Mùa hè đỏ lửa - Trần Nguơn Phiêu
Tân Sơn Hòa chuyển
Sau hội nghị Midway giữa Tổng thống Mỹ Johnson và chánh phủ Việt Nam, chương trình Việt Nam hóa quân đội miền Nam được bắt đầu thi hành. Sống ngay trong lòng xóm Hải Quân nên Triệu đã nhận thức được việc này. Quân chủng Hải Quân thời Triệu về xứ chỉ độ năm ngàn nhân viên, nay đã tăng trưởng lên trên ba mươi ngàn. Anh em thủy thủ ngoài các lớp huấn luyện ở Nha Trang còn được gởi đi thụ huấn các lớp đặc biệt ở Mỹ. Chiến hạm các loại mới đã được chuyển giao cho Việt Nam. Lúc đầu loại dương vận hạm lớn LST (Landing Ship Tank), Hải Quân Việt Nam chỉ có hai chiếc, nay đã có gần mười chiếc. Tuần dương hạm loại Destroyer vận tốc nhanh cũng đã có trên chục chiếc. Ðặc biệt các chiến hạm nhỏ nhưng cao tốc loại PT nay kể như đã có mặt từ Nam đến Trung Việt.
Lẽ tất nhiên là các quân chủng khác cũng được bành trướng rất nhanh. Nhưng song song với việc này là quân đội Mỹ đã bắt đầu chương trình triệt thoái. Nhiều căn cứ lớn đã được chuyển giao lại cho quân đội Việt Nam như các căn cứ hỏa lực gần giới tuyến: Carroll, Fuller, Mai Lộc, Ái Tử, Nancy... Ðể có một hành lang an toàn sát khu phi quân sự, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam lấy quyết định thành lập thêm một sư đoàn mới: Sư đoàn 3. Giới quân sự Mỹ đã cho biết là họ không có kế hoạch viện trợ để giúp thành lập thêm sư đoàn này. Ngày 1-10-1971, sư đoàn 3 đã được khai sinh bằng cách trích Trung đoàn 2 Bộ binh và Thiết đoàn Kỵ binh từ Sư đoàn 1 Bộ binh cộng thêm hai Trung đoàn tân lập 56 và 57. Hai trung đoàn tân lập này đã được thành lập vội vã với những quân sĩ trích từ Ðịa phương quân, Nghĩa quân, Nhân dân tự vệ, lao công đào binh, quân phạm...! Chuẩn tướng Vũ Văn Giai được chỉ định làm Tư lịnh đầu tiên của Sư đoàn 3 BB.
Lẽ tất nhiên là các quân chủng khác cũng được bành trướng rất nhanh. Nhưng song song với việc này là quân đội Mỹ đã bắt đầu chương trình triệt thoái. Nhiều căn cứ lớn đã được chuyển giao lại cho quân đội Việt Nam như các căn cứ hỏa lực gần giới tuyến: Carroll, Fuller, Mai Lộc, Ái Tử, Nancy... Ðể có một hành lang an toàn sát khu phi quân sự, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam lấy quyết định thành lập thêm một sư đoàn mới: Sư đoàn 3. Giới quân sự Mỹ đã cho biết là họ không có kế hoạch viện trợ để giúp thành lập thêm sư đoàn này. Ngày 1-10-1971, sư đoàn 3 đã được khai sinh bằng cách trích Trung đoàn 2 Bộ binh và Thiết đoàn Kỵ binh từ Sư đoàn 1 Bộ binh cộng thêm hai Trung đoàn tân lập 56 và 57. Hai trung đoàn tân lập này đã được thành lập vội vã với những quân sĩ trích từ Ðịa phương quân, Nghĩa quân, Nhân dân tự vệ, lao công đào binh, quân phạm...! Chuẩn tướng Vũ Văn Giai được chỉ định làm Tư lịnh đầu tiên của Sư đoàn 3 BB.
Vào thời điểm đó, Bắc Việt đang chuẩn bị một cuộc tấn công lớn. Hai Sư đoàn 304 và 308 với hơn 200 chiến xa, 5 trung đoàn pháo binh đã được chỉ thị tràn qua khu phi quân sự để tấn công Gio Linh. Ngoài ra các Sư đoàn 325, 320B, 312 cũng được điều động sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến. Trong khi đó, có thể vì lý do thiếu kém tin tức tình báo, Chuẩn tướng Giai lại cho thi hành một cuộc hành quân huấn luyện qui mô: hoán đổi căn cứ giữa trung đoàn 2 BB ở căn cứ hỏa lực Carroll và trung đoàn 56 ở căn cứ Charlie 2. Vì thiếu phương tiện quân xa, cuộc hoán đổi vị trí đã diễn ra vô cùng hỗn độn, nhất là vào ngày 30- 3-1972.
Có thể vì biết được các trung đoàn của Sư đoàn 3 đang hoán chuyển rối loạn, ngày 31-3-1972, quân Bắc Việt đã mở cuộc tấn công. Căn cứ Ái Tử, nơi đặt bản doanh bộ Tư lịnh Sư đoàn 3 đã bị pháo kích nặng nề bằng đại pháo tầm xa 130 ly. Ðây là lần đầu tiên quân Bắc Việt đem ra sử dụng loại đại pháo sơn chiến 130mm M46 của Nga, có tầm bắn xa gần 27 cây số. Ðại bác của quân đội Việt Nam chỉ có loại 105 mm và 155mm. Tầm bắn xa của đại bác 155mm chỉ vào độ 12 cây số. Vì thế cuộc phản pháo kể như vô hiệu. Chỉ sau này, khi quân đội VNCH được viện trợ loại pháo 175mm, lúc đó mới có thể đương đầu phản pháo với 130mm M46.
Trong hai ngày, chiến xa Bắc Việt đã vượt qua sâu đến 14 cây số. Viên cố vấn G. Turley của Bộ Tư lịnh Sư Ðoàn đã huy động được sự trợ giúp của các chiến hạm ngoài khơi Cửa Việt và phi pháo của không lực Hoa Kỳ để ngăn chặn bước tiến của quân Bắc Việt. Các đơn vị Việt nhờ đó đã có được cơ hội rút bỏ các căn cứ phía Bắc từ Fuller đến Gio Linh để lui về phía Nam qua ngả Cầu Ðông Hà. Ngày 2-4-1972 cầu Ðông Hà đã được Thủy quân Lục chiến Việt Nam giật sập trong khi một chiến xa T 54 Bắc Việt toan vượt lên cầu. Cơ giới Bắc Việt đã phải chuyển đổi về hướng Tây để vượt xuống Nam qua ngả cầu Cam Lộ.
Trong cuộc tấn công ồ ạt, vượt qua khu phi quân sự, quân Bắc Việt đã pháo kích chẳng những vào các căn cứ quân sự mà còn cả vào làng mạc dân chúng. Số dân chúng tản cư lánh nạn đi về Quảng Trị hoặc Huế, xuôi theo quốc lộ 1 vì thế càng ngày càng đông. Gia đình của các quân nhân các đơn vị cũng đã bỏ các trại gia binh để gia nhập vào đoàn người tị nạn. Một số quân nhân đã bị giao động, rời bỏ hàng ngũ để tìm theo gia đình. Các tướng lãnh Bắc Việt đã nhẫn tâm ra lịnh pháo kích không một chút thương xót vào đoàn người tị nạn để gây tình trạng kinh hoàng, xáo trộn. Một cảnh chết chóc của đoàn người tản cư, đặc biệt trên khoảng 10 cây số ở đoạn Cầu Ðập Ðá đã khiến đoạn đường này từ nay được đi vào lịch sử với danh hiệu “Ðại lộ Kinh hoàng”.
Ðoạn đường phía Bắc, từ Huế đến Quảng Trị đã chứng kiến bao cuộc giao tranh thời Pháp trở lại Việt Nam sau 1945 và đã mang danh là “Con đường Buồn tênh”, tên của một tác phẩm của Bernard Fall, người đã theo chân các quân nhân Pháp trong nhiều năm của cuộc chiến Ðông Dương. Năm 1967, khi trở lại Việt Nam để làm phóng sự, Bernard Fall đã tử nạn vì mìn cũng chính trên con đường đã đi vào lịch sử văn chương do sách ông viết “Con đường Buồn tênh”. Ðoạn đường này nay được lịch sử viết lại thành “Ðại lộ Kinh hoàng” do chủ trương của những người đã không bao giờ biết thương xót đến người thường dân cùng máu mủ đã phải bỏ làng mạc để tránh xa cuộc chiến!
Sau khi cầu Ðông Hà bị giựt sập, Bắc Việt đã phải chuyển hướng tấn công về phía Tây vùng Cam Lộ, nơi có căn cứ hỏa lực Carroll. Lần đầu tiên trong quân sử Việt Nam Cộng Hòa, ngày 2-4-1972 Trung tá Phạm Văn Ðính, người hùng của chiến trận Tết Mậu thân Huế, chỉ huy trưởng Trung đoàn 56 BB với 1500 quân sĩ ở căn cứ Carroll đã trương cờ trắng đầu hàng. Hai cố vấn Mỹ, trung tá Camper và thiếu tá Brown đã cùng hai binh sĩ truyền tin Việt cùng 33 chiến sĩ của trung đoàn không chấp nhận đầu hàng địch được một trực thăng Chinook CH47 liều chết đáp chở ra khỏi căn cứ.
Quân VNCH đã phải triệt thoái về phòng tuyến mới thành lập ở sông Mỹ Chánh, 13 cây số phía Nam cổ thành Quảng Trị. Ngày 2-5-1972 trung tướng Ngô Quang Trưởng được chỉ định làm Tư lịnh Quân khu I, thay thế tướng Hoàng Xuân Lãm. Tướng Trưởng đã điều động Lữ đoàn 2 Dù, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến và Liên đoàn 7 Biệt Ðộng Quân trong kế hoạch “Lôi Phong” để phản công. Cuộc hành quân “ Lam Sơn 72” tái chiếm Quảng Trị khởi đầu ngày 28-6-1972 đã thành công sau những trận chiến gian khổ. Sáng ngày 16-9-1972 ngọn cờ vàng VNCH đã được thượng trở lại trên Cổ thành Quảng Trị.
Cuộc tổng tấn công Mùa hè Ðỏ lửa 1972 của Bắc Việt, huy động trên 6 sư đoàn: 304, 308, 325, 320B, 324B, 312 với nhiều trung đoàn chiến xa T54, PT76, pháo binh, cao xạ phòng không... đã phải cuối cùng rút trở ra Bắc. Biết bao quân sĩ Bắc Việt đưa qua sông Thạch Hãn để cố chiếm Cổ thành Quảng Trị đã phải bỏ thây ở bờ Nam con sông này. Nhiều sinh viên miền Bắc đã được điều động vì việc sử dụng các vũ khí tối tân cần người có kiến thức cao mới nắm vững được. Khi đọc những trang nhật ký thâu lượm được trên xác của các bộ đội này, Triệu đã phát khóc trước sự hủy hoại của bao thanh niên ưu tú, nhân tài tương lai của đất nước!
Trước số nạn nhân chiến cuộc càng ngày càng gia tăng ở Vùng I, Triệu đã nhiều lần bay ra vùng này để dự trù và kiểm điểm các nhu cầu cứu trợ. Vì đã nhiều năm gắn bó với ngành Quân Y nên Triệu lần nào cũng tìm cơ hội viếng thăm để ủng hộ tinh thần các chiến sĩ Quân Y. Hai đơn vị có nhiều thương binh nhất trong Mùa hè Ðỏ lửa là Dù và Thủy quân Lục chiến. Ðáng lý ra, hai đơn vị này phải được xem như đơn vị xung kích để sử dụng trong các chiến cuộc ngắn hạn. Tuy nhiên vì nhu cầu chiến cuộc và khiếm khuyết quân số so với 6 sư đoàn của Bắc Việt nên nhiều lúc hai đơn vị này lại phải đảm nhiệm vai trò các đơn vị diện địa. Tuyến sông Mỹ Chánh chẳng hạn đã được giao cho Thủy quân Lục chiến đảm trách. Pháo của địch lúc nào cũng được sử dụng tối đa nên nhiều trạm quân y dã chiến của anh em Thủy quân Lục chiến phải thành lập dưới các hào phòng thủ đào sâu dưới mặt đất. Y sĩ và y tá đã phải hành nghề suốt ngày đêm trong các hầm hố chật chội. Trong những lần thăm viếng anh em y sĩ, Triệu thường gặp được Y sĩ Trung tá Nguyễn Văn Thế. Anh là y sĩ trưởng quân chủng nhưng anh thường tình nguyện ra sống với anh em ở chiến tuyến, một sự hy sinh rất hiếm của bậc đàn anh đối với các đàn em.
Trong khi đó ở miền Nam, Cộng quân cũng đã điều động 3 sư đoàn 5, 7 và 9 ở biên giới Miên, vùng thị trấn Snoul và đồn điền cao su Chup. Trận chiến đã mở màn với các cuộc tấn công ở Tây Ninh để đánh lạc hướng quân đội VNCH. Chiến dịch tấn công An Lộc mới là chủ đích. Mục tiêu chánh của địch đã được quân đoàn III tiên đoán nên đã kịp thời điều động Sư đoàn 3 BB và Liên đoàn 3 Biệt Ðộng Quân vào An Lộc ngày 5-4-1972 lập chiến tuyến phòng thủ.
Trận chiến An Lộc đã khởi sự ngày 7-4-1972 khi quân Bắc Việt tấn công phi trường Quản Lợi ở vào phía Ðông thành phố. Dân chúng đã bắt đầu lo di tản khỏi An Lộc về hướng Nam theo quốc lộ 13. Ðại tá Trần Văn Nhựt, tỉnh trưởng đã cấp phát các khẩu phần cơm sấy khô cho đồng bào bịn rịn rời An Lộc trong nước mắt. Khi đoàn người di tản đến xã Tân Khai, Cộng sản đã chận bắt để “thuyết phục” các trai tráng “xung phong làm dân công phục vụ chiến trường”. Trái với chủ trương nhân đạo thông thường trong các chiến cuộc trên thế giới, thường dành cho dân chúng những hành lang an toàn để ra khỏi vùng lửa đạn, quân Bắc Việt lại chủ trương phong tỏa An Lộc không cho 5000 dân vượt thoát với ý định thêm nhiều miệng ăn cho quân trú phòng!
Khuya ngày 13-4-1972 cuộc tấn công vào An Lộc đã mở đầu với việc pháo kích ác liệt vào An Lộc đến mãi 6 giờ sáng. Chiến xa T54 đã ồ ạt xâm nhập An Lộc nhưng cũng đã phải khựng lại ở nhiều nơi vì súng phóng hỏa tiễn M72 của quân lực VNCH. Trong 2 ngày đầu tấn công, Sư đoàn 9 Bắc Việt đã có 23 chiến xa bị bắn cháy và trên 400 bộ đội tùng thiết bị hạ. Sau ngày 16-4-1972 cuộc giao chiến trong thành phố đã phải ngưng để Sư đoàn 9 Bắc Việt tổ chức lại đội hình. Sư đoàn 5 và Sư đoàn 7 Bắc Việt được chỉ định tấn công Lữ đoàn 1 Dù tại Ðồi Gió và Ðồi 169 về hướng Tây Nam, hai cao điểm để kiểm soát An Lộc.
Với 3 sư đoàn tấn công một thị trấn nhỏ bé, viên tư lịnh Sư đoàn 9 Bắc Việt đã hứa sẽ nuốt trửng An Lộc trong vòng 10 ngày. Ðài phát thanh Hà Nội đã bị hố lớn khi loan tin An Lộc đã được “giải phóng” và nay là thủ đô của Chánh phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Ngày 20-4-1972 sẽ là ngày ra mắt của chánh phủ!
Sư đoàn 5 Bắc Việt đã xin thay thế sư đoàn 9 bị thiệt hại nặng để tiếp tục tấn công An Lộc. Việc hi hữu là sư đoàn này lại sẽ đụng độ với Sư đoàn 5BB của VNCH. Cuối cùng, Sư đoàn 5BB đã đẩy lui các cuộc tấn kích của Cộng quân. Sau ngày 14-5-1972 mặc dầu đã sử dụng tối đa hỏa lực pháo và chiến xa, quân Cộng sản kể như đã bị đẩy lùi ra khỏi chiến tuyến. Ba sư đoàn Bắc Việt bị thiệt hại nặng chỉ còn khả năng khuấy rối An Lộc cho đến cuối tháng Sáu. Sau ngày 14-6-1972, khi quân VNCH tấn công tái chiếm Ðồi 169 ở hướng Tây Nam thành phố thì chiến cuộc An Lộc kể như chấm dứt.
Việc khó khăn nhất trong chiến trận An Lộc là vấn đề tiếp tế đạn được và tiếp liệu cho quân đội. Ðịch quân đã tiến chiếm nhiều vị trí trong thành phố. Phi trường, bịnh viện đều mất. Nơi có thể thả dù tiếp tế duy nhất là sân vận động ở phía Nam còn được quân Dù trấn giữ. Kỹ thuật thả dù HALO (High Altitude, Low Opening) đã được nghiên cứu cải tiến để các dù tiếp liệu không bay ra khỏi sân vận động.
Trong những ngày dầu sôi lửa bỏng của cuộc chiến An Lộc, anh bác sĩ Cao Xuân An, đổng lý văn phòng của Triệu đưa ra ý kiến phải giúp nuôi ăn dân chúng còn kẹt lại trong chiến trận. Gạo và thực phẩm cứu trợ của bộ Xã Hội đã được đưa đến nhờ Không Quân thả dù cho An Lộc. Ðại tá Trần Văn Nhật, tỉnh trưởng An Lộc là một sĩ quan thuộc Thủy quân Lục chiến. Triệu và Ðại tá Nhật vốn có cái thân tình Hải Quân - Thủy quân Lục chiến nên Triệu đã thỏa mãn các nhu cầu xin tiếp liệu vật liệu xây cất các tiện nghi dân sự cho An Lộc khi Ðại tá Nhật bắt đầu nhận chức Tỉnh trưởng. Việc tiếp tế thực phẩm cho An Lộc đã được Triệu thông báo cho Ðại tá Nhật qua các công điện Mật từ Phủ Thủ Tướng. Trong những ngày sau đó, mỗi trưa Triệu đón tin của Ðại tá Nhật nhưng không thấy ông cho biết đã nhận được các dù thả tiếp tế. Cho nhân viên lên phi trường mới biết có lẽ vì không được coi là ưu tiên nên các bao gạo vẫn còn xếp ở các kho!
Triệu đã cố công vận động để thuyết phục được sự yểm trợ của hãng hàng không Air America để thả dù về đêm vì đây là những chuyến bay nguy hiểm. Kể từ đó, Triệu và anh bác sĩ An mỗi trưa đều chờ đón tin vui của Ðại tá Nhật báo cáo bằng mật hiệu về phủ Thủ Tướng, số dù tiếp tế của bộ Xã Hội cho An Lộc. Mặc dầu một số dù cũng đã lọt ra cho đối phương nhưng Triệu đã thấy thỏa mãn về việc góp chút công, giúp cho dân và quân An Lộc chịu đựng qua những ngày binh lửa tàn khốc.
Trong các cuộc tấn công Mùa hè Ðỏ lửa của Bắc Việt, ngoài hai mặt trận ở giới tuyến vùng I và mặt trận An Lộc, còn phải kể đến cuộc tấn công vào Kontum ở vùng II mặc dầu mặt trận này đã khai diễn vào tháng 5 năm 1972, trễ hơn một tháng so với hai mặt trận trước. Quân số do tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lịnh Tây nguyên của Bắc Việt đưa vào trận này chỉ có 2 sư đoàn, Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2.
Thật sự trận chiến này đã mở đầu từ tháng 4- 1972 khi địch quân tấn chiếm Tân Cảnh với bộ binh và chiến xa T54 được Cộng quân đem ra sử dụng lần đầu tiên ở chiến trường Tây nguyên. Tây nguyên là một vùng khá rộng lớn nhưng quân VNCH ở đây chỉ có Sư đoàn 22BB và Sư đoàn 23BB. Phân nửa Sư đoàn 22 kể như bị thiệt hại nặng sau khi các căn cứ Dakto và Tân Cảnh thất thủ và đã phải rút về Kontum. Ðại tá Lê Ðức Ðạt, Tư lịnh Sư đoàn 22BB đã mất tích khi tháo lui khỏi Tân Cảnh. Trong trận đánh Tân Cảnh, tướng Hoàng Minh Chính đã sử dụng chiến xa, áp dụng lối đánh “Hoa Nở” của Văn Tiến Dũng, dốc toàn lực đánh vào bộ chỉ huy đầu não để tiêu diệt cơ quan điều khiển. Sau đó sẽ đánh tỏa ra để phá nốt chiến tuyến.
Ðại tá Lý Tòng Bá, Tư lịnh chiến trường Kontum đã nắm bắt được các ý đồ của đối phương sau khi rút kinh nghiệm việc Cộng quân tấn công Tân Cảnh. Tướng Bá đã đưa toàn bộ ba trung đoàn lên Kontum trước khi Cộng quân đóng được chốt ở Ðồi Chu Pao trên quốc lộ 14 giữa Pleiku và Kontum. Riêng về thiết giáp, Tướng Bá chỉ đưa lên được có một đại đội chiến xa hạng nhẹ M41. Ngoài việc phối trí lực lượng với một hệ thống truyền tin chặt chẽ, trung tâm chỉ huy đã không chỉ đặt ở một hầm duy nhất như ở Tân Cảnh mà còn bố trí ở nhiều nơi khác. Vũ khí chống chiến xa M72 đã được phân phối thực tập tối đa cũng như việc xin yểm trợ vũ khí TOW chống chiến xa.
Ngày 14-5-1972 Tướng Hoàng Minh Thảo đã khai diễn cuộc tấn công với hai trung đoàn cùng chiến xa nhưng các cuộc tấn công đã bị đẩy lui. Chiến xa địch T 54 đã bị phá hủy bởi hỏa lực súng M72 và toán đặc nhiệm Hoa kỳ trên các chiếc UH1 trang bị hỏa tiễn TOW. Cộng quân đã đột nhập được vào thành phố nhưng các đơn vị VNCH vẫn giữ vững được vị trí kháng cự. Trận chiến ác liệt nhất đã diễn ra trong đêm 18-5- 1972. Trong hai tuần kế tiếp, các vị trí Cộng quân trong thị xã đã bị phản công để cuối cùng phải bị đẩy lui khỏi chiến tuyến. Ðêm 25-5-1972 Tướng Hoàng Minh Thảo một lần nữa đã mở cuộc tấn công vào phía Nam sau một trận pháo kích dữ dội vào Kontum nhưng sau những ngày kịch chiến, Cộng quân đã hoàn toàn bị đẩy ra khỏi Kontum kể từ sau ngày 29-5-1972.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bay đáp xuống Kontum trưa ngày 30-5-1972 để tuyên dương sĩ quan và binh sĩ đã chiến thắng đuổi quân địch ra khỏi thị xã. Ðại tá Lý Tòng Bá được gắn sao Chuẩn tướng trong một thành phố đổ nát còn nghi ngút khói lửa!
Chiến cuộc qui mô Mùa hè Ðỏ lửa của Bắc Việt, sử dụng trên 6 sư đoàn ở Vùng giới tuyến, hơn 3 sư đoàn ở An Lộc, 2 sư đoàn ở Kontum đã không đem lại một kết quả đáng kể nào. Kể từ 1972, 1973 khi Nga Sô và Trung Cộng gia tăng viện trợ quân sự lên hơn 60 phần trăm so với thời gian trước đó, trong khi Hoa Kỳ bắt đầu triệt thối ra khỏi Việt Nam, Cộng sản Bắc Việt tưởng chừng như đã đến lúc có thể đè bẹp quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Chiến xa T54, đại bác sơn pháo tầm xa 130mmM46, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 chống phi cơ và nhiều loại vũ khí mới của Cộng quân đã không khuất phục được quân nhân miền Nam với sự trợ giúp phi pháo của Không quân Mỹ. Nhìn lại các lực lượng quân sự khổng lồ với các loại vũ khí dồi dào của Bắc Việt sử dụng trong các cuộc tấn công mùa hè 1972, người ngoài cuộc chiến liên tưởng đến việc một anh nhà nghèo bỗng nhiên trúng được số độc đắc nên đã xài hoang phí bổng lộc may mắn đã lọt vào tay mình!
Tướng Võ Nguyên Giáp nếu trách nhiệm cầm quân ở một quốc gia thông thường khác trên thế giới hẳn không thể nào còn giữ được quyền chỉ huy sau một cuộc thất bại như thất bại Mùa hè 1972. Nhờ ở thế một chế độ độc tài, độc đảng, mọi việc lớn nhỏ gì cũng do đảng định đoạt nên Giáp mới không bị mất chức.
Tân Sơn Hòa chuyển
No comments:
Post a Comment