống thuốc lào với một tên dép râu khác. Anh ta bò đến chỗ tôi để báo động! Thập phần nguy hiểm vì mưa quá nặng hạt, trời tối đen như mực, ngửa bàn tay không thấy, nếu xảy ra đụng độ cận chiến thì anh em trong trung đội chắc chắn sẽ vật lộn, đâm chém và bắn nhầm nhau…Vậy mà anh Xí vẫn bình tĩnh nói nhỏ vào tai người lính gác, để cho ông thầy uống xong ca soupe. Tôi thật sự mất bình tĩnh, cầm ống liên hợp báo nhỏ qua Đại Đội đang đóng đồi bên kia. Xong tôi hỏi vào tai Xí, “gì vậy?” Anh ta trả lời như không có chuyện gì xảy ra…”thì Đ.M. ông thầy!” Nước lạnh pha với gói bột nêm mì gói chứ có gì nữa! Uống đi cho đở đói, ông thầy! Đang đóng quân chung với quân lính cộng sản Bắc Việt trên một ngọn đồi nhỏ thì cái chết đang sẵng sàng trước mặt, nhưng ca nước soupe đối với tôi, tự nhiên nó ấm và ngon ngọt một cách lạ lùng. Bây giờ mỗi khi nhớ lại chuyện cũ, tôi vẫn hình dung rõ ràng cái tình cảm quá sâu đậm giữa thầy với trò, giữa huynh với đệ. Không biết cái ca nước soupe bột ngọt hay hai chữ Đ.M. của người bạn chiến sĩ miền Nam mà, cho đến giờ nầy, mỗi đêm trăn trở tôi vẫn nhớ đến Anh Xí đẹp trai và dễ thương của tôi ngày nào.
 
2. Nợ “xanh cỏ đỏ ngực”
Sau mỗi trận chiến, những vị sĩ quan chỉ huy hành quân ngồi ở Bộ Tư Lệnh, tùy theo kết quả thu được, không ít thì nhiều cũng được khen thưởng. Nhưng họ quên ngay sau đó những người vừa nằm xuống để tổ chức mừng chiến thắng và chờ hoa nở, chờ sao mọc hay đợi những Anh Dũng Bội Tinh… Có thể xem đây là nhờ xương máu binh sĩ và công trạng của các sĩ quan cấp nhỏ ngoài trận địa để mai nở thêm trên vai và sao mọc thêm ở cổ. 
 
Trước kia, các vị nầy đã quên những người vừa nằm xuống sau cơn men chiến thắng, nhưng ngày nay, nơi vùng trời tự do và tuổi già thường nhớ lại rất rõ, không biết có ai dành vài ba phút để tính sổ cuộc đời, ra thành những con số để thấy nợ của mình. Cứ một mai nở thêm trên vai, một sao nở thêm trên cổ áo là có bao nhiêu người đã bị thương tật suốt đời, bao nhiêu con côi quả phụ mất cha mất chồng cũng như bao nhiêu người lính nằm xuống cho cuộc đời binh nghiệp của mình? Trường hợp nầy tôi gọi là “nợ xanh cỏ đỏ ngực”. Đây là những món nợ của những quan còn sống sót sau chuộc chiến, theo lẽ công bằng thì họ phải trả dưới một hình thức nào đó!
 
Tóm lại, đã là những người cầm súng tác chiến, ai cũng có những kỷ niệm, tình nghĩa với đồng đội, thuộc cấp mà trong đó có các phế nhân, những người đã nằm xuống để cho chúng ta lành lặn tay chân và sống an toàn tại hải ngoại, thì xìn hãy nhớ rằng chúng ta đã mang ơn họ.
 
3. Nợ đã không trả mà còn gây thêm tủi nhục cho những người đã nằm xuống:
Tổ chức giúp anh em Thương Phế Binh tại Việt Nam, gây quỹ trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hay các hình thức khác nhằm giúp đở vật lẫn chất tinh thần cho những người lính bất hạnh còn sống hay vong linh những người nằm xuống là những việc làm phải được vinh danh và yểm trợ. Nhưng buồn thay, một vài người đã lợi dụng sự đau khổ, xương máu và vong linh của những người đã bỏ mình vì tổ quốc để trục lợi vật chất hay mưu đồ chính trị cá nhân, là một điều cần phải lên án. Tổ chức thu lem nhem, gia tăng chi phí ma thì tiền cứu trợ còn lại chẳng bao nhiêu, nhưng cả vợ chồng đều nhập nhằng dùng tiền gây quỹ để mua vé may bay đi Việt Nam. Tiền còn lại nếu chia ra cho vài chục người, mỗi người cũng được hơn chục dollars, nhưng yêu cầu chụp hình để quảng cáo là nmột việc làm thất đức, ăn trên đầu người sống. Trường hợp gây quỹ trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, số tiền lớn thu được từ trước đến nay đã chạy vào đâu? Và bây giờ họ lại bán cái Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa cho việt cộng để chúng nó xóa hẳn di tích lịch sử VNCH và nơi đây biến thành “nghĩa trang nhân dân”. Nghĩa trang nhân dân là cái gì ? Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa không thể biến dạng thành “nghĩa trang nhân dân” để các TỬ SĨ ANH HÙNG MIỀN NAM bị nằm chung và đồng hóa với bọn nằm vùng, các bà già trầu nuôi việt cộng cũng như những thành phần du đảng, thành phần theo cộng đánh phá Việt Nam Cộng Hòa trước kia !
 
4. Cách nào để trả nợ?
Thực ra món nợ vật chất mà Quý Vị đã đóng góp chưa xứng đáng với xương máu đối đồng đội và thuộc cấp đã nằm xuống. Chỉ còn món nợ tinh thần mới có thể an ủi những người đã hy sinh xương máu, mà theo tôi, là phải tiếp tục con đường tranh đấu chống cộng sản mà đồng đội thuộc cấp đã chết cho cho Quý Vị, cho chính nghĩa quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như hai chữ tự do
 
Vậy cứ suy nghĩ và hãy dừng tay ngay những hành động có phương hại đến công cuộc chống cộng sản của toàn dân. Đừng vì tiền bạc và cái danh hão để đòi bắt tay hòa giải hòa hợp với cộng sản, đánh phá cộng đồng và nhất là làm tủi nhục những vong hồn những người đã nằm xuống để cho Quý Vị được sống sót đến ngày hôm nay.
 
Một điều quan trọng hơn nữa là hạn chế mặc quân phục, mang cấp bậc và huy chương cao quý của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến những nơi không xứng đáng như những buổi tiệc có tính cách dân sự mà mục đích là tổ chức ăn uống và nhảy đầm. Điều nầy chắc chắn làm đau lòng những vong linh tử sỉ đã chết, vì chính cấp bậc và huy chương mà Quý Vị đang mang trên người đều do xương máu của họ đem đến cho Quý Vị!
 
Để chấm dứt bài viết, xin phép lặp lại một lần nữa để hỏi các cấp Chỉ Huy lớn. Có bao giờ Quý Vị thử làm bài tính cộng về những người lính cầm súng đã “xanh cỏ” để Quý Vị “đỏ ngực” không? Mỗi lần “sao” mọc thêm trên cổ áo, “hoa mai” nở thêm trên vai hay các Anh Dũng Bội Tinh đồng, bạc, vàng, nhành dương liễu đỏ thêm trên ngực…thì đã có thêm bao nhiêu người lính dưới quyền đã chết vì mình, bao nhiêu gia đình Tử Sĩ mẹ góa con côi mất cha mất chồng? 
Nếu tính ra được con số thì xin Quý Vị hãy làm một cái gì để gọi là trả món Nợ Đồng Đội nầy?
 
Đinh Lâm Thanh
Paris, Tháng Tư Buồn, 2013
Share Lại Người Lính Già TQLC
----------------
 
 
 -------------------
 
Comments:
LỜI TỔ QUỐC…
Tổng tư lệnh giữa hoang tàn đổ nát
Cầu Đức Mẹ nơi thánh địa La Vang
Xin độ trì cho quốc thái dân an
Cầu siêu thoát cõi vĩnh hằng…người lính.
Ông tưởng niệm…tri ân người nằm xuống
Cho quê hương dân tộc hết khổ đau
Đất Mẹ yêu…máu anh nhuộm đỏ màu
Thân xác anh vùi sâu trong đổ nát.
Xác anh lạnh cho quê hương tươi mát
Cho nẻo đường quê mẹ mãi nở hoa
Hoa hạnh phúc no ấm khắp mọi nhà
Tri ân người lính Cộng Hoà nước Việt.
Ông quỳ xuống gởi lời chào vĩnh biệt
Những anh hùng…vì nước Việt…hy sinh
Trung với nước…Hiếu với dân…quên mình
Lời Tổ Quốc Ghi Ơn anh muôn thuở.
Hoàng Nhật Thơ.
Qui Lamquang
Mình vẩn còn nợ các bạn đồng đội của mình .
 
* Hòa Sầu
mây hoàng hôn nương hồn theo mộng
Phố ảo buồn ta đợi chờ nhau
Canh thâu từng nhịp canh thâu
bóng đêm u ẫn len sâu vào đời
Chơi vơi đợi đón từ mộng mị
bóng mơ hồ hiễn thị oai linh
Ngàn xưa vì một chữ tình
anh hùng nghiêng ngã nhục vinh khóc cuời
màu mây khói cuối trời bàng bạc
Kết cuộc đời hồn lạc hoang lung
Thiên đàng địa ngục khôn cùng
Nhân sinh ,ngạ quỷ cũng chung một nhà
Chốn lở làng mơ hồ chân giả
Nợ trần ai nghiêng ngã hành trình
Chóng chầy hết cuộc tử sinh
Đăng trình lại kiếp lai sinh tự tình
HS.
 
*
Đoàn Đình Hồng
Tôi giữ lại cho riêng mình nỗi nhớ
Nhớ người xưa nhớ những kỷ niệm xưa
Con tim ơi xin đừng có dối lừa
Tình yêu ấy ngỡ như vừa quay lại
Có những lúc nghe cõi lòng tê tái
Hạnh phúc trôi xa ngái tận chốn nào
Ta chia tay mà chẳng hiểu vì sao
Chỉ biết xót và khổ đau khôn xiết
Mây lả lướt giữa khoảng trời xanh biếc
Bài thơ buồn tôi viết cứ dở dang
Trời xanh trong sao lá lại úa vàng
Để con phố ngỡ ngàng nằm đợi gió ?
Nắng mỏi mệt ngả lưng trên thảm cỏ
Biết làm sao để buông bỏ mọi điều
Biết làm sao để chạy trốn thương yêu
Khi tâm tưởng cứ liêu xiêu nỗi nhớ ?
Trăm lần muốn quên mà nghìn lần không nỡ
Dù cuộc tình đã dang dở phôi pha
NGHÌN LẦN KHÔNG NỠ
- Nguyễn Ngọc Thùy Lam -
 
Thơ, HẸN EM .
Hẹn Em Mình hẹn kiếp sau
Kiếp nầy Mình lỡ dãi dầu thế gian
Hẹn Em lời bạc lời vàng
Kiếp nầy Mình đã lỡ làng sử xanh
Hẹn Em Mình gắng dành phần
Hào hoa tròn vẹn đẹp ngần duyên Em
Mình không quên Nắng vương thềm
Không quên Mưa đẫm tóc mềm Mẹ Cha .
Không quên câu hát Em ca
Không quên thơm lựng Hoa Cà Vườn quê
Mình đi từ dạo bốn bề
Làm sao quên được dậm dề Nước non
Mình đi Rừng Núi có mòn
Dấu chân " kẻ lạ " còn mòn hơn ta
Mình đi hồ thỉ phong ba
Xạc xài " kẻ lạ " hơn ta cũng nhiều
Nói ra rõ ngọn bao điều
Tam bôi tửu gẩm dặm Kiều hồn hoa
Hẹn Em hẹn giữa Sơn Hà
Kiếp sau biết được đâu mà cùng Em .
by Nguyễn Khắc Linh Vũ .
Khắc Tá Nguyễn FB hôm nay .
 
SẦU VƯƠNG CUNG VỸ MÙA THU
Gió nghiêng chao chiếc lá đầu thu
Âm vỹ cầm buông chùng áo não
Khua miền ký ức lao xao
Trường Sơn lá đỏ xạc xào vào thu...
Ta người đi trấn đóng biên khu
Vùng chiến địa mịt mù sương giá
Đạn bom tấu khúc hòa ca
Ngỡ như tiếng vỹ cầm xa vọng về
Trăng bàng bạc sơn khê điểm họa
Nhặt dăm ba chiếc lá đề thơ
Hỏa châu khi tỏ lúc mờ
Mây in vách núi trắng nhờ nhờ loang
Tiếng đàn em dặm ngàn xa cách
Vọng ngân từng viên gạch cổ thành
Lẫn trong mùi máu hôi tanh
Mùi hương bồ kết trâm anh một thời
Thu sang lá bời bời vỡ rạn

Chừ xa xăm vạn vạn trùng trùng
Sầu chan đọng vũng thang âm
Dây chùng rối khúc vỹ cầm tơ buông
Dzuy Lynh
Dưới chân thành cổ Đinh Công Tráng
Quảng Trị. Quý Mão vào thu
 
* Hòa Sầu
Xa xưa một thuở rằn ri
Bây chừ chỉ thấy đen sì tương lai
Mộng mơ lịm kín hồn ai
giăng mờ khuất nẻo thêm dài xót xa.
--------
 
GIỌT ĐẮNG CÒN VƯƠNG
Ta trộn nhớ thương vào men đắng
Ủ cùng năm tháng với tương tư
Phố nhỏ nhiều đêm từng chao đảo
Quay cuồng phờ phạt đến ngất ngư

Ta giữ tình em trọn kiếp này
Tận cùng đau đáu mãi không khuây…!
Em đi bỏ mặc mùa thu nhớ
Cùng lá chiều nay đã rụng đầy

Giọt đắng còn hoen khóe mắt ai
Tóc vương má thắm nét trang đài
Đêm nay say quắc đời lưu lạc
Choàng mộng hải hồ khép chí trai

Chùn bước phong trần hỡi cố nhân
Bèo mây trôi dạt đã bao lần
Phủi bàn tay trắng đời thêm trắng
Về lại đồi xưa ngẫm thế trần
Cam Lâm 21/09/2023
Thanh Tòng 
 
Thanh Tong Nguyen
LỜI THÌ THẦM ĐÊM CUỐI
Hãy nhìn thật kỹ nữa đi em
Hò hẹn từ nay đã hết rồi
Ngày mai chia biệt bao giờ gặp…!
Lời đắng nào rơi trong trái tim

Em khóc ta cười trong tê tái
Lệ nào rơi giữa cuộc ly tan
Ôi! bàn tay nhỏ, người yêu nhỏ
Run rẩy tìm nhau giữa muộn màng

Có nhớ thương nào chẳng phôi phai
Hãy ôn hương cũ những đêm dài
Sông lạnh chiều nay thuyền thay bến
Em cứ vui cùng duyên với ai

Ta sẽ từ đây lạc xứ người
Dòng đời muôn nẻo biết về đâu ?
Cứ đi cho hết mùa xuân lạnh
Hạ vắng thu tàn đông rất lâu

Từ ấy quê buồn chưa về lại
Thị thành chen lấn bước mưu sinh
Phố đêm đầy những hương hoa lạ
Đường vắng buồn ơi! chỉ một mình
Buôn Ma Thuộc 20/09/2000
Thanh Tòng
 

No comments: