Monday, November 28, 2022

Tù Binh VC Không Chịu Quay Về Với Cộng Sản

Tù Binh VC Không Chịu Quay Về Với Cộng Sản
Video clip tài liệu 15 phút do Phùng Mai, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm gởi Aug. 28, 2015
Lê Tùng Châu dịch và biên tập kèm ảnh và chú thích.

Tù Binh VC Không Chịu Quay Về Với Cộng Sản Trong Chương Trình Trao Đổi Tù Binh Theo Hiệp Định Paris (1973) về Chấm Dứt Chiến Tranh Việt NamTitle này do TV PVT đặt, từ bản typing lại Lời tường thuật (in English) của viên chức ICCS trong Video Clip tài liệu ở bên dưới
--------------------------

(Các tù binh) được đưa lên máy bay với sự hỗ trợ của Không quân Mỹ và các Cố vấn quân sự.

Trong khuôn khổ Hiệp Định Paris (1973) một Ủy Hội Quốc tế Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến (viết tắt là ICCS) đã được thành lập gồm các đại diện của Canada, Hungary, Indonesia and Ba Lan (Poland).

ICCS giám sát quá trình trả tù binh chiến tranh (Prisoner of War – PW).
Để quá trình trao trả diễn ra mau lẹ cũng như vì thiếu phương tiện thủy & bộ nên người ta chọn đường hàng không.

Nhiều PW đã được không vận đến Quảng Trị ở ngay mạn Bắc của quốc lộ, gần sông Thạch Hãn. Sau đó họ được xe tải chở đến tỉnh lỵ Quảng Trị nơi vẫn còn chưa phai dấu tích chiến tranh.

Khi đến các chốt trao đổi, một số các PW lần chót tỏ vẻ coi thường, bất tuân, cởi bỏ những bộ đồng phục tù đang mặc do các trại PW đã cấp cho.

Phần tiếp đón của phía Bắc Việt tại bờ sông có cả hỗ trợ y tế cho dù PW có cần tới hay không.

Đại diện của Mỹ và Nam Việt Nam với xe GMC đã làm chủ tình hình suốt quá trình trao trả.

Nơi trạm trao đổi, có danh sách chứa tên của mỗi PW nhằm xác định số thứ tự ngày bị bắt, ngày sinh, và tên cha mẹ theo từng người, ai qua kiểm tra xong thì được chuyển đến các lều mới để nhận áo quần mới.

Thành viên ICCS quan sát tất cả các thủ tục tại các điểm trả về.

Hết tốp PW này tới tốp PW khác ở trạm trao đổi đều diễn cùng một hành vi coi thường, thách thức cứ được lặp đi lặp lại, như ở đây là tại Lộc Ninh.
Hầu hết các PW không muốn chấp nhận trở lại phía cộng sản đã được phóng thích theo chương trình hồi chánh (của chính quyền VNCH)

Bạn tù Việt Cộng đả thương Nguyễn Văn Chẳng trước sự chứng kiến của các đại diện ICCS 1973

Tuy nhiên một số PW (đang được trao trả) đổi ý vào phút chót, một trong số đó là người đàn ông này (PW Nguyễn Văn Chẳng)

Trong khi ICCS thảo luận về những gì nên làm (về việc PW không chịu trao trả về phía VC) thì bất ngờ có một nhóm PW vừa mới được trao trả ùa vào khu vực này gây nên xáo trộn như thể định dùng bạo lực để giải quyết chuyện này.

Quân Cảnh Nam Việt Nam đã cố gắng bảo vệ người đàn ông này khỏi bị quấy rối, đe dọa.

Có Quyết định đưa anh ta ra máy bay nhưng nhân viên VC ngăn cản việc can thiệp như thế.

Trong khi ICCS vẫn còn đang thảo luận chưa xong chuyện này, thì có một nhóm khoảng 25 người đàn ông xông vào hàng rào bảo vệ và dùng vũ lực cướp anh ta, họ kéo anh ra đằng sau trạm trao trả nhằm tránh các ống kính máy ảnh rồi đấm đá anh ta.

Nhân viên VC chính thức tại trạm chứng kiến rõ nhưng không làm gì hết. Cuối cùng khi trong đám đông (đang vây đánh anh) có người giơ tay lên, cuộc tấn công mới dừng lại. Sau đó ICCS dứt khoát đưa anh ta vào vòng che chở của họ để thẩm vấn.

Rõ ràng là họ đã làm PW này khiếp sợ và bây giờ còn buộc ông ta phải trở về với VC.

Phía Nam Việt Nam yêu cầu hãy để người đàn ông này trả lời trong tình huống bị bắt giữ lại do việc ông bị đánh đập gây ra. Các viên chức ICCS quyết định ngay cả khi ông ta đã bị đánh đập mà vẫn còn muốn trở lại (với VC) thì đó là tùy anh ta.

Tù binh Việt Cộng thứ hai được đại diện ICCS hộ tống đến máy bay C 130 để về lại phi trường Biên Hòa 1973

Một biến cố tương tự như vậy lại xảy ra lần nữa khi các ICCS đã sẵn sàng, nhưng PW thứ hai từ chối bị trao trả. Chủ tịch ICCS liền bước ra ngay để cô lập người này nhằm ngăn chặn bất kỳ sự đe dọa nào. Chính Ông hộ tống trực tiếp PW này đến lều của CCIS để ICCS chuẩn bị hỏi ý ông ta là muốn trở về với VC hay quay trở lại vùng lãnh thổ do Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát?
Phía VC với luận điệu cố hữu phản bác lại Chế độ Saigon, cho rằng PW này đã bị đe doạ.

Rồi phía VC, khoảng 50 tù binh mới được trao trả hè nhau tụ tập thành một đám đông ngay nơi đang hội ý dường như họ muốn lấy áp lực xúi dục của số đông thúc đẩy nhằm làm người đàn ông kia phải khiếp sợ mà nghe theo họ.

Phía Mỹ và Nam Việt Nam phản đối các cách thúc đẩy xúi dục man rợ đó. (chúng tôi đã phải làm mỗi một việc y như lần trước, với người đàn ông lần trước, đó là chúng tôi hỏi PW này là ông muốn ở lại hay muốn đi)
Cuối cùng ông thừa nhận là muốn quay trở lại vùng lãnh thổ do Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát.

PW cộng sản không chịu quay về với phía Bắc Việt - Biên Hòa, March 1973


tại điểm trao trả bên bờ phía Bắc Việt, bạn đọc chú ý (lá cờ Xanh-Đỏ của MTGP) lúc này chính quyền Hanoi vẫn đóng kịch là Mặt Trận Giải Phóng (MTGP) đón PW chứ không lộ mặt vai chính, để rồi 3 năm sau đó vào 1976 sau khi thôn tính được miền Nam, họ đã phản phé, đạp bỏ MTGP, xóa công của MTGP trước 1975 đã đóng thật tốt vai diễn hình rơm bù nhìn cho cộng sản Bắc Việt trong chiến tranh VN kể từ 1960

Trong những ngày cuối cùng của quá trình trao trả, tại Biên Hòa có một nhóm hơn 200 PW từ chối trở lại phía miền Bắc (hay Việt Cộng). Bắc Việt và Việt Cộng từ chối chứng kiến sự kiện này.

Các PW đã được báo trước rằng họ đã không bị ép buộc phải bị trao trả mà thay vào đó là họ sẽ được phóng thích ở phía miền Nam Việt Nam. Phản ứng của họ đã nói thay cho chính nguyện vọng họ.

Hiệp chủng Quốc và Việt Nam Cộng Hòa với các đồng minh trong khu vực xung đột đã chia sẻ với 130 quốc gia một cam kết đặc biệt với những tiêu chuẩn văn minh trong Công ước Geneva về Nhân Quyền (Quyền Con Người), đối với người bị bắt, họ phải được bảo vệ, nếu họ bị thương hoặc lâm bệnh thì phải được chữa trị. PW được đối xử theo luật quốc tế.

Các quan chức của Hồng Thập Tự quốc tế đã tiếp cận các PW và khuyến nghị trại tù PW tiến hành trả hơn 26 ngàn tù binh đối phương về với phía Việt Cộng và Bắc Việt, trong khi 11.000 PW hồi chánh đã quay về với chính nghĩa quốc gia và hòa nhập vào đời sống Nam Việt Nam.

Aug. 30, 2015
Tài liệu do Phùng Mai, Quỹ Tù Nhân Lương Tâm gởi
Lê Tùng Châu dịch và biên tập

No comments: