TƯ LỆNH MẶT TRẬN GIỚI TUYẾN - VŨ VĂN GIAI,
ĐIỀU CHƯA NÓI ĐẾN
NGUYỄN CHÍ KHẢ
Thiếu Tá - Trưởng Phòng Chính Huấn SD3
* Trung đoàn trưởng Vũ Văn Giai và chiến trường giới tuyến
Giữa năm 1966, Thiếu tá Vũ Văn Giai,nguyên Phó Tỉnh trưởng Nội an Quảng Nam , được bổ nhiệm giữ chức trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Bộ binh Bộ binh kiêm Biệt khu trưởng Biệt khu Giới tuyến. Trung đoàn 2 Bộ binh (BB) lúc bấy giờ là 1 trong 3 trung đoàn cơ hữu của Sư đoàn 1 Bộ binh. Với chức vụ trung đoàn trưởng, Thiếu tá Giai được thăng Trung tá vào tháng 6/1967, thăng Đại tá vào tháng 1/1969 ( Giữa năm 1969, ông giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Tiền phương Sư đoàn 1 Bộ binh đặt tại Đông Hà. Khi Sư đoàn 1 BB tham dự cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719 vào tháng 2/1971, ông là tư lệnh phó của sư đoàn này. Tháng 3/1971, sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc, Đại tá Vũ Văn Giai được thăng Chuẩn tướng. Tháng 10/1971, Chuẩn tướng Giai được Tổng thống VNCH bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Sư đoàn 3 BB vừa mới thành lập).
Ngay sau khi nhận chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Bộ binh, Thiếu tá Vũ Văn Giai đã đối mặt với tình hình khốc liệt tại chiến trường giới tuyến: từ giữa năm 1966 đến giữa năm 1967, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa các đơn vị của Trung đoàn 2 Bộ binh và các trung đoàn chủ lực của Cộng sản Bắc Việt (CSBV) xâm nhập vào phía Nam Bến Hải. Đến hạ tuần tháng 3/1967, cuộc chiến đã bùng nổ khi Cộng quân áp lực nặng chiến trường giới tuyến, các tiền cứ của các đơn vị thuộc Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Mỹ nằm trong tầm tác xạ của pháo binh của Cộngsản Bắc Việt.Để có thể phản pháo, Liên quân Việt Mỹ đã điều động một Pháo đội 175 mm của Hoa Kỳ đang hoạt động gần Sài Gòn và tiểu đoàn Pháo binh 175 mm vừa mới đến Việt Nam được đưa thẳng ra Quảng Trị, để phối trí ở Đông Hà, cách Bến Hải gần 20 km đường chim bay. Loại đại bác này có tầm tác xạ 32 km, có thể bắn qua vùng phi quân sự.
Đêm 20 tháng 3/1967, Cộng quân đã khởi động trận cuộc hỏa công, pháo kích vào vị trí đóng quân của các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ quanh cụm căn cứ Cồn Tiên và Gio Linh (cách Đông Hà khoảng 10 km đường chim bay), với hàng ngàn quả đạn đủ loại, từ súng cối, hỏa tiễn đến đại bác. Riêng tại căn cứ hỏa lực của Liên quân Việt-Mỹ ở Gio Linh, trong hơn hai giờ liền, Cộng quân đã pháo hơn 720 đạn súng cối và phi đạn, ngày hôm sau địch phục kích một đoàn xe chở đạn của Thủy quân Lục chiến Mỹ chỉ cách Gio Linh hơn 3 km. Lúc bấy giờ Cồn Tiên đã trở thành mục tiêu số 1. Các bình luận gia truyền hình và báo chí quốc tế đã gọi đây là điểm chờ Điện Biên Phủ.
Đến ngày 6 tháng 4/1967, toàn khu giới tuyến trở thành điểm nóng, Cộng quân đã tung sư đoàn 324B, và sư đoàn 341 tổng trừ bị vượt vĩ tuyến 17 tấn công cường tập vào cụm tuyến phòng ngự dọc bờ Nam sông Bến Hải, đồng thời đánh chiếm một đồn Cảnh sát Quốc Gia ở phía Nam của cầu Hiền Lương, và một số xã thuộc quận Trung Lương (quận giới tuyến); trước đó vào tối 5/1967, Cộng quân đã tấn công vào Yếu khu La Vang ở phía Tây thị xã Quảng Trị, đồng thời pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ, nhiều doanh trại quân sự bị hư hại nặng, đặc công địch đã yểm trợ để tù binh CQ phá nhà giam, vượt thoát.
Tại phía Nam Bến Hải, khi trận chiến xảy ra , Trung đoàn trưởng Vũ Văn Giai đã chỉ huy Trung đoàn 2 Bộ binh nhanh chóng chận đứng được các đợt xung phong "dọn đường" của 2 trung đoàn thuộc sư đoàn 324 CSBV. Ngày 7 tháng 4/1967, được sự yểm trợ về phi pháo và hải pháo, Trung đoàn 2 Bộ binh và một thành phần thuộc Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã giữ vững cụm tuyến Cồn Tiên và Gio Linh, buộc lực lượng địch phải tạt lên phía Tây Bắc để tránh tổn thất. Theo phân tích của Đại tướng Westmoreland, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời gian này, thì trận tấn công của 2 sư đoàn CSBV vào khu giới tuyến mang tính cách chiến lược. Cộng quân muốn chọc thủng cụm tuyến phòng ngự của liên quân Việt-Mỹ tại khu phi quân sự (DMZ), để đánh chiếm Quảng Trị, nhưng kế hoạch của Cộng quân đã bị trung đoàn 2 Bộ binh tinh nhuệ của Sư đoàn 1 Bộ binh và 1 trung đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vô hiệu hóa.
Các trận giao tranh kéo dài đến giữa tháng 4/1967, trong suốt thời gian này, quân trú phòng tại các tiền cứ đã phải "đội mưa pháo hàng ngày". Cứ vào rạng sáng, khi tầm quan sát của phi cơ còn bị hạn chế, Cộng quân đã pháo như mưa vào các hào tuyến của quân trú phòng. Nhờ có hệ thống công sự chiến đấu kiên cố và kinh nghiệm chiến trường, các đơn vị trung đoàn 2 Bộ binh đã chịu đựng được trận địa pháo của Cộng quân, sau đó, Không quân Mỹ trận oanh tạc vào các mục tiêu được ghi nhận là có địch tập trung. Theo ước định của các chuyên viên tình báo, sư đoàn 324B CSBV đã bị thiệt hại gần 1/3 quân số.
Về Trung đoàn 2 Bộ binh, cùng với nỗ lực chận địch, một thành phần của trung đoàn này đã phối hợp cùng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Cảnh sát Quốc gia đã đưa được hơn 13 ngàn ngàn đồng bào tại hai quận Trung Lương và Gio Linh về tạm cư tại Cam Lộ.
* Tướng Vũ Văn Giai và chiến trường giới tuyến hè 1972
5 năm sau kể từ khi công khai tung quân vượt sông Bến Hải vi phạm Hiệp định Genève, cuối tháng 3-1972, CSBV lại tung một lực lượng gồm 3 sư đoàn chính quy, 4 trung đoàn biệt lập của B-5 tăng cường, 2 trung đoàn chiến xa T-54 và PT-76 với sự yểm trợ của các đơn vị pháo 130 và hỏa tiễn 122 ly, hỏa tiễn địa không SA-2, tất cả đồng loạt vượt qua vùng phi quân sự Bến Hải và từ hướng Tây Bắc Quảng Trị, mở 3 mũi tấn công vào tuyến phòng thủ của Sư đoàn 3 Bộ binh và Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến VNCH.
Theo những dữ kiện mà cựu tướng Vũ Văn Giai, hiện đang cư ngụ tại Nam Cali, cho chúng tôi biết qua điện thư và cuộc tiếp xúc tại nhà riêng vào tháng 9/2005, thì diễn tiến cuộc chiến tại Quảng Trị có những chi tiết đặc biệt như sau:
1. Gần cuối tháng 3 năm 1972, Đại tá Metcalf, cố vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh có mời Tướng Giai đi cùng với ông ta vào Sài Gòn, nhưng Tướng Giai đã từ chối ngay vì vị cố vấn đi công tác riêng, hơn nưã, Tướng Giai muốn đi thì cũng phải xin phép thượng cấp và và lúc đó ông cũng rất bận. Cuối tháng 3 vào ngày 28, Cộng quân mở cuộc tấn công vào 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 56 va Trung đoàn 2 khi đang hoán đổi vị trí , cũng vì vậy mà Đại tá Metcalfcũng đã hủy bỏ chuyến đi để ở lại đối phó với tình hình đột biến này. Như vậy là chuyến đi đó đã không có . Tướng Giai không hiểu vì lý do gì mà lại có chuyện mời mọc này.
2. Việc Tướng Giai cho dời Bộ Tư lệnh vào Cổ Thành Quảng Trị được ông phân tích như sau: Ái Tử là căn cứ của Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Mỹ cũ, quá rộng và không dễ phòng thủ bằng Cổ Thành Quảng Trị, bản doanh của Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Trị. để phốì hợp với các lực lượng diện địa , đây cũng là tiêu biểu cho tỉnh Quảng Trị trong lịch sử cũng như thành Mang Cá Huế vậy, đáng được phòng thủ. Hơn nưã căn cứ Ái Tử đã bị Việt Cộng điều chỉnh pháo rất kỷ, bắn suốt ngày khiến cho Bộ chỉ huy Tướng Giai và ban tham mưu Cố Vấn cứ lo tránh pháo, rất trở ngại cho hoạt động điều quân và yểm trợ. Sự dời Bộ chỉ huy này đã làm cho Cộng quân phải đổi kế hoạch, những khẩu pháo của Cộng quân đã phải di chuyển và điều chỉnh lại, nên Bộ chỉ huy của Tướng Giai đã làm việc hữu hiện hơn.
3. Trước áp lực nặng của Cộng quân, cuối tháng 4/1972, Tướng Giai cho triệu tập cấp chỉ huy các đơn vị trực thuộc và tăng phái về họp tại bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 3 Bộ binh đặt trong Cổ Thành Quảng Trị để bàn về kế hoạch triệt thoái về Mỹ Chánh để củng cố lực lượng và để phản công tái chiếm Quảng Trị hơn là nằm trong thế bị động tại chỗ cho địch tấn công.
4- Trước khi tiến hành cuộc triệt thoái vào đầu tháng 5/1972, Tướng Giai đã thông báo cho Cố vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh, và yêu cầu vị cố vấn này khẩn báo cho Cố Vấn trưởng Quân đoàn 1 để báo lại cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1. ( Theo lời của một số sĩ quan Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh thì sở dĩ Tướng Giai không xin lệnh trực tiếp của Tướng Lãm vì ông biết Tướng Lãm luôn luôn ra lệnh cố thủ mà thôi)
Theo tài liệu của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, thì khi nhận được thông báo về kế hoạch triệt thoái của vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB, Tướng Lãm lặng thinh như là biểu thị cho một sự đồng ý, dù rằng vị tư lệnh Quân đoàn 1 chưa bao giờ xác nhận sự chấp thuận của ông về kế hoạch rút quân, cũng như ông chưa đưa ra bất cứ một chỉ thị nào cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB. Thế nhưng, buổi sáng ngày 1 tháng 5/1972, Trung tướng Lãm gọi điện thoại cho tướng Giai và nói rằng ông không chấp thuận kế hoạch rút quân, đồng thời ra lệnh cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB phải chuyển lệnh cho tất cả các đơn vị là giữ yên vị trí hiện tại và tử thủ bằng mọi giá. Sau này người ta được biết lệnh của trung tướng Hoàng Xuân Lãm là sự lập lại các chỉ thị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Và ngày 1 tháng 5/1972, cuộc triệt thoái đã diễn ra trong bi tráng, đó là ngày dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Tướng Vũ Văn Giai. Vào tháng 4/1974, Tướng Giai bị đưa ra Tòa án quân sự, bị kết án 5 năm khổ sai. Sau 30 tháng 4/1975, cũng như bao quân nhân VNCH, ông bị CS bắt giam hơn 12 năm. Ngày 3 tháng 3/1993, ông và gia định cư tại Mỹ theo H0. 16
Tác giả: NGUYỄN CHÍ KHẢ
quehuongngaymai.com
Giữa năm 1966, Thiếu tá Vũ Văn Giai,nguyên Phó Tỉnh trưởng Nội an Quảng Nam , được bổ nhiệm giữ chức trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Bộ binh Bộ binh kiêm Biệt khu trưởng Biệt khu Giới tuyến. Trung đoàn 2 Bộ binh (BB) lúc bấy giờ là 1 trong 3 trung đoàn cơ hữu của Sư đoàn 1 Bộ binh. Với chức vụ trung đoàn trưởng, Thiếu tá Giai được thăng Trung tá vào tháng 6/1967, thăng Đại tá vào tháng 1/1969 ( Giữa năm 1969, ông giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Tiền phương Sư đoàn 1 Bộ binh đặt tại Đông Hà. Khi Sư đoàn 1 BB tham dự cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719 vào tháng 2/1971, ông là tư lệnh phó của sư đoàn này. Tháng 3/1971, sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc, Đại tá Vũ Văn Giai được thăng Chuẩn tướng. Tháng 10/1971, Chuẩn tướng Giai được Tổng thống VNCH bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Sư đoàn 3 BB vừa mới thành lập).
Ngay sau khi nhận chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Bộ binh, Thiếu tá Vũ Văn Giai đã đối mặt với tình hình khốc liệt tại chiến trường giới tuyến: từ giữa năm 1966 đến giữa năm 1967, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa các đơn vị của Trung đoàn 2 Bộ binh và các trung đoàn chủ lực của Cộng sản Bắc Việt (CSBV) xâm nhập vào phía Nam Bến Hải. Đến hạ tuần tháng 3/1967, cuộc chiến đã bùng nổ khi Cộng quân áp lực nặng chiến trường giới tuyến, các tiền cứ của các đơn vị thuộc Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Mỹ nằm trong tầm tác xạ của pháo binh của Cộngsản Bắc Việt.Để có thể phản pháo, Liên quân Việt Mỹ đã điều động một Pháo đội 175 mm của Hoa Kỳ đang hoạt động gần Sài Gòn và tiểu đoàn Pháo binh 175 mm vừa mới đến Việt Nam được đưa thẳng ra Quảng Trị, để phối trí ở Đông Hà, cách Bến Hải gần 20 km đường chim bay. Loại đại bác này có tầm tác xạ 32 km, có thể bắn qua vùng phi quân sự.
Đêm 20 tháng 3/1967, Cộng quân đã khởi động trận cuộc hỏa công, pháo kích vào vị trí đóng quân của các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ quanh cụm căn cứ Cồn Tiên và Gio Linh (cách Đông Hà khoảng 10 km đường chim bay), với hàng ngàn quả đạn đủ loại, từ súng cối, hỏa tiễn đến đại bác. Riêng tại căn cứ hỏa lực của Liên quân Việt-Mỹ ở Gio Linh, trong hơn hai giờ liền, Cộng quân đã pháo hơn 720 đạn súng cối và phi đạn, ngày hôm sau địch phục kích một đoàn xe chở đạn của Thủy quân Lục chiến Mỹ chỉ cách Gio Linh hơn 3 km. Lúc bấy giờ Cồn Tiên đã trở thành mục tiêu số 1. Các bình luận gia truyền hình và báo chí quốc tế đã gọi đây là điểm chờ Điện Biên Phủ.
Đến ngày 6 tháng 4/1967, toàn khu giới tuyến trở thành điểm nóng, Cộng quân đã tung sư đoàn 324B, và sư đoàn 341 tổng trừ bị vượt vĩ tuyến 17 tấn công cường tập vào cụm tuyến phòng ngự dọc bờ Nam sông Bến Hải, đồng thời đánh chiếm một đồn Cảnh sát Quốc Gia ở phía Nam của cầu Hiền Lương, và một số xã thuộc quận Trung Lương (quận giới tuyến); trước đó vào tối 5/1967, Cộng quân đã tấn công vào Yếu khu La Vang ở phía Tây thị xã Quảng Trị, đồng thời pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ, nhiều doanh trại quân sự bị hư hại nặng, đặc công địch đã yểm trợ để tù binh CQ phá nhà giam, vượt thoát.
Tại phía Nam Bến Hải, khi trận chiến xảy ra , Trung đoàn trưởng Vũ Văn Giai đã chỉ huy Trung đoàn 2 Bộ binh nhanh chóng chận đứng được các đợt xung phong "dọn đường" của 2 trung đoàn thuộc sư đoàn 324 CSBV. Ngày 7 tháng 4/1967, được sự yểm trợ về phi pháo và hải pháo, Trung đoàn 2 Bộ binh và một thành phần thuộc Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã giữ vững cụm tuyến Cồn Tiên và Gio Linh, buộc lực lượng địch phải tạt lên phía Tây Bắc để tránh tổn thất. Theo phân tích của Đại tướng Westmoreland, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời gian này, thì trận tấn công của 2 sư đoàn CSBV vào khu giới tuyến mang tính cách chiến lược. Cộng quân muốn chọc thủng cụm tuyến phòng ngự của liên quân Việt-Mỹ tại khu phi quân sự (DMZ), để đánh chiếm Quảng Trị, nhưng kế hoạch của Cộng quân đã bị trung đoàn 2 Bộ binh tinh nhuệ của Sư đoàn 1 Bộ binh và 1 trung đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vô hiệu hóa.
Các trận giao tranh kéo dài đến giữa tháng 4/1967, trong suốt thời gian này, quân trú phòng tại các tiền cứ đã phải "đội mưa pháo hàng ngày". Cứ vào rạng sáng, khi tầm quan sát của phi cơ còn bị hạn chế, Cộng quân đã pháo như mưa vào các hào tuyến của quân trú phòng. Nhờ có hệ thống công sự chiến đấu kiên cố và kinh nghiệm chiến trường, các đơn vị trung đoàn 2 Bộ binh đã chịu đựng được trận địa pháo của Cộng quân, sau đó, Không quân Mỹ trận oanh tạc vào các mục tiêu được ghi nhận là có địch tập trung. Theo ước định của các chuyên viên tình báo, sư đoàn 324B CSBV đã bị thiệt hại gần 1/3 quân số.
Về Trung đoàn 2 Bộ binh, cùng với nỗ lực chận địch, một thành phần của trung đoàn này đã phối hợp cùng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Cảnh sát Quốc gia đã đưa được hơn 13 ngàn ngàn đồng bào tại hai quận Trung Lương và Gio Linh về tạm cư tại Cam Lộ.
* Tướng Vũ Văn Giai và chiến trường giới tuyến hè 1972
5 năm sau kể từ khi công khai tung quân vượt sông Bến Hải vi phạm Hiệp định Genève, cuối tháng 3-1972, CSBV lại tung một lực lượng gồm 3 sư đoàn chính quy, 4 trung đoàn biệt lập của B-5 tăng cường, 2 trung đoàn chiến xa T-54 và PT-76 với sự yểm trợ của các đơn vị pháo 130 và hỏa tiễn 122 ly, hỏa tiễn địa không SA-2, tất cả đồng loạt vượt qua vùng phi quân sự Bến Hải và từ hướng Tây Bắc Quảng Trị, mở 3 mũi tấn công vào tuyến phòng thủ của Sư đoàn 3 Bộ binh và Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến VNCH.
Theo những dữ kiện mà cựu tướng Vũ Văn Giai, hiện đang cư ngụ tại Nam Cali, cho chúng tôi biết qua điện thư và cuộc tiếp xúc tại nhà riêng vào tháng 9/2005, thì diễn tiến cuộc chiến tại Quảng Trị có những chi tiết đặc biệt như sau:
1. Gần cuối tháng 3 năm 1972, Đại tá Metcalf, cố vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh có mời Tướng Giai đi cùng với ông ta vào Sài Gòn, nhưng Tướng Giai đã từ chối ngay vì vị cố vấn đi công tác riêng, hơn nưã, Tướng Giai muốn đi thì cũng phải xin phép thượng cấp và và lúc đó ông cũng rất bận. Cuối tháng 3 vào ngày 28, Cộng quân mở cuộc tấn công vào 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 56 va Trung đoàn 2 khi đang hoán đổi vị trí , cũng vì vậy mà Đại tá Metcalfcũng đã hủy bỏ chuyến đi để ở lại đối phó với tình hình đột biến này. Như vậy là chuyến đi đó đã không có . Tướng Giai không hiểu vì lý do gì mà lại có chuyện mời mọc này.
2. Việc Tướng Giai cho dời Bộ Tư lệnh vào Cổ Thành Quảng Trị được ông phân tích như sau: Ái Tử là căn cứ của Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Mỹ cũ, quá rộng và không dễ phòng thủ bằng Cổ Thành Quảng Trị, bản doanh của Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Trị. để phốì hợp với các lực lượng diện địa , đây cũng là tiêu biểu cho tỉnh Quảng Trị trong lịch sử cũng như thành Mang Cá Huế vậy, đáng được phòng thủ. Hơn nưã căn cứ Ái Tử đã bị Việt Cộng điều chỉnh pháo rất kỷ, bắn suốt ngày khiến cho Bộ chỉ huy Tướng Giai và ban tham mưu Cố Vấn cứ lo tránh pháo, rất trở ngại cho hoạt động điều quân và yểm trợ. Sự dời Bộ chỉ huy này đã làm cho Cộng quân phải đổi kế hoạch, những khẩu pháo của Cộng quân đã phải di chuyển và điều chỉnh lại, nên Bộ chỉ huy của Tướng Giai đã làm việc hữu hiện hơn.
3. Trước áp lực nặng của Cộng quân, cuối tháng 4/1972, Tướng Giai cho triệu tập cấp chỉ huy các đơn vị trực thuộc và tăng phái về họp tại bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 3 Bộ binh đặt trong Cổ Thành Quảng Trị để bàn về kế hoạch triệt thoái về Mỹ Chánh để củng cố lực lượng và để phản công tái chiếm Quảng Trị hơn là nằm trong thế bị động tại chỗ cho địch tấn công.
4- Trước khi tiến hành cuộc triệt thoái vào đầu tháng 5/1972, Tướng Giai đã thông báo cho Cố vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh, và yêu cầu vị cố vấn này khẩn báo cho Cố Vấn trưởng Quân đoàn 1 để báo lại cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1. ( Theo lời của một số sĩ quan Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh thì sở dĩ Tướng Giai không xin lệnh trực tiếp của Tướng Lãm vì ông biết Tướng Lãm luôn luôn ra lệnh cố thủ mà thôi)
Theo tài liệu của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, thì khi nhận được thông báo về kế hoạch triệt thoái của vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB, Tướng Lãm lặng thinh như là biểu thị cho một sự đồng ý, dù rằng vị tư lệnh Quân đoàn 1 chưa bao giờ xác nhận sự chấp thuận của ông về kế hoạch rút quân, cũng như ông chưa đưa ra bất cứ một chỉ thị nào cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB. Thế nhưng, buổi sáng ngày 1 tháng 5/1972, Trung tướng Lãm gọi điện thoại cho tướng Giai và nói rằng ông không chấp thuận kế hoạch rút quân, đồng thời ra lệnh cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB phải chuyển lệnh cho tất cả các đơn vị là giữ yên vị trí hiện tại và tử thủ bằng mọi giá. Sau này người ta được biết lệnh của trung tướng Hoàng Xuân Lãm là sự lập lại các chỉ thị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Và ngày 1 tháng 5/1972, cuộc triệt thoái đã diễn ra trong bi tráng, đó là ngày dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Tướng Vũ Văn Giai. Vào tháng 4/1974, Tướng Giai bị đưa ra Tòa án quân sự, bị kết án 5 năm khổ sai. Sau 30 tháng 4/1975, cũng như bao quân nhân VNCH, ông bị CS bắt giam hơn 12 năm. Ngày 3 tháng 3/1993, ông và gia định cư tại Mỹ theo H0. 16
Tác giả: NGUYỄN CHÍ KHẢ
quehuongngaymai.com
Tân Sơn Hòa chuyển
No comments:
Post a Comment