Pleiku - Một Thời DIỆT Cộng
CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI NÓI
EM MUỐN " BẮT CÁI NƯỚC...." - Hung Vo
EM MUỐN " BẮT CÁI NƯỚC...." - Hung Vo
Thị xã Pleiku, Việt Nam, 1967.
Cái thành phố cao nguyên đất đỏ ấy, mùa mưa thì nhớp nháp bùn dẻo, mùa hè và những ngày mùa đông lạnh và khô thì “bụi hồng” quyện theo từng cơn gió, chẳng có gì hấp dẫn hay ít ra làm khuây khỏa, nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nỗi buồn chán của những con người tứ phương tập họp lại vì phận sự, vì sinh kế...
Cái thành phố cao nguyên đất đỏ ấy, mùa mưa thì nhớp nháp bùn dẻo, mùa hè và những ngày mùa đông lạnh và khô thì “bụi hồng” quyện theo từng cơn gió, chẳng có gì hấp dẫn hay ít ra làm khuây khỏa, nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nỗi buồn chán của những con người tứ phương tập họp lại vì phận sự, vì sinh kế...
NỢ:"Nước, Tình và Tiền"?
* Nu Pham
Con đường trên , nối dài của Hoàng Diệu , bên trái chính là khu chợ Mới...?
Tôi đã coi clip , hình ảnh đầu tiên là BTL/QĐ , nhưng cái nhà sau đó đã gắn bó với tôi bao nhiêu năm : CLB/SQ , cũng là nơi ăn sáng , trưa ,chiều ; căn nhà có hình chữ T với chiều ngang dài hown nhiều lần so với chiều dọc : thưa quí vị ,đó chính là : Hội trường ,cũng là nhà ăn đó . Còn chiều ngang là những căn phòng đôi , giữa là nhà tắm . Tôi được cấp 1 phòng trên lầu ngay cạnh phòng của Đại Hàn , chung phòng tắm và ƯC với 1 ông đại úy cùng vợ phục vụ tại LDD66/KTTTĐ.
Con đường trên , nối dài của Hoàng Diệu , bên trái chính là khu chợ Mới...?
Tôi đã coi clip , hình ảnh đầu tiên là BTL/QĐ , nhưng cái nhà sau đó đã gắn bó với tôi bao nhiêu năm : CLB/SQ , cũng là nơi ăn sáng , trưa ,chiều ; căn nhà có hình chữ T với chiều ngang dài hown nhiều lần so với chiều dọc : thưa quí vị ,đó chính là : Hội trường ,cũng là nhà ăn đó . Còn chiều ngang là những căn phòng đôi , giữa là nhà tắm . Tôi được cấp 1 phòng trên lầu ngay cạnh phòng của Đại Hàn , chung phòng tắm và ƯC với 1 ông đại úy cùng vợ phục vụ tại LDD66/KTTTĐ.
Bồn binh Diệp Kính
-----------------
-----------------------------
Thanh Nguyen
Nhìn xa xa, gần nhà thờ, đường bên phải dẫn đến Hàm Rồng, sở trà Bàu Cạn. Rẽ qua trái, đi về Qui Nhơn.
Nhìn xa xa, gần nhà thờ, đường bên phải dẫn đến Hàm Rồng, sở trà Bàu Cạn. Rẽ qua trái, đi về Qui Nhơn.
Nho Dang
NHỚ MÃi PLEIKU
Đã lâu không trở lại
Nhớ Pleiku nhớ núi Hàm Rồng
Nhớ tây nguyên nhũng chiều mây gió lộng
Đất với trời xoắn sít chẳng rời nhau
Nhớ Hàm Rồng đêm nằm nghe gió hú
Có áo nào che đươc gió Pleiku
Có áo nào không thấm ướt lạnh sương mù
Tìm hơi ấm điếu Ruby ru giấc ngủ
Nhớ Thanh An
Nhớ đường qua bầu cạn
Những cô gái Tây Nguyên ngục trân nhanh tay hái
Những búp trá gùi chĩu nặng trên vai
Catecca Catecca
Em cô gái sở trà
lần dừng quân tôi nằm giữ pháo
NHỚ MÃi PLEIKU
Đã lâu không trở lại
Nhớ Pleiku nhớ núi Hàm Rồng
Nhớ tây nguyên nhũng chiều mây gió lộng
Đất với trời xoắn sít chẳng rời nhau
Nhớ Hàm Rồng đêm nằm nghe gió hú
Có áo nào che đươc gió Pleiku
Có áo nào không thấm ướt lạnh sương mù
Tìm hơi ấm điếu Ruby ru giấc ngủ
Nhớ Thanh An
Nhớ đường qua bầu cạn
Những cô gái Tây Nguyên ngục trân nhanh tay hái
Những búp trá gùi chĩu nặng trên vai
Catecca Catecca
Em cô gái sở trà
lần dừng quân tôi nằm giữ pháo
Chiều đi về em ríu rít tiếng cười vang
Nhớ Phú Nhơn đường qua thôn Mỹ Thạch
Xóm đạo điêu tàn giạc đốt cả lầu chuông
Dậu mồng tơi xiêu vẹo gục ven đường
Trái tim tìm mọc lan trên lối nhỏ
Mỹ Thach ơi người chạy giặc dạt về đâu ?
Làm sao còn vang vọng tiếng kinh cầu !
Ngày chúa nhật chuông giáo đường rộn rã !
Người về đâu?
Bỏ Chúa buần trên Thánh giá !
Giữa hoang tàn Ngài đău xót đứng dang tay !
Tôi là lính miệt mài đi chiến đấu
Yêu Pleiku chẳng biết bởi vì đâu
Yêu Pleiku cho đến bạc mái đầu
Yêu sóng vỗ Biển Hồ chiều gió lộng
------------------------------
Nguyễn Dân Việt
Pleiku năm 1972.
Đón Xe ngay Dốc Trà Bá rợp mát, nơi có các Xưởng Cưa.
*Hình ảnh từ @Pleiku Xưa.
(Nguồn: Fb. Nguyễn Dân Việt).
Pleiku năm 1972.
Đón Xe ngay Dốc Trà Bá rợp mát, nơi có các Xưởng Cưa.
*Hình ảnh từ @Pleiku Xưa.
(Nguồn: Fb. Nguyễn Dân Việt).
--------------------
Nguyễn Lâm Bình
Share from fb Ngoc Thuận
THÀ ĐỪNG VỀ PLEIKU
Thà tôi đừng về thăm Pleiku
Quên chỗ nào là cầu Hội Phú
Không nhớ nổi ngả ba Phù Đổng
Chợ Thần Phong trên dốc sương mù.
Thèm cà phê Dinh Điền đến lạ
Bên hông Biệt Điện chẳng nhớ ra
Chợ Mới có nhà thờ Hiếu Đạo
Khói sương về ký ức mờ xa.
Thà tôi đừng về thăm Pleiku
Đường Trịnh Minh Thế trút lá thu
Áo trắng Pleime giờ tan học
Đã hóa trong lòng một khúc ru.
Gặp ông bạn giữa đường Hoàng Diệu
Tóc muối tiêu mà ngỡ hơi sương
Nhớ xưa hai thằng thường đi cặp
Một nàng...cả hai đứa đều thương.
Biết vậy về Pleiku chi nữa
Để đừng khơi lại những nỗi đau
Mười năm vác cần câu cơm áo
Mới hay chén cháo đã thay màu.
LMT
* Nguyễn Lâm Bình
Người Pleiku xưa có ai biết 5 nữ sinh này chụp trên con đường nào không?
* nguyen thị nhu
Nguyễn Lâm Bình
cháu thấy giống đường trà bá Pleiku, hàng cây này giống cây long não mà
k biết phải k, nếu hàng long não giờ còn 2_3 cây gì đó thôi cách đây 10
năm nguyên hàng đẹp lắm
* Maria Nguyễn Thanh
Nhớ Plieku
Nhớ đường Hoàng Diệu
Nhớ trường học Minh Đức
Nhớ
ngôi nhà đối diện rạp chiếu bóng Thanh Bình . Nhớ chợ Mới . Nhớ Hoa Lư
nhớ ngôi thánh đường Thăng Thiên …. Nhớ 2 hàng thông trên đường đi học….
-----------------------------
Nguyen Anh-Vu
BUỔI SÁNG CUỐI CÙNG - VĨNH BIỆT PLEIKU
Đêm 15 tháng 3 năm 1975 là đêm cuối cùng tôi ngủ tại Pleiku. Tôi không ngờ đó là lần cuối cùng, vì chẳng bao giờ tôi có cơ hội trở lại nơi đây một lần nữa. Trong đêm, không riêng gì tôi mà cả anh em trong Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, đều trằn trọc thao thức, vì buổi chiều cùng ngày chúng tôi nhận được lệnh thay đổi nhiệm vụ. Kể từ nay, các ban tham mưu của các phòng, ban trong Bộ Tư Lệnh được phân chia làm hai. Thành phần ở lại là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chính. Nửa kia là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Hành Quân, sẽ được không vận về Nha Trang vào sáng hôm sau, có nhiệm vụ chỉ huy và phối hợp các đơn vị của Quân Đoàn hành quân chiếm lại Buôn Mê Thuột đang bị Cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng.
“Đêm cuối cùng buồn lắm em ơi.”
Sáng hôm sau, tôi dậy sớm lái xe ra phố Pleiku, tôi phải chào nơi đây lần cuối. Trời có sương nhưng rớm nắng, cảnh vật vẫn bình yên như mọi ngày. Nhưng trong cái bình yên ấy, tôi cảm thấy như có mầm chết chóc đang rình rập đâu đây, một không khí bình yên giả tạo trước khi cơn cuồng phong ập tới. Tôi lái xe băng qua chiếc cầu sắt ngang qua phi trường, nơi có Sư Đoàn 6 Không Quân trú đóng, chạy ngang trường Nữ Trung Học Pleime, rồi ghé cư xá sĩ quan Trần Qúy Cáp thân yêu. Nơi đây, tôi đã chia ngọt bùi với gia đình nhỏ của tôi hơn bảy năm qua.
Một trời kỷ niệm bỗng hiện ra trước mắt, tôi bước vào nhà. Các con tôi sinh ra đã lớn lên trong căn nhà này. Mọi vật vẫn nguyên vẹn, vẫn sạch sẽ như thể vợ và các con thân yêu của tôi vẫn đang sinh sống ở đây. Tôi nhìn di ảnh của cha mẹ, nhìn ảnh các con. Tôi thấy chiếc xe đạp nhỏ, mấy cái cặp học trò, và nhiều nữa vẫn còn nguyên vẹn để đúng vị trí cũ. Khoảng năm phút sau tôi khóa cửa ra đi, mơ hồ nghĩ rằng biết đâu ngày sau tôi sẽ có cơ hội trở về lại chốn cũ.
Còn ít thời gian, tôi ra xe và cố gắng đi một vòng thành phố. Bây giờ là sáu giờ sáng, tôi còn khoảng một giờ để nhìn lại những cảnh cũ của phố núi. Đây là Niệm Phật Đường với tượng Đức Quan Thế Âm. Hôm nay trông Người như không vui, mà buồn. Có phải chăng Đức Từ Bi nhận ra vận nước điêu linh, thế gian sẽ khốn nguy vì cơn binh lửa? Đây là tư dinh của Tướng Tư Lệnh Phó Lam Sơn, mà đôi khi chiều về Ông hay ra ngồi trước cửa với chai rượu trên tay, uống để quên đời. Này đây là dinh của Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II. Sao nó đã mất hết vẻ uy nghiêm của một thời vang bóng?
Tôi lái vòng lên tư dinh của vua Bảo Đại ngày xưa, trông buồn hiu như một kỷ vật xa xưa. Tôi chạy thẳng lên khu Chợ Mới, mà mỗi sáng Chủ Nhật tôi đưa vợ và các con đi mua thực phẩm về chế biến các món ăn ưa thích. Sẵn đường tôi chạy vội lên nhà thờ Phao-Lồ, nhìn thoáng qua ngôi trường, nơi đứa con đầu lòng của tôi đã đi học ngày đầu tiên. Cuối cùng, tôi lái xe vòng qua đường Hoàng Diệu, Phan Bội Châu và đến Diệp Kính, trung tâm của Phố Núi. Thế là hết, tôi đã đi thăm toàn thành phố.
Pleiku nhỏ hẹp, như đã được diễn tả trong câu hát của một bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc, “đi năm phút đã về chốn cũ”; nhưng đối với tôi, Pleiku là tất cả. Tôi quen thuộc với hình ảnh những người lính đi lang thang trên đường phố, không chủ đích, trong các bộ quân phục đủ loại, đôi khi xác xơ của những người mới từ mặt trận trở về. Họ là những hình ảnh quen thuộc, thường xuất hiện trong thành phố cao nguyên này.
Tôi đã quen hình ảnh của những đoàn xe nhà binh nối dài, chở các binh đoàn ra mặt trận, tham dự các trận đánh ác liệt tại Tây Nguyên như Ben-Het, Dakto, Tân Cảnh, Tam Biên... Nơi đây đã là nơi hội tụ của các đơn vị lừng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mỗi khi chiến trường Tây Nguyên cần đến. Nào là binh chủng Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Biệt Kích... Họ đến rồi đi như bao lần trước.
Qua nhiều chiến dịch, tôi có dịp gặp lại những bạn đồng Khóa 20 Võ Bị của tôi như Lê Trực, Vương Mộng Long,... Trong các buổi trò chuyện tâm đắc, chúng tôi vẫn cho rằng Phố Núi Pleiku là phố của lính và tình yêu. Ai muốn gặp người mình thương thì hãy lên Phố Núi. Chưa kể Phố Núi cao phố núi đầy sương, rất lãng mạn cho những cuộc tình của các cô gái và các chàng trai lính chiến xa nhà!
Người dân địa phương ở nơi đây là những người thuộc sắc tộc thiểu số, sống trong các bản làng heo hút, trong các khu vực đồi núi xa xôi; trong khi đa số người Kinh tập trung trong thành phố. Họ từ mọi vùng của đất nước, theo bước chân của những người lính chiến lên đây làm ăn, xây dựng sự nghiệp, và đã thành công theo ước nguyện. Đồng cảnh ngộ là những người từ tứ xứ về đây, họ sống với nhau rất hòa đồng và thân thiện. Đặc biệt, hầu như mọi người đều xem Pleiku là quê hương thứ hai thân yêu của họ. Chính tôi cũng vậy, đi đâu tôi cũng nhớ về Pleiku!
Giờ đây, tôi muốn ôm cả cỏ cây, hoa lá Pleiku vào lòng trong giây phút chia ly này. Pleiku của tôi có gió núi mây mùa, có cả quanh năm mùa Đông. Ai đã có dịp dừng gót lãng tử về với phố núi Pleiku, thì khi đi xa cho tới tận sơn lâm cùng cốc, hay phiêu bạt nơi xứ người, ai cũng đều ngậm ngùi khi nhắc đến xứ núi Pleiku. Nếu bạn không tin thì hãy hỏi bất cứ ai đã có thời gian sống ở đây. Họ sẽ giải bày tình cảm của họ về phố núi cho bạn nghe, với bao nhiêu bùi ngùi nhớ thương.
Tôi yêu Pleiku nhiều hơn nơi tôi sinh trưởng. Tôi coi nơi đây đã là quê hương thứ hai, cũng như chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ phải rời xa.
Năm 1974, tôi đỗ thủ khoa Khóa 2 Tiếp Vận cao cấp. Tại buổi lễ bế giảng, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, và một số cơ quan truyền thông quân đội “tác nghiệp” (chuyên nghiệp) hiện diện. Sau lễ trao văn bằng tốt nghiệp cho các học viên, vị Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận (TT/ĐTTV) trình xin Trung Tướng Khuyên rút tôi về TT/ ĐTTV. Tôi đã khẩn khoản xin ông cho tôi trở về phục vụ đơn vị cũ ở Pleiku, bởi tôi không quen chốn phồn hoa, mà vốn dĩ chỉ quen với Tây Nguyên chân tình, nơi cư trú của những người lính chiến phong trần, nhưng giản dị, của cư dân tứ xứ hiền hòa họp lại.
Có người cho rằng Pleiku là nơi tập trung của lính “ba gai” và của những sĩ quan ngang tàng, bất mãn, không tuân theo kỷ luật. Nói vậy là tội cho Pleiku. Ở đây tôi có nhiều bạn thân, như thi sĩ Kim Tuấn, du ca Miên Đức Thắng, Trung Tá Đệ, Trung Tá Lý , Thiếu Tá Bảo Đồng,... phục vụ trong Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II. Họ xiết bao thân thiện, dễ mến và cùng yêu mến Pleiku, cũng như tôi.
Bây giờ khoảng 6 giờ 45 phút sáng ngày 16 tháng 3 năm 1975, tôi đang ở vườn hoa Diệp Kính, trung tâm Phố Núi. Tôi chỉ còn ở lại đây được thêm dăm ba phút nữa trước khi trở lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, để được không vận về Nha Trang, làm nhiệm vụ mới. Tôi vội ghé tiệm giặt ủi lấy bộ quần áo nhà binh. Trong không khí im lặng, tĩnh mịch bất thường, tôi nghe tiếng hát của một cô bé đang nằm đong đưa trên võng, hát bài “Còn Chút Gì Để Nhớ” của Thi sĩ Vũ Hữu Định.
“Phố núi cao phố núi đầy sương, phố núi cây xanh trời đất thật buồn/ Anh khách lạ đi lên đi xuống, may mà có em đời còn dễ thương/ Em Pleiku má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa Đông...”
Tôi đã nghe bài hát này nhiều lần, nhưng hôm nay tôi thấy bài hát này sao buồn lạ. Tiếng hát của em buồn, hay chính lòng người trộm nghe em hát đang có tâm sự buồn vì nỗi chia ly? Em có biết đâu đại họa sắp giáng lên em và cả dân tộc. Bất giác, tôi nhớ đến hai câu thơ khóc nhục mất nước của nhà thơ Đỗ Mục thời nhà Đường bên Trung Hoa:
“Thương nữ bất tri vong quốc hận Cách giang do xướng hậu đình hoa.“
Tạm dịch:
“Cô gái nước Thương không biết nhục mất nước, còn vui chi mà hát khúc Hậu Đình Hoa”
Lòng man mác buồn, tôi lái xe trở về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Nhìn về phía Tây là giải Trường Sơn hùng vĩ, có đèo hình yên ngựa, khiến lòng của tôi bâng khuâng khi nghĩ đến chuyện xưa. Chỉ cách đây mấy năm, cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo cùng biết bao quân nhân của Tiểu Đoàn 11 Dù đã anh dũng nằm xuống vì đại cuộc. Chếch một chút về tay phải của ngọn núi là nơi một năm trước đây Đại Tá Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 BB, cùng các quân nhân thuộc cấp đã anh dũng hy sinh cho Tổ Quốc tại căn cứ Tân Cảnh.
Cũng mới đây thôi biết bao quân nhân của Sư Đoàn 22BB, SĐ23BB, Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân, Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh, cùng với lực lượng Địa Phương Quân, Nghĩa Quân của Tiểu Khu Kontum, đã anh dũng chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng. Họ đã đem máu xương của mình bảo vệ đồng bào, tranh giữ từng tất đất yêu dấu của Tây Nguyên. Chẳng lẽ tất cả sự hy sinh trời biển của họ trở thành vô nghĩa hay sao, khi ta đang tâm bỏ Tây Nguyên và bỏ cả Pleiku mà ra đi?
Về tới Bộ Tư Lệnh, tôi vội nhập vào nhóm quân nhân thuộc Bộ Tư Lệnh Hành Quân nhẹ như đã phân chia. Chúng tôi hướng về phi trường Cù Hanh, nơi Bộ Chỉ Huy của Sư Đoàn 6 Không Quân đang đóng, để được không vận về Nha Trang, với nhiệm vụ phối hợp và chỉ huy các đơn vị tái chiếm Buôn Mê Thuột đang bị Cộng Quân chiếm đóng.
Khoảng 8 giờ 45 phút sáng ngày 16 tháng 3 năm 1975, chiếc C130 cất cánh rời phi trường. Ngồi trên máy bay, tôi nhìn Pleiku lần cuối. Tôi nhận ra rằng tôi đã thực sự mất Pleiku. Bất giác tôi cảm thấy như có giọt nước mắt đang lăn trên má.
Sau nửa giờ bay, chúng tôi nhận được tin từ dưới đất thông báo: Cộng Quân đã tấn công Pleiku, sau khi pháo kích hỏa tiễn 122 ly dữ dội vào phi trường Cù Hanh. Quân và dân chúng Pleiku đã tan tác ùa chạy về hướng Cheo Reo, Phú Bổn để theo đại quân, bám tỉnh lộ 7B rút về Tuy Hòa. Thật vô cùng chua xót! Tình hình chuyển biến nhanh quá, ngoài dự định của chúng tôi. Khi máy bay đáp xuống phi trường Nha Trang cũng là lúc chúng tôi nhận được tin chính thức, Pleiku đã mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Ai nấy đều ngậm ngùi thương cảm cho Pleiku yêu dấu một thời. Tôi tự nhủ thầm,
Lê Quốc Toản, K20 - VBĐL
* Huong Nguyen
Thấm thoát đã gần nửa thế kỷ mà người dân miền nam việt nam không bao giờ quên được nỗi đau này..!!
* Võ Ngoc Cẩn
Kính
gửi tác giả Nguyễn Anh Vũ .em đang sống TP plieku. Bà em trước đây cũng
là quân nhân của qlvnch. Em đọc bài viết của anh hay quá ! Hoài niệm
ngày tháng cũ.em xin phép anh đọc bài này trong phòng audio và đăng lên
YouTube được không anh ?xin phản hồi .cảm ơn anh nhiều lắm!
* Nguyen Anh-Vu
Võ Ngoc Cẩn
: Cô cứ tự nhiên nha! Cảm ơn Cô đã đồng hành cùng với tôi ! Khi nào
xong, nếu tiện, Cô đăng lên trang Đất Mẹ hay gởi Link để tôi sẽ đăng bài
lên. Thân quý
* Lâm Văn Trung
Ngày
xưa gia đình tôi ở PHAN ĐÌNH PHÙNG nối dài,gần CVO của MỸ,đối diện sân
vân động HOA LƯ và trường nữ trung học PLEIME,cư xá TRẦN QUÍ CÁP tôi
qua lại hằng ngày để đến trường trung học tư thục MINH ĐỨC ,ngày đó chỉ
có 2 anh em tôi sống ngoài chợ để đi học ,ba tôi thường vụ tiểu đoàn
truyền tin quân đoàn nên ba và má tôi thầu cầu lạc bộ của truyền tin
buôn bán, sống PLEIKU 10 năm cũng có rất nhiều kỷ niệm đến năm 1970 ba
tôi thuyên chuyển về truyền tin sư đoàn 21 BẠC LIÊU ,đến mùa hè đỏ lửa
năm 72,tôi hy vọng gia nhập vào sư đoàn nhảy dù hy vọng về thăm nơi đó
cùng bạn bè cùng trường,nhưng chiến trường QUÃNG TRỊ nóng bõng dậm chân
vùng HUẾ và QUÃNG TRỊ cho đến khi buông súng ,tôi không trở về thăm
PLEIKU được .
* Cao Tri
Cái
đất Pleiku này kỳ thiệt a ta. Cứ hễ ai đã từng tới, là phải yêu mến,
nhứt là lính hồi đó. Tui chỉ ở đó có hơn 2 tháng, mà giờ hể muốn đi xứ
lạnh, là phải đi Pleiku.
Anh đi công tác Pờ Lei.
Ku dài dằng dặc, biết ngày nao vê.
* Khiet Nguyen
Việc
anh Toản viết về ngày 16 tháng Ba 1975 rằng "chúng tôi nhận được tin từ
dưới đất thông báo: Cộng Quân đã tấn công Pleiku, sau khi pháo kích hỏa
tiễn 122 ly dữ dội vào phi trường Cù Hanh. Quân và dân chúng Pleiku đã
tan tác ùa chạy về hướng Cheo Reo, Phú Bổn để theo đại quân, bám tỉnh lộ
7B rút về Tuy Hòa. Thật vô cùng chua xót! Tình hình chuyển biến nhanh
quá, ngoài dự định của chúng tôi. Khi máy bay đáp xuống phi trường Nha
Trang cũng là lúc chúng tôi nhận được tin chính thức, Pleiku đã mất vào
tay Cộng Sản Bắc Việt. Ai nấy đều ngậm ngùi thương cảm cho Pleiku yêu
dấu một thời. Tôi tự nhủ thầm," là không đúng, vì anh Toàn lúc đó không
còn ở Pleiku vào lúc đó nên không rõ. Mình bỏ ngõ Pleiku cho chúng vào,
chứ chúng không có đánh chiếm.
Tôi rời Pleiku vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Hai, 17 tháng Ba 1975.
Việc
cộng quân pháo kích vào Cù Hanh vào ngày 16 tháng Ba khiến 1 chiếc
C-130 bị cháy là đúng, nhưng chúng không có pháo kích và tấn công vào
thị xã. Còn dân chúng thì bắt đầu rời thị xã đồng loạt vào sáng sớm ngày
17 tháng Ba, chứ nói rằng họ chạy toán loạn vào ngày 16 là không đúng.
Gần tối Chúa Nhật, 16 tháng Ba, cả bộ chỉ huy Tiểu Khu Pleiku còn tập họp để nghe Đại Tá Hoàng Thọ Nhu dặn dò lần chót.
Về
những ngày cuối cùng của Pleiku, tôi đã viết nhiều lần rồi, khác hẳn
với đoạn cuối của anh Toản. Anh Toản viết rằng anh phi cơ chở anh rời Cù
Hanh an toàn, mà chỉ một tiếng đồng hồ sau chúng đã chiếm được Pleiku
thì thật là quái lạ. Chẳng có quân đội nào thần tốc như thế.
TRANG VĂN CHƯƠNG LẠC HỒNG
MAI QUÂN VỀ
muốn sống lại thời chiến tranh bỏng rát
bóng đại kỳ bát ngát....phủ cao nguyên
cọp ngậm tăm ra đi giữa màn đêm
rừng sương lạnh...tiếng côn trùng lật cánh
chuẩn bị sẵn...sáng mai vào trận đánh
Kinh kha hề _ cười khẩy với tử sinh
súng đạn_ ba lô theo bước quân hành
đời lính trận _ trong chiến tranh_ ai biết ?
cho ta gửi_ chiều Pleiku biền biệt
phố mù sương _ cùng tiếng hát Thái thanh
Hoàng Diệu buồn _ không giống với Duy Tân
em thương xá _ loanh quanh đường Lê Lợi
ngút tầm mắt _ tiền đồn 5 chấp chới
mai quân luồn qua Eo Gió về xuôi
đêm Sa Thầy người em Thượng buông lơi
khơi ngọn lửa _ Yàng ới ! _ mừng chiến thắng...
mai quân về với Biển Hồ ngập nắng
em có chờ người áo trận phong sương
gót giày saut ta còn bám bụi đường
nghe tim đập nhịp chiến trường nóng hổi
mai quân về vàng bên đường hoa nở
cánh dã quỳ _ hết trăn trở chờ mong....
LanPhi
Khiet Nguyen
Pleiku.
Pleiku.
Có lẽ hình này được chụp vào khoảng 1966, 1967.
Chiếc xe đang hướng về núi Hàm Rồng, thuộc quốc lộ 19. Phía sau xe, xa xa kia là thành phố núi Pleiku. Cách chiếc xe này vào khỏang 300 thước; về phía trái là nơi tôi ở của 1 thời giặc Cộng vào thảm sát tết Mậu Thân. Đối diện bên phải đường là trại đóng quân của Chi Đoàn 3 Thiết Giáp. Khu đất bên phải là trạm kiểm soát an ninh. Và con đường rẽ phải là quốc lộ 19, đưa về Phú Phong, cầu Bà Di, tỉnh Bình Định?
---------------
-----------------
* Phuong Huynh Quang
Wow ! Điểm giao của QL14 & QL19. Cho cháu xin tấm hình này nha chú, tiếc là không có source..
* Thanh Nguyen
Phuong Huynh Quang; Chiếc xe tiếp tục đi, sẽ đến núi Hàm Rồng, và sẽ gặp 1 ngã 3. Đó là ngã 3 Hàm Rồng. Rẽ trái là quốc lộ 14; hướng về Phú Bổn, Ban Mê Thuột. Rẽ phải là quốc lộ 19; hướng về sở trà Bàu Cạn, nơi gia đình tôi an cư lạc ngiệp, nhưng bọn Ác Nhân VC đã vào đánh phá, cướp bóc, giết người. Gia đình chúng tôi đành phải rời khỏi nơi này, sở trà Bàu Cạn (không nhớ năm nào)
Wow ! Điểm giao của QL14 & QL19. Cho cháu xin tấm hình này nha chú, tiếc là không có source..
* Thanh Nguyen
Phuong Huynh Quang; Chiếc xe tiếp tục đi, sẽ đến núi Hàm Rồng, và sẽ gặp 1 ngã 3. Đó là ngã 3 Hàm Rồng. Rẽ trái là quốc lộ 14; hướng về Phú Bổn, Ban Mê Thuột. Rẽ phải là quốc lộ 19; hướng về sở trà Bàu Cạn, nơi gia đình tôi an cư lạc ngiệp, nhưng bọn Ác Nhân VC đã vào đánh phá, cướp bóc, giết người. Gia đình chúng tôi đành phải rời khỏi nơi này, sở trà Bàu Cạn (không nhớ năm nào)
* Bao Hai Lam
Thanh Nguyen..Mến chào anh ..Anh còn nhớ trên đường Hoàng-Diệu thuở xưa (nay là Hùng Vương) có lò bánh mỳ điện Đô Thành rất nổi tiếng, nằm giữa rạp cinema Diệp Kính & rạp Thăng Long (còn có tên Thanh Bình) kg hiểu anh Thanh Nguyen còn nhớ trong ký ức của anh hay chăng..??
Thanh Nguyen..Mến chào anh ..Anh còn nhớ trên đường Hoàng-Diệu thuở xưa (nay là Hùng Vương) có lò bánh mỳ điện Đô Thành rất nổi tiếng, nằm giữa rạp cinema Diệp Kính & rạp Thăng Long (còn có tên Thanh Bình) kg hiểu anh Thanh Nguyen còn nhớ trong ký ức của anh hay chăng..??
* Thanh Nguyen
Bao Hai Lam; lò bánh mỳ điện Đô Thành - Tôi không nhớ rõ lò bánh mì này. Tôi còn nhớ, dọc đường Hoàng Diệu đến rạp Thăng Long là bên phải. Bên trái, trước khi đến Trường Trung Học Bồ Đề, có 1 lò bánh mì mà tôi không nhớ tên. Con gái ông chủ lò bánh mì này là bạn cùng lớp của tôi. Đó là nơi tôi thường lấy bánh mì, đem bán kiếm cơm trong lúc còn rất trẻ (có lẽ là lớp đệ Lục, Ngũ, Tứ gì đó???). Sau khi bán bánh mì sáng, tôi lại đến học tại Trường Trung Học Bồ Đề. Một thời khó khăn. Nó đã qua rồi.
Bao Hai Lam; lò bánh mỳ điện Đô Thành - Tôi không nhớ rõ lò bánh mì này. Tôi còn nhớ, dọc đường Hoàng Diệu đến rạp Thăng Long là bên phải. Bên trái, trước khi đến Trường Trung Học Bồ Đề, có 1 lò bánh mì mà tôi không nhớ tên. Con gái ông chủ lò bánh mì này là bạn cùng lớp của tôi. Đó là nơi tôi thường lấy bánh mì, đem bán kiếm cơm trong lúc còn rất trẻ (có lẽ là lớp đệ Lục, Ngũ, Tứ gì đó???). Sau khi bán bánh mì sáng, tôi lại đến học tại Trường Trung Học Bồ Đề. Một thời khó khăn. Nó đã qua rồi.
---------------------
Khiet Nguyen
Đường Quang Trung, Pleiku, 1968.
Chỗ này gần ngã ba Lê Lợi - Quang Trung. Đi về phía tay phải một chút có môt tiệm billard khá đông khách. Một trong những cô con gái của chủ tiệm tên là Thuỷ, dữ dằn và chanh chua hiếm thấy.
Sau lưng người chụp hình này có mấy quán cà-phê cũng khá đắt khách.
Đường Quang Trung, Pleiku, 1968.
Chỗ này gần ngã ba Lê Lợi - Quang Trung. Đi về phía tay phải một chút có môt tiệm billard khá đông khách. Một trong những cô con gái của chủ tiệm tên là Thuỷ, dữ dằn và chanh chua hiếm thấy.
Sau lưng người chụp hình này có mấy quán cà-phê cũng khá đắt khách.
Trần Kiêm Liên
Cafe Bắc Hương có mấy chị em rất xinh. Lần cuối tôi gặp g đ này ở sông 3 Phú bổn (3/1975)
Ly Ba
Con đường mang bao kỷ niệm một thuở mài đũng quần trên ghế trương Bồ đề,cảm ơn tác giả của tấm hình.
PK 1966 Ngã tư Hoàng Diệu - Phan Bội Châu...
Ảnh HNQ st.
Con đường mang bao kỷ niệm một thuở mài đũng quần trên ghế trương Bồ đề,cảm ơn tác giả của tấm hình.
PK 1966 Ngã tư Hoàng Diệu - Phan Bội Châu...
Ảnh HNQ st.
Ly Ba
Pleiku- Pleiku - Niềm Nhớ.
Nhớ Pleiku với hai mùa mưa nắng,
Thương bao đời con nước chảy về Tây.
Dốc Hàm rồng,dòng đời ba lối rẽ,
Hoa Dã quỳ khoe
sắc đón heo may.
Con phố cũ mới người khoe
áo mới,
Bóng hình xưa ,mòn lối nẻo đi về.
Phao lồ ,Trung học,Minh Đức ,Bồ đề,
Hoàng diệu mất tên như đời Hoa Gạo.
Trịnh minh Thế ,Quang Trung,chờ ai Lê Lợi ,
Bán Công tan trường ai đếm bước Pleime.
Chốn cũ mất tên,Biển hồ đong đầy nỗi nhớ,
Sân trường mất dấu ,Ve sầu Hoa Phượng vẫn nên duyên .
Núi Đá người đi muôn đời sương ấp ủ,
Đakdoa gửi Sông Đoài một nén hương.
Mai lở không về theo hẹn ước,
Nghìn Thu sinh tử một Vô thường.
Nhớ về Phố núi,năm Đệ tam,đêm Giáng Sinh tại nhà Lê Nhung.
Pleiku- Pleiku - Niềm Nhớ.
Nhớ Pleiku với hai mùa mưa nắng,
Thương bao đời con nước chảy về Tây.
Dốc Hàm rồng,dòng đời ba lối rẽ,
Hoa Dã quỳ khoe
sắc đón heo may.
Con phố cũ mới người khoe
áo mới,
Bóng hình xưa ,mòn lối nẻo đi về.
Phao lồ ,Trung học,Minh Đức ,Bồ đề,
Hoàng diệu mất tên như đời Hoa Gạo.
Trịnh minh Thế ,Quang Trung,chờ ai Lê Lợi ,
Bán Công tan trường ai đếm bước Pleime.
Chốn cũ mất tên,Biển hồ đong đầy nỗi nhớ,
Sân trường mất dấu ,Ve sầu Hoa Phượng vẫn nên duyên .
Núi Đá người đi muôn đời sương ấp ủ,
Đakdoa gửi Sông Đoài một nén hương.
Mai lở không về theo hẹn ước,
Nghìn Thu sinh tử một Vô thường.
Nhớ về Phố núi,năm Đệ tam,đêm Giáng Sinh tại nhà Lê Nhung.
Bồ Đề Lối Cũ .
Năm mươi mùa gió lùa qua cửa,
Xếp bút nghiên giữa buổi thu sang.
Ơn Thầy Nghĩa Bạn cưu mang,
Thuyền đời muôn bến hành trang bước vào.
Năm mươi mùa hoa đùa trong nắng,
Cánh Phượng Hồng cập bến phương nao
Nhớ con dốc nhỏ hôm nào
Dáng ai qua lối vướng vào mắt ai.
Năm mươi mùa,mây trôi lặng lẽ,
Phút tương phùng ai để vấn vương.
Ngọc Lan bên cổng đưa hương,
Hàm rồng mưa nắng trông sương nhớ nguồn.
Cóc nhảy ra đường.
Năm mươi mùa gió lùa qua cửa,
Xếp bút nghiên giữa buổi thu sang.
Ơn Thầy Nghĩa Bạn cưu mang,
Thuyền đời muôn bến hành trang bước vào.
Năm mươi mùa hoa đùa trong nắng,
Cánh Phượng Hồng cập bến phương nao
Nhớ con dốc nhỏ hôm nào
Dáng ai qua lối vướng vào mắt ai.
Năm mươi mùa,mây trôi lặng lẽ,
Phút tương phùng ai để vấn vương.
Ngọc Lan bên cổng đưa hương,
Hàm rồng mưa nắng trông sương nhớ nguồn.
Cóc nhảy ra đường.
------------
Nhóm Thời Xưa - Ngọc Thuận
HOÀI NIỆM
Hơn mười năm ở đất Pleiku
Quen chiều bụi đỏ sáng sương mù
Đã yêu một người con gái nhỏ
Trên đường về ngập xác lá thu.
Hơn mười năm lông nhông ngoài phố
Bạc màu áo lính xe nhà binh
Đêm nằm nghe ì ầm tiếng súng
Quê hương sao chẳng chút yên bình.
Chinh chiến tàn Pleiku đổ nát
Bao người đi mất xác không về
Vợ mất chồng con thơ mất mẹ
Pleiku sầu ngấn lệ tái tê.
Ngày Pleiku không còn tiếng súng
Nhiều người lạ đi xuống đi lên
Bưng chén cơm ba phần là sắn
Vì sao mình may mắn sót tên ?
Hơn mười năm cúi đầu khuất nhục
Biết đâu mà đánh cuộc với đời
Vác đuốc soi tìm người tri kỷ
Chỉ thấy mình thua thiệt mà thôi.
LMT
HOÀI NIỆM
Hơn mười năm ở đất Pleiku
Quen chiều bụi đỏ sáng sương mù
Đã yêu một người con gái nhỏ
Trên đường về ngập xác lá thu.
Hơn mười năm lông nhông ngoài phố
Bạc màu áo lính xe nhà binh
Đêm nằm nghe ì ầm tiếng súng
Quê hương sao chẳng chút yên bình.
Chinh chiến tàn Pleiku đổ nát
Bao người đi mất xác không về
Vợ mất chồng con thơ mất mẹ
Pleiku sầu ngấn lệ tái tê.
Ngày Pleiku không còn tiếng súng
Nhiều người lạ đi xuống đi lên
Bưng chén cơm ba phần là sắn
Vì sao mình may mắn sót tên ?
Hơn mười năm cúi đầu khuất nhục
Biết đâu mà đánh cuộc với đời
Vác đuốc soi tìm người tri kỷ
Chỉ thấy mình thua thiệt mà thôi.
LMT
Miền Nam và Sài Gòn Xưa · Vĩnh Lộc · ·
DỐC HỘI PHÚ (đổ dốc từ rạp chiếu bóng Diệp Kính) - PLEIKU 1968
DỐC HỘI PHÚ (đổ dốc từ rạp chiếu bóng Diệp Kính) - PLEIKU 1968
---------------------
Nguyễn Vũ Sinh
CHƯ HƠ RÔNG (*)
Mai này xa phố Pleiku
Cao nguyên còn có sương mù mịt giăng
Mưa sa trên đỉnh Hàm Rồng
Đồi cao lá có xanh lòng cỏ cây.
Áo ai bay trắng đường này
Cho vàng lá rụng rơi đầy phố cao
Quanh co đường dốc ban chiều
Chợt nghe tiếng hát gợi nhiều âm xưa.
Hình như con phố chuyển mùa
Sao nghe mưa đổ gió lùa hơi sương
Ly cà phê tỏa mùi thơm
Ngỡ như phố núi quyện hương đất trời.
Hàm Rồng mây phủ xa khơi
Nhớ Cù Hanh thuở ra xuôi phi trường
Khi nằm trên cáng tải thương
Đưa tay từ giã đồi nương đại ngàn.
(*) Chư Hơ Rông (còn có tên gọi là núi Hàm Rồng, ở Pleiku)
(Ảnh:- Núi Hàm Rồng Pleiku- Nguồn Internet)
"Hóc Bà Tó"-19h-14-3-2021
(Trích bản thảo "Thơ Ngày Xanh")
NGUYỄN VŨ SINH
----------------------
PLEIKU - THÁNG BA , NỖI NHỚ QUAY VỀ
Pleiku,
vùng cao nguyên đất đỏ, giao điểm của những con đường Quốc Lộ 19, 14
nối liền Duyên Hải, vùng Hoàng Triều Cương Thổ đến cùng tận Tây Nguyên.
Pleiku
còn được gọi là thành phố Lính, nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Quân
Đoàn II, nơi đồn trú của Sư Đoàn 6 Không Quân , Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, 8
Liên Đoàn Biệt Động Quân, nhiều đơn vị Bộ Binh và Tiểu Khu Pleiku.
Pleiku
cũng là nơi có những ngôi trường mang tên Pleime, Pleiku, Phạm Hồng
Thái, Minh Đức, Bồ Đề, Nông Lâm Súc. Pleiku còn mang tên Phố Núi thơ
mộng, một địa danh đã được dệt nên nhiều áng thi ca bởi những nhà thơ
nổi tiếng một thời sống ở Pleiku hay chỉ một thoáng ghé qua Phố Núi: Vũ
Hữu Định, Cao Thoại Châu, Nguyễn Bắc Sơn, Kim Tuấn, Nguyễn Mạnh Trinh,
Võ Ý..
Tháng
Ba 1975, Pleiku trời bỗng đổ những cơn mưa, giọt mưa như những dòng
nước mắt đầm đìa khóc thương cho những người bỏ đi và cho cả những người
ở lại để đón chờ một cuộc đổi đời oan nghiệt.
Tháng
Ba, những đám mây la đà như những vành khăn tang phủ trên đầu Phố Núi.
Những người lính chiến bao nhiêu năm trấn thủ sống chết với vùng địa đầu
tam biên, giờ phải hốt hoảng ra đi, không kịp nói với Pleiku một lời
giã biệt, kéo theo những người dân hiền lành và cả những cô cậu học trò
đã từng lớn lên bằng hơi thở của núi rừng, một thời tuổi thơ được vỗ về
bằng tiếng đạn bom và cả những bài thơ rất tình ngợi ca Phố Núi.
Chính
hơi thở của các nàng thiếu nữ Pleiku, cùng dư âm đạn bom và cả những
bài thơ của những nhà thơ lính bị lưu đày, đã dệt thành những mảng mù
sương giăng giăng trên Phố Núi, như muôn đời ôm lấy trái tim của những
người Pleiku lưu lạc, để cho lòng lưu luyến mãi khôn nguôi...
Tháng
ba 1975, Pleiku đứt đi từng đoạn ruột. Từ trời cao nhìn xuống, dòng
người “di tản” kéo dài bất tận trên Tỉnh Lộ 7B, trông như những khúc
ruột đứt ra từ Phố Núi. Và có biết bao nhiêu người Pleiku đã không đi
hết con đường tỉnh lộ kinh hoàng này. Thân xác gởi lại nơi nào giờ cũng
đã trở thành tro bụi. Bao nhiêu đứa con thơ lạc mất vòng tay của mẹ, nếu
có còn sống đến hôm nay cũng đã trở thành xa lạ. Những người may mắn
sống sót, hầu hết đã ra đi, tản mác khắp bốn phương trời.
Tháng
ba, Phố Núi phủ lên một màu ảm đạm, hoang tàn, chia ly, chết chóc, tù
đày. Pleiku đã chết. Người thắng cuộc đã tô son trét phấn trên thi thể
của Pleiku để Phố Núi dù có rực rỡ đèn màu, có vang dậy tiếng cồng
chiêng trong các bản làng, Phố Núi cũng sẽ chẳng bao giờ là Phố Núi của
ngày xưa, của chúng ta, những người có mặt hôm nay.
Tháng
Ba, nỗi nhớ có quay về Phố Núi, thì vẫn là một Phố Núi ngày xưa. Mãi
mài vẫn còn trong tâm tưởng, ký ức của mỗi người trong chúng ta hôm nay.
Không biết có bao nhiêu nước mắt nào đổ xuống để có thể giải oan cho
cuộc biển dâu này của những người Phố Núi. Hôm nay,
Tháng
3, đúng 40 năm, ở một nơi xa xăm, muôn trùng cách biệt với quê nhà,
những người Pleiku xa xứ từ khắp nơi qui tụ về đây. Từ các anh phi công ,
các anh lính chiến Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Bộ Binh, những công
chức, thầy cô giáo, những cô cậu học trò và cả những người từng sống,
từng lớn lên từ Phố Núi. Tất cả đang ngồi quanh đây với biết bao nỗi nhớ
đang quay về. Nhớ bầu trời một thời bay bổng, nhớ núi rừng, nơi các
chiến trường của một thuở tung hoành ngang dọc, cùng sống chết với anh
em đồng đội, nhớ những con đường góc phố bám đầy đất đỏ, nhớ những mái
trường Pleime, Pleiku, Phạm Hồng Thái, Minh Đức, Bồ Đề, Nông Lâm Súc…,
nhớ Thành Pleime, phi trường Cù Hanh, căn cứ Biển Hồ, nhớ Đồi Đức Mẹ ...
và nhớ rạp ciné Diệp Kính, Thanh Bình, rạp Diên Hồng, những quán cà phê
Lính, cà phê Văn, Dinh Điền, Bắc Hương , Thiên Lý...
Những
người lính Pleiku ngày nào bây giờ đã trên tuổi 70 và những cô học trò
Phố Núi ngày xưa bây giờ cũng đã là bà nội bà ngoại, Xa Pleiku đã nửa
đời. Sao như vẫn ngỡ hôm qua hỡi người
Chào em còn một nụ cười
Sao trông như khóc bên trời nhớ nhau
Chào
Pleiku trước và sau Trong tôi còn đó nỗi sầu thiên thu Chào Pleiku
sương khói mù Chính là chào phiến lá thu lìa cành.. ( thơ của người lính
Biệt Kích Túy Hà )
Thời
gian như những ngọn gió làm cho các phiến lá vàng lần lượt lìa cành. Ta
gặp nhau hôm nay, để thấy trong ta vẫn còn có những vết thương không
bao giờ thành sẹo, và để thêm một lần cho nỗi nhớ quay về. Để nếu mai
này có là một chiếc lá lìa cành thì xin không rơi giữa hư không mà rơi
xuống giữa lòng Phố Núi. Phố Núi mênh mông, huyền thoại trong tâm tưởng
của mỗi người...
Pleiku
ơi! Tháng Ba , xin hãy cho những người đã không giữ được Phố Núi ngày
nào được nói một lời tạ lỗi. Và xin Pleiku ghi lấy tấm lòng của những
người xa xứ, cứ mỗi độ tháng Ba, là bao nỗi nhớ lại quay về, với tấm
lòng da diết những yêu thương! ( THTĐ PV Phố Núi )
----------------------
Bao Hai Lam
Xe lam đang chạy đổ dốc trên đường Hoàng Diệu (trước 1975).Nếu quẹo phải thì về quốc lộ 19
*Lê Thị Ngọc Thu
Chiếc xe lam chiều nhớ quá
*Nu Pham
Dốc Hội Thương Hội Phú. Hướng xe lam đi về thị xã Pleiku . Đường quẹo phải chính la QL19 đi Qui nhơn. Ngay đó là Camp Holoway
---------------------
Bao Hai Lam - Hello anh Thành..!! Có lẽ anh còn nhớ địa điểm này..?? Trước cổng trường Bồ Đề khi anh còn ngồi ghế nhà trường..
*** Cảm ơn hình ảnh này. Từ vị trí trước cổng chùa của trường Bồ Đề, trên đường Sư Vạn Hạnh, đi về hướng đường Hoàng Diệu. Có lẽ đây là 1 xóm chợ nhỏ trước khi vượt đến 1 ngã rẽ vòng cung. Tiếp tục đi lề phải; sẽ hướng ra đường Hoàng Diệu. Nếu rẽ trái sẽ vượt qua cổng trường Bồ Đề, rồi sẽ đến 1 tiệm đánh BI DA, và gặp đường Hoàng Diệu.
Nếu trí nhớ của tôi không chính xác. Xin nhắc chút đỉnh, tôi sẽ nhớ ngay.
VUI KHỎE
Nếu trí nhớ của tôi không chính xác. Xin nhắc chút đỉnh, tôi sẽ nhớ ngay.
VUI KHỎE
Minhthe Le
NHỚ PLEIKU PHỐ
Có khi nào về Pleiku phố
Giữ giùm anh màu bụi đỏ cao nguyên
Đừng mặc áo đen vì thương tiếc
Người muôn năm trước chết oan khiên.
Phố xưa, xe nhà binh và áo lính
Tan trường áo trắng, trắng con đường
Cánh lá vàng và hàng cây trơ nhánh
Rất yêu nhưng đau lắm những vết thương.
Cuốc bộ xuống dốc dài cầu Hội Phú
Nhà em con hẻm chợ Thần Phong
Có nhiều người về ngả ba Phù Đổng
Muốn cùng em dự lễ ở Thánh Tâm.
Nhắc chi cái cô nàng Minh Đức
Chở đi chưa chắc đã là yêu
Quán bún riêu một chiều tan lớp
Chuyện gì mà đôi mắt buồn hiu.
Ấy vậy mà giờ sao nhớ lạ
Nghe nhà thờ Hiếu Đạo hát thánh ca
Ngồi dự lễ mà lo ra quá thể
Con mắt thất thần liếc lại liếc qua.
Bao giờ về lại Pleiku phố
Biết em nay cũng đã lên...bà
Thì thôi, thà để Pleiku nhớ
Riêng mình tiếc nuối những ngày qua.
LMT
NHỚ PLEIKU PHỐ
Có khi nào về Pleiku phố
Giữ giùm anh màu bụi đỏ cao nguyên
Đừng mặc áo đen vì thương tiếc
Người muôn năm trước chết oan khiên.
Phố xưa, xe nhà binh và áo lính
Tan trường áo trắng, trắng con đường
Cánh lá vàng và hàng cây trơ nhánh
Rất yêu nhưng đau lắm những vết thương.
Cuốc bộ xuống dốc dài cầu Hội Phú
Nhà em con hẻm chợ Thần Phong
Có nhiều người về ngả ba Phù Đổng
Muốn cùng em dự lễ ở Thánh Tâm.
Nhắc chi cái cô nàng Minh Đức
Chở đi chưa chắc đã là yêu
Quán bún riêu một chiều tan lớp
Chuyện gì mà đôi mắt buồn hiu.
Ấy vậy mà giờ sao nhớ lạ
Nghe nhà thờ Hiếu Đạo hát thánh ca
Ngồi dự lễ mà lo ra quá thể
Con mắt thất thần liếc lại liếc qua.
Bao giờ về lại Pleiku phố
Biết em nay cũng đã lên...bà
Thì thôi, thà để Pleiku nhớ
Riêng mình tiếc nuối những ngày qua.
LMT
Khiet Nguyen
Nhà Thờ Thánh Tâm, Pleiku, 1967. Ngày xưa, tôi đi ngang qua đây rất nhiều lần. Một người quen làm việc tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Pleiku, có căn nhà đối diện nhà thờ này.
Nhà Thờ Thánh Tâm, Pleiku, 1967. Ngày xưa, tôi đi ngang qua đây rất nhiều lần. Một người quen làm việc tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Pleiku, có căn nhà đối diện nhà thờ này.
Trần Kiêm Liên
Nơi tôi đã đến (1973)
Nơi tôi đã đến (1973)
Cao Nguyen
Tháng Ba Say
Tháng Ba, ta bỏ rừng
trên đường về thăm biển?
Không - ta bỏ rừng đi
vì điêu tàn cuộc chiến !
vì ngọn lửa hận thù
đốt Trường Sơn linh hiển
đập vỡ tiếng cồng chiêng
Giàng ơi! và Giàng ơi!
bốn mươi tám cái tháng ba
ta rùng mình say khuớt
khi hồn bạn theo ta
qua núi đồi xuôi ngược !
Ôi đỉnh gió Chư Pao
bình đông đầy rượu đế
rót giữa đáy chiến hào
uống đi - rồi quạnh quẽ!
Ôi Đức Cơ, Pleime
cơm sấy và thịt hộp
rượu cần pha nước khe
uống say - rồi cúi mặt!
Ôi Thuận Mẫn, Buôn Hô
me khô và cóc ổi
trộn lửa khói Bù Đăng
uống đi - rồi thức đợi!
đợi những tháng ba say
theo hồn bay tám hướng
tìm vất vưởng chân mây
những vẫy chào lởn vởn!
say cùng ta nhé em
những tấm lòng sông suối
của rừng núi Tây Nguyên
trong nhiều đêm thức gọi:
Bạn ơi và Rừng ơi!
Cao Nguyên
-----------------
*Giàng ơi: Trời ơi (tiếng người GiaRai)
------------------------
Hoàng Hải
Trường Vĩnh Hưng, Pleiku, 1967.
Vào thời bấy giờ thì các trường học công lập cũng như tư thục đều nêu cao truyền thống Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn, và Có Học Phải Có Hạnh, và Ngày Nay Học Tập - Ngày Mai Giúp Đời.
Trường Vĩnh Hưng, Pleiku, 1967.
Vào thời bấy giờ thì các trường học công lập cũng như tư thục đều nêu cao truyền thống Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn, và Có Học Phải Có Hạnh, và Ngày Nay Học Tập - Ngày Mai Giúp Đời.
------------
Thị xã Pleiku, Việt Nam, 1967.
Cái thành phố cao nguyên đất đỏ ấy, mùa mưa thì nhớp nháp bùn dẻo, mùa hè và những ngày mùa đông lạnh và khô thì “bụi hồng” quyện theo từng cơn gió, chẳng có gì hấp dẫn hay ít ra làm khuây khỏa, nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nỗi buồn chán của những con người tứ phương tập họp lại vì phận sự, vì sinh kế – những quân nhân, những công tư chức, già hay trẻ, những nữ chiêu đãi viên trong các quán rượu, v.v. Giá sinh hoạt thì đắt đỏ; mọi thứ, cá, tôm, cua đều phải vận chuyển từ Sài Gòn, và phải bằng đường hàng không mới đủ độ tươi. Phố xá thì nhỏ bé, tuy không đến nỗi “đi dăm phút đã về chốn cũ” như Vũ Hữu Ðịnh diễn tả, chỗ vui chơi giải trí và “đạp đổ” thì tìm đỏ mắt cũng không ra.
Ấy vậy mà từ cao độ của chiếc trực thăng sắp đáp, nhìn những mái nhà tôn, những mái ngói nâu rải rác bên dưới, tôi cảm thấy lòng lâng lâng với nỗi vui đuợc về thành phố; dĩ nhiên không rộn rã như mỗi lần về Sài Gòn. Từ rừng già Plei Me về, tôi có hai ngày, ngày mai và ngày kia, tại Bộ chỉ Huy này để họp – và dĩ nhiên tôi ngầm hiểu mình có hai đêm để vội vã tìm vui, để truy hoan trả đũa! Nhà binh có nhiều thứ ngầm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ: tôi được đào tạo thế – nhận specified task và phải tự tìm ra implied task. Tôi quá giang một xe nhà binh từ phi trường ra phố, xuống xe trước khách sạn quen thuộc mọi lần.
Tắm rửa xong, vừa tròng trở lại bộ quân phục, định bách bộ ra phố tìm thức ăn thì có tiếng gõ cửa phòng. Tôi mở cửa và không ngạc nhiên khi thấy trước mặt mình là người hạ sĩ quan trẻ, vui tính của phòng nhân viên tại Bộ Chỉ Huy mà ngày mai tôi sẽ vào họp. Có nghìn cách để anh ta biết tôi về Pleiku lúc nào và tá túc ở đâu. Ngay khi chiếc trực thăng vừa nhấc bổng lên thì một bản báo cáo ngắn về ngày giờ tôi rời căn cứ Plei Me đã bay theo làn sóng điện và đáp trên bàn giấy trong văn phòng anh ta trước khi chiếc máy bay chạm đất ở phi trường. Hoặc giả một người nào đó báo tin, như người tài xế vừa cho tôi quá giang chẳng hạn. Cái tập thể của những người vận quần áo trận này có đông đúc thật – chả thế mà thị trấn này, nơi đặt bản doanh của một quân đoàn, đã được mệnh danh là thành phố của lính – nhưng người ta thường biết rõ nhau cả. Anh ta gặp tôi để chuyển đạt hai điều. Ðiều thứ nhất là chuyển lời vị xếp của anh ta thăm hỏi tôi có cần xe cộ gì không. Ðiều thứ hai thật bất ngờ và là một sự kiện sẽ hằng sâu trong ký ức tôi nhiều năm sau. Số là anh ta có một “thằng em” – một từ ngữ dùng thật rộng rãi từ thời nào tôi không rõ, để chỉ một người thân, từ em ruột, em họ, đến người dưng nước lã mà người ta cảm thấy đủ thân thiết để gọi thế – rất ghiền khiêu vũ. Hắn ta ghé Pleiku nhiều lần và nghe nói nhiều về Hội Quán Phượng Hoàng, nên đêm nay hắn muốn được vào cho biết. Ðiều phiền toái là không ai bảo lãnh cho hắn vào cổng. Thế là tôi được anh chàng trung sĩ phòng nhân viên nọ gửi gắm người anh em của anh ta.
Chuyện như thế có thể cũng bình thường thôi, nếu anh ta không làm tôi khựng lại bằng mấy lời kể lể thêm. “Nó làm lơ xe đò chạy đường Sài Gòn – Pleiku. Hầu như tháng nào cũng ghé đây. Quần áo dính dầu nhớt dơ bẩn. Em phải cho nó mượn áo quần và giày để đi chơi tối nay.” Trong một thoáng tôi bỗng tự trách mình sao quá dễ dãi; tôi muốn rút lại lời hứa bảo lãnh hắn nhưng lại ngại nói. Hắn ghiền khiêu vũ à? Có thật thế không? Lối giải trí này có thuộc thành phần như hắn không, hay là hắn xâm nhập Hội Quán vì một mục đính nào đó? Hằng đêm có biết bao sĩ quan, từ úy đến tá, thậm chí vị tướng tư lệnh vẫn thường lui tới đây. Có thể hắn là người của đối phương cũng nên. Rồi tôi bỗng thấy mình sợ hão huyền – đúng hơn, tôi muốn tin mình đã lo sợ hão huyền. Cuối cùng là hắn sẽ đợi tôi gần cổng Hội Quán lúc bảy giờ rưỡi đêm đó.
Tôi không biết Hội Quán Phượng Hoàng được lập ra hồi nào, và cũng chẳng có hơi sức đâu dò tìm ngọn nguồn của nó, vì phải dành hơi sức để lội suối băng ngàn và để truy hoan trả đũa! Nhưng qua những câu chuyện không đâu vào đâu chung quanh mình, tôi biết man mán nó là sáng kiến của một vị tư lệnh Quân Ðoàn II này. Dù sao thì phải nhận những thằng ghiền nhạc, ưa nhảy nhót, cũng như những kẻ chỉ ghiền không khí vũ trường như tôi, tất cả đều thầm cám ơn vị tướng ấy. Và Quân Ðoàn II đã điều hành Phượng Hoàng tuyệt cú mèo. Ðội ngũ vũ nữ phải nói là “sạch nước cản” hết, trên trung bình hết.
Chúng tôi có những lối nói riêng với nhau của những người trẻ; khi một cô gái được chấm điểm trên trung bình thì cả bọn đều hiểu về phương diện nào và theo tiêu chuẩn nào. Các vũ nữ ở nội trú trong dãy nhà đằng sau Hội Quán. Không khí vũ trường ấm cúng, nhiều tính chất nghệ thuật, và nhất là rất an toàn, một phần vì khách chơi không ô hợp lắm, một phần vì biện pháp an ninh chặt chẽ. Chỉ có sĩ quan mới được vào, và thường dân thì chỉ ai có thẻ hội viên mới được đến giải trí. Không được mang vũ khí, chất nổ, dao, v.v. vào Hội Quán. Nhân viên quân cảnh tại cổng thi hành nhiệm vụ đúng mức. Thú thực, tôi bước vào một vũ trường ở Sài Gòn hay một nơi nào khác với tâm trạng bất an thường trực. Với Hội Quán Phượng Hoàng thì không thế, từ lần đầu tiên cho đến những lần sau này khi đã thành ma cũ.
Người trung sĩ phòng nhân viên giới thiệu hắn với tôi khi chúng tôi vừa xuống xe ngoài cổng Hội Quán. Tôi vờ nhìn với vẻ chú ý xã giao của người mới gặp, trong khi kỳ thực cố vận dụng một độ quan sát “chụp ảnh” cái gương mặt xương xương có vẻ dãi dầu, đầu tóc lười chải kia. Hắn trạc tuổi tôi, hoặc nếu có vẻ lớn tuổi hơn chút đỉnh thì tôi nghĩ do cuộc sống lam lũ chứ không do năm tháng. Cái cảm nhận đầu tiên của tôi là hắn không có vẻ gian manh, cũng không dữ tợn; gương mặt toát ra một vẻ nhẫn nhục và điềm đạm.
Cái thành phố cao nguyên đất đỏ ấy, mùa mưa thì nhớp nháp bùn dẻo, mùa hè và những ngày mùa đông lạnh và khô thì “bụi hồng” quyện theo từng cơn gió, chẳng có gì hấp dẫn hay ít ra làm khuây khỏa, nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nỗi buồn chán của những con người tứ phương tập họp lại vì phận sự, vì sinh kế – những quân nhân, những công tư chức, già hay trẻ, những nữ chiêu đãi viên trong các quán rượu, v.v. Giá sinh hoạt thì đắt đỏ; mọi thứ, cá, tôm, cua đều phải vận chuyển từ Sài Gòn, và phải bằng đường hàng không mới đủ độ tươi. Phố xá thì nhỏ bé, tuy không đến nỗi “đi dăm phút đã về chốn cũ” như Vũ Hữu Ðịnh diễn tả, chỗ vui chơi giải trí và “đạp đổ” thì tìm đỏ mắt cũng không ra.
Ấy vậy mà từ cao độ của chiếc trực thăng sắp đáp, nhìn những mái nhà tôn, những mái ngói nâu rải rác bên dưới, tôi cảm thấy lòng lâng lâng với nỗi vui đuợc về thành phố; dĩ nhiên không rộn rã như mỗi lần về Sài Gòn. Từ rừng già Plei Me về, tôi có hai ngày, ngày mai và ngày kia, tại Bộ chỉ Huy này để họp – và dĩ nhiên tôi ngầm hiểu mình có hai đêm để vội vã tìm vui, để truy hoan trả đũa! Nhà binh có nhiều thứ ngầm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ: tôi được đào tạo thế – nhận specified task và phải tự tìm ra implied task. Tôi quá giang một xe nhà binh từ phi trường ra phố, xuống xe trước khách sạn quen thuộc mọi lần.
Tắm rửa xong, vừa tròng trở lại bộ quân phục, định bách bộ ra phố tìm thức ăn thì có tiếng gõ cửa phòng. Tôi mở cửa và không ngạc nhiên khi thấy trước mặt mình là người hạ sĩ quan trẻ, vui tính của phòng nhân viên tại Bộ Chỉ Huy mà ngày mai tôi sẽ vào họp. Có nghìn cách để anh ta biết tôi về Pleiku lúc nào và tá túc ở đâu. Ngay khi chiếc trực thăng vừa nhấc bổng lên thì một bản báo cáo ngắn về ngày giờ tôi rời căn cứ Plei Me đã bay theo làn sóng điện và đáp trên bàn giấy trong văn phòng anh ta trước khi chiếc máy bay chạm đất ở phi trường. Hoặc giả một người nào đó báo tin, như người tài xế vừa cho tôi quá giang chẳng hạn. Cái tập thể của những người vận quần áo trận này có đông đúc thật – chả thế mà thị trấn này, nơi đặt bản doanh của một quân đoàn, đã được mệnh danh là thành phố của lính – nhưng người ta thường biết rõ nhau cả. Anh ta gặp tôi để chuyển đạt hai điều. Ðiều thứ nhất là chuyển lời vị xếp của anh ta thăm hỏi tôi có cần xe cộ gì không. Ðiều thứ hai thật bất ngờ và là một sự kiện sẽ hằng sâu trong ký ức tôi nhiều năm sau. Số là anh ta có một “thằng em” – một từ ngữ dùng thật rộng rãi từ thời nào tôi không rõ, để chỉ một người thân, từ em ruột, em họ, đến người dưng nước lã mà người ta cảm thấy đủ thân thiết để gọi thế – rất ghiền khiêu vũ. Hắn ta ghé Pleiku nhiều lần và nghe nói nhiều về Hội Quán Phượng Hoàng, nên đêm nay hắn muốn được vào cho biết. Ðiều phiền toái là không ai bảo lãnh cho hắn vào cổng. Thế là tôi được anh chàng trung sĩ phòng nhân viên nọ gửi gắm người anh em của anh ta.
Chuyện như thế có thể cũng bình thường thôi, nếu anh ta không làm tôi khựng lại bằng mấy lời kể lể thêm. “Nó làm lơ xe đò chạy đường Sài Gòn – Pleiku. Hầu như tháng nào cũng ghé đây. Quần áo dính dầu nhớt dơ bẩn. Em phải cho nó mượn áo quần và giày để đi chơi tối nay.” Trong một thoáng tôi bỗng tự trách mình sao quá dễ dãi; tôi muốn rút lại lời hứa bảo lãnh hắn nhưng lại ngại nói. Hắn ghiền khiêu vũ à? Có thật thế không? Lối giải trí này có thuộc thành phần như hắn không, hay là hắn xâm nhập Hội Quán vì một mục đính nào đó? Hằng đêm có biết bao sĩ quan, từ úy đến tá, thậm chí vị tướng tư lệnh vẫn thường lui tới đây. Có thể hắn là người của đối phương cũng nên. Rồi tôi bỗng thấy mình sợ hão huyền – đúng hơn, tôi muốn tin mình đã lo sợ hão huyền. Cuối cùng là hắn sẽ đợi tôi gần cổng Hội Quán lúc bảy giờ rưỡi đêm đó.
Tôi không biết Hội Quán Phượng Hoàng được lập ra hồi nào, và cũng chẳng có hơi sức đâu dò tìm ngọn nguồn của nó, vì phải dành hơi sức để lội suối băng ngàn và để truy hoan trả đũa! Nhưng qua những câu chuyện không đâu vào đâu chung quanh mình, tôi biết man mán nó là sáng kiến của một vị tư lệnh Quân Ðoàn II này. Dù sao thì phải nhận những thằng ghiền nhạc, ưa nhảy nhót, cũng như những kẻ chỉ ghiền không khí vũ trường như tôi, tất cả đều thầm cám ơn vị tướng ấy. Và Quân Ðoàn II đã điều hành Phượng Hoàng tuyệt cú mèo. Ðội ngũ vũ nữ phải nói là “sạch nước cản” hết, trên trung bình hết.
Chúng tôi có những lối nói riêng với nhau của những người trẻ; khi một cô gái được chấm điểm trên trung bình thì cả bọn đều hiểu về phương diện nào và theo tiêu chuẩn nào. Các vũ nữ ở nội trú trong dãy nhà đằng sau Hội Quán. Không khí vũ trường ấm cúng, nhiều tính chất nghệ thuật, và nhất là rất an toàn, một phần vì khách chơi không ô hợp lắm, một phần vì biện pháp an ninh chặt chẽ. Chỉ có sĩ quan mới được vào, và thường dân thì chỉ ai có thẻ hội viên mới được đến giải trí. Không được mang vũ khí, chất nổ, dao, v.v. vào Hội Quán. Nhân viên quân cảnh tại cổng thi hành nhiệm vụ đúng mức. Thú thực, tôi bước vào một vũ trường ở Sài Gòn hay một nơi nào khác với tâm trạng bất an thường trực. Với Hội Quán Phượng Hoàng thì không thế, từ lần đầu tiên cho đến những lần sau này khi đã thành ma cũ.
Người trung sĩ phòng nhân viên giới thiệu hắn với tôi khi chúng tôi vừa xuống xe ngoài cổng Hội Quán. Tôi vờ nhìn với vẻ chú ý xã giao của người mới gặp, trong khi kỳ thực cố vận dụng một độ quan sát “chụp ảnh” cái gương mặt xương xương có vẻ dãi dầu, đầu tóc lười chải kia. Hắn trạc tuổi tôi, hoặc nếu có vẻ lớn tuổi hơn chút đỉnh thì tôi nghĩ do cuộc sống lam lũ chứ không do năm tháng. Cái cảm nhận đầu tiên của tôi là hắn không có vẻ gian manh, cũng không dữ tợn; gương mặt toát ra một vẻ nhẫn nhục và điềm đạm.
Dù sao, tôi tự nhủ, thôi cũng được, mình chả có gì mất mát cả. Tên hắn là Thanh. Ðêm đó tôi đi cùng hai người bạn nữa. Anh chàng trung sĩ làm xong bổn phận với “thằng em” mình liền xin phép chúng tôi cáo từ.
Qua khỏi cổng, cả bốn chúng tôi rẽ trái, theo lối đi tráng xi-măng thoai thoải dốc dẫn đến cửa vào Hội Quán. Thanh cố ý đi chậm nhường tôi bước trước. Dĩ nhiên, tôi là đầu đàn mà, và cũng theo qui ước ngầm nhà binh, đầu đàn thì phải làm “trưởng chi” lát nữa đây, khi tàn cuộc. Tôi biết hắn ta không có hậu ý đó; chẳng qua hắn muốn chứng tỏ với tôi thái độ của kẻ chịu ơn, và với nhóm chúng tôi thái độ của kẻ biết trên biết dưới.
Qua một hành lang ng?n có vài chiếc ghế dựa dài nằm dọc một bên lối đi để khách ngồi chuyện vãn trước khi nhập cuộc hoặc chờ đợi người mình hẹn hò, chúng tôi tiến đến cửa bên trái vào phòng khiêu vũ – cửa bên phải dẫn vào phòng ăn. Vén bức màn nhung xanh sậm buông dài gần chấm nền nhà, chúng tôi chạm một không gian lào xào tiếng nói cười khe khẻ và sực mùi thuốc lá, nước hoa, với ánh đèn màu mờ ảo không soi rõ mọi vật. Tế bào thị giác hình que của chúng tôi chỉ tốn vài giây điều chỉnh để cho chúng tôi trông rõ toàn cảnh: giữa căn phòng là sàn nhảy hình chữ nhật lát gạch hoa, “âm” dưới nền có lẽ gần một tấc, được rọi sáng bằng những bóng đèn cẩn chung quanh bờ viền. Khoảng còn lại là bàn ghế sắp theo từng hàng và cách khoảng để chừa lối đi ngang và dọc. Quày rượu và quày thu tiền nằm cuối phòng, cạnh lối vào phòng vệ sinh. Ban nhạc bắt đầu chơi những tấu khúc vui nhộn để báo hiệu buổi khiêu vũ sắp bắt đầu.
Qua khỏi cổng, cả bốn chúng tôi rẽ trái, theo lối đi tráng xi-măng thoai thoải dốc dẫn đến cửa vào Hội Quán. Thanh cố ý đi chậm nhường tôi bước trước. Dĩ nhiên, tôi là đầu đàn mà, và cũng theo qui ước ngầm nhà binh, đầu đàn thì phải làm “trưởng chi” lát nữa đây, khi tàn cuộc. Tôi biết hắn ta không có hậu ý đó; chẳng qua hắn muốn chứng tỏ với tôi thái độ của kẻ chịu ơn, và với nhóm chúng tôi thái độ của kẻ biết trên biết dưới.
Qua một hành lang ng?n có vài chiếc ghế dựa dài nằm dọc một bên lối đi để khách ngồi chuyện vãn trước khi nhập cuộc hoặc chờ đợi người mình hẹn hò, chúng tôi tiến đến cửa bên trái vào phòng khiêu vũ – cửa bên phải dẫn vào phòng ăn. Vén bức màn nhung xanh sậm buông dài gần chấm nền nhà, chúng tôi chạm một không gian lào xào tiếng nói cười khe khẻ và sực mùi thuốc lá, nước hoa, với ánh đèn màu mờ ảo không soi rõ mọi vật. Tế bào thị giác hình que của chúng tôi chỉ tốn vài giây điều chỉnh để cho chúng tôi trông rõ toàn cảnh: giữa căn phòng là sàn nhảy hình chữ nhật lát gạch hoa, “âm” dưới nền có lẽ gần một tấc, được rọi sáng bằng những bóng đèn cẩn chung quanh bờ viền. Khoảng còn lại là bàn ghế sắp theo từng hàng và cách khoảng để chừa lối đi ngang và dọc. Quày rượu và quày thu tiền nằm cuối phòng, cạnh lối vào phòng vệ sinh. Ban nhạc bắt đầu chơi những tấu khúc vui nhộn để báo hiệu buổi khiêu vũ sắp bắt đầu.
Đường Hoàng Diệu
Đường Hoàng Diệu - Gần cầu Hội Thương Hội Phú
------------------
TÂY NGUYÊN
Hong Le
Lữa bập bùng cháy đỏ giữa Tây Nguyên,
Hồi trống giục nhớ ơi hồn Tữ Sĩ,
Đường chiến đấu rạng ngời màu chính khí,
Phút sa chân vùi lấp cã hình hài.
Bị rơi vào một số phận không may,
Nước Việt Nam đắm chìm vào tang tóc,
Bọn Cộng Sãn quyết ra tay tàn độc,
Thống trị dân đen bằng cờ đỏ búa liềm.
Hơn 48 năm quằn quại dưới gông kềm,
Tây nguyên đó cố hồi sinh sức sống,
Thăm thẵm rừng xanh với Trường sơn gió lộng,
Vẫn hào hùng với khí thế cha ông.
Chúng rước voi về dầy xéo non sông,
Rằng : Khai thác những quặng nhôm khoáng sãn,
Nhưng thực chất là tuân theo lệnh Đãng,
Mang quân Tàu phục sẵn ở Tây Nguyên.
Miễn làm sao trong túi thật nhiều tiền.
Nước còn mất nào can chi đến chúng!
Ra nước ngoài sống cuộc đời ấm cúng,
Thiết tha gì mãnh đất cũa quê hương.
B.PAS
Nhóm Sóng Nước Trùng Dương
Gocong 1962
Mar 17, 2023
THÁNG 4 ... LẠI ĐẾN ...
Pleiku ngày 16, 17, 18 tháng 3 năm 1975
Phóng sự Nguyễn Tú
Chiều tối Chủ Nhật ngày 16 tháng 3-1975, bạn Nguyễn Tú, đặc phái tại chiến trường Quân khu 2, đã từ Pleiku gọi điện thoại về cho biết tình hình Pleiku, sau khi Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 di tản về Nha Trang. Bạn Nguyễn Tú cho biết là trong hai ngày qua, đồng bào trong toàn tỉnh đã hoang mang tới cực độ khi nghe tin các bài phát thanh ngoại quốc loan báo Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 di tản về Nha Trang. Giới hữu trách không có lời giải thích nào để trấn an đồng bào mỗi phút lại càng mất thêm tinh thần, mạnh ai lo liệu phương tiện di tản ra khỏi vùng giao tranh và tránh mặt quân cộng sản.
Chiều qua, các phố xá đã đóng cửa không buôn bán cầm chừng như trước đây và đồng bào đã đổ xô hết ra đường, nhốn nháo ngược xuôi tìm lối chạy. Người ta thuê bao đủ mọi loại xe, chất hết đồ đạc quần áo để chuẩn bị chạy. Giá xe từ 200 ngàn, nửa triệu một chiếc đã tăng lên nhiều hơn nữa. Những người ít tiền cũng vét túi, chung nhau thuê xe, và các loại xe, từ xe lam, xe vận tải, xe lô, xa nhà, xe Honda, cho đến cả xe ủi đất, xe cứu hỏa, xe cần trục, máy cày v.v… đều chất đầy ắp đồ đạc, đầu nối đuôi dài dài trên các đường phố chính như Hoàng Diệu, Võ Tánh, Phan Bội Châu, Quang Trung, Hai Bà Trưng. Tất cả đều rộn ràng di chuyển, nhưng không biết di chuyển theo lối nào, vì con đường duy nhất có thể chạy về Quy Nhơn là quốc lộ 19 thì đã bị địch cắt. Áp lực của quân cộng sản vẫn nặng nề trên con đường băng rừng băng núi này, cái chết có thể đe dọa tập thể tỵ nạn bất cừ nơi nào và bất cứ giờ phút nào. Những chuyến bay của Hàng Không VN đã ngưng từ mấy hôm nay nên phi trường chỉ còn là nơi hoạt động rộn rịp của các loại máy bay quân sự. Tin tức một số gia đình thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các ngoại kiều được di tản ra khỏi Pleiku làm cho mọI người càng thêm hốt hoảng. Họ chỉ còn trông ngóng vào con đường sống duy nhất là quốc lộ 19. Họ cầu nguyện và mong ngóng cho quốc lộ này được giải tỏa mau lẹ để lánh xa nơi quân cộng sản kéo tớị Cảnh hốt hoảng càng thêm mãnh liệt hơn khi một số đồng bào tỵ nạn ở Kontum, Thành An, Phú Nhơn v.v… kéo về Pleiku chờ mở đường chạy giặc. Ám ảnh… đại lộ kinh hoàng và chợ Đông Ba rực cháy ngày nào ở miền Trung là một ám ảnh khó xóa nhòa trong tâm tư mọi người. Dắt dìu nhau ngược xuôi ngoài đường phố, và đồng bào ngơ ngác thầm hỏi nhau biết chạy đi đâu bây giờ?
Từ cả tuần, báo chí không lên Pleiku nữa, do đó có muốn được đọc những lời tuyên bố rất bình tĩnh của các giới chức Sài Gòn cũng không được. Qua điện thoại, bạn Nguyễn Tú báo tin cho tòa soạn và bạn đọc Sóng Thần biết là bạn đang tìm cách thoát khỏi Pleiku cùng đồng bào và sau đây là bản tin cuối cùng của bạn từ Pleiku gửi về cho tòa soạn và bạn đọc.
Bạn Nguyễn Tú cho biết, qua điện thoại, nguyên văn như sau:
Lại thêm một hoàng hôn, có thể hơn thế nữa, bắt đầu. Trưa hôm nay từ 12 giờ, dân chúng Thanh An, Phú Nhơn và các vùng lân cận Pleiku đều đổ xô về thị xã Pleiku. Họ đang sống những giờ phút lo âu, kinh hoàng ngoài đường phố. Trên khắp ngả đường đều chật các xe đủ loại, xe quân sự, xe dân sự, xe chở hàng, xe ủi đất, xe chữa lửa, xe máy kéo có rờ moọc, bên trên chất đầy những “gia bảo” cuối cùng của dân chúng. Tất cả các gia đình, già trẻ lớn bé, dân sự cũng như quân sự, ngồi sẵn trên xe, để chờ di tản mà họ không biết là đi đường nào. Các lực lượng diện địa của ta và các lực lượng trong ngành an ninh, quân cảnh, cảnh sát đều không còn có thể kiểm soát được nữa. Vì tất cả các nhân viên đó đều lo lắng cho chính gia đình họ.
Ngoài đường phố đầy rẫy những người đi bộ. Những quân nhân, và thường dân tay xách nách mang và bồng bế các trẻ thơ, xách những giỏ đồ đạc lang thang khắp phố, không biết đi đâu nữa. Pleiku đang sống trong một không khí kinh hoàng chưa từng thấy, hơn cả cố đô Huế năm 1972.
Kontum – Pleiku coi như bị bỏ ngỏ, vì các nhân viên có trong trách an ninh đã chỉ lo cho riêng gia đình họ và không còn ai còn có tinh thần đảm nhận trách vụ của mình… Sự kiểm soát đã lọt ra ngoài tay của các giới lãnh đạo chính quyền tỉnh. Riêng các lực lượng chính quy còn có kỷ luật và tinh thần chiến đấu. Nhưng tình trạng hỗn loạn xáo trộn của dân chúng Pleiku ra đầy ngoài đường, đã tạo nên một cảnh tượng thật không thể tưởng tượng nổi. Trên khuôn mặt mỗi người đều lộ vẻ lo âu, không tả hết. Chiến tranh thực sự chưa tới Pleiku. Chưa một đạn pháo kích nào của địch bắn vào thị xã Pleiku. Hoàng hôn của Pleiku có thể coi như đã bắt đầu, đồng thời có thể tiếp luôn những cảnh hoàng hôn khác. Tình trạng Pleiku bi thảm quá!
Saigon, 18/3/75
Nguyễn Tú
Sáng nay bản báo đặc phái viên Nguyễn Tú, tại một địa điểm dừng chân trên đường rút lui của quân dân hai tỉnh Kontum – Pleiku, báo tin qua điện thoại quang cảnh di tản bi thảm của đồng bào. Dưới đây là nguyên văn ghi lại lời bạn Nguyễn Tú đọc qua điện thoại.
Tất cả lên đường: Tối nay, Pleiku đã thực sự hỗn loạn. Tất cả dân chúng Pleiku thêm vào đó dân chúng ven tỉnh, dân chúng thuộc vài quận gần thị xã Pleiku, và cả dân chúng Kontum đã đổ xô nhau chạy về Pleiku đều xuống đường và tổ chức một đêm không ngủ. Không phải để biểu tình chống ai, mà để vội vàng hốt hoảng tiếp tục chất các hàng hóa, bàn ghế, tủ giường, cùng những vật dụng riêng lên đủ thứ xe: Xe lam, 3 bánh, xe vận tải hạng nặng, xe Jeep, xe dốt rác, xe GMC nhà binh, xe Honda. Thậm chí xe be, xe cần trục, xe máy kéo, trác lơ, xe hốt rác. Cả đến xe chữa lửa cũng được dùng để chất đồ và chở người. Xe nào chất xong đồ là người leo lên ngồi sẵn, xe nào đôi nhíp cũng gần như thăng bằng, vì chất quá nặng.
Từ trưa, các lực lượng an ninh trong thị xã Pleiku như Quân Cảnh, Cảnh Sát bỏ tất cả nhiệm sở không còn thấy bóng một ai, mặc dù hôm qua thứ Bảy 15 tháng 3 còn canh phòng rất gay gắt các ngã ra vào tỉnh và thị xã Pleiku. Mọi đường phố không còn một nhân viên công lực nào giữ trật tự nữa. Tất cả mọi người đều về nhà lo việc di tản cho gia đình. Liên lạc vô tuyến của hệ thống quân đội không còn được điều hòa và hữu hiệu như trước nữa tuy vẫn chưa hẳn gián đoạn. Các nhân viên truyền tin cũng thay phiên nhau về nhà để lo việc di tản gia đình. Sự kiểm soát an ninh trật tự có thể coi như đã tuột khỏi tầm tay chính quyền địa phương Pleiku. Tại tư dinh Đại Tá Tỉnh Trưởng Pleiku, các nghị viên, các Trưởng Ty, Sở hấp tấp ra vào họp liên miên. Chưa bao giờ các đại diện dân cử kể cả đối lập và chính quyền đã sát cánh với nhau như thế. Chưa bao giờ lập pháp, hành pháp, tư pháp đều đồng một lòng, một dạ như thế. Đồng một lòng một dạ trong một câu hỏi duy nhất: Bao giờ thì di tản? Mấy giờ thì di tản? Trên thực tế thì Pleiku đã sống giờ thứ 25 từ hôm qua thứ Bảy 15 tháng 3.
Hôm nay Chủ Nhật 16 tháng 3 lúc 19 giờ đã có điện trở lại trong toàn thị xã. Đèn ngoài đường và trong các tư gia cũng được thắp sáng. Có lẽ là một hội hoa đăng cuối cùng. Khắp các đường phố, dân chúng đi lại hết sức nhộn nhịp, tất tưởi. Ngay từ xế trưa hôm nay 16 tháng 3, các xe nào đã chất xong đồ vật đều chuyển bánh trên Quốc Lộ 14 đi về Phú Bổn thành một đoàn dài. Nhưng phải kể từ 20 giờ ngày hôm nay Chủ Nhật 16 tháng 3, sự di chuyển toàn diện của dân chúng mới thực sự bắt đầu, đoàn xe ước chừng đến hàng ngàn chiếc, bật đèn pha nối đuôi nhau trên hàng chục cây số trông như một cuộc “trở về nhà sau cuộc nghỉ cuối tuần.” Nhưng đây đâu phải là “đoàn xe thanh bình.”
Sáng kiến vĩ đại: Cuộc di tản đại quy mô của hai tỉnh gom lại là Kontum và Pleiku do sáng kiến tư nhân có thể coi như là “vĩ đại” ở chốn Tây Nguyên hẻo lánh nàỵ “Mục tiêu đầu tiên là Phú Bổn. Sau đó sẽ tính.” Đó là lời một đồng bào di tản nói với Chính Luận.
Nhưng ra khỏi thị xã, được vài cây số thì đoàn xe bị kẹt vì những chiếc xe nhỏ hơn như xe lam, xe ô tô nhỏ, xe Honda muốn vượt trước. Phải một giờ sau vụ kẹt xe này mới được giải tỏa. Dân chúng nghèo cũng ra đi bằng phương tiện thiên nhiên, trời đã phú cho họ là đôi chân của chính họ. Họ đây là gồm cả già, trẻ, lớn, bé, con nít còn bồng trên tay, đàn bà đang mang bầu, tay xách, nách mang một vài manh chiếu, một vài bọc quần áo, buồn tủi, lo âu, gia đình nọ nối tiếp gia đình kia đi hàng một sát bên lề đường để tránh đoàn xe. Đèn pha của đoàn xe lần lượt chiếu các bóng lưng còng xuống của người lớn, những bóng nhỏ hơn của các trẻ em tay níu vạt áo hoặc ống quần của người bố hay người mê. Họ lặng lẻ thất thểu bước nọ trước bước kia trong đêm tối của tâm hồn.
Tỉnh lộ 7 – Sông BaCuộc di tản này chắc chắn sẽ kéo dài tới ngày hôm sau. Thế là Kontum và Pleiku đã bỏ ngỏ, chính thức và không chính thức. Không chính thức mà chính thức vào hồi 20 giờ đêm ngày Chủ Nhật 16 tháng 3-1975. Pleiku không còn gì để cho tôi săn tin thêm nữa. Ba lô vẫn cõng trên vai, hồi 22 giờ 30 tôi theo đoàn người di tản ra khỏi thị xã Pleiku. Bầu trời hôm nay đẹp quá, hàng ngàn vì sao lấp lánh như thiên thần nháy mắt với trần gian, hay đó là những ám hiệu dục dã: “Lẹ lên!” Nếu tôi có một người bạn đường đi bên tôi, tôi sẽ bảo: “Bạn ơi, trên trời có bao nhiêu vì sao thì lòng tôi đau xót còn hơn thế nữa.”
Đốt, phá, bỏ rơi: Các kho súng, kho đạn tại tỉnh Pleiku đã được lệnh thiêu hủy, tiếng nổ lớn nối liền tiếng nổ nhỏ. Từng cột khói đen bốc lên trong lửa đỏ từ các bồn nhiên liệu cũng được lệnh phá hủy. Tất cả đều bùng cháy. Nhiều khu phố trong thị xã Pleiku đã bị toán người đập phá nhà cửa của các chủ nhân đã di tản, và đã bị phóng hỏa, ít nhất tôi cũng đếm được 14 đám cháy trong những khu phố khác nhau. Nhiều tiếng súng cũng đã nổ trong thị xã. Có tin Đại Tá Tỉnh Trưởng Pleiku đã hạ lệnh cho đốt kho giấy bạc trong Ty Ngân Khố, ước lượng khoảng 300 triệu và trong khi tưới xăng để đốt, ông Trưởng Ty Ngân Khố đã bị phỏng.
Không còn một bác sĩ tư nào trong thành phố. Quân cũng như dân y viện không còn hoạt động. Một số bệnh nhân tại dân y viện cũng như một số thương binh tại quân y viện Pleiku đã bị bỏ rơi lại vì không còn ai lo cho họ nữa. Chính họ trong tình trạng bệnh hoạn chẳng tự mình làm được. Ngoài sự chịu chết đói dần mòn ngay trên giường bệnh.
Một nguồn tin đáng tin cậy cho hay là Chuẩn tướng Tất, Tư Lệnh Mặt Trận Kontum – Pleiku đang chỉ huy cuộc triệt thoái lực lượng chính quy đi về hướng Nam trên quốc lộ 14. Trên đường nóng bỏng: (Pleiku 17-3) Sáng nay, cuộc di tản đang tiếp diễn dưới ánh mặt trời huy hoàng của một ngày đầu tuần. Hàng ngàn chiếc xe dân sự và quân sự vẫn nối tiếp nhau trên quốc lộ 19 đi về hướng Phú Bổn. Nhiều xe vì chở quá nặng không chạy nổi đã bỏ lại trên đường. Các quân nhân được lệnh triệt thoái dưới quyền tư lệnh của ướng Tất đã thi hành một cách rất trật tự và kỷ luật. Các đơn vị Biệt Động Quân đã được lệnh đi hai bên quốc lộ 14 ở những chỗ xung yếu để bảo vệ đoàn xe di tản dân sự và quân sự. Các đoàn người đi bộ thật là thảm thương, đàn bà, con trẻ đi bên lộ dưới ánh nắng nóng bỏng không giọt nước để uống. Dọc quốc lộ từ Pleiku đến Hậu Bổn là tỉnh lỵ của Phú Bổn, đoàn xe cứ nối dài. Đoàn người đi bộ, bị bỏ lại sau, nhưng họ vẫn cứ cố gắng lết đi trên đường nóng bỏng dưới ánh nắng của Pleiku. Chưa biết đêm nay họ có thể tới được Phú Bổn bằng đôi chân của chính họ hay không. Sẽ có nhiều người sẽ bị chết đói, chết khát dọc đường. Dọc Quốc lộ 14 đi về phía Phú Bổn các làng, các ấp, các buôn đều trống trơn không còn một ai. Cảnh hoang tàn dọc quốc lộ 14 tôi không làm sao mà còn có trí óc để nghĩ ra những danh từ tường trình với độc giả. Bi thảm quá đồng bào ơi!
Hôm nay thay vì lá thư hàng tuần sự tường trình của tôi có thể ngắn ngủi và không mạch lạc. Mong quý vị độc giả phương xa ở tại cái thủ đô đầy ánh sáng hiểu cho. Cho tới nay vẫn không thể hiểu được lệnh bỏ ngỏ Kontum – Pleiku là ở đâu mà ra và tại sao lại có sự ra đi hấp tấp trong dân chúng trong khi các nhà cầm quyền quân sự đã trù liệu kế hoạch từ trước. Không có giải thích nào cho dân chúng. Không có tổ chức nào để di tản dân chúng trong trật tự và an ninh, không có một sự trợ giúp nào cho các dân nghèo không có phương tiện đi xe. Từ năm 1954 cho tới nay, chính tôi đã chứng kiến bao cuộc di tản. Cuộc di tản Kontum – Pleiku dể lại cho tôi một mỗi chán chường. Sống với những hy vọng mong manh từ năm 1954 đến năm 1975 tới nay tôi cảm thấy không còn đủ sức, đủ ý chí để bấu víu lấy cái chút hy vọng mong manh ấy nữa. Ngoảnh về phía Pleiku khói vẫn ngùn ngụt bốc lên vì những đám cháy đêm qua. Dọc lộ xe tăng, đại pháo dạt ra hai bên đường để bảo vệ những chỗ xung yếu để cho đoàn xe di tản dân sự và quân sự có thể đi chót lọt tới Hậu Bổn tức tỉnh lỵ Phú Bổn.
Nhưng trên đoạn quốc lộ 14 từ Pleiku tới Hậu Bổn vẫn xảy ra nhiều đoạn đường kẹt xe, có thể kể hàng 5 đến 10 cây số chưa biết rằng đoàn xe có thể tới Hậu Bổn được không. Và từ Hậu Bổn sẽ đi đâu chưa ai rõ. Riêng tôi không còn có trí óc nào để nghĩ đến tương lai dù rằng tương lai chỉ là ở một giây, một phút sau đó. Điện đàm dứt đoạn…
Nguyễn Tú
-------------------
ĐẤT MẸ
Nguyen Anh-Vu · ·
LY CÀ PHÊ CÒN NỢ
Chuyện buồn vui đời lính….
Sau trận tăng cường giải tỏa Lệ-Minh
Cả pháo đội về Hàm-Rồng nghỉ dưỡng
Ra phố núi định…”đi lên đi xuống”
Chưa kịp tán cô nào đã có lịnh hành quân
Bụi mịt mù theo nòng súng rung rinh
Qua Bầu-Cạn dàn quân nghênh đón địch
Vùng Thanh-An đồi non cây lúp xúp
Không sợ em du kích núp nheo xùm
Sau ba ngày say khói súng quên ăn
Ta bỗng bị trời hành lên cơn sốt
Khi nóng đốt miệng phồng không thở được
Khi lạnh tràn run rét đắp mền đôi
Lấy lý do đang lửa bỏng dầu sôi
Pháo đội trưởng đì không cho di tản
Ta chỉ được lui về kho giữ đạn
Cùng một thằng cũng sốt rét như ta
Cả hai thằng đều bủng mặt vàng da
Nằm húp cháo nhìn trời sau kẽ đá
Ba bốn đêm xem chừng cơn sốt hạ
Ta bỗng thèm…thuốc lá với cà phê
Đợi sáng trời lần chống gậy qua khe
Mò ra được quán cà phê cạnh chợ
Em chủ quán chào ta cười rạng rỡ
Ta thấy đời bỗng lại đẹp như mơ
Em môi hồng má đỏ rất ngây thơ
Mắt quờ quạng ta chưa chiêm ngưỡng hết
Chỉ lặng yên quẹt diêm mồi điếu thuốc
Rít một hơi…sao đắng nghét miệng mồm
Cơn sốt ùn bất chợt bỗng bùng lên
Đầu choáng váng nổ ra toàn đom đóm
Ta gục xuống trên chiếc bàn lênh láng
Rồi mê man không còn biết chi trời
Khi tỉnh nhìn chỉ thấy bức tường vôi
Và khuôn mặt của một nàng y-tá
Ta chợt nghĩ…đến ly cà phê đá
Không nhớ mình đã kịp trả tiền chưa!
o0o
Bốn mươi năm…ta trở lại chốn xưa
Tìm trả nợ ly cà phê thuở nọ
Cả một vùng bây giờ là phố xá
Ta lơ ngơ như Từ Thức về trần
Dạo một vòng tìm người lớn hỏi thăm
Nhận những cái lắc đầu lạnh ngắt
-Em chủ quán ngày xưa không nhớ tên nhớ mặt
Em ở phương nào…ta xin lỗi em nghen!
-Chàng Đông Ry Nguyễn
(Ảnh chụp khi trở lại Đức Cơ)
* Nguyễn Đình Tá
Nghe lính pháo 221 nhớ về một thuở Núi bé,hàm rồng, pleiku mến yêu.
* Thanh Nguyen
đồn
điền trà Katecka (Bàu Cạn) là nơi tôi sống khi còn thơ ấu, và bị
bọn CỘNG PHỈ vào chém phá 1 đêm. Thế là gia đình tôi phải
LÁNH NẠN, và ra thành phố Pleiku sinh sống
* Quy Le
Những
bài thơ anh viết rất hay vì rất thật, rất thần tình. Anh viết lại
những địa điểm xưa, vùng trời Pleiku quê tôi. Những từ ngữ như Lệ Khánh
hay Plei Dơ reng, Plei Mơ rong, Đức Cơ, Plei Me, Hàm Rồng hay căn cứ
Enery nơi sư đoàn 4 bộ binh Mỹ đóng. Thòi gian ấy,
có thể nói Pleiku là một vùng bao phủ bởi bụi đỏ, đỏ rực cả núi rừng,
cây cỏ vào mùa hè, và vào mùa mưa thì đỏ lửa...Lửa của súng đạn, của tàu
bay, của mọc chê, cà nông, rực cả trời, cả đồi núi Tây nguyên quê tôi,
nên gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Thật ra, mùa hè của Saigon, Quy Nhơn
thì cao nguyên quê tôi là mùa mưa, buồn lắm. Tôi đã từng lớn lên ở
vùng đất núi rừng này và bước chân bốt-đờ-sô tôi cũng đã đạp nát những
vùng này. Những địa danh xa lạ với người thành phố thì quá thân quên
đối với người Pleiku chúng tôi. Anh đã viết bài thơ về người lính bị sốt
rét ở Thanh An. Đúng rồi , ai lên cao nguyên Pleiku, qua khỏi Hàm Rồng
, đã về tới Phú Nhơn, Thanh An, Chư Pao, Mang Yang mà không sốt rét thì
không biết Pleiku là gì ! Cám ơn bài thơ của anh đã đánh thức dĩ vảng
ngày nào , những ngày tuổi thanh xuân ta đã sống, đã yêu, đã cống hiến
cho đời máu, nước mắt, tình yêu ngọt bùi đủ cả. Kính chúc anh khỏe
mạnh.
Theo
tôi biết, người con gái bán caphê quán đó rất đẹp , da trắng môi hồng
như thi sĩ tả, đã bị cụt chân vào ngày sắp tết năm 1975. Khi ấy tôi là
đại đội trưởng trách nhiệm mở đường từ Thanh An về Hàm Rồng. Vào buổi
sáng lúc 9 giờ 30 khoảng ngày hai mươi hay hai mươi
mấy tháng chạp, sắp tết, một chiếc xe lambretta chở người dân quận lỵ
Thanh An ra Pleiku đi chợ. Trên xe khoảng mười mấy người. Khi chiếc xe
chạy sắp đến trước đồn điền trà Katecka ( Bàu Cạn), đụng phải một quả
mìn của Việt Cộng gài. rất nhiều người bị thương. Người bị cụt tay,
người bị thương đầu, riêng có hai cô gái, trong đó có cô Huyền bán ca
phê ở quán caphê Thanh An bị cụt chân. Khi nghe mìn nổ, tức tốc tôi
chạy lên đó vì là vùng trách nhiệm của tôi. Tôi gọi máy về quận Thanh
An cho xe cứu thương xuống chở những người bị thương đi bệnh viện lúc
ấy. Chưa đầy một tháng sau là tháng 3 năm 1975, Pleiku tan hàng. Chúng
tôi vào tù, không biết cuộc đời các cô ấy về đâu. Bây giờ qua bài thơ
tôi nhớ lại thật tội nghiệp cho những người bị thương hôm đó. Chắc
những vết thương họ chưa được chữa lành thì bệnh viện Pleiku cũng không
còn bác sĩ, y tá, thuốc men để chữa cho họ hay họ đã bị Việt Cộng đuổi
ra khỏi quân y viện và dân y viện. Nghĩ lại Việt Cộng thật tàn bạo.
Con đường Thanh An-Pleiku là hằng ngày xe lambretta hay xe đò, thường
ngày thì xe lambretta chở người dân đi chợ. Thế mà chúng cũng "nở" gài
mìn để giết hại thường dân. Chúng tôi là lính, luôn luôn có mặt ở đó
để đối đầu, chiến đấu với chúng. Ngày nào chúng tôi cũng có mặt ở đó
thì chúng không dám chường mặt ra. Dân lành người ta có tội gì đâu mà
đi đặt mìn giết người ta. Thế mà bọn chúng nói đi "giải phóng". Cộng
Sản là bọn láo khoét, tàn ác. Ngày nay, người dân miền Nam, những người
như các cô, các nạn nhân bị CS gài mìn cụt chân cụt tay, hay bà con họ,
hay đồng bào quận Thanh An họ vẫn căm thù bọn Việt Cộng tàn ác trong các
hành vi này, ngoài mặt họ sợ cộng sản nhưng trong lòng họ vẫn vô cùng
hận thù, căm tức sự tàn ác của chúng đã đem đến cho gia đình, bà con,
xóm làng họ trước 1975 và sau 1975...
-------------------
EM MUỐN " BẮT CÁI NƯỚC...."
nghe ai đó nói....người đàn ông mà "lang bạt kỳ hồ" thì khó mà chung thủy với người vợ ở nhà....câu này ..chỉ đúng phân nửa thôi vì những thằng thanh niên như tôi ...trẻ măng...chưa vợ...chưa bồ ..( hay bị bồ từ chối thẳng thừng khi đi đăng lính) thì lấy ai ra mà chung thủy...hả trời....
sau khi trình diện Th/tá TĐT/TĐ 22/BĐQ (Sông Lô) thì tôi dẫn một ông lính thiệt và hai ông lính "giả" (LCĐB) "loài chim đi biển"về trình diện ĐĐT/ĐĐ 1 (Xuân xanh)...
còn mấy cô nữ sinh Pờ lây "cu"......thì nằm lại chi khu chờ đi ủy lạo các chiến sĩ ...ở mô thì....tôi không bao giờ biết được....hahaha ...đâu có tiếp xúc trực tiếp đâu mà biết.....và cũng không được hân hạnh làm chiến sĩ "đồn xa biên giới" hay "anh tiền tuyến....em hậu phương"nắm tay nắm chân cho mấy vị chụp hình đăng lên nhựt trình ...chạy "phơi ơ tông" báo cho mấy ngày sau Tết...thôi vậy...đành phải vác cái balo "3 ngày khô _4 ngày tươi" về nắm trung đội 1 của đại đội 1 ông Tr.úy (Xuân xanh) danh hiệu truyền tin đã già trên 4 bó....
( mở dấu ngoặc ờ đây một chút....cái Tiểu đoàn 22 nầy ta nói...nó cái gì cũng tréo ngoe...Trung úy Trần mạnh Tuấn Đại đội trưởng Đại đội 1 là dân LLĐB cải tuyển sang (thay thế cho Tr/úy Thịnh ...vừa được đi phép vì...lý do ...không thể nói ở đây...)già trên 4 bó "gẩy" rồi...lấy danh hiệu là Xuân xanh...cho nên khi mà tôi đã "quen nước quen cái " rồi bèn chơi 2 câu thơ "xịn" mà ổng đì tui đi nằm tiền đồn ...mị mị...." Anh Xuân Xanh em hãy còn bé nhỏ _ Em dậy thì...anh mỏi gối chồn chân "...cũng vì 2 câu nầy mà Trung đội 1 làm khinh binh nằm tiền đồn và "húc" thì cũng rên mé đìu...hiu...không khiếu nại....còn Đại đội 2 của Tiểu đoàn 22/BĐQ là Trung úy Wan/Người Thượng 100% đánh giặc rất chì cũng từ LLĐB sang nắm Đại đội trưởng lại lấy danh hiệu truyền tin là "Hạ trắng" trong khi ảnh thì đen như Thiên Lôi...kkkk...còn Trung úy Lợi (quên họ vì tui đánh lộn với lính ĐĐ 3 nên không thèm nhớ là "Thu vàng" trong khi anh nầy mỗi khi chơi một ly whisky "ông già chống gậy" thì mặt đỏ như Quan Công....còn lại Trung úy Nguyễn văn Lắm là dân vùng Cần Thơ thì lấy danh hiệu là "Đông Tía"....mổi lần có "đụng" là lên máy nghe gọi nhau cười lộn ruột....kkkkkk)
_ Chuẩn úy về đây tôi mừng hết lớn...cả năm rồi chờ đi phép mà Xuân xanh hẹn hoài vì chưa có ông nào thay.giờ thì đi được rồi...
trên bản đồ mình nằm vòng đai quận T.A.điểm nầy...điểm nầy...góc nầy là Sơn tây (số nhà của Sông lô) lên trái 03 là số nhà của mình...máy trung đội danh hiệu của ông là L.P nghen...thằng Ngấm mang máy đâu...trình diện Chuẩn úy đi...còn thằng Nap đâu....kêu nó vô đây tao dặn chút...
thằng Ngấm chạy đi lôi vô một thằng Thượng tướng ta dình dàng ...coi cũng được....
_ Nap...mầy trình diện Chuẩn úy đi..ổng về nắm trung đội mình...mầy mang đồ ăn cho ổng nghen....còn thằng Khuyến đâu...cỏng đồ ngủ cho ông đi....rồi ..coi như vậy đi...BC của mình có bấy nhiêu...giờ tôi dẫn ông đi gặp lính và coi tuyến phòng thủ cho TĐ...nay mai đây chắc mình vô Lệ ngọc thay thằng ĐĐ 2 (Hạ trắng)....
_tôi chỉ nghe ...và nghe....chưa có một ấn tượng gì trong đầu hay thắc mắc...mới quá...những gì học trong quân trường....trong khóa RNSL...trong thời gian thực tập tác chiến thực thụ cũng ...còn tơ lơ mơ lắm...
_ quân số mình bây giờ là bao nhiêu vậy Trung sĩ....
_ trước đây mình có 25...đụng trận ở Lệ Minh còn lại 17....giờ bổ xung thêm ông là 18....mai mốt tôi ra lại mới 18 nghen...giờ cũng là 17 người thôi...
tôi nghĩ thôi rồi...trung đội có 17 thằng thì đánh đấm mẹ gì...học ở quân trường cấp số đủ là 45...có tệ lắm cũng cở 30 chục chứ nắm trung đội mà có 17 em thì...chết cửa tứ rồi.....bị triệt buộc...
_mình vậy còn đở đó Ch/úy...thằng Ngọc Lan (trung đội 3)còn có 12 em thôi...kêu trời không thấu...
tôi run....run thiệt tình....nhận bàn giao kiểu nầy thì...chết sướng hơn...
móc gói thuốc mời Trung sĩ Ngọc...rồi chuyền cho anh em....mà trong bụng...đánh lô tô lắm...con bà nó...tới đâu hay đó.....cùng lắm...(nghĩ dại thiệt mà....)
_ giờ tôi sửa soạn lên TĐ lấy phép..Ch/úy cho bốn người theo tôi lên lãnh tiếp tế cho trung đội nghen...
_ thôi ...anh cắt luôn đi...đi sớm về sớm...giờ cũng trể rồi...
_tôi đi nghen Chuẩn úy...
_ư...thượng lộ bình an....
Trung sĩ Ngọc chào tay rồi cắt cử 4 người lính đi theo để nhận đồ tiếp tế cho trung đội...thằng Nap đứng lớ ngớ nhìn tôi ...lạ lẫm...bây giờ là ....giai đoạn 2 của cấp chỉ huy đây.......
tôi giao hết đồ lương thực cho thằng Nap...lấy gói cà phê và trà ra ...hỏi nó...
_ tên anh là Nap...
_ nó gật đầu....ưa...
_mấy tuổi rồi.....
_ thằng Ngấm nói hớt....nó mới có 16 tuổi thôi Chuẩn úy...tôi trợn mắt.....16 tuổi ai mà nhận vô lính....
_ nó khai tên thằng anh nó...có già làng xác nhận là 21 tuổi mới đăng được đó Chuẩn úy...
-Vậy sao.....có biết pha cà phê không...tôi hỏi trỏng...
nó gật đầu.._ tao biết.......
_ tôi trợn mắt...đi từ ngạc nhiên nầy qua ngạc nhiên khác...
thằng Khuyến nói....nó nấu cơm là hết xẩy nghen ông Thầy...nhanh và ngon..vừa đi vừa nấu đó nghen ông thầy...đừng coi thường nó...coi vậy chứ nó ở sạch kinh khủng...tắm xà bông thơm không đó ông thầy...
_tôi trợn mắt nhìn nó....nó quay lại nhìn tôi...không nói gì...cầm bịch cà phê và trà bước lên khỏi hầm ....đi thẳng...
tôi giao đồ ngủ cho thằng Khuyến...còn cái balo ...tấm poncho...cái mền... vài cuốn sách và cuốn kinh Đại bi chú...cuốn kinh thánh Tân ước...tôi đóng nắp lại gài dây để lại một góc hầm...
thằng Khuyến căng cái võng cho tôi nằm tòn ten ...máy liên hợp kêu xè xè....có tiếng ông Xuân xanh gọi...
_Lan phi ...lan phi ..xuân xanh gọi...
thằng Ngấm bấm ống liên hợp...
_Lan phi nghe Xuân xanh 5/5...
_ gọi thẩm quyền anh lên máy...
_ nghe 5/5...
tôi cầm ống liên hợp...
_ Lan phi nghe Xuân xanh...
_ ổn chứ Lan phi.....
_ dạ thẩm quyền...đã xong...
_ rồi tây sơn non nước zulu chưa....????
tôi ngớ.....nhìn thằng Ngấm....nó chụp ống liên hợp..
_ rồi Xuân xanh...khoảng chừng 15 phút....
_ gia đình mấy người...
_ trình Xuân xanh....đi 5 về 4 ạ....
Vậy được rồi ...tôi sẽ 2 lần Lê lai sau....
Xong...tôi phải ôn lại những mã hóa truyền tin..phải ....cố lôi mấy cái gì mà ...bắc bình...quang trung.....zulu....hai lần lê lai....nói thì dễ chứ giờ đang rối nùi trong đầu...coi vậy mà không phải vậy...16 sinh mạng nằm trong tay mình...à không...17 chứ...sinh mạng mình cũng nằm trong cái trung đội nầy mà...ngày đầu tiên nắm trung đội tác chiến...bảo sao mà không giống thằng ngố ra tỉnh....cái gì cũng khác...cũng lạ và cũng...khó nhai....khó nuốt thiệt tình....
thằng Nap xuống hầm chỉ huy cầm ca cà phê bốc khói...
_Chuẩn úy...tao nấu xong rồi nhưng ...không có đường....
_Oh.....tôi quên...trong balo ở trong góc cái túi phía ngoài đó...
công nhận thằng Nap nó nhanh như sóc....thượng mà ..thoắt cái là nó lật balo cởi dây cài túi và kéo gói đường ra cho tôi...
tôi hỏi mấy em trong BC...
mình uống chung đi...anh em uống ngọt ít hay nhiều...
_ sao cũng được ...Ch/úy...
tôi quăng gói thuốc philip morris ra cài thùng đạn đại liên làm cái bàn......
_ mấy đứa tự nhiên.....
vì sao là mấy đứa.....so ra thì cái BC của tôi tuổi đời ngang ngữa với nhau...tuổi trẻ thì thích ...lang thang....mà lang thang tới tận cái xứ gió bụi mưa bùn nầy thì coi nhau như gia đình...khách sáo mẹ gì...có chăng là tôi có chút điều kiện hơn mấy anh em xíu xiu thôi....
_cám ơn nghen ông thầy....
_ tôi ngoắc thằng Khuyến lại ...nói anh đi mời 3 ông Tiểu đội trưởng của mình tới hầm chỉ huy trung đội cho tôi họp...
thằng Khuyến hớp một hớp cà phê..rút điếu thuốc rồi nhảy tót lên hầm....
bảo thằng Nap pha thêm một ca cà phê nữa ..tôi lôi bản đồ ra trải trên nắp thùng thứ hai.....nghiên kíu....
tôi đặt cái la bàn theo cột tung và xoay cho kim chỉ về hướng bắc để xác định lại số nhà đang ở....thì 3 ông Tiểu đội trưởng bước vào....chào tay.....
tôi nhìn lên....cao thấp không đồng...tôi chào lại và giới thiệu mình...
_chào các anh...tôi là (Hồng hà) mới về đơn vị của mấy anh nắm Trung đội trưởng theo lệnh của Xuân xanh...mời ngồi mình dể nói chuyện hơn...cà phê và thuốc lá đây....mời các anh...tôi mới về cũng chưa nắm rỏ tình hình...mong rằng mình sẽ cùng nhau chiến đấu chung từ hôm nay và mãi sau nầy....nhé...
_ Thưa Chuẩn úy.....tôi tên là Tiêu văn Sơn cấp bậc trung sĩ( anh em trong nầy gọi là Sony) Tđt/tiểu đội 1....tôi bắt tay anh...nhìn anh rất phong sương...anh bao nhiêu tuổi rồi....
_Thưa Ch/úy....tôi khoát tay....bỏ tiếng thưa đi....mình không còn ở quân trường...gọi tôi là thẩm quyền hay Lan Phi là được..
_ dạ...tôi ...28 tuổi...
_anh có gia đình chưa...
_ mới cưới vợ một năm nay...
_có con chưa anh....Sony ...tôi hỏi...
anh ta cười cười...gải đầu....
_ dạ ...cưới xong được 3 ngày là đi hành quân...rồi về hậu cứ một tuần thì lại hành quân....nên chưa có ạ...
_ anh còn hơn tôi...có người lo khi đi về...hihi..tôi thì ...trụi lủi...tôi cười quay qua...anh thứ hai ...mập mà tròn vo....còn anh...mấy rồi...
_ thưa Lan phi...em .....em.....hăm mốt rồi..tiểu đội trưởng tiểu đội 2 ạ...
_ anh tên gì...
_ dạ ....em...em....em.... tên là Nguyễn văn Bền cấp bậc Hạ sĩ...anh em gọi em....là...là....Bo bo......bo....cà lăm ạ....
_ anh xử dụng M 79...
_dạ....nhẹ mà ngon...hihi
_anh em uống cà phê hút thuốc đi...mình coi như gia đình...đừng có ngại gì...cần gì thì cứ hỏi...còn tôi có gì không biết sẽ hỏi các anh nhé....
_dạ...chuẩn úy....tôi quay sang anh Thượng đang ôm cây M 16 vuốt vuốt...còn anh...
_ tao tên Sik Tak hạ sĩ I tiểu đội 3...
_ anh là tiểu đội trưởng...
_ Ờ....nhìn mặt tôi thấy sao mà khô khan quá...
_ anh mấy tuổi rồi.....
_ tao được 32 mùa rẩy....tôi không hiểu anh ta nói gì...
_ nó nói nó 32 tuổi rồi thẩm quyền thằng nầy đánh giặc chì lắm đó Ch.úy....
tôi rút một điếu thuốc mời Sik Tak ....danh hiệu của anh là gì....
_ anh em gọi nó là Tango rừng......nó đi rừng hay lắm...
tôi bắt tay...nắm tay nó thật chặc...lắc lắc....tốt... tốt....tôi nói
_lát nữa tôi theo mấy anh ra coi chổ đóng quân của anh em ra sao...chào hỏi lính đồng thời cũng muốn mấy anh cho biết sơ vị trí mìn bầy và kiểm soát lại giao thông hào...hố cá nhân....anh em về vị trí ..chút nữa sau khi lãnh đồ tiếp liệu xong tôi sẽ đi kiểm soát nhé....
tôi bắt tay lại từng người...và ...thân mật vổ vai mấy người đồng đội mới quen và biết rằng...sau nầy mình có "chịu " trụ được hay không là cũng có mấy người huynh đệ nầy....
sau khi mấy anh tiểu đội trưởng về chổ ..tôi leo lên nấp hầm nhìn bao quát một vòng ....bên trái nơi tôi đóng quân xa xa là con đường đất bazan như con rắn đỏ trườn mình ngoằn ngèo chạy ra qua những đám cỏ tranh vàng bị đốt cháy lem nhem chen lẫn lá xanh của cây khoai mì mới lớn khoảng vài tấc...đồng thời bên phải là một dãy nhà như là một trường tiểu học có khoảng 3 lớp...mấy cái nhà tole nằm dọc theo con đường đầy bụi và bốc hơi loang loáng...một vài cái hình như là quán có mấy cái bàn nhôm lỏng chỏng vài ba cái ghế đẩu và cái tủ đặt lên trên ...vài ba gói thuốc...phía dưới là cái thùng nước đá có nắp nhôm đậy của lính mỹ để lại tróc cả màu sơn treilli...chỉ có bấy nhiêu....ngoài ra chẳng có gì ngoài nắng lóa...từng cơn gió thổi tung bụi và im lặng đến độ...buồn thiu...
toán lĩnh lương thực đã về...hôm nay ngoài tiếp tế 3 ngày khô 4 ngày tươi còn thêm một bao đồ vật dụng của người dân hậu phương chúc tết anh lính tiền tuyến...kẹo đậu phộng....bánh chưng..mức đủ loại..hột dưa ..thuốc lá...và kèm theo những lá thư Xuân thăm người chiến sĩ...tôi gọi 3 người Tiểu đội trưởng lên và phân phát về cho từng tiểu đội...cho BC trung đội...còn phần tôi thì coi cái thiệp nào mà có chữ viết đẹp nhất thì giữ lại..còn bao nhiêu thì giao hết cho mấy anh em....
giờ thì cái nóng rất là khó chịu...tôi cổi áo máng lên cột của hầm trung đội...leo lên võng...đốt điếu thuốc rồi xé cái bì thư nằm tòn ten đọc xem cô em gái hậu phương viết gì trong đó....
"Pleiku ...Thành phố mù sương...ngày...tháng...năm ..."
gửi anh ....người lính trận nơi tiền tuyến...
mùa Xuân lại về trên quê hương của em và của anh....em biết rằng ngày tết của các anh rất buồn vì xa nhà...xa gia đình nên không có cái tết trọn vẹn...vì các anh phải bảo vệ cho chúng em..cho đồng bào mình được hưởng một cái Tết bình an và hạnh phúc...
chúng em là những người em gái ở hậu phương có chút quà xin gửi đến các anh những người lính đang ghì tay súng nơi trận tuyến để bảo vệ hòa bình ...bảo vệ đồng bào như lòng biết ơn và thương yêu của chúng em gửi đến với các anh...
chúc các anh luôn được nhiều sức khỏe và chiến thắng..
người em gái hậu phương
Nhan thụy Bội Uyên
Lớp 12A2 trường Minh đức
Pleiku..."
tôi búng mẩu thuốc cuối ra ngoài giao thông hào...gấp thư làm đôi ....đút vào túi quần.... mĩm cười ....
kể ra..cũng không tệ....tôi mặc lại áo....đội nón sắt lên đầu..đút khẩu Colt 45 vô vỏ và bắt đầu đi kiểm tra tuyến đóng quân của trung đội...
đi một vòng tuyến chào hỏi anh em..một số đang nhóm lửa thổi cơm...một vài người đang canh gát...tôi nhìn ra xa một chút ngoài hàng rào kẻm gai giăng sát mặt đất để chống đặc công...lật bản đồ đánh dấu vài điểm dự phòng để chấm hỏa tập tiên liệu phòng khi chúng tấn công...nhìn vào nồi cơm nấu bằng nón sắt của người lính....mới cảm thấy hết nỗi cơ cực mà người lính cọp như chúng tôi đang mang...vài con cá khô nấu với lá rau rừng (còn gọi là cải trời hay cải tàu bay)...vì ăn nhiều loại rau nầy sẽ bị dính sốt rét ...trùm mền mà run....như đang bay trên trời nên gọi là rau tàu bay....ngày đầu tiên nhận đơn vị....nhận vào tay mình mười mấy mạng người...tôi phập phòng lo sợ...đơn giản là thằng lính 20...chỉ mới dợt sơ qua hai lần thực tập chiến đấu vùng Thường đức và Núi Dài thì kinh nghiệm chiến trường chưa bằng cái lá mít...con bà nó...giờ thực sự cầm quân...cái học ở quân trường so với chiến trường phòng thủ ...tấn công....đóng đồn mìn bẩy ...chẳng là cái ...củ gì hết...khác xa một trời một vực.....
hoàng hôn tắt nắng....trong cái tối nhá nhem tôi ra lệnh báo động...kiểm tra tuyến ...Trung sĩ Sony đi lên hầm chỉ huy hỏi mật khẩu và đưa vị trí gác của các vọng để đốc canh...tôi đang suy nghĩ đến toán tiền đồn..hỏi Tr/sĩ Sơn đã coi lại đồ chơi xong chưa ...đêm đầu tiên với trách nhiệm nặng nề ....phần nhớ Sài gòn...nhớ gia đình... trong lòng ngỗn ngang pha lẫn lo sợ....tôi hốt nhiên nói...."con bà nó" ....tới đâu thì tới....
_Tr/sỉ Sơn hỏi lại tôi....mật khẩu là ....con...bà...nó hả thẩm quyền...
tôi cười trong bóng đêm....chắc anh ta không thấy đâu...tếu tếu....
_ừa....thì hỏi... Cù mông...đáp là ...con bà nó....vậy đi...
tôi lấy cái đèn pin rọi vào tấm bản đồ ...cầm ống liên hợp gọi về Xuân xanh ....nói để cho ấm đầu thì xin chấm thêm 2 chấm Hỏa tập tiên liệu nếu có bất trắc thì xin gà gáy cho 2 điểm trên .....được Xuân xanh trả lời là Cải cách Tango (chấp thuận) 5/5.....
đêm xuống dần....kéo tấm Poncholay đấp ngang người...thèm thuốc cách gì nhưng chịu...giấc ngủ còn lưu lạc ở những đường phố Sài gòn...những quán cà phê đường Lê lợi...đèn giăng ở rạp Rex và những tấm nệm khai ngấy của mấy ổ nhền nhện đường Lê văn Duyệt...ngã ba ông Tạ Hòa hưng...những ly bia sủi bọt và những thằng lính cọp sau chuyến hành quân trở về lãnh lương ra chơi ...quằn quại ...bất kể quân thần....tôi dòm đồng hồ dạ quang...đã 9 giờ đêm...ngoài kia âm u...tiếng vạt sành rỉ rả khúc nhạc rừng khuya...trong ô ngày của đồng hồ Seiko báo số 19...vậy là ngày mai....sẽ được lãnh lương....và sẽ làm gì với mấy tờ con cọp nơi cái xã Tân lập nầy mà quán sá có cũng như không....người thì dòm tới dòm lui...khét nắng....trời ơi.....
còn tiếp nghen.....các bạn tui
-------------
THÁNG 3: TỪ BIỆT PLEIKU…
Đông Ry Nguyễn
Nguyen Anh-Vu
Dựng súng ven rừng bảo vệ dân
Đạn hết…lịnh truyền qua tiếng nấc
-Phá nòng…cơ bẩm tháo quăng sông!
Chưa có bao giờ lòng pháo thủ
Thèm trút men cay xoá nỗi buồn
Đêm nằm suối đá nghe đau thắt
Tiếng người não nuột khóc quê hương!
Vượt bao nguy khốn về Thạnh Hội
Cầu phao ngồi đợi lượt sang sông
Thần chết gieo mầm theo đạn cối
Dòng nước sông Ba máu nhuộm hồng...
Tháng ba...lệnh rút về duyên hải
Hẹn ngày trở lại giữ biên cương
Lính nhỏ nào hay cơn thành bại
Đâu biết lần đi...biệt chiến trường!
Ơi người em gái Pleiku cũ
Có còn nhớ đến lính ta không
Ta đi theo gót đoàn quân mỏi
Lực cùng không giữ vẹn non sông!
Phố núi bây giờ mây có thấp
Có còn sương trắng những mùa đông?
Bốn bảy năm rồi ta vẫn nhớ...
“Em Pleiku má đỏ môi hồng”...
Tháng ba kéo súng đường di tản
Là mãi chôn vùi mọi ước mong!.
-Chàng Đông Ry Nguyễn ---------------
Đông Ry Nguyễn
Nguyen Anh-Vu
LT: Thương tiếc các chiến hữu của Tiểu đoàn 221 Pháo Binh đã bỏ mình trên đường di tản!
“Ngày này nhớ lại ngày xưa
Vết thương mưng mủ giữa mùa lui binh”
“Ngày này nhớ lại ngày xưa
Vết thương mưng mủ giữa mùa lui binh”
-------------------------
Tháng ba nhận lệnh lìa biên ải
Kéo súng lui binh giữa bụi mù
Xe qua Diệp Kính chào em gái
Đâu ngờ xa cách mãi Pleiku...
Qua đường mười bốn người đông nghịt
Quân đi dân chúng lấn chen hàng
Quân-Dân-Cá-Nước tình chan chứa
Có khi nào lại chẳng cưu mang
Đoàn xe chậm rãi lăn từng bước
Đạn pháo rê theo nổ dậy trời
Những xác người tung rung tiếng thét
-Xác nào là xác của con tôi!
Tu Na đèo dốc tanh mùi máu
Kéo súng lui binh giữa bụi mù
Xe qua Diệp Kính chào em gái
Đâu ngờ xa cách mãi Pleiku...
Qua đường mười bốn người đông nghịt
Quân đi dân chúng lấn chen hàng
Quân-Dân-Cá-Nước tình chan chứa
Có khi nào lại chẳng cưu mang
Đoàn xe chậm rãi lăn từng bước
Đạn pháo rê theo nổ dậy trời
Những xác người tung rung tiếng thét
-Xác nào là xác của con tôi!
Tu Na đèo dốc tanh mùi máu
Dựng súng ven rừng bảo vệ dân
Đạn hết…lịnh truyền qua tiếng nấc
-Phá nòng…cơ bẩm tháo quăng sông!
Chưa có bao giờ lòng pháo thủ
Thèm trút men cay xoá nỗi buồn
Đêm nằm suối đá nghe đau thắt
Tiếng người não nuột khóc quê hương!
Vượt bao nguy khốn về Thạnh Hội
Cầu phao ngồi đợi lượt sang sông
Thần chết gieo mầm theo đạn cối
Dòng nước sông Ba máu nhuộm hồng...
Tháng ba...lệnh rút về duyên hải
Hẹn ngày trở lại giữ biên cương
Lính nhỏ nào hay cơn thành bại
Đâu biết lần đi...biệt chiến trường!
Ơi người em gái Pleiku cũ
Có còn nhớ đến lính ta không
Ta đi theo gót đoàn quân mỏi
Lực cùng không giữ vẹn non sông!
Phố núi bây giờ mây có thấp
Có còn sương trắng những mùa đông?
Bốn bảy năm rồi ta vẫn nhớ...
“Em Pleiku má đỏ môi hồng”...
Tháng ba kéo súng đường di tản
Là mãi chôn vùi mọi ước mong!.
-Chàng Đông Ry Nguyễn
Khiet Nguyen
Hình chụp vào năm 1965. Đây là khu nhà máy sấy và biến chế trà của đồn điền Cacteca, Bàu Cạn, Pleiku. Huynh nào mà nhận ra chỗ này thì có thể từng bị tù cải tạo chung vói tôi từ 1975 đến 1977. Phía sau lưng người chụp hình này là đồn điền trà, và bên trái là đi ra Thanh An. Tiếp tục đi vào, có khu nhà ngày xưa dành cho công nhân, sau này dành cho đám tù chúng tôi.
Hình chụp vào năm 1965. Đây là khu nhà máy sấy và biến chế trà của đồn điền Cacteca, Bàu Cạn, Pleiku. Huynh nào mà nhận ra chỗ này thì có thể từng bị tù cải tạo chung vói tôi từ 1975 đến 1977. Phía sau lưng người chụp hình này là đồn điền trà, và bên trái là đi ra Thanh An. Tiếp tục đi vào, có khu nhà ngày xưa dành cho công nhân, sau này dành cho đám tù chúng tôi.
* Qui Lamquang
Khu
nầy tui từng đi ngang đây mỗi khi vô Thanh An hoặc phi trường dã chiến
Oasis cũng có càng quét vùng nầy kế bên khu trại nầy là môt khu hậu cần
của vc bình thường toàn đít mốc (thượng cộng) đôi khi có những đơn vị
lớn vc chính quy về đây vậy mà chủ đồn điền người Pháp vẩn ở đó , tôi bị
bắn sẽ ở khu vực Cateca nầy 2 lần khi di chuyền đoàn quân qua đây và
một lần bị phục kích nhưng không sao .
* Khiet Nguyen
Qui Lamquang Thằng tây già chủ đồn điền này rất bần tiện. Tôi có nói chuyện với nó hai lần. Nó nói tiếng Việt, giọng Bắc.
* Qui Lamquang
Khiet Nguyen
Tôi thằng nầy thời điểm đó còn ở đó chắc chăn nó cung cấp tin tức và
tiếp tế cho vc , khu hậu cần vc nằm kế bên nó mà nó vẩn bình yên trong
khi người quốc gia mình thì không làm khó dễ gì nó hết .
* Khiet Nguyen
Qui Lamquang
Theo như bằng chứng mà chúng ta có được thì nó "hiến tặng" rất rộng rãi
cho đám kinh tài VC. Bên chúng ta thì dường như âm thầm theo dõi. Rốt
cuộc, nó bị bọn giặc tịch thu tất cả, trắng tay trắng mắt.
* Qui Lamquang
Khiet Nguyen
không biết sau 75 nó có bị đuổi về nước không , nói thật sau caiơ vụ
bị phục kích gần nhà máy của tôi muốn gọi pháo binh san bằng cái nhà máy
của nó chắc chắn nó chỉ điểm mà mình không có bằng chứng .
* Khiet Nguyen
Qui Lamquang Gần cuối năm 1975 thì tụi nó chuyển anh em chúng tôi từ Đức Cơ về đây, không thấy thằng tây già này đâu hết.
* Dinh Tu
Bây giờ chúng nó vẫn còn sử dụng nhà máy trà này để sản xuất mà anh.
* Bao Hai Lam
*Vài nét về đồn điền trà Bàu Cạn:
Đồn điền trà Bàu Cạn được hình thành từ năm 1923 do các ông chủ
người Pháp quản lý và khai thác. Tên gọi chính thức của đồn điền này là
CATECKA S.A. ( Compagnie Agricole des Thés et Cafés du Kontum Annam,
société anonyme_ Công ty nông nghiệp trà và cà phê tỉnh Kontum An Nam,
công ty nặc danh ). Vốn pháp định của công ty thời bấy giờ là 1.247.500
Francs do ông Choisnel làm giám đốc, tư gia của ông nằm trong nơi ngày
nay là khuôn viên trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Bàu Cạn ( kế tục là
các ông Moistini, Salvaire, Portier và Louyrette; trong đó ông Salvaire
nguyên là quan tư lái máy bay nên thời đó ông chủ đồn điền Bàu Cạn đã
sắm chiếc máy bay 1 người lái và đủ điều kiện để tự mình bay đi kiểm tra
các đội sản xuất trong đồn điền cũng như bay về Sàigòn nghỉ cuối tuần.
Nhà để chiếc máy bay này làm bằng vì kèo sắt, nay là vị trí dẫy phòng
học 2 tầng của trường THCS Nguyễn Viết Xuân và sân bay nằm liền ngay
cạnh hàng rào của trường cấp 2 này, trải dài theo hướng Đông_Tây thuộc
thôn Đồng Tâm. Sân bay này, các cụ già đã 85 tuổi hiện đang sống ở
Pleiku gọi là sân bay Gia Tường ( đây là sân bay thứ nhì của Pleiku; sau
khi sân bay đầu tiên từ thời Pháp tại làng Trà Nhao, tức làng Plei Nhao
hiện nay, bị bỏ không sử dụng do nằm trong khu vực “kém an ninh” ). Đặt
tên thế vì sân bay này nằm trên địa bàn thôn Gia Tường (Ia Từng)_theo
các cụ, trước khi có sân bay Cù Hanh năm 1963, máy bay Dakota của Hàng
không Việt Nam ( Air VN ) vẫn đáp nhờ xuống đây. Mãi đến năm 1978 công
ty chè Bàu Cạn mới cho trồng cây trà trên diện tích này nên gọi là trà
78 ).
No comments:
Post a Comment