NGƯỜI LÍNH VNCH CUỐI CÙNG (LÍNH ĐÁNH THUÊ?)
họ
vẫn anh dũng chiến đấu tới giây phút cuối cho miền Nam TỰ DO. Ngày cuối
rồi, còn ai đâu để phát lương cho họ, để trả tiền tử tuất hay trợ cấp
cô nhi/quả phụ/ tổ phụ cho thân nhân họ .. lỡ họ hy sinh?
Vì sao họ lại
quên mình chiến đấu anh dũng đến thế?
Vậy tại sao lại có những kẻ gọi họ là lính đánh thuê?
-------------------
Người Lính NHẢY DÙ đã để QUÊN cái NÓN SẮT Giữa Lòng Sài Gòn 30/4/75 - Nguyễn V. Thành
--------------------
Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà ai cũng đều hiểu rằng Việt Nam Cộng Hòa không còn có thể cứu vãn được nữa, vẫn có những người chiến sĩ VNCH tiếp tục cuộc chiến đấu vô cùng oanh liệt:
1/ Phi trường Tân Sơn Nhứt bị pháo kích, 2 chiến đấu cơ Skyraider của Không lực VNCH đã bay lượn trên không phận Saigon để truy lùng vị trí các ổ pháo kích của địch. Cả hai chiếc đều bị hỏa tiễn SA-7 của VC bắn hạ.
2/ Ngay tại cửa ngõ vào Saigon, khoảng một ngàn chiến sĩ của Chiến đoàn 3 Biệt Kích Dù và một số lính Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu, ngăn chận quân Cộng Sản kéo vào Saigon, từ hai ngả ngã tư Bảy Hiền và Hàng Sanh, từ Long Khánh kéo về, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Độc Lập. Lính VNCH chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Cộng, 3 sư đoàn quân Nam Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo tấn công từ hai ngả. Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, họ vẫn chiến đấu đến cùng. Các xe tăng Cộng Sản hứng những loạt đạn đầu tiên. Trong khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, 17 xe tăng Cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngả tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long. Tháp pháo xe tăng T-55 bằng thép dầy 30 cm bị bắn lủng như chơi. Hình như vào giờ chót, Mỹ viện trợ súng chống xe tăng đặc biệt, loại 106 ly. Đạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính Cộng Sản trong xe thiết giáp. Khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính Cộng Sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thủ đô Saigon
3/ Ngày 30 tháng 4, Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. VC ngưng bắn muốn điều đình. Các em thiếu sinh quân đòi chúng phải rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát quốc ca, làm lễ hạ cờ, cởi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và ra khỏi trường, mắt nhòa lệ…
4/ Trong những ngày tàn của cuộc chiến, Xuân Lộc trở thành vùng giới tuyến của đất nước. Dưới sự chỉ huy của chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Sư Đoàn 18 BB, Lữ Đoàn 1 Dù, Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Lôi Hổ, lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân tỉnh và các đơn vị tăng phái gồm Trung Đoàn 8 (Sư Đoàn 5), lữ đoàn 3 Thiết Kỵ, Liên Đoàn 7BĐQ, 2 Tiểu Đoàn Pháo Binh, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù và toàn bộ Lữ Đoàn 1 Dù (với các Tiểu Đoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Dù, Sư Đoàn 4 không Quân VN từ phi trường Cần Thơ phụ trách không yểm chiến thuật ...vẫn tiếp tục chiến đấu, anh dũng hơn bao giờ hết.
5/ Các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa trong những bộ đồng phục mới, giầy đánh xi láng cóong. Các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết, oai hùng như đi diễn hành. Raoul Coutard ký giả Pháp đã thu được cảnh xuất quân bi tráng này vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan:
- “Các anh có biết là sắp bị giết chết không?” Một thiếu úy trả lời:
- “Chúng tôi biết chứ!”
- "Vì sao các anh muốn chiến đấu?"
- "Vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản!"
6/ Trước trụ sở Cảnh sát Công Lộ của đô thành Sài Gòn, nơi đây, chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản áp đảo toàn bộ.
7. Ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazooka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. Đến chiều tối 400 chiến sĩ Nhảy Dù được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đêm để rút về đồng bằng…Đại tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.
8/ Và còn đây nữa, chính tôi cũng được tận mắt chứng kiến một toán những người lính áo xann hoa rừng ấy ở ngay trong nội thành, tại khu vực chúng tôi sinh sống, vào những ngày cuối cùng đầy bi tráng ấy. Vị chỉ huy nghiêm nghị ra lịnh vài người lính lên trấn giữ nóc nhà cao, số khác vào hẻm nọ, hẻm kia...ghì tay súng và lựu đạn sẵn sàng, nóng lòng chờ địch quân tới.
Nước mắt tôi đã tuôn trào trên má, lúc ấy cũng như bây giờ, khi đang tổng hợp tư liệu trên mạng để viết bài này, nhân ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như muôn lời tri ân tự đáy lòng gởi đến họ, những người con yêu quí nhất của VNCH, của quốc gia dân tộc.
Như vặy, tất cả những người lính VNCH oai hùng ấy của chúng ta, từ không quân tới nhảy dù, từ sinh viên sĩ quan võ bị Đà Lạt đến cảnh sát, thiếu sinh quân...
họ vẫn anh dũng chiến đấu tới giây phút cuối cho miền Nam TỰ DO. Ngày cuối rồi, còn ai đâu để phát lương cho họ, để trả tiền tử tuất hay trợ cấp cô nhi/quả phụ/ tổ phụ cho thân nhân họ .. lỡ họ hy sinh? Vì sao họ lại quên mình chiến đấu anh dũng đến thế?
Vậy tại sao lại có những kẻ gọi họ là lính đánh thuê?
Còn đây đêm cuối cùng Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha Ngại khơi nước mắt, nhạt nhòa môi em Người đi giúp núi sông. Hàng hàng lớp lớp chưa về Hàng hàng nối tiếp câu thề giành lấy quê hương....
(Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Nguyễn Văn Đông)
TTPL
No comments:
Post a Comment