Tuesday, July 16, 2013

• Tiểu Sử Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù

Tiểu Sử Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù


Ngày thành lập đơn vị 01/10/1965

Do nghị định số 0060-QP-NĐ ngày 24/01/1965 của Bộ Quốc Phòng.    
Các SQ cán bộ nồng cốt lấy từ những Sĩ Quan ưu tú trong
các đơn vị tác chiến thuộc SĐND. Bản doanh của Tiểu đoàn nằm trong khuôn viên căn cứ Hoàng Hoa
Thám ở Bà Quẹo. Sau khi được bổ sung quân số đầy đũ, TĐ9ND được đưa ra TTHL Van Kiếp ở Bà Rịa
để thụ huấn về chiến thuật với thành phần Huấn Luyện Viên do Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi trợ
huấn.
Ngay sau thời kỳ huấn luyện, cuối tháng Giêng 1966, TĐ9ND được không vận ra Bồng Sơn Qui
Nhơn tham gia chiến trận cùng với hai Tiểu Đoàn 1 và 8 Nhày Dù dưới sự chỉ huy của Chiến Đoàn 1
Nhảy Dù do Trung Tá Đào Văn Hùng làm Chiến Đoàn Trưởng trong kế hoạch bình định.



 Đơn vị trưởng liên tiếp:
1- Thiếu Tá  : Lê Văn Huệ  - 01/10/1965 - 18/05/1967
2- Thiếu Tá   : Nguyễn Thế Nhã - 18/05/1967 - 29/03/1969
3- Thiếu Tá : Trần Ngọc Trí - 29/03/1969 - 01/04/1971
4-  Trung Tá  : Trần Hữu Phú - 01/04/1971 - 19/11/1972
5-  Trung Tá : Trần Văn Sơn - 19/11/1972 - 01/12/1973   6- Trung Tá : Nguyễn Văn Nhỏ - 01/12/1973 - /04/1975
7- Thiếu Tá : Lê Mạnh Dường -  Xử Lý thường vụ TĐ    30/04/1975

Các cuộc hành quân tham dự:
Từ nhày thành lập đến cuối năm 1974 Tiểu Doàn 9 Nhẩy Dù đã tham dự 132 cuộc hành quân lớn nhỏ, trên khắp các chiến trường nội địa cũng như ngoại biên.
THÀNH QUẢ


 Tịch Thu: 

- 08 Súng cộng đồng đủ loại, gồm 02 đại pháo 130 ly + 120 ly + 3 đại pháp 107 ly + 7 đại liên phòng không


- 2.810 súng cá nhân
- 34 máy truyền tin tổng đài Trung Cộng
- 29 điện thoại TC
- 02 máy phát điện
- 829 đạn 122 ly
- 549 đạn 107 ly
- 3.821 đạn cối 81, 82 ly
- 02 chiến xa T54
- 02 xe vận tải Molotova
- 03 Công binh xưởng
- 53 Tấn đạn dược và quân dụng

- 20 Tấn gạo và 1 tấn y dược, cùng 20 tấn phụ tùng vũ khí các loại

Phá hủy:

          - 37 Chiến xa T54 (10 chiếc do phi cơ và pháo binh tiêu diệt)

       - 05 Xe vận tải Molotova
        - 06 xe đủ loại
        - 03 Đại pháo 130 ly
        - 02 Đại bác 105 ly
        - 05 Đại pháo 122 ly
        - 07 Súng cối 82 ly
        - 12 Súng 76 ly
        - 25 Đại liên phòng không
        - 03 Tấn đạn dược đủ loại
        - 50 gạo, bắp, lúa
Tiêu diệt
- 2.978 Tên tại chỗ
- 124 Tên bị bắt sống
- 09 Hồi chánh viên 


 Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ9ND :


- Ngày 8/11/1966 Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù cùng Chiến Đoàn 2 ND được máy bay C-130 chở tới phi trường Qui Nhơn, từ đó xe vận tải GMC đưa các đơn vị đến cầu Bà Gi để đóng quân tạm nghỉ đêm và chuẩn bị trang cụ. Khu vực hành quân sắp đến của Chiến đoàn 2 Nhảy Dù là một vùng xôi đậu Phù Cát,
Trà Ổ trong tỉnh Bình Định, nơi đây Mặt trận Du Kích Chín Xã đã thao túng hoành hành, trong suốt mấy năm trường và những ngày vừa qua, có sự xuất hiện của Sư Đoàn 3 Sao Vàng CSBV vừa mới xâm nhập.

- Bắt đầu từ ngày 18 đến ngày 27 /5/1967 TĐ9ND cùng TĐ5 và TĐ3ND được không vận ra Quảng Trị tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 54 vùng Phi Quân Sự để truy kích hai trung đoàn CSBV vừa xâm nhập vào đây. Trong trận nầy Thiếu Tá Lê Văn Huệ TĐT bị tử trận.

- Tháng 6/1967 từ Khu Phi Quân Sự, Thiếu Tá Nguyễn Thế Nhã về làm Tiểu Đoàn Trưởng thay thế Thiếu Tá Lê Văn Huệ. Tiểu đoàn được điều động về Huế tái trang bị, bổ sung quân số và mở cuộc hành quân mới Lam Sơn 60 tấn công vào mật khu Đông Xuyên Mỹ Á (quê hương của Nguyễn Chí Thanh) ở về phía Đông Nam Huế.

- Ngày 29/1/1968 Tết Mậu Thân, TĐ9ND do Thiếu Tá Nguyễn Thế Nhả làm Tiểu Đoàn Trưởng được đưa ra bảo vệ thị trấn Quảng Trị.

- Ngày 1/2/1968 sáng ngày mồng Ba Tết, sau khi đánh tan lực lượng Cộng quân tấn công vào Thành phố Quảng Trị, ngày Mồng 5 Tết, TĐ9ND được trực thăng vận vào tiếp viện cho Tiểu Đoàn 7 và Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù giải vây thành phố Huế. Vừa vào đến Thành Nội Huê’. Chiến Đoàn 1 ND cho lệnh
TĐ9ND tiến ra tái chiếm lại phi trường thành nội Tây Lộc.

- Ngày 24/3/1968 được không vận về Sài Gòn tham chiến cuộc hành quân giải tỏa Ven Đô đợt 2

Mậu Thân.
- Vào ngày 4/6/1968 Việt Cộng vẫn cố gắng xâm nhập sâu vào thành phố Sài Gòn. Chúng định khai thác những kẽ hở để đột nhập vào khu vực phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu. Ngay tại mặt trận này, lực lượng chánh phủ đã phục sẵn để chận lối xâm nhập của Việt Cộng. Vào buổi sáng Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù được tăng cường đến để lục soát diệt địch. Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù đã chia quân làm nhiều cánh lục soát khu tứ giác Ngô Tùng Châu, Hoàng Hoa Thám, Lê Quang Định.
- Sau khi bị tiêu diệt hoàn toàn quanh các vị trí ven đô Sài Gòn trong năm Mậu Thân 1968, các lực lượng VC rút về các mật khu trong khu vực Tỉnh Tây Ninh. Do đó chiến trường Tây Ninh trở nên sôi đông trong năm 1969.Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù cũng như các đơn vị trong SĐND được điều động tham gia

Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù 2
chiến dịch càn quét quân CS tại Tây Ninh từ các mặt trận đồn điền Vên Vên, Trà Võ, Mật Khu Dương Minh Châu, Mật khu Bời Lời qua đến Bến Sỏi, Bến Đá, Bến Cồ Nổi, Long Giang…

- Trong chiến dịch Bình Tây, ngày 1/5/1970 sau một giờ tập kích bằng hỏa lực của 6 phi tuần B52 oanh tạc vùng phía Nam Lưởi Câu, tiếp theo đó là 94 khẩu đại pháo của Pháo Binh Hoa Kỳ khai hỏa rồi đến 148 phi tuần của Oanh tạc cơ Mỹ cày nát vùng Mật Khu 352 và 353 của CSBV trên đất Chùa Tháp, trực thăng bắt đầu ào ạt đổ quân LÐ3ND Việt Nam do Đại Tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy gồm có 3 Tiểu Đoàn 3, 6 và 9 Nhảy Dù xuống phía Bắc mật khu 353 của VC và từ đó tấn công về phía Nam nhằm khóa chặc các con đường rút quân của địch. Lúc 9.45 giờ, TÐ9ND do Trung Tá Trần Ngọc Trí làm Tiểu Đoàn Trưởng được 42 trực thăng chuyển quân, thả xuống phía Bắc của TÐ3ND để thiết lập căn cứ hỏa lực Oklahoma.

- Ngày 5/2/1971 TĐ9ND được không vận đến Đông Hà Quảng Trị để chuẩn bị tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719, Trung Tá Trần Ngọc Trí làm Tiểu Đoàn Trưởng.

- Ngày 8/2/1971 Sau hiệu lịnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, hằng trăm khẩu Pháo Binh bắt đầu nhả đạn liên hồi, tiếp theo đó hằng trăm chiến xa đủ loại với lính Nhảy Dù tùng thiết rầm rộ vượt qua biên giới, trên nền trời hằng trăm chiếc trực thăng võ trang cùng oanh tạc cơ phản lực bay theo hộ tống. Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù được trực thăng vận thả xuống án ngữ an ninh cho Căn Cứ Hoả Lực A-Lưới.

- Ngày 2/6/1971 BCH / Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù với 3 Tiểu Đoàn 3, 8 & 9 ND do Đại Tá Lê Quang Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng được không vận đến Phi Trường Cù Hanh Pleiku, sau đó dùng đường bộ di chuyển đến Dak To (Tân Cảnh) để giải tỏa áp lực địch đang bao vây căn cứ 5. TĐ9ND do Thiếu Tá Trần Hữu Phú làm Tiểu Đoàn Trưởng.

- Trong Mùa Hè Đỏ Lửa, khi biết tin sư đoàn 320 CSBV đã xuất hiện tại vùng ba biên giới vào đầu tháng 3/72, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH điều động LÐ2ND gồm các Tiểu Đoàn 1,2,3,7,9 và 11Nhảy Dù tăng phái cho QÐ2 hành quân tảo thanh VC ở vùng phía Tây Tân Cảnh.

- Ngày 28/5/1972 TĐ9ND được không vận đến Huế để chuẩn bị tham dư chiến dịch Lôi Phong hành quân tái chiếm Quảng Tri.

- Sáng ngày 2/7/1972 TÐ9ND và TÐ11ND được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc Sông Nhung, hai Tiểu Ðoàn Dù đi song song chiếm từng thước đất, từng cái hố, từng chốt địch, dưới ánh nắng oi bức của mùa Hè đổ lửa. TÐ9ND chia quân thành 2 cánh tiến đánh vùng Tân Lê Phước Môn, trong trận nầy tất cả 4 Ðại Ðội Trưởng đều bị thương vì pháo địch, Ðại Úy Ngưu ÐÐT94 bị tử thương tại Tân Téo.

- Ngày 8/8/1974, Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhỏ làm TĐT được khẩn cấp không vận đến vùng hành quân Đại Lộc bằng phi cơ C130, một ngày sau khi Thường Đức thất thủ.

- Sáng ngày 18/8/1974, ba Tiểu Đoàn 1, 8 & 9ND vượt tuyến xuất phát, trong đó Tiểu Ðoàn 9 giữ trục chính của cuộc tiến quân, đi dọc theo cánh đồng rộng phía Bắc sông Vu Gia, chiếm lĩnh dãy đồi thấp có rừng chồi che phủ và tấn công vào mục tiêu là đỉnh 1062..

- Ngày 12/ 4/1975 trước áp lực nặng của CQ tại Xuân Lộc và để đối đầu với Quân Đoàn 4 của CSBV, Bộ Tư lệnh QĐ3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: đó là LĐ1ND với 3 Tiểu Đoàn 1,8 & 9ND và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù vừa từ miền Trung về. Tất cả khoảng 100 chiếc Trực Thăng bán phản lực HU1B của 2 SĐ 3 và 4 KQVN đã thả hơn 2,000 quân Dù từ Trảng Bom vào trân địa; Đây là trận chiến cuối cùng của Đoàn Quân Mũ Đỏ

Các Sỹ Quan TĐ9












No comments: