Tiểu Đoàn 42 BĐQ"cọp Ba Đầu Rằn" Trận Đánh Lớn ở Núi Bái Voi
* Lược ghi chiến sử của Tiểu đoàn 42 Biệt động quân:
Trong các số trước, chúng tôi đã giới thiệu một số cuộc hành quân của Sư đoàn 7 Bộ binh và Liên đoàn 4 Biệt động quân tại chiến trường Miền Tây và Căm Bốt trong cuộc chiến Mùa Hè và Mùa Thu 1972, một trong những đơn vị đã lập nhiều chiến tích là tiểu đoàn 42 Biệt động quân có biệt danh là "Cọp Ba Đầu Rằn". Đây là một trong những tiểu đoàn thiện chiến của binh chủng Mũ Nâu và của chiến trường Miền Tây. Tiểu đoàn này đã hai lần nhận được huy chương của Tổng thống Hoa Kỳ United States Presidential Unit Citations, trong thời kỳ thiếu tá Lưu Trọng Kiệt làm tiểu đoàn trưởng. (Theo tài liệu của báo Tiền Tuyến trong mục Nhân Vật Của Chúng Ta phát hành trong năm 1967, Thiếu tá Kiệt là sĩ quan trừ bị, chỉ trong vòng 14 tháng, ba lần được đặc cách thăng cấp tại mặt trận, từ thiếu úy thăng trung úy: 3 tháng, từ trung úy thăng đại úy: 5 tháng, từ đại úy thăng thiếu tá: 6 tháng. Ông đã tử trận ngày 8 tháng 12/1967 tại Vị Thanh).
Trong các số trước, chúng tôi đã giới thiệu một số cuộc hành quân của Sư đoàn 7 Bộ binh và Liên đoàn 4 Biệt động quân tại chiến trường Miền Tây và Căm Bốt trong cuộc chiến Mùa Hè và Mùa Thu 1972, một trong những đơn vị đã lập nhiều chiến tích là tiểu đoàn 42 Biệt động quân có biệt danh là "Cọp Ba Đầu Rằn". Đây là một trong những tiểu đoàn thiện chiến của binh chủng Mũ Nâu và của chiến trường Miền Tây. Tiểu đoàn này đã hai lần nhận được huy chương của Tổng thống Hoa Kỳ United States Presidential Unit Citations, trong thời kỳ thiếu tá Lưu Trọng Kiệt làm tiểu đoàn trưởng. (Theo tài liệu của báo Tiền Tuyến trong mục Nhân Vật Của Chúng Ta phát hành trong năm 1967, Thiếu tá Kiệt là sĩ quan trừ bị, chỉ trong vòng 14 tháng, ba lần được đặc cách thăng cấp tại mặt trận, từ thiếu úy thăng trung úy: 3 tháng, từ trung úy thăng đại úy: 5 tháng, từ đại úy thăng thiếu tá: 6 tháng. Ông đã tử trận ngày 8 tháng 12/1967 tại Vị Thanh).
Về tiến trình hoạt động, tiểu đoàn 42 Biệt động quân chính thức thành lập vào năm 1964 và được đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh. Năm 1967, theo tổ chức mới của binh chủng Mũ Nâu, các tiểu đoàn Biệt động quân được hợp lại để thành lập các liên đoàn tại các Vùng chiến thuật, tiểu đoàn 42 Biệt động quân trở thành đơn vị cơ hữu của liên đoàn 4 Biệt động quân. Từ 1964 đến 1972, tiểu đoàn 42 Biệt động quân đã tham dự nhiều cuộc hành quân và đã lập nhiều chiến tích vang dội qua các trận đánh như: trận Phước Long (Bạc Liêu), trận Vĩnh Châu, trận núi Bá Voi (từ tháng 9 đến tháng 11/1970)... Trong đó, trận đánh núi Bá Voi đã được nhiều quân sử gia Hoa Kỳ ghi nhận là một trong chiến công lớn của binh chủng Biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa. Đã có nhiều tài liệu viết bằng Anh ngữ về các trận đánh này. Theo tài liệu của ông Trần Lý, cựu sĩ quan VNCH, đối chiếu với một số tài liệu tổng hợp về các hoạt động của binh chủng Biệt động quân, trận đánh núi Bái Voi được ghi nhận như sau:
* Núi Bái Voi, căn cứ địa của Cộng quân:
Núi Bái Voi, còn gọi là núi Cô Tô, là một trong ba ngọn núi nổi tiếng ở khu vực Thất Sơn. Đây là một ngọn núi nhỏ có địa thế hiểm trở, từng là khu bất khả xâm nhập của các đơn vị Việt Minh (CSVN) trong cuộc chiến trước 20/7/1954. Từ năm 1965, Cộng quân đã xây dựng tại đây 1 căn cứ địa. Trong năm 1970, các tiểu đoàn thuộc 3 trung đoàn chủ lực CSBV 95 A, 18-B và 101 D đã luân phiên về đây để dưỡng quân và tái chỉnh trang đơn vị. Ngoài các đơn vị CSBV dưỡng quân, Cộng quân đã phối trí 1 tiểu đoàn trực chiến bảo vệ căn cứ, cùng với 1 bộ chỉ huy cấp trung đoàn đóng tại hang núi Tuk Chup.
Núi Bái Voi, còn gọi là núi Cô Tô, là một trong ba ngọn núi nổi tiếng ở khu vực Thất Sơn. Đây là một ngọn núi nhỏ có địa thế hiểm trở, từng là khu bất khả xâm nhập của các đơn vị Việt Minh (CSVN) trong cuộc chiến trước 20/7/1954. Từ năm 1965, Cộng quân đã xây dựng tại đây 1 căn cứ địa. Trong năm 1970, các tiểu đoàn thuộc 3 trung đoàn chủ lực CSBV 95 A, 18-B và 101 D đã luân phiên về đây để dưỡng quân và tái chỉnh trang đơn vị. Ngoài các đơn vị CSBV dưỡng quân, Cộng quân đã phối trí 1 tiểu đoàn trực chiến bảo vệ căn cứ, cùng với 1 bộ chỉ huy cấp trung đoàn đóng tại hang núi Tuk Chup.
Để triệt hạ căn cứ này, tháng 9/1970, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định sử dụng một chiến đoàn gồm 2 tiểu đoàn 42 và 44 Biệt động quân làm nỗ lực chính. Cả hai tiểu đoàn đều có kinh nghiệm hành quân trực thăng vận và tác chiến trên các địa thế đầm lầy, thế nhưng hành quân trong núi để tấn công đối phương trong các hang động là những mục thử nghiệm mới mẽ, đòi hỏi phải có những lối đánh linh hoạt và kiến hiệu. Về hệ thống chỉ huy, hai tiểu đoàn được đặt dưới sự điều động của bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 Bộ binh. Hướng đạo dẫn đường đoàn quân là các hồi chánh viên ở Tri Tôn. Tuy nhiên, do địa thế hiểm trở, nên kế hoạch hành quân không ước lượng chính xác được khoảng thời gian cần thiết để các đơn vị Biệt động quân di chuyển từ bãi đổ quân nơi chân núi vào khu vực mục tiêu tấn công.
* Tiểu đoàn 42 Biệt động quân và trận đánh vào núi Bá Voi:
Kế hoạch hành quân vào vùng Cô Tô do bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 soạn thảo (tư lệnh Sư đoàn lúc bấy giờ là chuẩn tướng Trần Bá Di). Theo kế hoạch, tiểu đoàn 42 tấn công từ hướng Bắc. Để bảo mật, cuộc di chuyển quân diễn ra trong đêm. 3 trong 4 đại đội của tiểu đoàn phải lội qua những con suối, con lạch mà mực nước có nơi lên đến ngang ngực. Khi đến vị trí tập trung, tiểu đoàn còn phải phá đường qua rừng tràm để khởi động cuộc tấn công. Do địa hình phức tạp, nên sự yểm trợ của Pháo binh và Không quân cho Biệt động quân đã có nhiều khó khăn mà mất đi tính phối hợp đồng thời. Về phía tiểu đoàn 42 Biệt động quân, lợi dụng đêm tối, các đại đội của tiểu đoàn này đã từ hướng Bắc tấn công lên núi Bá Voi. Cụm điểm kháng cự trọng tâm của Cộng quân là một hang động nằm ở khoảng cao độ 1/3 tính từ chân núi lên đến đỉnh về hướng Đông Bắc. Một trung đội quyết tử của Cộng quân được bố trí tổ chức chốt tử thủ tại đây. Toán CQ này được trang bị các vũ khí tối tân, hỏa lực mạnh, trong đó có cả đại bác không giật 57 ly.
Kế hoạch hành quân vào vùng Cô Tô do bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 soạn thảo (tư lệnh Sư đoàn lúc bấy giờ là chuẩn tướng Trần Bá Di). Theo kế hoạch, tiểu đoàn 42 tấn công từ hướng Bắc. Để bảo mật, cuộc di chuyển quân diễn ra trong đêm. 3 trong 4 đại đội của tiểu đoàn phải lội qua những con suối, con lạch mà mực nước có nơi lên đến ngang ngực. Khi đến vị trí tập trung, tiểu đoàn còn phải phá đường qua rừng tràm để khởi động cuộc tấn công. Do địa hình phức tạp, nên sự yểm trợ của Pháo binh và Không quân cho Biệt động quân đã có nhiều khó khăn mà mất đi tính phối hợp đồng thời. Về phía tiểu đoàn 42 Biệt động quân, lợi dụng đêm tối, các đại đội của tiểu đoàn này đã từ hướng Bắc tấn công lên núi Bá Voi. Cụm điểm kháng cự trọng tâm của Cộng quân là một hang động nằm ở khoảng cao độ 1/3 tính từ chân núi lên đến đỉnh về hướng Đông Bắc. Một trung đội quyết tử của Cộng quân được bố trí tổ chức chốt tử thủ tại đây. Toán CQ này được trang bị các vũ khí tối tân, hỏa lực mạnh, trong đó có cả đại bác không giật 57 ly.
Để yểm trợ cho cuộc tấn công của chiến đoàn Biệt động quân, các phi vụ trực thăng võ trang đã liên tục xạ kích vào các vị trí được ghi nhận là Cộng quân đang cố thủ, nhưng do địa thế hiểm trở, nên các phi vụ xạ kích và oanh kích của Không quân chiến thuật đã gặp nhiều trở ngại, một số bom không thể thả đúng mục tiêu do độ dốc sườn núi, rocket không đủ tác dụng để phá các hang sâu và ngõ ngách.
Khi tiến gần mục tiêu trọng điểm, ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định điều động 2 đại đội bao vây chặt hang chốt này, thành phần còn lại tiếp tục tấn công lên đỉnh núi. Các dụng cụ leo núi như giây ni lông, cọc được trực thăng vận chuyển đến, 2 đại đội của tiểu đoàn đã vượt được chướng ngại vật để leo đến vùng phía Bắc của núi này. Sau đó, ngay trong đêm, cánh quân BĐQ này đã nhanh chóng đột kích thanh toán các mục tiêu trên đỉnh núi, nơi mà Cộng quân không ngờ các chiến binh BĐQ có thể lên đến. Toàn bộ gần 1 đại đội Biệt động quân bị hạ tại trận cùng với vũ khí và tài liệu bị tịch thu. Về phía tiểu đoàn 42 BĐQ, có 81 chiến binh vừa tử trận vừa bị thương, trong đó có 53 chiến binh bị thương vong do phi cơ thả một trái bom 250 cân Anh nhầm vào vị trí đóng quân của đơn vị Biệt động quân. Về phía tiểu đoàn 44 BĐQ, đơn vị này cũng đã chiếm được mục tiêu trọng điểm, đó là căn cứ chính của lực lượng CQ phòng thủ quanh Bái Voi, phá vỡ được hệ thống kinh tài, tiếp vận của Cộng quân, tuy nhiên các chốt CQ ở lưng chừng núi vẫn còn kháng cự, gây rối và bắn sẻ về hướng đóng quân của Biệt động quân.
Ngày 21 tháng 10/1970, tiểu đoàn 42 Biệt động quân thay thế tiểu đoàn 44 Biệt động quân ở khu vực quanh các hang trong núi, tiến hành lục soát và thanh toán chiến trường. Thay đổi chiến thuật tấn công, tiểu đoàn 42 Biệt động quân khóa chặt đường rút quân của Cộng quân, đồng thời sử dụng trinh sát đột kích ban ngày và phục kích ban đêm. Trong khi quan sát kỹ địa hình của hang động nơi nhóm CQ cố thủ, các chiến binh Biệt động quân đã tìm ra những ngõ ngách, không chỉ một lối đưa vào hoạt động chính mà còn đến 12 lối nhỏ khác nữa. Các chướng ngại thiên nhiên này giúp Cộng quân lẫn tránh và ẩn nấp để bắn trả rất hữu hiệu mỗi khi các toán cảm tử Biệt động quân tiến lên để tấn công. Hang động rất tối, chỉ cần một tia sáng đủ trở thành mục tiêu của mọi hỏa lực từ hướng địch quân. Trước một địa hình hiểm trở như thế, cuộc tấn công của tiểu đoàn 42 Biệt động quân đòi hỏi sự vận dụng những yếu tố về thiên nhiên để khai triển đội hình theo đặc điểm của địa thế.
Sau khi phân tích tình hình từ những chi tiết thu nhận được, ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định không tiến hành các cuộc tấn công trực diện để tránh tổn thất, mà chuyển thế trận theo chiến thuật phục kích đêm để gây tiêu hao lực lượng Cộng quân. Vào mỗi buổi tối, địch quân cắt cử từng tổ hoạt động trinh sát và nhận tiếp tế, kết quả CQ bị tiêu diệt từng người. Các chốt trong hang cũng bị tấn công bằng lối đánh biệt kích, theo cách này, từng tổ BĐQ bò vào để thanh toán. Trong cuộc tấn công kéo dài nhiều ngày, chiến binh BĐQ đã thử dùng súng không giật 106 ly để bắn phá các mục tiêu trong hang và nhận ra rằng khi tác xạ thì khói và mùi thuốc súng lan sang các đơn vị đóng bên kia núi. Từ đó, một kế hoạch xông chuột được đưa ra bằng cách dùng đến hơi ngạt CS2, nhờ gió thổi vào hang động từ hướng Bắc. Vận dụng các điều kiện thiên nhiên và sáng tạo trong cách đánh, cuối cùng các đơn vị Biệt động quân đã đánh bật Cộng quân ra khỏi các cụm điểm cố thủ.
Cuộc hành quân tảo thanh CQ ở núi Bá Voi chấm dứt vào ngày 20 tháng 11/ 1970 với kết quả là hơn 100 CQ bị bỏ xác tại trận, toàn bộ hệ thống kinh tài, kho võ khí, tiếp vận của Cộng quân dành cho lực lượng Cộng quân địa phương tại vùng Châu Đốc, Rạch Giá bị phá hủy. Lực lượng còn lại của Cộng quân đã tháo chạy về Núi Cấm và Núi Dài. Qua cuộc tấn công vào núi Bá Voi, tiểu đoàn 42 và tiểu đoàn 44 Biệt động quân trở thành những tiểu đoàn bộ chiến đầu tiên của Quân lực/Việt Nam Cộng Hòa thực hiện các cuộc hành quân leo núi và có thêm nhiều kinh nghiệm trong chiến thuật tấn công vào các hang động mà đối phương đã cố thủ với hỏa lực mạnh. Chính những kinh nghiệm này đã giúp cho quân sĩ tiểu đoàn 42 Biệt động quân lập nhiều chiến tích trong các cuộc hành quân kế tiếp trong vào các năm 1971, 1972, 1973.
Sinh Tồn chuyển
No comments:
Post a Comment