Sunday, September 1, 2024

NGƯỜI SÀI GÒN - Sóc Cưng - ☆LÝ THỤY Ý

NGƯỜI SÀI GÒN

Sóc Cưng - ☆LÝ THỤY Ý
* SÀI GÒN - Một Thời DIỆT Cộng
 Bạn đừng xem mình là NGƯỜI SÀI GÒN...
 ...chưa biết nơi nào để...chạy!!!
Nơi những trận chiến cuối cùng...Những người Lính...
  Trong cái nắng tháng Tư...
 Chưa biết nơi nào là chỗ dung thân...
Nhưng Bạn chỉ có thể là KHÁCH...
DÙ BÂY GIỜ...HAY 100 NÂM SAU...!!!

----------------
 
----------------
 
NGƯỜI SÀI GÒN

☆LÝ THỤY Ý
Bạn đừng xem mình là NGƯỜI SÀI GÒN. 
Nếu Bạn đến SÀI GÒN- Chỉ một ngày...sau biến cố !
Vì lúc đó SÀI GÒN ĐÃ HOÀN TOÀN SỤP ĐỔ
Còn chăng là "hữu xạ tự nhiên hương !"
NGƯỜI SÀI GÒN đang nhớn nhác tìm đường
 
...chưa biết nơi nào để...chạy !!!

Bùng binh Chợ Bến Thành
Ngả 5, ngả 7...
LÊ LỢI, TỰ DO...lặng lẽ như chùa Bà Đanh!
Ngả tư Bảy Hiền, Xa lộ, Hàng Xanh
Nơi những trận chiến cuối cùng...Những người Lính Nhảy Dù, Biêt Kích...
 

Những giòng máu Vị Quốc Vong Thân

như cợt đùa tinh nghịch...
Trong cái nắng tháng Tư
SÀI GÒN XƯA không có đường Nguyễn Văn Cừ.
CÔNG LÝ XÓA BỞI NAM KỲ
TỰ DO NHƯỜNG CHO ĐỒNG KHỞI !
Nếu Bạn đến SÀI GÒN lúc người Sài Gòn
đang chới với
Chưa biết nơi nào là chỗ dung thân
 
Bán mạng giữa đại dương...hay quay quắt trong rừng

LÍNH LƯU ĐÀY- NGƯỜI DÂN KINH TẾ MỚI!
Những cái mũ chụp lên bao mái đầu vô tội
Tan cửa, nát nhà...tay trắng...bơ vơ...
Bạn mang đến Sài Gòn gạo mục, bo bo
...và lấy đi tất cả...
NGƯỜI SÀI GÒN gượng đứng lên trong rệu rã
 
Bạn thắng cuộc mà...
Nhưng Bạn chỉ có thể là KHÁCH...
... LÀ NGƯỜI SÀI GÒN THÌ KHÔNG PHẢI ĐÂU...
DÙ BÂY GIỜ...HAY 100 NÂM SAU...!!!

Sài Gòn - 1 / 9 / 2024
Ảnh ST & Xin cám ơn
---------------

Sóc Cưng
TRẢ LẠI CHO TÔI...
☆LÝ THỤY Ý
Người đem SÀI GÒN trả lại cho tôi
SÀI GÒN 50 năm trước...đâu rồi ?!
Người mang theo cả Tự Do, Công Lý
Theo Người lang thang khắp 4 phương trời !
SÀI GÒN bây giờ đã mang tên khác
Công lý tiêu rồi! Mất cả tự do
Gió sông Bạch Đằng bỗng dưng ngột ngạt
Sông nước Thủ Thiêm lạnh cả con đò!!

Người mang SÀI GÒN về đây...nhanh lên
Đừng để mỏi mòn...kẻ nhớ người quên...
Nhìn khám Chí Hòa...ra Dinh Độc Lập
Chợ Rẫy, Vì Dân...thành chỗ in tiền !!
Làm sao quên SÀI GÒN XƯA rất tình
CON GÁI SÀI GÒN ngày xưa rất xinh
Giờ vẫn mộng mơ dù đầu đã bạc
Nhớ thuở học trò- thương áo nhà binh..
"Người ta" quý mình...đem vô Hồ gươm
Múa may một hồi...SÀI GÒN rách bươm
"Hàng xóm" nhìn qua...lắc đầu ngán ngẫm
Nửa thế kỷ như một cuốn phim buồn !
Người có về không? Thôi, Người đừng về...
Rồi thấy SÀI GÒN...bết quá, lại chê...
Tôi vẫn "cầm tù" mình trong ký ức:
(Một cái tên đường...một rạp Ciné)

Tôi vẫn thường đi qua Chợ Bến Thành
Bưu điện SÀI GÒN rồi qua Duy Tân
Nhà thờ ĐỨC BÀ - Lễ chiều Chúa nhật
Đợi mãi một người trong tiếng chuông ngân..
Tôi không thuộc tên những đường bây giờ
Vẫn Hồng Thập Tự, Trần Quý Cáp xưa
Nhiều khi thấy mình...như trong cổ tích
Không biết anh hành quân đã về chưa ?
Nhưng tôi biết SÀI GÒN vẫn còn đây
Giữa những trái tim đang sống lưu đày
Giữa những anh linh ôm hờn sông núi
Với rượu tương phùng...đợi sẵn...chờ say...

SÀi GÒN - 19 / 9./ 2024
Ảnh ST & Xin cám ơn
 
---------------
 
----------------

Cao Kim Dung -
Oanh Nguyễn
NGƯỜI SAIGON - NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ..

🍀 Về lại Sài Gòn tìm lại người Sài Gòn xưa không phải dễ, vì hết 95% họ đã rời Sài Gòn qua các đợt di tản, vượt biên, và sau nầy qua các đợt bảo lãnh HO, ODP..... 
 
🍀 Diện du học sinh qua sau này cho dù có là con cháu của người Sài Gòn xưa nhưng vẫn KHÔNG được xem là người Sài Gòn cũ, qua cách giáo dục của chế độ mới, về kiến thức và nhân cách, hoàn toàn KHÔNG giống với người Sài Gòn xưa!
 
🍀 Người Sài Gòn xưa, còn ít ỏi ở lại SG, giờ đa số đều trên tuổi lục tuần. Rất nhiều người Sài Gòn xưa, tuy còn ở VN nhưng đã bán nhà di chuyển về các nơi khác vì vật giá ở SG ngày càng đắt đỏ, chỉ thích hợp cho từng lớp "tư bản đỏ" và những người bên kia vĩ tuyến vào Sài Gòn sau năm 1975.
 
🍀 Có lần tôi về lại Sài Gòn, đi may áo dài ở đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, Sài Gòn. Nhà cũ của tôi ở SG không còn nên tôi phải ở nhờ nhà một người quen tuốt trong quận Bình Chánh, rất xa quận 3, tôi phải đi taxi gần 1 tiếng mới tới tiệm may. Khi lấy áo, có vài chỗ cần phải sửa, tôi nhờ anh chủ tiệm (là người Bắc 75) sửa giùm và tôi ngồi chờ lấy về, vì nhà tôi đang ở quá xa quận 3, không tiện cho tôi cứ đi về nhiều lần. 
 
🍀 Bên đường Phan Đình Phùng (giờ đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu) có rất nhiều tiệm bán giày. Trên đường Nguyễn Thiện Thuật thì có nhiều tiệm may áo dài, y phục thời trang.

Anh chủ tiệm nói với tôi:
"Áo có nhiều chỗ cần sửa, chị đi lòng vòng một chút rồi quay lại lấy!"
 
🍀 Trời! tôi biết đi "lòng vòng" đâu bây giờ? Ngày xưa khu nầy, con đường nầy toàn nhà của đám bạn học trường Gia Long, ngay cả trong khu Cư Xá Đô Thành tôi cũng có rất nhiều nhà bạn. Giờ chúng nó lớp đã định cư ở nước ngoài, lớp dọn nhà đi tứ xứ, tôi không còn người thân hay bạn bè nào ở đây cả.
 
🍀  Tôi hoàn toàn lạc lõng giữa Sài Gòn xưa thân yêu của tôi. Chung quanh tôi là cảnh cũ với người mới, tôi nghe lòng xót xa, pha lẫn ngậm ngùi....
"Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ!"
------------------
 
Thai Tran
NHỚ SAIGON..
Cuối tuần chạnh nhớ những ngày xưa
Biết mấy năm qua nói sao vừa
Saigon muôn thuở trong tim nhớ
Một sáng ngày nào buổi tiễn đưa
Nghe dậy mùi hương đất dưới mưa
Khắc ghi tâm khảm phút năm xưa
Ra đi lòng vẫn còn vương vấn

Thành phố thân thương ngọn gió đùa..
Nhớ những con đường xưa rất thân
Lê Lợi người xa bổng hóa gần
Mai Hương Thanh Bạch còn hơi ấm
Của những ngày xưa dấu bâng khuâng
Saigon thành phố của dung thân
Cả Bắc Trung Nam đủ thành phần
Thượng vàng hạ cám chung cuộc sống
Ai cũng như ai sống một lần
Saigon thay đổi đã bao năm
Nhưng vẫn thơm hương sắc mặn nồng
Đừng mang kiêu ngạo quân chiến thắng
Saigon son sắt dẫu ngàn năm..
 
-------------------
 
SÀI GÒN DỄ THƯƠNG DỄ SỢ

Nguyễn Thị Hậu - Việt Luận - Viet's Herald
Hồi những năm 1970 - 1980 ở Sài Gòn thịnh hành câu nói cửa miệng: “dễ thương dễ sợ”…nhất là trong giới trẻ học sinh, sinh viên. Không hay ca ngợi bằng những tính từ như đẹp, sang trọng, quý phái...
 
Nhưng đừng tưởng khen người ta “dễ thương” là có thể “thương dễ”, tán tỉnh sàm sỡ, coi vậy chớ “thương không dễ” đâu nha. Ngược với “dễ thương” là “dễ ghét” hay “thấy ghét” nhưng có khi không phải là “ghét” thiệt! Nếu “dễ thương” là... dễ thương thiệt thì “dễ sợ” không hẳn là “sợ”, nhất là khi được các cô gái nói ra với ngữ điệu kéo dài chữ “dễ” và nhấn vào âm “s” của chữ “sợ” thì không có gì... dễ thương bằng.
Vậy nhưng người Sài Gòn lại hay nói ghép thành “dễ thương dễ sợ”! Đó là dễ thương lắm á, đến nỗi không chỉ bày tỏ sự cảm mến mà còn thán phục, ngưỡng mộ. Mà cũng chỉ thấy những nàng trẻ trung duyên dáng được “đánh giá” là dễ thương dễ sợ, chớ có chồng con rồi, nếu được ai khen câu này – nhất là mấy ông chồng - thì chắc là phần “dễ sợ” nhiều hơn.
Ngày mới vô Sài Gòn, khi ra chợ tôi rất ngạc nhiên khi nghe cách chào hỏi: cậu, dì, con, cháu… những xưng hô thân tộc bên mẹ chiếm ưu thế ở chợ - một xã hội thu nhỏ. Lối xưng hô này nay chỉ còn trong vài chợ nhỏ lâu đời, nơi mà người bán người mua đều quen thuộc nhau đến vài mươi năm, thậm chí còn là bà con lối xóm. Cùng với “cậu dì con cháu” là “mua giúp, mua giùm”. “Tiền trao cháo múc” vẫn coi là vui vẻ giúp nhau, quan hệ người mua người bán là dịch vụ đấy nhưng thân thiện và tình nghĩa. Không mua bán được thì “lần sau nhớ ghé mua giúp nghen” như một câu chào dễ thương.
 
Hồi đó ra đường vẫy chiếc xích lô, bác tài không đi được thì xin lỗi mà khách cũng cám ơn. Cám ơn là câu cửa miệng của cả người bán người mua. Gặp người lạ muốn hỏi thăm thì xin lỗi trước, được việc xong là cám ơn liền... Một nụ cười đáp trả như nói “không có chi” mang lại sự vui lòng cho cả hai bên. Cám ơn xin lỗi từ mọi giọng nói Bắc Trung Nam, từ khu biệt thự sang trọng tới xóm nhà lá, từ trường học đến công sở... 
 
Cho tới giờ, dù mất đi nhiều ngôn ngữ thịnh hành hồi cuối thế kỷ trước nhưng cũng may người Sài Gòn còn giữ được thói quen “cám ơn” và “xin lỗi” – mừng nhất là thói quen này ở con nít và người trẻ. Đi ngoài đường nhắc nhau gạt chân chống, tắt đèn xinhan, cuốn sợi dây cột đồ... rồi chạy tuốt, người được nhắc vẫn nói với theo câu “cám ơn” dù mặt mũi ai cũng bịt kín mít chẳng biết xưng hô thế nào cho đúng.
 
Hồi đó ở Sài Gòn nghe giọng Sài Gòn, giọng miền Tây nhiều, giọng Bắc giọng Trung cũng không ít, nhưng tất cả đều mang âm sắc nhẹ nhàng, âm lượng vừa đủ, lịch sự. Ngữ điệu cũng vậy, dễ nghe, dường như ai đến thành phố này giọng nói cũng “lai” một chút để có thể tiếp xúc với nhau một cách thân thiện dễ dàng. Những giọng nói như vậy tiếc là Sài Gòn nay ngày càng ít đi. Khi xem những bộ phim về Sài Gòn “hồi đó” thấy ngôn ngữ trong phim như của một nơi xa lạ, hổng phải Sài Gòn như bây giờ...
 
Ngôn ngữ bây giờ phong phú và “đáo để” hơn trước, nhiều tính từ trực diện mạnh bạo, tiếng đệm, tiếng lóng, sự ám chỉ, liên tưởng cũng nhiều, âm sắc cao hơn, tốc độ nhanh hơn và âm lượng thì hiếm nơi nào chỉ vừa đủ nghe... 
 
Người đi xa mà nghe TV hay đọc “báo mạng” thì khó hiểu, thậm chí khó chịu. Thật ra đây cũng là một quy luật của văn hóa: Cộng đồng dân cư thế nào thì ngôn ngữ như thế ấy, sự biến đổi dân cư quá nhanh, bản chất và vị thế của các nhóm dân mới nhập cư cũng thể hiện qua thái độ và ngôn ngữ.
Có cảm giác như ngôn ngữ Sài Gòn không chỉ thay đổi theo cộng đồng dân cư thành phố mà còn thay đổi do tốc độ cuộc sống: thời thong thả tản bộ, thời của những chiếc xe đạp mini, xe Solex hay xe máy Honda đã thay thế bằng xe máy phân khối lớn và xe hơi, âm thanh máy quay đĩa và dàn Akai đã thay thế bằng âm thanh của Video rồi loa thùng karaoke “kẹo kéo”... Những tiếng nói “dễ thương” cứ bị khuất chìm dười những thanh âm “dễ sợ” của một thành phố ngày càng xô bồ nhộn nhạo...
 
Vẫn biết cuộc đời dâu bể mà sao cứ nhớ thương hoài về Sài Gòn “dễ thương dễ sợ” ngày xưa...
Nguyễn Thị Hậu
------------------

Hoa Hồng Trắng
SÀI GÒN THƯƠNG LẮM TIẾNG "DẠ" "ƠI".
Người Sài Gòn, có lẽ đã nằm lòng hai tiếng "dạ" "ơi" từ thuở niên thiếu, cho đến cuối đời. 
 
