-------------
-------------
Ngọc Hạnh
Một ông tỷ phú nhiều tiền nhất thế giới, chủ mấy cái đại công ty bởi vì muốn trả ơn cho quốc gia đã cưu mang mình mà tự nhiên đi vác ngà voi cho chúng chửi, chúng doạ giết…
Một ông tỷ phú nhiều tiền nhất thế giới, chủ mấy cái đại công ty bởi vì muốn trả ơn cho quốc gia đã cưu mang mình mà tự nhiên đi vác ngà voi cho chúng chửi, chúng doạ giết…
từ bỏ mọi thú vui, mọi sinh hoạt bình thường , bây giờ phải thận trọng từ miếng ăn cũng phải dò xét kỹ lưỡng, đi đâu cũng phải có bảo vệ,mỗi ngày làm việc như điên, ăn ngủ ngay nơi làm việc, không lấy 1 cent tiền lương để giúp dân Mỹ lấy lại hàng trăm, nghìn tỷ đồng, giúp dân Mỹ nhìn thấy đám chính trị gia, thương gia,tài phiệt,truyền thông …
cấu kết nhau tham nhũng và làm suy yếu nước Mỹ, chuyện xấu xa đến nổi mà một người Mỹ bình thường có mơ cũng không bao giờ tin được.
Đứa nào nghe đóng cơ quan USAID , hay ông bự bà to tham nhũng, làm bậy… bị vạch trần mà nhảy lên như đỉa phải vôi thì đứa đó
* một là thằng ăn tiền của cơ quan đó nhiều nhất,
* hai là thằng được cơ quan đó cho ăn đều nhất,
* ba là thằng được các ông bà đó hay cơ quan đó thỉnh thoảng cho ăn,
* bốn là thằng đang chờ cho ăn,
* năm là…ui, mệt quá túm lại là “thớt có tanh tao ruồi đổ đến”giờ rửa sạch tấm thớt nên ruồi bay tán loạn vo ve điếc tai.
Còn anh chị em xứ thiên đường giận dữ vì ông Trump không “cứu” Ukraine, lo Ukraine sẽ bị như VNCH trước kia…mẹ ui…c ách nhau 50 năm và chính trị thế giới thì thay đổi hàng giờ mà so sánh chi vậy anh chị?
Ông Trump nói sẽ cố gắng chấm dứt chiến tranh ở đó, từ từ để ổng lo cho việc nhà và chính cái nội các của ổng đã chứ, bị đánh phá hàng giờ, bị doạ giết, thủ tiêu, bị bạo loạn đủ thứ và mới làm tt có 3 tuần thôi mà, ổng bận túi bụi,
ông già 78 tuổi không có thời gian nghỉ ngơi làm việc siêu tốc độ, sức lực hơn cả người trẻ tuổi, từ từ để người ta làm việc chứ anh chị, anh chị làm như ổng là tay sai hay đầy tớ của anh chị mà ngồi đó trách mắng hàng ngày vì không làm đúng ý của anh chị, việc của nước Vn anh chị lo được chưa mà chồm sang lo cho nước khác rồi trách mắng tt Mỹ…
mệt với các anh chị “yêu dân chủ, có lòng bồ tát lo cho cả thế giới” này ghê đó,
thôi nhìn hình thằng cu X này cho phẻ lại
------------
Hoa Hồng Trắng
VÀI LỜI CHO THẰNG GIÀ LƯU MANH, ĐÊ TIỆN LOC DUONG!
VÀI LỜI CHO THẰNG GIÀ LƯU MANH, ĐÊ TIỆN LOC DUONG!
Ê Loc Duong!
Tao đọc cái gọi là THƯ GỬI MR. TRUMP của mày mà thật tình muốn ói vì nó quá tởm! Chẳng dài dòng làm gì, xin điểm qua vài ý của cái đầu tôm mày viết ra:
Thằng già Loc Duong mày có mắt như mù, có tai như điếc!
Nhờ những “ĂN NÓI LINH TINH” của ông Trump và cái bộ mới DOGE của ông mà dân Mỹ mới thấy được tất cả những bẩn thỉu, mục ruỗng của bộ máy chính quyền do mấy thằng /con DC cộng sản dựng lên! Cái thứ hèn mọn và đê tiện như Loc Duong mày làm sao có tư cách gì để phán xét ông Trump?
2- Bây giờ người Việt hết chửi cộng sản mà chờ Ông Trump phát biểu rồi chia hai phe đánh đá nhau?
Này Loc Duong,
Mày không thấy rằng những đứa Việt Nam ở Mỹ, Úc, Pháp (trong đó có thằng Loc Duong mày) hè nhau chống Trump, bất kể lý lẽ, bất kể sự thật, dựng lên những thứ bỉ ổi không thật, tất cả đều đổ lên đầu ông Trump!
Tao hỏi mày, với bản chất lưu manh, bán linh hồn cho quỷ như thằng Loc Duong mày và một lũ côn đồ như Hồ Cương Quyết, Nhã Duy, Nguyễn Quốc Khải, Nguyễn Đình Minh Quốc , Nguyễn Hoàng Duyên v.v. thì chúng mày có khác gì NHỮNG THẰNG CỘNG SẢN?
Thằng Loc Duong mày muốn rằng những người có lương tri phải ngậm miệng lại, để cho lũ chúng mày múa gậy vườn hoang?
Không đâu Loc Duong, chúng mày cũng xấu xa và bẩn thỉu y như thằng CSVN, và cần phải vạch cái mặt mốc của chúng mày cho thiên hạ tỏ tường!
Mày nói “người Việt hết chửi cs mà xoay qua chửi nhau” là một thứ lấp liếm khốn kiếp thôi Loc Duong à!
3- Ăn đầu sóng nói đầu gió?
Thằng Loc Duong mày nói ông Trump “áp thuế 10% lên hàng hoá của China không đủ sức gải ngứa !”
Loc Duong à,
Tao không nghĩ là mày không biết SỰ THẬT, nhưng bản chất bất lương, lưu manh khiến mày đã BÓP MÉO SỰ THẬT! Cái vụ áp thuế 10% lên hàng hoá China phải có thêm chữ ADDITIONAL nữa Loc Duong à , nhưng mày và Nhã Duy, Hồ Cương Quyết đã cố ý CẮT BỎ chữ ADDITIONAL để bêu riếu ông Trump là thân với Tàu Cộng!
Sao chúng mày vô liêm sỉ quá mức như thế?
4- Ông Trump “lấn lướt đồng minh, dễ thương với cộng sản”?
Loc Duong à,
Uổng cho mày sắp xuống lỗ mà đầu óc còn quá ngu!
Mày thử xét trong những năm qua, cái gọi là ĐỒNG MINH CỦA MỸ đã thực sự làm gì nếu không là LỢI DỤNG MỸ TỐI ĐA ĐỂ THỦ LỢI? Lũ đồng minh kia khi có dịp là đâm Mỹ lút cán dao.
Mexico, Canada cũng thế mà các nước EU cũng thế, chỉ muốn Mỹ làm CON BÒ SỮA mà thôi!
Và các tổ chức quốc tế như UNITED NATIONS, WHO v.v. có khác gì đâu?
Đầu óc ngu si như Loc Duong mày, có khi thằng hàng xóm đem bán vợ, con của mày vô nhà thổ mà mày còn giúp no’ đếm tiền? Mở con mắt mày ra thằng ngu!
Huỳnh Hậu
---------
-----------
DAVID MARCUS: Nếu USAID quan trọng như vậy, thì sự phẫn nộ trên toàn cầu ở đâu?
Người tố giác nêu chi tiết 'sự lãng phí to lớn' tại USAID
Người tố giác của USAID Rob Cohen lên tiếng về vấn đề lãng phí tại cơ quan liên bang này trên chương trình 'Jesse Watters Primetime'.
Nếu bạn lắng nghe những người theo đảng Dân chủ ngày nay, bạn sẽ nghe thấy những lời than thở về những khoản cắt giảm sâu sắc mà Chính quyền Trump đang thực hiện đối với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Họ nhấn mạnh rằng sẽ có nhiều sinh mạng bị mất đi.
Hãy lấy tổng thống Rwanda, Paul Kagame, người đã gây sốc cho người phỏng vấn CNN tuần này khi nói về việc cắt giảm USAID, "Tổng thống Trump có cách giải quyết vấn đề không theo thông lệ. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông ấy." Khi được hỏi về sự ủng hộ mà người dân quốc gia ông có thể mất đi, ông trả lời, "Chúng ta có thể học được một số bài học."
Quan điểm mà Kagame đưa ra, và đó là một quan điểm khôn ngoan, là châu Phi cần phải tự cung tự cấp hơn và không phải là một quốc gia phụ thuộc mãi mãi vào các cường quốc toàn cầu, bao gồm cả Hoa Kỳ. USAID và Bộ Ngoại giao phân bổ phần lớn trong số khoảng 70 tỷ đô la viện trợ nước ngoài hàng năm từ Hoa Kỳ. Nhưng phần lớn nguồn tài trợ của USAID được chuyển trực tiếp cho các nhóm và dự án khác nhau có thể hoặc không liên kết với chính phủ của bên nhận.
Tại Hungary, Tổng thống Viktor Orban đã tiến xa hơn một bước so với việc hoan nghênh hành động của Trump đối với USAID. Quốc gia của ông đang khiến nhiều tổ chức chống chính phủ không được phép chấp nhận viện trợ nước ngoài từ đất nước chúng ta.
Những gì bắt đầu như một cơ hội để truyền bá các lý tưởng cơ bản của người Mỹ về tự do và dân chủ đã trở thành những nỗ lực phản dân chủ nhằm tác động đến sự thay đổi chính trị ở các quốc gia khác gần với chủ nghĩa đế quốc.
"Bây giờ là thời điểm mà các mạng lưới quốc tế này phải bị phá hủy, chúng phải bị quét sạch", Orban phát biểu tuần này, cáo buộc rằng các quỹ viện trợ nước ngoài của Mỹ đã được sử dụng trong các nỗ lực nhằm "lật đổ" chính phủ của ông.
Orban có lý. Có một ranh giới mong manh giữa, ví dụ, việc xuất khẩu giá trị của nền báo chí tự do của Mỹ bằng cách tài trợ cho các hãng tin Hungary và can thiệp vào các cuộc bầu cử của Hungary, đặc biệt nếu các hãng tin này về cơ bản là cơ quan ngôn luận của các đảng đối lập.
Bukele bỏ phiếu.
Tổng thống El Salvador Nayib Bukele cho biết tiền của USAID thường được phân bổ cho các nhóm đối lập.
Tổng thống El Salvador, Nayib Bukele, ủng hộ đánh giá của Orban trong một bài đăng trên X, trong đó ông viết rằng hầu hết các quốc gia không muốn nhận viện trợ. "Mặc dù được quảng cáo là hỗ trợ cho phát triển, dân chủ và nhân quyền, phần lớn các khoản tiền này được chuyển vào các nhóm đối lập, các tổ chức phi chính phủ có chương trình nghị sự chính trị và các phong trào gây bất ổn."
Viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ phục vụ hai mục đích cơ bản. Mục đích đầu tiên là kinh tế: Chúng ta mua một lượng lòng trung thành nhất định từ các quốc gia đang phát triển bằng sự hào phóng của mình, cũng như quyền tiếp cận cuối cùng vào thị trường của họ.
Thứ hai là thông tin: Chúng ta có một chiếc loa phóng thanh để cố gắng khiến những quốc gia đó giống Mỹ hơn và ít giống Trung Quốc hơn.
USAID là một cơ quan độc lập do Tổng thống John F. Kennedy thành lập, nhưng Tổng thống Trump đã chuyển sang giao cho Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio. Mặc dù Rubio đã đề xuất cắt giảm nhân sự sâu rộng , ông đã đảm bảo với người dân Mỹ rằng viện trợ kinh tế quan trọng, cứu sống con người, phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ sẽ được bộ của ông bảo vệ. Và ít người cho rằng chúng ta chỉ nên đóng cửa các phòng khám y tế hoặc ngừng gửi màn chống muỗi đến Châu Phi.
Ngay cả Kagame cũng hình dung lục địa của mình sẽ thoát khỏi nhu cầu viện trợ nước ngoài, chứ không phải là biến mất hoàn toàn.
Không, vấn đề thực sự nằm ở mục đích thông tin của viện trợ nước ngoài. Những gì bắt đầu như một cơ hội để truyền bá các lý tưởng cơ bản của Mỹ về tự do và dân chủ đã biến thành những nỗ lực phản dân chủ nhằm tác động đến sự thay đổi chính trị ở các quốc gia khác giáp ranh với chủ nghĩa đế quốc.
Hơn nữa, sự thức tỉnh đi kèm với viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ hiện nay, trong các lĩnh vực như giới tính và tình dục, không chỉ không được hoan nghênh ở nhiều quốc gia thế giới thứ ba mà còn có thể làm chậm quá trình tiến hóa tự nhiên của các xã hội đó theo hướng khoan dung hơn.
Hiện tại, rất khó để hiểu chính xác những thay đổi nào đang được thực hiện đối với viện trợ nước ngoài. Ngoài việc xóa bỏ mạnh mẽ tên các cơ quan trên các tòa nhà và thông báo sa thải, không rõ chúng ta đang giữ lại viện trợ nào và loại bỏ viện trợ nào.
Cuối cùng, chính Rubio là người tự giao cho mình trách nhiệm về viện trợ nước ngoài và tương lai của USAID. Ông có trách nhiệm tách lúa mì ra khỏi trấu, các chương trình vừa cứu sống người dân vừa thúc đẩy lợi ích của người Mỹ, so với các chương trình bị thúc đẩy bởi hệ tư tưởng đảng phái.
Điều không thể chấp nhận được đối với người dân Mỹ, hoặc có vẻ như đối với nhiều nhà lãnh đạo toàn cầu, là viện trợ nước ngoài của Mỹ vẫn tiếp tục duy trì hiện trạng. Trump được bầu để tạo ra những thay đổi cụ thể về cách chúng ta tác động và tương tác với thế giới.
Trump và Rubio đã kiếm được và xứng đáng có cơ hội này để thay đổi và sửa chữa đáng kể một khía cạnh trong chính sách đối ngoại của chúng ta vốn đã bị phá vỡ trong nhiều thập kỷ, đã đánh mất mục tiêu của mình và thường gây ra nhiều tác hại hơn là lợi ích.
Đây có thể là một kỷ nguyên mới cho viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thành công hơn nhiều.
---------------
Son Bui
ĐIỂM TUẦN BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 09/02/2025
Với Donald Trump, nước Mỹ nói lời vĩnh biệt quyền lực mềm
ĐIỂM TUẦN BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 09/02/2025
Với Donald Trump, nước Mỹ nói lời vĩnh biệt quyền lực mềm
Trong bài « Vĩnh biệt "soft power" », Le Nouvel Obs đặt vấn đề, vòng xoáy những đe dọa, tuyên bố thô bạo và quyết định đơn phương đánh dấu việc quay lại Nhà Trắng, khẳng định tổng thống thứ 47 không phải là tín đồ của khái niệm « quyền lực mềm ». Nhưng nếu chỉ trông cậy vào việc cưỡng bức về quân sự hay kinh tế để áp đặt ý muốn với thế giới, phải chăng là Mỹ tự bắn vào chân mình ?
Còn đâu « soft power » của Hoa Kỳ ?
Vào đầu thập niên 90, giáo sư Joseph Nye của đại học Harvard đã triển khai khái niệm « soft power », đối chọi với hard power. Ví dụ cụ thể nhất là phim ảnh Hollywood đã quảng bá cuộc sống Mỹ trên thế giới hiệu quả hơn gởi thủy quân lục chiến sang Bagdad. Khái niệm này thành công rực rỡ đến nỗi Bắc Kinh đã nhiều lần mời giáo sư Nye sang giải thích cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Nay ông Nye nói về « smart power » : một quyền lực « thông minh », cứng rắn hay mềm dẻo tùy theo tình huống.
Hình ảnh những di dân bất hợp pháp bị còng tay, đưa lên phi cơ quân sự trở về nước ở châu Mỹ la-tinh ; đe dọa Panama, dọa Đan Mạch về Groenland ; dọa áp thuế ; bất ngờ ngưng viện trợ quốc tế không báo trước gây ra náo loạn khắp nơi ; dự định trục xuất gần 2 triệu người Palestine ở Gaza sang các nước bên cạnh để làm lại cuộc đời...Đó là những gì ngược hẳn lại với quyền lực mềm, và đó là chọn lựa cố tình của ông Trump. Khi tổng thống Columbia từ chối cho máy bay chở di dân hạ cánh, Donald Trump đã khiến đồng nhiệm phải quy hàng chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Khi nói thẳng là Ai Cập và Jordanie rốt cuộc sẽ phải nhận người Palestine « với tất cả tiền bạc đã cho họ », Trump không tìm kiếm bạn bè, đồng minh khi sỉ nhục các nước này.
Hệ quả sẽ là gì ? Với vị trí vượt trội về kinh tế và quân sự, Hoa Kỳ có thể không dọa suông, nhưng có nên chỉ dùng sức mạnh để áp đặt ? Nhất là Trung Quốc, Nga sẽ dễ dàng nhảy vào lấp chỗ trống do người bạn đã trở thành mối đe dọa bỏ lại. Le Nouvel Obs kết luận, quyền lực mềm Mỹ đã chết trong tay Donald Trump.
Cắt viện trợ các tổ chức nhân quyền : Washington làm thay việc của Bắc Kinh
The Economist đưa ra ví dụ cụ thể, chẳng hạn việc Hoa Kỳ cắt viện trợ làm tê liệt các tổ chức thúc đẩy nhân quyền tại Hoa lục. China Labour Watch, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, trong 20 năm qua đã điều tra tình trạng lạm dụng lao động trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Tổ chức này chỉ có bảy nhân viên và ngân sách 800.000 đô la một năm, nhưng hiện đang bên bờ vực sụp đổ vì khoảng 90 % nguồn quỹ là từ chính phủ Hoa Kỳ. Kể từ khi Donald Trump ra lệnh đóng băng viện trợ nước ngoài, China Labour Watch đã phải dừng hầu hết công việc của mình. Li Qiang, người sáng lập tổ chức, cho biết sẽ phải sa thải nhân viên, tất cả đều « rất đau đớn » và « hoàn toàn bất ngờ ». Các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Trung Quốc thường nắm vững ngôn ngữ và có quan hệ rất tốt, các nhà báo thường phải dựa vào họ.
China Labour Watch có mạng lưới liên lạc với công nhân bên trong các nhà máy trên khắp Hoa lục và tại các dự án của Trung Quốc ở các nước phương Nam, nắm được thông tin về các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ và đàn áp Tây Tạng. Trong nhiều thập niên, đảng Cộng sản Trung Quốc cáo buộc phương Tây kích động bất ổn thông qua xã hội dân sự. Thành viên một nhóm bảo vệ nhân quyền nói rằng lâu nay vẫn sợ Bắc Kinh đóng cửa, và thật trớ trêu là chính phủ Mỹ nay lại làm thay công việc của chính phủ Trung Quốc.
Kiểm soát Gaza : Ý tưởng ngẫu hứng của Trump ?
Tình hình Trung Đông và Ukraina tiếp tục là các chủ đề được các tuần báo bàn luận. Về hồ sơ Trung Đông, bên cạnh những tiếng nói chỉ trích việc tổng thống Donald Trump muốn kiểm soát Dải Gaza và đưa người Palestine sang nơi khác, cũng có những phân tích thực tế. Trên Le Point, cựu đại sứ Pháp tại Mỹ Gérard Araud nhận định đề nghị kiểm soát Gaza của ông là cú sốc lớn và thủ tướng Israel có vẻ là người đầu tiên bị bất ngờ.
Có thể dễ dàng nhấn mạnh đến vô số trở ngại và số phận người Palestine. Họ đi về đâu khi Jordanie và Ai Cập không muốn tiếp nhận vì sợ Hamas trà trộn gây rối, và đã đi thì khó thể trở về ? Theo những gì quan sát Khi còn là đại sứ tại Washington, tác giả cho rằng đề nghị của Trump không hề được bàn bạc trước với Israel, các nước Ả Rập hay trong chính quyền Mỹ. Trump nói ra những gì thoáng qua trong đầu, sau đó các cộng sự của ông phải lo tìm cách thực hiện.
Hồi 2018 khi Trump loan báo rút khỏi thỏa thuận nguyên tử với Iran, ngân khố Mỹ kinh ngạc, phải mất nhiều tuần lễ mới giải thích được về hệ quả đối với các công ty ngoại quốc. Lần này « cú đá vào ổ kiến » của Trump có khía cạnh đáng chú ý của nó. Vì không hề biết đến sự phức tạp và lịch sử của hồ sơ Gaza, Trump có suy nghĩ không theo lối mòn. Hãy xem xét những vấn đề thực tế mà ông gợi ra.
Làm sao sống được ở Gaza trong tình trạng hiện nay ?
Gaza chỉ còn là đống đổ nát, đặc phái viên của Trump sau khi đến thăm khẳng định tình trạng phá hủy là quá sức tưởng tượng. Tất cả - bệnh viện, trường học, nhà ở, cơ sở hạ tầng - đều bị san bằng. Dưới những đống gạch vụn hãy còn hàng trăm tấn chất nổ cần phải tháo gỡ, và hàng ngàn xác chết đang phân hủy. Làm thế nào 2 triệu thường dân đang lây lất ngoài trời và không có gì để mưu sinh, có thể sống được trong điều kiện này ?
Donald Trump đặt ra một vấn đề chính đáng mà cộng đồng quốc tế muốn đánh trống lảng không muốn đề cập. Sau khi chế nhạo và lên án tổng thống Mỹ, người ta có thể để cho người Palestine trong tình trạng khốn khổ, chỉ giúp đỡ nhỏ giọt. Các nhà ngoại giao cả thế giới đều lặp đi lặp lại « giải pháp hai Nhà nước », nhưng tất cả - kể cả người Palestine ở Cisjordanie - đều biết rằng không hề có hy vọng. Sau vụ thảm sát kinh hoàng ngày 07/10, hơn bao giờ hết Israel hoàn toàn không muốn, và Tel Aviv có phương tiện để chống lại những áp đặt.
Trump khó thể làm hơn Biden. Liệu đề nghị của tổng thống Mỹ là bất khả ? Có thể, trừ trường hợp các vương quốc vùng Vịnh mở rộng hầu bao. Cuối cùng, đừng quên rằng Gaza dù có bị tàn phá hay không, vẫn là một vấn đề trước sau gì cũng phải giải quyết. Một dân số 2 triệu người sống chen chúc trên diện tích 365 kilomet vuông không có nguồn lợi nào, các biên giới bị đóng kín, dân tăng gấp đôi mỗi 30 năm…khó thể kéo dài. Vẫn trên Le Point, tác giả Gérard Araud kết luận, hãy lắng nghe Trump.
Elon Musk và Donald Trump : Cuộc tình mong manh
L’Express đăng trên trang bìa hình vẽ hai ông Donald Trump và Elon Musk trong tư thế đang xô xát, cho rằng tuy hai nhân vật này liên minh với nhau nhưng không phải đều có cùng lợi ích. Quan hệ Trump-Musk không chỉ ở việc chống lại xu hướng « woke », mà chặt chẽ hơn nhiều.
Tuy ông Trump cũng là tỉ phú, nhưng không là gì so với gia tài 421 tỉ đô la của Musk. Nhà sử học Timothy Snyder của đại học Yale cho biết, tất cả những áp lực ông Trump tạo ra, từ việc đưa các đối thủ ra tòa, vận động cho các ứng cử viên của mình trong cuộc bầu cử sơ bộ đều do Musk tài trợ. Musk đóng vai phản diện thay Trump trong việc cắt giảm ngân sách, và nghĩ rằng chính quyền Donald Trump có thể giúp cụ thể hóa ước vọng chinh phục Hỏa tinh cũng như cuộc cách mạng AI.
Nhưng phe MAGA có nhiều bất đồng với tỉ phú công nghệ, như việc cấp visa H-1B để Silicon Valley dễ dàng tuyển mộ người nhập cư tay nghề cao. Chánh văn phòng Nhà Trắng Susan Wiles khó thể để cho Musk làm mưa làm gió mãi ở Nhà Trắng. Danh sách các kẻ thù của Musk rất dài, và rất nhiều kẽ hở để tấn công. Một trong số đó là Elon Musk quan hệ mật thiết với Bắc Kinh, có nhà máy khổng lồ ở Trung Quốc - liệu có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay không ? Một số người phe Dân Chủ cũng đã bắt đầu tẩy chay xe hơi Tesla. Bên cạnh đó là nguy cơ xung đột lợi ích : Các công ty của Musk như SpaceX, Neuralink, xAI, Tesla trông cậy vào những hợp đồng của chính phủ.
Thượng nghị sĩ Ron Wyden đã báo động về việc cơ quan DOGE do Elon Musk phụ trách xâm nhập được vào hệ thống ngân khố liên bang, kể cả số tiền chi trả cho những dịch vụ do các công ty cạnh tranh với Musk cung cấp. Trầm trọng hơn dưới mắt Donald Trump, là dư luận xoay chiều : Chỉ 1/3 có cảm tình với Elon Musk, và 60 % dân Mỹ chỉ trích việc tổng thống dựa vào khuyến cáo của nhà tỉ phú công nghệ để xác định chính sách. Nếu cuộc tình tan, khó có việc chia tay êm thắm vì cả hai không ai nhẹ tay với đồng minh cũ. Musk ngoảnh mặt với bang California từng giúp đỡ rất nhiều, còn Trump cắt bảo vệ an ninh cho cựu ngoại trưởng Mike Pompeo.
Trump-Putin : Mối quan hệ khó đoán
Một « cuộc tình khả nghi » khác là giữa tổng thống 47 của Mỹ và ông chủ điện Kremlin. Courrier International trích dịch bài viết của tờ The Sunday Times ở Luân Đôn, đặt câu hỏi cả hai đã nêu ra khả năng một cuộc gặp thượng đỉnh về Ukraina, nhưng với ý đồ gì ? Mark Galeotti, nhà sử học Anh chuyên nghiên cứu về Kremlin lưu ý, Trump và Putin đã gặp mặt tay đôi năm lần.
Lần gặp đầu tiên ở Đức, Trump đã thu lại những trang ghi chép của người phiên dịch, ra lệnh không được tiết lộ những gì đã nghe. Trong bữa ăn tối sau đó, Trump đã kéo ghế ngồi sát bên Putin để nói chuyện riêng. Nổi bật nhất là lần xuất hiện chung ở Helsinki năm 2018, hai người trao đổi khá lâu chỉ có phiên dịch bên cạnh, nhưng không cho ghi chép.
Donald Trump tái xuất, số phận của Ukraina tùy thuộc vào mối quan hệ cá nhân giữa tổng thống Mỹ với Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky. Rõ ràng việc Trump tái đắc cử tạo ra hy vọng rất lớn ở Nga. Từ tháng 11/2024, Kremlin nhấn mạnh Trump sẽ giúp nhanh chóng chấm dứt chiến tranh. Giữa tháng Giêng, Putin lên ti vi nịnh nọt : « Nếu người ta không đánh cắp chiến thắng của ông ấy năm 2020, có lẽ đã không có cuộc khủng hoảng Ukraina năm 2022 ». Putin cũng đặc biệt gởi lời chúc mừng bằng video khi ứng cử viên Cộng Hòa đắc cử. Ông ta hy vọng vào một Yalta mới, nhưng quên mất thực tế phũ phàng – ngày nay Nga chẳng còn trọng lượng như Liên Xô hồi trước.
Volodymyr Zelensky cũng tìm cách siết chặt quan hệ cá nhân với Donald Trump. Ngay cả trước bầu cử, tổng thống Ukraina nói rằng Trump là người duy nhất là Putin sợ. Trong vòng thân cận của Donald Trump, Ukraina cũng có những người bạn ủng hộ. Chẳng hạn bộ trưởng quốc phòng Pete Hegseth khi điều trần trước Thượng Viện đã khẳng định : « Chúng ta biết ai là kẻ xâm lăng, ai là người tử tế ». Một nguy cơ khác cho Vladimir Putin là nếu đòi hỏi quá đáng, thì « một ông Trump nổi giận nguy hiểm hơn rất nhiều so với Biden hay Obama » - một quan chức Nga lo lắng nói với tác giả bài viết.
Cuộc đua trí thông minh nhân tạo
Một chủ đề lớn khác là trí thông minh nhân tạo (AI). Courrier International đăng trên trang bìa hình vẽ hai cánh tay đang vật nhau, nhưng cánh tay mang cờ Trung Quốc thì cơ bắp còn cờ Mỹ thì xương xẩu, chạy tít « Trí thông minh nhân tạo, ai giỏi hơn sẽ thắng ». Trang bìa Le Nouvel Obs là một bàn tay robot lớn đang mở ra, với một con người nhỏ bé bên trong, chạy tựa « Cuộc sống của chúng ta dưới AI ».
Le Nouvel Obs nhắc lại, năm 2017, Vladimir Putin dự báo « Ai dẫn đầu về trí thông minh nhân tạo sẽ làm chủ thế giới ». Cùng năm ấy, Elon Musk, nhà sáng lập SpaceX và Tesla nhưng chưa mua lại mạng X, tuyên bố : « Cuộc chiến giữa các nước để giành ưu thế về AI có thể dẫn đến Đệ tam Thế chiến ». Tám năm sau, chúng ta vẫn chưa ở ngưỡng chiến tranh thế giới, nhưng đã lao vào một cuộc đối đầu địa chính trị để nắm được trí thông minh nhân tạo. Công nghệ mang lại tiềm năng kinh tế, quân sự và xã hội chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, khiến mọi người đều ao ước. Và ở trung tâm, chẳng phải là nước Nga đang sa lầy trong cuộc xâm lăng Ukraina, mà là Hoa Kỳ và Trung Quốc, dưới cặp mắt lo lắng của châu Âu.
Bước nhảy mới nhất của « chiến tranh các vì sao » mới giúp Trung Quốc ghi điểm trước Hoa Kỳ : DeepSeek, một AI mạnh không kém ChatGPT nhưng rẻ hơn gấp nhiều lần. Một đòn nặng cho chính quyền Trump vừa tưng bừng tung ra chương trình « Stargate » với 500 tỉ đô la đầu tư vào trí thông minh nhân tạo, trong khi đối thủ dùng mã nguồn mở. Hơn nữa, DeepSeek được chế tạo dù Mỹ cấm bán những con chip bán dẫn tân tiến nhất. Một khả năng mới mở ra cho mọi nước, nhất là các nước phương Nam, đi theo mô hình DeepSeek. Tuy nhiên nhiều nước không quên nhấn mạnh dưới chế độ Tập Cận Bình, không hề có sự minh bạch trong việc sử dụng dữ liệu cá nhân.
Cần phải nói rằng đạo đức không có nhiều chỗ trong cuộc chạy đua trí thông minh nhân tạo. Về phía châu Âu không có nhà vô địch nào về AI, dù công ty Pháp Mistral cũng dùng mã nguồn mở, có thể thu được lợi ích. Liên Hiệp Châu Âu cổ vũ cho mô hình « AI tin cậy », sẽ là một trong những trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh quốc tế về trí thông minh nhân tạo sẽ diễn ra tại Paris ngày 10 và 11/02.
Lừa đảo trên mạng : Bọn tội phạm Trung Quốc vớ bẫm hơn cả ma túy
The Economist dành hồ sơ cho nạn lừa đảo trực tuyến, đã trở thành vấn nạn lớn hơn cả ma túy, chủ yếu do các tổ chức tội phạm Trung Quốc thực hiện. Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) cho biết tổn thất từ các vụ lừa đảo ở Mỹ đã tăng 22 % vào năm 2023 với trên 12,5 tỉ đô la, cao hơn rất nhiều so với thiệt hại từ các vụ trộm cắp, và có thể con số thực rất lớn vì nhiều nạn nhân không báo cáo với cảnh sát do cảm thấy xấu hổ.
Erin West, một cựu công tố viên từng thụ lý một số vụ lừa đảo kiểu này, ước tính rằng số tiền thực tế bị đánh cắp từ người Mỹ mỗi năm có thể lên tới khoảng 50 tỉ đô la, trung bình cứ 100 người Mỹ thì có khoảng một người trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo. Khó ai thoát được dù có trình độ, nhiều người còn trẻ và am hiểu công nghệ, cảnh sát, đặc vụ FBI, cố vấn tài chánh và nhà tâm lý học đều nằm trong số nạn nhân bị lừa đảo, thậm chí có cả một chủ ngân hàng. Đây có thể là một hồ sơ hiếm hoi mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đồng thuận là phải diệt trừ.
-------------
Cahuvi - Đặng Vũ Nam Phong · ·
GENEVA — Các nhà lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo vào thứ Năm rằng việc Tổng thống Trump tạm thời đóng băng nguồn tài trợ liên bang cho tổ chức này có thể làm chậm quá trình công bố một đại dịch mới.
GENEVA — Các nhà lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo vào thứ Năm rằng việc Tổng thống Trump tạm thời đóng băng nguồn tài trợ liên bang cho tổ chức này có thể làm chậm quá trình công bố một đại dịch mới.
"Và điều đó sẽ thật tệ hại", tổ chức này cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi có một cái tên hay cho nó và mọi thứ. Việc trì hoãn đại dịch ngay bây giờ sẽ khiến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người Trung Quốc mất việc làm lương cao".
Theo các quan chức WHO, đại dịch tiếp theo dự kiến sẽ là "một cơn ác mộng thực sự" và dẫn đến những chính sách mới sáng tạo như đứng cách người khác đúng 28,5 feet, đeo khẩu trang che tai và đốt nhà thờ. Nhưng bây giờ, với tốc độ thay đổi chính sách của Hoa Kỳ, đại dịch thậm chí có thể không bao giờ xảy ra.
"Không ai muốn thấy công sức cả đời của mình đổ sông đổ biển", Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. "Gần giống như Trump thậm chí chẳng quan tâm đến việc ông ta làm tổn thương ai miễn là ông ta tiết kiệm được một đồng".
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump đã tăng thêm 10 điểm sau khi có tin đại dịch có thể bị trì hoãn và hủy bỏ, khiến nhiều thành viên của giới truyền thông chính thống ngạc nhiên.
"Đại dịch COVID là thời điểm tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi", Kaitlan Collins, người dẫn chương trình của CNN, cho biết. "Chúng tôi phải mắng mỏ mọi người và được trả tiền cho việc đó! Trump đã phá hỏng mọi thứ!"
Vào thời điểm tin này được xuất bản, Tổng thống Trump đã đáp lại cảnh báo của WHO bằng cách cắt giảm vĩnh viễn mọi khoản tài trợ.
WASHINGTON, DC — Các chính trị gia đại diện cho đất nước có tỷ lệ mù chữ kỷ lục đã bày tỏ lo ngại về những điều có thể xảy ra nếu hệ thống giáo dục chịu trách nhiệm khiến mọi người rơi vào tình trạng mù chữ được cải cách.
"Chúng ta không thể đứng yên nhìn Vua Elon Musk moi ruột Bộ Giáo dục và thay thế bằng một hệ thống giáo dục tốt hơn, làm phong phú thêm cuộc sống của tất cả người Mỹ", Dân biểu Bill Foster cho biết. "Tôi không thể để cử tri của mình học cách đọc. Nếu điều đó khiến họ tự suy nghĩ thì sao? Mọi thứ chúng ta đã dày công xây dựng sẽ bị phá hủy".
Mối lo ngại về số phận của Bộ Giáo dục đã lên đến đỉnh điểm vào sáng thứ Sáu khi các chính trị gia diễu hành đến Tòa nhà Bộ Giáo dục Lyndon Baines Johnson để bày tỏ mối lo ngại về những cải cách có thể xảy ra nhưng đã bị lực lượng an ninh ngăn chặn. Điều này dẫn đến sự phẫn nộ vì nhiều nhà lập pháp quá mù chữ để hiểu được lệnh mà nhân viên an ninh đã ban hành.
"Bạn không thể đứng đây!" Dân biểu Maxine Waters, đại diện của khu vực 43 California, hét lên. "Tôi không biết những chữ trên cửa ghi gì nhưng tôi chắc chắn chúng không ghi là 'đóng cửa!'"
Trong khi những người khác chỉ trích bằng lời nói nhân viên bảo vệ đứng trước lối vào tòa nhà, những người khác lại cẩn thận đọc những chữ trên cửa để chứng minh rằng họ không mù chữ như những người khác.
"Trên này ghi là 'Lối vào toàn quyền'", Lateefah Aaliyah Simon, Đại biểu của California, tự hào nói. "Tôi có thể đọc được".
Tuy nhiên, một số thành viên Quốc hội bắt đầu hối tiếc về tình trạng mù chữ kỷ lục ở Hoa Kỳ, tự hỏi liệu việc họ hét lên "Chúng tôi là thành viên Quốc hội, hãy nhìn vào thẻ căn cước của chúng tôi" có hiệu quả nếu mọi người biết đọc hay không.
Có một kế hoạch của Quốc tế Cộng sản đề ra từ thập niên 30 “Làm thế nào để biến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thành Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Hoa Kỳ”. Chẳng ai coi trọng, nhưng 4 năm qua dưới chính quyền Biden, tương lai trở thành một quốc gia XHCN của nước Mỹ trở nên hiện thực hơn bao giờ hết.
Trump đã đánh đúng vào tử huyệt của cánh tả hay còn gọi là đầm lầy và các con quái thú đang giãy giụa. Lộ ra một điểm nghiêm trọng : Nước Mỹ đã bị xâm lược theo đúng nghĩa đen.
Các thành viên đảng Dân chủ của Ủy ban Tài chính và Phương tiện của Hạ viện đã tổ chức một cuộc họp báo chỉ trích Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) vì được cấp quyền truy cập vào đọc hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính.
Các thành viên đảng Dân chủ tại Thượng viện cũng đã tổ chức một cuộc họp báo tương tự , gọi sự giám sát của DOGE là "sự tiếp quản thù địch đối với Bộ Tài chính".
Các thành viên đảng Dân chủ cũng tập trung bên ngoài Điện Capitol để tập hợp sự ủng hộ cho việc moi tiền của người nộp thuế nhiều hơn để trả cho những thứ như truyện tranh chuyển giới ở Peru.
Đảng Dân chủ cũng giả vờ phẫn nộ về việc DOGE “có quyền truy cập vào hoạt động quản lý và giải ngân hàng nghìn tỷ đô la cũng như thông tin cực kỳ nhạy cảm của hàng triệu người Mỹ”.
Tuy nhiên, đây cũng chính là đảng đã giữ im lặng sau khi Trung Quốc liên tục xâm phạm an ninh mạng của Hoa Kỳ và đánh cắp hàng triệu dữ liệu nhạy cảm của người Mỹ.
Chỉ trong tháng 12 vừa qua, tin tặc Trung Quốc đã "vi phạm các rào chắn bảo mật máy tính của Bộ Tài chính Hoa Kỳ ... và đánh cắp tài liệu trong cái mà Bộ Tài chính gọi là ' sự cố lớn '", theo Reuters . Bộ Tài chính tuyên bố tin tặc Trung Quốc đã truy cập vào các tài liệu chưa được phân loại và máy trạm của người dùng Bộ Tài chính.
Một tìm kiếm sơ bộ về “Trung Quốc đã hack Bộ Tài chính vào tháng 12 năm 2024” không đưa ra kết quả gì cả. Không có cuộc họp báo. Không có tuyên bố chung.
Một vài tiếng nói đơn lẻ đã lên tiếng, nhưng ngay cả tờ The Guardian cũng đưa tin vào tháng 12 rằng “vấn đề này đã thu hút được ít sự chú ý của công chúng…”
Đây cũng không phải là vụ vi phạm đầu tiên của Trung Quốc. Vào tháng 10, tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập vào hệ thống viễn thông của Hoa Kỳ. Tờ New York Times đưa tin tin tặc được cho là đã xâm nhập vào mạng lưới viễn thông để cố gắng nhắm vào Tổng thống Donald Trump và chiến dịch tranh cử của ông.
Năm 2015, tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp thông tin cá nhân của hơn 22 triệu người Mỹ, bao gồm cả số An sinh xã hội của họ.
Đây mới chỉ là trong lĩnh vực CNTT.
Và đảng Dân chủ đã làm gì?
Họ chắc chắn không tụ họp lại để tổ chức các cuộc họp báo liên tục. Họ không cùng nhau đưa ra bất kỳ tuyên bố nào. Họ không quan tâm đủ để thu hút sự chú ý của công chúng vào một vấn đề lớn.
Gần một nửa dân số Mỹ bầu cho cánh tả. Nó giải thích vì sao Trump 2.0 phải chạy với một tốc độ điên rồ. Tuy nhiên, các con chuột đầm lầy đang chạy trốn.
(Ngô Nhật Đăng )
*Đài Van
Sau lầm của tui là đi chích ngừa cúm sạo COVID
* America Victrix
Ôi giời, Mỹ nạp tiền ầm ầm, các bố vẫn chậm công bố COVID-19 đấy thôi. Có khác gì nhau?
-------------
* Thanh Nguyen
* Donald Trump, nước Mỹ nói lời vĩnh biệt quyền lực mềm
Trong
bài « Vĩnh biệt "soft power"..................... Quyền lực mềm là
quyền lực gì??? Cái quyền lực dùng để hy sinh và cứu dân Pháp trong thế
chiến thứ 2, hay mang tiền rải khắp nơi trên thé giới; để rồi sau đó....
"FxxK YOU" ??? Ông Trump không KHỜ để có cái quyề lực KHỜ này.
*** DO NOT BITE THE HANDS FEED YOU. If you do, you will be STARVED when you need FOODS, next time.
*** NO MORE FREE HANDS OUT!!! OK.
* Tuan Han
Tại sao không lấy tiền ở những dự án, mục đích không cần thiết khác như xây tượng, làm văn hoá, làm tuyên truyền, tuyên giáo,...vào việc này mà phải cho công nhân nghỉ việc quan trọng đó. Trừ khi khẳng định đã hết bom mìn tại đây hoặc còn không đáng kể. Vậy thì cho nghỉ là đúng, để bạn và ta đều đỡ tốn tiền.
Nhận xét phiến diện! Một nửa sự thật chưa phải là sự thật!
Bọn nhà báo chủ quan!
* Ong Thế Quyên
Không thấy xấu hổ và kỳ cục khi cho các công nhân nghỉ việc vô lý thế nhỉ. Ủa thế không có tiền của họ thì ta không cần rà phá bom mìn nữa hay sao, kệ cho nó nổ chơi cho vui à. Hay trước đây nhận tiền để làm cho có việc làm.
Không thấy xấu hổ và kỳ cục khi cho các công nhân nghỉ việc vô lý thế nhỉ. Ủa thế không có tiền của họ thì ta không cần rà phá bom mìn nữa hay sao, kệ cho nó nổ chơi cho vui à. Hay trước đây nhận tiền để làm cho có việc làm.
Tại sao không lấy tiền ở những dự án, mục đích không cần thiết khác như xây tượng, làm văn hoá, làm tuyên truyền, tuyên giáo,...vào việc này mà phải cho công nhân nghỉ việc quan trọng đó. Trừ khi khẳng định đã hết bom mìn tại đây hoặc còn không đáng kể. Vậy thì cho nghỉ là đúng, để bạn và ta đều đỡ tốn tiền.
* Violet QM
Viện trợ cho các đất nước có đảng đối lập, chẳng khác nào nó can thiệp vào nội bộ của người ta.
Hãy để cho người dân của các nước có đảng đối lập thực hiện quyền tự do dân chủ của họ
Còn viện trợ cho mấy nước độc tài cộng sản thì nó toàn đưa tiền cho mấy thằng quan chức xơi, giúp củng cố thêm quyền lực địa vị của tụi cộng sản.
Rồi
rốt cuộc là nó phá hoại nền tự do dân chủ ở những nước có đảng đối lập,
và nó giúp đỡ cho quan chức mấy nước cộng sản giàu nứt đố đổ vách củng
cố quyền lực địa vị.
Con bà nó, hết thuốc chữa. Dẹp là đúng rồi.
--------------
Trump và Musk tấn công USAID, một nguồn viện trợ lớn ở Việt Nam
Chính quyền Trump được cho là có kế hoạch sáp nhập USAID vào Bộ Ngoại giao Mỹ. Vào ngày 3/2, các nhân viên USAID được yêu cầu không đến trụ sở của cơ quan này tại Washington.
USAID - Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - là tổ chức viện trợ chính của chính phủ Mỹ, chịu trách nhiệm phân phối hàng tỷ USD viện trợ trên khắp thế giới, bao gồm Việt Nam.
Ngoại trưởng Marco Rubio nói với các phóng viên rằng ông hiện là quyền lãnh đạo của cơ quan này.
Các nghị sĩ Dân chủ gọi đây là một động thái "bất hợp pháp, vi hiến", sẽ gây tổn hại cho người nghèo ở nước ngoài, đe dọa an ninh quốc gia và làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế.
Tổng thống Donald Trump và ông Elon Musk, một trong những cố vấn thân tín nhất của tổng thống, từng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ USAID.
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng vào hôm 3/2, ông Trump cáo buộc USAID do "những kẻ cực tả điên rồ" điều hành và đang không phải chịu trách nhiệm cho "hành vi gian lận nghiêm trọng", nhưng không nêu thông tin chi tiết hay nhắc tên ai.
USAID được thành lập vào năm 1961 dưới thời Tổng thống John F. Kennedy, hiện có khoảng 10.000 nhân viên và ngân sách lên tới gần 40 tỷ USD, chiếm phần lớn trong tổng số 68 tỷ USD ngân sách viện trợ nước ngoài của chính phủ Mỹ.
Ngoại trưởng Rubio đã gọi USAID là "một cơ quan vô cùng trì trệ", tuy nhiên khẳng định nhiều chức năng của tổ chức này "vẫn sẽ tiếp tục".
"Họ sẽ vẫn là một phần của chính sách đối ngoại Mỹ, nhưng phải phù hợp đường lối của chính sách đối ngoại," ông nói với các phóng viên tại El Salvador.
Hiện chưa rõ chính quyền sẽ thực hiện kế hoạch này như thế nào.
Thông báo được đưa ra sau khi ông Musk, người đứng đầu một cơ quan không chính thức có nhiệm vụ cắt giảm chi phí, tuyên bố rằng chính quyền có kế hoạch đóng cửa USAID.
Cuối tuần vừa rồi, hai quan chức an ninh cấp cao của USAID đã phải nghỉ phép và trang web của cơ quan này bị đóng cửa.
Hôm thứ Hai 3/2, các nhân viên được yêu cầu ở nhà. Theo một tin nhắn nội bộ mà BBC thu thập được, tài khoản email của hàng trăm nhân viên đã bị khóa.
Ở bên ngoài trụ sở USAID, các nghị sĩ Dân chủ tuyên bố rằng những động thái này vi phạm pháp luật và việc đóng cửa cơ quan này sẽ gây hại đến an ninh quốc gia.
"Đó không chỉ là một món quà dành cho các đối thủ của chúng ta... mà còn hoàn toàn bất hợp pháp,"
Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen của bang Maryland tuyên bố.
Hạ nghị sĩ Johnny Olszewski, cũng từ bang Maryland, dẫn thông tin nói rằng lính gác nhà tù ở Syria – những người chịu trách nhiệm giam giữ hàng ngàn tay súng của Nhà nước Hồi giáo (IS) - suýt chút nữa đã bỏ việc sau động thái đóng băng viện trợ của Mỹ diễn ra trước đó.
"Đây là thực tế, đây là vấn đề nguy hiểm và nghiêm trọng," ông nói.
Một số người khác cáo buộc rằng lợi ích kinh doanh đã thúc đẩy ông Musk.
"Ông Elon Musk kiếm hàng tỷ đô la nhờ làm ăn với Trung Quốc, và giờ đây Trung Quốc đang hân hoan trước hành động này," Thượng nghị sĩ Chris Murphy của bang Connecticut tuyên bố.
Ông Musk được giao phụ trách một sáng kiến có tên Bộ Chính phủ Hiệu quả (Doge), một tổ chức không thuộc bất kỳ cơ quan chính phủ chính thức nào nhưng được ông Trump trao quyền rộng rãi với nhiệm vụ cắt giảm chi tiêu liên bang.
Tư cách pháp lý và thẩm quyền của Doge trong việc ra lệnh đóng cửa các chương trình của chính phủ vẫn chưa rõ ràng, nhưng tổ chức này đã trở thành đối tượng của nhiều vụ kiện tụng.
Cuối tuần vừa rồi, ông Musk đã đăng hàng chục thông điệp, trong đó có các cáo buộc nói rằng USAID đầy rẫy gian lận và tham nhũng.
Trên mạng xã hội X, ông Musk gọi USAID là "tà ác", "một tổ chức tội phạm" và "một chiến dịch chính trị tâm lý cực tả" - cụm từ thường được sử dụng trên mạng nhằm ám chỉ điều gì đó là một âm mưu hoặc là vỏ bọc.
Trong một buổi phát trực tiếp trên X vào sáng sớm hôm 3/2, ông Musk nói với những người theo dõi:
"Về cơ bản, anh phải hoàn toàn loại bỏ thứ này. Không thể tu sửa được nữa... Chúng tôi sẽ đóng cửa cơ quan này."
Cùng ngày, truyền thông Mỹ viện dẫn các nguồn tin ẩn danh từ Nhà Trắng cho biết ông Musk đã được giao một công việc không lương của một "viên chức nhà nước đặc biệt" bán thời gian, một vị trí có thể trao cho ông quyền kiểm soát nhiều quy tắc về công bố tài chính nhưng cũng gây ra xung đột lợi ích.
Tại Nhà Trắng, ông Trump lên tiếng bảo vệ cách ông Musk xử lý tình hình, nói rằng ông trùm công nghệ "chỉ có quyền cho những người mà ông ấy cho là không tốt nghỉ việc, nếu chúng tôi đồng ý, và chỉ khi chúng tôi đồng ý".
"Elon không thể và sẽ không làm bất cứ điều gì nếu không có sự chấp thuận của chúng tôi," ông nói.
USAID phân phối hàng tỷ đô la tiền viện trợ cho các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận và nhóm cứu trợ trên khắp thế giới.
Do trang web của USAID đã dừng hoạt động, nhiều trung tâm thông tin quan trọng, trong đó có hệ thống theo dõi nạn đói toàn cầu và dữ liệu viện trợ trong nhiều thập kỷ, đã không thể truy cập được.
Các quan chức hàng đầu đã bị cho nghỉ phép hoặc từ chức trong vài ngày qua sau những bất đồng với tổ chức Doge của ông Musk, trong đó có việc phản đối yêu cầu cho phép nhân viên của Doge được phép truy cập vào một khu vực có tính bảo mật cao để xem các thông tin mật, tờ Washington Post và CNN đưa tin vào cuối tuần vừa rồi.
"Không có tài liệu mật nào bị truy cập mà không tuân thủ theo đúng quy trình bảo mật," bà Katie Miller, phát ngôn viên của Doge, viết trên X.
Hệ quả là Giám đốc an ninh của USAID, ông John Vorhees, và phó Giám đốc An ninh, ông Brian McGill, đều đã bị cho tạm nghỉ phép có lương, CBS đưa tin.
Trong khi đó, Washington Post đưa tin rằng Chánh văn phòng USAID Matt Hopson, một chính trị gia có tiếng, cũng đã từ chức.
USAID ở Việt Nam
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, USAID hợp tác với chính phủ Việt Nam, khu vực tư nhân, các trường đại học và tổ chức nghiên cứu, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng như các bên liên quan khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bắt đầu từ năm 1989, khởi đầu với việc giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh, hợp tác giữa USAID với Việt Nam tăng dần lên, mở rộng ra nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế, giáo dục đại học, y tế công và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Riêng với Việt Nam, USAID có ngân sách hàng năm lên tới 150 triệu USD, theo một bài đăng trên website của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam vào tháng 6/2023.
Một trong những hoạt động nổi bật là việc xử lý ô nhiễm dioxin.
Trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu năm 2023, Tổng Giám đốc USAID Samantha Power đã công bố một khoản viện trợ trị giá 73 triệu USD để xử lý và làm sạch đất bị ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa.
Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa khởi công từ tháng 12/2019, tổng kinh phí 390 triệu USD, sau nâng lên 450 triệu USD, dự kiến hoàn thành sau 10 năm. Chính quyền Mỹ ban đầu dự kiến sẽ đóng góp 300 triệu USD, nhưng đến giữa tháng 1/2025, Mỹ đã tăng nguồn vốn thực hiện dự án xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa tăng lên 430 triệu USD.
Vào năm 2023, USAID và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao đổi hai văn bản hợp tác về nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế và phát triển năng lực địa phương của Việt Nam với thời gian thực hiện đến 2028 và tổng giá trị ODA (viện trợ phát triển chính thức) 100 triệu USD.
Tổ chức này cũng công bố thực hiện dự án tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPS-C) với thời gian đến năm 2025 và tổng giá trị ODA 36,3 triệu USD.
Trong 30 năm qua, thông qua USAID, Mỹ đã đóng góp hơn 155 triệu USD tiền ngân sách cho hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Việt Nam. Cùng thời kỳ, USAID đã hỗ trợ hàng triệu người khuyết tật ở Việt Nam - chỉ tiếng riêng năm 2023 là hơn 26.000 người.
Mới đây, sau những ảnh hưởng của bão Yagi (9/2024), Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp thông qua USAID để hỗ trợ Việt Nam khắc phục thiệt hại.
Trong 5 năm qua, thông qua USAID, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam đã cung cấp 7,7 triệu USD hỗ trợ khẩn cấp và hỗ trợ sẵn sàng ứng phó thiên tai, trong đó bao gồm đáp ứng các nhu cầu do bão, lũ cũng như nâng cao năng lực cho các đội xung kích phòng, chống thiên tai trên cả nước, theo trang web của USAID.
USAID cũng có nhiều khoản tài trợ cho Việt Nam liên quan tới những dự án về an ninh lương thực, giáo dục, sức khoẻ, rác thải nhựa, nông nghiệp bền vững…
Chẳng hạn, vào cuối tháng 11/2024, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, thông qua USAID, đã phối hợp với Sở Y tế TP HCM và Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội Life cùng khởi động một dự án với ngân sách 1,85 triệu đô la nhằm hỗ trợ TP HCM đạt được mục tiêu quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030.
Ở thời điểm hiện tại, trang web của cơ quan này ở Việt Nam đã không thể truy cập được. Tài khoản Facebook của cơ quan này tại Việt Nam vẫn mở nhưng không cập nhật thông tin mới từ ngày 29/1.
-------------------
* Viet Tran
Cám ơn Tổng Thống Trump và Elon đã vạch trần cái khốn nạn , dơ bẩn cuả đảng dân chủ và đám ngoại quốc đã bịt mắt , bịt tai toàn dân Mỹ , Toàn dân Mỹ hãy cùng nhau đập tan sự tham nhũng dơ bẩn cuả đảng dân chủ , những dân biểu dân chủ gống tiếng nói đòi tiêu diệt những ngừơi đang vạch trần sự dơ bẩn cuả họ . Dân Mỹ ngày nay họ không ngu như đảng dân chủ suy nghĩ , toàn dân Mỹ hãy bảo vệ nứơc Mỹ cuả chúng ta , hãy tẩy chay đảng dân chủ vì họ không xứng đáng đại diện cho ngừơi dân Hoa Kỳ
Cám ơn Tổng Thống Trump và Elon đã vạch trần cái khốn nạn , dơ bẩn cuả đảng dân chủ và đám ngoại quốc đã bịt mắt , bịt tai toàn dân Mỹ , Toàn dân Mỹ hãy cùng nhau đập tan sự tham nhũng dơ bẩn cuả đảng dân chủ , những dân biểu dân chủ gống tiếng nói đòi tiêu diệt những ngừơi đang vạch trần sự dơ bẩn cuả họ . Dân Mỹ ngày nay họ không ngu như đảng dân chủ suy nghĩ , toàn dân Mỹ hãy bảo vệ nứơc Mỹ cuả chúng ta , hãy tẩy chay đảng dân chủ vì họ không xứng đáng đại diện cho ngừơi dân Hoa Kỳ
No comments:
Post a Comment