Thank you. God.
Thank you. Mr. Donald Trump.
God bless you all!
--------------------------
Thuoc Nguyen
Hạ viện và Thượng viện Mỹ hôm nay kiểm phiếu đại cử tri để chính thức xác nhận chiến thắng của ông Trump trong bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Hạ viện và Thượng viện Mỹ hôm nay kiểm phiếu đại cử tri để chính thức xác nhận chiến thắng của ông Trump trong bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Lưỡng viện hôm nay chốt sổ bầu cử tổng thống Mỹ 2024
Cuộc họp này diễn ra 4 năm sau vụ bạo loạn ngày 6.1.2021, khi những người ủng hộ ông Donald Trump tấn công Điện Capitol nhằm ngăn cản việc xác nhận chiến thắng của Tổng thống Joe Biden.
Không giống như năm 2021, hiện tại không có kế hoạch nào từ phía Đảng Dân chủ nhằm ngăn chặn việc chứng nhận kết quả. Dưới đây là những gì cần biết về quy trình đặc biệt này, theo CBS News.
Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ họp tại phiên chung lúc 13h (giờ địa phương) ngày 6.1 để kiểm phiếu đại cử tri từ 50 bang và Washington D.C. Phó Tổng thống Kamala Harris, trong vai trò Chủ tịch Thượng viện, sẽ chủ trì.
Ông Donald Trump giành được 312 phiếu đại cử tri, vượt xa ngưỡng 270 để chiến thắng, trong khi bà Kamala Harris nhận được 226 phiếu.
Quốc hội có luôn kiểm phiếu vào ngày 6.1 sau các cuộc bầu cử tổng thống không?
Đạo luật cải cách kiểm phiếu đại cử tri là gì và ngày 6.1 lần này có gì khác biệt?
Sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol ngày 6.1.2021, Quốc hội đã có động thái cải cách Đạo luật kiểm phiếu đại cử tri - một đạo luật năm 1887 quản lý việc kiểm phiếu đại cử tri - để ngăn chặn một nỗ lực khác nhằm lật ngược kết quả của một cuộc bầu cử tổng thống.
Quốc hội đã thông qua Đạo luật cải cách kiểm phiếu Bầu cử vào năm 2022, trong đó nêu rõ rằng vai trò của phó tổng thống trong việc chủ trì phiên họp chung của Quốc hội chỉ mang tính nghi lễ. Đạo luật này cũng tăng ngưỡng phản đối phiếu đại cử tri lên 20% số thành viên ở mỗi viện (thay vì chỉ cần một thành viên ở mỗi viện như trước).
Điều gì xảy ra nếu có thành viên Quốc hội phản đối?
Với ngưỡng mới, khả năng phản đối thành công là rất thấp. Những ai phản đối chỉ có thể đưa ra ý kiến mà không đủ điều kiện để buộc Quốc hội thảo luận hay bỏ phiếu như các năm trước.
Ngày 6.1.2025, Quốc hội không chỉ kiểm phiếu mà còn chính thức khép lại một hành trình bầu cử đầy sóng gió. Đây sẽ là bước cuối cùng trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.
No comments:
Post a Comment