Trận Khe Sanh sau 45 năm
Tháng này, Việt Nam
tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm trận Khe Sanh với truyền thông của nhà
nước nhắc lại đây là 'mốc son chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng'
trong cuộc chiến tranh.
Một phi cơ Mỹ bị đối phương bắn
cháy khi tiếp vận cho Khe Sanh
Ngược
lại, phía Mỹ cho tới nay cũng vẫn tiếp tục nói đây là chiến thắng
vang dội của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Mới hôm 11/6 vừa
qua, báo chí Mỹ đưa tin Tướng hồi hưu Charles C. Krulak, cựu Tư lệnh Lữ
đoàn Thủy quân lục chiến đánh trận Khe Sanh đã trao huy chương Ngôi sao bạc cho cựu Gary L. Hill vì chiến tích
“anh hùng” năm 1968.
Trong lúc đó cũng có các ý kiến
của giới nghiên cứu bác bỏ lập luận của cả hai bên và nêu ra con số
thương vong khác với số chính thống về trận vây hãm và giao chiến ác
liệt kéo dài nhất trong Chiến tranh Mỹ - Việt.
Ngược lại, phía Mỹ cho tới nay cũng vẫn tiếp tục nói đây là chiến thắng vang dội của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Trong lúc đó cũng có các ý kiến của giới nghiên cứu bác bỏ lập luận của cả hai bên và nêu ra con số thương vong khác với số chính thống về trận vây hãm và giao chiến ác liệt kéo dài nhất trong Chiến tranh Mỹ - Việt.
Khác biệt con số Các báo Việt Nam viết rằng sau 170 ngày chiến đấu, phía "quân và dân Hưng Hóa" đã “loại khỏi vòng chiến đấu 11.900 tên địch, bắn rơi, bắn cháy 480 máy bay, 120 xe quân sự, thu và phá hủy hàng trăm khẩu pháo cùng nhiều vũ khí trang bị quân sự khác”.
Các nguồn này chỉ nói chung số
thương vong của đối phương, không phân biệt rõ bao nhiêu quân Mỹ, bao
nhiêu quân Việt Nam Cộng hòa.
Nhưng các báo Việt Nam không nhắc
đến con số thương vong của phía Quân chính quy miền Bắc đánh trận Khe
Sanh mà Hoa Kỳ nói là đã giết tới 15 nghìn người.
Sự khác biệt đầu tiên đến từ
cách tính ngày tháng.
"Con số thương vong
của Thủy quân lục chiến và đồng minh được nêu ra không đánh giá đúng
sự hy sinh của họ" (Peter Brush)
Hà Nội coi "trận Khe Sanh và chiến dịch giải phóng
Hưng Hóa" kết thúc ngày 9/7 năm 1968 sau 170 ngày liên tục.
Với phía Hoa Kỳ, chiến dịch chính
là 'Operation Scotland', bắt đầu ngày 21/1 và chính thức chấm dứt
ngày 31/3/1968 và con số quân sỹ bảo vệ cho căn cứ là khoảng 7000
người.
Các số thương vong trước và sau
thời điểm này không được đưa vào con số chính thức của trận Khe Sanh.
Các lực lượng của Việt Nam Cộng
hòa cũng tham gia trận Khe Sanh cùng đồng minh Hoa Kỳ.
Trên thực tế, Hoa Kỳ đã tổ chức bốn
chiến dịch: Charlie, Scotland, Pegasus và Scotland 2 trong toàn bộ thời
gian lâm chiến.
Phía thương vong của Hoa Kỳ, theo
lời chính Tướng William Westmoreland được đăng tải trên tạp chí Time
12/4/1968 chỉ là "220 binh sĩ bị giết, 800 bị thương và đã được
cứu đi".
Tướng Westmoreland cũng nói khi đó,
"15 nghìn quân địch bị giết trong cả khu vực".
Nhưng các nguồn báo chí và sử
liệu tiếng Anh ngay khi đó đã không đồng nhất về cả về hai con số ông
Westmoreland nêu ra.
Trước đó, báo Mỹ, tờ New York
Times hôm 6/4 nói theo một con số của Lực lượng Thủy quân Lục chiến
Mỹ thì số bộ đội Bắc Việt bị họ giết là 1602 người.
Con số 10,000 đến 15,000 chỉ là
"ước tính".
Nhiều sử gia khác, như Kennedy
Hickman, đã tiếp tục lấy các con số này cho bài viết của mình.
Trên trang MilitaryHistory,
ông Hickman viết rằng sau 77 ngày, "phía Hoa Kỳ và VNCH thiệt hại
703 người bị giết, 2,642 bị thương, 7 mất tích. Còn số thiệt hại của
Quân đội Nhân dân Việt Nam không có chính xác nhưng ước tính từ
10,000-15,000 chết và bị thương.
Nhưng các báo Việt Nam không nhắc đến con số thương vong của phía Quân chính quy miền Bắc đánh trận Khe Sanh mà Hoa Kỳ nói là đã giết tới 15 nghìn người.
Sự khác biệt đầu tiên đến từ cách tính ngày tháng.
Với phía Hoa Kỳ, chiến dịch chính là 'Operation Scotland', bắt đầu ngày 21/1 và chính thức chấm dứt ngày 31/3/1968 và con số quân sỹ bảo vệ cho căn cứ là khoảng 7000 người.
Các số thương vong trước và sau thời điểm này không được đưa vào con số chính thức của trận Khe Sanh.
Các lực lượng của Việt Nam Cộng hòa cũng tham gia trận Khe Sanh cùng đồng minh Hoa Kỳ.
Trên thực tế, Hoa Kỳ đã tổ chức bốn chiến dịch: Charlie, Scotland, Pegasus và Scotland 2 trong toàn bộ thời gian lâm chiến.
Phía thương vong của Hoa Kỳ, theo lời chính Tướng William Westmoreland được đăng tải trên tạp chí Time 12/4/1968 chỉ là "220 binh sĩ bị giết, 800 bị thương và đã được cứu đi".
Tướng Westmoreland cũng nói khi đó, "15 nghìn quân địch bị giết trong cả khu vực".
Nhưng các nguồn báo chí và sử liệu tiếng Anh ngay khi đó đã không đồng nhất về cả về hai con số ông Westmoreland nêu ra.
Trước đó, báo Mỹ, tờ New York Times hôm 6/4 nói theo một con số của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ thì số bộ đội Bắc Việt bị họ giết là 1602 người.
Con số 10,000 đến 15,000 chỉ là "ước tính".
Nhiều sử gia khác, như Kennedy Hickman, đã tiếp tục lấy các con số này cho bài viết của mình.
Trên trang MilitaryHistory, ông Hickman viết rằng sau 77 ngày, "phía Hoa Kỳ và VNCH thiệt hại 703 người bị giết, 2,642 bị thương, 7 mất tích. Còn số thiệt hại của Quân đội Nhân dân Việt Nam không có chính xác nhưng ước tính từ 10,000-15,000 chết và bị thương.
Áp lực tuyên truyền
Quân lực VNCH giúp dân tỵ nạn Khe Sanh lên phi cơ Mỹ ở Đà Nẵng
về Phú Bài
Nhưng theo Peter Brush,
một cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ từng dự trận Khe Sanh, trong bài
trên Vietnam Magazine số tháng 6/2007 thì Hoa Kỳ luôn ý thức được tầm
vóc tâm lý của trận Khe Sanh.
Phía Mỹ quyết tâm không bị rơi vào
cảnh bị bao vây, bắn phá và phải đầu hàng như người Pháp tại Điện
Biên Phủ trước đó.
Đại tướng Westmoreland đã đích thân
bay trực thăng vào Khe Sanh để thể hiện ý chí của Hoa Kỳ bảo vệ
chiến dịch và báo Mỹ trích lời các tướng lĩnh gọi đây là 'chiến
thắng lớn".
Tương tự như vậy, phía Bắc Việt
Nam, ngay từ tháng 6/1968, đã lên tiếng gọi trận Khe Sanh là "thất
bại chiến lược và chiến thuật lớn nhất của Mỹ" trong cuộc
chiến tính đến thời điểm đó.
Có thể vì nhu cầu tuyên truyền
này mà các con số giới quân sự cả hai bên đưa ra có khác biệt quá
lớn, tới hàng nghìn người, về số thương vong.
Vẫn Peter Brush trích lại các tính
toán của Ray Stubbe, một cựu binh Khe Sanh có đọc được cả tài liệu
của phía Bắc Việt thì con số gần với thực tế nhất cho cả hai bên
là "5,500 bộ đội Bắc Việt và 1,000 quân Mỹ bị giết" trong
trận chiến đẫm máu.
Peter Brush cho rằng con số quân Mỹ
bị giết mà Ray Stubbe nêu ra đáng tin hơn cả vì có đi kèm với tên
tuổi của các binh sĩ tử trận.
Khe Sanh ngày nay chỉ còn là
điểm thu hút du khách cho các tuyến 'War Tour'
Không kể con số thương vong khác biệt, Peter
Brush cho rằng trên thực tế cả hai bên đều không "thắng lớn"
về mặt quân sự như tuyên truyền nêu ra.
Phía Mỹ quyết tâm không bị rơi vào cảnh bị bao vây, bắn phá và phải đầu hàng như người Pháp tại Điện Biên Phủ trước đó.
Đại tướng Westmoreland đã đích thân bay trực thăng vào Khe Sanh để thể hiện ý chí của Hoa Kỳ bảo vệ chiến dịch và báo Mỹ trích lời các tướng lĩnh gọi đây là 'chiến thắng lớn".
Tương tự như vậy, phía Bắc Việt Nam, ngay từ tháng 6/1968, đã lên tiếng gọi trận Khe Sanh là "thất bại chiến lược và chiến thuật lớn nhất của Mỹ" trong cuộc chiến tính đến thời điểm đó.
Có thể vì nhu cầu tuyên truyền này mà các con số giới quân sự cả hai bên đưa ra có khác biệt quá lớn, tới hàng nghìn người, về số thương vong.
Vẫn Peter Brush trích lại các tính toán của Ray Stubbe, một cựu binh Khe Sanh có đọc được cả tài liệu của phía Bắc Việt thì con số gần với thực tế nhất cho cả hai bên là "5,500 bộ đội Bắc Việt và 1,000 quân Mỹ bị giết" trong trận chiến đẫm máu.
Peter Brush cho rằng con số quân Mỹ bị giết mà Ray Stubbe nêu ra đáng tin hơn cả vì có đi kèm với tên tuổi của các binh sĩ tử trận.
No comments:
Post a Comment