Trận Chiến Ác Liệt Hè 72 Giữa Sư Đoàn 18 BB & CSBV
Sinh Tồn chuyển
* Trung đoàn 52/Sư đoàn 18 Bộ binh tại chiến trường Bình Long:
Trong loạt bài giới thiệu Sư đoàn 5 Bộ binh, chúng tôi đã lược trình một số trận giao tranh tại mặt trận An Lộc trong mùa Hè 1972 giữa các trung đoàn của Sư đoàn này và các đơn vị Cộng quân. Riêng trong giai đoạn đầu của trận chiến, một trong những binh đoàn tăng viện cho Sư đoàn 5 Bộ binh là trung đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh.
Trong loạt bài giới thiệu Sư đoàn 5 Bộ binh, chúng tôi đã lược trình một số trận giao tranh tại mặt trận An Lộc trong mùa Hè 1972 giữa các trung đoàn của Sư đoàn này và các đơn vị Cộng quân. Riêng trong giai đoạn đầu của trận chiến, một trong những binh đoàn tăng viện cho Sư đoàn 5 Bộ binh là trung đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh.
Đang hành quân tại khu vực phía Đông Nam của miền Đông Nam phần, trung đoàn 52 Bộ binh được bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 điều động lên tỉnh Bình Long để tăng cường cho Sư đoàn 5 Bộ binh phòng thủ vòng đai An Lộc từ xa. Theo sự phối trí và tổ chức đơn vị, 2 tiểu đoàn của trung đoàn và hai pháo đội 155 ly và 105 ly lập thành chiến đoàn 52 đặc nhiệm hoạt động tại phía Bắc thị xã An Lộc. Toàn bộ lực lượng chiến đoàn được trực thăng vận đến khu vực gần cầu Cần Lê gần giao điểm Liên tỉnh lộ 17 và Quốc lộ 13, cách An Lộc 15 km về hướng Bắc và cách Quốc lộ 13 2km về hướng Tây. Tại khu vực này, theo kế hoạch của bộ Tư lệnh chiến trường An Lộc, bộ chỉ huy trung đoàn 52 Bộ binh (đồng thời là bộ chỉ huy chiến đoàn 52 BB) đã cho xây dựng 1 căn cứ hỏa lực với hai pháo đội Pháo binh và 1 tiểu đoàn của trung đoàn 52 trách nhiệm phòng thủ, ngoài ra, tiểu đoàn thứ hai của chiến đoàn trách nhiệm bảo vệ trục giao thông giữa chi khu Lộc Ninh và thị xã An Lộc.
* Những trận giao tranh ác liệt quanh Lộc Ninh:
Ngày 5 tháng 4/1972, chi khu Lộc Ninh bị một trung đoàn của Công trường 5 CSBV tấn công. Để giải tỏa áp lực của Cộng quân, ngay trong tối 5 tháng 4/1972, bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB đã ra lệnh cho chiến đoàn 52 Bộ binh điều động 1 tiểu đoàn Bộ binh tiếp cứu cho lực lượng Địa phương quân Lộc Ninh đang bị bao vây. Sáng ngày 6 tháng 4/1972, khi tiểu đoàn Bộ binh này vừa đến ngã tư liên tỉnh lộ 17 và Quốc lộ 13 thì bị khoảng 2 tiểu đoàn Cộng quân tấn công. Dù bị địch áp đảo về quân số, nhưng tiểu đoàn của trung đoàn 52 Bộ Binh đã nỗ lực đẩy lùi được đợt tấn công đầu tiên của đối phương. Cộng quân tung tiếp đợt tấn công cường tập thứ hai từ hai hướng, giao tranh đã diễn ra ác liệt, hai bên tổn thất nặng.
Ngày 5 tháng 4/1972, chi khu Lộc Ninh bị một trung đoàn của Công trường 5 CSBV tấn công. Để giải tỏa áp lực của Cộng quân, ngay trong tối 5 tháng 4/1972, bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB đã ra lệnh cho chiến đoàn 52 Bộ binh điều động 1 tiểu đoàn Bộ binh tiếp cứu cho lực lượng Địa phương quân Lộc Ninh đang bị bao vây. Sáng ngày 6 tháng 4/1972, khi tiểu đoàn Bộ binh này vừa đến ngã tư liên tỉnh lộ 17 và Quốc lộ 13 thì bị khoảng 2 tiểu đoàn Cộng quân tấn công. Dù bị địch áp đảo về quân số, nhưng tiểu đoàn của trung đoàn 52 Bộ Binh đã nỗ lực đẩy lùi được đợt tấn công đầu tiên của đối phương. Cộng quân tung tiếp đợt tấn công cường tập thứ hai từ hai hướng, giao tranh đã diễn ra ác liệt, hai bên tổn thất nặng.
Cùng lúc tiểu đoàn Bộ binh nói trên bị tấn công, tiểu đoàn thứ hai của chiến đoàn 52, đang hành quân tuần tiểu ở khu vực hướng Tây căn cứ hỏa lực, đã phát giác một đơn vị Cộng quân đang khai triển đội hình để chuẩn bị một cuộc phục kích. Để chận đứng mưu tính của địch, vị tiểu đoàn trưởng đã cho lệnh ba đội của tiểu đoàn bất thần tấn công vào đội hình của đối phương. Bị tấn công bất ngờ, Cộng quân rối loạn hàng ngũ, không kịp phản ứng chống trả, hơn 100 cán binh CSBV bị loại khỏi vòng chiến, thành phần còn lại đã tháo chạy trong hỗn loạn. Liền sau đó, bộ chỉ huy chiến đoàn 52BB đóng tại căn cứ Hỏa lực Cần Lê bị Cộng quân pháo kích dữ dội bằng đủ loại đạn. Một số công sự bị trúng đạn pháo của địch, hai pháo đội Pháo binh 105 và 155 ly tại căn cứ đã cố gắng phản pháo nhưng gặp khó khăn do áp lực pháo của đối phương mạnh, khống chế trận địa.
Cũng trong buổi sáng ngày 6 tháng 4/1972, Cộng quân tung 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn chiến xa khoảng 30 chiếc tấn công cường tập Lộc Ninh, mặc dù Pháo binh VNCH đã phải hạ nòng bắn trực xạ để ngăn chận Cộng quân nhưng chỉ hai giờ sau, quận lỵ này vẫn bị tràn ngập. Trước tình hình mới của chiến trường, bộ Tư lệnh chiến trường An Lộc cho lệnh chiến đoàn 52 rút về An Lộc để tăng cường cho lực lượng phòng thủ bảo vệ An Lộc. Vào lúc này, ngoài tiểu đoàn Bộ binh tiếp cứu cho Lộc Ninh, lực lượng của chiến đoàn 52 còn lại 1 tiểu đoàn Bộ binh, 2 pháo đội 105 và 155 ly, và thành phần bảo vệ bộ chỉ huy chiến đoàn. Trên đường triệt thoái, chiến đoàn này đã bị Cộng quân chận đánh tại cùng ngã tư Liên tỉnh lộ 17 và Quốc lộ 13.
Tại ngã tư này, Cộng quân đã dàn sẵn trận địa, đào các công sự tác chiến liên hoàn quanh khu vực, khi đại đội đi đầu vừa tiến vào ngã tư thì địch quân tràn ra tấn công. Cùng lúc đó, từ các cụm điểm hỏa lực gần ngã tư, Cộng quân đã sử dụng đủ loại súng cộng đồng bắn xối xả vào các thành phần của chiến đoàn 52. Dù bị tổn thất nặng, nhưng chiến đoàn 52 vẫn nỗ lực đẩy lùi được các đợt tấn công biển người của Cộng quân. Đến gần tối, thành phần còn lại của chiến đoàn 52 đã rút vào rừng. Để đánh lạc hướng phán đoán của đối phương, vị chiến đoàn trưởng đã cho đơn vị rút theo một con đường khác xuyên qua rừng. Đến chiều ngày 7 tháng 4/1972, chiến đoàn đã về đến thị xã tỉnh lỵ.
* Sư đoàn 18 Bộ binh nhập trận An Lộc thay thế Sư đoàn 5 Bộ binh:
Tại An Lộc, các thành phần còn lại của chiến đoàn 52 cùng với một đơn vị của Sư đoàn 5 Bộ binh trách nhiệm phòng thủ hướng Tây. Ngày 11 tháng 7/1972, toàn bộ Sư đoàn 18 Bộ binh được lệnh tạm rời khu vực trách nhiệm (Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy, Biên Hòa) để nhập trận An Lộc, thay thế cho Sư đoàn 5 Bộ binh được rút về Lai Khê dưỡng quân và tái chỉnh trang. Đại tá Lê Minh Đão (đầu tháng 11/1972 được thăng chuẩn tướng), tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh được cử làm tư lệnh chiến trường An Lộc trong giai đoạn 2.
Tại An Lộc, các thành phần còn lại của chiến đoàn 52 cùng với một đơn vị của Sư đoàn 5 Bộ binh trách nhiệm phòng thủ hướng Tây. Ngày 11 tháng 7/1972, toàn bộ Sư đoàn 18 Bộ binh được lệnh tạm rời khu vực trách nhiệm (Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy, Biên Hòa) để nhập trận An Lộc, thay thế cho Sư đoàn 5 Bộ binh được rút về Lai Khê dưỡng quân và tái chỉnh trang. Đại tá Lê Minh Đão (đầu tháng 11/1972 được thăng chuẩn tướng), tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh được cử làm tư lệnh chiến trường An Lộc trong giai đoạn 2.
Cùng với trung đoàn 52 Bộ binh (chiến đoàn 52) đã có mặt tại An Lộc, hai trung đoàn 43 và 48 Bộ binh cùng các đơn vị Pháo binh Sư đoàn 18 BB đã được phối trí để bảo vệ vòng đai tỉnh lỵ Bình Long. Vào thời gian này, lực lượng trừ bị tăng phái cho Sư đoàn 18 Bộ binh là liên đoàn 5 Biệt động quân do trung tá Ngô Minh Hồng chỉ huy. Sau khi hoàn tất cuộc chuyển quân vào An Lộc, bộ tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh (đồng thời là bộ Tư lệnh Mặt trận An Lộc) đã điều động một thành phần bộ chiến phối hợp cùng liên đoàn 5 Biệt động quân giải tỏa áp lực Cộng quân tại một số khu vực trọng yếu: Khu kỹ nghệ Tân Lợi, đồn điền cao su Xa Cam, đồi Gió, phi trường Quản Lợi (bị Cộng quân chiếm giữ từ chiều 7 tháng 4/1972).
Trong tháng 7 và tháng 8/1972, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 18 Bộ binh và liên đoàn 5 Biệt động quân tăng pháo đã lần lượt chiếm lại nhiều vị trí chiến lược nói trên, chỉ còn lại phi trường Quản Lợi và vòng đai quanh khu vực này còn bị Cộng quân kiểm soát. Đến tháng 9/1972, bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh tung cuộc phản công toàn diện, 3 trung đoàn của Sư đoàn 18 Bộ binh và liên đoàn Biệt đoàn 5 Biệt động quân đã kịch chiến với 4 trung đoàn Cộng quân ở hướng Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thị xã. Cuộc phản công đã mang kết quả tốt đẹp, dù số quân sĩ bị thương vong khá cao: Cộng quân bị đánh bật khỏi nhiều cụm điểm kháng cự, pháo binh của đối phương đã bị đẩy ra xa, mức độ pháo kích của Cộng quân vào thị xã chỉ ở mức thấp và lẻ tẻ.
* Trận quanh phi trường Quản Lợi:
Theo lệnh của bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 18 Bộ Binh và liên đoàn 5 Biệt động quân tăng phái đã nỗ lực tái chiếm phi trường Quản Lợi để tái lập cầu không vận giữa tỉnh này với Biên Hòa và Sài Gòn. Trong suốt tháng 9/1972, trận chiến đã diễn ra khốc liệt quanh phi trường Quản Lợi. Tại đây địch đã phối trí hai trung đoàn chủ lực để cố thủ phi trường và chống trả các cuộc phản công của VNCH: 1 trung đoàn bố trí quanh khu trung tâm phi trường, 1 trung đoàn hoạt động phòng ngoài, tổ chức các cụm chốt ngăn chận các cánh quân của Sư đoàn 18 BB và Biệt động quân. Do địch đã xây dựng hệ thống công sự tác chiến kiên cố tại phi trường với các cụm hỏa lực mạnh và các tổ phòng không dày dặc, nên các hoạt động yểm trợ của Không quân cho các đơn vị bộ chiến đã bị hạn chế. Tất cả nỗ lực chính đều dựa vào lực lượng bộ chiến và hỏa lực yểm trợ của đơn vị Pháo binh.
Theo lệnh của bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 18 Bộ Binh và liên đoàn 5 Biệt động quân tăng phái đã nỗ lực tái chiếm phi trường Quản Lợi để tái lập cầu không vận giữa tỉnh này với Biên Hòa và Sài Gòn. Trong suốt tháng 9/1972, trận chiến đã diễn ra khốc liệt quanh phi trường Quản Lợi. Tại đây địch đã phối trí hai trung đoàn chủ lực để cố thủ phi trường và chống trả các cuộc phản công của VNCH: 1 trung đoàn bố trí quanh khu trung tâm phi trường, 1 trung đoàn hoạt động phòng ngoài, tổ chức các cụm chốt ngăn chận các cánh quân của Sư đoàn 18 BB và Biệt động quân. Do địch đã xây dựng hệ thống công sự tác chiến kiên cố tại phi trường với các cụm hỏa lực mạnh và các tổ phòng không dày dặc, nên các hoạt động yểm trợ của Không quân cho các đơn vị bộ chiến đã bị hạn chế. Tất cả nỗ lực chính đều dựa vào lực lượng bộ chiến và hỏa lực yểm trợ của đơn vị Pháo binh.
Thế trận giằng co giữa Cộng quân và lực lượng VNCH. Các cuộc phản công của Sư đoàn 18 Bộ binh và Biệt động quân tuy không đánh bật được Cộng quân ra khỏi phi trường Quản Lợi nhưng đã gây tổn thất nặng cho đối phương. Sau gần 4 tháng chiến đấu cam go tại mặt trận An Lộc, đến cuối tháng 10/1972, Sư đoàn 18 Bộ binh được trở về khu vực trách nhiệm cũ, bàn giao nhiệm vụ bảo vệ vòng đai An Lộc cho 3 liên đoàn Biệt động quân của Quân khu 3.
Cũng như Lực lượng Biệt Cách Nhảy Dù, Sư đoàn 18 Bộ binh cũng xây dựng một nghĩa trang tại An Lộc. Nghĩa trang này không chỉ dành riêng cho quân nhân của Sư đoàn đã tử trận mà còn có những khu vực dành cho mộ phần tử sĩ các đơn vị khác. Trước ngày rời khỏi An Lộc, bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh cho lệnh các đơn vị sửa sang lại nghĩa trang, trước mỗi ngôi mộ, có mộ bia làm bằng ván tháo từ các thùng đạn, với hàng chữ viết bằng sơn ghi tên họ, đơn vị của đồng đội đã vĩnh viễn ở lại chiến trường. Ngày lên đường, khi đi ngang qua nghĩa trang, những người lính Sư đoàn 18 Bộ binh lặng lẽ cúi đầu thay cho lời chào vĩnh biệt gửi đến đồng đội đã không bao giờ trở về…
No comments:
Post a Comment