Wednesday, January 25, 2023

SÀI GÒN - Một Thời DIỆT Cộng

SÀI GÒN - Một Thời DIỆT Cộng
 UNDERCONTRUCTION
 "Sài Gòn ơi xin chờ ngày tôi về
Tôi mơ một chiều trên phố Bô-na
Mưa nhạt mưa nhòa hình bóng em qua
Kỷ niệm êm đềm làm lòng tôi tê tái...
 
---------------------
 ----------------------
 
 --------------------- 
 
Tony Dao 
Các quân nhân Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa tác chiến trên đường phố Sài Gòn, Tết Mậu Thân năm 1968.
----------------
 ---------------
 
Bức ảnh nầy được chụp một ngày sau năm 1975.
Nguyen Anh-Vu
THÁNG TƯ, NHỚ SÀI GÒN ĐÃ MẤT….!
Đây là khu vực trung tâm Quận 1 Sài Gòn, nhìn từ thương xá Tax. Xa xa là trụ sở Quốc hội,chung quanh là xe xích lô,xe đạp,người đi bộ,kios bán hoa trên đường nguyễn Huệ nhếch nhác.

Đó là bối cảnh chung của miền Nam,của Sài Gòn những ngày sau tháng Tư năm 75:Sự náo nhiệt,sung túc ,tươm tất bỗng đột ngột biến mất dù khi đó chính quyền mới chưa"ra chiêu" của phe chiến thắng.

Anh bộ đội miền Bắc dừng xe gắn máy giữa đường,tự nhiên như người Hà Nội trong cái trật từ đường phố văn minh tự nhiên không còn,.Có thể xe hết xang, có thể không biết xử dụng xe , điều nầy chứng tỏ chiếc xe không thuộc sở hữu của anh ,có thể là xe "tiếp thu' của một ai đó.

Không thấy có người đi đường Sài Gòn đến giúp anh . Anh ta đeo súng ngắn,chắc là sĩ quan lạc.Anh ta lõng cu ki ,không giống như những gì mà các chiến binh đuoc tuyên truyền :"Khi vào sài Gòn sẽ có dân chúng ùa ra tiếp rước".

Một góc của những ngày Sài Gòn mới mất tên.Đất trời ảm đạm,buồn thiu...
Nguoiu Anhuu
--------------
 
Thương xá TAX 1966
 
 
Vong Ngay Xanh
SÀI GÒN ƠI! SAO TRĂM NHỚ NGÀN THƯƠNG
em giấu lại Sài gòn trong ngực ấm
mùa tháng tư anh sa bước phong trần
hồn nức nở trong đêm trường uất hận
máu ngực trào loang lỗ thú đau thương
hồn ai đó quay về đường xưa cũ
tên Sài gòn ....ôi ! mảnh đất quê hương
em xé toạt một khung trời hội cũ
ta ngẩn ngơ _ xa lạ những tên đường
công viên ấy _ lối không còn sỏi nhỏ
bầu ngực em giờ hoang phế miếu đền
ta sờ soạng _ đâu Sài gòn hoa lệ
bóng hoang đường _ trăng lệ nhỏ vào gương
em nhỏ ơi! _ Sài gòn tôi chín mọng
gót hài em e ấp buổi tan trường
ta tóc trắng vì nghìn đêm mơ mộng
em Sài gòn sao quá đỗi thân thương...
ta viễn xứ _ đêm nằm ru vách đá
vẽ hình em trên ngọn nến u buồn
thương bờ ngực có Sài gòn trong đó
đến bao giờ _ chạm trăm nhớ ngàn thương...
LanPhi
 
 
Cái năm tôi vào Sài Gòn là khoảng 1960, 1970, cách đây đâu đó cũng phải gần 50, 60 năm rồi. 
 
 ------------------------
 
 
TÔI VÀ SÀI GÒN

Van Lam
Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy. Để tiện việc học hành, và vì lúc đấy cũng chẳng có phương tiện di chuyển, tôi bám trụ khu Trương Minh Giảng suốt quãng đời đi học. Cho đến khi đi làm mua nhà, tôi vẫn quanh quẩn khu vực ấy. Thế nên Sài Gòn trong tôi là những xóm nghèo, Sài Gòn với tôi là những người lao động nghèo, những căn nhà nho nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh Nhiêu Lộc mà bây giờ không còn nữa. Ngay đống rác ngay chân cầu Trương Minh Giảng thuở xưa cũng là nơi ghi dấu nhiều ký ức cùa tôi một thời đã đi qua không trở lại.

Đại Lộ Thống Nhất, 1969.
Lúc mới vào Sài Gòn, tôi mê những hàng cây. Những cây me đường Nguyễn Du với những quán cà phê ven vỉa hè. Tôi và bè bạn rong chơi ở đấy suốt đời sinh viên để ngắm những hàng me, để đón những lá me nhỏ xíu rớt trên vai mình, để nhìn những hạt mưa bay bay trên những vòm lá xanh biếc màu ngọc bích và để yêu một thành phố. Tôi cũng mê những buổi chiều đi lang thang sau giờ học ở Đại học Văn khoa, đến cuối đường Gia Long, ở gần nhà thương Grall để ngắm hai hàng cây giao nhau và cuối con đường là chủng viện Công giáo với tường màu gạch đỏ. Cảnh đó giống như một tác phẩm nghệ thuật và lúc đó tôi nghĩ đây là con đường đẹp nhất Sài Gòn. Đi thêm một đoạn nữa, ta ngỡ ngàng với hàng cây cổ thụ vươn cao từ khu Ba Son chạy ra Cường Để, những hàng cây thẳng tắp luôn khiến con đường nhiều bóng mát điểm những bóng nắng loang lổ như một bức ảnh đẹp được chụp bởi một tay máy nghệ sĩ.

Rap Hưng Đạo
Tôi cũng thích bách bộ lang thang đến đường Đoàn Thị Điểm(bây giờ là Trương Định) để ngắm những ngôi nhà sang trọng nhưng rất thanh lịch thấp thoáng sau hàng rào đầy hoa và con đường nhiều bóng râm.
Nhiều lần đi kiếm cơm ăn ké bạn bè ở Đại học xá Minh Mạng, tôi cũng ngắm nhìn những hàng cây cao vút cạnh ngôi nhà thờ màu đỏ như gợi nhớ một bức tranh nào đó đầy màu sắc của hoạ sĩ Đinh Cường.

Có nhiều đêm, đi qua ngôi nhà lớn ở đầu đường Trương Minh Giảng tôi nghe tiếng dế gáy ở bụi cỏ và hương ngọc lan thơm ngát từ ngững cây ngọc lan cổ thụ trong sân toà nhà dưới ánh đèn đường mờ đục.
Tiếng dế và hương thơm ngọc lan vẫn năm trong ký ức của tôi đến tận bây giờ bởi con đường đó gắn với tôi biết bao kỷ niệm không thể quên.

Kể nhiều vòm cây khóm lá để thấy ấn tượng đầu tiên của một chàng học trò tỉnh lẻ đến Sài Gòn chính là những con đường với những hàng cây rợp bóng.
Đến bây giờ, tôi đã ở Sài Gòn được gần nửa thế kỷ. Chưa bao giờ có ai hỏi tôi là người gốc Sài Gòn hay là dân Sài Gòn xịn, dù đã ở lâu xứ này, tôi vẫn nói giọng Quảng dù đã nhẹ hơn người chánh gồc Quảng. Ở đất này, ai đã đến và sinh sống ở đây đều là người Sài Gòn. Sài Gòn có nhiều người Bắc di cư năm 1954. Sài Gòn cũng có nhiều người miền Trung từ Quảng Nam, Ngãi, Quy nhơn, Bình Định. Sài Gòn còn có rất nhiều người miền Tây lên, từ miền Đông Nam bộ đến. Nhưng dù họ đến từ đâu, họ ở đây đã là dân Sài Gòn, chẳng có ai phân biệt, chẳng có ai thắc mắc. Và đó cũng là đặc điểm đặc biệt của người Sài Gòn khác với Hà Nội.

Đêm đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn, tôi ngủ trên ghế đá chỗ vườn hoa Tao Đàn. Nửa đêm tôi bị đánh thức bởi hai người cảnh sát. Bởi thời đó thiết quân luật từ nửa đêm, không ai được ra đường. Sau khi đưa giấy tờ và kể lể hoàn cảnh vừa mới từ miền Trung vào đi học, chưa kiếm được người quen. Một anh cảnh sát bảo: Miền Trung à? Ái chà chà, mấy ông sinh viên quê ngoài ấy khoái theo Việt cộng lắm. Tui chẳng biết nói sao đành chịu bị giải về cái bót cảnh sát ở ngay góc chợ Bến Thành. Tui nằm ở đó một đêm, sáng ra có một ông sĩ quan cảnh sát đến, bảo tôi đi học thì gắng mà học hành, đừng nghe lới mấy tay Việt Cộng mà tiêu đời. Ông ta móc bóp, cho tôi tiền ăn sáng và uống cà phê. Đó là cái tình của ngưởi Sài Gòn đầu tiên trong đời tôi và gây cho tôi ấn tượng về con người ở xứ này.

Trong những ngày đói rách, khó khăn của cuộc đời, những người Sài Gòn, những người nghèo Sài Gòn đã bảo bọc, giúp đỡ tôi qua cơn khốn khó. Tôi không quên được cô gái bán cơm ở chợ Trương Minh Giảng. Thuở đó, tôi thất nghiệp, chẳng kiếm ra tiền, chắt bóp, vơ vét túi chỉ đủ gọi dĩa cơm trắng rồi xin miếng xì dầu ăn qua bữa. Ăn được ba hôm như thế thì cô bán cơm hỏi sao không thấy anh ăn thức ăn, đành nói dối tôi ăn chay. Cô ấy chỉ cười, không nói. Nhưng mấy hôm sau, dĩa cơm xì đâu của tôi luôn có dưới lớp cơm trắng khi thì miếng đậu hủ, lúc thì miếng thịt hoặc cái hột vịt kho. Được mấy hôm, tôi mắc cỡ, không dám ra ăn nữa. Sau đó lại kiếm được việc bán báo ở tận đường Phạm Ngũ Lão, tôi không ăn cơm ở đó. Thời gian sau tìm lại thì quán đã đổi chủ rồi, tôi chẳng tìm được lại cô gái bán cơm có nụ cười rất tươi và tấm lòng nhân hậu.

Ăn uống thiếu thốn lại tạng người không khoẻ, tôi hay bệnh vặt. Chính những người hàng xóm rất nghèo của tôi đã giúp tôi qua được những cơn bệnh, giúp tôi có chén cháo, viên thuốc. Cái tình đó tôi làm sao quên. Sau này ở lâu, tôi mới hiểu ra đó là bản chất của người Sài Gòn. Là cái tính ưa giúp người hoạn nạn, giúp kẻ sa cơ, tính ưa làm việc thiện của người Sài Gòn.

Mỗi lần đi xa rời Sài Gòn lâu, nhớ về Sài Gòn tôi chỉ nhớ những hàng cây và những người Sài Gòn tôi đã gặp, đã sống chung với họ một quãng đời. Người ta hay khen Sài Gòn với những cao ốc, những dinh thự, những khu ăn chơi bốc trời, những hàng quán xa hoa, những chiếc xe đắt tiền, những thú vui hoan lạc. Riêng tôi, trong tôi, Sài Gòn là vòm cây xanh lá, là những ngôi nhà bên dòng nước đen và ở đó tôi tìm thấy tình người.

Bây giờ, Sài Gòn đã đổi tên. Thế nhưng tôi vẫn gọi là Sài Gòn như một thói quen, cái tên của ký ức không thể nhạt phai. Người ta đang tìm đủ cách để thành phố này không còn ký ức của Sài Gòn. Nhưng với người Sài Gòn, Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn mà không có một cái tên nào khác có thể thay thế được.
15.4.2018
DODUYNGOC
 
---------------------------
 
Steven Lam
Những bài hát trước năm 1975 viết về thành đô Sài Gòn.
-nhacxua.vn
Hồi còn bậc tiểu học, tôi vẫn còn nhớ thầy giáo có đọc bài viết chính tả ngắn tựa đề là Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông, đó là lần đầu tiên trong đời nghe tên thành phố này mặc dù không hiểu chữ Hòn Ngọc Viễn Đông là gì.
Thành phố Sài Gòn trong trí óc của cậu học trò bé nhỏ là nơi đúng nghĩa của chữ thành phố với nhà cửa to lớn, với đèn điện sáng choang, với xe cộ dập dìu, với những cửa hiệu đầy những hàng hóa sản xuất tại đây hoặc nhập cảng từ ngoại quốc. Sài Gòn có nhiều cái mới lạ, người đông đúc và đi hoài không hết.
 
 
Mùa Xuân Nào Ta Về
Vong Ngay Xanh
"Sài Gòn ơi xin chờ ngày tôi về
Tôi mơ một chiều trên phố Bô-na
Mưa nhạt mưa nhòa hình bóng em qua
Kỷ niệm êm đềm làm lòng tôi tê tái
Sài Gòn ơi bây giờ là vẫn còn
Con sông hiền hòa sóng nước long lanh
Xa lộ Biên Hòa lều mái trăng thanh
Kỷ niệm êm đềm trong tiếng hát ngày xanh"
(Lam Phương)
Mùa Xuân Nào Ta Về
https://phailentieng.blogspot.com/.../mua-xuan-nao-ta-ve...
 
 
QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA
Sàigòn Tết Mậu Thân 1968 tòa đại sứ Hoa Kỳ bị vc tấn công. Quân Cảnh MP Mỹ đến tiếp viện núp bên tường cạnh cổng chính vào tòa đại sứ kế bên hai xác lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tử trận khi giao chiến với biệt động thành trước đó.
 
 --------------------------

Tượng Quyết Thắng của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Son H Cao
Tượng Thủy Quân Lục Chiến đặt trước Quốc Hội. Tượng do ĐKG Huỳnh Huyền Đỏ tạc năm 1966. Ông Đỏ là thiếu tá thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, là bạn học với ông Thu tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. 

Trong các bức tượng về đề tài người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), tượng Quyết Thắng là tác phẩm được tạc sau cùng trong sự nghiệp sáng tác của ĐKG Nguyễn Thanh Thu. Với kinh nghiệm từ nhiều tác phẩm trước, ông Thu đã dành hết mọi tinh tế và cảm xúc để tạo nên một pho tượng sống động.

Cuộc bầu cử Tổng Thống và Thượng Nghị Viện VNCH ngày 3-9-1967

Tượng Quyết Thắng được triển lãm trước Tòa Đô Chánh. Background của hình là Thương Xá Tax quen thuộc, nay không còn nữa. 

Tượng cao 4m, bằng bê-tông cốt thép mô tả hình ảnh của người lính Thủy Quân Lục Chiến trong tư thế ném lựu đạn. Chân trái co thấp bước tới trước, chân phải thẳng tạo thế đứng vững chắc. Cánh tay và bàn tay trái duỗi thẳng hướng về đích đến, tay phải đưa về phía lưng làm thân người lính vặn về phía sau, thế đứng này giúp cho người lính có thể ném trái lựu đạn đi xa nhất. Khẩu súng đặt vội giữa hai chân, nón sắt rơi xuống, phần áo phía trước phủ ra ngoài quần làm cho người xem cảm nhận được sức nóng của chiến trường lúc đó. Trong khoảnh khắc sống còn, gương mặt người lính trở nên căng thẳng.

Người miền Nam Việt Nam tập trung tại một quầy thu ngân tại Ngân hàng Đông Dương của Pháp ở Sài Gòn vào ngày 2 tháng 4 năm 1975 để rút tiền từ tiền tiết kiệm. họ gần  như hoảng loạn sau tin đồn chính phủ sẽ đóng băng tiền gửi 

Vừa hoàn thành, tượng Quyết Thắng được triển lãm trước Tòa Đô Chánh vào năm 1974. Cái thần của bức tượng làm cho người xem cảm nhận không khí chiến tranh lan vào tận đô thành Sài Gòn.

Các phóng viên nước ngoài  quá giang với một chiếc xe dọc đường  lính thủy quân lục chiến VNCH đang  tiến về trận đánh quanh cây  cầu Bình Lợi, Sài Gòn-Gia Định  tháng 2 năm 1968. Xe tăng và lính  bảo vệ người dân chạy giặc  đi theo hướng khác. Trận chiến quanh cây cầu kéo dài 12 giờ. (Ảnh AP/Eddie Adams)

Ông Thu với bức tượng Quyết Thắng đã tạo thêm một tuyệt tác nữa cho nền điêu khắc VNCH đang ở thời cực thịnh.

Bức tượng Thủy Quân Lục Chiến đặt trước Quốc Hội:
Cách nơi triển lãm vài bước chân, người ta thấy một tác phẩm điêu khắc đồ sộ với cùng chủ đề về người lính Thủy Quân Lục Chiến đặt trước Quốc Hội. Tượng do ĐKG Huỳnh Huyền Đỏ tạc năm 1966. Ông Đỏ là thiếu tá thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, là bạn học với ông Thu tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật.

Ban đầu tượng được duyệt với phác thảo gồm 3 người lính nhưng khi hoàn thiện thì tượng đài chỉ có 2 người lính. Trong thời gian thực hiện ông Đỏ đã rút lui không rõ lý do, công việc dang dở vì vậy được giao cho thiếu úy Đinh Văn Thuộc (không phải là ĐKG) với sự cố vấn của họa sĩ Lê Chánh và Lương Trường Thọ. Trong hoàn cảnh như vậy, tượng khi hoàn thành có nhiều khiếm khuyết mà tác giả của nó chắc không khỏi buồn lòng!

Đại Hội Nhạc Trẻ Tháng 4-1970 Được Tổ Chức Tại Sân Vận Động Hoa Lư-Sài Gòn..

Sóng gió của bức tượng này chưa dừng ở đó. Ngay khi tượng được dựng, các dân biểu Hạ Nghị Viện đã phản đối kịch liệt vì súng của người lính đã hướng thẳng vào tòa nhà Quốc Hội. Họ cương quyết đòi di chuyển tượng sang địa điểm khác. Mặc dù không quan tâm đến hướng súng, TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn muốn thay thế bức này bằng một bức tượng khác oai hùng hơn. Đầu năm 1974, ông đã chỉ thị ĐKG Thu làm gấp một bức tượng.

Số phận bức tượng Quyết Thắng: Chỉ 3 tháng sau khi có chỉ thị, ông Thu đã gấp rút hoàn thành bức tượng Quyết Thắng với kinh phí tự bỏ 300,000 Đồng. Hai ngày sau, trung tướng Nhảy Dù Nguyễn Chánh Thi đến tận nhà để xem, hết lời ca ngợi và đề nghị TT Thiệu chuẩn thuận để thay thế bức tượng Thủy Quân Lục Chiến.

Thật không dễ gì thay thế biểu tượng của một binh chủng oai hùng vì ông Thiệu cùng lúc phải đương đầu với thiếu tướng Bùi Thế Lân (tư lệnh TQLC) và đại tướng Cao Văn Viên (Bộ Tổng Tham Mưu). Vì vậy, ông Thiệu đành phải chờ một thời cơ thuận lợi, bức tượng Thủy Quân Lục Chiến nhờ vậy tồn tại thêm được vài tháng cho đến ngày 30/04 rồi bị nhóm thanh niên “cách mạng 30” phá sập.

Mậu Thân 1968 - Các tòa nhà bên trái là Đại Học Y Khoa Saigon

Cùng số phận với bức tượng Thương Tiếc, chỉ ít lâu sau khi Sài Gòn thất thủ, bức Quyết Thắng đã bị nhóm người hung hãn xông vào nhà đập nát, chỉ chừa lại đầu tượng, hiện vẫn còn ở sân nhà ông Thu.

Chợ Bến Thành khá vắng vẻ sau Tết Ất Tỵ 1965.

Từ mấy chục năm nay, ngày mưa cũng như ngày nắng, sáng nào ông Thu, vợ hay các con của ông cũng đều thắp nén nhang tại hai bức tượng trong sân nhà: tượng Thương Tiếc và tượng Quyết Thắng. Tôi thấy ông thành kính khấn vái như đang nói chuyện với người đã khuất.
 
-----------------------------
 
Son H Cao
Người lính VNCH này mong sự che chở của Bồ Tát . Hình trên đường phố Sài Gòn Tết Mậu Thân, khi CSBV xâm lược tấn công tàn bạo giết hại dân Nam khắp cả nước .
 
 
Ngày Xưa
Có một Sài Gòn năm 1967 - 1968 tuyệt đẹp bởi những hàng me….do cựu lính Mỹ Dave De Milner ghi lại
 
 ----------------------------
 
60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
Văn Quang (2014)

Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngõ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay. Mặc cho Sài Gòn đã có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đã thay họ đổi tên, từ con người đến xã hội cho đến cả cái cách sống cũng đã khác xưa nhiều lắm.
 

Bước chân đầu tiên trên đất Sài Gòn

Thế mà 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy. Cuối tháng 1 năm 1954, sau hai tháng học ở Trường Sĩ Quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài Gòn. Niềm mơ ước của tôi từ những ngày còn nhỏ ở trường trung học, ước gì có ngày mình được vào Sài Gòn. Niềm mơ ước ấy còn rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng.
 

Thủ Đức – Sài Gòn chỉ có hơn 10 cây số, tuy chỉ cách thành phố rất gần nhưng theo đúng chương trình khóa học, hai tháng sau chúng tôi mới được đi phép. Mấy anh “Bắc Kỳ” nôn nao hỏi thăm mấy ông bạn “Nam Kỳ” về Sài Gòn, từ cái xe taxi nó ra sao, đi thế nào, bởi hồi đó miền Bắc chưa hề có taxi, cho đến Chợ Lớn có những gì… Mấy ông bạn Nam Kỳ tha hồ tán dóc. Đầu óc tôi cứ lơ mơ về cái chuyến đi phép này.
 
 
 Lan Phuong Vu Thi
Sài Gòn đó, nét đơn sơ mộc mạc,
như tình người thấm đẫm mỗi Bước chân.
Đi xa rồi vẫn luôn nhung nhớ,
Những buổi chiều áo trắng nhẹ bay bay.
Những buổi đến trường, hoa nắng vàng ngập lối,
Hai bên đường lá đổ níu chân đi.
Nghe tiếng hài nhẹ như gió thoảng,
Sợi tóc dài lưu luyến khách nhàn du….
 
-----------------------------
 
Thư Phạm
 Toàn cảnh bến Bạch Đằng nhìn từ trên cao, Sài Gòn năm 1965. Ảnh: John A. Hansen
 
Dinh Xã Tây - Toà Đô Chánh (nay là trụ sở UBND thành phố HCM)
  

Nguyễn Tuấn Hoàng
 Binh Sĩ TQLC đưa một người bạn bị thương đến một trạm y tế ở Sài Gòn vào ngày 29 tháng 5 năm 1968. Người lính bị thương vì bị trúng đạn bắn tỉa của Việt Cộng khi đang cố gắng truy lùng vc ở khu vực rìa phía tây nam của Sài Gòn khi địch xâm nhập vào nơi này . (Ảnh AP/Eddie Adams)
 

Nguyễn Tuấn Hoàng
SAIGON 1962 - Đường Tự Do, Công trường Lam Sơn, KS Continental Palace

 
Nguyễn Tuấn Hoàng
Sài Gòn-Chợ Lớn.. Mậu Thân 1968..
 
 
Sài Gòn Xưa · Nguyễn Tài · ·
Ngã tư Bùi Viện - Đề Thám năm 1972
 
 
* Vu Tuyet Vu Tuyet
Không quên được những ngày xa xưa ấy.Sài Gòn trong tim tôi..!
* Lien Kim
Ngày đó cuộc sống thật hạnh phúc hồn nhiên và trong sáng.
* Nguyễn Minh
Cuộc sống Ngày Xưa Rất Chân Thật Nhường Nhau Đầy Yêu Thương Che Chở Giúp Nhau Rất Ngưỡng Mộ
* Toan Tran
Sai gòn ngày xua là vậy mà nhọn nhịp mổi độ xuân về
 

 

No comments: