Ca Khúc 1 :
Học Sinh là mầm sống của ngày mai.
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.
Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi.
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.
Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi.
Ca Khúc 2 :
Học Sinh là người mới của Việt Nam.
Đã thoát ra một thời xưa tối ám.
Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn
Học Sinh làm sáng đời dân Việt Nam.
Đã thoát ra một thời xưa tối ám.
Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn
Học Sinh làm sáng đời dân Việt Nam.
Ca Khúc 3 :
Học sinh vào đời chiến thủ ngày nay,
Nung đúc can tràng để binh lý chí.
Trong lúc nước Nam ước mộ anh tài,
Học sinh bền chí lập công từ đây.
Nung đúc can tràng để binh lý chí.
Trong lúc nước Nam ước mộ anh tài,
Học sinh bền chí lập công từ đây.
Đến giờ này, đọc đi đọc lại, tui vẫn thấy mình vẫn chưa đủ kiến thức uyên bác để làm những bài văn hết sức cao thâm như thế này dành cho thí sinh Tú Tài.
Nên chia xẻ cho con cháu chúng ta biết rằng . Người QG-VNCH đã đủ kiến thức uyên bác thế nào ? Khi học xong Tú Tài . Còn đối với lũ man rợ hèn hạ cộng sản lưu manh gian dối và dốt học như thế nào. Kiến thức phải uyên bác lắm mới rõ những đề thi này .
----------------
Xin giới thiệu 24 đề văn trong cuốn Bài Việt văn kỳ thi tú tài của nhà giáo Phạm Thế Ngũ, Phạm Thễ xuất bản, Quốc học Tùng Thư, xuất bản 8/11/1967, thời Việt Nam Cộng Hòa.
Đọc xong sẽ thấy giá trị văn hóa của bằng Tú Tài khi xưa và nền giáo dục thời VNCH ra sao.
Đề 1:
Bình giảng câu nói sau đây của một danh nhân:
"Muốn được hạnh phúc đừng nên đi tìm sự sung sướng. Hãy theo đuổi một công việc không vụ lợi: khoa học, nghệ thuật, phục vụ đồng bào, hy sinh cho Tổ quốc".
Đề 2:
Thế nào là văn minh? Các nước Tây phương thường quan niệm nền văn minh của họ dựng trên những cơ sở gì và tính chất văn minh hợp bởi những yếu tố gì?
Từ khi có những sáng chế máy móc truyền bá học vấn và nghệ thuật (phim ảnh, đĩa hát, rađio...) người ta sinh ra biếng đọc sách và quyển sách đã bị giảm đi nhiều phần quan trọng. Nhà văn Pháp G. Duhamei nhìn thấy ở đó một đe dọa cho văn hóa của nhân loại, Mối lo ngại ấy có chính đáng không? Sự thay thế sách vở bằng máy móc có lợi hay có hại?
Đề 4:
Một nhà phê bình đã viết:
"Nghệ thuật phải lấy chính nó làm cứu cánh. Cái đẹp không dùng để làm gì ngoài sự để cho đẹp. Khi một vật đã trở nên hữu ích thì thôi nó không còn đẹp nữa".
Nhiều người trái lại cho rằng nghệ thuật phải theo đuổi một mục đích công lợi như truyền bá đạo lý hay đấu tranh cho một chủ nghĩa chính trị.
Thử giải thích qua các quan điểm đối lập ấy và nếu có thể, rút ra một kết luận.
Đề 5:
Định nghĩa mấy mẫu người được tôn thờ trong lý tưởng Đông phương như: Thánh hiền - Quân tử - Trượng phu - Anh hùng - Hào kiệt. Có thể so sánh nó với tư tưởng và ngôn ngữ Pháp: le saint, le héros, le sage...
Giả thiết trong một bức tâm thư nhận được của bạn, ta đọc thấy những dòng này:
"Cương thường là cái quái gì? Chỉ là những dây xích nô lệ để trói buộc con người trong xã hội phong kiến ngày xưa..."
Ta hãy phúc thư bạn đề nghị cùng bạn xét lại vấn đề, nhất là hãy giải thích cho bạn theo ý ta thì cương thường là gì và có những giá trị gì trong xã hội ngày xưa.
Đề 7:
Bởi đâu mà Nho gia ra xưa có khuynh hướng chuộng nhân và hay ca tụng cái thú hưởng nhàn trong thi văn của các cụ? Khuynh hướng ấy có thể nào còn chấp nhận được trong đời sống của chúng ta ngày nay không?
Đề 8:
Bình luận hai câu thơ sau:
"Không đi khắp bốn phương trời
Vùi đầu án sách uổng đời làm trai".
Thanh niên nước nhà ngày nay có thể rút ở đó một bài học không?
Đề 9:
Tìm hiểu câu nói sau đây của một nhà văn hóa Pháp:
"Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả".
Đề 10:
Có những văn gia, thi gia ca tụng sự đau khổ mà họ coi như có một giá trị về đường luân lý hay văn nghệ. Những quan niệm ấy có xác đáng không? Sự đau khổ hay nói rộng ra sự bất hạnh người ta phải chịu ở đời có thể khi nào là một cái hay không?
Đề 11:
Một nhà tư tưởng có nói:
"Cả nhân loại, qua bao nhiêu thế kỷ, có thể coi như một người sống mãi và tiến bộ mãi".
Theo ý bạn thì nhân loại cho tới ngày nay quả có tiến bộ về mọi mặt không?
Đề 12:
Sự phát triển của máy móc trong thời đại hiện kim. Những hậu quả hay và dở trong mọi địa hạt.
Đề 13:
Lương Khải Siêu có đem hai chữ "tố vương" (vua không ngôi) để tặng người làm báo. Trái lại, gần đây ở các nước Tây phương lại thường có thành kiến không hay với báo chí. Người ta cho rằng tờ báo chỉ chăm lo chiều ý độc giả, kích thích những đam mê xấu xa của công chúng để nhằm những mục tiêu tư lợi. Thói quen đọc báo làm tê liệt sự suy nghĩ cá nhân và giọng tuyên truyền của nhà báo làm hoài nghi mọi đầu óc đứng đắn.
Bạn có ý kiến gì về vấn đề trên.
Đề 14:
Truyện Kiều của Nguyễn Du thường nhắc đến trời như:
- Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
- Tâm thành soi thấu đến trời
- Ngẫm hay muôn sự tại trời...
Phải chăng, như có người nghĩ, trời đó là cái thiên mệnh của nhà Nho? Hay chỉ là ông trời của người bình dân?
Đề 15:
"Thường có ý kiến cho rằng sống là tranh đấu. Lại có lời khuyên thanh niên vào đời nên thờ một lý tưởng tranh đấu".
Hãy giải thích ý kiến ấy và bàn về lời khuyên ấy.
Đề 16:
Viết bài nói chuyện của một bạn gái về đạo "Tứ đức tam tông" tại một câu lạc bộ phụ nữ.
Đề 17:
Một nhà tư tưởng nói:
"Những tiến bộ của khoa học giết chết thi ca".
Bạn có đồng ý không? Bạn có cho rằng nhà thơ sẽ hết nguồn cảm hứng trong một thế giới đầy những sáng chế của khoa học không? Chẳng cần giữ thái độ chiết trung, bạn hãy thẳng thắn bênh vực ý kiến riêng của bạn.
Đề 18:
"Đạo trời đất cứ biến hóa luôn luôn mà trong sự biến hóa lúc nào cũng có điều hòa, có bình hành tức là có cái trung vậy". - Trần Trọng Kim - Nho Giáo.
Ta có thể thấy đạo trời với chữ trung ấy được nho gia nước ta xưa dùng làm đề tài hay lý thuyết trong văn chương không? Hãy giải thích tư tưởng triết lý ấy và tìm hiểu các khía cạnh qua các áng thơ văn xưa. Tư tưởng ấy có giá trị gì về đường nhân sinh không?
Đề 19:
Giải thích nghĩa mươi danh từ phổ thông trong thuyết của đạo Phật như Nghiệp, Kiếp, Nhân duyên, Niết bàn, Tiểu thừa, Đại thừ, Tham thiền...
Đề 20:
Vai tuồng của điện ảnh. Nguyên do và ảnh hưởng của sự phát triển trong xã hội chúng ta ngày nay.
Đề 21:
Một nhà thể thao, Henry Cochet, có viết:
"Trong đời sống mới của chúng ta tinh thần thể thao có thể là khẩu hiệu của một thứ triết lý, triết lý ấy nâng cao những đức tính can đảm, kiên nhẫn, mạo hiểm và đồng đội lên tầm cao của một định chế".
Một nhà văn Georges Duhamei, trái lại cho rằng thể thao là một trường huấn luyện tính kiêu ngạo, khoe khoang và nhiều tính xấu khác.
Bạn hãy thuyết minh hai mặt lợi hại của thể thao và nếu có thể, cho biết thái độ của bạn và vấn đề.
Đề 22:
Trong sách Nho và văn Nôm thường hay nói đến chữ Khí, như: chí khí, sĩ khí, khí tiết,,, Lại có thuyết chính khí và chủ trương dưỡng khí. Hãy giải thích những danh từ cùng quan niệm ấy và nói rõ bài học luân lý, nếu có, dùng sau mỗi danh từ.
Đề 23:
Hãy viết thư cho bạn bàn về hai chữ "diệt dục".
Đề 24:
Thế nào là một người chỉ huy? Xã hội có cần đến những người chỉ huy không? Người chỉ huy phải có những đức tính gì?
Nguyễn Hữu Vinh
NHỮNG AI TO MIỆNG CHÊ TRÁCH, BỈ BÔI NỀN GIÁO DỤC VNCH? CHẮC CHẮN HỌ LÀ NHỮNG NGUÒI KHÔNG THỂ NÀO QUA ĐƯỢC 2 LẦN THI TÚ TÀI I & 2 CỦA NỀN GIÁO DỤC ĐÓ. CHẮC CHẮN!
NHỮNG AI TO MIỆNG CHÊ TRÁCH, BỈ BÔI NỀN GIÁO DỤC VNCH? CHẮC CHẮN HỌ LÀ NHỮNG NGUÒI KHÔNG THỂ NÀO QUA ĐƯỢC 2 LẦN THI TÚ TÀI I & 2 CỦA NỀN GIÁO DỤC ĐÓ. CHẮC CHẮN!
Duong Luzon
Tốt nghiệp tú tài 2 độ tuổi 17,18.
Thời chiến tranh VN trước 1975 vào trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt 4 năm tương đương bằng cấp tốt nghiệp đại học, ra trường với cấp bậc Thiếu Úy.
Mấy Anh oai thật 22 tuổi văn võ song toàn.
-------------------------
Comment:
* Thanh Nguyen
Đó
là bài thi Việt Văn. Bài thi TOÁN thì ra sao ??? Ô. Ồ... Ô.Ồ...
Tôi theo ban TOÁN (ban B). Tôi không khỏi Lạnh mình khi ra khỏi
phòng thi. Lại còn những bài thi tuyển QUÁI ÁC để vào Trường
Võ Bị nữa. Thật là.. Khó nói.
* Nguyên Phùng
Trong
các đề luận nêu trên đa số là đề thi Tú Tài 1. Chỉ có để số 18 và 19
có vẻ triết của TT2. Về đề thi triết của ban A năm 1965 thì năm ấy
mình mới thi TT1 mà thôi. Nhưng giờ đọc lại thấy khá hắc búa đó. Mấy
câu hỏi bao gồm cả đạo đức, luận lý và Tâm lý học.
Lại thêm bài luận nữa. Chua. Năm mình thi TT2 ban C đề triết chỉ có
mấy chữ: Chiêm Bao và Mộng mị. Trời Dalat lành lạnh. Cô giám thị lại
cho hút thuốc nên chữ nghĩa tuôn trào. Năm ấy mình đậu .
* Hana Phương Trần
Đã qua lâu rồi . .
Bây giờ đọc lại thấy . .
Luận đề luân lý . .
Quá siêu đẳng . .
Vậy mà hồi đó . .
Mình qua được. .
Chỉ biết rằng . .
Mình có lỗi với tiền nhân . .
Đã kỳ vọng và cố gắng . .
Truyền thụ cho mình.
* Lan Phuong Vu Thi
Giáo dục VNCH làm gì có vụ bài văn mẫu.
* Hoa Mồng Gà
Những người muôn năm cũ ,
Hồn ở đâu bây giờ ??
-------------------
Chi Nguyen
Giáo dục VNCH
Bậc tiểu học tôi luôn nhớ mãi,
Vào lớp năm thì phải đánh vần.
Có hai chín chữ gũi gần,
Sắc huyền hỏi ngã nặng thân hàng ngày.
Lớp bốn đọc thông ngay các chữ,
Lớp nhì ba đã thử luận văn.
Lớp năm chả có khó khăn,
Sắp lo thi cử băn khoăn khó nè.
Đậu trung học khỏe re đến lớp,
Mặc áo dài cũng khớp lo âu.
Học hình thì khó gì đâu,
Anh văn mới lạ học lâu thuộc bài.
Tú tài khó năm dài học cực,
Hai năm liền không bực nghĩ suy.
Học hành chăm chỉ ước gì,
Được lên đại học cũng vì tương lai.
Thi sư phạm ngày mai tươi sáng,
Nghề thanh cao cố ráng mà theo.
Ra trường đến chỗ hút heo,
Yêu nghề trò quý nên đeo vui lòng.
Tiếng Việt học luôn trong sáng tỏ,
Chấm phẩy câu ngắt rõ xuống hàng.
Văn phong lịch sự gọn gàng,
Đọc nghe thích thú đàng hoàng học sinh.
CN 03.09.2023
Hình 2 và 3 copy trên mạng
fb Yến Ngọc Hải Âu
MÔN SỬ THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA
100 câu thơ về lịch sử VN mà chỉ có học sinh thời VNCH được học!!!
* Nguoi Viet Bln
1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?
100 Câu Đố Lịch sử
(của Đào Hữu Dương)
Câu trả lời là
1- Mai Hắc Đế, mặt sắt đen sì
2- Lý Thái Tổ thuở hàn vi ở chùa
3- Hưng Đạo bẻ gậy phò vua
4- Nguyễn Trãi dùng bút, đánh lừa Vương Thông
5- Ngựa Thánh Gióng phun lửa đầy đồng
6- Voi Hưng Đạo khóc giữa dòng Hóa Giang!
7- Kiếm Lê Lợi trả rùa vàng
8- Súng Cao Thắng nổ Vũ Quang thuở nào.
9- Lê Lai cứu chúa đổi bào
10- Hai Bà Trưng sánh anh hào ra oai!
11- Cao Bá Quát lên đoạn đầu đài
12- Thoát Hoan chui ống chạy dài bắc phương.
13- Trần Bình Trọng khinh Bắc Vương
14- Mỵ Châu, lông ngỗng rắc đường hại cha!
15- Quang Trung đại thắng Đống Đa
16- Cụ Phan sang Nhật bôn ba tháng ngày! (Phan Bội Châu lập phong trào Đông Du)
17- Đào Duy Từ đắp Lũy Thầy
18- Nguyễn Du xử thế, triều Tây ẩn mình!
19- Bà Triệu lừng lẫy uy danh
20- Đinh Bộ Lĩnh lấy cỏ tranh làm cờ
21- Thánh Tông nguyên súy Hội thơ
22- Lâm Thao Nghĩa Lĩnh đền thờ Hùng Vương
23- Sừng trâu bẻ gẫy: Phùng Hưng
24- Lê Lợi khởi nghĩa, anh hùng Lam Sơn
25- Họ Hồ phản bội cha ông
26- Yết Kiêu, Dã Tượng, thần sông Bạch Đằng!
27- Vạn Hạnh, triều Lý cao tăng
28- “Bình Ngô”… Nguyễn Trãi hùng văn lưu truyền
29- Quốc Dân Đảng, (mười ba) Liệt Sĩ thành Yên
30- Từ Thức treo ấn tu tiên (động) Bích Đào.
31- Âu Cơ (sinh) trăm trứng đồng bào
32- Bình Khôi, Trưng Nhị được trao chúc này
33- Bùi Thị Xuân, nữ tướng tài
34- Hàm Nghi chống Pháp, bị đày xứ xa.
35- Đào Tấn, tổ hát bội nước ta
36- Đặng Trần Côn với khúc ca Chinh Phụ sầu…
37- Gia Long giết hại công hầu
38- Tố Tâm Ngọc Phách xiết bao trữ tình! (Hoàng Ngọc Phách tác giả tiểu thuyết Tố Tâm)
39- Đội Cấn chống Pháp, dấy binh
40- Hoàng Diệu tổng đốc, vị thành vong thân
41- Trần Cảnh mở nghiệp nhà Trần (Trần Cảnh tức Trần Thái Tông)
42- Chuyện Hiếu Văn Phức, diễn âm lưu truyền (Lý Văn Phức, tác giả Nhị Thập Tứ Hiếu
diễn ca)
43- Chữ Nôm khai sáng, Nguyễn Thuyên
44- Công Trứ dựng nghiệp dinh điền chẳng sai!
45- Tú Xương thơ phú biệt tài
46- Duy Tân chống Phàp, bị đày đảo xa
47- Mùng Năm Tết, giỗ Đống Đa
48- Nam Quan, Nguyễn Trãi nghe cha dặn dò
49- Trưng Vương xây dựng cơ đồ
50- Quang Khải: Hàm Tử “cầm Hồ” hiên ngang (Trần Quan Khải: Đoạt sáo Chương Dương). độ. cầm Hồ Hàm Tử quan
51- Nguyễn Ánh tên huý Gia Long
52- Tướng Lê Văn Duyệt, Lăng Ông phụng thờ
53- Lạc Long kết nghĩa Âu Cơ
54- Thánh Trần, Vạn Kiếp ngai thờ tử lâu
55- Đời Hùng: Lạc Tướng , Lạc Hầu
56- Long Hồ thủy chiến, tướng Châu bỏ mình (Châu Văn Tiếp)
57- Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức Trạng Trình
58- Tri Phương, phò mã hy sinh thủ thường (Nguyễn Tri Phương và phò mã Nguyễn Lâm)
59- Triệu Quang Phục, Dạ Trạch Vương
60- Chu thần thảo sớ chém phường nịnh gian (Chu thần tức Chu Văn An)
61- Nguyễn Trãi vì rắn thác oan
62- Nhân Tông triệu tập Diên Hồng đánh Nguyên (Trần Nhân Tông)
63- Lộc Tục dòng dõi Đế Minh (Lộc Tộc tức Kinh Dương Vương)
64- Mất thành, Thanh Giản quyên sinh cùng đường! (Cụ Phan Thanh Giản để mất thành
Vĩnh Long)
65- Mười tháng ba, Giỗ Hùng Vương
66- Tháng hai mồng sáu Nhị Trưng trầm mình
67- Tản Viên ngự trị Sơn Tinh (Tản Viên thuộc dẫy núi Ba Vì ở Hà Tây).
68- Sông Đà núi Tản bút danh thi hào
69- Trăm con một bọc : Đồng Bào
70- Phan Bội Châu khởi phong trào Đông Du
71- Hoàng Hoa Thám lập chiến khu
72- Lê Thánh Tông mở Hội Thơ Tao Đàn
73- Quang Bình giữ nước đuổi Thanh (Nguyễn Quang Bình tức Nguyễn Huệ)
74- Ngọa triều Long Đĩnh khiến tàn Tiền Lê.
75- Hoá Giang Hưng Đạo hẹn thề
76- Mười năm Lê Lợi một bề đuổi Minh
77- Thục Phán được móng rùa thiêng (Thục Phán An Dương Vương)
78- Thường Kiệt đánh Tống bình Chiêm lẫy lừng (Lý Thường Kiệt tức Ngô Tuấn)
79- Lương Đắc Bằng dâng sách “Trị Bình”
80- Đĩnh Chi tướng xấu, ví mình hoa sen (Mạc Đĩnh Chi)
81- Mạc Cửu dựng đất Hà Tiên
82- Ngọc Quyến chống Pháp, Thái Nguyên bỏ mình (Lương Ngọc Quyến)
83- Quy Nhơn, Võ Tánh hy sinh
84- Đại Việt Sử Ký, công trình họ Ngô (Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đời Lê)
85- Lê Văn Duyệt bị san mồ
86- Đồ Chiểu tác giả lòa mù “Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu)
87- Đại Từ nổi tiếng Hải Thần (Nguyễn Hải Thần,hoạt
động cách mạng chống Pháp)
88- Nhữ Học in sách, ân cần dạy dân. (Lương Nhữ Học)
89- Trường Tộ, cải cách điều trần. (Nguyễn Trường Tộ, thời vua Tự Đức)
90- Vua Quang Trung sánh Ngọc Hân chung tình
91- Cao Bá Quát chống Triều Đình
92- Duy Từ đắp lũy, đào kinh bậc thầy (Đào Duy Từ)
93- Phan Kế Toại lãnh ấn Khâm Sai
94- Trương Chi tiếng hát đọa đầy Mị Nương
95- Hải Thượng y thuật danh nhân
96- Lời thề sông Hóa thánh Trần diệt Mông (Trần Hưng Đạo)
97- Khánh Dư nổi tiếng Vân Đồn (Trần Khánh Dư)
98- Trạng Trình ẩn dât chẳng còn lợi danh
99- Mùa Xuân Kỷ Dậu đuổi Thanh
100- Dân quyền, dân chủ an lành Việt Nam
P/S :
Giờ đố quí vị nào tìm được học sinh nào trả lời 100 / 10 câu hỏi này đấy . Thật nhục nhã cho một đất nước , mà học sinh bị nhồi sọ và rập khuôn theo định hướng, mà nơi đấy lịch sử bị bóp méo và dị dạng , chữ Việt bị biến thể dị dạng , ngọng nghịu. Thật đau lòng, cho một ngành giáo dục càng ngày càng thụt lùi ,ngày xưa học tài thi phận , còn nay học xong đi làm công hay nô lệ xứ người , trí thức và chất xám không còn phụng sự đất nước , mà chỉ là chủ yếu cho cá nhân , chưa kể để mua được con chữ dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, cha mẹ các em phải đánh đổi cả máu và nước mắt. Rồi học có bao giờ phụng sự đất nước đâu , vì ghế sẳn dành cho con cái và cháu dòng họ nhà các quan nhà sản . Còn dân đen cũng cùng lắm làm công hay nô dịch như cha mẹ các em . Để rồi nối tiếp thêm một thế hệ nô lệ mới . Những giáo trình học nó chẳng giúp được gì cho các em trong đời sống thường nhựt , trái lại những đứa sanh ra có sẳn những bước đệm thì lại không cần phải học , vậy các vị suy nghĩ xem các vị đang nuôi một guồng máy tham tàn , và việc cho con để học để nuôi đám tham tàn , chúng hoạch họe đủ đường từ khi bước vào lớp 1 . Nào là cả trăm thứ để lo, nhưng để nuôi một đứa trẻ từ 1_ 12 cha mẹ các còng lưng ra đánh đổi rồi các em có con đường sáng sủa hay chăng ? Đã đến lúc quí vị nên thấu đáo trong vấn đề để con mình học hay không? Có phải là một sự phí phạm không cần thiết không .
Trân trọng !
* Nguoi Viet Bln
Đây
là một nhóm trong lớp tôi B2 GL, chụp trong dịp cuối năm lớp Đệ Nhất
trước khi chia tay nhau và giã từ trường. Trong nhóm này vẫn có một số
bạn thường xuyên liên lạc với nhau. Hình này trôi nổi trên Internet lâu
rồi!
--------------------
TRƯỜNG XƯA !
( Sau năm 1975 toàn thánh nhân , " Dốt mà hay chơi chữ " . Xin dẫn giải ra đây những trường đại học xưa , ngành nghề thực tiễn , chứ không phải học xong bỏ sọt rác như của cộng sản .
Và bằng đại học được công nhận khoảng 60 quốc gia trên thế giới . Mời quí vị xem lại một thời dĩ vãng đã qua . )
Tên gọi của các trường Đại học ở miền Nam trước năm 1975
Trường Văn khoa và trường Khoa học sau 1975 bị sáp nhập lại thành Đại học Tổng Hợp, sau đó lại tách ra, Văn khoa đổi tên thành ĐH Khoa học xã hội nhân văn, Khoa học đổi tên thành ĐH Khoa học Tự nhiên.
Nhân câu chuyện lùm xùm về bà bộ trưởng muốn đổi tên Đại học Y Dược thành Đại học Sức Khỏe, xin nói qua về các tên gọi của bậc Đại học, Cao đẳng ở miền Nam khi xưa.
Miền Nam Việt Nam có 3 Viện Đại Học công lập. Ngoài Viện Đại Học Sài Gòn như đã nơi ở trên thì còn có Viện Đại Học Huế và Viện Đại Học Cần Thơ. Đến năm 1973 có thêm Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (tiền thân của 3 trường Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Nông Lâm sau năm 75).
Ngoài các viện đại học công, miền Nam còn có các viện đại học tư gồm Viện Đại Học Đà Lạt, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Viện Đại Học Hòa Hảo và Viện Đại Học Minh Đức. Ngoài ra, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt cũng là nơi đào tạo các sĩ quan ưu tú với trình độ học vấn tương đương với văn bằng Cử Nhân. Trong niên khóa cuối cùng 1974-1975 trước khi Miền Nam Việt Nam mất, toàn thể miền Nam có 150.000 sinh viên đại học gồm 120.000 sinh viên đại học công lập và 30.000 sinh viên đại học tư, trong số đó 10.000 sinh viên học ở Miền Trung, 140.000 sinh viên theo học ở trong Nam.
Điều kiện để thi vào các công lập đều áp dụng cho mọi thí sinh. Hệ thống trung học cũng như đại học công lập hoàn toàn miễn phí. Dưới đây là hệ thống đại học công lập miền Nam trước 1975.
VIỆN ĐẠI HỌC SAIGON
Sau Hiệp Định Genève, Đại Học Đông Dương di chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn năm 1954. Từ 1955 các trường Cao Đẳng và Đại Học Sài Gòn được cải tổ sâu rộng với danh xưng mới là Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam, đến niên khóa 1956-1957 đổi thành Viện Đại Học Sài Gòn. Cho đến tháng 4, 1975, Viện Đại Học Sài Gòn có 8 Phân Khoa Đại Học như sau:
Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn nguyên là Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương (École Supérieure de Pédagogie) thành lập tại Hà Nội do nghị định ngày 15/10/1917 của Toàn Quyền Albert Sarraut. Năm 1950 trường trở thành một Khoa thuộc Viện Đại Học Hà Nội. Sau 1954 trường di chuyển vào Sài Gòn. Đến 1958, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký nghị định đổi thành Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn trực thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Lúc đầu trường có nhiệm vụ đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp, sau nhằm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp. Học trình thời gian đầu là 3 năm, đến 1961 đổi thành 4 năm.
2 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA
Trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn là hậu thân của Trường Y Khoa Đông Dương (École de Médecine de l’Indochine) được thành lập ngày 08/01/1902. Trường này được đổi thành Trường Y Dược Đông Dương (École de Médecine et de Pharmacie de l’Indochine) ngày 29/12/1913. Từ 1948 trường có 2 Trung Tâm: một tại Hà Nội và một ở Sài Gòn. Sau 1954, Trung Tâm Hà Nội di chuyển vào Nam và sát nhập vào Trung Tâm Sài Gòn trở thành Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa gồm 3 trường: Y Khoa Đại Học Đường, Dược Khoa Đại Học Đường và Nha Khoa Đại Học Đường thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Từ 1948 đến1961 muốn nhập học phải có chứng chỉ PCB (Lý, Hóa, Sinh Hóa) của trường Đại Học Khoa Học và qua kỳ thi tuyển. Sau 1961 chỉ cần có bằng Tú Tài 2 ban A hoặc B và đậu kỳ thi tuyển vào năm Dự Bị Y Khoa cùng với 6 năm học nữa (học trình 7 năm). Trước 1966, Đại Học Y Khoa Sài Gòn giảng dạy bằng tiếng Pháp, nhưng sau năm này các giáo sư có thể giảng bằng một trong ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp. Cuối năm thứ 5, sinh viên thi tốt nghiệp và sau đó phải soạn và trình luận án viết bằng Pháp hoặc Anh Văn. Từ sau 1967 sinh viên mới được chọn thêm tiếng Việt. Cứ cuối mỗi năm phải thi lên lớp, nếu vắng mặt 3 buổi học, kể cả thực tập, sẽ bị cấm thi. Riêng năm thứ nhất vắng mặt 2 buổi là đã bị cấm thi. Cuối năm thứ 6 sinh viên được coi như y sĩ, nhưng phải soạn và đệ trình luận án mới được chính thức công nhận là Tiến Sĩ Y Khoa (quen gọi là Bác Sĩ). Sau khi tốt nghiệp, các Bác Sĩ phải làm tại các bệnh viện công 2 năm mới có quyền hành nghề tư.
3. ĐẠI HỌC DƯỢC KHOA
Trường Đại Học Dược Khoa là một Ban của Trường Y Dược Đông Dương (École de Médecine et de Pharmacie de l’Indochine) được thành lập bằng nghị định ngày 29/12/1913 (cải tổ Trường Y Khoa Đông Dương thành Trường Y Dược Đông Dương). Năm 1954 sau khi dời từ Hà Nội vào Sài Gòn và sát nhập vào Trung Tâm Sài Gòn, Ban Dược trở thành Trường Đại Học Dược Khoa Sài Gòn từ 1962. Muốn nhập học phải có bằng Tú Tài 2 ban A hoặc B, học trình 5 năm. Mỗi cuối năm nếu đủ giờ lý thuyết và thực tập sẽ được thi lên lớp. Cuối năm thứ 5 thi tốt nghiệp, trúng tuyển được cấp bằng Dược Sĩ Quốc Gia (Diplôme de Pharmacien d’État).
4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA KHOA
Trường Đại Học Nha Khoa nguyên là một ban của Trường Y Dược Đông Dương (École de Médecine et de Pharmacie de l’Indochine), sau 1954 dời vào Nam. Đến 1963 ban này được chính thức nâng lên thành một phân khoa và trở thành Trường Đại Học Nha Khoa thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Muốn nhập học phải có chứng chỉ SPCN (Lý, Hóa, Vạn Vật) hoặc PCB (Lý, Hóa, Sinh Hóa) của trường Đại Học Khoa Học và học thêm 4 năm trường Nha. Sau 1966 thí sinh có Tú Tài 2 trực tiếp thi vào thì học trình là 5 năm. Sinh viên vừa học lý thuyết vừa thực tập tại phòng thí nghiệm ở trường và tại các phòng giải phẫu của bệnh viện, tốt nghiệp qua kỳ thi cuối năm thứ 5 được cấp bằng Nha Sĩ Quốc Gia.
5 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC
Trường Đại Học Kiến Trúc nguyên là một ngành của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (École des Beaux Arts de l’Indochine) thành lập tại Hà Nội do nghị định của Toàn Quyền Merlin ngày 27/10/1924. Đến niên khóa 1926-1927 mới có ngành Kiến Trúc. Từ 1928 trường dời vào Đà Lạt. Niên khóa 1948-1949 trường trở thành một phân khoa của Viện Đại Học Hà Nội. Sau 1954 trường dời về Sài Gòn trực thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam. Kể từ niên khóa 1957-1958 trường thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Trường Đại Học Kiến Trúc đao tạo Kiến Trúc Sư, chuyên viên ngành thiết kế đô thị và Cán Sự Kiến Trúc phục vụ công tác xây dựng nhà cửa, cao ốc. Trước 1950 trường thuộc hệ Cao Đẳng, từ 1958 được nâng lên hệ Đại Học, học trình 6 năm, có 3 ban: Kiến Trúc, Thiết Kế Đô Thị và Cán Sự Kiến Trúc. Muốn nhập học phải có bằng Tú Tài 2 ban B (Toán) và qua kỳ thi tuyển về Toán và vẽ. Mỗi năm phải thi lên lớp và hội đủ một số giờ thực tập về thiết kế và họa đồ. Năm cuối cùng nếu đầy đủ giờ thực tập và đồ án xây dựng sẽ được phép thi tốt nghiệp, trúng tuyển được cấp văn bằng Kiến Trúc Sư.
6- TRƯỜNG ĐẠI HỌC - KHOA HỌC
Trường Đại Học Khoa Học nguyên là Trường Cao Đẳng Khoa Học Đông Dương (École Supérieure des Sciences). Trường này được thành lập ở Hà Nội năm 1941 và có một chi nhánh ở Sài Gòn. Năm 1949 Trường được cải danh là Khoa Học Đại Học Đường thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam. Sau 1954, Trung Tâm Hà Nội dọn vào Sài Gòn và sát nhập thành Trường Đại Học Khoa Học thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Trường có nhiều ban, mỗi ban có nhiều chứng chỉ. gồm Toán, Vật Lý (điện, điện tử), Hóa Học, Sinh Vật Học, Địa Chất. Muốn nhập học chỉ cần có bằng Tú Tài 2 ban A hoặc B, không phải thi tuyển. Học ban nào khi tốt nghiệp được cấp phát văn bằng Cử Nhân ban đó như: Cử Nhân Toán, Cử Nhân Vật Lý, Cử Nhân Hóa Học. Năm đầu sinh viên có thể chọn một trong 4 chứng chỉ dự bị sau:
1. MGP (Mathématiques Générales et Physiques) Toán Đại Cương và Vật Lý để học Cử Nhân Toán.
2. MPC (Mathématiques, Physique et Chimie) Toán, Lý, Hóa để học Cử Nhân Vật Lý hoặc Cử Nhân Hóa Học.
3. SPCN (Sciences Physique, Chimie et Naturelles) Lý, Hóa, Vạn Vật để học Cử Nhân Vạn Vật.
4. PCB (Physique, Chimie, Biologie) Lý, Hóa, Sinh Hóa để học Cử Nhân Sinh Vật hoặc Cử Nhân Địa Chất.
Nếu theo đúng 6 chứng chỉ chuyên khoa bắt buộc sẽ được cấp phát văn bằng Cử Nhân Giáo Khoa về ban đã học. Nếu chọn 6 chứng chỉ không bắt buộc thì được cấp phát văn bằng Cử Nhân Tự Do. Có bằng Cử Nhân được ghi danh Cao Học hoặc Chứng Chỉ Khoa Học Đệ Tam Cấp. Nếu đỗ chứng chỉ Thâm Cứu, sinh viên phải tìm một giáo sư bảo trợ để soạn luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp. Nếu Hội Đồng Giám Khảo thông qua luận án, sinh viên được cấp văn bằng này. Với bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp sinh viên có thể nghiên cứu, soạn và trình luận án Tiến Sĩ Quốc Gia. Học trình Tiến Sĩ Quốc Gia dài từ 5 đến 7 năm. Trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn tổ chức các kỳ thi Tiến Sĩ Quốc Gia bằng cách trình luận án ở Pháp.
7 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT KHOA
Trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn là hậu thân của Trường Pháp Chính Đông Dương (École de Droit et d’Administration). Trường này được thành lập tai Hà Nội ngày 15/10/1917. Do sắc lệnh của Tổng Thống Pháp ngày 11/09/1931 Trường đổi tên là Trường Cao Đẳng Luật Khoa Đông Dương (École Supérieure de Droit de l’Indochine), đến 1941 đổi thành Trường Đại Học Luật Khoa (Faculté de Droit). Năm 1954 Trường chuyển vào Sài Gòn và thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam, sau 1957 thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Trường cấp học vị từ Cử Nhân đến Tiến Sĩ, nhằm đào tạo các chuyên viên luật cho ngành Tư Pháp, Kinh Tế, Ngân Hàng. Muốn nhập học chỉ cần có bằng Tú Tài 2 không kể ban, không phải qua kỳ thi tuyển. Học trình có 3 cấp:
1. Cử Nhân: học trình lúc đầu là 3 năm, đến giữa thập niên 60 đổi thành 4 năm. Từ khi tăng lên 4 năm, 2 năm đầu giảng dạy các vấn đề tổng quát luật học, 2 năm sau đi vào chuyên khoa của từng bộ môn gồm kinh tế, công pháp, tư pháp. Cuối mỗi năm sinh viên phải qua một kỳ thi lên lớp. Với học trình 3 năm, khi tốt nghiệp đươc cấp văn bằng Cử Nhân Luật Khoa. Kể từ khi học trình tăng lên 4 năm, khi tốt nghiệp được cấp bằng Cử Nhân theo các bộ môn Kinh Tế, Tư Pháp, Công Pháp.
2. Cao Học: Cao Học có 3 ban giống như Cử Nhân, học trình 2 năm. Nếu đỗ năm thứ nhất được cấp chứng chỉ Cao Học Đệ Nhất Cấp, đỗ năm thứ 2 được cấp chứng chỉ Cao Học Đệ Nhị Cấp.
3. Tiến Sĩ: nếu có 2 chứng chỉ Cao Học được theo học chương trình Tiến Sĩ nhưng cần có giáo sư thực thụ bảo trợ để soạn luận án. Nếu luận án được Hội Đồng Giám Khảo thông qua được cấp học vị Tiến Sĩ Luật Khoa có ghi rõ từng ban.
Trường Đại Học Văn Khoa lúc đầu chỉ là lớp Dự Bị Văn Chương Pháp, thuộc Viện Đại Học Hà Nội có từ trước 1945. Niên khóa 1948-1949 trường mở cửa lại, có 2 trung tâm Hà Nội và Sài Gòn. Sau 1954 trung tâm Hà Nội sát nhập với trung tâm Sài Gòn và đươc nâng lên thành một phân khoa Đại Học (Faculté). Muốn nhập học chỉ cần có bằng Tú Tài 2 không kể ban. Trường có các ban cho các bằng Cử Nhân tương ứng: Việt Văn, Việt Hán, Pháp Văn, Anh Văn, Sử Học, Địa Lý, Triết Học, Nhân Văn. Sinh viên theo học ban nào thì phải học một môn chính bắt buộc, một môn phụ bắt buộc. Thí dụ: ban Pháp Văn, môn chính bắt buộc là Pháp Văn, môn phụ bắt buộc là Việt Văn, các môn khác là Anh Văn, Triết và Sử, Địa.
Cuối năm thứ nhất sinh viên thi lấy chứng chỉ Dự Bị Văn Khoa, nếu đỗ, được theo học các chứng chỉ thuộc ban đã chọn từ đầu. Chứng chỉ Dự Bị là cửa ngõ duy nhất, nhưng khi tốt nghiệp Cử Nhân chứng chỉ này không được ghi vào văn bằng. Nếu sinh viên đỗ 4 chứng chỉ trong đó có một chứng chỉ Văn Chương thuộc ngành đã chọn thì được cấp phát văn bằng Cử Nhân Tự Do (Licence Libre). Muốn lấy văn bằng Cử Nhân Giáo Khoa (Licence d’Enseignement) sinh viên phải đỗ đủ 4 chứng chỉ bắt buộc.
Thí dụ 1: Cử Nhân Giáo Khoa Việt Văn phải có các chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, Văn Chuơng Việt Hán, Ngữ Học và một trong các chứng chỉ Văn Hóa Pháp, Pháp Văn Thực Hành, Văn Hóa Anh Mỹ, Anh Văn Thực Hành.
Thí dụ 2: Cử Nhân Giáo Khoa Pháp Văn phải có các chứng chỉ Văn Chương Pháp, Ngữ Học Pháp, Văn Hóa Pháp và một trong 2 chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm, Văn Chương Việt Hán.
Nếu đỗ Cử Nhân Giáo Khoa trong đó có 2 chứng chỉ hạng Bình Thứ trở lên và được một giáo sư bảo trợ sẽ đủ điều kiện ghi danh Cao học (Diplôme d’Études Supérieure). Sinh viên phải soạn tiểu luận tối thiểu 100 trang đánh máy. Nếu tiểu luận được Hội Đồng Giám Khảo, gồm 1 chủ tịch, 2 giám khảo (một vị là giáo sư bảo trợ), sau khi Hội Đồng đánh giá và thảo luận chấp thuận thì được cấp văn bằng Cao Học Văn Chương của từng ban. Từ niên khóa 1971-1972 bắt đầu có chương trình Tiến Sĩ Chuyên Khoa.
Ngoài ra, ở thành đô Sài Gòn còn có các trường cao đẳng, học viện, trung tâm khác như sau:
TRUNG TÂM QUỐC KỸ THUẬT GIA PHÚ THỌ
Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ được thành lập do Sắc Lệnh năm 1957 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Trung Tâm gồm các Trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp. Muốn nhập học phải có Tú Tài 2 ban A hoặc B, thời gian học cho Kỹ Sư từ 4 đến 5 năm tùy theo ngành, ban Cán Sự 2 năm. Trung Tâm gồm 3 trường:
1. Trường Cao Đẳng Công Chánh: đào tạo Kỹ Sư Cầu Cống, Cán Sự Công Chánh, Địa Chánh.
2. Trường Cao Đẳng Điện Học: đào tạo Kỹ Sư Điện, Cán Sự Điện, Điện Tử.
Trường Kỹ Sư Công Nghệ: đào tạo Kỹ Sư Công Nghiệp.
3. Trường Cao Đẳng Hóa Học: đào tạo Kỹ Sư Hóa Học, Cán Sự Hóa Học.
Trường Việt Nam Hàng Hải: đào tạo Thuyền Trưởng Viễn Duyên, Sĩ Quan Cơ Khí Hàng Hải.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM - KỸ THUẬT
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật thành lập do Nghị Định số 1082/GD ngày 05/10/1962 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trụ sở ở Thủ Đức, Trường đào tạo các giáo chức dạy các môn kỹ thuật cho các trường Sư Phạm Kỹ Thuật Trung Cấp. Trường có các ngành về Khoa Học Ứng Dụng, Khoa Học Chuyên Nghiệp, Kỹ Nghệ Họa, Thương Mại, Tiểu Công Nghệ. Đến niên khóa 1973-1974 trường được kết hợp với một số trường Cao Đẳng và Khoa của Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ để trở thành Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức dưới sự điều khiển trực tiếp của Bộ Văn Hóa Giáo Dục.
TRUNG TÂM QUỐC GIA NÔNG NGHIỆP
Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp là hậu thân của Trường Chuyên Nghiệp Nông Lâm Đông Dương (École Spécial d’Agriculture et de Sylviculture) tại Hà Nội do nghị định ngày 15/08/1938 của Toàn Quyền Đông Dương. Sau 1954 trường dời vào Nam. Năm 1959 trường được tái lập tại Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trực thuộc Bộ Canh Nông, nhằm đào tạo kỹ sư Nông Lâm Súc. Sau vì mất an ninh trường dời về Sài Gòn. Năm 1963 trường đổi tên thành Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp trực thuộc Bộ Văn Hóa Giáo Dục và trở thành viên của Viện Đại Học Sài Gòn.
HỌC VIỆN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH
Tiền thân của Học Viện Quốc Gia Hành Chánh là Trường Pháp Chính Đông Dương (École de Droit et d’Administration) thành lập ở Hà Nội ngày 15/10/1917, sau đổi thành Trường Đại Học Luật Khoa Hà Nội (Faculté de Droit) vào năm 1941. Ngày 01/01/1953 một bộ phận của Trường Đại Học Luật Khoa Hà Nội được thành lập ở Đà Lạt mang tên Trường Quốc Gia Hành Chánh Đà Lạt, trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục, nhằm đào tạo các viên chức hành chánh cao cấp. Đến 1954 trường được cải tổ sâu rộng và đặt trực thuộc Phủ Thủ Tướng. Năm 1955 Trường dời về Sài Gòn và đổi thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.
MIỀN NAM MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
fb Yến Ngọc Hải Âu · ·
TRƯỜNG GIA - LONG XƯA .
Hình GS người Pháp, cô Pierrette Poli, dạy môn Sử niên khoá 1955-56.
Chú thích ảnh: cô Huỳnh Thị Hoa (Văn) — tại Trường Nữ Trung Học Gia Long.
Hoa Huynh Trường Lycee’ Gia Long mở 2 lớp của chương trình Pháp, sau khi thi Tú tài Pháp 1ere Partie section Moderne số học sinh phải chuyển sang trường Marie Curie hoặc Petrus Truong Vinh Ky!
Năm học 1950-51 thi đậu vào trường College Gia Long, sau khi học 4 năm sẽ thi tốt nghiệp bằng Thành Chung D.E.P. S.I.(Diplome D Etudes Primaire & Secondaire Indochinoise)
Vị Hiệu Trưởng là Mme Dubois,
Vị Hiệu Phó là M .elle Chauvet .
Vị Tổng Giám Thị ( Surveillante generale ) là M elle Emilie Võ Thành.
Trịnh Ngọc Hiền Mình vẫn nhớ tên các vị Giáo Sư người Pháp dạy môn Pháp Văn cho các lớp lấy ngoại ngữ này là môn sinh ngữ chính!Mr Passard- Mme Helie- Mme Rosignol và Mme Martin!Từ đệ thất đến đệ tứ (từ niên khoá 1962-1963 đến 1965-1966) mỗi tuần chỉ có 1 giờ thôi! Hình như các niên khoá sau không còn các GS Pháp nữa!
Sau năm 69-70,trường GL không còn GS Pháp giảng dạy tại đây .Tất cả về hưu và rời VN
--------------------
* Hoa Mồng Gà
Những người biết những ngôi trường này giờ đây đã gần 70 ,một số đã sang bên kia thế giới !!
* Cao Kim Dung
Ngôi trường mà em hằng mơ ước từ năm học lên đệ nhị cấp là Đại Học Văn Khoa,..
* Nguoi Viet Bln
Ngôi trường thân yêu:
*Hoa Mồng Gà
Nguoi Viet Bln trường y ,đối diện trường Tiểu Học Hùng Vương ,bên cạnh sân Tà bố !!
* Lien Hoa Dao
Anh
ruột tôi tốt nghiệp QUỐC GIA HÀNH CHÁNH. Sau này có lúc làm phó Quân và
chức vụ sau cùng là Phó giám đốc TỔNG CỤC GIA CƯ Thành phố Sài Gòn..
* Yến Ngọc Hải Âu
Lien Hoa Dao tuyệt quá
Cám ơn chị đã ghé và cho em thông tin
* Thai Thuan Tran
Cha tôi tốt nghiệp ngôi trường cuối cùng trong bài viết này. Đó cũng là một niềm tự hào đối với tôi.
* Yến Ngọc Hải Âu
Thai Thuan Tran tuyệt quá cám ơn
Đã ghé trang .
* Cao Kim Dung
Anh
rể của em tốt nghiệp Trường Quốc Gia Hành Chánh và được bổ nhiệm làm
phòng Báo Chí trong Dinh Độc Lâp của Tổng Thống, thế là bị đi tù 16 năm,
từ Nam ra Bắc, may mà còn sống sót để đi HO.
* Yến Ngọc Hải Âu
Cao Kim Dung hay quá cám ơn !
* Cao Kim Dung
Lâm Ngân Mai
Thế hệ trẻ là "Mầm Non hay Mầm Độc" của đất nước dưới chế độ CS?
Yến Ngọc Hải Âu
dạ còn 2 anh ruột tôt nghiệp Đại Học Su Phạm khoảng năm 1960 một anh ra
đi dạy đệ nhị cấp ở trường Chu Văn An, một anh cũng dạy đệ nhị cấp ở
dưới Châu Đốc, tên trường là gì em không nhớ rõ không biết có phải là
trường Tống Phước Hiệp không?
* Duong Ngo
Tui
nhớ sau khi thành lập nước VNCH Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã triệu tập
các nhà trí thức, các học giả để soạn thảo một chương trình Giáo dục cho
học đường từ Tiểu học lên Trung học và Đại học. Các vị đó đa số là
những nhà trí thức tốt nghiệp ở nước ngoài về phần nhiều là ở Pháp. Nhờ vậy nền Giáo dục của VNCH mới tạo ra được nhiều nhân tài giúp nước!
* Hiên Nguyễn
Những tên phản chiến và cs nằm vùng chúng đâu co qúi.
* Muoi Ba Le
Hồi
trước 1975, bậc trung học đệ nhị cấp (bây giờ là trung học cấp 3) chia
làm 3 ban: ban A là ban Vạn Vật, ban B là ban Toán Lý Hóa, ban C là ban
Văn Chương. Những đề thi trên đây có lẽ là đề thi Tú Tài của ban C. Tất
nhiên là không có văn mẫu. Được điểm 5/10 đã là rất giỏi.
--------------
Lâm Ngân Mai
Thế hệ trẻ là "Mầm Non hay Mầm Độc" của đất nước dưới chế độ CS?
Như chúng ta đều biết, những thế hệ trẻ là "mầm non, là tài sản, là tương lai, là nền tảng" của một đất nước. Chính vì vậy, có bao nhiêu nước tư bản trên thế giới hiện nay và kể cả Quốc gia miền Nam VNCH trước 1975 đã và đang trích ra hàng triệu, hàng tỷ đô la hàng năm, để đầu tư vào nền giáo dục nhằm mục đích nâng cao và phát huy trí tuệ, đạo đức, tài năng và kiến thức cho những thế hệ trẻ của đất nước họ. Nói chung là để đào tạo những thế hệ trẻ của họ trở thành những nhân tài hữu ích cho đất nước và nhân loại.
Để cho dân ta trong nước hiểu hay ý thức những thế hệ trẻ được trân trọng, nâng niu và đào tạo như thế nào ở những nước tư bản so với nước cộng sản VN, tôi xin dùng nước Mỹ làm minh chứng. Dưới nền giáo dục của Mỹ, tất cả những em nhỏ bất kể nghèo hay giàu đều được học miễn phí ở những trường tiểu học và trung học công cộng trên toàn quốc. Không chỉ vậy, chính phủ Mỹ còn tài trợ tài chánh cho những em học sinh nào muốn tiếp tục học 4 năm đại học nếu gia đình có thu nhập thấp dưới sự quy định của chính phủ. Còn những em học sinh nào không đủ tiêu chuẩn nhận được tiền trợ cấp của chính phủ vì gia đình có thu nhập cao, chính phủ sẽ cho những em đó mượn tiền để học đến khi đạt được bằng cấp, rồi những em sẽ trả lại nợ sau khi ra trường kiếm được việc làm.
Khi đến trường học, tất cả các em học sinh này đều được giáo dục từ nhỏ về đạo đức, tình người, quyền tự do, quyền con người, quyền dân chủ, sự thật của lịch sử nước Mỹ lẫn thế giới dù tốt hay xấu, và kể cả giáo dục về chính trị và cách lãnh đạo (thí dụ như những em học lớp 8 được học bỏ phiếu để bầu cho nhau ra một ban lãnh đạo cho lớp với những chức vụ như tổng thống của lớp (class president), phó tổng thống của lớp (class vice president), thư ký của lớp (class secretary), thủ quỹ của lớp (class treasurer)...vv...).
Thêm vào đó, những em học sinh đều được bảo vệ một cách tuyệt đối lại những thầy cô giáo nào và kể cả những cha mẹ hay bất cứ người lớn nào trong gia đình có hành vi bạo hành, đánh đập, sờ mó, khủng bố tinh thần mấy em. Tất cả những hành vi bất chánh này nếu có xảy ra đều sẽ được nhà trường, bộ giáo dục, cơ quan bảo vệ trẻ em, cơ quan cảnh sát và luật pháp chế tài. Đồng thời, bất cứ những em học sinh nào phải vắng mặt trường với bất cứ lý do gì đều phải báo cho nhà trường biết, và thầy cô giáo có quyền nghi vấn và hỏi thắn cha mẹ nếu chú ý thấy có bất cứ những vết thương nào trên người của những em học sinh hoặc có những sự bất thường gì như ít nói, buồn khóc, trầm cảm..vv...Nếu những lời giải thích của cha mẹ mấy em không hợp lý, những thầy cô giáo có quyền báo cáo cho bộ giáo dục, cơ quan cảnh sát, cơ quan bảo vệ trẻ em....
Nói chung những thế hệ trẻ dưới nền giáo dục của Mỹ, mỗi hàng năm có hàng trăm ngàn học sinh ra trường đại học với đủ loại ngành nghề khác nhau, như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, dược sĩ, giáo sư, bác học, chính trị gia...vv..., và trong số này cũng có rất nhiều con cháu của đồng bào người Việt tỵ nạn hải ngoại. Sau đó, những nhân tài này sẽ cống hiến tài đức và kiến thức ngành chuyên môn học được của mình để phát triển đất nước. Và cũng chính những nhân tài này đã, đang và sẽ phát minh ra những sản phẩm, những công nghệ, những mạng xã hội, những máy móc y tế và xây dựng, những vũ khí tối tân nhất thế giới, và kể cả chế tạo ra những thuốc trị bệnh tốt nhất trên thế giới.
Còn hiện nay những thế hệ con cháu chúng ta thì ra sao dưới sự cai trị của lũ cộng sản Bắc Việt và chế độ cộng sản. Những con cháu chúng ta đi học thì phải trả tiền học phí, muốn nâng điểm thì phải ngủ với thầy cô, muốn học lên cao thì phải đút lót hay là phải con ông cháu cha, con nhà đại gia. Còn thầy cô giáo thì sẵn sàng dùng đấm đá vào mặt vào bụng theo kiểu bạo hành để răn dạy học sinh.
Điều tệ hại hơn nữa, có những nữ học sinh ở nhà bị cha ruột hay cha ghẻ hiếp dâm, đánh đập hoặc khủng bố tinh thần trong một thời gian dài và kể cả trong trường hợp của một em gái nhỏ bị mẹ ghẻ đánh một thời gian dài và cuối cùng cho đến chết gần đây, mà không được một ai trong nhà trường biết đến, chú ý và bảo vệ cả. Nhà trường, bộ giáo dục, cơ quan chức năng, luật pháp đều chỉ là hình thức xảo trá và trò hề, vì chỉ lập nên để bảo vệ kẻ có tiền và để làm tiền.
Khi đến trường, những con cháu chúng ta bị nhồi sọ, đầu độc và tuyên truyền về chủ thuyết Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức và văn hóa của hồ chí minh, lịch sử sửa đổi và dối trá, tư tưởng yêu nước là phải yêu đảng yêu nhà nước, tư tưởng đảng và nhân dân là một, tư tưởng căm thù Mỹ, căm thù những đồng bào hải ngoại vì là những người phản quốc, phản động, thể lực thù địch, là tay sai của Mỹ....
Nói tóm lại, lũ cộng sản Bắc Việt đã, đang và sẽ làm cho những thế hệ "mầm non" tương lai của đất nước trở thành những thế hệ "mầm độc" với những điều nói trên. Chúng ta chỉ cần nhìn những tấm hình minh họa với những em nhỏ bị lũ cộng sản bắt mặc những bộ áo xanh, đội những nón cối sao vàng và ngồi trước hai lá cờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng trong khi những em nhỏ dưới thể chế VNCH mặc những bộ đồng phục học sinh, thì cũng biết những thế hệ con cháu chúng ta bị chúng hủy hoại hay giết chết trí tuệ, đạo đức, lương tâm và tài năng như thế nào rồi. Nói một cách khác, những con cháu chúng ta sẽ không chết vì đói mà sẽ chết vì không hiểu biết đúng hay sai. Đây không khác gì như những trái cây hay thực phẩm bị chích chất hoá học độc hại vào nó.
Cho nên sau 47 năm qua dưới sự cai trị của lũ cộng sản Bắc Việt rừng rú, dốt nát và ác độc này, chúng không đào tạo ra được một nhân tài nào cho Việt Nam cả nên kể cả một con vít cũng không thể chế tạo ra được. Những con cháu chúng ta lớn lên chỉ biết sống trong u mê, tăm tối, sa đọa và đắm chìm vào đời sống dối trá, duy vật, kiếm tiền, ăn nhậu, đĩ điếm, cuồng xem đá banh...,mà không màn, không hiểu về chính trị, không màn về vận mệnh đất nước, không màn tìm hiểu về sự thật của lịch sử và những tội ác của Hồ tặc và lũ cộng sản Bắc Việt đã gây ra...Còn một số nhỏ tuổi trẻ gọi là dư luận viên, bò đỏ, AK 47 thì bán lương tâm để tiếp tay duy trì cái băng đảng cộng sản và chế độ cộng sản này, và để dùng mạng xã hội Facebook, Youtube của chính nước Mỹ đánh phá và chửi thô tục những người chống cộng hải ngoại. Và số tuổi trẻ còn lại là lũ con ông cháu cha mua bằng mua chức.
------------------
Cái học sau khi được Giải Phóng (30/4/1975)
* Lương Quang Bảo
Toán này hơi khó nha Hà Huỳnh , Cháo Vịt Sara
Toán này hơi khó nha Hà Huỳnh , Cháo Vịt Sara
* Thanh Nguyen
Cha
nó là phó THIẾN SĨ THẢO SƯ Giám Đốc trường Chính Trị Mad Le
bộ trưởng bộ Ăn Xin trường Hồ Tập Chương thành phố Hồ Chí
Minh?
No comments:
Post a Comment