Nguyễn Văn Thành AC28
UNDERCONSTRUCTION
60 năm, 80 năm, hay 100 năm có là bao? Chúng tôi cũng sẽ phải ra đi. Chúng tôi đến đây từ không có gì cả. Rồi chúng tôi có, và cũng như không có gì cả khi rời khỏi thế gian này. Duy có điều; cuộc đời của chúng tôi "Thật Đầy Ý Nghĩa", khi chúng tôi là người yêu của lính VNCH. Chúng tôi dám HẬN, dám YÊU. Chúng tôi đã và đang cùng với người lính của chúng tôi trải qua bao cuộc BỂ DÂU. Và chúng tôi cũng đã cùng người lính của chúng tôi trải qua cơn THỊNH NỘ của Đất Trời với cơn Đại Hồng Thủy. Một ngày nào đó, chúng tôi sẽ mang "Ý Nghĩa của cuộc đời này", đi về một nơi XA, XA LẮM, XA... LẮM. Cảm ơn cuộc đời. Chúc mừng cho những ai là người Yêu của lính VNCH.
God Bless You all.
-------------------------
Nguyen Anh-Vu
LÀM TRAI CHO ĐÁNG NÊN TRAI....
Tôi nhìn thấy hình ảnh của anh lính VNCH thật là sống động, đáng yêu, đáng ngưỡng mộ và cũng thật là đáng thương làm sao. Không những anh là một người sống có lý tưởng sẵn sàng hy sinh tính mạng hay một phần thân thể vì quốc gia, vì dân tộc. Anh lại còn là người sống có đạo đức, người có tâm hồn cao thượng với phong cách đầy lòng tự trọng, nhẹ nhàng, sâu lắng trong tình yêu giữa người và người. Tuy có thể sống nay chết mai trên chiến trường nhưng anh không vì thế mà cố gắng sống chụp giựt. Anh không tham sống sợ chết, không chỉ biết nghĩ đến hạnh phúc riêng tư của bản thân và gia đình. Anh sống rất hiên ngang, có kỷ luật bản thân, rất thanh cao và cũng rất tình cảm.
LÀM TRAI CHO ĐÁNG NÊN TRAI....
Từ thưở ấu thơ, tôi sống và lớn lên với hình ảnh của người lính quân lực VNCH qua những câu chuyện mẹ tôi kể cho chúng tôi nghe vì ba đã đi tù cộng sản. Khi ấy, tôi còn quá bé nhỏ nên không nhớ mặt ba tôi ra làm sao nữa. Nhưng nhờ vài tấm hình còn sót lại trong nhà nên tôi nhìn thấy ba trong quân phục và các đồng đội của ba. Mẹ tôi hay kể là hồi xưa lúc có những đại hội chiến sĩ thì các nữ sinh từ những trường Gia Long, trường Trưng Vưng và các trường nữ trung học khác đến để tiếp đón, chào hỏi những người sĩ quan và lính VNCH trong những tà áo dài trắng thướt tha. Hồi xưa thì các trường nam và nữ học riêng. Cho nên chỉ nói tới trường Gia Long hay Trưng Vương là người ta biết ngay toàn là nữ sinh học trường đó hay nói tới trường Petrus Ký hay Cao Thắng thì toàn là nam sinh vậy.
----------------
----------------
Rồi mẹ cũng kể khi mẹ phải dắt anh Hai tôi bay ra ngoài chiến trường mà thường là ở miền Trung như Huế và Quảng Trị, nơi ba tôi đang đóng quân và tác chiến để thăm ba. Mẹ nói khi mẹ muốn có em bé thì phải đi thăm Ba cho nên mới có anh Ba tôi ra đời. Bởi vì ba là một sĩ quan tác chiến của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Vì vậy ba thường xuyên đi chiến đấu khắp nơi và thường là đi hàng mấy tháng trời mới về nhà thăm gia đình. Có khi ba về nhà giữa đêm khuya, tự động mở cửa vào nhà mà mẹ vẫn chưa hay biết. Ba cũng hay nhắc lại những việc này và còn nói là ba vào nhà nhìn thấy hai mẹ con nằm chèo queo ngủ thấy thương lắm.
Nhờ những mảnh chuyện từ ba và mẹ tôi kể về thời xưa nên tôi mới hiểu và nhìn thấy được bức tranh và tâm sự của người lính trẻ mà nhạc sĩ Trúc Phương muốn chuyển tải trong bài hát “Người xa về thành phố.” Tôi như được nhìn thấy hình ảnh của một người thanh niên có thể là là một anh lính tác chiến VNCH hay một người sĩ quan tác chiến VNCH khoác trên mình bộ quân phục phủ bụi phong sương trong một chuyến về phép. Anh lính trẻ ngơ ngác giữa chốn phồn hoa đô hội và nhất là chốn ăn chơi. Anh nhìn đâu đâu cũng thấy toàn những gương mặt lạ hoắc bởi vì anh suốt ngày chỉ làm bạn với súng đạn và rừng núi bên cạnh đồng đội của mình quanh năm. Nhưng thời gian cực khổ, gian lao cần phải được bù đắp với chút thời gian thư giản, nghĩ ngơi.
Tuy lạc lõng, bơ vơ giữa chốn thị thành nhưng ở nơi này có một người mà anh lính luôn mong mỏi được gặp hằng đêm. Tôi mường tượng đó là một cô nữ sinh áo trắng mà anh có dịp gặp tại một trong những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với các nữ sinh trung học. Người con gái đó và anh mới sơ giao đã trao vội thông tin liên lạc và rồi từ đó cả hai đã viết hàng trăm lá thư cho nhau gởi gắm những mơ ước ngày hội ngộ. Người con gái đó và anh dường như đều hoàn toàn không có chút kinh nghiệm trên tình trường.
Tuy nhiên, anh đã thú nhận rằng bản thân anh đã lạc lối vào tình yêu lúc nào mà chính anh cũng không hay biết mặc dù anh là người rất kinh nghiệm trên chiến trường. Tất cả đều chỉ diễn ra qua những lá thư làm nhịp cầu nuôi dưỡng và phát triển tình yêu ngày càng lớn dần lên giữa anh và người anh yêu. Tuy cả hai đã viết hàng trăm lá thư cho nhau mà hai người vẫn chưa hề nói lên tiếng yêu đương. Thế nhưng cả hai người đều đã tự biết lòng nhau và hôm nay đây, khi hai người được tao phùng thì ngọn lửa yêu đương đã lên đến đỉnh điểm. Và rồi thì việc gì giữa những người chân thành yêu nhau đến thì tự nhiên nó đến.
Làm trai thời loạn lạc cho nên anh lính VNCH phải gánh vác trách nhiệm quốc gia, dân tộc trên vai. Mặc dù bén hơi men yêu đương quá ngọt ngào nhưng anh lính vẫn vòng về đơn vị sau khi hết kỳ nghỉ phép. Anh mạnh dạn bước đi vào chiến trường tuy tâm tư rất luyến tiếc vì không muốn rời xa người mình yêu và cũng có thể đây là lần cuối hai người được gặp nhau. Nhạc sĩ Trúc Phương dùng đại danh từ “mình” trong suốt tác phẩm của ông kết hợp với giọng hát da diết, truyền cảm của nam ca sĩ Trường Vũ, tôi như được nghe trực tiếp những lời tâm sự của anh lính VNCH đang thủ thỉ kể chuyện yêu đương thầm kín của mình với một người đồng đội bênh cạnh mình trong chiến hào vào lúc giữa đêm khuya. Đó cũng là những lúc anh nhớ đến người yêu nhiều nhất hằng đêm.
Tôi nhìn thấy hình ảnh của anh lính VNCH thật là sống động, đáng yêu, đáng ngưỡng mộ và cũng thật là đáng thương làm sao. Không những anh là một người sống có lý tưởng sẵn sàng hy sinh tính mạng hay một phần thân thể vì quốc gia, vì dân tộc. Anh lại còn là người sống có đạo đức, người có tâm hồn cao thượng với phong cách đầy lòng tự trọng, nhẹ nhàng, sâu lắng trong tình yêu giữa người và người. Tuy có thể sống nay chết mai trên chiến trường nhưng anh không vì thế mà cố gắng sống chụp giựt. Anh không tham sống sợ chết, không chỉ biết nghĩ đến hạnh phúc riêng tư của bản thân và gia đình. Anh sống rất hiên ngang, có kỷ luật bản thân, rất thanh cao và cũng rất tình cảm.
Thời thanh niên thì ai ai cũng có những ước mơ, nhu cầu cho bản thân nhưng thanh niên thời trước 1975 ở miền Nam đa phần là những người sống có lý tưởng thật sự. Điều này đã được chứng minh khi đa số lực lượng quân lực VNCH đã chiến đấu tới giây phút cuối cùng để bảo vệ miền Nam Việt Nam mặc dù một số các tướng lãnh đã di tản. Những người lính và sĩ quan quân lực VNCH lại tiếp tục trả giá cho lối sống có lý tưởng của mình sau khi cộng sản Bắc Việt cướp nước tháng 4 năm 1975. Không riêng gì bản thân họ bị hành hạ trong ngục tù của cộng sản mà gia đình, vợ con của họ cũng cùng trả giá cho lối sống có lý tưởng này.
Nếu như chính phủ VNCH thắng cuộc tại Việt Nam thì tôi tin chắc rằng những chân giá trị làm người sống có lý tưởng như vầy sẽ được tiếp tục truyền bá khắp Việt Nam chứ không như thời nay. Nhắc đến công ơn của những chiến sĩ đã hy sinh cho quốc gia, cho dân tộc trong các trận chiến chống giặc Tàu phương Bắc cũng không được phép từ sách giáo khoa tới thực tế ngoài đời. Vậy hệ thống giáo dục XHCN của đảng CSVN đang đào tạo ra những con cừu non chỉ biết xôi thịt ăn chơi thôi hay sao? Chẳng biết nghĩ gì tới trách nhiệm của bản thân đối với quốc gia, với dân tộc? Ca dao Việt Nam có câu:
“Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên”
Nếu sống đời trai mà không “đáng nên trai” thì làm cái gì đây?
Châu Áp Tử
--------------------
LÁ THƠ TÌNH.
Yến Ngọc Hải Âu
Yến Ngọc Hải Âu
Em về xếp lá thơ xanh
Từ lâu bỏ ngỏ trên cành hoa mai
Duyên nồng thắm đượm trầu cay
Rượu ly bôi cạn men say ngất tình
Từ lâu bỏ ngỏ trên cành hoa mai
Duyên nồng thắm đượm trầu cay
Rượu ly bôi cạn men say ngất tình
Ven sông bông tím lục bình
Hòa cùng nét mực bóng hình quê hương
Hoa niên tuổi mộng vấn vương
Nỗi niềm chan chứa mái trường thuở xưa
Hái chùm phượng vĩ đong đưa
Tung tăng đếm bước nô đùa dưới sân
Ghét sao "hắn" xít lại gần
Mắt nhìn lửa đạn mấy lần liếc ngang
Thơ tình viết vội mấy hàng
Gởi niềm thương nhớ cho nàng vài câu
Đồn xa heo hút rừng sâu
Chờ chàng ngày phép nhịp cầu tri âm
Hòa cùng nét mực bóng hình quê hương
Hoa niên tuổi mộng vấn vương
Nỗi niềm chan chứa mái trường thuở xưa
Hái chùm phượng vĩ đong đưa
Tung tăng đếm bước nô đùa dưới sân
Ghét sao "hắn" xít lại gần
Mắt nhìn lửa đạn mấy lần liếc ngang
Thơ tình viết vội mấy hàng
Gởi niềm thương nhớ cho nàng vài câu
Đồn xa heo hút rừng sâu
Chờ chàng ngày phép nhịp cầu tri âm
Cuong Nguyen
Tình yêu thời tao loạn.
Trung úy Trần Chuyên quê ở Nha Trang, nhập ngũ khóa 5/1969 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Mãn khóa, anh về ĐĐ 1 / TĐ 2 / TrĐ 15 do Đại tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy, thuộc SĐ 9 BB (Lúc đó ông còn mang cấp bậc trung tá).
Chị, Hồ Thị Ngọc Mẫn, người Vĩnh Long. Tình cờ quen biết anh khi chị đi thăm người anh ruột cũng đang thụ huấn tại Trường BBTĐ. Khi anh về Tiền cứ của TrĐ 15, Căn cứ Vĩnh Nghi, Cái Bè - Cai Lậy (Hậu cứ TrĐ 15 ở Sa Đéc Đám Lác) thì anh chị lại gặp lại nhau. Họ đã yêu nhau và tiến đến hôn nhân... Tổ ấm của anh chị chỉ cách nơi anh đóng quân vài cây số.
Gần cuối năm 1972, giữa lúc đơn vị anh chuẩn bị hành quân vào Đồng Tháp Mười (lúc này anh đã là ĐĐT/ĐĐ 1) thì chị Mẫn đã tình cờ lên thăm anh và trong lúc anh chị đang tâm tình thì người phi công trực thăng đồng minh đã chụp vài tấm hình như chúng ta thấy (Hai tấm hình đã cho thấy lòng yêu thương và lo lắng của những người vợ lính trước khi chồng đi hành quân). Trớ trêu thay, đây lại là những tấm hình quý giá duy nhất mà anh chị có...
Sau 30/4/1975 vì quá uất ức nên anh đã ngã cơn bạo bệnh tưởng chừng như không qua khỏi, bọn Việt cộng địa phương tới làm khó dễ, tịch thâu hết mọi thứ liên quan đến đời quân ngũ của anh, cũng may chị bình tĩnh và nhanh tay ném cây Colt 45 của anh xuống ao sau nhà, nếu không thì không biết anh chị sẽ ra sao nữa? Chị thương chồng nên tình nguyện ra địa phương học tập thay chồng! Sau cùng cũng như bao sĩ quan QLVNCH, anh đã đi tù cộng sản (không có lý do gì chúng ta phải gọi là đi học tập cải tạo cả!).
Năm 1980 anh trốn trại với hy vọng móc nối với những tổ chức kháng chiến nhưng hoàn toàn tuyệt vọng... Sau một thời gian dài được các binh sĩ cùng đơn vị giúp anh lẫn trốn. Chị quyết định gởi hai người con cho ông bà ngoại chăm sóc và đưa anh qua Camphuchia trốn từ năm 1982. Chị một thân buôn bán trên xứ Chùa Tháp nuôi anh, còn anh thì chỉ lo việc ở trong nhà, nhờ vậy mà sau này anh nói tiếng Miên đến mỏi... cả tay!
Chị tìm mọi cách để anh chị vượt biên qua Thái Lan nhiều lần và mãi tới năm 1990 anh chị mới vượt thoát thành công. Năm 1993 được định cư tại Úc, năm sau bảo lãnh được hai người con sang đoàn tụ trên đất nước tự do...
Lien Hoa Dao
Tôi và Quách Thị Hiền Thục cuối năm Đệ Tứ.
Chụp ảnh trước cổng trường rồi về nhà nghỉ Hè luôn...
Thai Tran
GẶP NHAU..
Tôi đi trượt ngã vũng sầu
Lấm lem chiếc áo bạc màu gió sương
Rối lòng vướng sợi tơ vương
Quấn quanh hai kẻ chưa thương bao giờ
Hình như gặp lúc nằm mơ
Từ duyên kiếp trước em chờ gặp tôi
Trả em một nửa cuộc đời
Nửa kia đánh mất giữa thời nhiễu nhương..
GẶP NHAU..
Tôi đi trượt ngã vũng sầu
Lấm lem chiếc áo bạc màu gió sương
Rối lòng vướng sợi tơ vương
Quấn quanh hai kẻ chưa thương bao giờ
Hình như gặp lúc nằm mơ
Từ duyên kiếp trước em chờ gặp tôi
Trả em một nửa cuộc đời
Nửa kia đánh mất giữa thời nhiễu nhương..
TÌM LẠI...
Thai Tran
Tìm lại tôi của những tháng ngày
Thai Tran
Tìm lại tôi của những tháng ngày
Saigon năm cũ ngất ngây say
Đường vui ngập nắng mai ban sớm
Êm ả khung trời mây trắng bay
Lê Lợi ta về tay nắm tay
Dạo phố lang thang hết hôm nay
Mai Hương, Thanh Bạch tìm hương cũ
Của những ngày xưa khóe mắt cay
Rạp Rex hẹn nhau suất phim hay
Mini bóng tối phủ giăng đầy
Vòng tay hơi thở môi hôn ấm
Để nhớ thương nhau nhớ nhớ hoài ..
Lá me giăng đường cơn gió lay
Con phố thân quen biết bao ngày
Tìm trong kỷ niệm trong hồi tưởng
Người ở nơi nào sương khói bay..
Trần Hoàng Yến
"NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ MIỀN NAM SAU CUỘC CHIẾN"
Bài này mình viết đã 4 năm, mặc dù chị Uyên đã đọc rồi nhưng mình vẫn muốn tự đọc để dành lại sau này cho con, cháu mình. Để thế hệ sau biết vì sao gia đình mình và nhiều người miền Nam phải bỏ nước ra đi.
"NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ MIỀN NAM SAU CUỘC CHIẾN"
Bài này mình viết đã 4 năm, mặc dù chị Uyên đã đọc rồi nhưng mình vẫn muốn tự đọc để dành lại sau này cho con, cháu mình. Để thế hệ sau biết vì sao gia đình mình và nhiều người miền Nam phải bỏ nước ra đi.
--------------------------------
Sinh ra tại Hà Nội , lớn lên ở Saigon và trưởng thành trên nước Mỹ
Tigon Lê
CỨ TƯỞNG RẰNG ĐÃ QUÊN
Cứ tưởng rằng đã quên
Tới hết đời di tản
Những kỷ niệm thần tiên
Của ngày xa xôi lắm
Ngày ấy tuổi học trò
Sân trường đầy phượng đỏ
Yêu nhạc và mê thơ
Rất đơn sơ mộng nhỏ...
Như nước chảy qua cầu
Đời trai bao dâu biển
Dẫu không là của nhau
Vẫn âm thầm thương mến
Người đem giông bão tới
Cho tình muộn lẻn về
Thơ viết rồi không gửi
Trằn trọc mỗi đêm khuya
Lại xin quên lần nữa
Đã hứa với nhau rằng:
Xa để còn được nhớ
Dù tình lỡ trăm năm
Nhạc yêu cầu nức nở
Tình ... lỡ... trăm ... năm
Nhất Tuấn
( Truyện Chúng Mình )
Thanh Dinh
Đời cho anh yêu một người. Như hình với bóng không rời xa nhau. Em là người cho anh sức sống. Sau những tháng ngày lang thang. Em là luồng gió mát. Thổi qua sa mạc khô cằn. Em là người tình trong mộng. Anh mơ từng đêm. Nếu đời anh không có em.....Nhưng rồi có một ngày. Anh ngậm ngùi nhìn em ở lại. Anh đau buồn đi dưới bóng đêm. Anh nguyện cầu xin Chúa ban ơn......Yêu em một mối tình đầu. Yêu em một mối tình sâu. Yêu em mãi mãi dài lâu. 46 năm mối tình nồng.
Đời cho anh yêu một người. Như hình với bóng không rời xa nhau. Em là người cho anh sức sống. Sau những tháng ngày lang thang. Em là luồng gió mát. Thổi qua sa mạc khô cằn. Em là người tình trong mộng. Anh mơ từng đêm. Nếu đời anh không có em.....Nhưng rồi có một ngày. Anh ngậm ngùi nhìn em ở lại. Anh đau buồn đi dưới bóng đêm. Anh nguyện cầu xin Chúa ban ơn......Yêu em một mối tình đầu. Yêu em một mối tình sâu. Yêu em mãi mãi dài lâu. 46 năm mối tình nồng.
Man Nguyen Van K28
-------------------
Là người lính VNCH;
Cho dù phong ba bão tố, cho dù trời long đất lở; đẩy đưa hay hướng dẫn tình thương của chúng tôi từ bờ Đại Dương đến rừng sâu nước độc, hay từ địa đầu Giới Tuyến đến mũi Cà Mau tận cùng của miền Nam, thì chúng tôi vẫn luôn luôn Trân Trọng; Yêu Qúy tình cảm của những ai là người Yêu của lính (VNCH).
Chúng tôi muốn nói lời CẢM ƠN đến những ai là người Yêu của lính (VNCH), dù có cơ hội, hay không có cơ hội cùng chúng tôi ĐI đến phút cuối của Kiếp Người. God Bless you all.
Cho dù phong ba bão tố, cho dù trời long đất lở; đẩy đưa hay hướng dẫn tình thương của chúng tôi từ bờ Đại Dương đến rừng sâu nước độc, hay từ địa đầu Giới Tuyến đến mũi Cà Mau tận cùng của miền Nam, thì chúng tôi vẫn luôn luôn Trân Trọng; Yêu Qúy tình cảm của những ai là người Yêu của lính (VNCH).
Chúng tôi muốn nói lời CẢM ƠN đến những ai là người Yêu của lính (VNCH), dù có cơ hội, hay không có cơ hội cùng chúng tôi ĐI đến phút cuối của Kiếp Người. God Bless you all.
-------------------
More:
* NGƯỜI PHỤ NỮ MIỀN NAM SAU CUỘC CHIẾN - Trần Hoàng Yến
* Hoàng Nhật Thơ
EM VẪN ĐỢI...
Ngồi đây đợi chàng...bao thu qua
Từng chiếc lá vàng rơi...gió cuốn xa
Em vẫn ngồi đây từng thu đến
Giọt mưa thu lạc hay lệ nhoà
Nhặt chiếc lá rơi gom kỷ niệm
Những ngày hạnh phúc của đôi ta
Chàng vì chinh chiến...vào khói lửa
Em đợi chàng dù mấy thu qua .
Ngồi đây đợi chàng...bao thu qua
Từng chiếc lá vàng rơi...gió cuốn xa
Em vẫn ngồi đây từng thu đến
Giọt mưa thu lạc hay lệ nhoà
Nhặt chiếc lá rơi gom kỷ niệm
Những ngày hạnh phúc của đôi ta
Chàng vì chinh chiến...vào khói lửa
Em đợi chàng dù mấy thu qua .
----------------
CHUYỆN CỦA TÔI VÀ BẠN BÈ KBC 4100
(Trường Trung Tiểu Học Võ Khoa Thủ Đức)
TẠ NGỌC NGA
(Trường Trung Tiểu Học Võ Khoa Thủ Đức)
TẠ NGỌC NGA
Sàigon, thứ ba ngày 8/2/2022
Chuyện xưa của tôi và bạn bè kbc 4100.
Bọn nhóc như chúng tôi mà cuối bảng Danh Dự hàng tháng thầy Khanh hiệu trưởng ký tên đều có con mộc đỏ Trung, Tiểu học Võ Khoa Thủ Đức KBC 4100 ……./ Lính nhí Hướng Đạo Quân Đội VNCH đấy quý vị , tôi mang KBC 4100 tới hết năm lớp 10b thì chúng tôi Mất Nước ….( chính xác, và đau thương vô cùng!)
Có còn đâu hẹn hò, chờ nhau, có còn đâu mỗi buổi chiều tan lớp, chúng tôi 4 hoặc 5 đứa rất thân nhau từ tiểu học, nằm dài trên bãi cỏ phía cổng sau của hai dãy lớp Trung Học, nghĩ một lát rồi mới đi xuống hết đường Đại lộ Bình Long, hoặc rẻ trái vào lớp học thêm ở nhà cô Cúc hoặc xuống hồ bơi câu lạc bộ Sĩ quan. Còn nếu rẻ phải là chúng tôi tới phòng Tâm lý chiến tán chuyện với tr/ uý Đào Đức Hùng một lát rồi xuống phòng Võ Thuật ….
Những áng mây tốt trên bầu trời bình yên của KBC 4100 chúng tôi thêu dệt tương lai bao la suốt cả chục năm trời, giấc mơ đứa nào cũng lớn …lớn như cái sức xài tiền của bọn nhóc chúng tôi, ăn quán mỗi chiều, ăn hủ tiếu bò viên mỗi tối ở cái xe hủ tiếu rất ngon trước cổng bảo vệ của Trường Bộ Binh .. chúng tôi lang thang học tập và thoải mái tung tăng khắp nẻo không chừa chỗ nào yên tịnh cho khu vực mà chúng tôi đặt chân đến …
riết rồi 301 thân quen, bởi ba đứa bạn học là Tr/ uý Hồ Lành thường trực ở đó, không thèm la nữa mà có thêm trách nhiệm kêu chú trung sĩ Nam xách xe Zeep đến cõng bọn tôi về giao lại cho thầy Tổng giám thị Đặng …( ông đứng bên trái hình lớp chúng tôi, và là người cha thứ 2 trong 11 năm tôi ở trong trường Võ Khoa Thủ Đức “ (*) bị ba tôi gửi tôi cho thầy và thầy cũng có cô con gái học chung lớp với tôi “
Mỗi ngày nghe hùng ca vang rền của SVSQ trường Bộ Binh đi tỏa khắp nẻo đường sau khi họ đi học hoặc đi bãi về điều đó khiến bọn tôi Cá Tính mất dần vẻ thuỳ mị của phái nữ: Áo dài thì cột chéo hai tà cho dễ chạy nhảy, leo trèo …cái chỗ cao nhất để bọn tôi Ẩn Thân không ai thấy là Gác chuông nhà thờ …chúng tôi nằm trên đó để được nhìn trời gần hơn và thì thầm ký gửi ước mơ lên 9 tầng mây với nhiều hình mây bay đủ thứ tưởng tượng.
Giá như không có ngày 30/4/1975 đến với đất nước VNCH thì tương lai chúng tôi đã khác đi, nên có nhiều đứa bạn đau khổ, có 1 triệu người lính VNCH đau khổ và tôi cũng đau khổ đến trầm cảm cả cuộc đời ……
Thật là quá khứ đẹp không thể tan trong lòng người… tôi vẫn sống, vẫn đi bên cạnh cuộc đời vẫn ôm kbc 4100 khư khư trong tim và biết rằng có thể hết kiếp người này không bao giờ gặp lại hình ảnh Trường Bộ Binh Thủ Đức xưa …
Người thắng cuộc tràn vào, ra tay tàn phá mọi vết tích anh hùng xưa để trả thù , người ta không cần chỗ huấn luyện quân binh bị biết đã hết chiến tranh.
Chỉ có người xưa tìm về kỷ niệm nhìn để thở dài …. Nền cũ lầu đài đã tịch dương …. khi lối xưa, xe ngựa chừ đã mất …bạn chỉ còn thấy con đường Độc Đạo Bình Long cũ hãy còn…. hãy còn để chúng ta bon bon chạy một lèo tìm tới cầu Bến Nọc cổng số 9 xưa, cây cầu có nhiều anh linh k6/69 bỏ mạng giữa cầu , nay cũng được xây mới, tôi sau hơn 30 năm hành trình tìm danh lợi cũng quay về đây, thắp một nén nhang cho những người đã mất và mặc niệm Quá Khứ đau lòng….(Nhìn : … nước vẫn trôi mau, mắt vẫn hoen sầu thì xin sóng nước giữ cho dài lâu … cuộc tình êm êm xuôi theo nước trôi về đâu …? )
Ở giữa đoạn đường này tôi gửi tình cảm đầu đời nhè nhẹ với người tr/ uý tôi quen, nhưng bọn tôi lúc đó bảo nhau rằng không xong đại học là không yêu ……….
Vớ vẫn, lời thề xưa cũng chết theo Non Nước …tôi khóc to nhất, tôi khóc thật nhiều cho hết nước mắt rồi đứng dậy đi tiếp, bọn kia thất chí tự kỷ rồi Yêu, rồi lấy chồng và có con, chỉ tôi bơ vơ sau 30 năm tìm về trường cũ bạn xưa, nghe tôi nói tôi độc thân, Thanh Phượng nhà kế tiệm kem Mai Loan gần cổng trường Bộ Binh Thủ Đức lên tiếng hỏi: Ủa chờ Lê Đình Hải hả Ngọc Nga ? (năm lớp 9 trước khi chuyển trường, mắc gì Hải nói với mẹ “lớn lên con sẽ cưới Tạ Ngọc Nga trong trường mẹ ạ”… khiến cô người làm trong tiệm sang nhà Thanh Phượng hỏi Tạ Ngọc Nga trong lớp ra sao ?
Thanh Phượng nói nếu sang New York gặp Lê Đình Hải sẽ kể về tôi hiện đang ở VN, tôi phì cười – Mày nói: tao đợi Hải về tìm tao đó,….. chẳng vì ngày xưa từ lớp 4 lên tới lớp 9 chúng tôi luôn lãnh phần thưởng cùng nhau mỗi cuối năm, ngày xưa trai gái trong trường hiếm khi nhìn nhau nói chuyện, tôi chỉ nguýt hoặc liếc một cái rồi bỏ đi, chỉ thấy ghét: chiều nào Hải cũng chạy xe đạp về nhà sớm, xong một khi bọn tôi còn nằm trên bãi cỏ đả thấy Nó vác bộ đồ võ trên vai chạy vèo vèo xuống phòng võ thuật trước tôi, con Thân cười cười .. nó kìa Nga ….
Ừ , một tình bạn rất đẹp thời lớp 4 cho tới lớp 9 chỉ vọn vẹn mấy câu chia tay: hết hè này Hải về Saigon học, Nga ở lại hay đi ??
Tôi ở lại và Hải đi một lèo…. sau 30/4/75 đã vọt sang tới Mỹ US…chả biết sang đó làm nghề gì bị hắn học rất giỏi luôn hạng nhất bên lớp con trai mà không đứa nào soán ngôi được ..
Mấy đứa bạn tôi, có đứa cứ đắm chìm trong đau khổ quá khứ, nhứt là Tạ thị Thân bạn rất thân với tôi (như hình với bóng)…
Mỗi thứ đau khổ trong lòng từng đứa khác xa nhau, riêng tôi ôm cái bóng quá khứ rất lớn, chỉ có điều tôi dấu tận đáy tim mình… để đi tìm sự sống cho mình và cả gia đình nữa…. Có đứa hỏi tôi Cuộc đời như thế còn muốn gì ? ?
Cái tôi muốn bao la lắm, (bị Trời sinh tôi chính mệnh ẩn sao Tử Vi nên mộng hơi cao hơn bạn bè… nhưng mộng lớn không thành … đau khổ lắm )
Tôi dừng lại khi chỉ là một CEO của 1 tập đoàn kinh tế – xây dựng VN ..
Với nhiều khắc khoải và tiếc nuối một kiếp người công danh chỉ bấy nhiêu thôi sao! bởi vì không thể Bè Phái hơn nữa… chỉ đứng lại bên đường thở dài nhìn, bất lực : khi đất nước mình đã là tầm ngắm số 1 trong chiến dịch Tầm Ăn Dâu của Tr+ ….
4 con hổ Châu Á xếp hạng năm 2022 không có tên VN, khi mà trước 1975 miền Nam đã giữ số 1 Đông Nam Á …, sau nữa thế kỷ cai trị Thần Tốc người ta chỉ nổ ngoài miệng cho thoả thích sướng một mình, thì tin thế giới đầu năm 2022 tôi chờ để nghe VN xếp thứ mấy, đã lọt tóp Tiến Triển Kinh Tế 4 nước được chọn là con Hổ châu Á ( không có nước VN )… Nên tự nhà đài an ủi rằng: có thể đến năm 2030 Châu á sẽ có thêm 4 con hổ phát triển kinh tế nữa và VN sẽ được xếp thứ 8 ha…ha…( vì không có thứ 9 )… từ đây tới năm 2030 những ai còn sống hẳn cùng chờ xem… con hổ Châu á vn mang số 8 nhe!
Có phải những người Việt nội, vọng xưa sẽ mãi đau lòng an phận …ta thua rồi, thua từ nữa thế kỷ qua … để thấy: Nhớ nước mà đau lòng con Quốc vậy …
Tản mạn ngày mồng 8 tết 2022 .
Tạ Ngọc Nga
” Nếu trên đời có cầu vòng may mắn xuất hiện thì tôi có thể đi qua để xin ngược thời gian trở về trường xưa yêu dấu của tôi KBC 4100 “.
No comments:
Post a Comment