Lại thêm một mùa xuân xa xứ, và thế là tồn đọng trong tôi hai mùa xuân không sao quên được. Hai dấu ấn xảy ra trong thời còn bé và thanh niên đã giúp tôi trưởng thành trong suy nghĩ rất nhiều như định hướng và thêm sức lực cho tôi trong những năm sau này.
Tết Mậu Thân năm 1968 tại Pleiku, tôi náo nức chuẩn bị bộ đồ mới mặc Tết xếp tươm tất bên cạnh giường, lòng lâng lâng chìm vào giấc ngủ với hình ảnh rạng ngời của con bé mặc áo mới xúng xính chúc tuổi ba má mà mắt đăm đăm nhìn phong bì đỏ trên tay ba.…
Tiếng
nổ lớn rung chuyển cả đất, tôi choàng tỉnh, ngỡ là pháo Tết đón giao
thừa thì nghe tiếng ba nói lớn : “Thảo, ẵm em xuống hầm…”. Mắt còn ngái
ngủ, tay quơ đại đống gì trên tay rồi dụi dụi mắt chạy xuống hầm… nhắm
mắt ngủ tiếp. Một lúc lao xao, các anh em tôi lần lượt chui xuống hầm
trú ẩn.
Ngồi trong hầm, chúng tôi bắt đầu run sợ khi tiếng súng nổ mỗi lúc một lớn, tiếng cửa kính rớt loảng xoảng phía ngoài, lúc này ba đã lái xe vào tiểu khu để lo công vụ, má động viên các con và lên tiếng đọc kinh cầu bình an cho gia đình. Một lúc cô em út khóc, có lẽ đói, ông anh tôi tình nguyện chạy lên nhà lấy sữa, với lời dặn dò âu lo của má “Cẩn thận nhe con”.
Anh đi một lúc thì chạy xuống, trên tay không những có sữa cho em mà còn cái bánh chưng và chùm nho cộng thêm nắm mứt hồng. Đám con nít xúm lại, chỉ một tích tắc là mọi thứ đã vào bụng, lại còn lao nhao lên tiếng phê bình “Sao lấy ít thế!” Má cũng đành lắc đầu với đám con vô tư!
Thì ra đây là nhà của tiệm vàng Đồng Tín ở gần rạp Diệp Kính trên đường Hoàng Diệu (nếu tôi nhớ không lầm địa chỉ). Anh chị Đồng Tín niềm nở đón chào và chỉ chỗ cho chúng tôi ở lầu ba. Lúc đó tôi với ông anh bắt đầu “thám thính”, mở tủ lạnh thấy chao ôi là món ăn ngày Tết, gần đấy là một thùng táo Tầu và hồng khô cỡ lớn.
Hai đứa nhìn nhau rồi thèm thuồng bỏ đi. Nhưng quả là trời thương đám trẻ tham ăn, vợ chồng anh chị bưng lên bánh chưng và dĩa trái cây ngày Tết kèm thêm hai món khoái khẩu mà chúng tôi tính “chôm chỉa”, thế là… khách sáo chi nữa!!!
Hai hôm sau, tình hình yên ổn, gia đình chúng tôi trở về nhà. Cả nhà nhìn nhau ngỡ ngàng: Bức tường phía trước lỗ chỗ đầy dấu đạn, cửa kính bể nát, một phần gạch bên hông nhà đổ nát. Bên trong, phải khéo léo lắm mới không bị những mảnh kính và gạch vụn đâm vào chân tay. Không biết ba má tôi dọn dẹp thế nào vì lúc đó cũng còn bé lắm nên chắc là chẳng phụ giúp gì nhưng vào phòng, nhìn xấp quần áo mới của mình phủ đầy bụi gạch, cũng biết thở một tiếng dài như người lớn “May mà gia đình mình không sao!”
Tưởng là đời chỉ có cái Tết đó đáng nhớ, nào ngờ… Cái Tết tha hương đầu tiên nơi xứ người vào năm 1982, khi vừa từ trại tỵ nạn qua định cư Melbourne chỉ mới ba tháng vẫn còn tồn đọng trong tôi và là kim chỉ nam cho cuộc sống đời tỵ nạn.
Mọi thứ đều xa lạ, xa gia đình, bạn bè và quê hương thì thăm thẳm mù khơi, biết khi nào mới được nhìn lại. Ngày ngày đi học tiếng Anh để may ra sớm hòa nhập vào đời sống mới hoàn toàn khác lạ, tối về ôm máy nghe những bản nhạc quê hương từ trong cassette, nhất là những bài hát nhớ về Sàigòn, thân phận tỵ nạn như “Sàigòn trong nỗi nhớ”, “Người di tản buồn”, “Chút quà cho quê hương” mà mắt rưng rưng. Còn nhớ lúc đó, ba chị em mà tôi là lớn nhất thuê được căn flat nhỏ một phòng ngủ, chưa có tiền để sắm đồ đạc trong nhà ngay cả nệm giường cho giấc ngủ thường ngày.
Nhờ có người mách bảo mới biết đến xin hội từ thiện những tấm nệm cũ để nằm đỡ trên sàn nhà, may mà lúc đó trời Melbourne đang vào mùa xuân nên khí hậu ấm áp... Vậy mà ngay ngày mồng một Tết ta, đã phải đứng xếp hàng nơi bộ an sinh xã hội để hỏi xem tiền trợ cấp sao lại bị cúp. Dòng người chờ đợi dài ngoằng, đứng lắng nghe người người khiếu nại hoặc “xin xỏ”, tủi thân buồn muốn khóc, hôm nay lẽ ra phải là ngày vui vầy, xum họp bên gia đình, vui hưởng cái tết với những bánh mứt quê nhà chứ sao lại đứng đây cô đơn quạnh quẽ thế này, bảo sao không buồn?…
Chờ đợi mãi rồi cũng đến phiên mình, lúc đó tiếng Anh chưa sõi nhưng cũng tự ái lắm, nhất định không cần thông dịch viên, dùng hết vốn liếng đang có để trình bày sự việc. May mắn thay, tuy tiếng Anh ba rọi thế nhưng nhân viên cũng hiểu, thế là họ giải thích lý do lầm lẫn và đưa ngay cho một cái check để ra ngân hàng lãnh tiền. Thời đó người xin trợ cấp xã hội không nhiều và nhân viên xã hội rất nhã nhặn, lịch sự, giải quyết nhanh chóng làm lòng người cũng nhẹ nhàng “Kể ra cũng may mắn trong ngày đầu năm đó chứ!”.
Thật ra chuyện lầm lẫn trong giấy tờ thì nơi nào không có nhưng vì xảy ra vào lúc mình chân ướt chân ráo nơi xứ lạ quê người, lòng còn đang hướng về quê cha đất tổ vào ngày tết truyền thống, nên cảm thấy buồn tủi hơn nhiều.
---------------
Hôm ấy ra về lòng mừng vui và cũng cảm kích những cưu mang của xứ Úc nhân ái này, chợt nhớ câu thơ đã học những năm trước “Có lẽ ta đâu mãi thế này?” cứ lẩn quẩn để dìm đi nỗi buồn xa xứ và cố gắng nỗ lực hơn cho tương lai về sau như một cách trả ơn thiết thực cho đất nước được xem như quê hương thứ hai của mình.
Cách đây vài năm, trở về Pleiku tìm lại kỷ niệm qua căn nhà xưa thì khung cảnh đã hoàn toàn thay đổi, không còn lấy một nét thân thuộc nào dù rất nhỏ. Tuổi thơ tôi vậy là thời gian đã xóa đi hết! Còn nơi xứ Úc này, nét vụng dại, ngơ ngác như lũ chim lạc bầy của các cô cậu gốc Việt chân ướt chân ráo đã được thay bằng những con người chững chạc, tự tin sinh ra từ nơi đây.
Thời gian đôi khi thật kinh khủng với sức “tàn phá” của nó, còn chăng là nỗi bâng khuâng của những người… một thuở? Những nỗi nhớ không quên và hoài vọng khôn cùng! Cuộc đời cứ là thế đó!!!
Hồ Diệu Thảo
CÁI BÁNH CHƯNG TẾT - MỘT NÉT VĂN HÓA ĐẸP VỀ TÍNH NHÂN BẢN CỦA NGƯỜI LÍNH VNCH TRONG CÁCH ĐỐI XỬ VỚI TÙ BINH VC TẠI MẶT TRẬN .
Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, sự hiếu thảo, lòng kính trọng của người sống với người đã khuất, với tổ tiên, những người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất. Một món của ngày đầu xuân không thể thiếu, đó là cái bánh chưng truyền thống từ hàng ngàn năm qua.
Nhưng truyền thống nhân văn cao đẹp đó trong những ngày thiêng liêng này đã bị văn hóa Marx-Lenin tàn phá tận gốc rễ từ khi được họ "hồ" du nhập vào VN đầu thế kỷ 20 cho đến nay. Với hồ chí minh và người cộng sản, thì ngày tết nguyên đán không phải là để trả ơn người chết cũng như những người sinh thành ra ta. Bác và đảng đã lợi dụng những ngày thiêng liêng này là dịp tạo thế bất ngờ giành thắng lợi cho giai cấp vô sản, bất chấp các hòa ước đã ký với VNCH về việc đình chiến trong 3 ngày đầu năm 1968. Hồ chí minh đã lùa thanh niên miền Bắc trong những ngày đầu năm thiêng liêng này vào nam, với chiêu bài "giải phóng miền nam , hcm ôm mộng sẽ ăn Tết tại Sài Gòn như chiến thắng của vua Quang Trung vào ngày mồng 5 tết ở Thăng Long. Nhưng giấc mộng chiếm cho bằng được miền nam vào năm Mậu Thân 1968 không thành, đã làm 58,373 thanh niên miền bắc tử trận trong dịp đầu xuân ở miền nam vì cái ngu xuẩn của đảng csVN và đám lãnh đạo Pắc Bó cũng như các đầu lĩnh Quân Ủy của chiến dịch Đông-Xuân, nên hồ ngã bệnh rồi lăn đùng ra chết một năm sau đó.
Trong cuộc tấn công vào 44 tỉnh lỵ của miền nam VN năm 1968, cs Bắc Việt đã thực hiện 3 đợt tấn công như sau:
Đợt 1: 30-1 đến 28-3,
Đợt 2: 5-5 đến 15-6,
Đợt 3: 17-8 đến 30-9 năm 1968
Trong đợt tấn công lần 2 của cs Bắc Việt, ngày 6/ 5/1968 Việt Cộng lại mở mặt trận ngã tư Bảy Hiền. một đơn vị Việt Cộng xâm nhập từ hương lộ 14 qua đường Hồ Tấn Đức, Lê Văn Duyệt ngã tư Bảy Hiền vào nghĩa trang quân đội Pháp. Có thể xem đoạn phim tài liệu về trận này tại đường link: https://www.youtube.com/watch?v=DfMbvcSSe3E
Đây là những hình ảnh mà đảng Pắc Bó và ban Tuyên Giao không bao giờ muốn nhìn thấy.
No comments:
Post a Comment