Tuấn TT.
Gió Ơi…
Gió đưa nhật nguyệt xoay đều
Hè đi Thu đến vẫn nhiều nỗi đau
Gió về nhờ gió mang đi
Cho vơi sầu muộn trong khi đợi chờ
Chuyện lòng gửi gió lửng lờ
Bay về chốn cũ vẫn mờ lối đi
Gió ơi gió có hiểu rằng
Nỗi lòng quê Mẹ thêm hằng nhớ nhung
Ngày nào bạn hữu trăm người
Giờ đây còn đó khóc cười lẻ loi
Gió bay gió thổi lá vàng
Người đang còn lại vắng càng vắng hơn
Bây giờ nhìn gió muộn phiền
Than thân trách phận bạn hiền tôi đâu
Gió ơi gió chỉ dùm tôi
Lối về đường cũ xa xôi ngày nào
Cho tôi thấy lại quê cha
Bước trên đất mẹ dẫu xa vẫn chờ
Một lần hát khúc quân hành
Tiếng kèn hồi trống sao đành lại quên
Gió làm việc gió thiên thời
Còn tôi ước muốn chuyện đời thế gian
Tang thương dâu bể muôn bề
Trong tôi luôn nhớ lời thề năm xưa …
Tuấn TT.
Oct. 5.2022
Gió đưa nhật nguyệt xoay đều
Hè đi Thu đến vẫn nhiều nỗi đau
Gió về nhờ gió mang đi
Cho vơi sầu muộn trong khi đợi chờ
Chuyện lòng gửi gió lửng lờ
Bay về chốn cũ vẫn mờ lối đi
Gió ơi gió có hiểu rằng
Nỗi lòng quê Mẹ thêm hằng nhớ nhung
Ngày nào bạn hữu trăm người
Giờ đây còn đó khóc cười lẻ loi
Gió bay gió thổi lá vàng
Người đang còn lại vắng càng vắng hơn
Bây giờ nhìn gió muộn phiền
Than thân trách phận bạn hiền tôi đâu
Gió ơi gió chỉ dùm tôi
Lối về đường cũ xa xôi ngày nào
Cho tôi thấy lại quê cha
Bước trên đất mẹ dẫu xa vẫn chờ
Một lần hát khúc quân hành
Tiếng kèn hồi trống sao đành lại quên
Gió làm việc gió thiên thời
Còn tôi ước muốn chuyện đời thế gian
Tang thương dâu bể muôn bề
Trong tôi luôn nhớ lời thề năm xưa …
Tuấn TT.
Oct. 5.2022
Nắng mưa là chuyện của trời
Trăng tàn trời mọc chuyện đời thế gian
Làm người thật lắm gian truân
Sanh ly tử biệt phải tuân luật trời
*******
Mới một thoáng đã gần 70 năm, đời người như một giấc nam kha, mới đó mà chuẩn bị trở về nơi bắt đầu…
Cha tôi được sanh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân hết sức bình thường, cha là con trưởng của một gia đình, nguyên quán Huyện Châu thành Tỉnh Bình Dương (Thủ dầu Một), là anh cả của mười đứa em, lúc vừa lớn lên thập niên 50 theo tiếng gọi quê hương cha tôi theo các thanh niên trai trẻ trong làng cùng nhau lên đường chống pháp dành lại sự tự do cho nền độc lập nước nhà, nhưng khi hiểu và thấy, nhận thức được bề trái của sự việc nên bỏ rừng về thành tìm hướng đi đúng cho bản thân (theo lời cha tôi kể). Ông gặp mẹ tôi trong một cuộc hành quân trong một vùng xôi đậu, ông đã thương người đàn bà đó và kết cuộc đi đến hôn nhân mặc dù bị gia đình cản trở với lý do hết sức đơn giản “trâu ta ăn cỏ đồng ta” quan niệm cố hữu của người xưa, nhưng vì tình yêu đối với người con gái xứ Trảng Bàng Hậu Nghĩa lúc đó mẹ tôi vừa tròn 17 tuổi, sau nầy đơn vị mà cha tôi gia nhập là đơn vị tiền thân của Binh Chủng Thiện Chiến Mũ Xanh TQLC.VN. Kể từ ngày lấy nhau mẹ tôi theo cha tôi bôn ba khắp nẻo đường mà cha tôi đi qua (ngoại trừ thời gian ông theo đơn vị ra trấn giữ hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa) cứ mỗi lần ông đi hành quân về mẹ tôi lại chuẩn bị cho ra đời một đứa em thấm thoát tổng cộng mẹ tôi cho ra đời tuần tự 6 thằng con trai trong miệt mài chờ đợi một đứa em gái nhưng chờ thì cứ chờ mẹ tôi hơi cứng đầu một lèo 6 thằng con trai sau cùng trời không phụ lòng người mẹ tôi cũng sanh được hai cô em gái. Vật đổi sao dời thế thời, thời thế thay đổi cha tôi phải đi tù như bao nhiêu người quân nhân yêu nước của miền nam lúc đó tính riêng đơn vị Mũ Xanh ông đã có hơn 21 năm tại ngũ.
Cha tôi có quê hương của Cha, Mẹ tôi có quê hương của Mẹ … còn tôi quê hương của tôi cách đây gần 70 năm về trước nghe tên người ta cũng thấy nó nghèo nàn và bình dân đến độ hể nói tới là dân Saigon chính hiệu đều biết sự xô bồ của nó “Dân Khánh Hội Quận Tư”
************
Quận Tư thuở ấy nghèo nàn
Nhà Tôn vách lá chẳng màn lợi danh
Một nơi lữ khách thập phương
Dân tình tứ xứ tha hương sống nhờ
Kho Năm, Kho Muối, Cây Bàng
Bến đò Long Kiểng tìm đàng mưu sinh
Có đường Đất Đỏ sình lầy
Trợt lên té xuống bầy hầy khi mưa
Nào là xóm chiếu chợ chiều
Xi mông chợ nhỏ quá nhiều nhớ nhung
Con đường Tôn Đản một thời
Anh hùng tứ xứ một đời nổi danh
Con đường Nguyễn khoái vòng ngoài
Có Gò Bà Mụ nghe hoài nhớ tên
Đi vòng tới Bến Vân Đồn
Qua đường Hoàng Diệu bồn chồn nhớ ai
Cầu Quay, Cầu Móng quận nghèo
Thuở Cầu Ông lãnh lèo tèo ghe buôn
Xa nhà mày chục năm trời
Cho tôi sống lại một thời xa xưa
*****
Sao quên dĩ vãng hả trời
Những con đường cũ một thời theo tôi
Bây giờ nghĩ lại nhớ nhiều
Nhớ nhà, nhà mất bao điều oái ăm
Bây giờ bạn hữu nơi nào
Đành ôm nỗi nhớ khi vào viễn du…
Những gì tôi viết trong bài thơ này là của thập niên 60, 70 lúc đó Sài-gòn mới bắt đầu lập thêm Quận 9, sau này trở thành mấy chục quận thì nó không phải là của tôi nữa rồi, nó là thành phố đổi chủ, những gì tôi nhớ được nếu có lộn vòng quanh xin được tha thứ vị tuổi đã già... như tôi đã viết ,Nhớ nhà nhà mất… Đành ôm nỗi nhớ khi vào viễn du … vì nhà của tôi đã bị cưỡng chế và bị lấy trong một đêm năm 75, buồn.
**********
Mở mắt chào đời và lớn lên trong một trại gia binh được nuôi dưỡng bằng tiền lương của cha, gạo của quân đội, ở trong trại gia binh nên tôi có những thằng bạn thân từ thuở ở truồng tắm mưa cho đến ngày trưởng thành rồi theo nghiệp binh đao tiếp nối nghiệp cha anh nhưng mộng không thành… tôi có những thằng bạn con lính trong cư xá mỗi đứa được có một cái tên thứ hai vô cùng đậm nét của dân chơi sài thành thập niên 60, 70 ...Hiệp Sư Cọ, Ban đầu bò, Sáng Hí, Thơm bà bông, Cu cá lóc v.v... xin cho tôi được gọi tên từng thằng một kể từ ngày tụi mình chia tay rồi đổi đời, tao chưa một lần gặp lại tụi bây, gọi tên tụi bây tao phải ngừng lại khi đánh chữ, nước mắt tao cứ nhạt nhoà hơn 50 năm rồi gặp lại chắc gì nhớ mặt nhau… Lưu ơi, Bình ơi, Trung ơi, Ban ơi, Hiệp Sư Cọ ơi, Mai ơi, Sáng Hí ơi , Thơm ơi v.v…tui mày giờ ở đâu riêng tao thì bây giờ đã là ông ngoại con cháu đầy nhà… Quốc gia Hưng Vong, Thất Phu hữu Trách nhà đã tan nước đã đổi chủ thì tất nhiên chúng mình có đáng là gì đâu trong cuộc bể dâu này, à mà tao cũng quên nhắn như với tụi mày, thằng Chín đã chết vì bệnh sơ gan, thằng Lân đã chết vì bệnh đau tim lúc rửa xe ở ngoài hè, còn thằng Hạnh sau khi đi tù Cải Tạo về được định cư ở Mỹ theo Diện HO đang làm nghề dọn dẹp khách sạn ở New York … Long Nhỏ thì đang làm thợ điện ở bên Louisiana… còn riêng tao thằng đầu đàn hiện cư ngụ tại vùng đất ấm tình người San Jose …
Tao còn nhớ rõ, tụi chúng mình đã lần lượt mất nhiều thằng bạn lúc chúng mình còn nhỏ, những trận chiến oai hùng của màu áo Mũ Xanh TQLC của cha chúng mình như trận Sóng Tình Thương, trận Mậu Thân, Huế, Lam Sơn 719... bon chúng mình đều có chung một nỗi đau ... Mẹ mất cha … vợ mất chồng còn tụi mình mất bạn (vì khi cha chết tụi nó vì cuộc sống phải mưu sinh với mẹ bằng cách trở về quê cũ làm ăn ) tin tức từ chiến trường về, tuy là con nít nhưng bọn chúng mình hiểu rất nhiều uẩn khúc đau thương của phận người con Lính, mỗi lần người Saigon họ ăn mừng chiến thắng của đơn vị nổi danh thì chúng mình mất đi vài thằng bạn khi ba nó được truy tặng Anh Dũng Bội Tinh và Tổ Quốc Ghi ơn với vành khăn tang trắng trên đầu… rồi thời gian theo tuần hoàn tụi mình lớn lên từ giã học đường để tiếp nối cha anh, tuy mỗi thằng mỗi ngã, tao, Thằng Lưu, Thằng Bình, Thằng Trung, Thằng Ban, Thằng Long lại khoát lên trên người bộ quân phục của cha, bộ quân phục khi chào đời bọn mình đã thấy đó là bộ Quân Phục TQLC Sóng Thần…những thằng ham chơi đều có cái giá của nó, bọn mình chỉ có thằng Hạnh là con một sách nên được đeo con cá còn tất cả chẳng đứa nào dám đeo cánh gà vì sợ không về được với màu áo mình đã chọn từ lâu...Mỗi đứa một ngã lên đường, cũng may tao chưa nghe tin dữ của thằng nào bỏ cuộc chơi sau trận chiến "Dựng Cờ nơi Cổ Thành Đinh Công Tráng"… đến nay từ ngày vận nước suy đồi tao chưa một lần gặp lại tui bây, nhưng những đêm nằm mộng tưởng tao vẫn nhớ những khuông mặt từng thằng của hơn 60 năm về trước, nó tựa như mới hôm qua, hể nhớ tới là nó buồn dòng nước mắt lại chạy dài trên đôi gò má thằng lính già thất thập hôm nay và là thằng cầm đầu của đám phá làng, phá xóm năm xưa…
Nói về quận tư nó có những cái tên, những địa danh, những đại ca du đảng nổi tiếng một thời ai cũng phải biết, nhưng đối với tôi nó thân thương làm sao, mỗi lần nhắc lại tôi thấy thương tiếc cả một niềm đau, nó là kỷ niệm, nó là ký ức, nó sẽ được quên đi khi tôi không còn thở. Những bạn nào tuổi đã vào Thất Thập, những anh nào chuẩn bị để bước vào chắc đều biết con đường Tôn Thất Thuyết thuở xa xưa (lấy dấu mốc trước năm Mậu Thân) con đường Tôn Thất Thuyết chạy dọc theo bờ sông tính từ cầu Tân Thuận đi xuống ngã ba Đường Nguyễn Khoái đều biết có những đoạn đường phía bờ sông chẳng có căn nhà nào toàn những nhà kho của các bến cảng để lên xuống mọi loại hàng hoá, những vựa củi, những bãi rác, hai bên lề đường trồng nhiều cây Bã Đậu đất rộng người ít khi mùa hè về những trái bã đậu khô thường nổ vào lúc chập tối, đi đường phải chạy cho thiệt lẹ vì sợ ma…
Tôi luôn nhớ những ngày xưa cũ tiềm thức đó, có bữa nọ má tôi sai đi bộ đến cửa tiệm của ông bà già có tên là “Cụ Vực” mua 3 điếu thuốc rubi ghé sang quán cóc tiệm tàu ở đường đất đỏ mua một ca nhôm cà phê đen đá (Nấu bằng vợt) tình hàng xóm láng giềng mua thuốc lá, cafe không bao giờ trả tiền trước chỉ nói tên má tôi là họ ghi vào sổ, đầu tháng lãnh lương má tôi phải du hành từng tiệm để tính sổ trả tiền, tình hàng xóm của người miền nam dân lao động nó quý giá và thân thiết làm sao … bây giờ còn không, của cái tình “bán bà con xa mua láng giềng gần của người nam bộ?” trên đường về cùng cảnh cũ mưa lâm râm khi nghe tiếng bã đậu khô nổ chạy tuột quần xà lỏn khi đến nhà 3 điếu Rubi còn lại một, ca cafe đen đá của ba tôi chỉ còn lại chưa tới phân nữa , bị bà già cho quỳ gối chuộc tội vì con trai mà sợ ma. Ma thì ai chẳng sợ lúc nhỏ vì hai bên đường phía bờ sông thời ấy mưa lâm râm tiếng ếch nhái kêu vang trời không một bóng người qua lại đôi lúc có một vài chiếc xe ngựa chở khách ban đêm tiếng lọc cọc, lạch cạch hòa cùng với ánh đèn vàng mờ mờ ảo ảo với tuổi thơ lúc đó sợ thì phải sợ thôi… Như tôi đã nói má tôi sanh một lúc 6 thằng con trai liền tù tì, bị mất đi một thằng em kế tôi còn lại đúng năm thằng người đòi gọi là "ngũ quỷ" đúng như người xưa nói hề có chuyện gì lộn xộn đầu trên xóm dưới họ cứ réo tên ba má tôi ra mà mắn vốn thì hầu như 10 thì trúng hết 9 vụ...
Nhà ở cạnh con sông (một chi nhánh của sông nhà bè) chuyện tắm sông thì quá nhiều không thể nào nhớ nỗi cho hết, bọn tôi có những mật hiệu riêng riêng để ra dấu cùng nhau đi tắm để các bậc cha mẹ không biết, một ngón tay đưa lên là biết hẹn ở chỗ nào, hai ngón tay đưa lên là đã biết điểm hẹn ở nơi đâu, bây giờ tôi thèm khác, bây giờ tôi mơ tưởng những thằng bạn nối khố năm xưa giơ từng ngón tay lên để chúng tôi tìm điểm hẹn, tui mày giờ ở đâu, khóc tao lại khóc tụi mày ạ …?nước mắt của những thằng già khóc không phải vì đau đớn mà nó là cả những gì chất chứa trong nỗi niềm chất chứa lắng động trong mấy chục năm qua…
Ai về chốn cũ cho tôi gửi
Một nỗi nhớ thương với bạn bè
Những người xưa ấy giờ đâu nhỉ
Sau cuộc đời đời đang ở đâu?
Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là nơi phải thương phải nhớ, nhưng nếu ai là tôi, nếu ai hiểu được thì sẽ thấy tôi có quá nhiều niềm đau khi trở lại quê hương… một lần trở lại quê hương hơn 10 năm đã qua lòng tôi lắng động với nỗi niềm Từ Thức lạc lối về ... về thăm chốn cũ, đứng trước căn nhà của gia đình hơn năm mươi năm về trước, nỗi nhớ nhung lặng lẽ tràn dâng với muôn vàn cảm xúc... nơi tôi biết buồn vui, nơi tôi có quá nhiều kỷ niệm đang lắng động tâm tư tìm về lối cũ thì một giọng nói chẳng mang âm hưởng quận tư ngày nào mở cửa và hỏi tôi "Bác tìm ai thế" đứng trước căn nhà cũ của mình mà người trong nhà vọng ra hỏi mình tìm ai... có nỗi đau nào hơn, có ai hiểu được nỗi đau của tôi lúc bấy giờ (nhà của tôi bị cưỡng chế sau khi đổi đời) tôi lang thang từng góc phố, tôi lang thang từng địa danh chẳng ai biết tôi là ai và tôi cũng chẳng biết những khuông mặt mới đó là gì...???
Quê hương ơi quê hương chùm khế ngọt
Tiếng gọi mời nó thắm thiết làm sao
Trong quá khứ quê hương là tất cả
Tiếng thiêng liêng tổ quốc của giống nòi
Quê Hương ơi đại dương buồn chia cắt
Người phương trời đang nhớ tưởng quê cha
Từng nếm thử chùm khế kia mùi vị
Hương của chanh mùi nước mắt mẹ hiền
Và đôi lúc ừ thì là mùi khế
Dẫu ngọt chua vẫn mùi vị quê hương
Nhưng nếm thử thì không còn cảm giác
Chẳng dám ăn dẫu biết khế chín mùi
Quê hương mình là con đò nhỏ nhắn
Gió đong đưa thuyền trôi nổi lênh đênh
Người lây lất vì chén cơm manh áo
Sống từng ngày nhìn khế ngọt trên cây
Quê hương ơi là con diều xanh biếc
Lướt nhẹ nhàng trên mảnh đất thân yêu
Bay lạc lõng không nơi nào dừng bước
Bởi là diều nên vô định tương lai
Quê hương ơi quê hương dòng sữa mẹ
Dẫu xa nhà nhưng vẫn nhớ cầu tre
Qua xóm nhỏ cùng nhau trèo hái khế
Khế ngày xưa mùi vị khế ngọt ngào …
Thôi thì tất cả đã là dĩ vãng … sống để lòng, chết ta mang đi, thời gian sẽ là liều thuốc thần tiên nhất … hợp với tuổi già trợ lực cùng với thời gian sẽ đưa tôi đi vào một nơi và nơi đó chắc chắn rằng nơi tôi đã bắt đầu, mọi niềm đau ... niềm đau dân tộc, niềm đau tuổi trẻ sẽ bị mờ dần trong trí ức, các bạn thân yêu của tôi ơi, hy vọng các bạn cũng như tôi hãy gọi tên nhau trong tìm thức rồi chúng ta sẽ gặp nhau nơi nào đó trong cõi hư vô…
Tuấn TT.
Viết trong nỗi buồn nhớ bạn
San Jose Tháng 10 ngày 4 năm 2022
Trăng tàn trời mọc chuyện đời thế gian
Làm người thật lắm gian truân
Sanh ly tử biệt phải tuân luật trời
*******
Mới một thoáng đã gần 70 năm, đời người như một giấc nam kha, mới đó mà chuẩn bị trở về nơi bắt đầu…
Cha tôi được sanh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân hết sức bình thường, cha là con trưởng của một gia đình, nguyên quán Huyện Châu thành Tỉnh Bình Dương (Thủ dầu Một), là anh cả của mười đứa em, lúc vừa lớn lên thập niên 50 theo tiếng gọi quê hương cha tôi theo các thanh niên trai trẻ trong làng cùng nhau lên đường chống pháp dành lại sự tự do cho nền độc lập nước nhà, nhưng khi hiểu và thấy, nhận thức được bề trái của sự việc nên bỏ rừng về thành tìm hướng đi đúng cho bản thân (theo lời cha tôi kể). Ông gặp mẹ tôi trong một cuộc hành quân trong một vùng xôi đậu, ông đã thương người đàn bà đó và kết cuộc đi đến hôn nhân mặc dù bị gia đình cản trở với lý do hết sức đơn giản “trâu ta ăn cỏ đồng ta” quan niệm cố hữu của người xưa, nhưng vì tình yêu đối với người con gái xứ Trảng Bàng Hậu Nghĩa lúc đó mẹ tôi vừa tròn 17 tuổi, sau nầy đơn vị mà cha tôi gia nhập là đơn vị tiền thân của Binh Chủng Thiện Chiến Mũ Xanh TQLC.VN. Kể từ ngày lấy nhau mẹ tôi theo cha tôi bôn ba khắp nẻo đường mà cha tôi đi qua (ngoại trừ thời gian ông theo đơn vị ra trấn giữ hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa) cứ mỗi lần ông đi hành quân về mẹ tôi lại chuẩn bị cho ra đời một đứa em thấm thoát tổng cộng mẹ tôi cho ra đời tuần tự 6 thằng con trai trong miệt mài chờ đợi một đứa em gái nhưng chờ thì cứ chờ mẹ tôi hơi cứng đầu một lèo 6 thằng con trai sau cùng trời không phụ lòng người mẹ tôi cũng sanh được hai cô em gái. Vật đổi sao dời thế thời, thời thế thay đổi cha tôi phải đi tù như bao nhiêu người quân nhân yêu nước của miền nam lúc đó tính riêng đơn vị Mũ Xanh ông đã có hơn 21 năm tại ngũ.
Cha tôi có quê hương của Cha, Mẹ tôi có quê hương của Mẹ … còn tôi quê hương của tôi cách đây gần 70 năm về trước nghe tên người ta cũng thấy nó nghèo nàn và bình dân đến độ hể nói tới là dân Saigon chính hiệu đều biết sự xô bồ của nó “Dân Khánh Hội Quận Tư”
************
Quận Tư thuở ấy nghèo nàn
Nhà Tôn vách lá chẳng màn lợi danh
Một nơi lữ khách thập phương
Dân tình tứ xứ tha hương sống nhờ
Kho Năm, Kho Muối, Cây Bàng
Bến đò Long Kiểng tìm đàng mưu sinh
Có đường Đất Đỏ sình lầy
Trợt lên té xuống bầy hầy khi mưa
Nào là xóm chiếu chợ chiều
Xi mông chợ nhỏ quá nhiều nhớ nhung
Con đường Tôn Đản một thời
Anh hùng tứ xứ một đời nổi danh
Con đường Nguyễn khoái vòng ngoài
Có Gò Bà Mụ nghe hoài nhớ tên
Đi vòng tới Bến Vân Đồn
Qua đường Hoàng Diệu bồn chồn nhớ ai
Cầu Quay, Cầu Móng quận nghèo
Thuở Cầu Ông lãnh lèo tèo ghe buôn
Xa nhà mày chục năm trời
Cho tôi sống lại một thời xa xưa
*****
Sao quên dĩ vãng hả trời
Những con đường cũ một thời theo tôi
Bây giờ nghĩ lại nhớ nhiều
Nhớ nhà, nhà mất bao điều oái ăm
Bây giờ bạn hữu nơi nào
Đành ôm nỗi nhớ khi vào viễn du…
Những gì tôi viết trong bài thơ này là của thập niên 60, 70 lúc đó Sài-gòn mới bắt đầu lập thêm Quận 9, sau này trở thành mấy chục quận thì nó không phải là của tôi nữa rồi, nó là thành phố đổi chủ, những gì tôi nhớ được nếu có lộn vòng quanh xin được tha thứ vị tuổi đã già... như tôi đã viết ,Nhớ nhà nhà mất… Đành ôm nỗi nhớ khi vào viễn du … vì nhà của tôi đã bị cưỡng chế và bị lấy trong một đêm năm 75, buồn.
**********
Mở mắt chào đời và lớn lên trong một trại gia binh được nuôi dưỡng bằng tiền lương của cha, gạo của quân đội, ở trong trại gia binh nên tôi có những thằng bạn thân từ thuở ở truồng tắm mưa cho đến ngày trưởng thành rồi theo nghiệp binh đao tiếp nối nghiệp cha anh nhưng mộng không thành… tôi có những thằng bạn con lính trong cư xá mỗi đứa được có một cái tên thứ hai vô cùng đậm nét của dân chơi sài thành thập niên 60, 70 ...Hiệp Sư Cọ, Ban đầu bò, Sáng Hí, Thơm bà bông, Cu cá lóc v.v... xin cho tôi được gọi tên từng thằng một kể từ ngày tụi mình chia tay rồi đổi đời, tao chưa một lần gặp lại tụi bây, gọi tên tụi bây tao phải ngừng lại khi đánh chữ, nước mắt tao cứ nhạt nhoà hơn 50 năm rồi gặp lại chắc gì nhớ mặt nhau… Lưu ơi, Bình ơi, Trung ơi, Ban ơi, Hiệp Sư Cọ ơi, Mai ơi, Sáng Hí ơi , Thơm ơi v.v…tui mày giờ ở đâu riêng tao thì bây giờ đã là ông ngoại con cháu đầy nhà… Quốc gia Hưng Vong, Thất Phu hữu Trách nhà đã tan nước đã đổi chủ thì tất nhiên chúng mình có đáng là gì đâu trong cuộc bể dâu này, à mà tao cũng quên nhắn như với tụi mày, thằng Chín đã chết vì bệnh sơ gan, thằng Lân đã chết vì bệnh đau tim lúc rửa xe ở ngoài hè, còn thằng Hạnh sau khi đi tù Cải Tạo về được định cư ở Mỹ theo Diện HO đang làm nghề dọn dẹp khách sạn ở New York … Long Nhỏ thì đang làm thợ điện ở bên Louisiana… còn riêng tao thằng đầu đàn hiện cư ngụ tại vùng đất ấm tình người San Jose …
Tao còn nhớ rõ, tụi chúng mình đã lần lượt mất nhiều thằng bạn lúc chúng mình còn nhỏ, những trận chiến oai hùng của màu áo Mũ Xanh TQLC của cha chúng mình như trận Sóng Tình Thương, trận Mậu Thân, Huế, Lam Sơn 719... bon chúng mình đều có chung một nỗi đau ... Mẹ mất cha … vợ mất chồng còn tụi mình mất bạn (vì khi cha chết tụi nó vì cuộc sống phải mưu sinh với mẹ bằng cách trở về quê cũ làm ăn ) tin tức từ chiến trường về, tuy là con nít nhưng bọn chúng mình hiểu rất nhiều uẩn khúc đau thương của phận người con Lính, mỗi lần người Saigon họ ăn mừng chiến thắng của đơn vị nổi danh thì chúng mình mất đi vài thằng bạn khi ba nó được truy tặng Anh Dũng Bội Tinh và Tổ Quốc Ghi ơn với vành khăn tang trắng trên đầu… rồi thời gian theo tuần hoàn tụi mình lớn lên từ giã học đường để tiếp nối cha anh, tuy mỗi thằng mỗi ngã, tao, Thằng Lưu, Thằng Bình, Thằng Trung, Thằng Ban, Thằng Long lại khoát lên trên người bộ quân phục của cha, bộ quân phục khi chào đời bọn mình đã thấy đó là bộ Quân Phục TQLC Sóng Thần…những thằng ham chơi đều có cái giá của nó, bọn mình chỉ có thằng Hạnh là con một sách nên được đeo con cá còn tất cả chẳng đứa nào dám đeo cánh gà vì sợ không về được với màu áo mình đã chọn từ lâu...Mỗi đứa một ngã lên đường, cũng may tao chưa nghe tin dữ của thằng nào bỏ cuộc chơi sau trận chiến "Dựng Cờ nơi Cổ Thành Đinh Công Tráng"… đến nay từ ngày vận nước suy đồi tao chưa một lần gặp lại tui bây, nhưng những đêm nằm mộng tưởng tao vẫn nhớ những khuông mặt từng thằng của hơn 60 năm về trước, nó tựa như mới hôm qua, hể nhớ tới là nó buồn dòng nước mắt lại chạy dài trên đôi gò má thằng lính già thất thập hôm nay và là thằng cầm đầu của đám phá làng, phá xóm năm xưa…
Nói về quận tư nó có những cái tên, những địa danh, những đại ca du đảng nổi tiếng một thời ai cũng phải biết, nhưng đối với tôi nó thân thương làm sao, mỗi lần nhắc lại tôi thấy thương tiếc cả một niềm đau, nó là kỷ niệm, nó là ký ức, nó sẽ được quên đi khi tôi không còn thở. Những bạn nào tuổi đã vào Thất Thập, những anh nào chuẩn bị để bước vào chắc đều biết con đường Tôn Thất Thuyết thuở xa xưa (lấy dấu mốc trước năm Mậu Thân) con đường Tôn Thất Thuyết chạy dọc theo bờ sông tính từ cầu Tân Thuận đi xuống ngã ba Đường Nguyễn Khoái đều biết có những đoạn đường phía bờ sông chẳng có căn nhà nào toàn những nhà kho của các bến cảng để lên xuống mọi loại hàng hoá, những vựa củi, những bãi rác, hai bên lề đường trồng nhiều cây Bã Đậu đất rộng người ít khi mùa hè về những trái bã đậu khô thường nổ vào lúc chập tối, đi đường phải chạy cho thiệt lẹ vì sợ ma…
Tôi luôn nhớ những ngày xưa cũ tiềm thức đó, có bữa nọ má tôi sai đi bộ đến cửa tiệm của ông bà già có tên là “Cụ Vực” mua 3 điếu thuốc rubi ghé sang quán cóc tiệm tàu ở đường đất đỏ mua một ca nhôm cà phê đen đá (Nấu bằng vợt) tình hàng xóm láng giềng mua thuốc lá, cafe không bao giờ trả tiền trước chỉ nói tên má tôi là họ ghi vào sổ, đầu tháng lãnh lương má tôi phải du hành từng tiệm để tính sổ trả tiền, tình hàng xóm của người miền nam dân lao động nó quý giá và thân thiết làm sao … bây giờ còn không, của cái tình “bán bà con xa mua láng giềng gần của người nam bộ?” trên đường về cùng cảnh cũ mưa lâm râm khi nghe tiếng bã đậu khô nổ chạy tuột quần xà lỏn khi đến nhà 3 điếu Rubi còn lại một, ca cafe đen đá của ba tôi chỉ còn lại chưa tới phân nữa , bị bà già cho quỳ gối chuộc tội vì con trai mà sợ ma. Ma thì ai chẳng sợ lúc nhỏ vì hai bên đường phía bờ sông thời ấy mưa lâm râm tiếng ếch nhái kêu vang trời không một bóng người qua lại đôi lúc có một vài chiếc xe ngựa chở khách ban đêm tiếng lọc cọc, lạch cạch hòa cùng với ánh đèn vàng mờ mờ ảo ảo với tuổi thơ lúc đó sợ thì phải sợ thôi… Như tôi đã nói má tôi sanh một lúc 6 thằng con trai liền tù tì, bị mất đi một thằng em kế tôi còn lại đúng năm thằng người đòi gọi là "ngũ quỷ" đúng như người xưa nói hề có chuyện gì lộn xộn đầu trên xóm dưới họ cứ réo tên ba má tôi ra mà mắn vốn thì hầu như 10 thì trúng hết 9 vụ...
Nhà ở cạnh con sông (một chi nhánh của sông nhà bè) chuyện tắm sông thì quá nhiều không thể nào nhớ nỗi cho hết, bọn tôi có những mật hiệu riêng riêng để ra dấu cùng nhau đi tắm để các bậc cha mẹ không biết, một ngón tay đưa lên là biết hẹn ở chỗ nào, hai ngón tay đưa lên là đã biết điểm hẹn ở nơi đâu, bây giờ tôi thèm khác, bây giờ tôi mơ tưởng những thằng bạn nối khố năm xưa giơ từng ngón tay lên để chúng tôi tìm điểm hẹn, tui mày giờ ở đâu, khóc tao lại khóc tụi mày ạ …?nước mắt của những thằng già khóc không phải vì đau đớn mà nó là cả những gì chất chứa trong nỗi niềm chất chứa lắng động trong mấy chục năm qua…
Ai về chốn cũ cho tôi gửi
Một nỗi nhớ thương với bạn bè
Những người xưa ấy giờ đâu nhỉ
Sau cuộc đời đời đang ở đâu?
Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là nơi phải thương phải nhớ, nhưng nếu ai là tôi, nếu ai hiểu được thì sẽ thấy tôi có quá nhiều niềm đau khi trở lại quê hương… một lần trở lại quê hương hơn 10 năm đã qua lòng tôi lắng động với nỗi niềm Từ Thức lạc lối về ... về thăm chốn cũ, đứng trước căn nhà của gia đình hơn năm mươi năm về trước, nỗi nhớ nhung lặng lẽ tràn dâng với muôn vàn cảm xúc... nơi tôi biết buồn vui, nơi tôi có quá nhiều kỷ niệm đang lắng động tâm tư tìm về lối cũ thì một giọng nói chẳng mang âm hưởng quận tư ngày nào mở cửa và hỏi tôi "Bác tìm ai thế" đứng trước căn nhà cũ của mình mà người trong nhà vọng ra hỏi mình tìm ai... có nỗi đau nào hơn, có ai hiểu được nỗi đau của tôi lúc bấy giờ (nhà của tôi bị cưỡng chế sau khi đổi đời) tôi lang thang từng góc phố, tôi lang thang từng địa danh chẳng ai biết tôi là ai và tôi cũng chẳng biết những khuông mặt mới đó là gì...???
Quê hương ơi quê hương chùm khế ngọt
Tiếng gọi mời nó thắm thiết làm sao
Trong quá khứ quê hương là tất cả
Tiếng thiêng liêng tổ quốc của giống nòi
Quê Hương ơi đại dương buồn chia cắt
Người phương trời đang nhớ tưởng quê cha
Từng nếm thử chùm khế kia mùi vị
Hương của chanh mùi nước mắt mẹ hiền
Và đôi lúc ừ thì là mùi khế
Dẫu ngọt chua vẫn mùi vị quê hương
Nhưng nếm thử thì không còn cảm giác
Chẳng dám ăn dẫu biết khế chín mùi
Quê hương mình là con đò nhỏ nhắn
Gió đong đưa thuyền trôi nổi lênh đênh
Người lây lất vì chén cơm manh áo
Sống từng ngày nhìn khế ngọt trên cây
Quê hương ơi là con diều xanh biếc
Lướt nhẹ nhàng trên mảnh đất thân yêu
Bay lạc lõng không nơi nào dừng bước
Bởi là diều nên vô định tương lai
Quê hương ơi quê hương dòng sữa mẹ
Dẫu xa nhà nhưng vẫn nhớ cầu tre
Qua xóm nhỏ cùng nhau trèo hái khế
Khế ngày xưa mùi vị khế ngọt ngào …
Thôi thì tất cả đã là dĩ vãng … sống để lòng, chết ta mang đi, thời gian sẽ là liều thuốc thần tiên nhất … hợp với tuổi già trợ lực cùng với thời gian sẽ đưa tôi đi vào một nơi và nơi đó chắc chắn rằng nơi tôi đã bắt đầu, mọi niềm đau ... niềm đau dân tộc, niềm đau tuổi trẻ sẽ bị mờ dần trong trí ức, các bạn thân yêu của tôi ơi, hy vọng các bạn cũng như tôi hãy gọi tên nhau trong tìm thức rồi chúng ta sẽ gặp nhau nơi nào đó trong cõi hư vô…
Tuấn TT.
Viết trong nỗi buồn nhớ bạn
San Jose Tháng 10 ngày 4 năm 2022
No comments:
Post a Comment