Nhà cửa người dân cùng các công trình đô thị như cầu, đường gần các trục lộ giao thông trông đẹp và văn minh hơn hẳn miền Bắc. Đi rồi nghỉ ngơi rồi đi tiếp cho đến khi đoàn xe đến được khu công nghiệp Biên Hoà. Có quá nhiều nhà máy tại đây. Đoàn 18 người chúng tôi nhìn ngang nhìn dọc từng dãy nhà máy trong khu vực này và tuy không ai nói với ai nhưng đều trầm trồ trước công nghiệp miền Nam.
Nhìn những công nhân miền Nam đang làm việc tại đây rồi sau đó làm việc chung với họ, tôi mới thấy người dân miền Nam khác xa người dân miền Bắc. Kiến thức chuyên môn và xã hội của họ hơn hẳn chúng tôi. Kỹ sư hơn hẳn kỹ sư ở miền Bắc và công nhân cũng vậy. Một sự rụt rè, cẩn thận tự nhiên nẩy sinh trong đoàn tiếp quản chúng tôi. Ai cũng sợ người trong nhà máy tại miền Nam này biết trình độ thực sự của cả đám chúng tôi.
Ở đây, trong khu vực khép kín của khu công nghệ còn được như vậy thì trong thành phố Sài gòn chắc chắn phải rất đẹp. Tôi cũng chưa nghĩ sẽ ra sao khi tìm gặp được hai cô em gái tôi.
Rồi một ngày tôi theo đoàn vào làm các thủ tục công tác trong một toà nhà Tổng Cục Hoá Chất vừa tiếp quản nay trở thành trụ sở của Công Ty Hóa Chất Cơ Bản miền Nam nằm gần chợ Bến Thành. Lần đầu tiên trong đời tôi biết đến thang máy khi lên một phòng tuốt trên tầng thượng. Sau khi làm xong các giấy tờ và thủ tục, chúng tôi được thoải mái đi thăm phố xá. Ngay từ lúc còn ngồi trên xe buýt nhìn cảnh vật dọc theo đường và khu phố dẫn vào Sài gòn, tôi đã thấy vượt trội nhiều lần so với thủ đô Hà Nội. Một vẻ bề ngoài sáng sủa, văn minh lộ ra từ cách phục sức, sinh hoạt của người dân miền Nam. Giờ đây đi bộ trên các con đường trong khu trung tâm thành phố mới thấy bản thân tôi, một người dân miền Bắc quá sức lạc hậu, nghèo nàn… từ bộ cánh (quần áo) trên người. Tôi rõ ràng xa lạ với các tiện nghi đang được người dân trong thành phố này sử dụng.
Bên vệ đường và trong các cửa hiệu sang trọng đầy ắp hàng hoá thật đẹp và mới lạ lần đầu chúng tôi được thấy. Có tiền cứ việc vào mua thoải mái khác hẳn với cảnh chen chúc để chờ được tới lượt mua số hàng ít ỏi như cảnh thường thấy ở các khu phố ngoài miền Bắc. Phố xá thì thôi, những tòa nhà to đẹp thấp thoáng sau dòng xe gắn máy chạy hối hả trên đường. Khung cảnh y như ở nước ngoài, một người trong đoàn chúng tôi nói nhỏ cho nhau cùng nghe.
Tôi bối rối ngắm nhìn các cô gái miền Nam nói chính xác là cô gái Sài gòn đang dạo bước trên đường. Họ đẹp quá sức, như tiên… từ dáng điệu, mái tóc, y phục mặc trên người và nhất là khuôn mặt của họ lộ rõ vẻ sung túc đài các so với những nữ cán bộ trẻ trong đoàn chúng tôi. Tôi mỉm cười, nghĩ thầm hai cô em gái tôi trong này cũng vậy.
Tôi âm thầm tách ra khỏi đoàn để tự mình đi theo ý muốn. Tôi đi rảo qua nhiều con phố Sài Gòn rồi thấy mỏi chân, tôi lấy can đảm bước vào một hàng nước thật đẹp gần một giao lộ lớn, có tên là Cafe Minirex. Chọn một bàn sát khung cửa kính trong suốt có thể nhìn rõ người đi bên ngoài, tôi quan sát chung quanh. Bàn ghế, các bình hoa, quầy thu ngân, khách cùng vách tường trang trí cảnh một rừng cây thật đẹp… thật không khác một tiệm ở nước ngoài trong phim ảnh.
Chợt một người hầu bàn bước đến, gật đầu chào tôi rồi hỏi :
- Thưa ông, ông dùng chi ?
Trời ơi! Người hầu bàn này quá lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng thật khác hẳn với cung cách của Mậu dịch viên trong các tiệm ăn ngoài miền Bắc.
Tôi lại nghĩ, hay ông ta biết tôi là cán bộ chế độ mới qua quần áo mặc trên người nên xưng hô như vậy? Tôi gọi nước uống và ngầm để ý xem sao.
Nhưng không, bất cứ có khách nào vào quán, người hầu bàn này cũng một cách tiếp đón như vậy. Rất tự nhiên, lịch sự mà không khúm núm hoặc hách dịch.
Một thay đổi đã đến trong lòng tôi mà tôi biết điều này cũng sẽ đến với bất kỳ người nào từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa khi đặt chân vào miền Nam ở thời kỳ đó. Sài Gòn hay nói rộng ra cả miền Nam không phải là một xã hội lạc hậu, nghèo nàn, đói khổ, đầy rẫy cảnh người bóc lột người như bao lâu nay người dân miền Bắc được (hay bị) báo chí, đài phát thanh Hà Nội… mô tả về con người và xã hội của chế độ Ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ.
Đây là mô hình của một xã hội văn minh và người nào được sống trong xã hội này quả thật may mắn hơn sống ở xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc.
Tiếc thay ! Một xã hội như vậy lại vừa bị cướp mất đi.
Trương Minh
• Chỉ những người trí thức mới biết mình bị LỪA , và họ bắt đầu sống trong ân hận hối tiếc cho đến cuối đời. Tôi đã có dịp ngồi nói chuyện với một anh Giáo sư dạy Toán người Hà Nội. Sau khi anh vào Nam để tiếp quản trường học. Gặp nhóm sinh viên chúng tôi anh cười buồn " Tôi thật ngỡ ngàng không biết phải dạy các em điều gì nữa? " ...
Comment:
* Khuong Saigon
Đây chỉ là 1/100.000 người có được cái nhìn nhận sự thật sau khi tiếp quản miền nam. Phần đông họ vui sướng với tư thế của “ người thắng cuộc “ với sự đãi ngộ của Đảng và chế độ. Được sống trong bổng lộc được ban phát . Họ sẽ quên dần sự thật mà họ đã bị tuyên truyền trước đó và lao vào sự làm giàu cho bản thân và gia đình bất chấp thủ đoạn. Cái kết quả mọi người đã nhìn thấy …. !!! (không dám nói thêm)
* Phai Duong
VC, BK 75 đừng hòng chiếm được trái tim của người dân MNVN .
NEVER
Với những tư cách mất dạy , những văn hóa tục tĩu , những cách ứng xử hàng ngày , những lời lẽ văng tục.........
Người MN chúng tôi trái tim đã đẩy ắp hình bóng của những người lính VNCH , không còn chỗ cho BK 75.
* Phạm Kim Loan
Một tên dám nói thật lòng mình , biết mình đã bị lừa ? Vậy mà lúc đó , có người vỗ ngực mà chê " kỹ sư miền nam nhìn bụi sả ra bụi lúa " đó . Tuy nhiên cũng cho chú em một điểm vì sự can đảm nói thật lòng .
* Son Dang Hai
Hình này thật không? Nếu thật thì gọi là “vào, vơ , vét, về “đúng không?
* Sam Le
Son Dang Hai đúng rồi mua cua bể(bê của)đem về
* Tuấn Trần
Son Dang Hai nhiêu thì có gì, từng đoàn .....đoàn xe ô tô chất đày chở ra , ngày lẫn đêm, suốt cả mấy năm trời.
* Phuoc Nguyen
Tuấn Trần chở cả đồ điện 110v ra chất đống không dùng được sau thành phế liệu
* Nguyễn Lăng
Giải phóng l à phỏng giái ngồi Honda từ Sài Gòn ra Bắc nóng (phỏng giái). OK đúng quá
* Nguyễn Nhật
Giặc từ miền bắc vô đây bàn tay nhuốm máu đồng bào.
No comments:
Post a Comment