Wednesday, May 17, 2023

NƯỚC MỸ là CÁI NÔI CỦA NHÂN TÀI!

NƯỚC MỸ là CÁI NÔI CỦA NHÂN TÀI!

Trường Giang
Môi trường tạo nhân tài, 5 biểu tượng công nghệ và phép màu của Mỹ | Nếu có một quốc gia đáng được thế giới học hỏi, thì đó chính là nơi sự phi thường được thiết lập, Mỹ. Môi trường tạo nhân tài và không có ví dụ nào tiêu biểu hơn nơi này.
--------------------
 
----------------

Điểm tương đồng của Bill Gates, Mark Zuckerberg, Satya Nadella, Sundar Pichai và Elon Musk là gì. Có thể bạn biết họ trên báo chí hay trong các câu chuyện kinh doanh. Tất cả đều sinh ra ở những nơi cách nhau hàng vạn dặm, không cùng năm và điều hành các doanh nghiệp khác cạnh tranh nhau.
 
Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài thì cũng khó mà đoán được thông qua màu da hay nét mặt. Nhưng bất chấp những điều đó, tất cả đều thành danh ở Mỹ bởi vì chỉ ở quốc gia này mới có thể sản sinh ra những thiên tài.
Không tin tôi ư??
 
Đây không phải là câu chuyện của những kẻ xuất chúng mà về nơi gieo mầm và phát triển họ.
Bill Gates sinh ra ở Seattle với cha là một luật sư và mẹ là giám đốc ngân hàng. Vào thời trung học, vì được tiếp cận với máy tính sớm nên ông ta đã làm quen với công nghệ. Để rồi sau này bỏ đại học Harvard để đồng sáng lập Microsoft, phát triển ra những sản phẩm gần như không ai trong chúng ta không dùng tới và trở thành một trong những biểu tượng của thế hệ.
 
Mark Zuckerberg tuy khác thế hệ nhưng cũng trở thành người vươn lên đỉnh cao nhất. Sinh ra ở bang New York với cha là một nha sĩ và mẹ là bác sĩ tâm lý, cậu bé này đã sớm bộc lộ năng khiếu với máy tính. Cũng như Gates, anh ta sau này cũng bỏ Harvard để thành lập mạng xã hội Facebook.
 
Tiếp theo là Satya Nadella. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đọc tên ông ta thì có lẽ không phải là người duy nhất. Đó là vì ông ta sinh ra ở Ấn Độ với mẹ làm giảng viên và cha làm viên chức nhà nước. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1988, ông ta quyết định sang Mỹ học tiếp ngành khoa học máy tính. Khi gia nhập Microsoft năm 1992, ông ta nhanh chóng thăng chức để rồi trở thành người điều hành cao nhất của tập đoàn vào năm 2014. Một kết quả thần kỳ cho một cựu du học sinh.
 
Tương tự như người đồng hương Ấn Độ, Sundar Pichai là con trong một gia đình trung lưu với mẹ và cha làm kỹ sư. Sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân, ông ta được học bổng để đến Stanford và sau này là đại học Pennsylvania. Sau một thời gian làm việc, ông ta gia nhập Google năm 2004 và trở thành CEO năm 2015.
Còn Elon Musk có lẽ là trường hợp nổi tiếng nhất. Sinh ra với người cha Nam Phi và người mẹ Canada và thừa hưởng tính thông minh của cả hai. Ông ta như những cá nhân ưu tiên trên đã bộc lộ năng khiếu khoa học khi mới 12 tuổi mà đã lập trình được trò chơi máy tính. Hành trình đến Mỹ của ông ta khác một chút, đó là thay vì đi thẳng thì lại quay lại Canada học rồi chuyển sang Mỹ. 
 
Sau khi tốt nghiệp đại học Pennsylvania với hai bằng cử nhân, Musk liền chuyển sang California và thành lập công ty khởi nghiệp. Tiêu biểu nhất là XCom và sau này thành Paypal. Rồi SpaceX và Tesla, hai công ty đang khuấy động thị trường vũ trụ và xe điện. Nếu có phiên bản Iron Man ngoài đời thì có đó nên là người đàn ông này.
 
Nhìn lại rồi tự hỏi, “Đó có phải là sự ngẫu nhiên?”
Quốc gia nào cũng có thể đào tạo nhân lực nhưng chỉ Mỹ mới sinh ra Gates và Zuckerberg. Còn Nadella, Pichai và Musk cũng tương tự. Trong 195 quốc gia trên thế giới, họ lại chọn nơi này để học tập rồi thành danh.
 
Chẳng có gì là ngẫu nhiên. Tất cả đều là kết quả của một hệ thống giáo dục khai phóng, chế độ nhân tài và quy mô kinh tế. 
 
Nếu vào thế kỷ thứ nhất, mọi sự kỳ diệu đều xảy ra ở La Mã thì Mỹ chính là phiên bản tương tự của thế kỷ hai mươi và trở đi.
 
GIÁO DỤC KHAI PHÓNG | Mỹ không phải là nơi tạo ra khái niệm giáo dục hay khai phóng nhưng là nơi thành công nhất. Mỹ cho rằng giáo dục nên bắt đầu với tư duy độc lập, nơi học viên được quyền suy nghĩ ngoài khuôn khổ giảng dạy và khuyến khích tìm hiểu riêng.
Xét về số lượng cơ sở đào tạo thì đây là cỗ máy khổng lồ với hơn 4,000 trường cấp bằng cử nhân. Đó chưa tính hàng ngàn cao đẳng cộng đồng và trung tâm độc lập. 
 
Tất cả đua nhau thúc đẩy trí tuệ và sản sinh ra nguồn nhân lực cho nền kinh tế tương lai. Trong bảng xếp hạng top 20 trường hàng đầu, riêng Mỹ thôi đã chiếm hơn phân nửa. Đó là vì sao hơn một triệu du học sinh từ khắp nơi đến đây để trở thành một phần của hệ thống này. Nổi tiếng nhất là ba nhân vật trên.
 
CHẾ ĐỘ NHÂN TÀI | Nước Mỹ siêu cạnh tranh và chính điều đó khiến nơi này trở nên hấp dẫn. Vì bạn không bị đánh giá dựa trên màu da, quốc tịch hay việc bạn nói tiếng Anh với một “accent” nào đó. Nếu bạn có tài năng, nó sẽ được công nhận vì là tài sản quý giá nhất của một cá nhân.
 
Tôi đố bạn tìm ra một quốc gia nào có số lượng CEO gốc ngoại nhiều hơn Mỹ hay một nơi nào đó có lượng nhân lực đa dạng bằng. Nếu những Nadella, Pichai và Musk chọn đến một nơi khác thì có lẽ kết quả sẽ không như bây giờ. Họ chỉ có thể thành danh ở Mỹ vì nơi này đề cao năng lực và tài năng trên hết.
 
QUY MÔ KINH TẾ | Mỹ không chỉ là một quốc gia bình thường mà còn là đầu tàu của nền kinh tế toàn cầu. Với tổng quy mô hơn $21 ngàn tỷ và thị trường chứng khoán có tổng vốn hóa hơn $49 ngàn tỷ, đây là trung tâm của thế giới. 
 
Hãy nhìn mọi thứ xung quanh, tôi đố bạn tìm ra một sản phẩm nào không được chế tạo bởi doanh nghiệp Mỹ. Từ iPhone, điện thoại Android, phần mềm thiết kế hay đơn giản là nền tảng mạng xã hội bạn đang dùng. Tất cả đều được phát minh ra ở Mỹ vì như đã nói, nơi này đặc biệt vì nó để cho tri thức biến thành hiện thực.
 
Nếu Gates sinh ra ở nơi khác, tôi tin chắc rằng thế giới sẽ không có Microsoft. Nếu Zuckerberg không sinh ra ở Mỹ, tôi tự tin khẳng định là chúng ta sẽ không có Facebook. Nếu Nadella, Pichai và Musk không chọn Mỹ là điểm đến thì họ vẫn sẽ thành công nhưng sẽ không thể là người đứng đầu Microsoft, Google hay Tesla của hiện tại.
 
Mỹ luôn rộng mở và chào đón tất cả từ khắp nơi. Nếu bạn muốn viết lên những câu chuyện gần như thần tiên cho cuộc đời thì đây chính là nơi cần đến.
Tài năng có thể là yếu tố tự nhiên nhưng chỉ trong môi trường phù hợp thì mới được biến thành hiện thực. Đó có lẽ là bài học đáng giá nhất của Mỹ.
Nguồn: Bóc Phốt Tài Chính
----------
 
Cô con gái út của tôi qua Mỹ vài tháng sau mới đủ tuổi đi học lớp mẫu giáo, rồi Tiểu học, sau đó tới Middle School rồi lên High School, thời gian tổng cộng 13 năm
-Không tốn một xu học phí nào cả.
-không tốn một xu mua sách Giáo khoa, hay đóng tiền bàn ghế, máy lạnh, đồng phục…tóm lại không tốn gì cả. Trái lại cháu còn được hưởng:
-Một bửa ăn trưa miễn phí
-Xe buýt (school bus) đưa rước miễn phí
Tốt nghiệp Trung học cháu nhận được tất cả các phần thưởng của các môn học, trong đó có phần thưởng của nhật báo Stars Leigger một tấm check trị giá $5,000 (năm nghìn dollars). Chưa hết cháu còn được nhận vào một trong 9 trường ĐH nổi tiếng nhất nước Mỹ, đó là Trường Columbia University toạ lạc giữa trung tâm thành phố New York với học bổng toàn phần 5 năm, mỗi năm là $57,000 (năm mươi bảy nghìn dollars/năm) vị chi là $285,000 (hai trăm tám mươi lăm nghìn dollars/5 năm). Tôi không khoe, cũng không đề cao nền Giáo dục Mỹ vì nước Mỹ như thế nào mà hằng nghìn du học sinh trên thế giới mỗi năm ùn ùn kéo qua Mỹ du học, trong đó có cả nước Nga, Trung quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức. Nói chi đến CHXHCNVN, miệng thì xoen xoét chửi Mỹ mà con cháu thì qua Mỹ du học như con của NXP, NTD, cháu của LĐA…
 
Đế quốc Mỹ, tư bản bóc lột mà sao nó lại tốt như vậy, còn VN thì sao? Học sinh mới chập chửng bước chân vào lớp 1 đã mua 7,8 trăm nghìn tiền sách GK, rồi đủ thứ tiền học phí, tiền đồng phục, tiền quạt máy, tiền chổi quét, tiền bàn ghế, tiền phấn viết, tiền học thêm…
-----------
 
Hoang Tam
Thằng SÚC VẬT
 
 
Trọng Phúc
Kêu gọi nhân tài về nước để tạo dựng môi trường tốt đẹp cho ai ? Các anh giành lấy quyền lãnh đạo độc tài thì các anh cứ việc xây dựng đi kêu gọi làm gì cho xấu hổ.
Lãnh đạo cs tài tình mà, phá nát đất nước hết rồi, giờ kêu gọi xây dựng, xây làm sao được, đập bỏ hết thì được ok.

Helen Tran
À thì ra ... kể từ khi đánh cướp miền Nam năm 1975 đến giờ thì môi trường ở Việt Nam chẳng có gì đáng sống để gọi là tốt đẹp cả?  Còn nữa kêu gọi " Nhân tài " ... nhưng thiệt ra, đối với cộng sản , chỉ làm " Nô tài " thôi thì mới mong sống sót...kkk
 
Helen Tran
Bây chừ mới thú nhận, môi trường ở Việt Nam chẳng đáng để sống
* Mẹ ViệtNam
Em nói rất đúng “nô tài”là như vậy dưới chết độ Đảng trị
 
Son H Cao
Bình Loạn - Chuyện Hài Nhà Sản.
Con cháu chúng nó thì ra nước ngoài học rồi bằng mọi cách kể cả cách gian lận hôn nhân để được ở lại xứ tư bản.
Có một điều chúng sống với nhau thành từng khu không dám chường mặt tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại chỗ.
Chúng nó là con cháu của cán bộ cộng sản tộc cối . Chúng vơ vét tiền bạc của dân đen trong nước chuyển ra nước ngoài cho con cháu chúng cất giữ, và bản thân cũng tìm cách tháo chạy một khi không còn uống máu dân điển hình như khu Newport Nam Cali .
 
Chỉ có người mất trí mới không nhìn thấy chuyện này, thế mà chúng nay trân tráo kêu gọi người Việt nước ngoài về xây dựng đất nước .
 
Sau khi bỏ tiền ra mướn bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, bọn thích bợ đít cộng phỉ, bon bạ́o chí, nhà văn không có chút liêm sỉ . Bọn này mặt dày không có chút liêm sỉ nào ngoài việc thích tiền và hy vọng VC sẽ cho chúng đặc quyền đặc lợi một khi chúng dẹp tan được tiếng nói của người Việt Hải Ngoại chân chính .
Nhưng chúng đã lầm, người Việt chân chính không đê tiện như bọn tay sai thiếu nhân cách mà chúng đã mua chuộc được nên bộ mặt nhơ nhuốc của chúng ngày càng lộ ra nhờ vào mạng xã hội trợ giúp .
 
Một đất nước tươi đẹp VNCH, một MN trù phú, một Sài Gòn hoa lệ đã bị tộc cối phá nát như nồi canh Hẹ bầy nhầy, thế mà nay chúng còn dám đưa cái mặt lì ra kêu gọi con cháu của người Việt Quốc Gia trở về đóng góp vì chúng thừa nhận con cháu của chúng và bọn bưng bô theo chúng nó toàn là bọn phế thải chỉ giỏi đánh võ mồm .
 
Bọn bây phá nát VN, tận diệt hết tinh hoa của đất nước thì hậu quả trước nhất là chính bọn bây bị nguyền rủa, gia tộc chúng bây bị khinh bỉ . Với cái loại hút máu dân để làm giàu như bọn tộc cối hiện nay thì theo luật nhân quả con cháu chúng sẽ trả .
 
Người Việt Quốc Gia kể cả con cái họ không ngu xuẩn đến mức về cộng tác với bọn đã bức hại cha ông của họ . Họ cũng biết vì ai mà họ sống tại nước ngoài .
Họ sẽ trở về xây dựng lại tổ quốc VN một khi bọn tộc cối bị trừng trị, Chế độ độc tài đảng trị bưng bô bán nước cho giặc tàu bị hạ bệ, chừng đó không cần kêu gọi họ cũng trở về .
--------
 
* Binh Pham
Mỗi khi nghe bọn cộng sản nói ,thì luôn phải nhớ câu của cố TT Nguyễn Văn Thiệu: “ Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm “…
Hung Dang
Ai có kem đánh răng, nhở mang theo nghe bà con
* Lich Thanh Vu
Về sống chung với loại vô tôn giáo rị ráo ăn tết tầu thịt chó xài đồ phá rừng biết bố mày là ai không
* Trần Kiêm Liên
... họ đâu có dại mà về làm tay sai à??
* Danh Tran
Dẹp hết cs độc đảng thành đa đảng thì tiền và nhân tài sẽ tự đổ về khỏi cần kêu gọi
* Bach Truong Xuan
Về đễ mấy con khỉ tự xưng "đỉnh cao trí tuệ loài người" ngồi ăn trên đầu à.
* Duc Hoang
Những ai muốn bùng bỏ, bộ đít cộng sản hay làm tay sai cho bọn chúng , nên nhìn vào hình ảnh Nguyễn Xuân Ẩn , Dương thị Quỳnh Hoa.., nhất là bọn mặt trận giải phóng miền Nam , rồi cố gắng ra sức giúp VC
* Andy Nguyen
Có chó mà về, chẳng ai muốn sống với lũ cướp cạn, loài ký sinh trùng ghê tởm từ phương Bắc.
Nhân tài về để bị lũ khỉ trù dập, đảng cs còn thì VN luôn luôn thua cả Miên Lào kkkkkkk.
* Trần Thế
Trước khi kêu gọi nhân tài VNCH về nước thì phải biết nghị quyết 36 đã thành hiện thực chưa. Nếu chưa thì chuyện kêu gọi nhân tài VNCH về nước cũng chỉ là giấc mơ hoang tưởng như nghị quyết 36 (gọi là giấc mơ hoang tưởng cũng như ác quỷ mơ lên thiên đàng). Tài năng thật (không dùng bằng cấp giả) của nhân tài VNCH được trả rất cao bằng $USD hoặc €. Liệu họ có chịu nhận lương bằng tiền Hồ không? Ngày nào còn có lò đốt các đại gia ở VN thì ngày đó không ai muốn làm giàu ở VN cả. Nói chi nhân tài VNCH, họ có thực tài với câp bằng thật của Âu Mỹ, họ không dại gì phí tài của họ chỉ vi lời kêu gọi suông. Thế mới gọi là nhân tài VNCH.
* Tam Tran
Thằng nào đầu trâu mới về hợp tác với VC , còn người tài thì chắc là ỉa lên đầu bọn chúng .
* Tuong Vu
47 năm về trước chúng nó giết chết hết nhân tài rồi...
Về để nó giết chết nữa à?
* Nam Vo
Xót xa trong biển ngữ này
Đỉnh cao trí tuệ tháng ngày Trường Sơn !
* Hung Duy
Đổi đi, thì về
 
-----------

Thiên Hạ Chuyện
Nguyễn Phương Nhu
NHÂN VIÊN TRẺ NHẤT CỦA ELON MUSK
Ngày 8/6 vừa qua. Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã tuyên bố tuyển dụng thành công một nhân viên mới chỉ 14 tuổi. Cậu bé đó có tên là Kairan Quazi, được tuyển về làm kỹ sư phần mềm ở bộ phận phát triển Starlink của SpaceX.
Được biết, Quazi là người gốc Ấn Độ. Gia đình cậu hiện định cư tại Santa Clara, Tiểu bang California. Cậu cũng là sinh viên trẻ nhất từng tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Santa Clara và là người có chỉ số IQ thuộc top mà chỉ 0,1% dân số trên thế giới sở hữu.
Tài năng của Kairan Quazi phát triển rất sớm. Khi năm lên hai tuổi, cậu đã biết nói những câu hoàn chỉnh. Cậu cũng có khả năng ghi nhớ xuất sắc, khi thường kể lại chi tiết những bản tin được nghe trên Radio từ hồi học mẫu giáo. Năm lên 9 tuổi, cậu đã vào học một trường Cao đẳng cộng đồng ở California và tốt nghiệp không lâu sau đó.
(Theo Los Angeles Times)
FB Lê Huỳnh Phương Thảo
 
----------
 
Văn Công Quang
Hôm nay Thứ hai là ngày lễ Juneteenth nghỉ chính thức của Hoa Kỳ dành cho những người Mỹ gốc Phi châu do tổng thống Biden ký
Nhân đây cũng xin cực lực phản đối chính sách kỳ thị của chính phủ Hoa Kỳ đã áp đặt lên gia đình mình nói riêng và toàn dân Mỹ Đế nói chung
Vài trường hợp cụ thể như sau
 
1)
Con gái lớn Linda Van sau khi lấy được bằng sư phạm được nhận vào dạy toán chính thức cho học khu ABC ( Artersia, Buena Park and Cypress), thông thường cũng phải ít nhất là ba năm tạm thời mới vào chính thức, vì sự kỳ thị của xã hội Mỹ cho rằng người Á Châu đương nhiên giỏi toán với lại là con gái nên được ưu tiên vào biên chế, chính vì sự kỳ thị đó dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười: cháu chạy xe hai chỗ ngồi , đậu xe vào chỗ các giáo sư luôn bị giấy phạt vì cho là học trò đậu xe trật chỗ.
 
2) Cháu thứ ba Hailee Van đang làm bác sĩ cấp cứu cho Kaiser Permanente là chuỗi bệnh viện lớn nhất nước Mỹ, ai cũng biết muốn làm tại California phải thật giỏi và kinh nghiệm đầy mình, cháu không giỏi lại mới ra trường cũng không ngờ được nhận vào. Cũng do chính sách kỳ thị cứ cho rằng người Á Châu cần cù thông minh lại nữ giới nên bị nhận oan.
 
3) Cháu Út Julie Van đi lính để trả ơn cho Hoa Kỳ 🇺🇸 đã nhận gia đình mình làm con dân xứ Mỹ Đế dù muôn vàn bất xứng, cháu đi lính chưa được bao lâu đã là Thiếu Tá Không Quân, là cấp tá trẻ nhất của quân đội hùng mạnh nhất trái đất. Cũng do chính sách kỳ thị màu da mà ra chứ cháu thì tài cán gì?
 
Khác với sự kỳ thị của Mỹ Đế, Việt Nam cộng sản có chính sách vô cùng nhân đạo và bình đẳng. Lúc còn ở Việt Nam , mình ba lần thi đậu vào đại học, năm sau điểm càng cao hơn năm trước , vậy mà không được học vì chính sách “ thi theo điểm nhận học theo diện”, nên có đậu thủ khoa cũng bị loại , do lý lịch ba đời dẫn đến bao thế hệ thanh niên chưa chết đã bị chôn sống như thời Tần Thủy Hoàng
Xin cảm ơn đất nước Hoa Kỳ, xin thượng đế gìn giữ quê hương mới của chúng con được bình an thịnh vượng
 
* Vy Hoang
Chúc mừng Anh Chị và các cháu
Nước Mỹ cũng là quê hương của gia đi em.
Nước Mỹ cưu mang gia đình em như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh 🥰🥰🥰
Sống là người của Nước Mỹ
Chết sẽ là ma nước Mỹ 
* Văn Công Quang
Vy Hoang cảm ơn em đã chọn nơi này làm quê hương, một chọn lựa tốt nhất
* Vy Hoang
Dạ
Em nghĩ 99.99% dân số thế giới đều gióng gia đình anh chị và gia đình em.
* Bao Dang
Cám ơn anh chị Quang và gia đình. Sứ vụ cao cả của người Việt nạn nhân chiến tranh VN và hậu duệ lánh nạn cs tại HK là lấy lại danh dự sau khi HK thất bại trong trận chiến ngăn chặn làn sóng đỏ tại Đông Dương nói riêng và thế giới tự do nói chung, và nay HK đang trên đà suy thoái vì sự chia rẽ nội bộ thì cộng đồng sắc dân Việt càng phải nỗ lực hơn ...... Quả thế 48 năm qua cộng đồng sắc dân Việt chúng ta có một đội ngũ linh mục tu sĩ nam nữ đông đảo và sinh động để bổ sung cho sự thiếu hụt, thiếu sinh động cho dòng tu nam nữ và giáo hội địa phương cũng như giáo hội hoàn vũ, đội ngũ các sĩ quan và binh sĩ trong quân đội HK, đội ngũ các chuyên gia ngành nghề trội vượt, đội ngũ sinh viên học sinh chăm chỉ và xuất sắc, đội ngũ dân cử luôn bảo vệ và phát huy cờ Vàng qua các nghị quyết ...
* Kelly Nguyen
Hôm qua ba con còn nói, khi ba yếu trong người hay nằm ác mọng về trại cải tạo ở Miền Bắc. Ba vẫn còn thấy sợ khủng khiếp. Bao nhiêu năm cực khổ trong trại cải tạo, đền bù lại là được dẫn mấy con qua Mỹ để có một cuộc sống mới.
* Văn Công Quang
Kelly Nguyen Gởi lời cảm ơn ba về những năm tháng Ba chiến đấu cho một miền nam Việt Nam tự do, chú cũng được hưởng những năm tuổi thơ hạnh phúc nhờ sự hy sinh đó
* Kelly Nguyen
Văn Công Quang Ba con và 2 bác không bỏ chạy và chiến đấu đến cùng nên bị đi cải tạo. Bác 2 thì bị tử trận.
* Nhật Bột
Kkk tổng thống eng cái chi cũng giỏi, kể cả lạm phát con số to đùng mà chưa có đời tổng thống mô làm đc như tổng thống eng.
Chúc mừng
mấy cháu!
* Văn Công Quang
Nhật Bột tổng thống ni là niềm đau chung chớ có riêng ai mô em. Cũng may dân Mỹ rất là phản động luôn muốn lật đổ chính quyền. Vậy mà không ai ở tù , rứa có kỳ khôi kỳ thị không?
* Mike Le
🤣 Đế quốc kỳ thị quá!
Từ một anh tỵ nạn trên thân chỉ có một chiếc quần xà lỏng rách rưới mà bây giờ như vậy thì chắc chắn đế quốc Mẽo kỳ thị quá!
Chúc mừng anh và gia đình!
 
---------

Người Lính Già Tqlc
Những người con H.O : Sức bật của một thế hệ.
Hình ảnh anh hai tôi đứng cạnh má, những ngón tay miết trên xấp vải áo mới toanh, mặt cúi xuống, giọng nghẹn đắng, “ Ðể dành sang năm con thi lại, nếu đậu con sẽ may áo.” Má tôi ngồi, nước mắt vòng quanh, lặng lẽ, khóc.
 
Xấp vải là quà má dành dụm bao lâu để mua làm phần thưởng mừng anh vào đại học. Ngày anh đi nhận giấy báo điểm về. Má lấy xấp vải đưa cho anh, không cần hỏi kết quả. Giá mà lý lịch gia đình tôi không phải “đối tượng 13” thì anh đã dư nhiều lắm rồi, điểm đậu vào trường đại học y khoa.
 
Ngày đó, tôi còn là đứa bé chưa đến tuổi lên 10. Nhưng không hiểu sao khoảnh khắc tê lặng đó cứ ở mãi trong đầu tôi. Ám ảnh.
 
Tôi lớn thêm vài tuổi. Một bài báo nổi tiếng viết về anh học trò tên Huy, tôi quên mất họ anh rồi, quê ngoài miền Trung, anh thi đại học 3 lần, là 3 lần anh đậu thủ khoa, của 3 trường khác nhau. Và, cũng 3 lần, anh bị người ta từ chối cho anh đặt chân vào giảng đường đại học.
 
Lý do gì ư ?
Anh là con của một sĩ quan chế độ cũ.
Tôi vẫn nhớ hoài câu anh nói trên báo Tuổi Trẻ ngày đó, “ Không ai muốn được sinh ra dưới một ngôi sao xấu, và cũng không ai có quyền được chọn cửa để sinh ra. Tôi vào đời bằng những khát vọng lớn lao của tuổi trẻ, nhưng đời đã tặng tôi những cái tát nghiệt ngã nhất...”
 
Bài báo đó, câu nói đó, cũng không hiểu vì sao, ám ảnh tôi. Nặng trĩu.
 
Không biết có phải vì điều này, mà ngay khi được gợi ý, “ hãy tìm hiểu và viết về những người con H.O, những người từng bị vùi dập, từng trải qua những nhọc nhằn, cay đắng khi còn ở Việt Nam. Nhưng khi sang miền đất này, họ như hạt mầm bị dồn nén bấy lâu, nay bật lên, vươn mình đứng dậy, biết khẳng định mình một cách trang trọng và đường hoàng,” tôi đã gật đầu không chút ngần ngại.
 
Bởi, tôi biết ngay rằng, mình làm được. Bởi, cảm xúc này, đã có sẵn trong tôi.
 
Lớn lên khi ba vào “tù cải tạo”
Tôi trò chuyện cùng ba người, một bác sĩ, một dược sĩ và một kỹ sư điện toán. Họ chẳng là những người nổi tiếng. Họ thuộc về số đông những người bình thường, giản dị mà ta gặp hằng ngày trong cuộc sống quanh đây.
 
Nhưng, nhìn chặng đường họ đã qua, để có thể bây giờ đường hoàng là kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, mới hiểu và khâm phục hơn những con người của một thế hệ, thế hệ vào đời ngay vào lúc khó khăn nhất của đất nước.
Họ là Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh, và kỹ sư Lê Công Quý.
 
Giữa họ có một điểm chung, đó là ba của ai cũng mang hàm cấp tá, thiếu tá và đại tá. Và dĩ nhiên, ba ai cũng để lại một phần đời mình trong chốn “tù cải tạo,” người 5, 6 năm, người vừa chẵn 10 năm.
Ở thời điểm tháng 4 năm 1975, anh Hoàng được 16 tuổi, anh Quý 15, và chị Trang Anh lên 10. Ở độ tuổi này, cả ba người, như bao người dân khác ở Việt Nam, không phân biệt tuổi tác và giới tính, bị cuốn vào cơn sóng của thời lịch sử đổi thay.
 
“Ba đi tù, một mình mẹ tôi với năm con nhỏ, lớn nhất mới 11, nhỏ nhất chưa đầy năm. Không thể nào chăm sóc hết đàn con như vậy, nên chị tôi và hai đứa em nhỏ theo mẹ về sống bên ngoại, tôi cùng thằng em kế về với bà nội. 9 tuổi đầu, tôi đã biết chẻ củi, nấu cơm, tự chăm sóc mình.” Trang Anh, hiện đang là dược sĩ làm việc trong hệ thống Wal-Mart, nhớ lại.
 
Kỹ sư điện toán Lê Công Quý hồi tưởng, “Ngày Việt Cộng vô Ðà Nẵng, ba tôi đưa cả nhà chạy vô Sài Gòn ở trại gia binh. Khi ba đi tù, nhà cửa ngoài Ðà Nẵng bị tịch thu, thế là má tôi dắt díu anh em tôi chạy về quê ngoại ở Ðơn Dương, nơi cách Ðà Lạt chừng 58 cây số.”
“ Ðói no gì cũng không được nghỉ học ” là yêu cầu của má anh Quý đặt ra cho các con, nhưng một buổi đến trường, buổi còn lại anh Quý phải “đi làm cỏ, cắt lúa cho người ta”.
 
Với Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, dù là con đại tá nhưng “số cực” dường như đeo đuổi anh từ nhỏ. Là anh trai cả, nên ngay khi ba anh vào “trại cải tạo,” cũng là lúc anh Hoàng “phải nhào ra phụ kiếm cơm” bằng cách “đẩy xe cóc ổi đi bán rong, ôm thùng thuốc lá ra đầu ngõ ngồi bán từng điếu”. Chưa hết, anh còn biết “quay roneo” các bài hát để bán cho bạn học cùng trường, lúc “nhà nước đổi tiền” anh cũng “bày đặt chạy áp phe, làm đủ thứ trên đời để có tiền mang về phụ mẹ.”
Nhọc nhằn và cơ cực, chưa bao giờ được ăn bát cơm trắng trọn vẹn, ngoại trừ khoai độn, sắn độn, mì độn, nhưng cố gắng đeo đuổi trường lớp, không dở dang chuyện học hành là điều cả ba người phải tâm niệm.
Tuy nhiên, tốt nghiệp lớp 12, cánh cửa để những người con sĩ quan này bước chân vào đại học cứ khi ẩn khi hiện như trò chơi cút bắt.
 
Ðường vào đại học gian nan
Chị Trang Anh kể, “Ðâu có bao giờ mình muốn dừng lại ở lớp 12 đâu. Nhưng khi mang giấy tờ lên phường ‘xác minh’ thì họ nói ba tôi là sĩ quan chế độ cũ, ‘chính quyền không bỏ tiền nuôi cho những thành phần như vậy’ nên họ không ký. Mà địa phương không ký thì làm sao thi đại học ? Thế nên ngay cả cơ hội đi thi đại học tôi cũng không có.”
 
Anh Lê Công Quý may mắn hơn chị Trang Anh ở chỗ: Ít ra anh biết thế nào là thi đại học và cảm giác cầm được giấy báo đậu vào trường Ðại Học Kinh Tế Tài Chánh ở Sài Gòn là như thế nào.
 
Anh cứ ngỡ như mình trong mơ ! Con ngụy mà cũng được vào đại học sao? Thầy chủ nhiệm dạy toán, người cũng có cha là “sĩ quan chế độ cũ,” cũng là người ‘bảo lãnh’ để anh Quý không bị “gửi qua công an” khi anh dám dùng phấn viết lên bảng chữ “Ðả đảo cộng sản,” đã dẫn đứa học trò mình lên tận ủy ban nhân dân tỉnh để hỏi cho chắc ăn có phải là Lê Công Quý được vào đại học?
 
Nghe người ta khẳng định là chắc. Cậu học trò tỉnh lẻ mừng còn hơn được vàng, và có lẽ, lần đầu tiên trong đời cậu thầm cám ơn “Ðảng quang vinh biết xóa bỏ hận thù, cào bằng tất cả để cho đứa con ngụy như mình có cơ hội đổi đời.”
 
Anh Quý làm hồ sơ, giấy tờ, cắt hộ khẩu nơi quê nhà để khăn gói vào Sài Gòn chuẩn bị cuộc đời làm sinh viên.
 
Thế nhưng.
Thà như Trang Anh bị tước đi cơ hội thi đại học ngay từ lúc đầu.
 
Thà như người ta gửi giấy báo cho anh biết điểm anh cao nhưng vì anh là “đối tượng 13” nên anh không thể vào học.
Thà như...
Thà như...
Cứ 10, 20, thậm chí 50 cái thà như kiểu vậy từ lúc đầu thì Quý vẫn cảm thấy nhẹ lòng hơn.
 
Ðằng này...
Niềm vui háo hức của người thanh niên 18 tuổi bị dập tắt một cách không thương tiếc ngay khi bước chân vào phòng giáo vụ.
 
“ Anh là đối tượng 13, không có tiêu chuẩn chính trị để học trường này. Anh đi về đi. Cái giấy này là do máy tính gửi sai thôi, chứ anh không đủ tiêu chuẩn học. Về đi.” Một thầy giáo nơi phòng giáo vụ trường Kinh tế tài chánh đã chẳng ngại ngần nói cho Quý biết.
 
Tiếng kêu “trời ơi” của người đàn ông nay đã ngoài 50 kể lại giây phút bị người ta “ném ra đường” cách đây hơn 30 năm mà nghe vẫn còn quặn thắt một nỗi đau.
“ Trời ơi, cả cuộc đời sụp đổ dưới chân tôi. Tôi hụt hẫng dễ sợ. Bởi ở Việt Nam đứa học trò nào đang học 12 cũng nghĩ vô được đại học là cuộc đời mình mở ra tương lai tươi sáng, hy vọng đủ thứ hết. Giờ nghe họ nói vậy, tôi gần như điên luôn !”
 
Não nề. Chán nản. Suy sụp. Mất phương hướng. Quý gần như mất trí, lang thang khắp Sài Gòn, không dám quay về Ðơn Dương, “ăn làm sao, nói làm sao đây khi bạn bè, chòm xóm, gia đình đều nghĩ rằng mình vào Sài Gòn để đi học đại học?”
 
“Thực sự tôi không nhớ nhiều lắm lúc đó tôi như thế nào. Tôi chỉ biết mình lang thang khắp nơi. Hụt hẫng, đau khổ lắm. Lúc đó có ai đưa lựu đạn kêu tôi quăng tôi cũng dám. Tôi thấy cuộc đời mình coi như chấm dứt.” Anh Quý nói.
 
Một người bạn cùng quê với anh, cũng vào Sài Gòn học, nhìn thấy tình cảnh bi đát đó, đã “lén” báo về quê cho gia đình Quý hay. Má anh lặn lội vào Sài Gòn đón con về.
 
Có điều, trước khi mang đứa con tội nghiệp trở về Ðơn Dương, người mẹ uất ức tìm đến trường đại học để khiếu nại. Nhưng “một ông ở phòng tổ chức nói, mang 5 cây vàng vô đây thì tôi lo cho nó có chỗ học”. Má tôi không dằn được, “Nếu có 5 cây, tôi đã cho nó đi vượt biên rồi chứ đi học làm gì !”
Phẫn uất, vì phận mình là “ ngụy ”. Nhưng, vẫn phải về.
 
“ Thấy tôi sốc, chán đời đến gần như tưng tửng luôn, nên má tôi quyết định gửi tôi vào chùa ở một thời gian tôi mới tỉnh lại bình thường.” Anh kể, giọng cười nghe buồn tênh.
 
Không giống Trang Anh và Quý, Nguyễn Trần Hoàng không thi đại học ngay sau khi tốt nghiệp 12.
 
“ Tôi không thi bởi lúc đó tôi chưa biết mình muốn gì. Lúc nhỏ tôi mơ làm văn sĩ, lúc lớn hơn thì thích làm luật sư. Nhưng sau 75 thì thấy văn sĩ coi bộ không thực tế, còn luật thì khi đó làm gì có luật để mà làm luật sư, cho nên tôi cũng không thích luôn. Tôi đi làm những chuyện linh tinh khác.” Anh Hoàng cho biết.
4 năm sau, “ sau một trận bệnh tưởng chừng mình sắp tận cùng phần số,” anh quyết định nộp đơn thi vào trường đại học Y khoa, vì “thấy bác sĩ cũng nhiều người có lòng cứu mình khỏi chết trong khi mình nghèo quá”.
 
Ðể có thể vào được Y khoa, trong khi ba từng là trung tá trưởng phòng chỉnh huấn Biệt khu Thủ đô, hiện vẫn còn trong trại cải tạo, đòi hỏi người thí sinh đó phải có số điểm gần như tuyệt đối. Vậy mà Nguyễn Trần Hoàng đã làm được, bằng chính sức học của mình.
Ba năm sau khi trở thành bác sĩ ở Việt Nam, năm 1991, anh Nguyễn Trần Hoàng cùng ba má và các em sang Mỹ định cư, sau Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh một năm, và trước kỹ sư điện toán Lê Công Quý hai năm.
Làm lại cuộc đời trên đất tự do.
 
Sang Mỹ khi đã ngoài 30 tuổi, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng bắt đầu lao vào mưu sinh kiếm sống bằng công việc... đứng phụ “chợ trời ”.
 
Anh kể bằng giọng từ tốn, “ Mình không quen biết ai hết, nên cứ 3, 4 giờ sáng là ra chỗ chợ trời Cypress ở Costa Mesa đứng chờ xem có ai kêu mình phụ gì không. Chắc tại mình nhỏ con nên thường chẳng ai gọi phụ. Ðứng đến 7, 8 giờ không thấy ai gọi hết thì về.”
Rồi anh lại chuyển sang “ đi bỏ cơm chay,” “ đi bỏ báo”.
“ Có lúc tôi xin đi làm công việc lau chùi, quét dọn cầu tiêu nữa. Vậy mà lúc phỏng vấn người ta cũng không thèm nhận. Có thể nói đó là lúc nản nhất trong cuộc đời tôi. Chán nản, và có lúc như bị trầm cảm nữa.” Người bác sĩ ngồi trong phòng mạch hiện tại của mình trên đường Lilac, kể về những ngày đầu tới Mỹ.
 
Sau, anh lại chuyển sang “ nghề dạy lái xe ”. Anh cười hóm hỉnh, “ Hồi đó qua đâu có tiền học, nên tự tập lái rồi tự đi thi. Thi tới sáu lần mới đậu, nên rớt kiểu gì tôi cũng rành hết.”
 
Như đã nói lúc đầu, Nguyễn Trần Hoàng “có duyên với số cực”. Sang Mỹ chưa bao lâu. ba anh lâm bệnh, “từ cao huyết áp khi còn ở Việt Nam, qua đây chuyển sang suy thận giai đoạn cuối. 
 
Rồi từ thận lại sang tim, rồi biến chứng tùm lum hết”.
“ Khoảng 3 năm sau khi đến Mỹ, ba tôi qua đời. Còn tôi thì tương lai vẫn mờ mịt, chẳng biết tới đâu, về đâu.” Anh kể.
 
Từ lúc qua Mỹ, cho tới lúc anh thi đậu lại bằng bác sĩ và có số điểm đủ cao để có thể xin một chỗ đi thực tập tại bệnh viện, mất tổng cộng 8 năm, “8 năm đó, tôi chỉ biết ngủ ở phòng khách, trên ghế salon cho đỡ tốn tiền. Những năm sau, tôi đi làm ít lại, mượn thêm ít tiền của đứa em đủ để trang trải tiền ăn ở, còn dành thời gian dốc sức vào chuyện học.”
 
Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh thì may mắn hơn trong chuyện học hành khi sang miền đất này, như thể một sự đền bù cho những năm tháng chị không biết gì là “ trường đại học ở Việt Nam ”.
 
Chị nói, “ Sau 7, 8 năm bị gián đoạn ở Việt Nam, không được học hành là tôi thấy bứt rứt lắm rồi. Cho nên khi được sang đây, trong đầu mình nghĩ là mình phải học, học nghề mà mình mơ ước hồi nhỏ, học để thành dược sĩ.”
 
Trang Anh học bằng tất cả sự say mê của mình, có chồng, có con vẫn còn tiếp tục học.
 
“ Năm 1996, tôi lấy bằng cử nhân ngành Biopsychology của trường Ðại Học Long Beach . Ra trường, tôi đi làm ngay, suốt 8, 9 năm. Trong thời gian đó, tôi tiếp tục theo học để lấy bằng master. Ðến năm 2004, tôi quyết định 'quit job,' theo học chương trình Dược Sĩ tại trường Western Pomona. Ðến năm 2008, tôi chính thức trở thành dược sĩ. ”
 
Ðó là hành trình đeo đuổi để đạt được ước mơ mà Trang Anh đã không thể thực hiện được khi ở Việt Nam.
 
Dù là ước mơ đó chị phải kiên trì mất gần 20 năm mới đạt được, nhưng Trang Anh luôn cảm thấy rất vui, rất thích nơi đã cho chị những cơ hội mà chị không thể nào tìm được ở quê nhà, chỉ bởi vì chị là “ con ngụy ”.
Với Lê Công Quý, cuộc đời anh thật sự như sang một trang mới khi đặt chân đến miền đất của tự do.
 
“Mình đang ở chỗ khổ quá mà, hết thảy mấy anh em tôi đều đi làm cực khổ, đi học cực khổ. Giờ sang đây nào là được 'tiền ông Bush cho,' nào là tiền foodstamp, ăn không có hết. Cứ thấy mình như ở thiên đường, thấy thật sự trân trọng những thứ mình có.” Anh Quý kể lại bằng giọng sôi nổi.
 
Cũng như những người tị nạn khác, anh Quý phải đi làm thêm bên cạnh thời gian đi học. “Cũng xin đi làm lau chùi, quét dọn restroom, đi đổ rác, đi bỏ báo, sau thì đi làm ở cây xăng. Nhưng ở quê cực quá rồi nên những chuyện đó anh em tôi không xem là cực nữa.” Anh cho biết.
 
Rồi anh trầm giọng, “Chuyện tôi bị đuổi về khi lên trường đại học nó nằm trong lòng tôi dễ sợ lắm. Sau này khi họ cho tôi đi học cao đẳng. Ði dạy một thời gian, tôi xin đi học tại chức họ cũng không cho. Hình như chính vì vậy mà chuyện phải học đại học nó cứ thôi thúc tôi suốt. Nên khi sang đây, không chờ phải đủ một năm để xin tiền financial aid, mà tôi đi học liền, học ào ào luôn.”
 
Nói là “học ào ào,” nhưng “một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết,” nên người ta học 15, 20 phút, anh Quý phải học 1 tiếng, 2 tiếng. “Ðau khổ nhất là mấy lớp ESL, vừa học vừa khóc, nhưng rồi cuối cùng cũng qua. Sau hai năm ở college, tôi được nhận vào trường UC Davis.”
 
Từ năm thứ 3, Lê Công Quý đã xin vào làm thực tập tại hãng máy tính IBM. “Khi đó, họ 'offer' cho mình một giờ $20. Trời ơi, lúc đó mới thấy thiên đường là đây, thấy rõ cuộc đời mình đã thực sự đổi qua trang mới rồi.” Anh cười sảng khoái khi nhớ lại mức lương đầu tiên mình có bằng chính sức học của mình.
 
“Khi đã cầm được bằng đại học trong tay rồi, anh cảm thấy như thế nào ?” Nghe tôi hỏi, anh nói khi đã thôi cười, “Cảm thấy chuyện học đại học không là gì hết. Nhưng ở thời điểm đó, lứa tuổi đó, chuyện vào đại học đối với mình lớn lao quá, thành ra nó thành một ám ảnh với mình. Và mình học, để chứng minh cho một điều tự bên trong là mình có thể học được, mình không dở. Tôi từng hứa lấy được bằng đại học rồi có đi rửa chén cũng vui lòng mà. Ðôi khi tôi tự cười mình. Nhưng thực sự tôi tự hào về điều đó, nhờ đó mà tôi có sức lực để mà học.”
 
Tự hào về Ba
Có một điều, “vì là con sĩ quan” nên Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng và kỹ sư Lê Công Quý “mới trải qua” nhiều điều mà không phải ai cũng phải chịu. Tuy nhiên, không ai trong số họ, vào thời điểm phải chịu những thiệt thòi bất công nhất, mảy may có trong đầu suy nghĩ “giận ba mình đã mang đến cho mình những bất hạnh này”.
 
“Không có ba tôi, làm sao tụi tôi qua được tới bên này để có được ngày hôm nay ?” Anh Quý nhận xét.
Nhìn lại tất cả những gì mà mình đã làm được, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng nói giản dị, “Ðó là nhờ ba tôi đã rèn luyện tôi từ nhỏ. Ba tôi là tấm gương lớn nhất của tôi.”
 
“Chưa bao giờ tôi cảm thấy oán trách vì ba tôi là sĩ quan nên tôi không được đi học đại học. Tôi chỉ có tự hào, rất tự hào về ba tôi. Trong tôi, hình ảnh ba lúc nào cũng oai hùng lắm !” Chị Trang Anh bày tỏ.
 
Như đã nói, cả ba người, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, kỹ sư Lê Công Quý, Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh, không là những người thật đặc biệt, thật nổi tiếng. Nhưng họ đại diện cho số đông, số đông những người con của các sĩ quan VNCH, từng một thời phải chịu những kỳ thị, bất công, khi còn ở quê nhà.
 
Nhưng giờ đây, họ có quyền hãnh diện về mình lắm chứ. Và chúng ta cũng có quyền hãnh diện về họ.
Ngọc Lan
Share Lại Người Lính Già TQLC
 
-----------
 
---------- 
 

 
Con cháu VNCH qua Mỹ diện H.O. Ba của cháu này theo ông nội qua Mỹ theo diện H.O. 

TOMMY TRẦN một trong 6 học sinh giỏi nhất nhất trên 4 triệu 700 ngàn học sinh dự thi trên toàn Thế Giới
VẺ VANG DÂN VIỆT
Thi: đánh bại mấy trăm ngàn thí sinh trên toàn thế giới.

Em trở thành một trong 6 học sinh giỏi nhất thế giới đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi Toán Giải tích.
--------------
Tommy học sinh Evergreen ( San Jose California ) năm nay mới có 17 tuổi. với số điểm hoàn hão là em TOMMY TRẦN, đã cạnh tranh trong cuộc thi cuối cùng vào tháng 5 vừa qua cùng với 317,663 thí sinh khắp nơi trên thế giới. Trong cuộc thi này có 45 câu hỏi trắc nghiệm cùng 6 câu hỏi tự giải phương trình toán - Nếu học sinh giỏi thì có thể làm được 45 câu hỏi toàn hảo, tuy nhiên trong 6 câu tự giải phương trình sẽ làm cho học sinh rớt dễ dàng vì cần phải viết rõ ràng khi giải trình công thức. Ban chấm thi với hơn 1,000 thầy cô giáo sẽ phải trao đổi ý kiến để bầu chọn người ĐẦU BẢNG.

1,000 thầy cô giáo quyết định số điểm - Tommy Trần trở thành một trong 6 học sinh giỏi nhất thế giới đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi Toán Giải tích (Calculus AP) trong kỳ thi năm nay

Tommy Mới sinh ra mẹ đã qua đời. Bố cháu qua được Mỹ là nhờ ông nội dẫn một nửa gia đình đi theo diện HO. Cha của Tommy là anh Viên Trần cho biết cháu sinh ra tại Hoa Kỳ nhưng mẹ mất sớm nên đã trải qua một thời gian gà trống nuôi con.
FB Hoài Thạch Sơn
FB Nguyễn Viết Quý
 
----------
Son H Cao
Allan Nguyên cháu Ngoại, hôm nay tốt nghiệp Đại Học.
Allan Nguyen Graduation Western Washington University Bachelor Degree of Biology and Chemistry
 
----------
 
Son H Cao
Cậu bé được Hải Quân Hoa Kỳ giải cứu khi vượt biên nay trở thành một bác sĩ Hải quân.
 
Pháo kích gây chấn động xung quanh chiếc thuyền đánh cá nhỏ, nơi một gia đình trẻ trên đó có bé Minh Văn Nguyễn, 9 tuổi, mẹ và tám anh chị em của bé – đang túm tụm tìm chỗ ẩn nấp. 
 
Dù 50 người bị nhồi nhét trên thuyền khi nó rung động ở cảng Vũng Tàu, cách 50 dặm về phía nam Sài Gòn, nhưng chiếc thuyền này thuộc về gia đình bé Nguyễn. Đó là chiếc thuyền đánh cá của cha Nguyễn, là chiếc thuyền mà ông điều khiển vào một buổi sáng sớm khi ông va chạm với một chiếc thuyền khác và bị ngã khỏi thuyền.
 
Cái chết của cha để lại cậu bé Minh 9 tuổi – mà sau này tên của cậu bé sẽ trở thành Peter Minh Văn Nguyễn – một nổi chấn động lớn. Mẹ của bé Minh Văn Nguyễn sống dưới chế độ cộng sản khi còn nhỏ và sẽ không cho phép con của bà trải qua một tương lai như vậy. Khi quân cộng sản miền Bắc tiến đến, bà đưa 9 đứa con lên thuyền của người chồng quá cố cùng với một số gia đình khác, và vượt biên.
 
Vào khoảng đêm thứ 10 trên biển, con thuyền bắt gặp một tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ và được họ giải cứu. Đầu tháng này, gần nửa thế kỷ sau, ông Peter Minh Văn Nguyễn gia nhập lực lượng hải quân từng giải cứu chiếc thuyền của ông. Hiện 54 tuổi và là một bác sĩ gần 30 năm, ông Peter Minh Văn Nguyễn trực tiếp gia nhập Lực lượng Dự bị Hải quân với tư cách là trung úy chỉ huy ở Victoria, Texas, cách San Antonio hai giờ về phía đông nam.
* Hung Nguyen
Có đất dụng võ thì tài năng nó phát huy thôi.
Giả sử còn ở vn thì jo tương lai của mình nó như thế nào rồi.
Thôi cũng chúc mừng cho you sống được nước tự do phát huy tài năng của mình ở quê hương thứ 2.
* Ha Nguyen
Gia nhập Quân đội trễ quá.
Nếu gia nhập sớm,bi giờ ít nhất là Trung tá hay Đại tá.
------------ 

Nguyễn Hữu Vinh
LỊCH SỬ SẼ GHI NHỚ NHỮNG ĐIỀU NÀY.
Những người con H.O : Sức bật của một thế hệ.
Hình ảnh anh hai tôi đứng cạnh má, những ngón tay miết trên xấp vải áo mới toanh, mặt cúi xuống, giọng nghẹn đắng, “ Ðể dành sang năm con thi lại, nếu đậu con sẽ may áo.” Má tôi ngồi, nước mắt vòng quanh, lặng lẽ, khóc.
Xấp vải là quà má dành dụm bao lâu để mua làm phần thưởng mừng anh vào đại học. Ngày anh đi nhận giấy báo điểm về. Má lấy xấp vải đưa cho anh, không cần hỏi kết quả. Giá mà lý lịch gia đình tôi không phải “đối tượng 13” thì anh đã dư nhiều lắm rồi, điểm đậu vào trường đại học y khoa.
 
Ngày đó, tôi còn là đứa bé chưa đến tuổi lên 10. Nhưng không hiểu sao khoảnh khắc tê lặng đó cứ ở mãi trong đầu tôi. Ám ảnh.
 
Tôi lớn thêm vài tuổi. Một bài báo nổi tiếng viết về anh học trò tên Huy, tôi quên mất họ anh rồi, quê ngoài miền Trung, anh thi đại học 3 lần, là 3 lần anh đậu thủ khoa, của 3 trường khác nhau. Và, cũng 3 lần, anh bị người ta từ chối cho anh đặt chân vào giảng đường đại học.
 
Lý do gì ư ?
Anh là con của một sĩ quan chế độ cũ.
Tôi vẫn nhớ hoài câu anh nói trên báo Tuổi Trẻ ngày đó, “ Không ai muốn được sinh ra dưới một ngôi sao xấu, và cũng không ai có quyền được chọn cửa để sinh ra. Tôi vào đời bằng những khát vọng lớn lao của tuổi trẻ, nhưng đời đã tặng tôi những cái tát nghiệt ngã nhất...”
 
Bài báo đó, câu nói đó, cũng không hiểu vì sao, ám ảnh tôi. Nặng trĩu.
 
Không biết có phải vì điều này, mà ngay khi được gợi ý, “ hãy tìm hiểu và viết về những người con H.O, những người từng bị vùi dập, từng trải qua những nhọc nhằn, cay đắng khi còn ở Việt Nam. Nhưng khi sang miền đất này, họ như hạt mầm bị dồn nén bấy lâu, nay bật lên, vươn mình đứng dậy, biết khẳng định mình một cách trang trọng và đường hoàng,” tôi đã gật đầu không chút ngần ngại.
 
Bởi, tôi biết ngay rằng, mình làm được. Bởi, cảm xúc này, đã có sẵn trong tôi.
 
Lớn lên khi ba vào “ tù cải tạo ”
Tôi trò chuyện cùng ba người, một bác sĩ, một dược sĩ và một kỹ sư điện toán. Họ chẳng là những người nổi tiếng. Họ thuộc về số đông những người bình thường, giản dị mà ta gặp hằng ngày trong cuộc sống quanh đây.
 
Nhưng, nhìn chặng đường họ đã qua, để có thể bây giờ đường hoàng là kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, mới hiểu và khâm phục hơn những con người của một thế hệ, thế hệ vào đời ngay vào lúc khó khăn nhất của đất nước.
Họ là Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh, và kỹ sư Lê Công Quý.
 
Giữa họ có một điểm chung, đó là ba của ai cũng mang hàm cấp tá, thiếu tá và đại tá. Và dĩ nhiên, ba ai cũng để lại một phần đời mình trong chốn “tù cải tạo,” người 5, 6 năm, người vừa chẵn 10 năm.
 
Ở thời điểm tháng 4 năm 1975, anh Hoàng được 16 tuổi, anh Quý 15, và chị Trang Anh lên 10. Ở độ tuổi này, cả ba người, như bao người dân khác ở Việt Nam, không phân biệt tuổi tác và giới tính, bị cuốn vào cơn sóng của thời lịch sử đổi thay.
 
“Ba đi tù, một mình mẹ tôi với năm con nhỏ, lớn nhất mới 11, nhỏ nhất chưa đầy năm. Không thể nào chăm sóc hết đàn con như vậy, nên chị tôi và hai đứa em nhỏ theo mẹ về sống bên ngoại, tôi cùng thằng em kế về với bà nội. 9 tuổi đầu, tôi đã biết chẻ củi, nấu cơm, tự chăm sóc mình.” Trang Anh, hiện đang là dược sĩ làm việc trong hệ thống Wal-Mart, nhớ lại.
 
Kỹ sư điện toán Lê Công Quý hồi tưởng, “Ngày Việt Cộng vô Ðà Nẵng, ba tôi đưa cả nhà chạy vô Sài Gòn ở trại gia binh. Khi ba đi tù, nhà cửa ngoài Ðà Nẵng bị tịch thu, thế là má tôi dắt díu anh em tôi chạy về quê ngoại ở Ðơn Dương, nơi cách Ðà Lạt chừng 58 cây số.”
“ Ðói no gì cũng không được nghỉ học ” là yêu cầu của má anh Quý đặt ra cho các con, nhưng một buổi đến trường, buổi còn lại anh Quý phải “đi làm cỏ, cắt lúa cho người ta”.
 
Với Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, dù là con đại tá nhưng “số cực” dường như đeo đuổi anh từ nhỏ. Là anh trai cả, nên ngay khi ba anh vào “trại cải tạo,” cũng là lúc anh Hoàng “phải nhào ra phụ kiếm cơm” bằng cách “đẩy xe cóc ổi đi bán rong, ôm thùng thuốc lá ra đầu ngõ ngồi bán từng điếu”. Chưa hết, anh còn biết “quay roneo” các bài hát để bán cho bạn học cùng trường, lúc “nhà nước đổi tiền” anh cũng “bày đặt chạy áp phe, làm đủ thứ trên đời để có tiền mang về phụ mẹ.”
Nhọc nhằn và cơ cực, chưa bao giờ được ăn bát cơm trắng trọn vẹn, ngoại trừ khoai độn, sắn độn, mì độn, nhưng cố gắng đeo đuổi trường lớp, không dở dang chuyện học hành là điều cả ba người phải tâm niệm.
Tuy nhiên, tốt nghiệp lớp 12, cánh cửa để những người con sĩ quan này bước chân vào đại học cứ khi ẩn khi hiện như trò chơi cút bắt.
 
Ðường vào đại học gian nan
Chị Trang Anh kể, “Ðâu có bao giờ mình muốn dừng lại ở lớp 12 đâu. Nhưng khi mang giấy tờ lên phường ‘xác minh’ thì họ nói ba tôi là sĩ quan chế độ cũ, ‘chính quyền không bỏ tiền nuôi cho những thành phần như vậy’ nên họ không ký. Mà địa phương không ký thì làm sao thi đại học ? Thế nên ngay cả cơ hội đi thi đại học tôi cũng không có.”
 
Anh Lê Công Quý may mắn hơn chị Trang Anh ở chỗ: Ít ra anh biết thế nào là thi đại học và cảm giác cầm được giấy báo đậu vào trường Ðại Học Kinh Tế Tài Chánh ở Sài Gòn là như thế nào.
 
Anh cứ ngỡ như mình trong mơ ! Con ngụy mà cũng được vào đại học sao? Thầy chủ nhiệm dạy toán, người cũng có cha là “sĩ quan chế độ cũ,” cũng là người ‘bảo lãnh’ để anh Quý không bị “gửi qua công an” khi anh dám dùng phấn viết lên bảng chữ “Ðả đảo cộng sản,” đã dẫn đứa học trò mình lên tận ủy ban nhân dân tỉnh để hỏi cho chắc ăn có phải là Lê Công Quý được vào đại học?
 
Nghe người ta khẳng định là chắc. Cậu học trò tỉnh lẻ mừng còn hơn được vàng, và có lẽ, lần đầu tiên trong đời cậu thầm cám ơn “Ðảng quang vinh biết xóa bỏ hận thù, cào bằng tất cả để cho đứa con ngụy như mình có cơ hội đổi đời.”
 
Anh Quý làm hồ sơ, giấy tờ, cắt hộ khẩu nơi quê nhà để khăn gói vào Sài Gòn chuẩn bị cuộc đời làm sinh viên.
 
Thế nhưng.
Thà như Trang Anh bị tước đi cơ hội thi đại học ngay từ lúc đầu.
Thà như người ta gửi giấy báo cho anh biết điểm anh cao nhưng vì anh là “đối tượng 13” nên anh không thể vào học.
Thà như...
Thà như...
Cứ 10, 20, thậm chí 50 cái thà như kiểu vậy từ lúc đầu thì Quý vẫn cảm thấy nhẹ lòng hơn.
Ðằng này...
Niềm vui háo hức của người thanh niên 18 tuổi bị dập tắt một cách không thương tiếc ngay khi bước chân vào phòng giáo vụ.
 
“ Anh là đối tượng 13, không có tiêu chuẩn chính trị để học trường này. Anh đi về đi. Cái giấy này là do máy tính gửi sai thôi, chứ anh không đủ tiêu chuẩn học. Về đi.” Một thầy giáo nơi phòng giáo vụ trường Kinh tế tài chánh đã chẳng ngại ngần nói cho Quý biết.
 
Tiếng kêu “trời ơi” của người đàn ông nay đã ngoài 50 kể lại giây phút bị người ta “ném ra đường” cách đây hơn 30 năm mà nghe vẫn còn quặn thắt một nỗi đau.
“ Trời ơi, cả cuộc đời sụp đổ dưới chân tôi. Tôi hụt hẫng dễ sợ. Bởi ở Việt Nam đứa học trò nào đang học 12 cũng nghĩ vô được đại học là cuộc đời mình mở ra tương lai tươi sáng, hy vọng đủ thứ hết. Giờ nghe họ nói vậy, tôi gần như điên luôn !”
 
Não nề. Chán nản. Suy sụp. Mất phương hướng. Quý gần như mất trí, lang thang khắp Sài Gòn, không dám quay về Ðơn Dương, “ăn làm sao, nói làm sao đây khi bạn bè, chòm xóm, gia đình đều nghĩ rằng mình vào Sài Gòn để đi học đại học?”
 
“Thực sự tôi không nhớ nhiều lắm lúc đó tôi như thế nào. Tôi chỉ biết mình lang thang khắp nơi. Hụt hẫng, đau khổ lắm. Lúc đó có ai đưa lựu đạn kêu tôi quăng tôi cũng dám. Tôi thấy cuộc đời mình coi như chấm dứt.” Anh Quý nói.
 
Một người bạn cùng quê với anh, cũng vào Sài Gòn học, nhìn thấy tình cảnh bi đát đó, đã “lén” báo về quê cho gia đình Quý hay. Má anh lặn lội vào Sài Gòn đón con về.
 
Có điều, trước khi mang đứa con tội nghiệp trở về Ðơn Dương, người mẹ uất ức tìm đến trường đại học để khiếu nại. Nhưng “một ông ở phòng tổ chức nói, mang 5 cây vàng vô đây thì tôi lo cho nó có chỗ học”. Má tôi không dằn được, “Nếu có 5 cây, tôi đã cho nó đi vượt biên rồi chứ đi học làm gì !”
 
Phẫn uất, vì phận mình là “ ngụy ”. Nhưng, vẫn phải về.
“ Thấy tôi sốc, chán đời đến gần như tưng tửng luôn, nên má tôi quyết định gửi tôi vào chùa ở một thời gian tôi mới tỉnh lại bình thường.” Anh kể, giọng cười nghe buồn tênh.
 
Không giống Trang Anh và Quý, Nguyễn Trần Hoàng không thi đại học ngay sau khi tốt nghiệp 12.
“ Tôi không thi bởi lúc đó tôi chưa biết mình muốn gì. Lúc nhỏ tôi mơ làm văn sĩ, lúc lớn hơn thì thích làm luật sư. Nhưng sau 75 thì thấy văn sĩ coi bộ không thực tế, còn luật thì khi đó làm gì có luật để mà làm luật sư, cho nên tôi cũng không thích luôn. Tôi đi làm những chuyện linh tinh khác.” Anh Hoàng cho biết.
4 năm sau, “ sau một trận bệnh tưởng chừng mình sắp tận cùng phần số,” anh quyết định nộp đơn thi vào trường đại học Y khoa, vì “thấy bác sĩ cũng nhiều người có lòng cứu mình khỏi chết trong khi mình nghèo quá”.
 
Ðể có thể vào được Y khoa, trong khi ba từng là trung tá trưởng phòng chỉnh huấn Biệt khu Thủ đô, hiện vẫn còn trong trại cải tạo, đòi hỏi người thí sinh đó phải có số điểm gần như tuyệt đối. Vậy mà Nguyễn Trần Hoàng đã làm được, bằng chính sức học của mình.
Ba năm sau khi trở thành bác sĩ ở Việt Nam, năm 1991, anh Nguyễn Trần Hoàng cùng ba má và các em sang Mỹ định cư, sau Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh một năm, và trước kỹ sư điện toán Lê Công Quý hai năm.
 
Làm lại cuộc đời trên đất tự do
Sang Mỹ khi đã ngoài 30 tuổi, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng bắt đầu lao vào mưu sinh kiếm sống bằng công việc... đứng phụ “chợ trời ”.
 
Anh kể bằng giọng từ tốn, “ Mình không quen biết ai hết, nên cứ 3, 4 giờ sáng là ra chỗ chợ trời Cypress ở Costa Mesa đứng chờ xem có ai kêu mình phụ gì không. Chắc tại mình nhỏ con nên thường chẳng ai gọi phụ. Ðứng đến 7, 8 giờ không thấy ai gọi hết thì về.”
Rồi anh lại chuyển sang “ đi bỏ cơm chay,” “ đi bỏ báo”.
 
“ Có lúc tôi xin đi làm công việc lau chùi, quét dọn cầu tiêu nữa. Vậy mà lúc phỏng vấn người ta cũng không thèm nhận. Có thể nói đó là lúc nản nhất trong cuộc đời tôi. Chán nản, và có lúc như bị trầm cảm nữa.” Người bác sĩ ngồi trong phòng mạch hiện tại của mình trên đường Lilac, kể về những ngày đầu tới Mỹ.
Sau, anh lại chuyển sang “ nghề dạy lái xe ”. Anh cười hóm hỉnh, “ Hồi đó qua đâu có tiền học, nên tự tập lái rồi tự đi thi. Thi tới sáu lần mới đậu, nên rớt kiểu gì tôi cũng rành hết.”
 
Như đã nói lúc đầu, Nguyễn Trần Hoàng “có duyên với số cực”. Sang Mỹ chưa bao lâu. ba anh lâm bệnh, “từ cao huyết áp khi còn ở Việt Nam, qua đây chuyển sang suy thận giai đoạn cuối. 
 
Rồi từ thận lại sang tim, rồi biến chứng tùm lum hết”.
“ Khoảng 3 năm sau khi đến Mỹ, ba tôi qua đời. Còn tôi thì tương lai vẫn mờ mịt, chẳng biết tới đâu, về đâu.” Anh kể.
 
Từ lúc qua Mỹ, cho tới lúc anh thi đậu lại bằng bác sĩ và có số điểm đủ cao để có thể xin một chỗ đi thực tập tại bệnh viện, mất tổng cộng 8 năm, “8 năm đó, tôi chỉ biết ngủ ở phòng khách, trên ghế salon cho đỡ tốn tiền. Những năm sau, tôi đi làm ít lại, mượn thêm ít tiền của đứa em đủ để trang trải tiền ăn ở, còn dành thời gian dốc sức vào chuyện học.”
 
Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh thì may mắn hơn trong chuyện học hành khi sang miền đất này, như thể một sự đền bù cho những năm tháng chị không biết gì là “ trường đại học ở Việt Nam ”.
 
Chị nói, “ Sau 7, 8 năm bị gián đoạn ở Việt Nam, không được học hành là tôi thấy bứt rứt lắm rồi. Cho nên khi được sang đây, trong đầu mình nghĩ là mình phải học, học nghề mà mình mơ ước hồi nhỏ, học để thành dược sĩ.”
 
Trang Anh học bằng tất cả sự say mê của mình, có chồng, có con vẫn còn tiếp tục học.
“ Năm 1996, tôi lấy bằng cử nhân ngành Biopsychology của trường Ðại Học Long Beach . Ra trường, tôi đi làm ngay, suốt 8, 9 năm. Trong thời gian đó, tôi tiếp tục theo học để lấy bằng master. Ðến năm 2004, tôi quyết định 'quit job,' theo học chương trình Dược Sĩ tại trường Western Pomona. Ðến năm 2008, tôi chính thức trở thành dược sĩ. ”
 
Ðó là hành trình đeo đuổi để đạt được ước mơ mà Trang Anh đã không thể thực hiện được khi ở Việt Nam.
 
Dù là ước mơ đó chị phải kiên trì mất gần 20 năm mới đạt được, nhưng Trang Anh luôn cảm thấy rất vui, rất thích nơi đã cho chị những cơ hội mà chị không thể nào tìm được ở quê nhà, chỉ bởi vì chị là “ con ngụy ”.
Với Lê Công Quý, cuộc đời anh thật sự như sang một trang mới khi đặt chân đến miền đất của tự do.
“Mình đang ở chỗ khổ quá mà, hết thảy mấy anh em tôi đều đi làm cực khổ, đi học cực khổ. Giờ sang đây nào là được 'tiền ông Bush cho,' nào là tiền foodstamp, ăn không có hết. Cứ thấy mình như ở thiên đường, thấy thật sự trân trọng những thứ mình có.” Anh Quý kể lại bằng giọng sôi nổi.
 
Cũng như những người tị nạn khác, anh Quý phải đi làm thêm bên cạnh thời gian đi học. “Cũng xin đi làm lau chùi, quét dọn restroom, đi đổ rác, đi bỏ báo, sau thì đi làm ở cây xăng. Nhưng ở quê cực quá rồi nên những chuyện đó anh em tôi không xem là cực nữa.” Anh cho biết.
 
Rồi anh trầm giọng, “Chuyện tôi bị đuổi về khi lên trường đại học nó nằm trong lòng tôi dễ sợ lắm. Sau này khi họ cho tôi đi học cao đẳng. Ði dạy một thời gian, tôi xin đi học tại chức họ cũng không cho. Hình như chính vì vậy mà chuyện phải học đại học nó cứ thôi thúc tôi suốt. Nên khi sang đây, không chờ phải đủ một năm để xin tiền financial aid, mà tôi đi học liền, học ào ào luôn.”
 
Nói là “học ào ào,” nhưng “một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết,” nên người ta học 15, 20 phút, anh Quý phải học 1 tiếng, 2 tiếng. “Ðau khổ nhất là mấy lớp ESL, vừa học vừa khóc, nhưng rồi cuối cùng cũng qua. Sau hai năm ở college, tôi được nhận vào trường UC Davis.”
 
Từ năm thứ 3, Lê Công Quý đã xin vào làm thực tập tại hãng máy tính IBM. “Khi đó, họ 'offer' cho mình một giờ $20. Trời ơi, lúc đó mới thấy thiên đường là đây, thấy rõ cuộc đời mình đã thực sự đổi qua trang mới rồi.” Anh cười sảng khoái khi nhớ lại mức lương đầu tiên mình có bằng chính sức học của mình.
 
“Khi đã cầm được bằng đại học trong tay rồi, anh cảm thấy như thế nào ?” Nghe tôi hỏi, anh nói khi đã thôi cười, “Cảm thấy chuyện học đại học không là gì hết. Nhưng ở thời điểm đó, lứa tuổi đó, chuyện vào đại học đối với mình lớn lao quá, thành ra nó thành một ám ảnh với mình. Và mình học, để chứng minh cho một điều tự bên trong là mình có thể học được, mình không dở. Tôi từng hứa lấy được bằng đại học rồi có đi rửa chén cũng vui lòng mà. Ðôi khi tôi tự cười mình. Nhưng thực sự tôi tự hào về điều đó, nhờ đó mà tôi có sức lực để mà học.”
 
Tự hào về Ba
Có một điều, “vì là con sĩ quan” nên Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng và kỹ sư Lê Công Quý “mới trải qua” nhiều điều mà không phải ai cũng phải chịu. Tuy nhiên, không ai trong số họ, vào thời điểm phải chịu những thiệt thòi bất công nhất, mảy may có trong đầu suy nghĩ “giận ba mình đã mang đến cho mình những bất hạnh này”.
 
“Không có ba tôi, làm sao tụi tôi qua được tới bên này để có được ngày hôm nay ?” Anh Quý nhận xét.
Nhìn lại tất cả những gì mà mình đã làm được, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng nói giản dị, “Ðó là nhờ ba tôi đã rèn luyện tôi từ nhỏ. Ba tôi là tấm gương lớn nhất của tôi.”
 
“Chưa bao giờ tôi cảm thấy oán trách vì ba tôi là sĩ quan nên tôi không được đi học đại học. Tôi chỉ có tự hào, rất tự hào về ba tôi. Trong tôi, hình ảnh ba lúc nào cũng oai hùng lắm !” Chị Trang Anh bày tỏ.
 
Như đã nói, cả ba người, Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, kỹ sư Lê Công Quý, Dược Sĩ Ðoàn Trang Anh, không là những người thật đặc biệt, thật nổi tiếng. Nhưng họ đại diện cho số đông, số đông những người con của các sĩ quan VNCH, từng một thời phải chịu những kỳ thị, bất công, khi còn ở quê nhà.

Nhưng giờ đây, họ có quyền hãnh diện về mình lắm chứ. Và chúng ta cũng có quyền hãnh diện về họ.
Ngọc Lan
------------
 
--------------------
 
More:
Sự đáng sợ của nước Mỹ - Đại tướng Lưu Á Châu 

Comment:
*** Nếu con tôi được sinh ra và còn ở trên quê hương của chúng ta. Bây giờ gọi là nước VC. Quý vị thử nghĩ xem, bây giờ con tôi có thể làm được gì ở lứa tuổi 36? Con tôi có thể là nhà nông dân trồng khoai mì, khoai lang? hay là anh chàng đạp xe lôi; xích lô giống như tôi, hay là anh chàng thợ hồ; thợ nề ở 1 vùng quê hẻo lánh nào đó? hay là anh chàng bán vé số kiếm cơm? vân. vân?
 

*** May mắn thay, con tôi được sinh ra trên vùng quê hương thứ 2, nước Mỹ. Con tôi đã từng làm việc cho Google, facebook,... với những vị trí từ nhân viên IT engineer bình thường, cho đến Manager của một group, gồm trên dưới 20 IT Engineers.
 
*** Bản thân tôi:
- Là 1 anh chàng xe lôi;
- Là 1 kẻ cùng đinh, làm bất cứ việc chân tay gì có thể; để kiếm cơm. Oái oăm thay, tôi không có quyền làm việc để sinh tồn. Những việc làm nặng nhọc, tệ nhất của xã hội VC cũng không có phần của tôi. Một câu nói của kẻ "Chiến Thắng" là "dành cho người có công Cách Mạng".
 

*** Và cũng may mắn thay. Người Mỹ, mắt to, mũi lõ, không cùng giống nòi, da vàng, mũi tẹt như tôi, lại khuyến khích tôi làm bất cứ việc gì tôi có thể làm được cho sự sống còn của gia đình tôi. Kể cả việc họ cấp cho tôi cái bằng Kỷ Sư Điện để sinh tồn.
NƯỚC MỸ là xứ nào? là CÁI GIỐNG gì?
Tại sao nước Mỹ đối xử với cá nhân tôi, và với gia đình tôi như thế?
 
Trong khi đó người VC, kẻ cùng màu da; chủng tộc và ngôn ngữ với tôi lại BÍT ĐƯỜNG SỐNG của tôi. Hay nói khác hơn, chúng muốn DIỆT TẬN GỐC.
 
*** Và cuối cùng, chúng đua nhau chạy qua Mỹ định cư cho cuộc sống yên lành của chúng ở CUỐI ĐỜI?
 
* Nguyễn Văn Thanh
Anh nhận xét đúng , nhưng cho Tôi bổ sung thêm ý: đã là CS và được đào tạo từ trong trứng nước thì không bao giờ chịu cởi bỏ CÁI ÁO mà họ đã chọn, vì thế họ sang Mỹ là: đánh Mỹ từ trong lòng Nước Mỹ. HỌ là những con TẮC KÈ, Tôi cũng thật sự khâm phục họ và ngược lại thì khinh bỉ những thằng từng đừng gọi là "ĐỒNG ĐỘI" cùng màu áo đang ở cái xứ cưu mạng mình nhưng là SỐNG HÈN, SỐNG BẨN và tiếp tục phản bội Đất Nước đã nuôi dưởng, chấp nhận lòn cúi bọn quỷ SATAN (dân chủ cs Mỹ con Lừa) chỉ vì hai chữ Vinh thân.
 
[chỉ vì hai chữ Vinh thân?]. 
Không có gì gọi là VINH THÂN. Chỉ vài đồng bạc đô lẻ thôi. Cho VC đến Mỹ hưởng PHƯỚC là sự KHÔN NGOAN của Mỹ. Người Mỹ là người KHÔN nhất trần gian... 
Hãy chờ xem? Khi nào thì người Mỹ áp dụng LUẬT của họ?

----------------
Tony Nguyễn
28/5/2017 - 28/5/2023
Kỷ niệm 6 năm, Ngày tốt nghiệp Đại học Cộng đồng Quận Manhattan, New York (BMCC: Borough of Manhattan Community College)
 
 

PhamHuynh Buis
My job was well done
* 2012 My oldest daughter Tiffanie(Bui Anh Thu) graduated with an M.A. and continues studying for her 2nd M.S. degree.

* My son Tony(Bui Anh Tuan) graduated with BA and continued studying for one more year for an MA degree.

* My youngest daughter graduated with an M.S. degree
THANK GOD.
 
 

No comments: