TLC BÙI-TRỌNG-NGHĨA/K18-BBTĐ
Chuyện Xứ Xã Nghĩa
“Anh hãy đi cho khuất mắt tôi, các anh đeo dai như con đỉa. Chúng tôi đã sợ các anh quá rồi! Hai mươi mốt năm trước, chúng tôi đã phải bỏ cả nhà cửa làng xóm để chạy xa các anh vào đây, vậy mà bây giờ các anh vẫn lại theo bám, không buông tha!”
Đó là lời người con gái ở Hố-Nai Biên-Hòa (bắc kỳ 9 nút) nói với tên bộ đội (bắc kỳ 2 nút) khi hắn theo tán tỉnh cô sau 30-4-1975. Cô là thế hệ thứ hai của một gia đình di cư vào Nam sau 20-7-1954. Tội nghiệp cô gái bắc kỳ! Chúng tôi, những người lính thời ấy, trách nhiệm thế nào với nỗi nghẹn ngào cay đắng này của cô?
Ván bài thắng ngược! Tại sao con số 9 nút (1954) lại thua con số 2 nút (1975)? Cái gì khiến cô gái bắc kỳ này lại sợ tên bộ đội bắc kỳ kia? Trải nghiệm thực tế, đơn thuần trong sinh hoạt xã hội của “bác” Hồ trước và sau những năm 1975 để giải mã những nguyên nhân căn bản khiến con số 9 nút phải thua con số 2 nút:
Ở năm thứ 5 của đời tù tội, lần đầu tiên mẹ tôi đi thăm tôi ở trại Ba-Sao Nam-Hà, quà cho tôi thật khiêm tốn, trong đó có hai hộp sữa đặc là đáng quý nhất. Tôi nói đường xá xa xôi, mẹ mang làm chi hai hộp sữa này cho nặng, thì mẹ tôi cho biết bà mua ở Hà-Nội khi đi ngang qua. Chia tay, tôi ôm hai hộp sữa vào lòng, nghĩ tới chiều nay có được cái “ngọt ngào của cuộc đờiˮ, cái ngọt ngào đã biến mất trong suốt hơn 5 năm trong đời tù đày, mà đôi chân tôi bước đi khấp khểnh, cao thấp như đang ở trên mây.
Thế nhưng, trời sập rồi! cái đinh vừa đâm lút vào hộp sữa thì một dòng bùn đen túa ra, tôi mềm người rũ gục như một tàu lá úa. Ngồi cạnh tôi, người bạn thân trong tù đang chờ được chia xẻ, đôi mắt trợn tròn rồi rủ xuống như muốn khóc! Bóc nhãn hiệu ra, thấy cạnh hộp sữa có một vết hàn. Như thế là người Hà-Nội đã tinh vi sáng tạo: rút ruột sữa ra, bơm bùn đen vào rồi hàn lại. Quả thật (mẹ tôi), Bắc Kỳ 9 nút đã thua Bắc kỳ 2 nút!
“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Tôi đã học cái văn hóa đó ở nhà trường. Ở nhà, trong hoàn cảnh nghèo, mẹ tôi thường nhắc nhở anh em chúng tôi phải luôn giữ cái chất“bần tiện bất năng di” ấy. Đó là cái nhân cách căn bản được giáo huấn ở học đường miền Nam Việt-Nam, ở cái đất nước mà con người hiền hòa, chân chất, đơn thuần, vô tư không ôm hận thù, không biết cướp bóc, lừa bịp, đểu cáng vv. Đó chính là cái đất nước ở phía sau vĩ tuyến 17 kia.
Còn ở miền Bắc, cái đất nước trước vĩ tuyến 17 thì sao? Người ta dạy nhau cái gì ở nhà trường và ngoài xã hội? Người ta dạy nhau rằng“bần cùng sinh đạo tặc”. Hậu quả là sau 30- 4-1975, người Bắc Kỳ, tay cầm dao, tay cầm súng, tràn vào miền Nam điên cuồng giết người cướp của, hành động của “kẻ dã man thắng người văn minh” mà nhà nữ văn sĩ C/S Hà-Nội Dương-thu- Hương đã nhận xét.
Sự thật đã chứng minh “con người ít nhiều là sản phẩm của xã hội”, vậy thì xã hội man rợ tất nhiên sản xuất ra con người dã man. Từ cái bản chất dã man này, tự nó, sinh ra tệ trạng sinh hoạt đầy tính chất nguy hiểm, độc ác, gian manh, quỷ quyệt khó lường v.v. Đó là kết quả tất yếu không cần lý giải.
Chỉ có một mẫu cá khô lấy trộm trong khi vận chuyển lương thực, ông chiến hữu của tôi miệng phải ngậm miếng cá đó, cổ đeo cái bảng viết hai chữ “ăn cắp”, đứng trước cổng trại suốt ba ngày! Miếng ăn quý hơn mạng người! Ông ngục sĩ Nguyễn-chí-Thiện khi còn sống đã nói rằng: “miền bắc thắng miền nam là do chế độ lương thực tem phiếu”. Ông đúng hay sai? Đây là câu trả lời: “Em xin anh, chúng em mà nói trên đài thì ở ngoài kia, cha mẹ và vợ con em sẽ bị cắt hộ khẩu, họ sẽ chết đói!”. Đó là lời của ba tên tù binh bị bắt trong trận đánh cuối cùng ở Long-Khánh.
Tôi còn nhớ, ngày 3/9/1978, ngày giỗ “bác” Hồ của nhân dân bắc kỳ (2 nút), tại trại giam ở Yên-Bái, địa danh có cái tên nghe rợn người: “Ma thiên lãnh!”, tù nhân được nghỉ một ngày để chuẩn bị làm giỗ “bác”. Bàn thờ được trải khăn đỏ, sau bàn treo lá cờ to, trên bàn có hình “bác”, trước “bác” đặc biệt có một mâm hoa quả bằng hình vẽ mà trước đó, nguyên một ngày, ông tù nhân Lê-Thanh, họa sĩ kiêm điêu khắc gia có tiếng trong quân đội miền Nam “thua cuộc”, đã phải vẽ trên cả chục bản để ông cai tù trưởng trại lựa chọn.
Sau khi đã nhuần nhuyễn nói về tài thao lược và đạo đức của “bác”, trưởng trại để ý thấy tù nhân xì xầm về bức họa trái cây kia, ông bèn rất là trân trọng và tự tin nói rằng: “bác thường dạy “trong đấu tranh gian khổ, tính chất khắc phục là quan trọng”, cho nên khả năng “biến không thành có, biến khó thành dễ” là thành tích luôn được biểu dương, khen thưởng”!
Giỗ “bác” hôm nay, “bác” được ăn hoa quả giấy. Quả nhiên gậy “bác” đập lưng “bác”! Phần tù nhân, nghe xong chỉ thấy họ lặng im. Tôi đoán họ đang nghĩ đến nhờ ngày giỗ “bác”, bữa ăn trưa nay được tăng thêm trọng lượng.
Ông chiến hữu (bắc kỳ 9 nút) nằm cạnh tôi kể chuyện anh: “Bọn công an (bắc kỳ 2nút) cùng người giúp việc nhà anh, là chị đã xin nghỉ việc vài ngày sau 30/4/1975, đạp cửa bước vào và lớn tiếng hỏi anh: “lương lính, quân hàm thiếu tá, một tháng anh lãnh bao nhiêu? Anh trả lời chỉ vừa đủ sống cho hai vợ chồng và năm đứa con. Tên công an quát lớn: chỉ đủ sống thì làm sao anh có cái nhà to thế này? Đây là anh đã lấy của nhân dân, vậy bây giờ anh phải trả lại cho nhân dân. Anh có ba ngày để dọn ra khỏi căn nhà này.”
Một hơi thở dài, rồi một cơn ngủ thiếp của một ngày “chém tre, chặt gỗ trên ngàn, hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai” của ông chiến hữu (bắc kỳ 9 nút) đã thay cho phần kết của chuyện kể mà tôi thiển nghĩ, những người dân miền Nam, cái đất nước ở sau con sông Bến-Hải kia đều đã biết cái số phận căn nhà đó ra sao.
Những ngày vừa qua, nhân lễ kỷ niệm 50 năm anh em Tổng Thống Ngô-đình-Diệm bị sát hại, vài đài truyền hình có chiếu lại hình ảnh của gần một triệu người bắc kỳ (9 nút) bồng bế, gồng gánh, mang theo những chổi cùn, rế rách, luộm thuộm dắt díu nhau lên con tàu “há mồm” xuôi nam. Sau đó họ được định cư ở những vùng xa, vùng xâu, hoang vu hẻo lánh, lập nghiệp. Mơ ước cư ngụ ở giữa thành phố ồn ào, xôn xao, đối với họ chỉ là hoài bão.
Thế còn 30-4-1975, bắc kỳ (2 nút) xuôi nam thì sao? Vai đeo súng, tay cầm dao, nghênh ngang tràn vào thành phố cướp của, lấy nhà, chiếm đoạt, chễm chệ ở trong những căn nhà lớn ngay giữa thị thành. Áp đẩy khổ chủ đến vùng xa, vùng sâu có tên gọi là “kinh tế mới”! Cái tư thế “chễm chệ” kể trên, mỗi ngày một phát triển lớn, tới độ, bây giờ 38 năm sau, gần như toàn thể những thành thị ở miền nam, trên những đường phố lớn, trong những căn nhà to, chủ nhân đều là bắc kỳ (2 nút). Như vậy, chẳng phải rõ ràng bắc kỳ (2 nút) không những chỉ thắng bắc kỳ (9 nút), mà còn thừa thắng xông lên, áp đảo luôn cả những nam kỳ chủ nhà, không nút nào hay sao?
Tên công an chính trị viên, phó trại giam, tốt nghiệp viện triết học Marx, trong đối thoại về chủ nghĩa Cộng-Sản, hỏi tôi rằng “chân lý có thay đổi không?” Tôi trả lời: “đã là chân lý thì không thay đổi”. Hắn cười.
Hôm nay, hắn đúng, tôi sai. Chân lý của Marx quả đã thay đổi. Thế giới C/S của Marx đã xây dựng gần một thế kỷ, hoàn toàn sụp đổ. Học trò của Marx đã chia tay ý thức hệ với Marx, lũ lượt bỏ chạy qua vùng đất tư bản, thấy của cải vật chất phong phú thừa thãi mà chóng mặt, hoa mắt nên làm càn làm loạn”. “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước, gia sức trấn lột, cướp bóc, lừa bịp, điên đảo, tham nhũng bừa bãi, trơ tráo tới độ vô văn hóa, vô nhân tính.
Trở lại con số 9 nút (1954) và con số 2 nút (1975) mà người ta mệnh danh là bắc kỳ cũ và bắc kỳ mới, với những chuyện xảy ra ở trên một đất nước xa Hà-Nội tới ngàn dậm này: Đất nước Hoa-Kỳ.
“Này chị kia, ở nước Mỹ chợ nào cũng có chỗ cất shopping- car, sao chị lại bỏ bừa sau xe của tôi?ˮ “Cứ tự nhiên như ở Hà-Nội!ˮ, “Nhà tôi” (bắc kỳ 9 nút), bực mình la lớn. Hai bà (bắc kỳ 2 nút) tỉnh bơ, nổ máy xe biến mất. Còn lại là hai tôi, mỗi người đẩy một xe đưa vào chỗ cất.
Một lần khác, người bạn tôi kể rằng “Đi chợ, mua vội, tay chỉ cầm có hai gói cà-phê, đang xếp hàng chợt một chị bắc kỳ (2 nút) chen ngang vào đứng trước anh, anh phản đối thì chỉ hỏi lại: “xe của ông đâu?” Anh giận quá la lớn: “Đây là ở nước Mỹ, mua nhiều hay ít đều phải xếp hàng chứ không phải ở Hà-Nội của chị”.
Tại một nhà hàng, cháu gái của tôi cầm tờ biên lai tính tiền do bạn trai là người Mỹ trả, tới nói với người thâu ngân rằng: “chúng tôi gọi hai tô bún thịt nướng chứ đâu phải chả cá thăng-long mà tính nhiều thế này?” thì được thâu ngân viên buông gọn một chữ “nhầm”, rồi đếm tiền hoàn lại, không một lời xin lỗi. Tôi đoán chắc người Hà-Nội, chủ nhân (2 nút) tưởng Mỹ khờ khạo (đã bị bác và đảng đánh bại), nên mập mờ đánh lận con đen.
Trên đường về nhà, dọc hai bên đường, ở giữa lòng cái thủ đô có tên Little Saigon này, lác đác những căn nhà to như dinh thự mà người Hà-nội đã bỏ tiền triệu để sở hữu một cách ngạo nghễ, khiến tôi chợt nhớ đến ông chiến hữu bại trận của tôi năm xưa đã phải “trả nhà cho nhân dân” (nhân dân Hà-Nội), mà xót xa!
Tôi miên man tự hỏi, chẳng lẽ từ niềm tự hào “đánh thắng hai đế quốc lớn” của người Hà-Nội đang được thể hiện một cách ngang ngược, lỗ mãng, vô văn hóa ngay giữa cái thủ đô của người Việt tị nạn trên đất nước Hoa-Kỳ này đến vậy sao? Lý do gì họ có mặt nơi này? phần đất nơi cư ngụ cuối cùng, mà những người hoảng sợ đã phải bỏ nhà bỏ của để chạy xa họ? Tôi đang nghĩ đến người con gái bắc kỳ (2 nút) ở đất Hố-Nai Biên-Hòa năm xưa. Tôi ước ao được gặp lại cô ở nơi này, nơi cư ngụ cuối cùng của những người kinh hoàng, hoảng hốt bỏ lại quê hương, chạy trốn những kẻ bạo tàn! Tôi muốn lại được nghe cô nói rằng “Các anh hãy đi cho khuất mắt tôi, tôi đã sợ các anh quá rồi, chạy xa các anh tới nửa vòng trái đất mà các anh vẫn không buông tha!”
Ông nhà văn Hoàng-hải-Thủy của miền nam cũ, mới đây cay đắng than rằng
“Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!”
Nghe mà xót xa cay đắng quá! Mong là con bài 2 nút sẽ không thắng ngược 9 nút thêm lần nữa!
Tác giả: TLC BÙI-TRỌNG-NGHĨA/K18-BBTĐ
No comments:
Post a Comment