AI NHỚ - AI QUÊN
Mười bảy tháng hai là ngày gì nhỉ ?
Bốn mươi bốn năm, tuổi đời hoen rỉ
Hào khí chôn sâu , Chí khí dập vùi
Biết bao anh lính cay đắng ngậm ngùi
Hồn phách lang thang hang sâu, vách núi
Vẫn còn vong linh hờn tủi... vô danh
Vậy mà sử xanh lãng tránh cho đành
Xoá tên kẻ thù, quên luôn trận đánh
Người lính trở về nghèo khổ, lang thang
(Cũng có vài người làm quan, làm tướng)
Lâu lâu gặp nhau lệ trào sung sướng
Nhắc chuyện ngày xưa, có người bỗng ngượng
Kết bạn kẻ thù, sống sượng...vô ơn !
Xưa cháy bỏng tay , nòng súng căm hờn
Sẹo được xoá bằng lớp sơn " hữu nghị"
Cùng nghĩa đồng bào, nhuốm màu sát khí
Với giặc ngoại xâm tri kỷ, bạn bè
Ai nhớ được gì, nhắc lại...dân nghe !
......17/02/2023......NQV......
---------------------
Nguyễn Hùng (Blog VOA)
Dịp kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc chứng kiến màn mở miệng của phần lớn báo chí trong nước, vốn dè dặt trong hàng chục năm trở lại đây mỗi khi đề cập tới những ngày đẫm máu tại sáu tỉnh biên giới giáp Trung Quốc từ tháng Hai năm 1979.
Quân Trung Quốc tải thương.
Cuộc chiến trên thực tế còn kéo dài tới tận năm 1989 dù với quy mô, không gian và thời gian phần lớn hạn chế hơn. Mặc dù Đài Truyền hình Việt Nam đúng hôm 17/2 bị chỉ trích vì không dám một lần nhắc tới hai chữ ‘Trung Quốc’ khi đưa tin về các hoạt động kỷ niệm 40 năm cuộc chiến, phần đông báo chí Việt Nam đã không ngần ngại nhắc tên nước láng giềng từng bị gọi là “bành trướng, dã man”.
Đây là 10 điểm nhấn hay tiết lộ trên báo chí Việt Nam trong những ngày tháng Hai năm 2019.
1. Điểm nhấn thứ nhất là tổn thất không nhỏ về nhân mạng của Việt Nam trong cuộc chiến mà giai đoạn chính kéo dài từ ngày 17/2-5/3/1979 với sự tham gia của 600.000 lính Trung Quốc (dù một số học giả nói chỉ có 150.000 quân trực tiếp tham chiến) trên tuyến biên giới hơn 1.000km thuộc sáu tỉnh Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang ngày nay), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái ngày nay), Lạng Sơn, Lai Châu và Quảng Ninh. Báo chí Việt Nam nhắc lại lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại vùng biên giới chỉ có 50.000 quân chống lại lực lượng “biển người” của Trung Quốc gồm cả chín quân đoàn chủ lực, 32 sư đoàn bộ binh độc lập và sáu trung đoàn xe tăng. Thông tấn xã Việt Nam nói về thiệt hại đối với nước cộng sản đàn em khi đó: “Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam cũng chịu những tổn thất nặng nề: hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ thương vong; hàng chục ngàn dân thường bị thiệt mạng.”
“Các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn; tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400.000 gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở sáu tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.”
Trong khi đó thiệt hại đối với Trung Quốc cũng được nêu: “Quân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân Trung Quốc, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, xe thiết giáp, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, đồ dùng quân sự... buộc đối phương sớm rút quân, qua đó làm thất bại hoàn toàn ý đồ của các nhà cầm quyền Trung Quốc muốn áp đặt lợi ích nước lớn lên bán đảo Đông Dương.”
Các nguồn khác nhau nói thương vong của Trung Quốc ít hơn so với con số Việt Nam công bố tới cả vạn người.
2. Hiện đang có sự khác biệt lớn giữa toàn cảnh cuộc chiến Việt – Trung có trên truyền thông chính thống trong những ngày qua và những gì đang được ghi trong sách giáo khoa lịch sử.
Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Hồng Tung từ Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông viết rằng sách lịch sử lớp 12 chỉ có hai đoạn, bốn câu và 11 dòng dưới đây về cuộc chiến:
“Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng nên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia.
Nghiêm trọng hơn, sáng 17/2/1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tấn công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta”.
Ông Tung cũng nói thêm: “Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn. Cần giúp học sinh nắm vững cách thức khám phá sự thật lịch sử về cuộc chiến một cách khoa học. Trên cơ sở đó, giáo viên nói rõ cho người học rằng đó là những sự thật của quá khứ, chúng đã thuộc về quá khứ. Hiểu rõ chúng để ngăn ngừa, không cho chúng tái sinh trong hiện tại và tương lai.”
3. Có nhiều khả năng sách giáo khoa lịch sử trong những năm tới đây sẽ được sửa đổi để phản ánh đúng và đủ hơn những gì thực sự diễn ra không chỉ trong cuộc chiến biên giới trên bộ mà cả trên biển. Giáo sư Tung khẳng định với VnExpress rằng các thông tin về các hành động của Trung Quốc và sự chống trả của Việt Nam sẽ được trình bày “toàn diện và cẩn trọng”. Trước đó, ông Tung cũng đã viết trong bài gửi trang tin Zing: “Trước đây, cũng như ngày nay, cách trình bày, nhìn nhận, đánh giá về lịch sử các cuộc chiến tranh nói trên ở Việt Nam và Trung Quốc rất khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau.
“Về cuộc chiến tranh biên giới 1979, trong khi ở Việt Nam, giới trẻ ít được giáo dục, tuyên truyền, cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ, thì ở Trung Quốc, thanh niên, học sinh vẫn được tuyên truyền, giáo dục rằng đó là “cuộc chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” (phản Việt phòng vệ chiến tranh), nhằm trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô…”
4. Sách giáo khoa sử của Việt Nam không những bỏ hoàn toàn hai trận hải chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) ra khỏi lịch sử giai đoạn 1979-1989 mà còn lờ luôn trận Vị Xuyên đẫm máu. Trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm 15/2/2019 nêu lại:
“Từ tháng 4/1984 đến tháng 5/1989, Trung Quốc đã đưa hơn 500.000 quân đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Mặt trận Vị Xuyên- Hà Tuyên trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống xâm lấn biên giới. Đến giữa năm 1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều cao điểm của Việt Nam thuộc tỉnh Hà Giang.
“Tháng 7/1984 về sau, Vị Xuyên tiếp tục là mặt trận ác liệt, hai bên giành giật nhau từng vị trí trên các điểm cao. Đỉnh điểm diễn ra vào đầu năm 1985, có ngày quân Trung Quốc bắn tới 30.000 quả đại bác vào Vị Xuyên trong khoảng rộng 5km, sâu 3km.”
5. Con trai của một trong những vị tướng chỉ huy mặt trận Vị Xuyên cũng đưa ra tiết lộ rằng ông đã để mất tới 30.000 lính trong các trận đánh với quân Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả quân Pháp thời những năm 1950. Tướng Hoàng Đan không nói rõ bao nhiêu lính đã thiệt mạng trong thời gian ông là tư lệnh ở Vị Xuyên. Con trai Tướng Đan, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software, viết trên Soha:
“Năm 1984, Trung Quốc quay trở lại gây chiến ở chiến trường Vị Xuyên, với mục đích gây sức ép cho ta ở mặt trận Campuchia. Lúc này, ba tôi đã được rút về làm Cục Phó Cục Khoa học Quân sự. Chỉ huy mặt trận Vị Xuyên lúc ấy là một vị Tướng khác.
“Ngày 12.7.1984, các đơn vị chủ lực của sư đoàn 312, 316 và 356 được lệnh dàn quân đánh với quy mô lớn. Tổn thất vô cùng kinh khủng. Chỉ trong một đêm, chúng ta mất 600 lính, bị thương vong 1.200 người. Sư đoàn 356 mất sức chiến đấu. Nên ngày 12.7 đến bây giờ vẫn được coi là ngày giỗ trận của lính Vị Xuyên.
“Ngay sau đó, ba tôi được Đại tướng Lê Trọng Tấn ra lệnh quay lại Biên giới phía Bắc, làm Tư lệnh mặt trận Vị Xuyên. Lên đến Vị Xuyên, chứng kiến thương vong khủng khiếp của những người lính, Ba tôi chỉ nói với những người chỉ huy trận đánh trước một câu duy nhất: "Các anh đánh thế này, thì mẹ Việt Nam anh hùng đẻ không kịp đâu".
Ông Tiến viết thêm: “Việc đầu tiên ba tôi làm khi lên đến Vị Xuyên là thay đổi toàn bộ cách đánh trước đó. Không cho quân dàn hàng ngang đấu tay đôi với Trung Quốc nữa, ông yêu cầu bộ đội quay trở về chiến thuật thời Điện Biên Phủ.
“Ông lệnh cho bộ đội đào hầm để tránh pháo kích của địch; đào hào sát đến tận công sự địch, sử dụng tất cả các hang hốc để bố trí lực lượng, rồi tổ chức những nhóm nhỏ cấp trung đội, tiểu đội để tấn công bất ngờ.
“Thực tế là những tổn thất về con người từ đó đến năm 1985 cộng lại cũng không nặng nề bằng vài tuần đầu của chiến dịch.”
* Nguyễn Cuong
Hèn chi sách giáo khoa không có dạy
* Ngọc Tây Hồ
Bọn này cũng như HVHoan thôi,lấy kể thù của dân tộc làm lẽ sống
* Nguyễn Viết Quý
Ngọc Tây Hồ
biết bao nhiêu người đã chết vì họng súng của bọn Trung Cộng nay bị
bọn này phản bội họ đau nhất là phụ huynh vợ con những người lính đã
chết
“Khi nghiên cứu lịch sử Trung Quốc và chính sách ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi thấy rằng có 2 lý do, mà những người lãnh đạo Trung Quốc đã phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17/2/1979: Nguyên nhân chủ yếu nhất, trực tiếp nhất, đó là Việt Nam đã tiêu diệt Khmer đỏ, cứu dân tộc Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, mà Khmer đỏ là “con đẻ” của Trung Quốc…
“Nguyên nhân thứ hai, cũng hết sức quan trọng, đó là Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam để tỏ lòng trung thành của Trung Quốc đối với Mỹ. Xin nhắc lại một sự kiện, đầu tháng Giêng năm 1979, trước khi phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, ông Đặng Tiểu Bình với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đã sang Mỹ. Trong phòng Bầu dục Nhà Trắng, trước mặt Tổng thống Mỹ Carter, ông Đặng Tiểu Bình đã nói với Tổng thống Mỹ rằng: “Trung Quốc nhận làm trách nhiệm NATO phương Đông, đề nghị Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, để đánh bại đại bá Nga-Xô và tiểu bá Việt Nam”.
Tướng Cương cũng nói việc gọi cuộc chiến do Trung Quốc gây ra là “xung đột biên giới” là “nguỵ biện, lừa dối” vì đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Ông cũng nói trong khi Việt Nam nói giảm đi về cuộc chiến này thì phía Trung Quốc lại tuyên truyền mạnh mẽ và sai trái về nó:
“40 năm nay, theo thống kê chưa đầy đủ, đã có gần 1 triệu bài báo trên báo chí Trung Quốc vu cáo Việt Nam xâm lược Trung Quốc, Trung Quốc chỉ phản ứng tự vệ.
Mãi đến năm 2010 vẫn còn 90% người Trung Quốc tin rằng, ngày 17/2/1979, Quân đội nhân dân Việt Nam xâm lược Trung Quốc. Đấy là một sự lừa dối lố bịch, trắng trợn của Trung Quốc về cuộc chiến tranh này!”
Nhưng Tướng Thước và các vị tướng khác của Việt Nam không nhắc tới vấn đề “nạn kiều” trong những năm cuối thập niên 1970 khi hàng vạn người Trung Quốc bị buộc phải rời khỏi Việt Nam ngay cả những người chưa bao giờ sống ở Trung Quốc và thậm chí cũng không biết luôn tiếng Trung. Họ cũng không nhắc tới việc Trung Quốc cáo buộc Việt Nam “vô ơn” khi nhận viện trợ lên tới hàng chục tỷ đô la Mỹ của Bắc Kinh để tiến hành chiến tranh chống Pháp và sau này là chống Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam Cộng hoà.
7. Cuộc chiến mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ở biên giới tây nam và cuộc chiến do Đặng Tiểu Bình phát động ở biên giới phía bắc thực ra chỉ là một theo những gì Trung Tướng Nguyễn Quốc thước viết cho trang Giáo Dục Việt Nam:
“Trực tiếp tham gia chiến đấu chống tập đoàn phản động, diệt chủng Pol Pot -Ieng Sary ngay từ đầu, lúc đó chúng tôi vẫn nghĩ, kẻ gây ra cuộc chiến trên biên giới Tây Nam và nuôi dã tâm đánh thẳng tới thành phố Sài Gòn chỉ là của nhóm Khmer Đỏ cực đoan, nhưng có thế lực bên ngoài tiếp sức,” Tướng Thước viết.
“Khi ấy còn đang chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, chúng tôi chỉ hiểu thế thôi.
Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 - 2016.
Nhưng đến lúc Trung Quốc thực hiện tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học", thì chúng tôi mới hiểu ra rằng, hai cuộc tấn công Việt Nam trên hai mặt trận, biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, là cùng một kịch bản…”
Ông viết tiếp: “Đánh trả quân Pol Pot, lúc qua Campuchia truy kích Khmer Đỏ theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, chúng tôi mới thấy, không biết Khmer Đỏ lấy đâu ra nhiều vũ khí hạng nặng đến thế.
“Xe tăng của chúng đông, pháo binh của chúng đông, phòng [không] của chúng đông, đạn dược của chúng nhiều, chúng có hàng nghìn xe quân sự. Khmer Đỏ lấy đâu ra?
Đánh xong mới thấy pháo của Trung Quốc, xe tăng T-59 của Trung Quốc, pháo cao xạ 2 nòng của Trung Quốc và xe Hồng Hà của Trung Quốc tràn ngập. Lúc ấy, chúng tôi mới càng thấy rằng lãnh đạo Trung Quốc khi đó đã mượn tay Pol Pot để thực hiện một âm mưu khác với Việt Nam trên hướng biên giới Tây Nam.
“Đến ngày 17 tháng Hai năm 1979, Trung Quốc đã cất quân tiến đánh toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Thời điểm đó, có 4 quân đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam thì 3 quân đoàn đang phải đối phó với tập đoàn diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary; Miền Bắc chỉ còn Quân đoàn 1 chủ yếu là các đơn vị dự bị làm nhiệm vụ phòng thủ, nhưng là đề phòng với Mỹ chứ không phải Trung Quốc.”
8. “[C]ần gác lại quá khứ nhưng không lãng quên quá khứ” cũng là điều mà Tướng Nguyễn Quốc Thước nêu ra. Ông viết:
“Không thể có hòa bình hữu nghị lâu dài, tin cậy lẫn nhau một khi Trung Quốc vẫn đánh tráo bản chất cuộc chiến tranh tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam thành cái gọi là "phản kích tự vệ" như cách họ tuyên truyền cho người dân nước này.
“Quyết định tiến hành hai cuộc chiến chống Việt Nam trên 2 hướng biên giới là của một nhóm lãnh đạo cực đoan trong Đảng Cộng sản Trung Quốc thời điểm bấy giờ, chứ không phải mong muốn hay ý chí của nhân dân Trung Quốc…
Tướng Thước nhận định: “Kỷ niệm 40 năm sự kiện này, chúng tôi cho rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đều nên nghiêm túc rút ra bài học.. Tổn thất về con người và vật chất cả hai bên đều có, nhưng cuộc chiến tranh phi nghĩa này tổn hại đến chính uy tín và hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới. Trung Quốc nên nhìn thẳng vào vấn đề này, để tránh lặp lại vết xe đổ mà một nhóm lãnh đạo của họ từng gây ra.
“Ai gây ra chiến tranh, kẻ đó phải biết rút kinh nghiệm, bởi trạng chết, chúa cũng băng hà! Chúng tôi cần nhấn mạnh rằng, bảo vệ hòa bình, hợp tác và hữu nghị là mong muốn, nguyện vọng chung của nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, rút bài học để tránh chiến tranh không có nghĩa là cầu hòa.”
9. Nhìn lại lịch sử để có ngày “sẽ lấy lại Hoàng Sa” và cả một phần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang giữ là điều mà Tướng Thước nói tới trong một bài viết khác cũng cho Giáo Dục Việt Nam.
Ông viết: “Những tranh chấp do lịch sử để lại, ví dụ Trung Quốc thôn tính nốt quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và gây ra cuộc thảm sát Gạc Ma năm 1988 để thôn tính một phần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, sẽ từng bước phải tìm cách giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Cục diện Biển Đông ngày nay liên quan mật thiết và là diễn biến tiếp theo của Chiến tranh Lạnh, là địa bàn cạnh tranh chiến lược chuyển từ mâu thuẫn ý thức hệ Hoa Kỳ - Liên Xô sang tranh giành vị thế siêu cường số 1 giữa Mỹ và Trung Quốc…
“Nếu như năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa vì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc đang bước vào giai đoạn nước rút, thì cuộc thảm sát, thôn tính Gạc Ma và 5 cấu trúc địa lý ở Trường Sa tháng Ba năm 1988 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam bị bao vây cấm vận, chiến tranh tàn phá, kinh tế kiệt quệ.
“Ngay cả Hoa Kỳ là đồng minh của Việt Nam Cộng hòa cũng nhắm mắt làm ngơ cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Liên Xô là đồng minh của chúng ta, có lực lượng quân sự đóng tại Cam Ranh thời điểm 1988 cũng không thể giúp gì trong sự kiện Trung Quốc chiếm Gạc Ma, vì bản thân họ phải tính đến lợi ích của mình trước.”
Ông Thước còn viết: “Trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cha ông ta đã từng đàm phán thành công khiến triều đình nhà Tống ở Trung Quốc trả lại phần đất đai họ xâm chiếm của Đại Việt thời Hoàng đế Lý Nhân Tông.
“Cha ông ta đòi được phần lãnh thổ đã mất là nhờ tài bang giao khéo léo của những người được triều đình phó thác trọng trách. Nhưng nền tảng cho thắng lợi ấy phải là thế và lực của một đất nước hòa bình, thịnh trị, chứ không phải một quốc gia nhược tiểu. Biết rằng Hoàng Sa, một phần Trường Sa là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam đang nằm trong tay Trung Quốc và một số nước khác, con cháu đời đời không quên nghĩa vụ phải lấy lại, nhưng không phải là lúc này, càng không phải bằng vũ lực.”
10. Những tội ác chiến tranh của quân đội Trung Quốc cũng được nêu lại trong đợt kỷ niệm 40 năm này. Trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam nói “không ai quên được tội ác thảm sát, giết chết 43 phụ nữ và trẻ em tại Tổng Chúp” thuộc tỉnh Cao Bằng. Video được đăng tải nói về cuộc “thảm sát man rợ” trong đó lính Trung Quốc dùng “cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em”.
Ông Nông Thanh Quế, nguyên chủ tịch Hội nhà báo Cao Bằng được dẫn lời nói: “Tại sao lại toàn nữ và trẻ em? Vì đấy là nhà trẻ của công ty giống, thức ăn gia súc của tỉnh Cao Bằng. Công ty ấy là trẻ con chạy chậm quá và cái ý đồ sơ tán của mình có nhưng chắc là bên công ty chưa chuẩn bị kịp. Phương tiện không có nên đi bộ thôi nên xảy ra chuyện trên đường đi bị quân Trung Quốc vây, dồn vào khu tập thể. Nhiều bà mẹ còn chưa đến đón con kịp.
Đài Tiếng nói Việt Nam cũng dẫn lời bà Nông Thị Kim Chung, người nhà của một trong các nhạn nhân nói: “Lên nhận xác, mẹ tôi có mái tóc dài… mới nhận dạng được. Còn một đứa em gái, tám tháng tuổi, vẫn địu trên lưng, bị nó đập vào đầu, đầu bị lõm một vệt trên đỉnh đầu.”
Những sự kiện được nhắc lại trong đợt kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến Việt – Trung cũng lại làm một số người nhắc lại diễn biến Mậu Thân 1968 khi lực lượng cộng sản Bắc Việt tiến hành chiến tranh vào dịp Tết và cũng bị cáo buộc gây ra những cuộc “thảm sát” người dân của chính mình.
Mặc dù báo chí Việt Nam được cởi trói trong dịp kỷ niệm hiện nay, người ta chỉ có thể hy vọng sự thật lịch sử sẽ thực sự được tôn trọng khi không còn hệ thống đèn xanh, đèn đỏ trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam. Hơn nữa sự cởi trói cũng không phải là toàn diện và các hoạt động tưởng niệm của người dân trong dịp này đều bị ngăn chặn một cách thô thiển. Người ta đã cho cẩu đi lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo thuộc thành phố Hồ Chí Minh để người dân không thể thắp hương tưởng nhớ hàng vạn người thiệt mạng. Cách hành xử này cho thấy tư duy của nhiều lãnh đạo Việt Nam còn ở tầm của Thế kỷ 19 chứ không phải ở Thế kỷ 21.
Nguyễn Hùng
(Blog VOA)
---------------------
Tròn 44 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc
Mỗi năm Trung Quốc tổ chức ăn mừng chiến thắng và thoải mái tuởng niệm binh lính đã tử trận trong trận chiến tranh biên giới Việt Trung khởi đi từ ngày 17.2.1979.
Mỗi năm Trung Quốc tổ chức ăn mừng chiến thắng và thoải mái tuởng niệm binh lính đã tử trận trong trận chiến tranh biên giới Việt Trung khởi đi từ ngày 17.2.1979.
CSVN thì cấm tiệt dân chúng tưởng niệm những con dân Việt cầm súng bảo vệ bờ cõi. Ai cố gắng tổ chức tưởng niệm đều bị sách nhiễu, đánh đập.
Cả sách sử lẫn sách giáo khoa đều không ghi lại sự kiện quan trọng này. Việt sử bị đục bỏ một khoảng lớn, tương tự như sự kiện 2 triệu người Việt di tản ra khỏi nước bất chấp sóng to gió lớn, hải tặc và rừng già Campuchia khiến ít nhất nửa triệu người Việt bỏ mạng trên đường tìm tự do sau ngày 30.4.1975.
1 tháng sau ngày 17.2 Tàu rút quân vì tự lượng sức không chiếm nổi VN lúc đó và "chỉ muốn dạy csvn một bài học" về sự phản phúc (trước 1975 nhận viện trợ rất nhiều từ TQ dù dân Tàu rất nghèo, có nơi còn chết đói).
Trận chiến đó thật ra không kết thúc sau 1 tháng như lời tuyên bố của Bắc Kinh mà còn âm ỉ kéo dài đến mãi tận 1988.
Vì sao chấm dứt? Vì lúc đó khối Đông Âu đang bắt đầu tan rã. Liên Sô, kẻ nuôi vc và nuôi mộng nhuộm đỏ Đông Á, đã kiệt sức phải quay lại tự cứu mình nên bỏ Hà Nội bơ vơ. Mà thằng bé vc thì từ lúc sinh ra năm 1930 - đến mãi tận bây giờ - chưa bao giờ đứng được trên đôi chân của nó. Chỉ hết dựa chỗ này đến chỗ khác.
Chấm dứt vì vc nhận ra là khi mất chỗ dựa Liên Sô và Đông Âu thì chỉ còn duy nhất TQ.
Thế là sau 10 năm chống Tàu, đôi lúc kịch liệt, vc đã quyết định muối mặt, trói mình, tam bộ nhất bái đến Thành Đô chịu tội phản nghịch và ký Mật ước Thành Đô mà nhiều người đoán là vc sẽ dần biến VN thành quận huyện của Tàu vào năm 2020. Trong hoàn cảnh cầu cạnh cứu sống đó vc đã sẵn sàng thỏa mãn mọi điều kiện phía TQ đưa ra.
Đó cũng là lý do khiến vc tuyệt đối cấm dân tưởng niệm mấy chục ngàn bộ đội và dân đã bị giết trong cuộc chiến chống Tàu cộng xâm lăng. Một trong những bằng chứng cho sự hiện hữu của Mật ước Thành Đô!
--------------------
fb Ly Phương
Nhân dân KHÔNG BIẾT
Có biết gì tới nó đâu mà kiu quên? Thử ra đường hỏi từ già tới trẻ, hỏi mấy ông 50-60 tuổi biết ngày 17/02 là ngày gì không? Đó là 1 đoạn lịch sử bị chính bên thắng cuộc xoá bỏ.
Họ thắng cuộc nội chiến, họ xuyên tạc bôi nhọ phe thua cuộc (VNCH). Họ thắng quân xâm lược Trung cộng, họ che giấu vì sợ mích lòng người anh lon.
Cá nhân mình nghĩ là không cần vinh danh, nhắc nhớ gì ngày này. Đây là bằng chứng cho ngày quốc nhục của cs. Thắng mà như thua. Đem đồng đội ra làm bia đỡ đạn. Những người nằm xuống không phải vì non sông, mà vì bảo vệ cái chế độ của bọn chúng.
Chúng đã cố quên, ta không cần phải nhớ, không cần tỏ ra thương tiếc thương hại gì hết. Trung Quốc mà cho quân qua đánh lần nữa thì dân chạy qua Mỹ, chạy ra biển trốn, chứ mấy người chịu cầm súng chống giặc bảo vệ nhà nước cho bọn đê hèn này.
---------------------
SỬ NÔ THÌ NGỦ QUÊN KHÔNG VIẾT LỊCH SỬ (của Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 17.2.2019) -
CUỘC CHIẾN GỌI LÀ "DẠY CHO CSVN MỘT BÀI HỌC".
5 giờ sáng ngày 17/2/1979,Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tấn công vào Đông Bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, Tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng Tây Bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Với khoảng 120.000 quân Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trên toàn tuyến biên giới (khi đó là 6 tỉnh: Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu và Quảng Ninh); mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng, Lạng Sơn. Quân đoàn 41A tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái.
Cánh phía tây do các quân đoàn 13A và 11A đánh vào thị xã Lào Cai, Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A đánh từ Kim Bình vào Lai Châu. Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Thị xã Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh yểm trợ. Theo Đặng tiểu Bình, bản chất cuộc chiến là "hoàn kích tự vệ". Cuộc chiến được "qui ước" về thời gian, không gian cũng như về qui mô. Mục tiêu là dạy cho Việt Nam một "bài học".
TQ gọi đó là "hoàn kích tự vệ chiến", tức đánh trả để tự vệ, bởi vì :
1.Việt Nam đã "trục xuất người Việt gốc Hoa"
2.Việt Nam nhiều lần mở các cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, chiếm đất của Trung Quốc cũng như gây nhiều thiệt hại về nhân mạng(?!)
KHẮC CỐT MỐI THÙ 17/02/1979
Tháng Hai Mười Bảy nhớ cho đây!
Sáu tỉnh địa đầu - khiến phủi tay??!
Tàu khựa hỗn mang tràn giới tuyến!
Trẻ...Già...Trai...Gái...xác giăng đầy!
Lột truồng hãm hiếp quăng đầy giếng!
Chặt, chém... máu ngời loáng cỏ cây!
Tục Lãm, Lão Sơn, giành Bản Giốc...
VIỆT NAM thầm hẹn lúc chôn bây!
(Lê Thị Việt Nam)
Tác giả King C. Chen trong "China's War Against Vietnam" kể lại buổi họp ngày 16/2/1979 tại Bắc Kinh do Hoa Quốc Phong chủ trì, 17 tiếng đồng hồ trước khi lệnh nổ súng ban ra. Đặng Tiểu Bình có bài thuyết trình cho các lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc về bản chất và mục tiêu cuộc chiến.
Mục tiêu là "cho Việt Nam một bài học", bởi vì "Việt Nam xấc láo và ngạo mạn", xâm lược Campuchia, khoa trương thế lực là "cường quốc thứ ba trên thế giới". Tuy nhiên người viết có nhận định cá nhân là csTQ dạy cho csVN một bài học với mục tiêu sâu xa là muốn đưa csVN về với quỷ đạo của Bắc Kinh. Điều này thấy rỏ sau khi tái lập bang giao với csTQ, đám lãnh đạo csVN đã dâng nhiều phần đất, biển đảo cho csTQ để hối lộ cho sự bang giao mối tình hữu hảo " môi hở răng lạnh" của hai đảng cộng sản Việt Trung.
TẠI SAO TQ PHẢI TRỪNG TRỊ CSVN?
Theo nhận định của một học giả Trung Quốc, Xiaoming Zhang, trong "China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment", dẫn Nayan Chanda của Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông, nói rằng cấp lãnh đạo Trung Quốc, trong một cuộc họp Bộ Chính trị hàng tuần vào đầu tháng Bảy năm 1978, đã ra quyết định "dạy cho Việt Nam bài học" vì thái độ "vô ơn và ngạo mạn". Các lý do để TQ dạy cho csVN một bài học là:
1. Trong cuộc chiến chống Mỹ 20 năm Trung Quốc đã viện trợ cho Hà Nội trên 20 tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhưng sau 1975 Việt Nam đã buộc người Hoa hồi cư đồng thời gia tăng chiến sự trên biên giới. Rõ ràng đây là thái độ phủi ơn và hống hách. Đó là chưa kể vũ khí và nhân sự trong chiến tranh chống Pháp và trận Điện Biên Phủ 1954.
2. Việc csVN can thiệp quân sự vào Campuchia đánh đàn em của TQ là Pon Pot tức là “vuốt mặt không nể mũi"
3. Vu cáo csVN chiếm đất của TQ - theo lời cáo buộc của Châu Đức Lễ (Zhou Deli), tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu, trong một cuộc họp được tổ chức trong bộ tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tháng 9 năm 1978. Nội dung nói về "làm sao đối phó với nạn xâm chiếm lãnh thổ của quân đội Việt Nam". Chuyện csVN chiếm 60km² đất của TQ là chuyện hoàn toàn "bịa đặt" để Trung Quốc để "lấy cớ" đánh CHXHCNVN.
Cuộc chiến biên giới đã xảy ra vào ngày 17.2.1979 đúng như họ Đặng đã tuyên bố. Thời gian xung đột chỉ trong một tháng (quân Trung Quốc hoàn tất việc rút quân vào ngày 17/3/1979). Địa bàn chiến tranh chỉ ở các tỉnh biên giới. Về "qui mô", Trung Quốc đã không sử dụng hải quân và không quân chỉ đánh bằng bộ binh.
----------------------
Xin Huynh Cong
17 tháng 2 năm 1979 - Hà Thượng Thủ
Mười bảy tháng hai hận giặc Tàu
Hàng năm nhớ lại vẫn còn đau
Vị Xuyên xác chết đầy trong giếng *
Núi Đất thây phơi ngập vực sâu **
Tình nghĩa Việt-Trung trò đểu cáng
Tinh thần cộng sản chuyện ruồi bâu
Thành Đô ký kết làm nô dịch
Chẳng lẽ đành cam kiếp ngựa trâu ?
Hà Thượng Thủ
17 tháng 2 năm 1979 - Hà Thượng Thủ
Mười bảy tháng hai hận giặc Tàu
Hàng năm nhớ lại vẫn còn đau
Vị Xuyên xác chết đầy trong giếng *
Núi Đất thây phơi ngập vực sâu **
Tình nghĩa Việt-Trung trò đểu cáng
Tinh thần cộng sản chuyện ruồi bâu
Thành Đô ký kết làm nô dịch
Chẳng lẽ đành cam kiếp ngựa trâu ?
Hà Thượng Thủ
---------------------
“ … Mùa này biên giới đầy sương
Có ai trở lại chiến trường về thăm
Vị Xuyên, Phong Thổ, Đồng Đăng
Các anh ngã xuống trẻ măng thủa nào
Các anh nằm dọc chiến hào
Từng cây số máu trên cao nguyên này
Trong tầm lựu đạn ném tay
Trong khe ngắm của những cây súng thù…”
Nguyễn Việt Chiến
Nguồn: Liên Huỳnh
-----------------
Có những chuyện dù đang đau bệnh cũng phải nhắc nhở cho thế hệ tương lai
LỊCH SỬ PHẢI CÔNG BẰNG.
Đừng quên - 17/2/1979
quân trung quốc xâm lược biên giới phía bắc nước ta .
Chiến tranh là điều không ai muốn, nhưng khi đã nổ ra vì bất kỳ lý do gì thì không thể lãng quên. Thời gian dần xóa đi những vết tích đau thương, nhưng sự thật của cuộc chiến tranh đó .cần nhắc lại đầy đủ, không thêm bớt và cũng không nên che dấu, càng không nên khoét sâu, thổi bùng thù hằn dân tộc.
Hãy nói đúng lịch sử và bản chất của sự kiện! Cần phải đối xử công bằng với lịch sử. Thời thế, quan hệ bạn- thù đổi thay, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc, đặc biệt là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì không bao giờ thay đổi.
Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 là cách tri ân người đã ngã xuống, là cách nhắc nhở với thế hệ trẻ, cho hậu thế những bài học lịch sử và cũng là cách chúng ta thể hiện vị trí đàng hoàng, đĩnh đạc của một quốc gia có chủ quyền trước các cường quốc.
Trần Trung Hiếu
Không
ai sửa đổi được Lịch Sử. Cuộc chiến biên giới ngày 17/2/1979 là bài
học nhớ đời cho bọn cầm quyền hèn với giặc, ác với dân.
-----------------
Đặng Tiểu Bình Người ra lệnh tấn công VN sau khi được sự chấp thuận của Hoa Kỳ .
Hứa Thế Hữu Tổng chỉ huy chiến dịch với mục đích phá sạch , đốt sạch , giết sạch 6 tỉnh miền Bắc VN .
- Vợ Tập Cận Bình đại úy Bành Lệ Viên theo đoàn văn công ca hát thúc quân để nâng cao tinh thần binh sĩ .
----------------------
Loài cẩu nô,mãi quốc cầu vinh,địa ngục đời đời kiếp kiếp,ko có kiếp tái sinh đâu
Đúng
là thằng khùng! Lịch sử của nước mình mà đòi đi bàn bạc với giặc xâm
lăng! Thằng này đi xách dép của bà Thái Anh Văn của Đài Loan bả còn sợ
dơ đôi dép!
* Hank Win
Lịch
sử là cái gì có thật xảy ra cho đất nước việt Nam bao nhiêu người chết
bao nhiêu chiến sĩ phải hy sinh vì tham vọng của các nước muốn banh
trường và muốn nhắn dân tộc Việt Nam làm nô lệ cho chúng nó suốt đời có
khi bị tuyệt chủng nữa bởi vậy dân chúng Việt Nam phải mở mang trí tuệ
cho dân tộc Việt Nam chế tạo được các vũ khí tối Tân để tự bảo vệ cho
dân tộc và que hương Việt Nam không lẽ thuốc vào bắt cứ nước nào trên
thế giới hết nước mạnh nó xâm lăng việt Nam thì phải nói sự thật không
được bao che cho nó lòng yêu thương dân tộc Việt Nam phải có thì đất
nước mới tôn tài được đi hỏi thằng xâm lăng bánh trường là nhục nhã vi
cho rằng việc xâm lăng nước khác là đúng vậy phải lên án kế xâm lược
việt Nam cũng như các kế xâm lăng nước khác là một tội ác chiến tranh để
mọi người dân trên thế giới được yên bình như xưa kia vậy đó nó là một
đạo lý của con người không ai được quyền lấy đi cái quyền này vậy đó !!!
Mà cha mày Phạm Hoàng Trung!
Mầy hãy đào hết mả mồ Tổ Tiên cha Ông mày đổ xuống sông rồi hãy hỏi TC nha?
Một lủ khốn nạn,bắt tay với giặc và rước giặc về dày mả tổ!
Nước Việt Nam đã mất từ thời Hồ ấu Dâm Hồ Quang.
* Hoàng Vũ
Hồi trước năm 1975, bè lũ cộng sản Việt Nam nhận viện trợ của cả hai lũ Liên Xô và Tàu cộng để có vũ khí, lương thực đánh quân dân Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi ăn cướp xong miền Nam, lũ việt cộng ôm chân Liên Xô và chống đối lũ Tàu cộng. Tức giận, bè lũ Tàu cộng xua quân tràn sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 để “dạy cho bè lũ Việt cộng một bài học”.
Chỉ thương cho đồng bào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam bị vạ lây và đau thương bởi thói khốn nạn, lưu manh, tráo trở, ăn cháo đá bát của bè lũ cộng sản Việt Nam, hậu duệ của tên tội đồ dân tộc Hồ chí Minh.
* Thùy Vân Lâm
Nước VN hiện giờ đang mất dần vào tay thằng Tàu cộng rồi , TQ đang thực hiện chiến lược tầm ăn dâu đối với VN , TQ đưa người TQ qua VN ở rất nhiều rồi .....người VN cứ thờ ơ và vô cảm với đất nước và tương lai của con cháu mình thì tương lai sẽ y chang Tây Tạng thôi .
Dân VN rảnh lo đi tập võ , tập bắn súng và phóng dao, chờ cơ hội là đoàn kết nhau xuống đường chơi chết sống với bọn CS ..... nhưng tên ông to bà lớn CS chỉ lo hối lộ , tham nhũng , 2 tay dâng đất nước cho bọn Tàu cộng , dân VN mà vô cảm thì chết ráng chịu đi , mệt quá !
Hồi trước năm 1975, bè lũ cộng sản Việt Nam nhận viện trợ của cả hai lũ Liên Xô và Tàu cộng để có vũ khí, lương thực đánh quân dân Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi ăn cướp xong miền Nam, lũ việt cộng ôm chân Liên Xô và chống đối lũ Tàu cộng. Tức giận, bè lũ Tàu cộng xua quân tràn sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 để “dạy cho bè lũ Việt cộng một bài học”.
Chỉ thương cho đồng bào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam bị vạ lây và đau thương bởi thói khốn nạn, lưu manh, tráo trở, ăn cháo đá bát của bè lũ cộng sản Việt Nam, hậu duệ của tên tội đồ dân tộc Hồ chí Minh.
* Thùy Vân Lâm
Nước VN hiện giờ đang mất dần vào tay thằng Tàu cộng rồi , TQ đang thực hiện chiến lược tầm ăn dâu đối với VN , TQ đưa người TQ qua VN ở rất nhiều rồi .....người VN cứ thờ ơ và vô cảm với đất nước và tương lai của con cháu mình thì tương lai sẽ y chang Tây Tạng thôi .
Dân VN rảnh lo đi tập võ , tập bắn súng và phóng dao, chờ cơ hội là đoàn kết nhau xuống đường chơi chết sống với bọn CS ..... nhưng tên ông to bà lớn CS chỉ lo hối lộ , tham nhũng , 2 tay dâng đất nước cho bọn Tàu cộng , dân VN mà vô cảm thì chết ráng chịu đi , mệt quá !
No comments:
Post a Comment