Người Sài Gòn, thân tình, lịch sự, không trịch thượng, luôn nói chuyện ngọt ngào - hòa nhã. 
 
Người Sài Gòn, bán buôn luôn "dạ" "cảm ơn" khách, tiếng nghe dài như câu hát, đủ mát lòng mát dạ người nghe. 
 
Khách Sài Gòn cũng "dạ" "cảm ơn" thiệt mùi, sau câu "bữa sau ghé ủng hộ nữa nghen".
Trên đường phố Sài Gòn, người ta thường bắt gặp những hình ảnh:
- Bình trà đá miễn phí.
- Những quán cơm từ thiện.
- Các bảng chỉ đường của người bình dân, không màu mè, giúp người đi đường rút ngắn thời gian.
Hay sự đối đáp hòa nhã, lễ phép, nhiệt tình:
- Chú ơ..i.., cho con hỏi thăm, đường Bạch Đằng-Bà Chiểu.
 
* Em đi thẳng, qua cầu Thị Nghè, ngả tư Xa lộ, đến ngả ba Hàng Xanh rẻ trái, đó là đường Bạch Đằng - Bà Chiểu.
- Dạ, con cảm ơn chú nhiều.
Nơi nào mình yêu quý, nơi ấy như máu thịt mình.
Hãy giữ cho Sài Gòn sự tử tế vốn dĩ của đất Nam Kỳ ngọt ngào, dễ tính, giữ cho con cháu tiếng "dạ" tiếng "ơi" tiếng "nghen" , câu "xin lỗi" "cảm ơn" thân thương, đặc sản văn hóa Nam Kỳ - văn hóa Sài Gòn.
(Trần Khắc Tường)
------------------
 
More:
 
Comments:
* Tranhoang Vy
Buồn!
* Hoang Hoa Vu
Đúng quá!
Sài Gòn muôn đời là của người dân miền Nam, Việt Nam Cọng Hòa!
Những người bắc vĩ tuyến 17 dẫu tự phong cho mình là kẻ chiến thắng, tràn vào Sài Gòn … nhưng mãi mãi họ vẫn không được chấp nhận là dân Sài Gòn…!
Đừng tưởng cứ ở Sài Gòn là tự nhiên thành người Sài Gòn. Không dễ như vậy đâu!
 
*
Ann Trinh
Dạ người Sài Gòn đâu có bản mặt khó ưa
Nói năng thô tục
Mở miệng là văng...
Người Sài Gòn tâm dạ đâu hẹp hòi
Thèm khát đủ thứ
Ôi nhục ơi là nhục
Muốn làm người Sài Gòn phải một lòng yêu Dân Chủ Tự Do
Tập tính tính thành
May ra còn kịp...
Vẫn giương giương tự đắc thì muôn đời muôn kiếp...
Không bao giờ có người công nhận là người Sài Gòn.
Đất Sài Gòn linh thiêng của những người con yêu chuộng Tự Do
Đã từng mở rộng vòng tay người Bắc 54 năm ấy...là những người Sài Gòn yêu Sài Gòn hơn hết thảy
Sài Gòn ơi! Sài Gòn đẹp muôn đời.
 
*
Mong-Hoa Vo
Saigon của tôi. Đi đâu cũng nhớ về
* Chánh Hòa Mac
Nhắc lại lòng buồn chi lạ... LTY ơi!
* Oanh Nguyen
Về lại Sài Gòn tìm lại người Sài Gòn xưa không phải dễ, vì hết 95% họ đã rời Sài Gòn qua các đợt di tản , vượt biên, và sau nầy qua các đợt bảo lãnh HO, ODP..... Diện du học sinh qua sau này cho dù có là con cháu của người Sài Gòn xưa nhưng vẫn KHÔNG được xem là người Sài Gòn cũ, qua cách giáo dục của chế độ mới, về kiến thức và nhân cách, hoàn toàn KHÔNG giống với người Sài Gòn xưa!
 
Người Sài Gòn xưa, còn ít ỏi ở lại SG, giờ đa số đều trên tuổi lục tuần. Rất nhiều người Sài Gòn xưa , tuy còn ở VN nhưng đã bán nhà di chuyển về các nơi khác vì vật giá ở SG ngày càng đắt đỏ, chỉ thích hợp cho từng lớp "tư bản đỏ"và những người bên kia vĩ tuyến vào Sài Gòn sau năm 1975 .
 
*
Tín Nguyễn
Oanh Nguyen theo tôi! Con chim học từ tổ của nó!
Con cháu Sài Gòn luôn vẫn là Sài Gòn dù nhiều khi họ phải vờ để khỏi điều khổ lụy. tự thâm tâm họ vẫn dân Sài Gòn.
* Oanh Nguyen
Dạ, thưa anh nói cũng đúng, nhưng có một số người SG xưa, sau gần nửa thế kỷ "sống chung với lủ", họ có cách ăn nói, dùng từ ngữ "nhiễm" của dân bên kia vĩ tuyến vào SG sau năm 75. Họ còn ăn nói không đúng phong cách của người SG xưa thì họ dạy dỗ và truyền đạt được gì cho đám con cháu về văn hóa của người Sài Gòn ? 
 
Vì vậy, tôi luôn ngưỡng mộ và trân quý chị LTY, một viên ngọc, viên kim cương lấp lánh trong đám sạn sỏi....
* Tín Nguyễn
Sài Gòn trong tôi còn đó
Có trong chị trong anh trong cả miền nam
Dù bây giờ đã thay tên đổi họ
Vẫn còn đó trong ta như vết khắc tự tâm
Phuong Nguyen
Bây giờ đâu còn người Sài Gòn, bây giờ là người Hồ chí phèo. Đường Nguyễn Thiện Thuật ngày xưa có tiệm may A Đam, có tiệm cơm Nam sơn, quẹo ra Phan đình Phùng có thạch chè Hiển Khánh.
* Tuan Tran Anh
Người Sài Gòn “ gốc “ ít dần đi , nhưng TP SÀI GÒN vẫn đang phát triển, lấy lại vị thế của ngày xưa !!! Thời gian đang trôi qua, nhưng người Sài Gòn vẫn luôn đọng mãi trong ký ức của mọi người !
* Christiane Bouquet
Giống như tác giả Oanh Nguyễn…tôi trở về lại Saigon với tâm trạng lạc lõng trên chính đất nước mà tôi sinh ra và lớn lên…tôi thương Saigon, nơi tôi đã trải qua trọn vẹn tuổi thanh Xuân và một hạnh phúc đầu đời ngắn ngủi…tôi hồi hương về Pháp năm 1978 với qt Pháp, nơi đây, sau này mới là quê hương, lúc đó, phần đông người Saigon ,hấp thụ hay ảnh hưởng văn hóa Pháp đều tập trung về đây, mặc dù lúc đó trên dưới chỉ có độ 100 ngàn người Việt…tuy vậy, chúng tôi cũng có một cộng đồng gồm toàn những người Saigon cũ: thân thiết, lịch sự , trang nhã và quan trọng nhất là đồng quan điểm và cùng một niềm đau chung khi phải lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn…!
* Lê Kim Bằng
Sau biến cố 30.4 , dân SaiGon truyền tai nhau câu " Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý.
Đồng Khởi lên rồi mất Tự Do "
Không biết ai là tác giả 2 câu này ?
Đinh Long
Người còn ở lại dần bị dạt ra ngoại thành chớ đâu còn được ở trong nội thành bởi chính sách đất đai, giải tỏa và bọn nhà giàu mới. Sài Gòn bây giờ toàn "kẻ lạ".
* Ques Nguyen
Sài Gòn ơi! Em đã mất tên , hồn thì theo gió bay nơi nao ?
 
 
 

No comments: