Saturday, June 29, 2024

Giáo Dục miền Nam nước Việt - Kao Hoàng

Giáo Dục miền Nam nước Việt
Kao Hoàng

Tại sao khi học bậc tiểu học thì giáo dục miền Nam trước 75 lại để nam nữ học lớp riêng và không cho học chung?

-----------------

Tôi nhớ từ khi vô lớp Năm cho đến lớp Nhứt trong lớp tôi toàn con trai. Khi thi đậu đệ Thất( lớp 6) thì được học chung với đám con gái. Tôi có 2 bộ đồng phục. 1 bộ gồm cái áo trắng ngắn tay dưới nách áo có chỗ giắt 2 cây viết và 1 quần short màu xanh biển. Bộ kia cũng vậy chỉ khác là cái quần tây dài và cũng màu xanh. Còn sách vở thì đâu chưa tới 10 cuốn và nhẹ hều. Có bữa đi học khỏi xách cặp, chỉ lận sau lưng 2 cuốn vở là xong.

Còn đám con gái mặc áo dài, ôi thôi..ra chơi trai gái gì chơi rượt bắt mồ hôi mồ kê nhễ nhại ướt hết. Rồi chơi nhiều trò khác và cũng chơi chung. Chỉ trừ chia phe đá banh là không cho con gái chơi. Tụi nó chỉ được làm khán giả thôi. Chứ cho vô chơi lỡ đá trái banh trúng vô ngực mới nhu nhú như 2 trái cau hay quýt..thì có nước mấy bả la làng xóm. Nên thôi, ở ngoài cổ vũ là ngon rồi.

Có lần chơi rượt bắt, trai gái chơi chung. Có con nhỏ đó xinh lắm, rượt chạy sao mà bả chạy tới nắm tay tôi cứng ngắt. Lạy Chúa lòng lành. Còn thề luôn, lần đầu tiên trong đời con cảm thấy có gì đó xao xuyến kỳ lạ khi cảm nhận bàn tay ấm và mềm của một đứa con gái đang dậy thì chạm vào da thịt.

Nhưng nam nhi mà, tôi làm mặt nghiêm nói với nó: Ê, mầy buông tay ra giùm tao cái, mầy bóp đau điếng nè! 

Nhỏ đó nhe hàm răng trắng bóc ra cười rồi chạy đi. Có mùi hương nhè nhẹ từ da thịt nó hay dầu thơm..gì đó thoang thoảng quanh tôi.

Thuở đó, nhạc gì không mê, cứ mê ông Chế Linh qua bài Còn đâu nữa, Thành phố buồn và Bốn vùng chiến thuật..

Đi học về là cứ nghêu ngao:

"Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày lửa thù no đôi mắt..."

Kỷ niệm xa bay từ sau cái ngày 30/4/75 khói lửa mịt mù miền Nam. Nhiều bạn bè theo ba mẹ vượt biên mất xác. Đứa gửi thây trên vùng kinh tế mới rừng thiêng nước độc.

" Những ngày xưa thân ái, anh gởi lại cho ai...???"

Kao Hoàng


Tôi là chú nhóc khoanh đỏ
Tại sao tôi luôn nhớ về miền Nam trước 75. Và có khá nhiều bài viết về thời đó?.
* Vì nơi đó tôi từng được mài đũng quần dưới mái trường VNCH đầy nhân ái. Thậm chí có những bài học thuộc lòng hết sức nhân văn của bậc tiểu học, mà sau hơn nửa thế kỷ tôi vẫn nhớ gần như đầy đủ.
 
Ảnh khi tôi lên lớp Ba niên khóa 1968-1969 tại Sài Gòn. Không cần phải học sinh xuất sắc, hay học sinh giỏi, tiên tiến ...cái qq gì hết. Cứ học hành đủ điểm là lên thôi. Trường tuyệt đối không có chỉ tiêu, thành tích để tô hồng trong những báo cáo..láo như gd bây giờ. 
 
* Thầy, cô chưa bao giờ dạy chúng tôi phải tôn sùng bất kỳ lãnh đạo miền Nam nào, cho dù còn sống hay đã c.hết. Cũng như, thầy cô không bao giờ biểu đám học trò phải biết ơn nước Mỹ hay tổng thống Mỹ thời bấy giờ.
 
Ảnh được chụp sau ngày khai giảng không lâu, kể từ sau 9 hay 10 tháng tính từ biến cố Tết Mậu Thân. Đám học trò chúng tôi may mắn còn sống không thiếu đứa nào. Để rồi lại được đến trường sau những ngày Tết kinh hoàng tại đô thành.
K.H
Tôi là chú nhóc khoanh đỏ
-----------------
 
Dien Nguyen
Tôi mơ về thăm lại quê hương
Lối cũ, đường xưa đến mái trường
Đường đất gập ghềnh trơ đá sõi
Mái ngói xanh rền phũ rong rêu
Tôi đến tìm xem trước cổng trường
Bảng màu in chữ có còn tên
Cổng trường vẫn đấy nhưng nào thấy
Trường cũ bây giờ tên đã thay
Rồi tôi tìm đến hàng phượng vĩ
Xem gốc cây già đã phai chưa
Tên ai năm cũ còn in nét
Mực thắm xanh màu tuổi thơ xưa
Tôi đứng lặng nơi cuối sân trường
Nghe tiếng chuông rền buổi học tan
Sân trường đã vắng, chuông đã đổ

Nhưng dáng người xưa đâu thấy sang

Tôi đã đến bên cạnh chiếc bàn
Gỗ cũ lên màu nhưng vẫn quen
Nơi đây ngày trước tôi ngồi đó
Dấu mực năm nào nay đã hoen
Đưa mắt tôi nhìn qua khung cửa
Mây trắng êm đềm vẫn lặng trôi
Đời như cơn gió vô tình quá!
Bay mãi không về, bỏ lại tôi
Tôi muốn nhặt lại cánh hoa rơi
Đỏ thắm tình yêu tuổi học trò
Ép vào cuối sách, nghe buồn vỡ
Kỹ niệm ngày xưa buổi hẹn hò
Và tôi đã cố tìm chiếc tổ
Trên nhánh cây già tiếng chim ca
Bầy chim nhỏ ấy giờ đã lớn
Tung cánh lên ngàn xa, rất xa.
Viết cho trường xưa - 1999
----------------
 
Comments:
* Giap Hoang
Một xã hội tiên tiến
Chắc chắn là vậy mà
Tôi cũng rất trân quý
Miền Nam xưa anh à.
* Thanh Nguyen
Chúc mừng cho chú NHÓC nhỏ; đã có cơ hội hưởng được 1 nền giáo dục TỐT. Nền giáo dục khuyến khích sự sáng tạo, chứ không ăn cắp, copy của người ta. Học từ người ta, và tự sáng tạo theo kiểu của riêng mình. Hãy nhìn xem, nước Cộng Sản Tàu. Chúng xây dựng đất nước Trung Hoa Lục Địa bằng sự ĂN CẮP. Và hãy nhìn VC nhà mình, Y CHANG thằng thầy của nó.
 
*
Thanh Nguyen
Đất nước điêu linh. Dân tình ta thán. VN, một dân tộc anh hùng đã và đang bị hủy hoại; và sắp biến mất trên trái đất bỡi bàn tay Đẫm Máu và Ngu Xuẩn của đám Hán Nô.
* Kao Hoàng
Thanh Nguyen Em cám ơn anh!
* Cao Kim Dung
Chú Nhóc học trường tiểu học nào dzậy, hồi đó Con Nhóc này cũng học trường tiểu học Chí Hòa ở Quận Mười Saigon, một ngôi trường do Pháp xây dựng hồi nẳm đẹp lắm, mà giờ tụi nó đập bỏ hết rồi, nó xây mới hết, có lần mới đây có về thăm mà buồn muốn khóc vì kn cũ đã bị xóa sạch rồi, tiếc quá chừng
* Kao Hoàng
Cao Kim Dung Tiểu học Phú Lâm- Tân Hòa Đông. Bà chị học Mạc Đĩnh Chi kế bên và học cùng trường với Nguyễn Chánh Tín
* Đặng Tiến Dũng
Thời tiểu học, lớp nam sinh là nam sinh, chỉ khi lên trung học, nữ sinh và nam sinh học chung! Không rõ lý do, nhưng bên Na Uy, từ lớp một (lớp Năm thời Việt Nam Cộng Hòa), gồm học trò nam nữ chung một lớp.
* Kao Hoàng
Đặng Tiến Dũng Tôi khi lên đệ Thất là học chung với con gái, chia nửa lớp.
* Đặng Tiến Dũng
Mình cũng vậy bạn Kao Hoàng
* Kao Hoàng
Đặng Tiến Dũng Mời bạn qua nhà và đọc bài về chuyện trai gái học chung mà tôi vừa viết xong. Cám ơn bạn và chúc sức khỏe!
* Đặng Tiến Dũng
Cám ơn bạn cho đọc câu chuyện những ngày xưa thân ái!
Tôi cũng trải qua những ngày thơ ấu như bạn, trường tiểu học là Phan Đình Phùng, Sài Gòn (trên đường Bàn Cờ và Phan Đình Phùng).
* Thi My Nguyen
Nhớ nhiều phải không bạn ? Chính cái khác lạ của ngày hôm nay , luôn làm mọi người muốn được trở về quá khứ , để được vui , được mĩm cười và đôi khi khóc nữa .
* David Nguyen
Khi xưa Bộ Giáo Dục của VNCH thường cập Nhật những nước Tự Do và cho HS đi theo kiểu mới để hoà đồng với thế giới ! Cũng như vào học lớp 9 , tất cả HS đều phải học về Hiến Chương LHQ về Quyền con người để tự bảo vệ mình trước pháp luật , tôn trọng Hiến Pháp và Luật Pháp !
* Kao Hoàng
David Nguyen Dạ anh! Biết được quyền con người từ rất sớm
* David Nguyen
Kao Hoàng Còn bây giờ cũng có Hiến Pháp và Luật Pháp ! Nhưng theo cũng chết và không theo cũng vào Tù ! Hihihi
* Phạm Thương
Nghe buồn buồn đó, anh!
Những ngày xưa thân ái.
* Nguyen Phan
Tôi cũng từng đi học trước năm 1975,nhưng nơi tôi học lại khác .Thời tiểu học ,tụi tui trai gái học chung . Năm lớp 6 thì tôi thi vào trường Nữ trung học ( chỉ toàn nữ ).Còn con trai thì học trường trung học Cường Đễ ( chỉ toàn nam).
* Kao Hoàng
Nguyen Phan Sao ngộ ha, bà chị học Nữ trung học cũng toàn nữ
* Nguyen Phan
Kao Hoàng tui học ở Qui Nhơn,Bình Định ( có ai ở đó thì biết).Đó là hai trường trung học công lập Còn có mấy trường trung học tư thục,thì trai gái học chung.
* Nguyet Huynh
Ừ hén , trước 75 tiểu học trai , gái học riêng . Đến năm đệ thất ( lớp 6 ) mới học chung lớp nhưng ngồi riêng từng dãy , bên nam riêng , bên nữ riêng … nhớ quá đi thôi tuổi học trò . Cảm ơn bạn đã viết rất hay gợi nhớ lại kỷ niệm xưa , thân mến !
* Nhung Tuyet
Có trường có trường không. Lúc nhỏ học trường tư của Sơ là chung nhưng đúng là ở Trường Công ở Biên Hòa thì có trường dành cho Nam và Trường Nữ Tiểu Học. Lên trung học trường tư thì lớp 6/1 toàn con gái, 6/2 toàn con trai.....rồi đổi đời, học chung Nam Nữ.
* Kiều Huệ
Ngày xưa tôi học trường Tiểu học Nữ Chí Hòa ( ở hẻm đối diện rạp hát Thanh Vân đường Lê Văn Duyệt gần chợ Hòa Hưng đi vô) bây giờ đổi tên là trường Lê Thị Riêng
* NGuyễn Phong
Bạn nhắc rất đúng! Ở mấy tỉnh lớn, kỳ cựu như Nha Trang có trường Nam Tiểu Học. Còn tôi, năm 1957,1958, học lớp nhì rồi lớp nhất trường Xuân An (bên cạnh nhà thờ Con Gà, Đà Lạt) với thầy Tôn Thất Khoái, rồi thầy Chu Duy Thự, cả trường không có đứa con gái nào. Sau ra học trường Võ Tánh Nha Trang cũng vậy, chỉ có lớp lớn, đệ nhị, đệ nhất thì loáng thoáng vài ba nữ sinh thôi…

 

No comments: