Thursday, August 29, 2024

CHÂN-DUNG NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỌNG HÒA - Qúy Lê

CHÂN-DUNG NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỌNG HÒA
Qúy Lê - Quy Le
Bốn mươi mốt năm qua sau khi người lính Việt Nam Cọng Hòa đã giả từ vủ khí, đã mất nước, đã bị kẻ thù đày đọa, đã bị tù tội, đã cay đắng đủ điều trước thảm cảnh nước mất nhà tan. Nhưng trong lòng người lính Việt Nam Cọng Hòa bao giờ cũng thấy thanh thản, cũng thấy hảnh diện rằng mình đã làm tròn trách nhiệm, bổn phận của một người công dân, một người trai trong thời loạn lạc, một kẻ nói theo kiểu người xưa ,
"Làm trai cho đáng nên trai, xuống đông đông tỉnh, lên đoài đoài tan". 
--------------
 
---------------
 
Nhưng thật ra, đông có tỉnh hay đoài không tan chăng nữa thì mình đã đem hết tài sức của một con người ra để làm việc, đem cả khả năng, tâm hồn của mình dâng hiến cho quê hương thì việc đời là " mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên." Nói theo một cách nào đó thì theo vận mạng hay duyên nghiệp cuộc đời để mà chịu những thành bại của nó.
 
Chúng tôi, những người lính Việt Nam Cọng Hòa đã đi vào chinh chiến theo tiếng gọi của quê hương khi còn rất trẻ. Khi ấy chỉ là những thanh niên mới lớn, tuổi đời vừa mới trên dưới hai mươi. Đầu hôm bù-khú với những cuộc hẹn-hò, của tình yêu đôi lứa . Bỗng sáng mai nhận được lệnh gọi lên đường nhập ngủ. Nhìn chiếc xe bắt đầu lăn bánh chia tay : 
"Em tiễn anh lên đường, chiều hôm nay mưa nhiều quá. Mưa giá buốt vai gầy, mưa xé nát con tim..." 
 
Bên kia đường tiếng hát buồn văng vẳng lại, bên này đường mắt người yêu tôi lệ rưng-rưng. Giờ phút cảnh tiển biệt buồn-bả ấy, làm lòng mình se lại và gói gọn như một mớ hành trang mãi mãi trong đời. Ai bảo rằng người lính can trường nơi chiến trận mà không có những giọt nước mắt vấn vương!
 
Rồi những chiều hành quân nơi xóm nhỏ, hình ảnh mẹ già đang trông chờ người con trai cô-quanh. Ôi hắt hiu , ôi buồn nhớ khôn nguôi! Rồi những sáng mai cô đơn bên sườn đồi im vắng khi bước chân dừng lại của một chuyến quân hành. Hình ảnh người yêu dấu hiện về trong trí tưởng, những buổi hẹn hò ngày nao bây giờ em cũng xa xôi , cách biệt...!!!
 
Chúng tôi những người trai miền Nam, nhận được một nền giáo dục thủy-chung, nhân ái. Chúng tôi được đào tạo trong môi trường trí dục, đức dục...Nghĩa là một nền giáo dục: nhân bản , dân tộc, khai phóng..Từng bước chân chúng tôi đi là những gieo rắc niềm an lạc, yên vui cho đồng bào. Tâm chúng tôi, những người lính miền Nam luôn mong ngày- ngày không vọng về tiếng súng, những đêm trăng, nơi thôn làng tiếng hò giả gạo đồng-vọng lên cao, hay tiếng hò nên thơ theo nhịp chèo đưa trên những con sông quê hương hiền hòa, êm mát ...
 
Cho em thơ có cuộc sống trong mộng mị, no lành. Cây súng trên vai của người lính miền Nam không phải trong chủ trương hiếu sát , mà chỉ là vật để bảo vệ bình yên , giữ gìn sự tự do, bảo đảm hạnh phúc, thanh bình cho những người dân lương thiện. Nên người bạn lính Nguyễn Bắc Sơn đã có lời thơ như thế này :
"Ta vẫn hiền-khô, ta là lính cậu,
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu ý nghĩ trong veo
Xem chiến cuộc như tai trời , ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì người bạc phước..."
 
Tâm trạng những người lính Việt Nam Cọng Hòa chúng tôi đều như thế cả. Với tình cảm như thế , quả tim như thế, nhưng đừng cho rằng nhu nhược, hèn yếu, !. Mà đó là những tấm lòng rất nhân bản, trái tim của chúng tôi lúc nào cũng đầy lòng nhân đạo, đầy ấp những yêu thương. Không yêu thương làm sao khi bắt được kẻ thù chúng tôi vẫn đem sự từ ái để đối xử với họ. Có những tù binh suốt năm, bảy ngày đói khát trong trân chiến , trời thi mưa mịt mùng mà họ chỉ trong một bộ đồ kaki Nam Định manh mỏng, te-tua. Chúng tôi thấy lòng mình se lại , bởi ai cũng thế, hay ở đâu thì cũng chỉ là một kiếp con người, Lời Chúa, Lời Phật dạy chúng tôi là từ bi, là nhân ái, nên chúng tôi sẵn sàng san-sẻ cùng họ những áo cơm. Cho họ những điếu thuốc chuyền hơi ấm trong nỗi cơ hàn những chiều đông giá lạnh. Chúng tôi không nhìn họ là kẻ thù và chúng tôi cũng chẳng kết hận thù với ai cả.
 
Về sự can trường nơi chiến trận, thì người lính Việt Nam Cộng Hòa có thừa. Không có thừa thì làm sao sau hai lần Quân Cộng Sản lấy hết sức tấn công vào miền Nam ,như trận chiến Mậu Thân năm 1968 và trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Cộng quân gọi là chiến dịch Nguyễn Huệ thì chúng đã bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đánh cho tan-tác,tả tơi. Những tấm can trường, lòng nhiệt huyết thì đã được ghi chép nhiều trên các trang sử theo chiều dài trong cuộc chiến của quê hương. Từ đồi Charlies Kontum nơi anh Năm Nguyễn Đình Bảo đã nằm xuống trong tâm tình bất khuất của một kẻ anh hùng. 
 
Câu chuyện kể , ngày lên đường theo cuộc hành quân, trước khi ra đi anh không quên vài ngày tới là sinh nhật của vợ mình. Anh đã đặt mua tặng cho vị hiền thê chiếc bánh. Hẹn bằng mọi cách anh sẽ tranh thủ trở về. Nhưng "đến hẹn lại lên" thì anh không về nữa. Kẻ chinh phụ đợi người chinh phu, và sự trông chờ mỏi mắt và người đi thì biền biệt...Anh không về nữa và Anh đã ở lại Charlies trên ngọn đồi cao Tây Nguyên mây ngàn, mưa lạnh. Người chiến sĩ Việt Nam Cọng Hòa, cũng như bao nhiêu người khác, cũng có trái tim biết thương yêu, cũng chắt chiu mái ấm gia đình . Từ tình yêu vợ con, cha mẹ , xóm làng nên chúng tôi phải ra đi. Nên cuộc chiến đấu của chúng tôi thì vô cùng nhân bản.
 
Một thí dụ thứ hai, là Đại úy Nguyễn Văn Đương, Người đã nằm lại trên đồi 31 Hạ Lào, để chúng ta có bài hát " Anh không chết đâu anh, Người anh hùng mũ đỏ tên Đương..." cũng không kém phần bi tráng. Như trong bài hát Ra Biên Cương chúng tôi thường hát khi còn trong quân trường " Người đi, người đi , không về chắc rằng có người nhớ ! Hương khói, hương khói câu thề hiu hắt những chiều tiễn đưa..." 
 
Hay rõ ràng , sống động nhất mà nhân vật chính của câu chuyện bi tráng này còn sống cùng chúng ta hôm nay. Đó là anh Trần Ngọc Huế, Trung Tá Trần Ngọc Huế. Cũng trên mặt trận Hạ Lào, Lam Sơn 719 dạo nọ. Lúc ấy anh là một Tiểu đoàn trưởng và đã bị thương nặng, máy bay trực thăng đến cứu sống anh. Nhưng anh đã từ chối và nhường những chuyến tản thương ấy cho thuộc cấp, cho bạn bè được cứu trước , còn anh ở lại chịu trận cho đến lúc bị bắt làm tù binh. Giữa sự sống và cái chết, giữa cái đau khổ và hạnh phúc, anh chọn cái tận cùng của đau khổ. Tôi xin thưa rằng, anh là thánh sống nên dám chấp nhận cái đau khổ để nhường hạnh phúc cho người khác. Anh đã dám hy sinh cuộc đời , hy sinh sự sống của mình cho người khác thì thật là cao cả khôn lường. Đọc kinh thành, trên Đồi Sọ 2016 năm về trước, ta thấy Chúa Giê-Su hy sinh mình trên cây thánh giá để cứu chuộc cho loài người. Tôi nay không dám ngả mạn lấy đàn anh mình để ví von. 
 
Nhưng cũng khó có từ ngữ nào để diễn tả lòng dũng cảm, sự hy sinh cao vời như thế ! Câu chuyện vị bác sĩ độc thân, nhường giấy ra trại cho một anh bác sĩ khác trong trại tù, vì anh này đã có vợ con cần về với gia đình trong câu chuyện Cầu Sông Kwai đã làm nức lòng người vô kể, thì chưa thấm vào đâu với người lính Việt Nam Cọng Hòa Trần Ngọc Huế. 
 
Hãy tưởng tượng rằng, trong một bối cảnh rừng núi Hạ Lào hoang dã,, bốn bề cô quạnh tiêu sơ. Một người chiến binh trên thân ngưới đầy thương tích, máu me. Giữa lúc khói đạn mịt mờ và biết phe mình đang thất thế, mà anh dám ở lại để chịu chết chóc, xui rủi cho số phận mình. Nhường những gì có thể cho anh em thuộc cấp, đồng đội. Chắc rồi sau đó, trong cơn đau nhức trên thân thể mình, tiếng chim kêu vượn hú càng thêm quạnh quẻ cô đơn. Trần Ngọc Huế, anh can đãm thật. Anh hy sinh cho người khác, quả là một siêu nhân.. 
 
Tôi chưa bao giờ được đọc những trang sách anh hùng, can đảm vì tha nhân như thế! Nói chung, khó viết lên đây hết những câu chuyện một thời đầy bi tráng của người lính Việt Nam Cọng Hòa.
 
Phải thưa thật rằng, những người lính Việt Nam Cọng Hòa chúng tôi là những người có học thức. Chúng tôi được đào tạo, uốn nắn trong những gia đình mang tình thần Khổng Mạnh, đạo đức. Chúng tôi được học trong một nền giáo dục ở học đường lấy nhân nghĩa làm trọng. Chúng tôi đi ra với cuộc đời là nơi để đào luyện nhân-cách của mình. Những người lính chúng tôi từ cấp bậc cao cho đến thấp, ai cũng thi hành mỗi một nhiệm vụ được Tổ Quốc giao phó. Dù ở cấp bậc, địa vị nào chúng tôi đều có những vinh dự như nhau. Đó là phục vụ cho đồng bào mình, nhân dân mình, cho sự tự do, dân chủ. Nhũng cấp chỉ huy trong Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa là những người thừa lệnh nước để chỉ huy. Họ là những người có trình độ, có khả năng, có phẩm hạnh cao . Chúng tôi tin tưởng và hảnh diện, thương yêu, và sống chết cùng họ. Những vị lãnh đạo của chúng tôi là những người tài ba, thương dân, thương nước. 
 
Một Ngô Đình Diệm, một con người học thức, đạo đức chu toàn. Ông là người tượng trưng cho nhân, nghĩa, lễ, liêm, sĩ Những đức tính của Ông đã chứng tỏ Ông là một vị quân tử cuối cùng còn sót lại của Việt Nam trong thế kỷ thứ 20. Đời sống liêm chính của Ông đã thể hiện trong những bữa ăn chỉ có bát cháo gà và tô nước chè xanh thanh bạch. Trước nghịch biến của thời cuộc, Đại sứ Mỹ tên Cabot lodge lúc bấy giờ mời Ông lên máy bay ra đi lánh nạn, Ông đã không chịu ra đi. Một lòng sống, chết với quê hương. Khi bào đệ của Ông là Ngô Đình Nhu thấy tình thế quá cấp bách cho sinh mạng, đã vấn kế yêu cầu Ông tạm lánh một nơi nào đó trước khi ổn định lại được tình hình. Ngài Tổng Thống đã từ chối và trả lời, " Đã là Tổng Thống thì không chạy trốn đi đâu cả." Ôi, cái lời nói ngắn gọn ấy nhưng đã gói trọn bao nhiêu tinh thần quân-tử, ý chí của kẻ anh hùng. Và vị Tổng Thống thứ nhì là Nguyễn Văn Thiệu của chúng tôi. Sau bao nhiêu thử thách oan nghiệt mà Người đã gánh chịu, từ kẻ thù dân tộc là Cộng Sản miền Bắc gây ra, rồi những áp lực từ phía người Mỹ suốt cả nhiệm kỳ. Đến lúc tình thế quá bất cập, sức cùng lực kiệt, người đành phải ra đi. Ra đi không phải là một sự hèn nhát. Ra đi để mang chí phục thù cho quê hương xứ sở. 
 
Nhưng hởi ơi, Việt Vương Câu Tiển trong câu chuyện Phạm Lãi và Ngô Phù Sai ngày xưa còn có ngày trở về với cố quốc. Còn Ông ra đi , rồi như Thành Thái, Duy Tân đã chôn vùi hoài bão muôn đời với hận vong quốc. Để khuya sớm mùa thu năm nao có người đã khóc cho đời cô quạnh của những kẻ anh hùng:
"Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương."
 
Tâm tình của những con người có nhân cách, phẩm hạnh thì bao giờ cũng như thế cả. Người chọn lối đi này. Kẻ chọn theo lộ trình khác. Hoài tưởng, tiếc thương muôn đời cho những vì sao rực sáng muôn phương khi những người lính, những cấp chỉ huy trong Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa như Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiêu Tướng Lê Văn Hưng, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Nguyên Vỹ, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Phan Văn Long...vẫn muôn đời , vẫn bất diệt trong trái tim dân tộc. 
 
Chúng tôi không phải là một đoàn cừu non ra đi , cầm súng là nghe theo lời của một đảng phái hay vì quyền lợi của một phe nhóm nào đó. Người lính Việt Nam Cọng Hòa chúng tôi ra đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc mình.. 
 
Chúng tôi rất hảnh diện đã đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho mẹ già, em dại, cho nền hòa bình trong tự do, dân chủ. Dù có ở tù , dù có đọa đày, dù thành, dù bại trước vận mệnh của giang sơn, chúng tôi vẫn tự hào, vẫn thấy mình đã phục vụ đúng lý tưởng, đã hành động đúng với trọng trách, nghĩa vụ của đời trai. Câu nói ngàn đời của người xưa còn vang vọng: Đừng đem thành, bại để luận anh hùng. Đến khi nhắm mắt xuôi tay. Chúng tôi thấy mình đã sống trọn một kiếp con người trong ý nghĩa chính đáng của nó.
( Q.L. )

No comments: