Thursday, March 14, 2024

Trận Chiến Xuân Lộc tháng 4/1975 - Tác Gỉa? fb Son H Cao

Trận Chiến Xuân Lộc 
tháng 4/1975
Tác Gỉa? fb Son H Cao
Trận Chiến Xuân Lộc
Ngày 10 tháng 4/1975, trận chiến tại mặt trận Long Khánh đã bước vào ngày thứ hai. Sau khi bị đẩy lùi khỏi trung tâm thị xã Xuân Lộc trong buổi chiều ngày 9 tháng 4/1975, 7 giờ sáng ngày 10 tháng 4/1975, CQ lại mở đợt tấn công thứ hai.
------------------
 
Khởi đầu là CQ pháo kích khoảng 1 ngàn quả đạn đủ loại vào thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh, và vào các vị trí trọng điểm dọc theo các phòng tuyến vòng đai tỉnh lỵ, trận mưa pháo kéo dài trong vòng 1 giờ. Sau đó, các đơn vị bộ binh và thiết giáp của Cộng quân đã đồng loạt tấn công vào thị xã này từ hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc. Đợt tấn công này đã bị quân trú phòng chận đứng từ các ngã ba dẫn vào tỉnh lỵ.

Tại ngã ba Dầu Giây, trận chiến đã xảy ra quyết liệt. Cộng quân áp dụng chiến thuật “xa luân chiến”, các đơn vị Cộng quân thay nhau liên tục mở các đợt tấn công vào hệ thống công sự phòng thủ của quân trú phòng. Để triệt tiêu lối đánh của đối phương, các đơn vị trú phòng VNCH đợi Cộng quân đến gần mới khai hỏa đồng loạt, mỗi đợt tấn công có ít nhất một trung đội Cộng quân đi đầu bị loại khỏi vòng chiến. Để yểm trợ cho các đơn vị phòng ngự, các pháo đội Pháo binh VNCH đã bắn trực xạ chận đứng các đợt tấn công biển người của Cộng quân.Tại Xuân Lộc, đến sáng ngày 11/4/1975, trận chiến đã bước vào ngày thứ ba. Sau hai ngày giao tranh 9 và 10/4/1975, hơn 500 CQ bỏ xác tại trận, 8 chiến xa T54 bị bắn cháy, lực lượng phòng ngự VNCH thu được gần 200 vũ khí đủ loại. 7 giờ sáng ngày 11/4/1975, hai trung đoàn CQ từ hướng đông bắc và tây nam tấn công vào trung tâm thị xã, đây là đợt tấn công thứ ba. Quân trú phòng từ những công sự chiến đấu quanh các khu vực đã giao tranh quyết liệt với Cộng quân.

Tại ngã ba Dầu Giây, liên tục trong 3 ngày từ 9 đến 11/4/1975, CQ đã tung 2 trung đoàn có thiết giáp yểm trợ quyết chiếm khu vực này, để từ đây mở những cuộc tấn công lớn vào phòng tuyến của Trung đoàn 52 BB đang án ngữ hướng tây bắc của thị xã tỉnh lỵ. Tính từ 6 giờ sáng ngày 11/4/1975 đến 18 giờ ngày 11/4/1975, CQ đã mở đến 6 đợt xung phong biển người vào các vị trí ở mặt trận Dầu Giây, và đều bị đẩy lùi.

Trong ngày 12/4/1975, trận chiến tại Long Khánh đã trở nên quyết liệt khi Cộng quân tung thêm 1 sư đoàn có bí số CT 7 (công trường 7) vào mặt trận tại ngã ba Dầu Giây, 1 trung đoàn biệt lập và 1 trung đoàn thiết giáp thuộc khu miền Đông tấn công vào trung tâm thị xã. Kịch chiến đã diễn ra tại nhiều phòng tuyến vòng đai tỉnh lỵ Xuân Lộc của tỉnh Long Khánh.

-Tính đến ngày 12/4/ 1975, lực lượng Cộng quân tại mặt trận Xuân Lộc (tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh) và khu vực phụ cận có 4 sư đoàn chính quy: 431, CT 6 và CT 7, thuộc Quân đoàn 4, F3 tân lập (trong số các sư đoàn chính quy của Cộng quân, có 1 sư đoàn mang tên là CT3-Sao Vàng) ; lực lượng yểm trợ có 1 sư đoàn pháo binh, 2 trung đoàn thiết giáp và khoảng 3 tiểu đoàn đặc công.
– Trước áp lực nặng của CQ, để đối đầu với 3 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo, 2 trung đoàn thiết giáp của CSBV, ngày 12 tháng 4/1975, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: đó là Lữ đoàn 1 Dù với 4 tiểu đoàn và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù.

Trong ngày 13/4/1975, tại tỉnh Long Khánh, trận chiến đã diễn ra quyết liệt khi Cộng quân tung thêm 1 sư đoàn có bí số CT 7 (công trường7) vào mặt trận tại ngã ba Dầu Giây, 1 trung đoàn biệt lập và 1 trung đoàn thiết giáp thuộc khu miền Đông tấn công vào trung tâm thị xã.

-Sau khi di chuyển từ Biên Hòa đến Trảng Bom, lực lượng Lữ đoàn 1/Nhảy Dù được phối trí như sau: hai tiểu đoàn Dù đầu tiên hành quân trực thăng vận xuống ấp Bảo Bình, cách tỉnh lỵ Long Khánh 5km về hướng Nam, và cách Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18BB ba cây số về hướng Đông.

-Theo phân nhiệm của Bộ Tư lệnh chiến trường Xuân Lộc, 2 tiểu đoàn Nhảy Dù được lệnh tái chiếm xã Bảo Định, cách ấp Bảo Bình 2 km về hướng Bắc. Xã này đã bị Cộng quân chiếm giữ từ ngày 10 tháng 4/1975 khi trận chiến Xuân Lộc mới bước vào ngày thứ hai.

-Một tiểu đoàn Nhảy Dù thứ ba được đổ xuống một khu vườn cao su, bên suối Gia Cốp, cách xã Bảo Định 1 km về phía Bắc để đánh đuổi một tiểu đoàn đặc công của Cộng quân đang chiếm giữ vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ, cựu Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH từ 1955 đến tháng 8/1963. Tiểu đoàn thứ 4 được đổ xuống ngay Xuân Lộc để giải tỏa áp lực Cộng quân đang bao vây bộ Chỉ huy Tiểu khu và phòng tuyến của 1 tiểu đoàn Địa phương quân.

Ngày 14/41975, tại ngã ba Dầu Giây, Cộng quân đồng loạt tấn công vào vị trí phòng thủ của Trung đoàn 52 Bộ binh từ Kiệm Tân đến ấp Phan Bội Châu trên Quốc lộ 20.

 Trước tình hình mới, Bộ Tư lệnh chiến trường Xuân Lộc đã điều động lực lượng tăng viện lên mặt trận ngã ba Dầu Giây để cùng với Trung đoàn 52 BB giữ phòng tuyến tại ngay ngã ba Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20.
Tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây, đến ngày 15/4/1975, trận chiến tại đây bước vào ngày thứ 7. Lực lượng bảo vệ phòng tuyến này là Trung đoàn 52 Bộ binh với sự yểm trợ của Thiết giáp và Pháo binh. Từ chiều ngày 14/4/1975 đến sáng ngày 15/4/1975, các tiền đồn, công sự phòng thủ của các tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu đã bị Cộng quân tràn ngập. Chiều ngày 15/4/1975, trận chiến đã xảy ra quyết liệt ngay tại xã Dầu Giây, ở ngã ba Quốc lộ 1 và 20, giữa lực lượng trú phòng và 2 sư đoàn chính quy và 1 trung đoàn thiết giáp của Cộng quân.
Thế trận và tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch. Lực lượng trú phòng còn khoảng 2 ngàn quân sĩ (kể cả các tiểu đoàn Địa phương quân của Tiểu khu Long Khánh từ Định Quán rút về hợp cùng với các đơn vị Trung đoàn 52 Bộ binh), trong khi đó lực lượng của Cộng quân đông gấp 10 lần. Những người lính VNCH tại phòng tuyến ngã ba Dầu Giây đã phải chiến đấu với thế trận 1 chống 10. Trận chiến đã diễn khốc liệt ngay từ những phút đầu. Cộng quân pháo kích như mưa xuống các vị trí công sự của quân trú phòng, sau đó là đợt tấn công biển người.

Sau 3 giờ kịch chiến, Cộng quân đã tràn ngập chia cắt các lực lượng của quân lực VNCH án ngữ trên quốc lộ 1 và quốc lộ 20. Do trời tối, và 4 chiến xa M-48 của Lữ đoàn 3 Thiết kỵ bị trúng đạn pháo của Cộng quân ngay từ đầu nên việc yểm trợ của Thiết giáp đã không thực hiện được. Khoảng 8 giờ tối ngày 15/4/1975 thì toàn phòng tuyến ngã ba Dầu Giây vị vỡ. Tất cả chiến xa và đại bác của quân trú phòng VNCH bị hủy diệt. Về lực lượng Bộ binh và Địa phương quân, chỉ còn khoảng 200 người rút về tuyến sau.

Chiếm được ngã ba Dầu Giây, 2 sư đoàn Cộng quân tiến về Xuân Lộc. Tuy nhiên đại quân của Cộng sản Bắc Việt đã không thể tiến ngay như Văn Tiến Dũng mong muốn, vì rằng ngay sau khi phòng tuyến Dầu Giây thất thủ, hai quả bom khổng lồ “Daisy Cutter” (do Mỹ cung cấp vào trung tuần tháng 4/1975) đã được Không quânVNCH thả xuống khu vực tập trung quân của Cộng quân, và một đoàn xe dài chở quân lính và đại bác Cộng quân trên quốc lộ 20. Theo các tài liệu tình báo, hơn 7 ngàn Cộng quân và hàng trăm vũ khí nặng, quân xa CSVN bị tiêu diệt bởi hai trái bom này.

Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên, trong cuộc tiếp xúc với vị Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vào cuối tháng 2/1975, Đại tướng Cao Văn Viên đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt cung cấp vũ khí nào mà Không quân Việt Nam có thể sử dụng được. Đó là loại bom 15 ngàn cân Anh có tên là bom bạch cúc (Daisy Cutter) mà Không quân Hoa Kỳ thường dùng thả bằng phi cơ C-130 để khai quang dọn bãi đáp trong các khu vực rừng già. Thế nhưng, gần đến cuối cuộc chiến, Hoa Kỳ mới đáp ứng yêu cầu của Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, sau chuyến viếng thăm của Đại tướng Weyand. Vào giữa tháng 4/1975, ba trái chuyển đến trước và sau đó ba trái nữa chuyển đến chỉ hai ngày trước khi cuộc chiến kết thúc. Một chuyên viên Mỹ đi theo chuyến này để hướng dẫn cho chuyên viên VN cách gắn ngòi nổ và cách gắn bom lên phi cơ. Thế nhưng chuyên viên Mỹ này không đến kịp. Trước tình hình khẩn cấp và vì mức độ nguy hiểm nếu tồn trữ thứ bom này tại Tân Sơn Nhất hay tại Long Bình nên Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư lệnh Không quân VNCH phải chọn một phi công VNCH kinh nghiệm để bay thả thử trái đầu tiên.
Theo sự phối nhiệm tác chiến, tiểu đoàn phải thanh toán thật nhanh mục tiêu nói trên để giải tỏa áp lực cho 1 tiểu đoàn Địa phương quân đang bị Cộng quân bao vây. Cùng thời gian này, tiểu đoàn thứ 4 được trực thăng vận xuống ngay trung tâm thị xã Xuân Lộc để đánh bật các đơn vị Cộng quân đang bao vây bộ Chỉ huy Tiểu khu, để bộ chỉ huy này có thể rút về phía sau, hoạt động chung với bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh. Cuộc tiến quân tái chiếm xã Bảo Định đã có những sự kiện bất ngờ, lạ lùng. Khi 2 đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn 9 Dù tiến đến gần trụ sở xã Bảo Định thì trời đã về chiều. Điều làm cho các đại đội trưởng ngạc nhiên là tại phòng Thông tin xã, giáo đường Bảo Định, cờ Việt Nam Cộng Hòa vẫn bay phất phới, trong khi cả xã im vắng, không một bóng người, một sinh vật nào ở ngoài đường.

Trung đội đi đầu của đại đội 2 được lệnh khai hỏa. Ngay khi đó, các loạt đạn từ bên trong bắn ra. Lại một bất ngờ nữa là tiếng súng từ trong xã bắn ra không phải là từ loại súng AK 47 của Cộng quân mà lại là tiếng súng M 16 và đại liên 30 của Quân lực VNCH. Vị tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 Dù cho lệnh các đại đội ngưng tấn công và bố trí chờ đợi. Vị tiểu đoàn trưởng gọi về Trung tâm Hành quân Sư đoàn 18 Bộ binh xin xác nhận lần chót về tình hình trước khi tiểu đoàn 9 Dù tấn công. Một sĩ quan có thẩm quyền của trung tâm hành quân quả quyết là xã Bảo Định đã bị Cộng quân chiếm trước đó vài ngày và yêu cầu tiểu đoàn 9 Dù thanh toán mục tiêu thật nhanh.

Khi tiểu đoàn Dù sắp tấn công thì chuông nhà thờ Bảo Định kéo lên, một sĩ quan Địa phương quân chạy ra hô lớn là lực lượng trong xã không phải là Việt Cộng. Thế là lệnh tấn công được hủy bỏ, các đại đội Dù tiến hành cuộc lục soát quanh khu vực đề phòng Cộng quân ẩn núp. Sau khi kiểm soát xã Bảo Định, các đơn vị Dù tiến nhanh về phía suối Gia Cốp, cũng nằm trong rừng cao su, gần vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ.

Lại thêm một bất ngờ là khi lực lượng Dù vừa rời khỏi xã Bảo Định khoảng 200 mét, khi đó trời đã tối, thì “đụng đầu” một tiểu đoàn vũ khí nặng của Cộng quân. Trận tao ngộ chiến diễn ra hơn một giờ trong rừng cao su, những người lính Nhảy Dù với kinh nghiệm đánh đêmcận chiến đã tiêu diệt gần trọn cả tiểu đoàn này. Theo tài liệu tình báo, tiểu đoàn vũ khí nặng của Cộng quân từ Định Quán được lệnh băng rừng di chuyển theo tỉnh lộ 332, bọc xuống phía nam Xuân Lộc để chiếm đóng xã Bảo Định, sau đó sẽ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị của sư đoàn có bí số CT6 đang tập trung tại đồn điền Xuân Lộc. Tuy nhiên vừa đến gần xã Bảo Định thì tiểu đoàn Cộng quân đã bị Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù tiêu diệt.

-Từ chiều 14/4/1975 đến sáng ngày 15/4/1975, Cộng quân đã mở các trận tấn cường tập vào tuyến phòng thủ của Trung đoàn 52 Bộ binh từ Kiệm Tân về đến ấp Phan Bội Châu.

-Chiều ngày 15/4/1975, kịch chiến đã ra quyết liệt ngay tại xã Dầu Giây, ở ngã ba Quốc lộ 1 và 20, giữa lực lượng của lực lượng trú phòng VNCH Bộ binh và 2 sư đoàn Cộng quân. Lực lượng Pháo binh và Chiến xa yểm trợ cho Trung đoàn 52 Bộ binh và các đơn vị của trung đoàn này đã bị thiệt hại nặng.

-Trận chiến tại Dầu Giây đã diễn ra vô cùng khốc liệt khi Cộng quân mở các đợt pháo kích dồn dập vào công sự của lực lượng trú phòng, tiếp đó là đợt tấn công cường tập. Đến tối, hầm chỉ huy của Trung đoàn trưởng Trung đoàn 52 Bộ binh bị bắn sập. Vị Trung đoàn trưởng cho lệnh rút quân.
-Tối ngày 15/4/1975, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh nhận được báo cáo tuyến phòng tuyến ngã ba Dầu Giây do Trung đoàn 52 Bộ binh bị tràn ngập.

Cuối cùng, Xuân Lộc không bị chiếm bởi quân đội Bắc Việt. Tướng Trần Văn Trà của CSBV quyết định di chuyển cuộc tấn công vào vùng ngoại vi bên ngoài theo hướng Biên Hòa . Việc này có liên quan đến tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường của Sư Đoàn 18 BB và Địa Phương Quân & Nghĩa Quân cơ hữu, dưới sự chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo, và Quân Đoàn III cùng các đơn vị tăng phái đã hết mình yểm trợ và chiến đấu .

No comments: