Friday, February 10, 2023

Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt (Người Mỹ; với căn cước Người Việt Tị Nạn Cộng Sản) - Matthiew NChuong

Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt.
(Người Mỹ; với căn cước Người Việt Tị Nạn Cộng Sản)
Nghĩa là:"Chúng tôi là người Mỹ. Người có quốc tịch Mỹ, nhưng nguồn gốc từ là con dân của nước Việt Nam Cộng Hòa". Nước Mỹ không chấp nhận đảng viên Cộng Sản trở thành người dân Mỹ. Nếu ai đó là đảng viên Cộng Sản mà thành người dân Mỹ, nghĩa là tên đảng viên Cộng Sản ấy đã Lường Gạt chính phủ Mỹ. Kẻ này sẽ phải trả giá khi sự việc ấy bị khám phá.

* Chúng tôi gốc là con dân của nước Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), và không dính dáng gì đến nước Việt Nam dưới sự cai trị của Cộng Sản; được gọi là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
 HÃY NHỚ! Chúng tôi không phải là Việt kiều, hay Kiều bào. Đừng dựa hơi, ăn bám.
Chúng tôi là người Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức, v.v... với căn cước "người Việt Tị Nạn Cộng Sản." 
Matthiew NChuong
Minh-Triết Lâm Minh
 

fb Nguyễn Ngọc Trang
Mấy ngày qua báo chí CSVN nói về Giáo sư Nguyễn Thục Quyên được bầu vào Viện Hàn Lâm Khoa học Hoa Kỳ, với những ngôn từ nào là người Mỹ gốc Việt, còn DLV thì nói rất tự hào là người VN.
 
Tìm hiểu chị Quyên sinh năm 1970, tại Ban Mê Thuộc, Đắk Lắk, thuộc VNCH. Có cha là sĩ quan phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 4/1975 ba chị đi tù CSVN, đến năm 1991 cả gia đình được đi Mỹ theo diện HO.
 
Như vậy trường hợp này là do Hoa Kỳ đào tạo, và là người con của mảnh đất gian nan khó nhọc hình chữ S, được chào đời trên lãnh thổ của chính phủ VNCH.
Đừng có thấy người sang bắt quàng làm họ.
 
Hiện chị đang giảng dạy tại tiểu bang Cali, Hoa Kỳ.
Bạn nào thích học hỏi, có thể liên lạc Giáo sư Nguyễn Thục Quyên qua địa chỉ email: quyen@chem.ucsb.edu
KỸ SƯ TRANG 
-------

Thai Quang Dang
***** Từ Cô Gái Việt Nam Không Biết Tiếng Anh Đến Nữ Khoa Học Gia Lọt Top 1% Thế Giới Tại Mỹ Quốc. *****
Ngày mới đặt chân tới Mỹ, GS-TS. Nguyễn Thục Quyên mới chỉ biết vài câu tiếng Anh, vậy mà chỉ trong 10 năm, bà đã tốt nghiệp đại học, cao học rồi lấy bằng Tiến sĩ – điều mà ngay cả những sinh viên bản xứ cũng khó làm được. 

Câu chuyện học tiếng Anh của Giáo sư đã trở thành giai thoại với nhiều du học sinh.

Tuổi thơ theo mẹ đi khắp nơi để kiếm sống, sang Mỹ thì bị bạn bè chê cười vì không biết tiếng Anh, nhưng Nguyễn Thục Quyên đã vượt qua tất cả và trở thành một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên sinh ra ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) trong một gia đình gồm 5 anh chị em.
Sau năm 1975, cha đi cải tạo
, mẹ chị - một cô giáo dạy toán cấp 2, dẫn dắt đàn con đến các vùng kinh tế mới như Phước Lâm, Long Điền, Đất Đỏ, Phước Tỉnh và Vũng Tàu để tìm kế sinh nhai.

Lúc 5-6 tuổi, cô bé Quyên phải phụ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, kiếm củi nấu cơm, đào khoai, câu cá, gánh nước... Cuộc sống cơm áo, gạo tiền cứ đeo bám cho đến năm 1986 khi gia đình mở tiệm phở ở Bến Đá - Vũng Tàu, Quyên mới được đi học ở trường Trung học Trần Nguyên Hãn.

Khi còn ở Việt Nam, GS-TS. Nguyễn Thục Quyên không được học tiếng Anh, cho đến tháng 7/1991, bà qua Mỹ theo Chương trình Tái Định cư Nhân đạo cùng với bố, mẹ, anh trai và ba em gái. Trước khi đi, các anh em trong gia đình chỉ được học một khóa tiếng Anh cấp tốc vài tháng. Cả gia đình biết rất ít tiếng Anh, nên thời gian đầu ở Mỹ rất cực.

Hai năm đầu, các anh chị em của chị Quyên cứ đòi về Việt Nam vì không biết tiếng Anh và phong tục tập quán Mỹ. Nhưng chị thấy ổn vì được làm điều mình thích mà không sợ người khác dị nghị.

"Khi còn ở Việt Nam, gia đình đã vất vả rồi, nên khi sang Mỹ tôi phải cố gắng hơn rất nhiều để có được cuộc sống tốt hơn", chị Quyên chia sẻ. 

Để tự khẳng định bản thân nơi đất khách quê người, chị đã quyết tâm học tiếng Anh thật nhanh bằng cách đăng ký ở ba trường trung học tại ba thành phố. Ở Mỹ, tiếng Anh được học miễn phí.

Vất vả với bao tủi nhục khi bị nhiều người coi thường càng khiến chị có thêm động lực vươn lên. "Có giáo viên chế nhạo tôi trước cả lớp vì khả năng nói tiếng Anh kém. Một ông người Mỹ còn nói thẳng với tôi hãy về nước của cô đi", chị nhớ lại và cho biết ở Mỹ vẫn còn một số người phân biệt kỳ thị như vậy. "Thậm chí có đồng nghiệp lúc ở trường không bao giờ nói chuyện với tôi mặc dù tôi đã cố gắng để nói chuyện với anh ta vài lần", nữ giáo sư nói.

Cứ sáng, chiều, tối, mỗi buổi học ở một trường. Mỗi ngày bà đều xem tin tức đài truyền hình Mỹ để tập nghe. 

Tháng 9/1993, bà xin học tại Santa Monica College và tham gia bốn lớp tiếng Anh dành cho người nước ngoài. Ngoài ra, bà còn tới những trung tâm dạy kèm sinh viên miễn phí trong trường để học thêm.
Sau một năm học ngày học đêm, cuối cùng giáo sư cũng thi được vào học chính như những sinh viên khác…

Tháng 9/1993, người cô họ cho chị ở cùng nhà, nhưng chị phải dọn dẹp, nấu nướng, đi chợ và chạy việc vặt cho cô. Thời gian này, chị xin học ở Đại học Santa Monica nhưng không được nhận vì tiếng Anh kém.
Chị đã năn nỉ nhà trường cho học thử một kỳ và hứa nếu không học được sẽ trở về trường trung học để học thêm tiếng Anh. 

Ban ngày đi học, ban đêm chị tìm lớp học thêm ở trung tâm dạy tiếng Anh miễn phí. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng chị cũng được nhận vào học. 

Thấy bố mẹ vất vả làm trong nhà hàng và ở hãng may, chị không cho phép bản thân thất bại mà cố gắng gấp đôi, gấp ba so với những bạn cùng trang lứa. Để có tiền học, chị xin làm thêm trong thư viện trường từ 17h đến 22h mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ nên phải vay thêm tiền của Chính phủ.

Mùa thu năm 1995, Giáo sư chuyển từ Đại học Cộng đồng Santa Monica qua Đại học tiểu bang thành phố Los Angeles (UCLA). 

Bà xin làm ở một phòng thí nghiệm của ngành sinh vật, nhưng chỉ được rửa dụng cụ thí nghiệm. Thích thú với công việc nghiên cứu, bà xin được làm thí nghiệm nhưng không được nhận vì lý do “nghiên cứu không dành cho tất cả mọi người, bạn nên tập trung vào việc học tiếng Anh”. 

Trải nghiệm bị coi thường này không khiến Giáo sư nản chí, ngược lại, nó trở thành động lực để bà cố gắng nhiều hơn. 

Sau khi tốt nghiệp đại học tháng 12/1997, GS. Quyên nộp đơn xin học thạc sĩ. 

Sau một năm, đến tháng 12/1998, bà đã lấy bằng cao học lý – hóa và nhận được học bổng tiến sĩ cùng ngành này.

Trong thời gian học tiến sĩ, bà làm trong phòng thí nghiệm 6 ngày/tuần, mỗi ngày làm 16 tiếng cho tới 2 giờ sáng mới về nhà.

Sinh viên Mỹ đều rất kinh ngạc trước sự nỗ lực của bà. Xúc động trước đam mê của cô học trò gốc Việt, thầy hướng dẫn – Benjamin Schwartz – đã tạo nhiều cơ hội để bà tham dự các hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Năm cuối của chương trình tiến sĩ, bà là một trong bảy sinh viên nhận được học bổng toàn trường, khoảng 30.000 USD.

Tháng 6/2001, bà được nhận bằng Tiến sĩ, trước cả những sinh viên trong phòng thí nghiệm sinh vật mà trước đây bà từng phải rửa dụng cụ thí nghiệm cho họ. Khi biết bà được giải thưởng xuất sắc của phân ngành lý – hóa, họ đã rất mắc cỡ vì họ đều phải mất 8 năm mới lấy được bằng tiến sĩ, trong khi bà chỉ làm điều đó trong ba năm. 

Trong tám năm họ viết được một hoặc hai bài báo, còn bà có tới 12 bài báo khoa học và thuyết trình 19 lần ở các đại học trong nước và quốc tế.
Theo báo Người đô thị, khi được hỏi vì sao bà có thể đạt được kỳ tích này, GS-TS. Nguyễn Thục Quyên trả lời:
“Vì khi ở Việt Nam, gia đình tôi rất nghèo, lớn lên không có nhà ở và không có cơm ăn, thường hay bị bạn bè chê cười. Qua Mỹ cũng bị nhiều người Mỹ lẫn Việt Nam coi thường, thành thử tôi phải cố gắng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi đã khóc rất nhiều lần ở Việt Nam, lẫn ở Mỹ”.

Cuối năm 2018, Clarivate Analytics công bố danh sách hơn 4.000 nhà khoa học toàn cầu vào top 1% những nhà khoa học có nhiều trích dẫn nhất thế giới (highly cited researchers – HCR), GS-TS. 

Nguyễn Thục Quyên là nhà khoa học nữ hiếm hoi trên thế giới bốn năm liền vào top 1% này.

Trước khi lọt vào danh sách này của Thomson Reuters và Clarivate Analytics, giáo sư Nguyễn Thục Quyên vốn đã được nhiều đồng nghiệp quốc tế biết đến thông qua những công trình được xuất bản trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành như Nature Materials, Science, Advanced Materials, Advanced Energy Materials, Advanced Functional Materials, Physical Chemistry Chemical Physics, Chemistry of Materials, Applied Physics Letters… do chị và cộng sự thực hiện. Các công trình này chủ yếu tập trung vào việc làm rõ mối liên hệ giữa cấu trúc phân tử, cách thức làm thiết bị và hiệu suất hoạt động của các thiết bị điện tử hữu cơ (organic electronics) - gồm pin năng lượng mặt trời hữu cơ (organic solar cells), transistor hiệu ứng trường hữu cơ (organic field-effect transistor), cảm biến quang điện (photodetectors), và đèn LED (organic light-emitting diodes), đặc biệt là các đặc tính của vật liệu và thiết bị ở kích cỡ nano.

Bên cạnh đó, chị cũng nghiên cứu về tính chất điện tử của polyme liên hợp có chứa ion (conjugated polyelectrolytes) và vật liệu sinh học (biomaterials), cơ sở để tạo ra những vật liệu hữu cơ tiên tiến trong các thiết bị điện tử sinh học (bioelectronics), có khả năng ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, ví dụ như pin nhiên liệu sinh học (microbial fuel cells) và lĩnh vực y học như các thiết bị y tế sinh học hữu cơ (organic biomedical devices).

"Hãy làm những gì bạn yêu thích và yêu những gì bạn làm. Làm việc chăm chỉ và tận hưởng cuộc sống. Sống giúp đỡ những người xung quanh và làm việc hữu ích cho xã hội. Hãy cố gắng và đừng từ bỏ dễ dàng. Thiết lập mục tiêu cho bản thân và theo đuổi nó. Đừng để mọi người ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình. Khi người ta đạp tôi xuống, tôi càng cố gắng vươn lên. Tôi sử dụng những điều tiêu cực như động lực để cố gắng nhiều hơn. Tôi cho mọi người thấy những gì tôi có thể làm… " - (GS-TS. Nguyễn Thục Quyên)
LeVanQuy sưu tầm
Thân mến
TQĐ
 
 
 Chúng tôi là con dân của nước VNCH (Việt Nam Tự Do). Chúng tôi không phải là Việt Cộng (VC, hay Vi Xi)
* Lâm Nguyên
Thấy người tài bắt ngay bà con,mịa cái đám trời đánh
* Hai Robert
Người ta là công dân Hoa Kỳ chỉ có dòng máu Việt thôi bếu nhận là người nuocs mình chắc cả thế giới nhận chứ Hoa kỳ là Hợp chủng quốc mà, người nước nào chả có?
 
* Nguyễn Vinh
Cs thì như bánh tráng vãi
* Thuan Tran
sao những thằng nghiện ngập . những con vẹm cái Nấm Độc . sao ko thấy báo Đông Lào đưa tin sau khi qua Mỹ ta

* Tien Dat Phan
Nói thẳng ra cô NTQ là người cua đu càng -3/// -lại là con cháu của thế hệ VNCH mà dlv của vc thường hay chửi bới những người thuộc VNCH . Thế mới thấy người của thế hệ VNCH luôn luôn làm hãnh diện cho người Việt Nam , chứ đám dlv thì đã làm gì được ?
* Kim Châu
Hạt giống tốt của chế độ củ!.
* Son Luu
Vì cộng sản không có liêm sỉ lẫn tự trọng nên... chúng rất quen "bắc quàng làm họ" với những ai thơm tho.
* Dinhvu Phero
Thấy sang bắt quàng lamg họ, coi nè thấy mà có ảnh hưởng đem tiền đi mua chuộc nè
* Vu Vovan
Ngưởi nhang đèn quen rồi .
* Annie Vuong
Nhưng người tài giỏi thật sự không có đất sống ở VN +
* Phuc Duyet Nguyen
Khúc dồi ngàn dặm ! Nhìn nhận kiếm chút dolala
* Lâm Nguyên
Thấy người tài bắt ngay bà con,mịa cái đám trời đánh
* Hoàng Diệu
bản chất vậy đó

 
-------------------- 

Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt.
"VIỆT KIỀU", "KIỀU BÀO" - ơ hay, "KIỀU" nghĩa là gì? 

1/ Nói ngay, "kiều" (phồn thể 僑, giản thể 侨) nghĩa là: ăn nhờ ở đậu. "Kiều dân" (僑 民) là người không sống tại quê hương bản địa mà sống ở nước khác - chú ý: "sống" ở đây là rơi vào tình trạng ăn nhờ ở đậu.

Khi nói người nào đó là "Việt kiều" tại Mỹ, nghĩa là người VN đó đang sống trên đất Mỹ nhưng là "ăn nhờ ở đậu", chưa chính thức trở thành công dân nước sở tại. Nhưng một khi họ đã nhập quốc tịch Mỹ, không phải lưu trú theo kiểu ăn nhờ ở đậu nữa, cách gọi đúng ở đây là: "người Mỹ gốc Việt", hoặc "người Việt quốc tịch Mỹ".
 


2/ Nhắc chuyện xưa cho tỏ vấn đề:

Sài Gòn trước đây, vào thập niên 50, nhiều người Hoa ở Chợ Lớn được gọi là "Hoa kiều" - bởi vì họ sống trên đất VN nhưng không chính thức là công dân VN, nhiều người trong họ vẫn giữ quốc tịch "Trung Hoa dân quốc" (Taiwan)... Sau đó, họ đổi sang quốc tịch VN thì không còn gọi "Hoa kiều" nữa, mà gọi là "người Việt gốc Hoa". 

Chữ nghĩa ngày đó được dùng rất chuẩn xác.
3/ Còn gọi "kiều bào" (僑 胞)? "Bào" tức là cái bọc, "đồng bào" (同 胞 ) là cùng một bọc, một cách gọi thân thiết ví như ruột rà với nhau. "Kiều bào" là người cùng một dân tộc nhưng đang sống ở nước ngoài, và - lại phải nhấn mạnh - là sống nhờ, ở nhờ nước khác ("kiều")!

Hiện nay người Việt ở khắp nơi trên thế giới, dù họ đang là "người Mỹ gốc Việt", "người Úc gốc Việt", "người Pháp gốc Việt"... mà lòng vẫn nhớ về quê hương nên thường gọi nhau là "người Việt hải ngoại", hoặc "đồng bào hải ngoại". 

Xưng hô như vậy là chính xác.
* Nói nào ngay, vẫn còn có một số người Việt tuy đã mang quốc tịch nước ngoài, chính thức trở thành công dân nước ngoài nhưng lại thích được gọi là ... "kiều bào", "Việt kiều"- tức họ ưng làm "kiều", chỉ "ăn nhờ ở đậu" nơi xứ người thì ... đành chịu, chớ làm sao thay đổi cái tâm lý lớt phớt "chuồn chuồn đạp nước" của họ cho được? 

* Trong khi đó, cả triệu người Việt hải ngoại xác định đâu ra đó: đối với đất nước đã cho họ được quyền sinh sống chính thức, đàng hoàng, đó là nơi chốn mà họ phải có trách nhiệm đáp đền - bên cạnh nỗi nhớ quê Việt và sự đóng góp cho họ hàng thân thích tại quê nhà. 


Họ, là cả triệu người Việt hải ngoại, họ không phải "kiều" ăn nhờ ở đậu gì ráo trọi. Họ đâu phải "kiều dân" mà đều là chính dân của các nước sở tại. 

4/ Đây, cần nhắc thêm chuyện này:
Hồi năm 1978-1979, xảy ra việc trục xuất nhiều người gốc Hoa ra khỏi VN. Đa số họ đều đã mang quốc tịch VN từ lâu, tức là trở thành người Việt gốc Hoa. Nhưng lúc bấy giờ báo chí cứ réo họ ra mà gọi là "Hoa kiều" - tức xếp họ vào hạng những kẻ ăn nhờ ở đậu không hơn không kém! 

Đó, quí bạn thấy rồi đó, quan chức và báo chí lúc bấy giờ biết tỏng nghĩa của chữ "kiều" là gì rồi.

Còn bây giờ? Không lẽ chỉ mới mấy chục năm trôi qua, cái sự hiểu về ý nghĩa của chữ "kiều" bỗng dưng... bốc hơi đâu mất? Nhanh thật. Quá nhanh.

Sao không gọi là "người Việt hải ngoại", "đồng bào hải ngoại"?

(Matthiew NChuong.)

---------------

CHÚNG TÔI LÀ NHỮNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN

Đừng gọi chúng tôi là Việt Kiều!!
NGUYEN HUY·20 THÁNG 2 2016
Thuy Nhien Nguyen
fb Hoàng Vũ
 Năm ngoái, một cô “du sinh” Việt Nam (Sinh Viên VN Du Học) theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ có phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài:
Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ?
- “Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,”
(tôi trả lời. )

Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích:
- “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
 
Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” tức là Giấy Thông Hành nước ngoài.

- Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không muốn NHẬN VƠ chúng tôi là dân của ông ấy?

Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do.
Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam:
- Những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.
- Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn.
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa là từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất đi tư cách tị nạn. Pháp đã áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.

Dù không thuộc các thành phần nêu trên, nhưng một khi đã giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không còn là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng đã hiểu ra câu trả lời:
"chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”
 
Tôi giải thích thêm: 
- “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đề khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ phải can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt được hiệu quả.

Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta.

Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chận ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam.

Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?

- Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ.

- Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.

Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ.
Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.

 ---------------

CHÚNG TÔI LÀ AI?

Cung Van
Thanh Nguyen
Tôi tự hỏi tôi là ai?
Tôi tự trả lời:
Trong BÀI THƠ TỰ BẠC (Minh Quốc Cung Văn)
“Tôi là con chim bé nhỏ
Tung cánh bầu trời xanh
Diệt bọ và bắt sâu
Đã phá hoại mùa màng•••)
Tôi là con cháu LẠC LONG

Mười tám đời HÙNG VƯƠNG
Trên bầu trời BÁCH VIỆT
Con cháu TRÂN NHẦN TÔNG
Con cháu HƯNG ĐẠO VƯƠNG
Con cháu ỨC TRAI NGUYỄN TRÃI NÓ
Con cháu LÊ THÁI TỔ
Con cháu NGUYỄN HUỆ QUANG TRUNG
Con cháu của các bậc Anh Hùng
Hy sinh cho Đất Nước
Dựng xây nên Tự Do
Hùng Cường cho Tổ Quốc
Tôi là dân VIỆT NAM
Nguồn cội từ BÁCH VIỆT
Chiến đấu dưới màu cờ

Có Vàng Ba Làn Máu Đỏ

Tôi là dân da vàng
Sinh trên Đất Việt Nam
Cực Bắc Ải Nam Quan
Cực nam là Ca Mâu
Phía đông biển Nam Hải
Phía tây giải Trường Sơn
“Hoành Sơn Nhất Đới
Vạn Đại Dung Thân”
Tôi là dân tỵ nạn
Chính trị một trăm phần trăm
 
Tôi là Công Dân Mỹ
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Con cháu chúng tôi
Sinh ra trên Đất Mỹ
Chính thời Công Dân Hoa Kỳ
Không bao giờ quên cội nguồn
Là Đất Mẹ Việt Nam
Là con rồng cháu tiên

Yêu giang Sơn Tổ Quốc
“Nam quốc Sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thu
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Những Đảng hành khăn thãm bại hư “ Lý Thường Kiệt
“ Đoạt sáo Chương Dương đỗ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thai binh từ nỗ lực
Vạn cỗ thử giang san“ Trần Quang Khải
MINH QUỐC CUNG VĂN
-------------------
 
fb Van Hoang
KHỔ THÂN 2 CHỮ “VIỆT KIỀU”
Việt kiều về nước nghe sang
Ở nơi đất khách dọn bàn rửa ly
Kể ra bè bạn khinh khi
Nhưng nơi xứ lạ mần gì được đây
Ai cũng ngỡ rằng trời tây
Đi lâu một chút về xây nhà lầu
Mấy ai hiểu cảnh cơ cầu
Việt kiều họ cũng lao đầu làm thuê.
Dù có trong tay lắm nghề
Nhưng mà đất khách bộn bề lắm thay
Đâu phải ai cũng như ai
Cũng có số tốt gặp may xứ người.
Đất khách đâu phải đi chơi
Mà là sớm tối phải bơi đi cày
Cả sáng rồi lại cả ngày
Làm nhiều nghỉ ít chẳng ai hiểu dùm.
Về nước cứ la um xùm
Cho rằng đất khách toàn trùm đại gia
Sống nơi cái xứ người ta
Tiếng tăm chưa biết chẳng ra thứ gì.
Nước ngoài nhìn họ khinh khi
Bởi vì ngôn ngữ có khi bất đồng
Họ nói rắn ta hiểu rồng
Nói đông hiểu bắc khó lòng ai ơi.
Việt kiều đất khách chơi vơi
Chứ đâu có phải như trời quê hương
Muốn đi cứ bước ra đường
Biết đọc biết viết bình thường thế đâu.
Đất khách có chỗ chữ tàu
Nhìn vô thì có khác nào rừng xanh
Có lúc họ ghi tiếng anh
Nhìn vào cũng chẳng có rành gì đâu.
Có người đi thật là lâu
Muốn về thăm mẹ lại rầu tiền nong
Nên phải còng lưng mà cố
Làm cho đủ vốn mới mong ngày về.
Việt kiều hai tiếng nặng nề
Ngày đi trống rỗng ngày về mang danh
Hai tiếng việt kiều mỏng manh
Mà sao ai cũng muốn canh việt kiều.
Về hỏi tiền ít tiền nhiều
Chẳng ai thử hỏi những điều thiệt hơn
Việt Nam xin hãy làm ơn
Đừng ghép hai tiếng xanh rờn tội ghê.
Việt kiều nhớ mẹ nhớ quê
Nên gom nên góp tiền về để thăm
Việt Nam xin chớ hiểu lầm
Cứ đi xa xứ là làm đại gia !!!!!
Sống ở cái xứ người ta
Thì họ chỉ gọi mình là ngoại bang
Chứ nào có được chảnh sang
Đi xa về xứ là mang việt kiều.
Fb Vũ Thái Thiên
 
------------------- 

 
Comment:

* Trang Y Ha
Trong Hán Tự không có "kiều bào". VC dùng kiều bào là chỉ người trong nước đi làm ăn hay ở đậu ở nước ngoài (còn giữ quốc tịch vn).. Là người lính VNCH nên hiểu. Chúng ta không là "kiều bào".
* Thomas Nguyen
Lá Cờ Thiêng màu vàng ba sọc đỏ
Em dương cao trên nền trời nước Mỹ
Để tự do trang trải khắp mọi nơi.
* Bach-Tuyet Tran
Người Việt Nam bỏ xứ tránh khỏi bọn việt cọng thì hãy sáng suốt nhận được vị tổng thống nào là người không bắt tay với bọn trung cộng, để khỏi bị hối tiếc thêm lần nữa " tránh vỏ dưa, lại gặp vỏ dừa " !
Nếu lần này nữa thì nên trở lại Vn chịu chung cảnh với dân nô lệ cho giặc Tầu !
 
* Nguyễn Viết Quý
Xạo Hết Chổ Nói = xhcn. Kkk
Khúc ruột ngàn dặm nghe rỏ trả lời.
ĐMCS bọn tau thất nghiệp quá trời.

* Huy Chuong Doan
Tuy VNCH thua, nhưng những Quân Nhân Cán Chính VNCH và Hậu Duệ VNCH đi đến đâu cũng luôn tự hào là người của VNCH và HD/VNCH. còn cộng sản luôn tự hào là kẻ thắng cuộc. Nhưng tại sao người cộng sản và con cháu của họ khi ra nước ngoài hay kể cả khi còn trong nước. Họ không dám thừa nhận họ là những người cộng sản hay họ là con cháu của cộng sản???

No comments: