Tuesday, July 16, 2013

• Tiểu sử Trung Tâm Huấn Luyện Nhẩy Dù

Tiểu sử Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù


 I- Sự hình thành và phát triển :

Sau Hiệp định Geneve năm 1954, Các Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù của Pháp tại Đà Nẳng và Hà-Nội bị giài tán, riêng trung tâm huấn luyện Nhảy Dù tại Sài Gòn trong căn cứ Tân Sơn Nhất được chuyển giao lại cho Quân Lực VNCH vào ngày 1 tháng 5 năm 1955. và vị  HLV người VN , phụ tá cho Chỉ Huy Trưởng, Trung Úy Huott, có cấp bậc cao nhất là Thượng Sỉ I Trần Văn Vinh được thăng cấp Chuẩn Úy và được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng đầu tiên cuả TTHL/ND Việt-Nam.

Cùng Với Chuẩn Úy Trần Văn Vinh, có khoảng 10 HSQ Huấn Luyện Viên Việt Nam  khác cũng được chuyển sang Liên Đoàn Nhảy Dù Việt-Nam. Vào năm 1954, Liên đoàn nhảy dù cũng tuyển chọn một số SQ và HSQ từ các đơn vị gửi đi thụ huấn khoá HLV nhảy dù tại Hà-Nội và Đà-Nẳng trong số nầy có Thiếu Úy Lâm Quang Thới (TĐ1ND) Trung Úy Trương Quang Ân (TĐ3ND) Thiếu Úy Vũ Văn Giai (TĐ5ND) và Thiếu Úy Nguyển Vỷ (TĐ7ND).

Không giống như những đơn vị khác của QLVNCH, Sư Đoàn Nhảy Dù chỉ nhận những Quân Nhân hoàn toàn tình nguyện . Đây là một đặc điểm khác biệt vì SĐND phải trực diện với những chiến trận khốc liệt và chắc chắn sẽ có nhiều thương tổn. Hằng năm số người tình nguyện trung bình khoảng4000 thanh niên trai trẻ.

Những thanh niên tình nguyện sau khi được chọn lựa trước hết phải qua một khóa huấn luyện quân sự 9 tuần lể. Sau đó được lại phải trải qua ba tuần lể huấn luyện về nhảy dù bao gồm một tuần lể dưới đất, một tuần lể nhảy thực tập chuồng cu và một tuần lể nhảy dù. Đến đây các quân nhân tình nguyện nầy mới chính thức được chấp nhận là “Lính Dù”

Đến năm 1975, số khoá dù huấn luyện lên đến trên 200 khoá và trên 50,000 khoá sinh tốt nghiệp. Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù còn đào tạo 7 khoá Huấn Luyện Viên với trên 200 SQ và HSQ tốt nghiệp.

Ngoài việc đào luyện cho các quân nhân cơ hửu cuả đơn vị nhảy dù, TTHL ND còn huấn luyện cho các quân nhân thuộc các quân binh chủng khác gởi tới thụ huấn để nâng cao tinh thần tác chiến cũngnhư nhu cầu cần thiết cuả đơn vị như :

-  Lực Lượng đặc biệt.
-  Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
- Các đơn vị trực thuộc Phủ Tổng Thống và Bộ Tổng Tham Mưu.
- Đơn vị Người Nhái Hải Quân.
- SVSQ Trường Vỏ Bị Quốc Gia Đà-Lạt.
-  Một số phóng viên chiến trường thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
-  Một số nhỏ các chuyên viên quân sự ngoại quốc.
-  Một số Sỉ Quan cao cấp thuộc tất cả các Quân Binh Chủng khác.

II. Cấp Chỉ Huy Liên tiếp :
1/5/1955          Chuẩn Úy Trần Văn Vinh nhận bàn giao từ người Pháp (Trung Úy Huott).
1956                Thiếu Úy Đổ Đức Hạnh  thay thế trong thời gian Chuẩn Úy Vinh đi học khoá SQ TrungĐội Trưởng.
1957 -1973      Thiếu Úy Trần Văn Vinh (về sau thăng cấp lên đến Trung Tá).
1973 - 1975     Trung Úy Đổ Văn Thuận. thay thế Trung Tá Vinh về Khối Chiến Tranh Chính Trị.

III. Nhiệm Vụ :
Nhiệm vụ chính yếu cuả Trung tâm huấn luyện Nhảy Dù là  huấn luyện nhảy dù cho các quân nhân phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù và một số các đơn vị đặc-biệt trong QLVNCH. với các khoá Huấn luyện căn bản và các khoá Huấn Luyện Viên nhảy Dù:

Khoá Huấn Luyện Căn Bản :

Tất cả quân nhân tình nguyện gia nhập binh chủng nhảy dù không phân biệt cấp bậc, ngành chuyên môn kể cả các vị Tuyên-Úy tôn giáo đều phải qua giai đoạn huấn luyện nhảy dù và được cấp bằng nhảy dù.
Trước khi nhập khoá, các quân nhân phải trải qua một cuộc trắc nghiệm sức khoẻ trong 2 ngày và phải đạt được số điểm ấn định tối thiểu .
Ngày thứ nhất trắc nghiệm 8 môn thể dục chính cuả người quân nhân.
Ngày thứ hai chạy dả-chiến 8000 thước với trang phục hành quân, sau nghỉ 30 phút, tiếp tục chạy với tốc độ 1500 thước.

Huấn Luyện giai đoạn I :

Tuần thứ nhất : Huấn Luyện dưới đất, gồm các môn :
- Cách thức mang dù và các trang bị hành quân.
- Cách thức nhảy ra khỏi phi cơ.
- Kiểm soát và lái dù theo ý muốn.
- Các thế dáp ( té) dể tránh bị thương tích khi từ trên không đáp xuống đất.
- Thu lượm và bảo trì dù sau khi đáp xuống đất.

Tuần thứ hai : Huấn Luyện trên các đài nhảy :
- Đài 4 thước, cách nhảy ra khỏi cửa phi cơ để làm quen ở độ cao trung bình.
- Đài 11 thước ( thường gọi là chuồng cu) nhảy ra khỏi cửa phi cơ ở độ cao để làm quen cảm giác mạnh.
- Đài 12 thước ( thường gọi là Dây tử thần ) tập đáp xuống đất để làm quen với tốc độ va chạm mặt đất từtrung bình đến mạnh.
- Cách tránh dù lôi khi trời có gió, lúc đáp từ trên không trung xuống đất.

Huấn Luyện giai đoạn 2 :

Thực tập nhảy dù từ trên phi cơ ở độ cao 400 thước ( 1200 feet) xuống đất gồm có :
- 6 lần nhảy ban ngày ( 1 lần với trang bị hành quân )
- 1 lần nhảy ban đêm.
Khóa Huấn Luyện Viên Nhảy Dù :

Các Sỉ-quan và HSQ khoá sinh Huấn Luyện Viên nhảy Dù được tuyển chọn từ các cán bộ đã có kinh nghiệm nhảy dù và phải có ít nhất từ 30 lần nhảy trở lên, thuộc các đơn vị trong SĐND.

Sau khi tốt nghiệp, một số được giữ lại để bổ sung quân số huấn luyện viện tại TTHL/ND, số còn lại được trả về lại đơn vị để phụ giúp đơn vị trong các buổi nhảy dù thao duợt cũng như hành quân không vận cuả đơn vị.

Đơn vị Lực Lương Đặc Biệt thuộc bộ TTM vì nhu cầu bảo mật và lớn mạnh, nên cũng gởi các

SQ và HSQ về thụ huấn các khoá HLV nhảy dù, sau đó trở về thành lập một TTHL Nhảy Dù riêng cuả
LLĐB ở Ba Ngòi Nha Trang thuộc Quân Đoàn II.

nhaydu.com

Sinh Tồn chuyển

No comments: