2. "Không Thích của nào Trời trao của nấy"
3. Đổi Đời
4. Đà Lạt - Khung Trời Ngịch Ngợm
6. "Chức Sắc" Trong Tù
7. "Bông Hồng Trên Vết Dầu Loang"
8. Nhớ Về Bạn Nguyễn Hồng K25
9. Câu Chuyện Hy Hữu (MX Mai Văn Tấn K21)
10. Thương Tiếc Phan Thế Duyệt (K25/CB/TKS/A28)
11. Những Tiếng Hát Bừng Sáng A20 - Phạm Đức Nhì (Chuyển: Bùi Đạt Trung K25)
Nhân dịp NQ12 với chủ đề “Những Dấu Chân Kỷ Niệm” và với tư cách “biệt đội trưởng, biệt đội người nhái”, vì mang chức “TRƯỞNG” nên phải bấm bụng trồi lên mặt nước đi họp và báo cáo sinh hoạt của mấy tên "thuộc hại" mà trong đó điển hình có một tên phù hợp với tựa đề của bài này.
Nguyễn Thanh Long, K25
Trong “trường mẹ” tôi với nó thuộc hai “trường phái” khác nhau, không quen nhau, không hợp gu và cũng chưa hề đi chơi, nói chuyện với nhau, chỉ nghe "danh tiếng" của nhau thôi, thế mà sau khi ra trường lại trở thành "dính lẹo" với nhau, từ đơn vị, chiến trường, cho đến lúc “tù tội”. Ngay khi còn trong trường, hắn đã có những biệt hiệu “để đời”. Theo tôi biết thì hắn có ba (3) biệt hiệu. Ngoài ra, còn biệt hiệu nào khác thì tôi chưa được biết. Tôi xin liệt kê cho các bạn xem huyền thoại của những biệt hiệu đó từ nhẹ tới nặng:
“LONG THỊT CẦY”
Ngay từ trong trường ra đến ngoài đơn vị, hắn với Hà Ngũ Lý là cặp bài trùng. Khi nào đóng quân gần nhau ở An-Lộc hay Chơn-Thành, vừa dịp lãnh lương là thế nào cũng có nồi "rựa mận" với vài lít đế. Điều này đã làm thay đổi cuộc đời của tôi. Vì vốn không thích ăn thịt chó, không phải vì sợ mà vì ấn tượng. Hồi còn nhỏ, học nội trú, ăn cơm với “giả cầy” mấy đứa bạn chọc tôi "nếu mày ăn thịt chó, mày sẽ biến thành chó", nên gia đình tôi ai ai cũng ăn thịt chó trừ tôi. Nhưng ngồi với “hai tên này” cùng với Vi Văn Đạt, Ngô Đức Khoa, Tạ Thúc Thái, khi đã sỉn sỉn rồi, tụi nó hỏi tôi bây giờ đã dám ăn thịt chó chưa, tôi bảo "Bây giờ thịt người tao cũng ăn".
“LONG BÔ”
"Bô" đây không phải là "bô giai" (beau giai) đâu các bác ạ. "Bô" này là ống “Bô xe hơi”. Miệng hắn lúc nào cũng toang hoác, nói oang oang như cái... Cho nên cái "bô" này đã gặp bao nhiêu là "truân chuyên" từ quân trường, đơn vị, cho đến khi tù tội.
Tại quân trường Dục Mỹ, trong khoá học "RỪNG NÚI SÌNH LẦY", sau khi học một bài nào về chiến thuật chẳng hạn như tấn công, đột kích, phục kích, đổ bộ là phải thực tập. Thực tập, thường xãy ra vào buổi sáng sớm ngày hôm sau, khoảng năm, sáu giờ sáng. Có một điều đau khổ nhất và ai cũng ngao ngán là sau khi bắn đạn mã tử trong lúc thực tập, khi về mọi người phải hối hả lau chùi và thông nòng súng để kịp tám giờ khám súng. Thường thì không ai được "vẹn toàn" cả. Một lần nọ, sau khi học xong bài “đột kích bình minh”, buổi thực tập được xãy ra lúc năm giờ sáng ngày hôm sau, trên một ngọn đồi và hắn là trưởng toán. Sau khi ban “lệnh hành quân”, toán bắt đầu xuất phát lúc bốn giờ. Ở dưới núi, huấn luyện viên chiến thuật đứng chờ và theo dõi. Sáu giờ, sáu giờ ba mươi rồi bảy giờ vẫn không thấy động tĩnh gì. Đáng lý ra, đã phải nghe tiếng súng nổ, hoả châu và tiếng la hét "xung phong, biệt động quân sát". Tứ bề vẫn im lặng. Huấn luyện viên đang lo không biết chuyện gì đang xảy ra. Một lúc sau, trưởng toán và đoàn tuỳ tùng xuất hiện. HLV hỏi "Ủa…, sao các anh chưa đột kích mà đã đi về rồi?". Hắn nói "Xong rồi, chúng tôi đột kích xong rồi". "Nhưng sao tôi không nghe tiếng súng gì hết vậy?" Hắn trả lời tỉnh bơ "Đâu cần, chiến thuật là phải “sáng tạo, nhanh chóng, bất ngờ và tàn bạo”. Chúng tôi không dùng súng mà xử dụng lưỡi lê". HLV chỉ còn biết dậm chân và kêu trời "Nhưng đây là quân trường chứ không phải chiến trường ..."
Trong trại tù ở Hàm Tân, Z30C, hắn khệnh khạng đi lên trạm y tế khai bệnh và có mang theo một túi phân có dính máu, thều thào nói với tên bác sĩ (thực ra chỉ là tên cán sự y tế trong rừng ra): "Bác sĩ ơi, tôi bị kiết lỵ ra máu, mệt quá đi không nổi. Đây này BS xem thử coi!". Nói xong hắn liền dí túi phân vào mặt BS, BS sợ quá bịt mũi lại và vội xua tay "Thôi được rồi, về đi, cho nghỉ một ngày lao động". Thế là hắn ta cám ơn rối rít đi về chỗ nằm, từ từ lấy cái ly và muỗng ra, mở túi phân đổ hết vào trong ly và ngồi ăn sáng ngon lành. Thực ra đó chỉ là bột đậu xanh pha với một tị thuốc tím ...
Thậm chí có hôm hắn còn khai bệnh là bị ung thư cuống họng (UTCH) làm BS cứ ngớ ra chả hiểu UTCH là gì (có biết khỉ gì đâu), nhưng để chữa ngượng BS nầy vội cho hắn nghỉ một ngày lao động.
Tôi đã trải qua 2 ngày đêm căng thẳng tuyệt thực chống chính sách tàn ác, vô nhân đạo của đám cai tù. Và đã bị đàn áp dã man. Cuộc tuyệt thực do Nguyễn Tú Cường khởi xướng, Hoàng Ngọc Thủy và tôi ủng hộ và tham dự. Có anh em ở xà lim khác (cả những người không tuyệt thực) đã bị đánh (oan) bằng gậy sắt, có người ói máu. Tôi chỉ bị đầu một thanh sắt thúc vào ngực, đau âm ỉ đến cả chục ngày, nhưng so với những người khác thì còn may chán. Những anh em không tham dự cuộc tuyệt thực (vì lý do sức khỏe) như Vi Hoàng Viết, Nguyễn Văn Quỳnh, Đỗ Văn Phúc và 2 em tù hình sự (và vài ba người nữa mà tôi không nhớ tên) đã được tha khỏi xà lim về đội. Riêng Nguyễn Huỳnh Danh Vũ, người “chung vụ” với tôi tổ chức đánh trật tự Quý Đen, đã hoàn toàn im hơi lặng tiếng, không chơi trò tuyệt thực và cũng không lên tiếng đáp lại những lời hỏi thăm của anh em. Rồi đến lượt xà lim số 3 của tôi được mở và 2 vị khách mới vóc người cao lớn bị đẩy vào. Tôi nhận ra ngay bố Lê Sáng, chưởng môn Vô Vi Nam. Bố bị đẩy vào mép trong bệ đá phía bên kia, đối diện với bệ đá tôi đang nằm. Người thứ hai là Long Bô, mới đầu định nằm bên bệ bố Lê Sáng nhưng thấy hai người đều thuộc loại “to bản”, bệ đá lại hẹp, nằm chung sẽ rất chật nên đã ghé sang bệ bên tôi. Khác với tôi, cả 2 chân bị cùm duỗi thẳng trên bệ đá, bố Sáng và Long Bô bị cùm một chân nên chân còn lại có thể bỏ thõng xuống lối đi nhỏ ở giữa xà lim. Mọi người gọi Long là Long Bô vì cái miệng bô lô, ba loa của hắn. Hắn có giọng nói âm trầm ồm ồm, khá mạnh. Những lúc tụ tập vài ba người trò chuyện hắn thích nói góp. Và thường nói … sai. Trong số 6 thành viên khóa 25 Võ Bị Đà Lạt ở phân trại E lúc ấy có lẽ chỉ có hắn là thường bị bà con phàn nàn. Thỉnh thoảng được nghỉ ngày chủ nhật thấy hắn từ nhà 2 về, mặt buồn so, tôi hất hàm ra ý hỏi Bùi Đạt Trung thì được trả lời:
“Chắc là bị Tư Rè dũa cho một trận nữa rồi.”
(Tư Rè là biệt danh của Nguyễn Ngọc Tiên, khóa 23 Võ Bị) Hắn đi xin ai đó một bi thuốc lào kéo ro ro một hơi rồi về chỗ mình, nằm ngửa, mắt mở thao láo nhìn lên trần nhà. Rủ đánh domino hắn cũng lắc đầu. Bên cạnh có tụm năm, túm ba đấu láo hắn cũng không thèm góp chuyện. Nhưng chỉ được vài ngày rồi đâu lại vào đấy. Để ý thái độ tôn trọng huynh trưởng, biết nghe lời của Long Bô, một sĩ quan cấp úy gốc Thủ Đức đã văng tục:
- Mẹ kiếp!! Ở cái thời quân hồi vô phèng (5) này, cái thời mà lính quan, úy tá thằng nào lo giữ hồn thằng nấy mà cái tụi Võ Bị, chúng nó còn bảo được nhau, thằng lớn nói thằng bé biết nghe, quân đội bỏ tiền của, công lao, nuôi dạy chúng nó 4 năm ở Đà Lạt kể cũng đáng đồng tiền bát gạo đấy chứ!
Khi các cánh cửa xà lim được đóng lại, tiếng chân của cán bộ Tri và đám trật tự xa dần, những tiếng gọi nhau í ới vang lên. Có 8 người mới nhập “khu”. (Sau này mới biết họ bị nghi ngờ là “đầu sỏ”, được “đem cất” một cách vô cớ để ngăn ngừa “đêm Giáng Sinh kiểu Suối Máu.”) Những người khác tôi không nhớ tên nhưng tôi biết chắc có Vũ Hùng Cương ở xà lim số 6, Bùi Đạt Trung và Hứa Sang vào chung xà lim số 1 với Nguyễn Tú Cường. Vừa đặt lưng xuống sàn đá lạnh Long Bô giật bắn người lên và nói:
- Sao lại lạnh thế nhỉ?
- Giá bây giờ có được manh chiếu rách chó nằm để lót vai một tí thì hạnh phúc biết mấy.
Chả có bà tiên nào cho điều ước của hắn thành sự thật nên hắn đành nghiêng người, nhăn mặt từ từ đặt vai và cánh tay hộ pháp xuống sàn đá, giảm thiểu tối đa diện tích tiếp xúc với cái lạnh. Bên kia bố Sáng thì vừa xoa chân, xoa tay cho nóng người vừa hít hà:
- Úi chào! Mát quá! Mát quá!
Phải công nhận ông cụ còn khỏe thật. Chưởng môn một phái võ có khác. Năm ấy (Giáng Sinh 1979) đã trên dưới 6 bó rồi mà vẫn tráng kiện, khó khăn, nghịch cảnh vẫn coi như “pha”. Bố kể cho chúng tôi nghe vài truyện về các danh nhân lịch sử và các bài học có thể rút ra từ cuộc sống của họ. Sau đó bố bảo tôi có truyện gì kể nghe cho vui. Tôi trả lời:
- Con hết nước bọt rồi bố ơi.
Đến giờ phát cơm trưa hôm sau khi thấy bình nước được đưa vào chỉ có độ cao một đốt ngón tay sóng sánh ở đáy bình, bố Sáng gọi tên Trực trật tự:
- Này anh ơi! Nước thế này thì làm sao đủ uống. Chúng tôi những 3 người đấy.
Trực chưa kịp trả lời thì cán bộ Luật trực trại đã quát:
– Có thế thôi! Chia nhau mà uống.
Khi cửa các xà lim đóng lại bố Sáng mặt đăm chiêu nói:
- Nước phát mỗi bữa có chừng này thì gay đấy.
Tôi nhìn bố mà thương cảm. Thân thể bố phốp pháp thế kia, 2 muỗng nước làm sao đủ thấm xuống dạ dày? Bố dùng muỗng ăn cơm đong nước rồi đổ vào 3 cái ca nhỏ cho 3 người. Mỗi người được 2 muỗng và còn dư khoảng 1/3 muỗng. Sáu con mắt đều nhìn vào tí nước ở dưới đáy muỗng. Nhưng bố Sáng đã dùng bàn tay đầy uy lực của vị Chưởng Môn một phái võ để chia mỗi người thêm 2 giọt nước. Rất điệu nghệ. Và rất công bằng.
Khi tôi chịu đựng hết 2 lệnh phạt trong xà lim (mỗi lệnh 14 ngày) thì bố Sáng và Long Bô đã bước sang ngày thứ 12. Bố Sáng không còn “Mát quá! Mát quá!” nữa mà bắt đầu nằm co quắp như con tôm, tay chân run lẩy bẩy. Bố cũng ngừng kể truyện để giữ hơi và thỉnh thoảng lại đánh vật với 2 giọt nước. Chả là khi chia nước xong nếu để đứng bình nước xuống thì có 2 giọt đọng ở đáy bình. Bố tiếc 2 giọt nước nên giốc ngược bình lên và dùng “nội công thâm hậu” của mình hút mạnh. Nhưng 2 giọt nước cứng đầu nhất định không chịu ra. Và bố cứ xoay đầu này, trở đầu kia, hết vỗ vỗ đáy bình lại hít, lại hút nhưng cuối cùng vẫn phải chịu thua. Mỗi lần như vậy chúng tôi lại quay mặt chỗ khác để bố khỏi ngượng. Có tiếng mở cửa xà lim; có cả tiếng rút thanh sắt xuyên qua cái cùm ở chân. Một lúc sau Vũ Hùng Cương thông báo:
- Phòng 6 có người đi làm việc (bị hỏi cung)
Rồi Hứa Sang lên tiếng:
- Phòng 1 Tú Cường đi làm việc.
Trước đó đã có cuộc lời qua tiếng lại như sau:
Tú Cường:
- Nếu phòng nào có người đi làm việc thì người đó sẽ uống nước thật nhiều để lúc về có thể đái cho anh em trong phòng uống. Có cơ may cầm cự thêm một vài ngày nữa.
Long Bô phang ngay:
- Nước đái khai và mặn bỏ mẹ, uống thế đéo nào được.
Tú Cường trả lời:
– Nước đái tụi mình thì đúng là mặn và khai thật. Nhưng nếu uống nhiều nước và đi đái vài lần thì những lần sau nước đái sẽ đỡ mặn đi.
Muốn Long Bô khỏi cãi chầy, cãi cối Bùi Đạt Trung chen vào:
- Ý kiến Tú Cường hay đấy.
Khoảng 4 giờ chiều người bên xà lim số 6 đi chấp cung về. Một lát sau tôi nghe tiếng Vũ Hùng Cương hét lên:
- Nhì ơi! Ngon hơn bia.
Tôi biết ông bạn luật sư vui tính của tôi đã thưởng thức món nước giải khát đặc biệt quý giá ở “khu kỷ luật” A20 và đã đem lòng yêu mến nó. Bùi Đạt Trung và Hứa Sang ở xà lim số 1 không biết có nhấm nháp được tý nào của Tú Cường không mà không thấy lên tiếng. Xà lim số 3 của tôi không có ai đi chấp cung nên niềm mong ước được thưởng thức món nước giải khát đặc biệt ấy vẫn chỉ là … niềm mong ước. Với 3 bố con tôi thời gian trôi qua thật chậm. Và những ngày sau đó mọi người lại quan tâm đến “cứt”.
Có ai đó lên tiếng:
- Trời đất ơi! 15 ngày rồi mà chẳng ỉa được cục cứt nào. Mà nó lại không mót ỉa mới lạ chứ.
Long bô đáp lại:
- Thì có cái mẹ gì vào bụng đâu để lấy cứt mà ỉa. Tôi cũng 22, 23 ngày rồi chứ ít gì.
Vũ Hùng Cương trả lời:
- Tớ đã 25 ngày rồi đây. Ối giời ôi! Nó cứ tức tức ở hậu môn, khó chịu lắm.
Tôi chửi thề lầm bầm trong miệng:
- Tổ cha nó! Bố mày 40 ngày rồi mà chưa nói đây.
Có lẽ ông trời chúa ghét những thằng đã nói tục lại còn bố láo, bố toét nên đêm hôm ấy tôi lên cơn đau bụng dữ dội và lại rất khó thở. Cứ như là có ai bịt mũi mình lại chỉ để thở bằng mồm. Hậu môn thì như có ai dùng cái nêm đóng chặt. Thỉnh thoảng bí quá phùng mang trợn mắt rặn như đàn bà rặn đẻ thì hơi gặp phải bức tường hậu môn dội ngược lại lên miệng, lên mũi tạo nên cảm giác nghèn nghẹt rất khó chịu. Thấy tôi ngọ ngoạy lại thở gấp, Long Bô lên tiếng khẽ hỏi:
- Nhì ! Sao thế?
Tôi vừa lấy hơi vừa trả lời:
- Thấy tức hậu môn và khó thở quá.
Kệ bên kia bố Sáng vẫn ngáy o o. Long Bô bỗng trở thành bác sĩ gia đình của tôi và chẩn bệnh rất chính xác:
- Chắc ông lâu quá không ỉa được, lại thiếu nước nên phân đóng cứng bít chặt hậu môn chứ gì.
Rồi hắn cho tôi toa thuốc trị liệu như sau:
- Bây giờ ông phải dạng hai chân ra (tôi vẫn bị cùm hai chân) và lấy hơi rặn mạnh. Tôi sẽ phụ banh hai bên hậu môn ra. Phải cố mà rặn, chứ để nó bí mãi có thể sẽ nghẹt thở rồi tiêu đời đấy.
Tôi tuột quần xuống tận gót chân rồi nằm ở tư thế sản phụ trên bàn sanh. Da thịt trần chạm vào mặt bệ đá lạnh buốt, nhưng nỗi sợ chết đã giúp tôi vượt qua cái lạnh một cách dễ dàng. Hai bàn tay của bác sĩ Long Bô kéo mạnh hai mép đít của tôi ra rồi ra lệnh:
- Rặn đi. Lấy hết sức rặn mạnh vào.
Đau quá! Mỗi lần Long Bô buông tay, mép đít khép vào, cục phân cứng cạ vào thành trong của hậu môn đau xé ruột.
Tôi cố sức rặn mạnh mấy lượt nhưng chẳng ăn thua gì. Bên kia bố Sáng nghe động đậy lên tiếng hỏi:
- Gì thế các cậu?
Long Bô nói nhỏ:
- Không có gì đâu bố. Con giúp thằng Nhì ỉa thôi mà.
Chỉ nửa phút sau tiếng ngáy o o lại vang lên. Tôi thử rặn mấy lần nữa cũng không kết quả. Tôi nhớ hồi còn nhỏ có lần xém chết đuối ở con sông Cầu 14, Ban Mê Thuột. Lúc không còn nín thở được nữa, mở miệng hớp ngụm nước đầu tiên thì được ai đó kéo lên. Bây giờ tình trạng khó thở của tôi cũng gần giống như vậy. Tôi nghĩ nếu kéo dài khoảng 20 phút nữa chắc tôi chịu không nổi. Trong xà lim tối đen như mực, không nhìn thấy mặt Long Bô nên không biết hắn đang nghĩ gì. Cuối cùng một giọng nói dứt khoát vang lên:
- Banh không xong thì phải móc thôi.
Tôi nghe tiếng nhổ bọt rồi cảm thấy một ngón tay ươn ướt thọc vào lỗ đít mình. 40 ngày không ỉa nên lỗ đít khít rịt. Tôi thót người lên vì đau. Nước mắt chảy ra lăn dài trên má. Tôi nhủ lòng:
- Phải chịu thôi chứ biết làm sao được. Chẳng lẽ sợ đau rồi chịu chết à?
Bác sĩ Long Bô vẫn tiếp tục mò mẫm trong đêm tối. Vì đau quá nên phản xạ của tôi là cứ di chuyển mông để tránh ngón tay của hắn. Hắn bực quá gắt lên:
- Ông cứ nhúc nhích kiểu ấy thì móc thế đéo nào được.
Tôi biết lỗi của mình cố chịu đau, nằm im. Long Bô nhổ một tí nước bọt nữa (chắc vào tay) rồi tiếp tục thám hiểm lỗ đít của tôi. Đến khi cả 2 ngón đã vào trong hắn banh mạnh 2 mép hậu môn của tôi và hét to:
- Rặn mạnh đi.
Theo lệnh hắn tôi rặn thật mạnh.Nhờ hai ngón tay vàng ngọc khuấy động làm vỡ một mảnh của cục phân, nhờ hai mép hậu môn được banh rộng ra, cộng với cú rặn hết sức bình sinh của tôi, cục phân được văng ra rơi đánh cạch xuống nền đá. Máu tuôn theo ướt cả hai bên đùi, chảy qua cả chỗ nằm của Long Bô. Nhưng lúc ấy mất máu với tôi nào có nghĩa lý gì. Bất kể nửa người dưới đang lạnh buốt, tôi không buồn kéo quần lên, cứ nằm bẹp xuống bệ đá lênh láng máu, khoan khoái hưởng cái sung sướng được thở bình thường như những ngày chưa có cục cứt cứng như đá che lấp hậu môn.
Một buổi chiều đầu năm 1984 (tôi chưa bị bắt lại) sau một ngày chuyển hàng cho bà chị họ bán vải ở chợ An Đông, tôi lóc cóc đạp xe về nhà ở Ngã Tư Trung Chánh (Hốc Môn). Đến ngã tư Trần Quốc Toản và Nguyễn Văn Thoại tôi nghe có tiếng gọi giật giọng: “Ê Nhì! Nhì ơi!” Tôi tấp xe vô lề, quay lại thì một chiếc xích lô trờ tới. Trên xe là một đại hán đội nón rộng vành, thân hình vạm vỡ, mặt mũi thì bụi bậm bám đầy cả hàm râu và bộ ria rậm rạp. Đại hán thắng xe, nhảy xuống ôm vai tôi và hỏi tới tấp:
“Ông không nhớ tôi hả Nhì? Long đây. Long khóa 25 Võ Bị đây. Long A20 đây.”
Tôi nhìn kỹ thì đúng là … Long Bô, người mà đêm nào trong xà lim Trại Trừng Giới A20 đã … móc đít cứu mạng cho tôi. Thế là tôi ôm chầm lấy hắn, bất kể mùi chua của mồ hôi và mùi khét của bụi đường. Khuôn mặt và vóc dáng hắn quả có vài nét thay đổi nhưng giọng nói vẫn ồm ồm, và cái miệng vẫn … bô lô ba loa như ngày xưa. Tôi nắn túi nhẩm tính rồi cắt ngang câu chuyện dài đằng đẵng của hắn:
“Tụi mình kiếm chỗ nào vừa ăn uống chút đỉnh vừa nói chuyện chứ.”
Tôi kéo hắn vào một quán phở nhỏ trên đường Nguyễn Văn Thoại, kêu mỗi thằng một tô phở và một ly trà đá. Hắn vừa nhồm nhoàm ăn vừa … bô lô ba loa đủ chuyện trên trời, dưới đất. Tôi thấy hắn cũng chưa … đủ đô nhưng cái túi không cho phép nên đành kêu 2 điếu Capstan đưa cho hắn. Hắn dắt một điếu lên vành tai còn điếu kia mồi hút ngon lành và tiếp tục .. kể chuyện. Ôi! Giá lúc ấy khấm khá một chút tôi sẽ kêu một tô phở nữa cho hắn ăn thêm, một gói Capstan cho hắn bỏ túi, và lúc giã từ giúi vào tay hắn tí tiền để mua quà cho con. Nhưng hoàn cảnh đã không cho phép tôi làm việc đó. Không biết với cái tánh “ruột để ngoài da” hắn có còn nhớ đến cái đêm “định mệnh” với tôi trong xà lim không, chứ tôi thì làm sao quên được. Sau khi bắt tay nhau thật chặt,tôi đứng nhìn cái thân hình to bản của hắn trên xe xích lô càng lúc càng xa mà cảm xúc trong lòng dâng lên đến trào nước mắt.
Một lần gặp lại các bạn tù trên đất Mỹ tôi vui miệng kể lại kỷ niệm bí ỉa, xém chết ở xà lim Trại Trừng Giới A20. Một ông bạn cười phát biểu: “Chắc mày cũng có làm được một vài việc tốt trong cuộc đời nên lúc nguy nan Chúa đã sai thiên thần đến cứu mạng mày.” Nếu quả đúng như vậy thì thiên thần của tôi không có tướng mạo thanh tú như những tranh vẽ trong nhà thờ mà là một gã vai u thịt bắp, râu ria rậm rạp, không có cả đôi cánh để ra dáng thiên thần. Nhưng có cánh hay không cũng không quan trọng, tướng mạo có thanh tú hay không cũng không sao. Cái cốt yếu là ngài đã có tấm lòng nhân ái, không sợ cứt đái bẩn thỉu, đã ra tay banh đít, rồi móc đít cứu mạng tôi. Và vì lẽ ấy tôi biết ơn ngài vô kể.
San Leon, Texas những ngày cuối tháng 11 năm 2002
A20 Phạm Đức Nhì
Chú thích
(1) Giám thị trại A20
(2) Phân trại trưởng phân trại E
(3) & (4) Địa điểm bán nước mía và thạch chè nổi tiếng ở Sài Gòn
(5)Rút quân không kèn trống, ý nói hỗn quân hỗn quan
Cái huyền thoại này mới thật là ly kỳ và hấp dẫn. Hắn có một căn bệnh mà ít ai bị, đó là bệnh “đau xương sống”. Mỗi lần lên cơn, hắn nằm vật vã dưới đất, miệng sùi bọt mép, lưng oằn lên vì đau quá chịu không nổi làm mọi người lo quýnh lên phải tìm cách đưa hắn xuống bệnh xá. Năm thứ hai tại TVBQGVN, hắn ở Đại đội A, lầu 2 hoặc 3 gì đó. Một lần nọ, đến giờ đi học thái cực đạo bên Quang Trung, lúc mọi người sắp sửa leo lên xe GMC để đi thì hắn lên cơn “bổn cũ soạn lại”. Lần này, hắn thêm mắm thêm muối "Thôi tụi mày, tao van xin tụi mày, hãy cho tao phát đạn đi, tao chịu hết nổi rồi !". Các bạn lo quá, vội kêu bệnh xá mang ambulance lại chở hắn đi, sau đó mọi người leo lên xe đi học võ nhưng trong lòng vẫn lo lắng không biết tình trạng của hắn ra sao. Sau khi học xong, mọi người trở về trại và vội vàng leo lên cầu thang, về phòng xem hắn có đỡ không. Gần tới phòng của hắn, một mùi thơm thoát ra từ đó làm ai cũng muốn "dzỏ dzãi". Mở cửa ra, thấy bệnh nhân đang đứng xào nấu một cách thoải mái, vô tư. Đây là một trong những trường hợp điển hình. Trong thời gian quân trường, tôi thường vẫn vơ suy nghĩ lao lung về căn bệnh “hiểm nghèo” của hắn là chưa bao giờ tôi nghe nói hắn lên cơn trong khi đang dạo chơi, ngoài khu phố Hoà Bình với đào, trong lúc đang mùi mẫn ở khu Phan Đình Phùng hay trong lúc đang nhậu thịt cầy. Rất may cho hắn, khi ra đơn vị, tôi không thấy căn bệnh này xuất hiện (xỉn quá rồi, có xuất hiện cũng không biết !!!).
Sau đó, trong trại cải tạo, căn bệnh này lại tái phát. Một buổi trưa, trời nắng chang chang, cả trại tập họp trước cổng để xuất trại đi lao động. Trong khi chờ “kiểm tra quân số”, hắn ngồi và lẩm bẩm "Tụi mày chuẩn bị nhé!". Thế là hắn bật ngữa lăn đùng ra đất, miệng sùi bọt mép. "SỤN" và "BÔ" phối hợp với nhau tạo nên một cảnh thê lương, hãi hùng. Tụi tôi vội vàng đứng lên "Báo cáo cán bộ, anh này bị lên cơn đau xương sống, đang bị hành quá!". Tên cán bộ thấy vậy, vội vàng nói "Thôi mấy anh khiêng anh ta vào trong phòng liền đi!". Không đợi nhắc chúng tôi ba bốn đứa vội vác hắn như vác “con heo nọc” vào trong nhà. Thằng cầm quạt, thằng nắn lưng, nắn vai trong khi hắn rên rỉ, trong lúc đó các đội đang xuất trại để đi lao động. Sau khi các đội đã đi hết, tiếng rên cũng tự động ngưng. Hắn mở mắt ra và thì thào "Chúng đi hết chưa?". Tôi liền rủa "Dậy đi thằng ông nội, khiêng mầy nặng thấy mẹ!". Hắn cười khì khì "Nhờ vậy mày mới được hưởng “ơn mưa móc” và “thơm lây” với căn bệnh của tao."
Đó là hình ảnh của thằng bạn của tôi mà hai đứa đã trở thành bạn nối khố sau khi ra trường vì những sự trùng hợp và dính lẹo của nhau: Đào của hắn và đào của tôi cùng làm chung một sở. Hai đứa về cùng một Liên Đoàn BĐQ và rồi "đứt phim" cùng ở chung một trại tù. Hình ảnh mà tôi nhớ mãi, là lúc gặp lại hắn tại trại tù Hàm Tân. vì hắn nhập trại sau tôi vào một ngày thứ bảy. Hôm sau, chủ nhật, tôi đang nấu nướng; khi đứng lên và quay lại, tôi thấy một “hiệp sĩ lưng gù” đang lững thững "đi tìm trẻ lạc". “Bốn mắt nhìn nhau, trào máu họng!!!”, không nói không rằng ôm chầm lấy nhau. Qua giây phút "nghẹn ngào", tôi vội vàng vểnh tai để nghe ống "Bô" bắt đầu nổ....
Đó là những kỷ niệm không bao giờ quên trong những “dấu chân kỷ niệm” của đời tôi.
2. KHÔNG THÍCH CỦA NÀO TRỜI TRAO CỦA NẤY:
Bây giờ hồi tưởng lại tôi thấy khi đó mình chỉ là một chàng trai có Lý tưởng "Bất đắc dĩ", không biết có ai "Trùng hợp" không nhưng xin các Bác đừng vội "Nhíu mày" vì tôi sẽ xin "Trải lòng" sau đây:
Là một người DI CƯ sống và lớn lên trong 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, hưởng một nền Giáo dục hầu như trọn vẹn (Không như bây giờ...), mình chỉ có một ước mơ bình thường như các bạn khác là cố gắng học lên cao hay du học để sau này giúp ích cho đời, cho đất nước.
Ở bất kỳ lãnh vực nào cũng hướng về đất nước thì đều là Lý Tưởng cả. Nhưng chỉ vì cái tội ham dzui nên "Thiên bất dung gian", rớt Tú Tài 2 (66-67), năm sau thi lại, vừa đậu thì gặp biến cố Mậu Thân, đưa đến luật Tổng Động Viên của Ton Ton Thiệu khiến mình bị triệt buộc, không thể tiếp tục học và phải nhập ngũ theo học khóa 7/68 Trừ bị Thủ Đức, trước kia TVBQGVN không có một cái gì "Ấn tượng" với tôi cả, chỉ có một vài trường hợp tiếp xúc với các Cùi NT, như khi học thi tại nhà bạn thì Chú của Bạn mình là Cố NT Nguyễn Đức Cần K.19, Binh Chủng Dù, thỉnh thoảng về phép, sau này tử trận tại Khe Sanh. Nhìn hình ảnh NT trong bộ đồ Dù tôi thấy rất hào hùng, bản tính mình lại hay thích xem những phim hành động như Chiến tranh, Cow boy, Kiếm hiệp, Quyền cước.... tỏ rõ cá tính thích phiêu lưu, năng động chứ không thích ngồi một chỗ.
Sau khi bị dính trấu nhà binh, ngồi xem TV, tình cờ có Show Cổ động cho K.25 do Khóa 22B phụ trách, tôi và người bạn lên Đà Lạt chơi, nhân tiện ghé vào trường Võ Bị và gặp Trung Tá Đồng Văn Chân, Trưởng phòng TLC, lại được dịp nghe quảng cáo, sau đó NT cho tụi tôi tập tài liệu về Trường và Đơn ghi danh.
Trở về và chuẩn bị lên đường nhập ngũ, vào Trung tâm 3 Tuyển mộ nhập ngũ khám sức khỏe rồi chuyển qua thụ huấn giai đoạn 1 ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung tại Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng, còn gọi là Tiểu đoàn SALEM vì bảng tên mang mầu xanh SALEM, tôi được sắp xếp về TrĐ3/ĐĐ3/TĐ ĐTH đồng thời có Nguyễn Phùng Gioanh (Tự Gioanh Lồi) ở Trung Đội 2, còn các bạn K.25 thì ở rải rác các ĐĐ và TĐ khác như Bá Dzi, Giang Ngô, Bính Korean, Long Sụn v...v...
Tuần lễ đầu tiên, ngày thì huấn luyện, tối về lo làm đơn xin phép về đi thi vào VB, sau đó chúng tôi được về phép tuần đầu tiên và thi ở trường Petrus Ký, đến khi có kết quả, nhân dịp đi phép, về nhà thì ông anh đã đi dò kết quả và phán: "Mày trượt rồi", buồn 5 phút, tôi nghĩ thôi số phận mình đã an bài phải chấp nhận thôi, đến tuần cuối cùng trước khi mãn khóa Giai đọan 1 để lên Thủ Đức tiếp tục giai đoạn 2, về phép thì ông anh báo "Mày đậu vớt rồi". Lúc đó tôi bắt đầu phân vân, suy nghĩ có nên tiếp tục Thủ Đức hay ra "đầu thú", nhớ lại những hình ảnh thương tâm của biến cố Mậu Thân và những dịp đi ủy lạo, cứu trợ, xây nhà tạm cho đồng bào nạn nhân ở khu Phạm Thế Hiển, cầu chữ Y, nhìn những hoàn cảnh bi thảm đó tôi cảm thấy mình thật may mắn, những sự đóng góp, chia xẻ nhỏ nhoi đó không thấm vào đâu cả, nếu bây giờ không bị triệt buộc, được du học hay tiếp tục đại học thì tôi cũng không cảm thấy thoải mái, bình thản gì.
Trở về trại thấy trên văn phòng đâu đâu cũng dán danh sách thí sinh trúng tuyển K.25 VBĐL, nhìn vào thấy tên tôi và Gioanh Lồi, thế là hai đứa kéo nhau lên câu lạc bộ, vừa nốc bia vừa nhìn nhau, thằng này hỏi thằng kia cùng một câu hỏi: "Mày đi không?"..."Mày đi không?"..."Mày đi không?"… Cuối cùng thở dài :"Đi mẹ cho rồi".... và đó là giây phút “quyết định lịch sử” của 2 đứa.
Lên Thủ Đức, hai đứa ra "đầu thú" và làm thủ tục để lên Đà Lạt, nhập trường vào đợt 3 với 8 tuần huấn nhục, tôi về ĐĐ E chung phòng với Đức Giang và Chí Mén, còn Gioanh thì về C, gắn Alfa thì ở chung phòng với Tạ Thúc Thái và Phạm Đăng Luyện, tưởng đâu mọi việc sẽ bình thường, dè đâu giông tố đến ào ào, số là 2 ông NT là bạn 2 ông anh mình, Đ/U Hoàng Lê Cường K.16 và NT Nguyễn Như Lâm K.22B tối nào cũng leo vào phòng ngồi tán gẫu làm cán bộ Tiểu đội trưởng Nguyễn Kim Bách cứ đi qua đi lại gầm gừ, với sự phụ họa của TĐT Đỗ Mạnh Trường từ đó mình trở thành "Cao thủ Dã Chiến" lúc nào cũng hận đời và căm thù đàn anh, nhưng sau này "Ra khơi" mình mới biết mang ơn mấy ông anh, vì đó chính là những “Bí kíp” tuyệt chiêu giúp mình đứng vững trên mọi hòan cảnh, kể cả Bí kíp "Trốn phố" nữa các Bác nhé, chơi mà thực, thực mà chơi đấy.
Năm 2010 nhân dịp K.23 họp mặt tại San Jose, hôm Tiền Hội Ngộ, tại nhà một K.23, tôi ghé thăm các NT, nhìn quanh nhìn lại chỉ có một mình là khóa đàn em duy nhất mà thôi. NT Trường nhìn tôi tủm tỉm: "Sao? hôm nay đến đây để ĐÒI NỢ hay TRẢ NỢ ?" Tôi cười: "Cả hai"
Qua Trường Mẹ, chúng ta thấy gì ở hình ảnh của người SVSQVB, đó là sự pha trộn giữa TRÍ THỨC và máu GIANG HỒ nhưng không KHÁT MÁU, khác với CS vì chúng ta còn mang tính NHÂN BẢN.
Cái "Không thích của nào.....” vẫn còn dai dẳng triền miên, ngày cả đến kỳ mãn khóa, khi chọn đơn vị, tôi với Huỳnh Văn Đực khi đó 2 đứa là cặp bài trùng cùng "Móc sẩu" với nhau, kỳ này căn bản là phải Đồ Bông, ưu tiên theo thứ tự: Biệt cách 81, Nha Kỹ Thuật, Dù, TQLC, BĐQ...
Biệt Cách 81 thì LĐHợi và Bá Dzi cuỗm mất, Nha Kỹ Thuật thì Đực chớp được, ghế còn lại NHKỉnh phổng tay trên, Dù thì thua sớm còn lại TQLC
còn một chỗ thì chưa gì gặp ngay cái tên "Trời đãi kẻ LỜ QUỜ" làm mình tức ói máu, còn lại BĐQ thì hơi nản vì đã từng nghe danh "3 Tây còn thua Biệt Động" nhưng ít ra cũng còn là đồ Bông và còn chỗ nên Cùi không sợ lở.... chơi luôn, cho nên bây giờ thành ”Cọp sứt móng” là dzậy đó các Bác ạ.
Ra đến đơn vị lại gặp ông SỤN "Không thích của nào ....Part 1" giáng cho món thịt cầy thành "Không thích CẦY nào SỤN trao CẦY nấy" đâm ra ghiền luôn....
Thời thế xoay vần, nào ai muốn mất nước, tan hàng, đi tù đâu.., thế rồi đành phải chịu. Vào tù trực diện với lũ đười ươi lúc nào cũng muốn lộn ruột, thử hỏi không "Điên" sao được, những ngày đi lao động, dưới trởi nắng chang chang, 2 người đi chung một Ki đất, mặc quần sì lủng, cởi trần trùng trục, dây thung quần quấn quấn lên cao cho nó "thoáng". Nhớ lại thuở xa xưa, vừa đi miệng lẩm bẩm hát khẽ, mông và chân sàng qua sàng lại nhún nhẩy theo điệu Dzumba, ai dè đâu gió và bụi nó cũng nhún nhảy theo vô tình bay ngay vào mắt thằng Quản giáo, làm mắt nó ngứa liên hồi, thế là nó lôi lên nhà chòi "Làm việc".
Vừa ngồi xuống là đập bàn và văng miểng "Bây giờ anh cho tôi biết qua thời gian cải tạo đến giờ anh đã tiến bộ được gì rổi" Tôi đáp :"Tiến bộ quá cán bộ ạ". Hắn tức quá :"Tiến bộ cái gì anh nói cho tôi nghe". "Này nhé cán bộ thấy không, trước đây tôi là một người ăn chơi, trác táng, Tứ đổ tường tôi không chừa cái gì hết, không hề biết cái xẻng cái cuốc là gì hết, bây giờ vào đây mấy thứ đó tôi đã DỨT KHÓAT bỏ rồi (Hic...Có đâu mà giữ.....) và biết cầm cái cuốc cái xẻng, như vậy là tôi tiến bộ chưa từng thấy trên cõi đời này, cán bộ phải biểu dương tôi chứ, sao lại phê bình, chỉ trích tôi ?"..... Thế là một màn ra đứng trước trại nghe đọc lệnh nhốt Biệt giam.
Có một người bạn mới chuyển trại về, anh tặng tôi chiếc nón Beret đen, tôi thích quá, nhớ lại thuở xa xưa, thế là lúc nào tôi cũng đội lên đầu theo kiểu Quân đội mình, một lần vào buổi trưa nắng, cả trại đang ngồi chờ báo cáo quân số trước khi xuất trại thì tên cán bộ võ trang đang ngồi trước mặt chỉ về phía tôi :"Anh kia, sửa cái mũ lại", tôi làm bộ không nghe, nó nhắc đi nhắc lại mấy lần tôi mới nói: "Cán bộ hỏi tôi hả ?" "Ừ, anh sửa cái mũ lại"..."Không được đâu cán bộ, cái KIỂU nó vậy rôi đâu có đổi được"...hai bên cứ cù nhầy mãi, tôi nhất định không nhượng bộ, thế là lại một màn đi "Mách Bu", kết quả nón mất + 21 ngày biệt giam.
Khi chuyển tới trại A.20 Xuân Phước, trong đó có LONG SỤN, BỬU, BÍNH, Tr.ẤN, HÙNG CHUỘT, biết rằng thời gian ở đây sẽ bắt đầu cam go, tôi tự nhủ tạm thời mai danh ẩn tích, khoan động đậy, mà sao ông Trời cứ "Chơi" tôi không, tòan "Tặng" tôi những món khó nhai. Đang ngồi nghe thuyết pháp trên hội trường thì tên cán bộ an ninh đến kêu tôi đi làm việc. Vừa ngồi xuống ghế là hắn đập bàn quát "Tối qua ai cho anh ra ngòai đi dán truyền đơn". Tôi đáp "Làm sao tôi có chìa khóa để mở cửa hả cán bộ" . Hắn gầm lên "Không cần biết, bây giờ anh có nhận không? Không nhận thì đi vào biệt giam". Còn cách nào khác đâu, vì đây là cơ hội khủng bố tinh thần, dằn mật những người còn lại, mình chỉ là vật hy sinh mà thôi.
SỤN cũng rơi vào trường hợp này, bởi vậy mới có huyền thoại "Long Bô “Thiên Thần MÓC.....LÒ”. Còn tôi ở phòng kế bên cũng " huy hòang" không kém, mùa đông vừa lạnh vừa mưa, trần nhà thì dột, quần áo khi vào chỉ có bộ đồ tù mỏng dính, nằm trên bục xi măng, cùm một chân, ngày 2 bữa ăn giống nhau với thực đơn (tiêu chuẩn muỗng cà phê) :
- 2 muỗng cơm trộn với khoai mì lát (lọai kỹ nghệ), chan đầy nước muối làm canh.
- 2 muỗng nước để uống.
Nước muối làm sao mà uống được, phải đổ đi, nuốt mấy miếng cơm để cầm hơi, nước uống chỉ liếm một cái đã hết veo, mùa lạnh nước thì ít mà Pi Pi thì nhiều thử hỏi còn gì trong ta, bù lại mình được "giải khuây" rất nhiều, mỗi ngày được xem cả chục cuốn phim đủ mọi loại, Cao bồi, Chiến tranh, Tình cảm, Kiếm hiệp... và "Được" ăn cả chục cái Buche de Noel đã thiệt là đã. Thú thật từ khi bước chân vào quân đội cho đến khi ra tù tôi chưa hề được hưởng một mùa Giáng Sinh và ngày Tết nào với gia đình cả, thành ra kỳ này phải ăn thật nhiều cho bõ ghét. Cuối cùng các chiến hữu phải cứu bồ nhau, hễ ai được kêu ra "Làm việc" là phải tìm cách ra giếng uống thật nhiều nước vào, cứ uống vào rồi đái ra, hết lít này tới lít khác cho đến khi cơ thể đã lọc hết chưa kịp ra mùi Ammoniac, khi trở về buồng giam, vừa đóng cửa lại là "Một.... bé con chui ra (Ha...Ha...) hằng hà cái lon ....đưa ra"...
Sau 47 ngày chúng thả tôi ra, bước đi siêu vẹo, nhìn thân thể tôi cảm thấy mình đúng là người Mẫu lý tưởng cho các lớp về Cơ thể học của Sinh viên Y khoa, giống y chang bộ xương cách trí.
Ra khỏi đây ông Trời còn "Đì" tiếp, ngăn tụi nó không cho tôi nhận đồ thăm nuôi, viết thơ cho gia đình.... Một thời gian dài sau chúng mới "xả cảng", tôi liền liên lạc với gia đình, nhận được tin, gia đình liền lo đi thăm nuôi, 4 anh em tôi đều là Quân nhân ở 4 trại khác nhau, người xa nhất ở ngòai Bắc, tội nghiệp cho gia đình phải lo cho 4 nơi, mỗi lần đi thăm Cha tôi phải mất 2, 3 ngày đường mới tới, gặp mặt Cụ, tim mình cảm thấy "nhói" nhưng phải cố nén xúc động không muốn cho tụi nó thấy và tự nhủ “thôi "Tu" đi đừng để Gia đình phải lo âu về mình”.
Thăm được một lần, đến lần kế tiếp, trước ngày thăm nuôi chúng tôi được thông báo tên những ai có gia đình lên thăm, tôi chuẩn bị sẵn sàng để hôm sau ra gặp Cha, nhưng rồi Trời cứ "bổn cũ sọan lại", sau một đêm ngủ thức dậy, đi vào nhà "Xí" thì thấy ngay một hàng chữ to tướng viết bằng than:| "LĂNG BÁC HỒ". Mọi việc được báo lên trên, tới giờ thăm nuôi tôi mang giỏ đựng đồ ra xếp hàng đợi kêu tên, sắp sửa ra cổng thì tên cán bộ an ninh trại chặn lại: "Anh Trung ở lại làm việc" linh tính báo cho biết "bad news" nhưng tình huống này đã quá quen rồi nên tôi không lộ vẻ gì bối rối hết, chỉ lo cho Cha già đang ở ngòai chờ đợi.
Khi vào phòng làm việc, hắn phủ đầu ngay: "Tối qua anh đã viết khẩu hiệu trong cầu tiêu". Tôi nói: "Tại sao cán bộ lại gán cho tôi điều này, hôm nay gia đình tôi lên thăm, bộ tôi ngu lắm hay sao mà lại đi làm chuyện đó"... "Tôi không cần biết, nếu không làm thì anh phải biết người nào làm, thành thật khai báo thì tôi sẽ cho anh ra gặp gia đình, còn không thì vào trong kia nằm". Quả tình tôi không biết ai làm chuyện đó, nhưng dù có biết tôi cũng không thể bán đứng các Chiến hữu của mình được, cho nên sau khi tôi nói không biết ai, hắn liền tống tôi vào biệt giam không cho thăm nuôi. Phải cố dằn lòng để chúng đừng làm điều gì tổn thương cho gia đình, tội nghiệp cho Cha Già lại phải xách giỏ thăm nuôi lủi thủi đi về, nghĩ tới điều đó chỉ biết gục đầu vào tường.
Một tuần lễ sau chúng kêu tôi ra: "Thời gian qua anh đã suy nghĩ kỹ chưa và có sẵn sàng khai báo không?" Bây giờ máu "Điên" tôi mới thực sự nổi lên: "Chả cần khai báo và cán bộ cũng khỏi cần hỏi làm chi cho mất thì giờ, báo cho cán bộ biết, kể từ giờ phút này tôi không còn là cải tạo viên nữa, mà tôi chỉ là Tù nhân chiến tranh mà thôi, cán bộ muốn làm gì thì làm”.
Thấy mình "Cương" lên rồi hắn bèn đấu dịu, đẩy xấp giấy và cây bút ra trước mặt : "Thôi bây giờ anh hãy viết bản kiểm điểm rồi đưa cho tôi". Tôi bắt đầu viết và viết tất cả những gì tôi đã tuyên bố, biết rằng bút sa gà chết, đời mình lại tiếp tục "khốn nạn" nhưng tôi bất cần, khi viết ra những điều mình muốn viết, thấy lòng mình cảm thấy nhẹ nhõm, bình thản, từ đây không phải nói chuyện với đầu gối nữa.
Thời gian nằm "Ấp" kỳ này trùng vào thời điểm Trương Ấn vượt ngục và bị bắt lại, nằm cách tôi 3 phòng, lúc này mùa khô, trời nóng, chàng khát quá không biết làm sao, đành "Tự biên tự diễn" , tự đái ra rồi uống lại, nằm bên này mà tôi nghe một tiếng "KHA...À...À..."to lớn, cảm tưởng như sau khi nốc 1 ly Cognac, tôi hỏi vọng sang "Đã không mày?" rồi nghe hắn thì thào "Mệ, khai quạ, khai quạ...." vì không chịu nổi mùi ammoniac.
Sau 57 ngày thấy không khai thác được gì chúng bèn thả tôi ra, trường hợp tôi đã thành "ngọai lệ" rồi, nên cứ 3 tờ lịch chúng lại gia hạn tiếp, riết tôi cũng chả còn bận tâm nữa, cứ sống nghêu ngao qua ngày, cho đến ngày chúng thả tôi về (cùng với Trương Ấn). Khi nghe đọc đến tên, vừa đứng dậy vừa lẩm bẩm: "Tui có tội gì đâu mà bắt tui dzìa".
Đấy là những "oan nghiệt" mà ông Trời đã tặng cho tôi, nhưng sau này tôi mới hiểu "thâm ý" của Ngài, Ngài mang đến cho tôi những thử thách để cho tôi luôn tập luyện cái cổ sao cho nó cứng, luôn hướng lên trên "Ngước mặt nhìn Giời" chứ không được cúi gằm mặt xuống mà lầm lủi đi.
Con xin lỗi và đội ơn Trời...
Theo quy chế tỵ nạn, thời gian đầu được hưởng trợ cấp một năm gồm:
- Tiền trợ cấp khoảng $360.
- $60 Food Stamp
- Thẻ khám bệnh
Ở nhà chị đỡ phải trả tiền nhà và mượn $2000 mua chiếc Civic 81 làm phương tiện, thi lấy bằng lái. Khi mới qua tôi cũng có dự định đi học tiếp và tham dự lớp ESL trau dồi thêm Anh ngữ.
Lãnh trợ cấp tháng đầu, nhân dịp lễ "Veterans Day" anh rể chở đi mua bảo hiểm xe (AAA), hôm đó anh ghé vào hãng cũ SMT thăm đồng nghiệp xưa, trong lúc ngồi trò chuyện, nghe nói mình mới qua thì tình cờ anh bạn cho biết trong Stockroom đang cần người và họ trả $7 một giờ trong khi lương tối thiểu lúc đó là $5.7, nếu đồng ý thì họ sẽ giới thiệu.
Về nhà bàn với gia đình, anh chị tôi nói thời buổi này kiếm một cái job với lương $7 không phải là dễ, mà sống với tiền trợ cấp chỉ nội đóng tiền bảo hiểm xe thì cũng đâu còn gì để sinh hoạt, có cơ hội đến thì phải bắt ngay, đi học sẽ tính sau, một phần lúc này tuổi cũng lớn (41) nên tôi quyết định đi làm.
Ngày đầu tiên đến Interview với Supervisor của Stockroom là một cô Mỹ khoảng 30 tuổi tên Diane Sywer rất hài hòa, dễ thương, cô đã đưa một số bài tính cộng, trừ, nhân, chia chỉ 2 con số thôi để trắc nghiệm khả năng toán học của mình. Quá dễ chỉ mấy phút là xong và tôi đã được nhận, Interview kiểu này nhiều khi lại không dễ dàng với chính người Mỹ, vì có những SV, học sinh khi đi xin việc đưa những bài toán này họ đòi phải có Calculator họ mới làm được chứ tính nhẩm thì không biết nên bị reject.
Những ngày đầu tôi phải đi làm bằng xe bus trong khi đợi thủ tục bảo hiểm xe hoàn tất. Công việc cũng dễ dàng không có gì khó, xuất kho, nhập kho, kiểm kê .. Chỉ xử dụng tính cộng trừ sao cho số liệu hàng trong kho luôn chính xác. Một shift có 2 lần break (15 phút) và một lần Lunch (30 phút), đồ ăn mang từ nhà, để trong Lunch box và ăn trong Cafeteria.
Hãng nhận qua hệ thống trung gian Agent, khi nào lãnh lương phải qua đó lấy check, làm temporary, khi nào được nhận permanent thì tính sau.
Làm được một tháng thì Diane gặp tôi và nói: "Hãng vừa thông báo khai phá sản, giai đoạn đầu tạm thời sẽ cho các nhân viên temp. nghỉ trước, phải chịu thôi, nhưng anh đừng lo, tôi cũng sắp nghỉ hãng này và đã tìm được job khác, khi nào qua đó một thời gian nếu thuận tiện tôi sẽ liên lạc với anh”. Tôi cám ơn cô xem đó như một lời an ủi chứ không hy vọng mấy.
Đang làm việc quen, bây giờ nghỉ tay chân tự nhiên trở nên thừa thãi, tôi bèn dò hỏi và tập xoay sở kiếm việc qua báo chí ở những mục rao vặt, cuối cùng tìm được một hãng tên Vantronix, job cũng tương tự như SMT và apply vào Stockroom, Shipping, Receiving.
Sau khi điền đơn tôi được gọi phỏng vấn, vì không có kinh nghiệm nhiều và lại là hãng của Tàu nên họ đã ép giá, chỉ chịu trả $5.7/hr, ở thế bí nên cũng đành phải chấp nhận. Làm được chừng 2 tuần, vào một buổi tối nhận được cú điện thoại của Diane:
- Chỗ tôi đang open, anh muốn qua không ? Lương $7.5/hr"
Mừng quá lương đang $5.7 đổi lại $7.5 thì ngu sao không đi, tôi nhận lời liền, quit job và qua làm hãng mới với Diane tên là ARRAY.
Thời gian này tôi đang chuẩn bị lập gia đình, bà xã tương lai lúc đó đang làm Operator cho hãng điện tử Watkin Johnson ở Palo Altos. Hai đứa ghi tên học một khóa Technician tại trường Bác Ái do hội thiện nguyện VN tổ chức và được cấp bằng sau 6 tháng tuy không giá trị bằng College nhưng cũng đủ để lận lưng.
Làm ở Array được một năm thì cô Diane nghỉ vì hoàn cảnh gia đình,tôi mang ơn cô rất nhiều. Ngày cuối mọi người đều viết mấy chữ trong thiệp Farewel, tôi đã viết:
"I don't want to say Good Bye with My Benefit
My Boss
and My Best Friend
I still want to see you again.
Take care Diane"
Đọc xong cô cảm động và đã khóc. Lúc chia tay cô đã ôm tôi, mắt rưng rưng và trao cho tôi một tờ giấy, viết vội vàng vài hàng chữ:
" My dear friend,
Thank You for all of your thoughtfulness and support.
I think you are very special and I will miss you very much.
You are a very good worker and a very good friend.
Take care of yourself
I will write and keep in touch.
I wish you all the happiness in the world to you and your family.
Love, Diane"
Tờ giấy này vẫn còn nắm trong ví tôi hơn 20 năm nay và đợi có dịp gặp lại nhau tôi sẽ show cho cô xem..
Làm việc ở Stockroom và Shipping & Receiving rất dễ dàng và thoải mái, tuy nhiên vấn đề lương bổng không lên cao được. Sau đó một người bạn thấy tôi có bằng Technician đã giới thiệu tôi vào làm hãng Điện tử Pantronix, một hãng nhỏ của người Tàu Đài Loan chuyên làm gia công cho các hãng lớn dể thực hiện những con chip, khi vào phỏng vấn phải qua một bài thi trắc nghiệm, nếu pass mới được nhận vào làm, và tôi đã pass.
Công việc của technician là Set Up và Repair máy, một con chip hình thành từ giai đoạn đầu tiên là Wafer chứa những "die = bộ nhớ" sẽ được cắt (saw) ra thành từng con một, rồi chuyển qua "die attach", "Bonding= nối mạch điện", "Sealing: đóng nắp", "Marking=gắn nhãn hiệu" là hoàn tất.
Photo ------
Làm được 10 năm, học hỏi được rất nhiều, chả bù ngày đầu tiên, không biết tí gì, cầm cái Allen Wrench giống như cầm cái dũa móng tay của quý bà làm mọi người cười ngất.
Vì muốn làm gần nhà tôi đã chuyển qua hãng mới với job tương tự, nhưng sau một thời gian, mọi việc trong hãng cái gì cũng làm được hết nên chủ đã chuyển tôi qua làm Facility cho tới bây giờ và cũng là thời gian tôi chuẩn bị về hưu, tuy vẫn yêu việc nhưng tuổi già, sức khỏe không cho phép, đến một lúc nào đó mình phải biết ngừng.
Để ghi dấu những kỷ niệm đó, tôi xin ghi lại một vài khung trời lặt vặt,mà trong đó những bạn nào đã khuất tôi có thể nêu tên, để chúng tacùng tưởng nhớ các bạn đó, còn những bạn vẫn sống nhăn răng,thì tôi không dám vì sợ những tên này sẽ tìm đến giết tôi như giết người trong mộng, ai muốn đoán ai thì đoán, trời kêu ai nấy dạ.
1. KHUNG TRỜI “NGHÊU NGAO”
Năm thứ hai, tôi ở Đại Đội D, lầu ba, Nguyễn Minh Chánh ở lầu hai. Ngay chân cầu thang,đối diện với phòng Sĩ quan Cán bộ Đại Đội Trưởng,lúc đó là Niên Trưởng Lê Diêu K16. Một hôm có một giờ tự do không đến lớp,tôi lại phòng Chánh ngồi đấu láo, nghe nhạc. Ngay lúc đó nhạc đang lên bài LỆ ĐÁ,bỗng Chánh ngẫu hứng hát: “Đại Úy Lê Diêu… bao nhiêu tuổi đời……”. Làm tôi cũng ngẫu hứng hát theo: “Đại Úy Lê Diêu…35 tuổi rồi…”. Ai dè lúc đó Đại Úy Lê Diêu vừa lên khỏi cầu thang,ông nghe vậy,liền tung cửa phòng và hỏi: “Ông nào vừa mạ lị tôi ĐỌ ?”
2. KHUNG TRỜI “CHẤN CHỈNH”
Trong lịch sử Trung Đoàn SVSQ,đây là trường hợp độc nhất,mà khoá đàn em lại “chấn chỉnh” khóa đàn anh, oái ăm thayđàn anh lại là Trung đoàn Trưởng Tr.Đ/SVSQ và là Thủ khoa tương laicủa Khoá 24.
Số là gần năm thứ tư, K24 sắp mãn khoá. Tôi và Trần Việt Doanh đang ở ĐĐ/A.Hai đứa đều có tên trong bảng phong thần của HT/TCH và cả 2 đều lànhững tên sáng lập ra phòng VĂN KHANG, trong khi đang xây dựng,cần dụng cụ gì là xin phép cán bộ ra phố để mua đồ, hôm đó tôi và Doanhmặc Blouson,đội Casket,đi xe gắn máy chở nhau ra phố, lúc quay vềvừa tới hồ Mê Linh thì gặp Niên Trưởng Vũ Xuân Đức K24, mặc Jaspé đang chạy Hondatừ trong trường ra, thấy một sự kiện hơi lạ, tôi vội ngừng xe lại,đúng lúc đó Niên Trưởng Đức cũng dừng lại, tôi chưa kịp nói gì thì Niên Trưởng đã nghiêm khắc hỏi:
- Chúng tôi đi công tác cho Đại Đội, có giấy phép đây !
Thấy không có lý do gì đễ bắt lỗi, bèn quay qua Doanh rồi nói:
- Sao anh này lại để caravat lệch lạc thế này?
Trong khi Niên Trưởng Đức đang thao thao, tôi đưa tay lên đầu ra dấuvà mắt chớp chớp, ngạc nhiên Niên Trưởng ngước nhìn lên mặt bỗng tái xanh lại,thì ra thay vì Casket, Niên Trưởng lại đội nón lưỡi trai (lính cà).Tôi bèn đưa nón mình ra đổi, Niên Trưởng Đức vội phóng xe đi một mạch, không nói một lời.
Buổi chiều tôi lên phòng Niên Trưởng Đức lấy nón lại, Niên Trưởng cám ơn và còn trách tôi:
- Tại sao lúc đó anh không chặn tôi lại?
Tôi cười:
- Tôi chưa kịp chấn chỉnh Niên Trưởng thì Niên Trưởng đã chấn chỉnh tôi rồi!
3. KHUNG TRỜI “NHÚN NHẢY”
Với hiện tượng xuất hiện các phòng Văn Khang dưới gầm Đại Đội,phong trào học khiêu vũ càng phát triển từ khoá đàn anh đến khoá đàn em.
Trong đám học trò của tôi có một học trò thuộc hàng ngoại hạng,Không biết học văn hoá ra sao chứ học nhảy thì thật là siêng năng,miệt mài và đam mê như vậy, vì hắn giữ chức thủ kho nên được miễn canh gác.Lợi dụng những dịp đó là, nếu hắn không nhảy rào thì chú tâm vào việc nhún nhảy.Có hôm trong tình trạng kẹt không có nhạc, hắn liền tự biên tự diễn,miệng thì vừa hát vừa đánh nhịp, chân thì sàng sê nhún nhảy.
Một hôm tình cờ đến phòng hắn, vừa mở cửa, tôi đã chứng kiến một cảnh hãi hùng:Mắt thì lim dim, chân đang nhún tới nhún lui, hai tay dang ra đàng trước,tưởng tượng đang ôm partner nhảy, miệng thì hát, vừa đệm theo điệu nhạc miền Tây,vừa đệm theo điệu nhạc Rumba: “Chìu nao ma đùi ư bưởm, bướm bay dzô dzườngmà nước mắt cái dzưng dzưng: CHÁT CHÙM CHÙM, CHẾT CHÙM, CHẾT CHÙM…..”
“Mỗi ngày vào giờ tự do, trước khi ngồi vào bàn tự học, mày qua dạy tao nhảy,mỗi lần như vậy tao trả mày một gói mì.”
Tôi nhận lời, thế là chiều chiều tôi qua phòng hắn, hai thày trò ôm nhau nhảygiống như David và Goliath vậy, thù lao tới tấp làm tôi tiêu thụ muốn ngất ngư,cho tới bây giờ hắn vẫn còn nợ tôi một thùng mì, không biếtđến bao giờ mới đòi được đây.
Mùa Quân sự năm thứ hai tôi ở Đại Đội E, lầu 1 với một tên nữa.Hôm đó có ban Quân nhạc Mỹ đến trình diễn, tôi với hắn trốn trong phòngđể tập nhảy,đang du dương thì một Niên Trưởng Khoá 23 Thường vụ Đại độiđi kiểm soát, nghe tiếng nhạc, Niên Trưởng mở cửa vào và bắt quả tang:
- Tại sao giờ này các anh không lên Phạn xá mà ở trong phòng,hai anh có năm phút trình diện với tác chiến dã chiến.
Sau khi trình diện, 2 tên được lệnh chạy lên kho vũ khí, mỗi người ômmột khẩu trung liên và một thùng đạn mấy trăm vìên tháo rời,đem xuống sân cỏ để “vào cuộc chơi”.
- Bây giờ các anh đem từng món một, mỗi viên đạn là một món,đem lên kho bỏ vào thùng, khi nào xong thì lên trình diện tôi.
Lúc đầu, chạy lên chạy xuống hãy còn hăng lắm, chúng tôi còn nhìn nhau cười,một viên đạn nhẹ,ăn nhằm gì, nhưng rồi hơi thở trở nên nặng nề,tốc độ bắt đầu chậm lại, mồ hôi đã nhễ nhãi vì trên lưng vẫn còn đeo ba lôvà súng. Sau khi hoàn tất lệnh phạt, xuống trình diện, Niên Trưởng phán:
- Bây giờ 2 anh mang xuống dưới giống như vậy rồi trình diện tôi.
Nghe xong 2 đứa chỉ muốn xỉu, vừa đi vừa lấm lét chửi thề:
“Mẹ! lần sau nó có diễn cải lương thì cũng ráng mà đi !!!!”
Cái mục này khi ra đơn vị áp dụng cũng ép phê ra phết.
Cái khung trời này, thì thưa các bác,đã sản xuất ra bao nhiêu Tiến sĩ,nếu không có bằng này thì khó mà sống lắm, thậm chí có ngườicòn lấy được học vị Thạc sĩ nữa.Điển hình có một tên nhà ở Vũng Tàu. Mùa TKS/28 đợt hai, Tiểu đoàn 2 thực tập Xây Dựng Nông Thôn ở Vũng Tàu, hầu như ngày nào hắn cũng dù về nhà, khi điểm danh không bao giờ có mặt hắn,giận quá Hiền thần Trần Khánh Dư K13 liền xách hắn đến đồn Quân Cảnh nhốt.
Đến nơi, không nói lý do, Hiền thần chỉ nói:
“Cho tôi gửi anh này ở đây”
Đồn Quân Cảnh lúc đó không Sĩ quan mà chỉ có Hạ sĩ quan mà thôi.
Sau khi Hiền thần đi rồi họ hỏi hắn:
- Thiếu Tá mang Thiếu Úy đến đây để làm gì?
- Ồ, sở dĩ ông ta đem tôi lại đây, là sau này ra trường tôi sẽ chọn đơn vị Quân Cảnh. Tôi ở đây để quan sát và tìm hiểu Binh chủng Quân Cảnh như thế nào?
- Mai mốt ra trường T/U nhớ về chỗ tụi em nhé!
Sau đó T/U nhà ta được dọn một nơi ở khang trang, tiêu chuẩn Sĩ quan,muốn đi đâu thì đi, muốn về lúc nào thì về, khi nào nằm trong đồn Quân Cảnhlại nhờ mấy Hạ sĩ quan Quân Cảnh ra mướn mấy bộ chuyện Kim Dung để luyện chưởng.
Gần 2 tuần, Hiền thần thấy nhốt hắn đủ rồi, tội nghiệp hắn, bèn đến lãnh hắn về.
Gặp Hiền thần hắn cũng làm bộ đưa đôi mắt man mát buồn ra vẻ hối lỗi.
Trong khi theo Hiền thần ra về, thì các anh Quân Cảnh nháy theo:
“Nhớ nghe Thiếu Úy….”
5. KHUNG TRỜI ‘MINH MẠNG”
Nói tới khung trời này mà bác nào nói không biếtthì chắc là hơi bất bình thường, vì đó là những địa danhđã đi vào huyền sử của SVSQ nối tiếp từ Khoá này đến Khoá khác,điển hình là khung trời Minh Mạng và Phan Đình Phùng.
Huyền sử ! Bởi nó có một sức hút nam châm mãnh liệt.Thậm chí có những bông hồng chiều thứ Bảy vào tận cổng Nam Quan thăm viếngkhiến cho Hệ Thống Tự Chỉ Huy phải lồng lộn lên và Bác sĩ Giácđã tốn bao nhiêu thuốc cho vấn đề bảo trì này.
Năm thứ 4, tôi với một tên đi đường “Mánh” về phép.Tôi đi đường Tổng Y Viện Nguyễn Huệ (Nha Trang), hắn đi đường Điện tín.Đôi ngã đôi đường gặp nhau ở Sài Gòn, hết phép đôi ngã gặp nhau ở Đà Lạt.Về trường trông hắn có vẻ yêu đời, tôi hỏi:
- Sao có vẻ tươi quá vậy?
-Tao mới quen một em mi nhon lắm, trên chuyến xe đò từ Saigon lên đây. Em học trường Huỳnh Thị Ngà, hè lên Đà Lạt chơi ở nhà người quen.
Tôi bèn chúc mừng hắn đã gặp người trong mộng.
Chủ nhật ra phố, hai đứa dạt vào “Lăng Minh Mạng” để hành hương,vừa bước vào đã thấy một nhóm người ngồi chờ khách,bỗng vụt một cái, có một bóng người chạy vọt lên lầu, và hắn cũng tự động chạy theo.
Tôi ngơ ngác không biết chuyện gì đã xảy ra, hỏi mấy người còn lại, họ cười cho biết:
- Cô ấy quen anh ta trên xe đò,chả lẽ nói làm nghề này nên phải nói dối vậy!”
Khi tôi lên lầu, gặp anh chị từ trong đi ra, mặt bẻn lẻn, tôi tủm tỉm cười:
- Sao em, Huỳnh Thị Ngà chừng nào tựu trường lại?
Cô đập vai tôi:
“Anh này kỳ, chả lẽ gặp nhau lúc đó em lại nói làm nghề này, mắc cở chết!
6. KHUNG TRỜI “ỚT”
Trong thời Tân Khóa Sinh, mỗi lần vào Phạn Xá, món ăn mà Tân Khóa Sinh sợ nhất là món “Chuối Võ Bị”.
Đang ngồi thẳng góc, gập cằm ăn cơm, bỗng Cán Bộ Tân Khóa Sinh cầm trái ớt lủng lẳng hỏi:
- Anh X….. trái gì đây anh ?
- Tân Khóa Sinh Ng. Văn X Đại Đội A Khoá 25 báo cáo:Đó là trái ỚT.
- Không phải trái ớt đâu, CHUỐI VÕ BỊ đó, rõ không anh ?
- Rõ
- Ăn đi anh.
- Tuân lệnh.
Vừa nói như mếu, Tân Khóa Sinh bỏ ớt vào miệng, vừa nín thở,vừa gồng mình,vừa nhai,với vị cay như xé trời của ớt hiểm, vừa nuốt cái ực, chưa kịp thở phào nhẹ nhõmđã nghe bên tai:
- Ăn nữa đi anh…
Thằng nhỏ TKS chỉ biết nghẹn ngào, nước mắt nước mũi chỉ chực trào ra.Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ xảy ra. Chuyện là trong ĐĐ E. Có một tên gốc Huế, có sở thích là ăn ớt, Cán bộ không biết chuyện này,như cá gặp nước, hắn cầm ngay một nắm ớt bỏ vào miệng nhai như đậu phọng,hắn nhai hết nắm này đến nắm khác, làm toán Cán bộ đứng xung quanh giật mình,biết gặp ngay thứ thiệt, bèn giựt ngay rổ ớt, không cho hắn ăn nữavà xoay tìm mục tiêu khác để hành hạ.
Đó là những kỷ niệm khó quên trong đời SVSQ, nếu mà ngồi nặn óc ra, cũng không bao giờ hết chuyện, cũng không đủ trang giấy để viết nữa,nhường cho bạn khác vậy.
Cám ơn những nhân vật nào hiện diện trong bài này đã chịu khó đọc và rủa thầm.
A20 Bùi Đạt Trung
Biệt Đội Trưởng/BĐ Người Nhái K25
Sau lần bị bắt thứ hai với tội danh “Có hành vi chống lại XHCN”, chúng đem xe Falcon lại chở mình tôi (cứ như Bộ trưởng…) vào trại Phan Đăng Lưu ở Gia định cùng một đêm với NT Nguyễn Ngọc Tiên K.23 (Tư Rè).
Sau 7 tháng không khai thác được gì chúng kêu ra đọc lệnh thả với nội dung như sau:
“Xét hành vi không đáng bị bắt giữ, cho về”. Đọc xong chỉ muốn “mếu” mà thôi, ở yên cũng không xong, thế là trong vòng một tháng tôi đã chuẩn bị “Tìm đường cứu nước”, đi đường bộ qua Campuchia rồi qua Thái Lan.
Đường đi này cũng nhiều Hỉ Nộ Ái Ố lắm, người ta bị Hải tặc còn mình thì bị Đạo tặc, nhưng chuyện hơi dài, để lúc khác vậy…
Kẹt ở Miên 2 tháng, đến tháng 9 thì qua đến Thái Lan và vào trại Phanatnikom, một trong 3 trại tỵ nạn của Thái, 2 trại kia là Sikiu thuộc biên giới Thái Miên, còn trại cuối là SongKhla gần biên giới Thái Mã.
Sinh hoạt ban đầu ở trại tỵ nạn hình thức cũng giống như một trại giam vì còn phải sưu tra về lý lịch, chỉ sau khi gặp phái đoàn các quốc gia nhận cho đi định cư thì lúc đó mới chính thức trở thành tỵ nạn, thành ra tổ chức trại cũng giống như một trại tù: Trưởng trại, An ninh và hệ thống trật tự gồm những người thanh niên qua đây nhưng không có diện đoàn tụ nên bị phái đòan từ chối còn gọi là bị “đá”, phải sống lây lất một thời gian dài học và nói được tiếng Thái để sinh tồn, rồi bị dụ vào làm trật tự để lấy credit hy vọng được cứu xét, làm lâu thành “tinh” quên mất thân phận mình và sinh ra lắm tệ đoan, lợi dụng vai trò trật tự hống hách, hù dọa các đồng hương tỵ nạn mà kiếm chác.
- Này thằng kia, ra đây tao bảo.
Nghe gọi cu cậu khựng lại và ngạc nhiên. Như là chưa bao giờ gặp ai lại dám có thái độ như vậy, hắn hất hàm:
- Gì đó?
- Mày qua đây bao lâu rồi?
Trừng trừng nhìn tôi hắn trả lời cộc lốc:
- 3 năm
- Mày qua đây 3 năm, thế mày có biết tao là ai không?
Hơi ngây người, nghĩ một hồi:
- Không !!!!”
Tôi quắc mắt và gằn giọng:
- Ở đây 3 năm mà mày không biết? Bây giờ tao hỏi lại lần nữa, mày có biết tao là ai không?
Nhìn nét mặt ‘ngầu pín” của mình hắn bắt đầu hơi nhờn nhợn:
- Dạ, dạ không.
Lúc đó tôi mới vỗ vai hắn:
- Làm sao mày biết tao là ai được… Tao còn không biết tao là ai (?) thì làm sao mày biết…
Sau đó tôi đã dẫn cu cậu đi uống café và khuyên nhủ, giải thích nên đối xử tử tế với bà con, nhờ vậy sinh hoạt cũng thoải mái hơn.
Tình cờ tôi được anh bạn giới thiệu cho một job mà người phụ trách sắp chuyển qua Bataan (Phi), anh tên Thạch và job này mang cái tên rất là đặc biệt “ MAP MAKER”, hiểu theo nghĩa đen là “Người làm Bản đồ”.
Nhưng đó chỉ là một danh từ ngụy trang, thực chất của nó chính là: “ỦY BAN BÀI TRỪ HẢI TẶC” mà Tổng hành dinh nằm ở Bangkok, cứ mỗi tháng có một người Mỹ tên HENRY vào gặp tôi, ông đưa cho tôi mấy tấm HẢI ĐỒ và nhiều xấp tài liệu của tháng trước, mỗi xấp là một chuyến Thuyền nhân đã bị Hải tặc, trong đó ghi lại những cuộc thẩm vấn các nạn nhân, như rời VN lúc nào, đi hướng nào, gặp trục trặc gì, khi nào thì gặp hải tặc..v..v..
Từ những chi tiết đó công việc của tôi là dùng sự suy luận để vẽ lộ trình và xác định tọa độ nơi gặp hải tặc, tháng sau ông ta vào tôi giao kết quả và nhận hồ sơ mới. Kết quả đem về Bangkok, qua những tọa độ mình chấm, họ sẽ khoanh vùng và xem Hải cảng nào ở gần đó nhất, sẽ là nơi xuất phát của Hải tặc, rồi tổ chức một chiến dịch tảo thanh mang theo những nạn nhân giả làm dân Thái, trà trộn trong đó để nhận dạng mấy tên hải tặc đã từng hiếp và cướp, chiến dịch này đã tạo ra được rất nhiều kết quả khả quan.
Mỗi lần đi làm việc, nhân viên Cao ủy gặp, cứ gọi tôi là Mr Map Maker, một hôm Ông Phó Cao ủy mời tôi lên nói chuyện, vừa ngồi xuống ông nói:
- Mr Map Maker, Tôi nhờ anh một chuyện được không?
- Vâng ông cứ nói.
- Thời gian tới Ông Bộ trưởng Tư pháp ở Bangkok sẽ xuống đây thanh tra, tôi muốn nhờ anh làm một bản Thống kê trong năm 1986 có bao nhiêu thuyền nhân VN qua đây, xuất phát từ đâu đến đâu, mỗi lộ trình bao nhiêu người…..? Hai tuần cần làm cho xong.
Nghe tới đây trong lòng cảm thấy tan nát rồi, từ khi lọt lòng mẹ có bao giờ đụng tới nó đâu, bây giờ phải lôi một “núi” hồ sơ ra ngồi đếm thì từ chết tới bị thương mà thôi, nhưng vì tự ái của thằng “Điên” tôi vẫn phải nói cứng:
- I’ll try my best.
Ra về tôi thẫn thờ nằm vắt trán tìm cách hoàn thành cái việc trời đánh thánh đâm này, sau 2 ngày “suy tư” nhớ về quá khứ từ khi đi học rồi đi lính tôi sực nhớ đến sư phụ dạy Sử Địa và cũng là bác của mình là Giáo sư Trần Hữu Quảng đã chỉ cho tôi cách vẽ bản đồ, tại sao phải làm một bản thống kê bằng ngoại ngữ lòng thòng trong khi vốn Anh văn chưa đủ để sỉa răng….
Thế là tôi lấy tờ giấy đánh máy, kẻ ô bằng số ô trên tấm Hải đồ, rồi copy lại bản đồ Đông Nam Á, từ khổ 1 thước bây giờ thu nhỏ lại thành trang giấy học trò, vừa vẽ xong thì viên Sỹ quan trưởng ban An ninh trại đi ngang qua nhìn thấy tấm bản đồ, lại gần cầm lên xem, hắn trừng mắt nhìn tôi:
- Làm sao anh làm được cái này?
Tôi nhún vai:
- Vì tôi là Sỹ quan.
Nghe vậy hắn tự động bỏ đi. Sau đó tôi bắt đầu lục các hồ sơ thuyền nhân năm 1986 phân ra từng nơi xuất phát (Rạch Giá, Phú Quốc, Vũng Tàu.v..v…) rồi qua đến Songkla hay Phanatnikom… Tính ra số liệu tổng quát, số liệu từng lộ trình, tỷ lệ phần trăm, rồi chỉ việc kẻ những đường lộ trình, lấy bút màu Highlight và ghi những số liệu cùng tỷ lệ bên mỗi lộ trình rồi “Giao hàng”.
Sau khi Bộ trưởng về lại Bangkok, ông Phó Cao Uỷ mời tôi đi ăn và tỏ ý cám ơn những gì đã giúp ông, ăn xong đang ngồi nhâm nhi thì ông phán cho một câu:
- Can you do me a favor one more thing?
Nghe tới đây là tôi sắp muốn sỉu rồi:
- Vâng, ông cứ nói
- Khi nào qua Mỹ, anh có thể gửi về cho tôi một mớ sách PLAYBOY được không?
Nghe tới đây tôi nhẹ cả người:
- Chuyện nhỏ.
Làn sóng người đến rồi đi vẫn tiếp tục, một hôm đang làm, ra nghỉ xả hơi, những người mới tới đang chờ ở ngoài đợi kêu tên vào làm giấy tờ, thấy một người đang ngồi ủ rũ “suy tư”, nhìn là biết ai rồi, tôi lẳng lặng đến gần giả giọng Cán bộ TKS:
- Anh tên gì?
Người đó giật mình ngửng lên:
- Tôi tên Loan
- Gì Loan?
- Ơ, Trần Văn Loan
- Phải Loan K.23 không?
Người ấy trố mắt nhìn kỹ lại:
- Mày hả Trung?
Bèn dẫn ông anh vào làm thủ tục cho lẹ.
Cũng một lần ở Bataan, đang làm ở JVA, lù lù một ông Tù Trưởng đi vào, hóa ra Hung thần TĐT/TKS Đợt 1 Trần Vĩnh Thuấn K.23:
- Ủa NT tới hồi nào vậy?
- Mới hôm qua, tôi ở Vùng 2
- Hèn gì tôi còn một cái ở đây ai dè của NT.
Làm thủ tục lý lịch có bà xã của NT đứng cạnh, tôi hỏi:
- Anh chị có mấy cháu?
- 6 đứa
Vừa nghe xong tôi ngửng lên, trợn mắt, cau có:
- Trời... đẻ gì đẻ dzữ dzậy? Làm hai ông bà nhìn nhau bẻn lẻn cười.
Phải công nhận thời gian tỵ nạn là thời gian vàng son, chưa phải lo sinh kế, chỉ lo học và chuẩn bị để thích nghi với cuộc sống mới sau này, và cũng ở đây không khí sinh hoạt trong tình VB, Chiến hữu thật là hài hòa và ấm cúng, với các NT và NĐ như K.19 (Ng, Nho. , Ng. Phùng Trọng), K.20 (Trần Kim Bảng, Ng.V.Huân, Lê.V.Phương, Ngọc), K.23 (T.V.Loan, T.V.Thuấn), K.27 (N.V.Xuyên, N.V.Gương), K.28 (N.M.Thu,Trương Thành Minh), K.29 (Trịnh Xuân Ngọc), K.31 (Nguyễn Xuân Quý)
Cùng khóa thì có Hà Quốc Hùng, tên này chỉ vì cái tội vô tình ở cùng trại nên sau này qua Mỹ tôi đã lôi đầu ra bắt làm phù rể. Ngoài ra còn NT Diên K.10 và thầy Bội thuộc khoa Anh văn.
Thời gian trôi mau, lần lượt người đi, người đợi.
Đối với những Cựu Quân Nhân có diện đi Mỹ, khi lên làm việc với phái đoàn Mỹ phải qua 3 Cơ quan: JVA, EAO và INS.
JVA chỉ phụ trách về thủ tục giấy tờ, lý lịch rồi chuyển qua EAO là cơ quan quan trọng nhất phụ trách về Nhân chủng học, kiểm chứng xem mình là thứ thiệt hay “dzổm”, đi hay bị “đá” là do nơi đây. Có những trường hợp tưởng chắc ăn, cuối cùng lại thua, như trường hợp một vị Th/Tá có đầy đủ giấy tờ, ngoài ra bên mình lúc nào cũng kè kè một folder gồm giấy tờ về huy chương, giấy ban khen của Tướng lãnh, bằng tốt nghiệp..v..v.. ai thấy cũng phát thèm. Hôm lên gặp phái đoàn gồm một nhân viên Hoa Kỳ và một Nữ Quân Nhân Việt nam rất giỏi và có uy tín, người ta vẫn gọi là Bà Thuận, khi được gọi tên, vị Th/T này bước vào, không thèm chào một câu, vất cái folder lên bàn cái “bịch”, tự động kéo ghế ngồi. Bà Thuận ngồi im không nói, đợi ông ta ngồi xuống bà mới cất tiếng:
- Tôi đã biết tất cả về anh, nhưng nếu mà ngày xưa một người thuộc cấp vào trình diện mà không chào rồi tự động kéo ghế ngồi thì không biết anh có cho họ ăn một cái đá từ dưới lên trên không? Tôi nghĩ rằng đó không phải cung cách của một Sỹ quan nhất là cấp tá, mời anh ra ngoài đợi.
Mọi người đang xếp hàng đợi đều “teo” hết, gặp bà chằng rồi. Nhưng sau đó Bà Thuận đã ra trấn an mọi người, ngày hôm đó mọi người đều được nhận, kể cả những người bị đá lúc đầu cũng được nhận lại, chỉ trừ có mình vị Th/Tá kia là rớt đài, kể cũng là bài học về nhân cách.
Giai đoạn cuối cùng là cơ quan di trú INS, qua khỏi EAO là đã được 8, 9 chục phần trăm rồi, nhưng cũng phải coi chừng ngựa về ngược. Bàn làm việc gồm một người Mỹ và một người thông dịch viên, người Mỹ đều nói được tiếng Việt nhưng chỉ khi nào cần họ mới nói. Câu hỏi đầu tiên luôn luôn được đặt ra là: “Nguyên nhân nào khiến ông/bà bỏ nước ra đi?”
Có những trường hợp “ngoại lệ” xảy ra cũng vui, như có một cựu quân nhân khi vảo, với câu hỏi đầu tiên, muốn chứng tỏ cho người Mỹ biết mình cũng nói được tiếng Anh:
“I’m very poor Sir, my life is… 3 DOWN, 7 UP, 9 UP and DOWN”
“Tôi khổ lắm ông ạ, cuộc đời của tôi nó…3 CHÌM, 7 NỔI, 9 cái LÊNH ĐÊNH” vừa nói tay ông vừa chỉ xuống, chỉ lên và uốn lượn, thế mà Mỹ cũng hiểu và cho ông pass.
Còn lần tôi lên INS sau khi qua khỏi EAO (cũng nhờ còn giữ lại căn cước Th/Úy lúc mới ra trường) và thấy chắc ăn rồi, khi cô thông dịch hỏi:
- Nguyên nhân nào khiến anh bỏ Nước ra đi?
- Tôi đâu có bỏ Nước ra đi, tôi theo nước qua đây mà...
Ông Mỹ trợn mắt, hỏi ngay tiếng Việt:
- Nước nào?
- Nước Biển….
Ông phì cười, lấy ngay con mộc đóng vào tờ giấy:
- Thôi đi đi cha nội…”
A20 Bùi Đạt Trung (BĐT/BĐ/Người Nhái K.25)
Thời gian lạnh lùng trôi đi, "Lịch" cứ mỗi ngày mỗi chồng chất không biết khi nào ngừng. Lúc đó một đội Tù gồm 3 Tổ, điều hành đội gồm Đội Trưởng, Đội Phó,Thư ký và 3 Tổ Trưởng.
Sau một lần chuyển đội, hệ thống điều hành, sinh hoạt cũng thay đổi theo. Lúc đó ĐT là Lưu Kim Long, một cựu Đ/U Cảnh Sát, ĐP là Phạm Văn Thận là Th/U, rất thân với tôi, cả 2 tuy còn độc thân nhưng đùa với nhau: "Sau này tôi với Ông sẽ làm Sui Gia với nhau,O.K?". Thế là mỗi lần găp nhau cứ gọi nhau "Ông Sui, ông Sui..." òm cả tỏi làm mọi người phì cười, "Sao tao mệt với 2 cái thằng SUI này quá..." Sau này qua Mỹ cả 2 đứa mới lập gia đình, khi bắt liên lạc với nhau, mỗi lần gọi phone tôi đều ân cần hỏi thăm: "Này ông Sui, con DÂU tôi nó đã bỏ TÃ chưa ????"
Sau khi chuyển đội, nhân số không thay đổi bao nhiêu nhưng tổ 3 của tôi lại thiếu Tổ trưởng, trong đó có NT của tôi là anh Năm Tấn K.14VB, Tr/Tá Pháo Binh, Trịnh Đình Lâm giáo chức, Hồ Hoàng Khánh Tr/sĩ Người nhái, con Võ sư Hồ Cẩm Ngạc, Nguyễn Thanh Tùng một tù nhân Chính trị bị bắt vì tội chống phá vẹm, ăn cơm chung với Ngọc Đen.
Lúc đó ông Sui tới gặp và cầu cứu nhờ tôi làm Tổ trưởng Tổ 3, vừa nghe xong tôi dãy nảy liền "Ối giời! ông Sui tính làm tê liệt cuộc đời và sự nghiêp của tôi sao? Sau này nếu có lỡ dại ra tranh cử Tổng Thống chả lẽ tôi lại khoe: Năm 37 tuổi Cụ đã từng làm Tổ trưởng Tổ 3 Đội 21 tại trại tù A.20 Xuân Phước... Nghĩ tới viễn ảnh đó là tôi hết Điên luôn"
"Không phải, kêu mấy cha kia, ai cũng né hết, mà không né thì mình cũng không yên tâm, mình cần người biết duy trì được hòa khí và tinh thần của mọi người với nhau." Giằng co mãi cuối cùng cũng phải chiều lòng ông Sui (nếu không mất mẹ nó con Dâu...)
Thế là một trang sử thử thách mới bắt đầu lật qua, công việc điều hành thì không có gì nặng nhọc, chỉ có đầu óc luôn phải chuẩn bị để đối phó với những gì xảy đến.
Thử thách đầu tiên: Vào dịp chuẩn bị đón Tết, trại chỉ thị thực hiện một tờ Bích báo với sự đóng góp bài vở của các "trại viên", thế là ban trật tự thi đua liền ra chỉ tiêu cho các nhà, các đội làm sao nộp cho đủ 100 bài thơ, văn gì cũng được, theo hệ thống quân giai phân phối từ trên xuống dưới thì mỗi tổ phải góp 2 bài, một tin sét đánh ngang tai, mình đã thuộc loại VÕ chứ không phải VĂN, nhất là viết bài "bốc thơm" thì lại càng không phải nghề của chàng, buổi tối ngồi sinh hoạt hàng tuần với tổ, tôi bắt đầu năn nỉ mấy ông tổ viên, nhất là thầy giáo Trịnh Đình Lâm đúng nghề của chàng, chỉ cần làm bài thơ con cóc, vô thưởng vô phạt nộp đủ chỉ tiêu thế là xong. Rốt cuộc điều phũ phàng đã xảy đến, tất cả đều "khẳng khái" từ chối...
Buồn quá hôm sau tôi khai bệnh xin nghỉ một ngày, tình hình lúc đó nghỉ ở trại chúng không cho đi lang thang mà gom mấy tên khai bệnh vào một nhà, khóa lại chờ các đội đi về mới mở cửa, hôm đó tôi mang theo mấy gói mì qua để "nấu nướng linh tinh" và tán gẫu với nhau, lần này gặp ngay Thầy Đạt, một tu sĩ Phật Giáo ở chung trại Hàm Tân và ngủ cạnh nhau,Thầy đặc biệt 2 bàn chân đều có 6 ngón, Thầy cũng thuộc loại ba gai có hạng, về khoản cãi cọ tay đôi với Vẹm thì khỏi chê, tôi còn nhớ Thầy nằm ngay cửa sổ, cứ 2,3 giờ sáng Thầy thức dậy lẳng lặng ngồi giữa mùng và cửa sổ hướng ra ngoài, ngồi theo kiểu thiền nhắm mắt và âm thầm tụng kinh, lúc đó một tên võ trang đi tuần xung quanh, ngang qua đó thấy Thày đang ngồi, đứng đối diện nó hỏi: "Này anh kia, anh đang làm gì đó?". Thầy vẫn nhắm mắt tiếp tục tụng kinh không trả lời. Nó hỏi đến hơn chục lần vẩn im lặng y chang, tức quá nó bèn xổ bựa: "Này thằng kia ! Mày đang làm gì đó ???". Lúc đó thầy mới từ từ mở mắt ra: "Tại sao cán bộ gọi tôi là mày?" "Ừ, tao gọi mày là mày, mày đang làm gì đó ???"
"Nếu cán bộ gọi tôi là MÀY thì… TAO cũng gọi MÀY là MÀY !!!!!!!"
Thế là 21 ngày Biệt giam thoải mái.....
Trở lại câu chuyện, gặp nhau Thầy cười: "Hê Điên, hôm nay bị "Liệt" hả ?"
"May quá hôm nay có Thầy ở đây thật đỡ buồn, lát nữa mời Thầy ăn sáng với tôi."
Thầy nhận lời, sau khi ăn sáng xong ngồi tán gẫu, chợt nhớ đến vụ bích báo và Thầy cũng thuộc loại thơ văn cao cường. Tôi liền hỏi thầy có biết vụ bích báo không,Thầy nói biết chứ, mừng quá tôi liền cầu cứu :"Thầy có thể cứu tại hạ bằng 2 bài thơ con cóc, vô thưởng vô hại được không? Để nộp cho tụi nó cho xong nợ." Nghe xong Thày cười: "Chuyện nhỏ".
Tôi liền đi kiếm giấy bút đưa cho Thầy, quả thật chỉ trong thoáng chốc,"ngoáy" một cái đã xong 2 bài thơ, đọc thấy cũng hay mà chả liên quan gì đến bọn kia, thế là hí hửng "Giao hàng", thường thì 100 đâu có đăng hết, nó đã trừ hao rồi nên 100 chỉ lấy 50 thôi sau khi đã lọc lựa, thiên bất dung gian, sau khi lọc lựa xong rốt cuộc 2 bài của mình lại được chọn đăng lên đúng là cười "té ghế"......
Một lần khác vì thời tiết mưa gió thất thường trại không cho ra ngoài lao động,
bắt tập trung trên hội trường ngồi chờ cho đến hết giờ mới cho giải tán, trực trại
là một tay sĩ quan cán bộ tên Tiến cấp bậc Tr/úy thuyên chuyển từ Nam Hà vào, tay này thuộc loại Võ biền nên cung cách có phần "phổi bò" hơn mấy tên khác, đỡ nham hiểm. Một hôm muốn đổi không khi, hắn bắt tất cả ra tập họp và tập cơ bản thao diễn, muốn khoe cái tài chỉ huy, điều động của mình và chỉ cho các đội trưởng, tổ trưởng cách hướng dẫn về CBTD.
Khi nghe hắn đứng ban lệnh tôi thật ngạc nhiên vì ngược hẳn với cách thức của QL/VNCH, ban lệnh thường có 2 phần: Dự lệnh và Động Lệnh, phần ĐL được nhấn mạnh và hô to, thí dụ "Thao diễn....NGHỈ" còn bên kia thì "THAO DIỄN......nghỉ", giống như đang Gia Tốc thành Gia Giảm.
Sau đó hắn cho đội đi tới đi lui một hồi rồi bán cái lại cho mấy ông trưởng thay phiên nhau điều khiển còn hắn đứng quan sát, đến phiên mình ra điều khiển tôi nghĩ trong đầu: "Hôm nay mày gặp thứ thiệt rồi con ạ,
ông cho mày biết thế nào là CBTD." Thế là tôi điều khiển hoàn toàn theo
lối của mình, mà trong đội đa số cũng là Quân nhân nên không ai bỡ ngỡ hết,
thế là cả nhóm đi như trong quân trường, răm rắp như đang diễn hành vậy, quay phải, quay trái, đằng sau, đều cùng nhịp hết, tên Tiến lừ lừ nhìn tôi, hắn có vẻ hơi quê độ nên lặng lẽ bỏ đi.
Nỗi cực hình của các Tù nhân cs không phải lao động, mà là mỗi thứ 6 hàng tuần phải ngồi họp phê và tự phê, bình bầu cá nhân xuất sắc, đầu tiên là họp các tổ riêng sau đó mới họp đội, có nhiều tổ sản sinh ra nhiều ông "8" phát biểu lia chia có khi tới nửa đêm chưa xong. Tổ của tôi thì rất lý tưởng, được quy tụ toàn những "Đầu gối" sịn nên mỗi lần họp chỉ chừng 5 phút là xong: "Vâng báo cáo anh, quá trình lao động trong tuần qua tôi nhận thấy tổ chúng ta đều tích cực cải tạo lao động tốt, không có biểu hiện một tiêu cực nào cả, riêng về cá nhân xuất sắc, theo sự quan sát và nhận xét của cá nhân tôi thì anh C lao động rất xuất sắc nên đề nghị (kỳ này) chúng ta bầu cho anh C là CNXS, có ai có ý kiến gì không ? (im lặng) Như vậy chúng ta đã nhất trí và bây giờ giải tán chờ họp đội...."
Trong khi đó bên tổ 2 do anh Tân (T/U cảnh sát) thì đang bình bầu sôi nổi và căng thẳng để rồi xảy ra "biến cố", trong đám tù thường có 2 nhóm, một nhóm thì "an phận" còn nhóm kia thì "Quậy" phá bĩnh, tà tà,"trây lười lao động", khai bệnh liên miên. Bên nhóm an phận thì có anh Nguyễn Văn Bàng bị bắt trong nhóm Hòa Hảo ở Long Xuyên. Anh là một người nông dân thuần túy, mộc mạc, chất phát, có vợ con mà nghèo quá nên gia đình không có khả năng thăm nuôi anh chỉ có một ý nghĩ đơn sơ duy nhất là "Lao động tốt, cải tạo tốt" để được về sum họp với gia đình. Còn bên kia thì có "siêu quậy" Nguyễn Tú Cường chủ trương CNXS nên chia phiên nhau cho đồng đều và cùng chia xẻ với nhau, nhưng anh Bàng không chịu: "Trong tổ này tôi là người lao động và đạt năng suất nhiều nhất cho nên tôi bắt buộc phải là CNXS".
Lời qua tiếng lại đưa đến ẩu đả nhưng mọi người ngăn kịp, tuy vậy sự ầm ĩ này đã không "Ếm" được vì xung quanh còn có các đội khác và "Tai mắt" cũng khá nên sự việc phải đem lên bàn mổ.
Vào buổi họp, ĐT và ĐP chưa biết giải quyết ra sao bèn nghĩ ra kế sách bán cái cho các tổ trưởng lên tiếng trước nhờ đó mới chôm được ý tốt, nhìn hoàn cảnh này tôi hơi ngao ngán, quay qua ngó Tùng nói nhỏ "Lại đầu gối nữa thôi", nhờ tổ 3 nên tôi còn có thời gian soạn bài diễn văn, trong khi 2 tổ trưởng kia đang phát biểu (Cò Dung tổ 1, Cò Tân tổ 2) thì tôi nẩy ra một bài diễn văn "Huề vốn"...
"Anh tổ trưởng tổ 3 có ý kiến gì không ?" Tôi bèn đằng hắng lấy hơi rồi nói :
"Thưa các anh, qua sự kiện đáng tiếc vừa xảy ra giữa anh Bàng và anh Cường tôi xin có ý kiến như sau:
- Về anh Bàng, như chúng ta đều biết anh là một người có sức khỏe tốt và lao động xuất sắc đạt năng suất rất cao,vượt trội hơn ai hết, thì khi anh nhận mình là CNXS thì điều đó rất đúng, anh xứng đáng được như vậy....
Vì chủ trương của đảng và nhà nước không đánh giá việc cải tạo, lao động qua yếu tố sức khỏe mà đánh giá ở yếu tố "Nhiệt tình lao động", anh khỏe thì anh làm nhiều, tôi yếu thì tôi làm vừa với sức của tôi thôi, nhưng Nhiệt tình Lao động thì không ai thua ai cả.....
Nhưng có một điều ở đây, các anh và tôi đều có chung một ước mơ mà tôi nghĩ đó là ước mơ đẹp: Một ngày nào đó chúng ta cùng khoác vai nhau, bước ra cổng cùng một lúc, đó chính là dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong cuộc đời còn lại của mỗi người trong chúng ta, xin hết"
Vừa nói xong, nhìn lên thấy nét rạng rỡ của 2 ông ĐT và ĐP: "Tôi rất đồng ý với ý kiến của tổ trưởng tổ 3...". Trong khi đó quay qua bé Tùng tôi lắc đầu nói nhỏ: "Sao tao mệt quá....". Thằng Bé cứ tủm tỉm ......
Qua đây chúng ta thấy rằng làm chức sắc trong tù không phải là cái tội, đó chỉ là bất đắc dĩ không có lựa chọn nào khác, một đội toàn cấp Tướng,Tá. Anh có tìm đâu ra một anh cấp Úy hay Hạ SQ để bán cái làm chuyện đó. Điều chúng ta muốn nói, làm chức sắc nếu vẫn giữ được Nhân Cách, Danh Dự, duy trì được Hòa Khí và Tinh Thần Đoàn Kết với nhau thì đó cũng là CHIẾN ĐẤU.
Còn về phần các bạn A-20 Xuân Phước, thực tình tôi không còn tìm nổi một chữ nào nữa để mô tả cảm hứng, niềm tin của tôi vào tình đồng đội trong chốn lao tù Cộng Sản mà chúng ta đã từng biểu lộ cách đây gần 40 năm rồi mà vẫn còn giữ được. Nó vẫn như thế, keo sơn, nhân ái, dựa lưng vào nhau mà chiến đấu trong một cuộc chiến khác. Tôi cho rằng anh em chúng ta chắc không ai quên được Bùi Đạt Trung cựu sĩ quan Biệt Động Quân, cái anh chàng vào những lúc đói khổ nhất trong A-20 vẫn điển trai, nghênh ngang, đối đáp “chỉa” mấy chèo vàng tỉnh bơ, nhiều lúc tưởng chúng nó bắn “chàng” rồi. Trung “điên” hả? Đúng. Nhiều lúc tưởng nó điên thật nhưng anh em hãnh diện vì cái điên của hắn, cái điên bảo toàn được nhân cách. Tôi cho rằng, trong hoàn ảnh đặc biệt của A-20 giữ được nhân cách là chiến thắng, phải không các bạn? Nhưng các bạn không thể ngờ được, nếu bạn nào từng đọc những e-mail “cần phải đề phòng người khác coi mình” và những e-mail tếu của Trung sẽ thấy lần này Trung “điên” không “điên”. Trung viết một bài rất hay, cảm động và đầy ý nghĩa đã được post lên trại trừng giới. Các bạn cần phải coi. Trung “điên” đã cho mọi người chúng ta thấy một cái mẫu mực về tinh thần tương trợ mà các cựu tù cải tạo A-20 nêu cao trong suốt thời gian lưu đầy. Tôi nghĩ bài viết của Trung “điên” là một thông điệp đầy đủ mà anh em chúng ta muốn gởi cho nhau và mỗi người cũng cần đọc.
BÔNG HỒN TRÊN VẾT DẦU LOANG
Ngày buồn rồi sẽ qua đi, sinh hoạt Quán Lá cũng sẽ trở lại bình thường, nhưng dư âm vẫn còn đọng lại trong chúng ta với quá nhiều cảm xúc, tự hào và hãnh diện vì mình là “A.20”
Khi biến cố xảy đến cho gia đình Hải Bầu, một số A.20 xa gần thường liên lạc với “Bầu” rất lo lắng, quan tâm và chia xẻ…., lên net thông báo cho Quán lá, những chỉ có lẻ tẻ hồi đáp, hầu như gặp “bức tường im lặng” vì đa số không có xử dụng computer và không có theo dõi sinh hoạt Quán Lá qua email.
Lúc đầu Quán có vẻ thất vọng và muốn bỏ cuộc, sợ rằng sự tồn tại sẽ không còn bao lâu nữa, nhưng bây giờ mới thấy ý nghĩ đó hoàn toàn sai lầm.
Sau khi chị Hải nằm xuống, thời gian cấp bách không còn nhiều, mọi người đã săn tay áo, vận dụng tất cả những gì có trong tay, computer, điện thoại. Moi trí nhớ, gọi đến các A.20 trên toàn thế giới, thông báo hoàn cảnh của bạn mình và kêu gọi mọi người móc nối, liên lạc tới những hang cùng ngõ hẻm…
Không ngờ hành động này đã đi vào huyền sử của Quán Lá A.20, chỉ trong thời gian ngắn 1, 2 ngày…, công việc “tìm trẻ lạc” đã lan đi một cách nhanh chóng và vũ bão… như “vết dầu loang”, hơn hẳn biến cố “vịnh Mexico”.
Tác dụng rất hiệu quả, tình thần, nhiệt huyết, hào khí của A.20 vẫn chưa chết mà chỉ hơi đông lạnh và ngủ gục vì hoàn cảnh, cuộc sống…. Nhưng khi một tim đèn đưa vết dầu loang đến đâu là đông lạnh tan đến đấy…
- Một Úc Châu, vừa “loang” ra là các “down under” đã dính lại ngay tức khắc thành “up over” với Khải, Thủy, Đạo, Trình, Pha, Phố, Rạng, Ninh.
- Một Pháp Quốc với Robinson Nguyễn Đại Thuật lẻ loi trên ốc đảo, chỉ rình có giọt dầu nào lan tới là chộp ngay.
- Một “Suối Máu” hùng hậu với khí thế “Đêm Noel” năm nào chưa hề tàn lụi…. Quả thật “người lính già không bao giờ chết mà chỉ tàn phai với thời gian” (MacArthur) .
- Một Seattle “xứ lạnh tình nồng” forever với Thận, Nghị, Chuyên, Trai, Giàu.
- Một Oregon với Hạnh, Đủ, Liên, Tường tuy bận nhưng không thờ ơ.
- Một Utah không ù lì với Nghĩa, Ân….
- Một Colorado với Tiến “Dế” cũng lắc chắt chui từ lỗ ra gáy ầm lên, tiếng siêu âm vang vòng vòng xung quanh cũng làm “nhột nhột” đến cả chục lỗ tai, lại còn vang cả tới Florida, móc được 6 “Dzảnh”, chưa kể ở đó còn có đại ca Phan Thành Lương ân oán phân minh…
- Một Canada với Hồ Hoàng Khánh tuy bận hành hiệp nhưng vẫn sẵn sàng phóng phi tiêu tới bất cứ giọt dầu nào đang lao tới và hạm đội của Đô đốc Victor luôn sẵn sàng vớt dầu…
- Một Texas với những tay cowboy bách phát bách trúng mà Phạm Đức Nhì chỉ cần cất tiếng “hét” lên là đã “bừng sáng” hết vùng sa mạc, làm cho Cái Trọng Ty tuy trầm lặng nhưng lúc nào cũng nồng nàn phải “lâng lâng” và Lê Hoàng Ân tuy trịnh trọng nhưng cũng…. ngó trước ngó sau rồi “tủm tỉm” gật gù. Một Hải Angola tuy bận lo phần an ninh nhưng cũng lo cả cho thằng bạn mình ở xa. Một Nguyễn Chí Thiệp có tên Hải Bầu trong “Trại Kiên Giam” chả lẽ lại quên nó, nào Khuất Duy Trác, nào Long Sữa, Quang Lê, Lê Trung Phương.. v..v…
- Một Oakland với Ngô Quốc Việt “lụy vì bạn”, mê bạn hơn mê gái “but no gay”. Một Đỗ Văn Thái sẵn sàng “dzúi” anytime, cộng với Nha Kỹ Thuật Nguyễn Quốc Anh Tuấn bận nhảy toán triền miên trên rừng Concorde, lại bị sốt rét nó hành cũng ráng chui ra để chia xẻ vài viên “ký ninh”
- Một Nam Cali kề cận và hùng hậu với “thần bút đại hiệp” Vũ Văn Ánh, bút lông chỉ cần “ngoáy” một cái là “đạn dược” bay tới ào ào, cùng với tàng cây cổ thụ phủ bóng mát lên Quán Lá mà cái … “tên” định mệnh của mình đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho các anh em với câu nói thường trực đã đi vào huyền thoại: “Có chuyện gì cứ gọi cho anh Hậu…”. Thật là một điểm son cho cánh Nam Hà.
Một “Cu Bi” lăng xăng thật dễ thương cùng với Đỗ Văn Trình đi đòi những tên nào đã lỡ dại nghe truyện “phong thần” của hắn phải đóng lệ phí kèm theo gương mặt “ngầu pín” của Đại “Gấu” đi bên cạnh thì bố ai mà né cho được, ấy là chưa kể quán quân “húc cơ” Tống Phước Hiến thì quần thần chỉ có nước “nhừ tử”, đó là chưa nói tới tư lệnh BĐQ Nguyễn Văn Học vừa mới xuất hiện.
- Nam Cali mà không nói tới Bắc Cali thì còn ra cái thể thống gì nữa, một Phạm Kim Minh với tấm lòng nhân hậu, nhiệt tình khiến chúng ta phải ngưỡng mộ, một “pho” tự điển Tôn Lò thì không sẩy một ai cả. “Ngọng” như Tám Chùa mà cũng ép phê ra phết, cộng với thuốc bồi của Ngọc đen thảy qua từ Virginia dưới sự chỉ đạo của Hà Mạnh Phan thì kho đạn Long Bình nổ đâu có thấm thía gì, khiến cho Duyên Voi phải thốt lên: “tụi mày đâu thì anh đó”, đồng thời làm cho Phùng Văn Triển lé mắt, mặc dù gánh nặng gia đình nhưng điểm danh chưa bao giờ vắng, trong khi anh Hoàng tuy “si ca que” nhưng dầu loang tới là “cổ” và “tay” vẫn “nhuần nhuyễn” như thường.
Một Tư “Rè” tuy rất bận bịu với sinh hoạt cộng đồng nhưng tinh thần Suối Máu và A.20 vẫn luôn ngời sáng.
Còn đang hưởng trợ cấp mà cũng gom “bi” để bắn như Long “sụn” (New Hamshire) và Khôi “Điếc”… thì thật là cảm động. Với Đoàn Ngọc Thụy, tuy cuộc sống thật là bình dị và đơn giản nhưng anh rất hãnh diện và hạnh phúc với một nửa còn lại thật tuyệt vời và nhân hậu của mình, sau khi đọc những lời tâm tình của Vũ Văn Ánh, một nửa đã phán một câu “xanh rờn” với phu quân của mình: “Go ahead, you một trăm. Me một trăm”.
Nhưng đó không phải là “duy nhất”, mà chúng ta phải “trân trọng” với những nửa của mỗi người, không có những “nửa” đó thì chưa chắc Quán Lá đã tồn tại lâu.
****
Từ tiêu đề này, chúng ta thấy vấn đề “lập quỹ” không còn cần thiết nữa, vì nó rất “nhạy cảm” và “phức tạp” dễ mang tiếng, các anh đã từng sinh hoạt cộng đồng nên hiểu điều đó hơn ai hết…., ta cứ “ngẫu hứng” mà lại đạt kết quả “trên cả tuyệt vời”… sau này mỗi lần nghe bất cứ nơi nào xướng lên “vết dầu loang” là chúng ta hiểu đó là “mật hiệu” của chiến dịch “Hoa tình thương A.20” xuất hiện và chúng ta đã biết mình sẽ phải làm gì.
*****
Chào thân ái,
BÙI ĐẠT TRUNG
Tự TRUNG "ĐIÊN"
Khi đã "quậy" là hắn không chừa một ai, học Nhảy dù mỗi lần thực tập nhảy Chuồng "Cu", gặp những tay sợ độ cao,leo lên nhìn xuống dưới là thấy "bủn rủn" thì hắn lẩm bẩm hát "Càng lên cao anh càng nhớ em....", giờ học môn Lý, gặp ông Thày dân chính hắc ám, vào dịp tết Trung Thu hắn vổn vã "Hôm cuối tuần tui gặp thày với thằng con ngoài phố", nghe nói tới thằng con cưng,thầy tươi hẳn lên,hớn hở ra mặt: "Thế hả,anh gặp bố con tôi ở đâu?" "Ở trên khu Hoà Bình,2 bố con đi đón Trung Thu con thầy vừa đi vừa xách cái đèn *ba cực*..." cả lớp ôm bụng mà cười, hậu quả là thằng em phải leo lên bảng bị "quay" như chong chóng và ăn "trứng gà".
Nha Trang có 3 tên Hồng : Nguyễn Hồng "Bụng", Hoàng Văn Hồng "Đầu bò", Huỳnh Ngọc Hồng "Con".
Năm thứ 4 được mặc "dân chính" ra phố,hắn với Hồng "Con" xuống chợ mua chuối, gặp bà cụ ngồi bán chuối, hắn ghé tai Hồng "Con" nói nhò ;"Bây giờ mày đóng vai VN,còn tao là Đại Hàn". Từ từ tiến lại hắn xổ một tràng tiếng Đại Hàn (Tên của những thế võ TCĐ gom lại) bà cụ ngơ ngác không hiểu liền quay sang Hồng "Con" cầu cứu, Hồng "Con" đằng hắng:
- À, ông Đại Hàn này hỏi má bán nải chuối này bao nhiêu?".
Cụ bà hớn hở, kỳ này trúng mánh:
- Cậu nói giùm tôi nải này 50 (thật ra 10)"
lại một màn thông dịch,"ông" Đại Hàn bửu môi lắc đầu lại xổ một tràng, cụ bà hồi hộp:
- Ổng nói dzì dzậy cậu?
- Dạ,ổng nói đắt quá ổng không mua mặt cụ tiu nghỉu,
2 tên bỏ đi,một hồi sau tên Đại Hàn quay lại ghé tai cụ nói nhỏ : "Má ơi má,má nói thiệt má bán nải chuối đó bao nhiêu? " Cụ Bà trợn mắt lên bèn mắng yêu "Mồ cô mi".....
Trời không phụ, lần đó Trường Mẹ đã đoạt giải. mãn khóa hắn chọn Thiếp giáp, những ngày cuối cùng ngoài phố trước khi rời Đà Lat, đi lang thang,ngồi cafe, trước khi chia tay, tôi đùa "Mai mốt trên đường hành quân mà có lỡ dại găp tụi tao thì lo mà chuẩn bị can xăng cho các quan nghe cưng" Hắn cười hì..hi...
Từ đó cho đến khi đứt phim, đi tù, qua Mỹ tôi vẫn chưa có dịp gặp lại hắn, chỉ mong có dịp gặp lại nhau dù chỉ một lần để có dịp lai rai, hàn huyên và nghe hắn kể chuyện tếu cho nhau nghe. Hồng ơi, gửi đến mày Nén Hương Lòng,cho một thằng bạn, một Đồng Môn và một Chiến Hữu, Vĩnh Biệt mày.
Chúc tất cả chúng ta và gia quyến luôn sức khỏe và an bình.
Thân mến, HvS
Câu chuyện hy hữu.
Nhớ mãi một câu chuyện tôi cứ nghĩ không bao giờ xẩy ra trong đời người. Nhưng nó đã xẩy ra một cách hết sức bất ngờ trong những ngày lao tù dưới chế độ CS ở miền Bắc Việt Nam. Hình như một sự mầu nhiệm nào đó để ngăn cản những người CS bớt làm điều ác để mọi người bớt nguyền rủa và chính bản thân cũng như gia đình họ gặp những điều an lành hơn. Câu chuyện khó có thể tin và ngoài sức tưởng tượng của con người.
Những ngày tháng ở trại tù cải tạo (trại 2 liên trại 2) Hoàng Liên Sơn, gần bản Mường Côi thuộc huyện Nghiã lộ. Ngày ngày đoàn tù lao động như lấy gỗ, chặt giang, nứa, củi… hoặc đi nhận thực phẩm ở Phù Yên đều đi ngang qua các nhà của dân chúng ở hai bên đường. Họ là thành phần bị chỉ định cư trú mà CS gọi là “Khu Kinh Tế Mới“. Có những người từng làm việc hoặc ở trong quân đội của chính phủ Pháp. Những người sống dưới chế dộ cộng sản nhưng không đúng đường lối hoặc quan điểm. Tóm lại những người mà chế độ cho là nguy hiểm, xét lại hay có hại đối với chế độ, thêm vào đó là người dân bản xứ.
Ðặc biệt mỗi lần ngang qua nhà anh Trung (anh bị thương ở tay cử động khó khăn, VC gọi là Trung Khều làm nghề thợ may), quản giáo và vệ binh (danh từ VC) hay ghé lại nhà anh ngồi nghỉ, uống nước chè hút thuốc lào và tán gẫu. Nhân tiện những người tù cũng ngồi la liệt hai bên đường trước cửa nhà anh để nghỉ. Anh hay đem thuốc lào và nước để anh em dùng. Thời gian này anh em nghiện thuốc lào bất đắc dĩ vì không có thuốc lá. Mặc dầu trong bụng lúc nào cũng cồn cào vì cái đói triền miên, nhưng thuốc lào hình như cần thiết hơn. Thấy sự đối xử anh Trung rất khác biệt với những người khác. Ðó là điều hiếm hoi trong một chế độ lấy lừa dối làm chính, xem mạng người như cỏ rác và đầy hận thù. Các con của anh cũng khác xa với “cháu ngoan bác hồ” [mất dạy không chỗ nào nói nổi], không bao giờ gọi chúng tôi là “thằng tù”.
Một lần chúng tôi ngồi nghỉ trước nhà anh trên lề đường để uống nước và hút thuốc lào do con anh mang đến. Nội quy cấm không được tiếp xúc với dân, nếu vi phạm sẽ bị cùm trong nhà kỷ luật vì vậy mọi sự tiếp xúc phải lén lút đừng để bọn cán bộ bắt gặp. Nhân tiện tôi hỏi cháu sao không gọi các chú là “thằng tù“ giống như các đứa trẻ khác. Cháu trả lời “Bố cháu dạy các bác các chú là thành phần học thức miền Nam, vì vận nước phải đi tù chứ không có tội tình gì cả. Các con phải đối xử lễ độ với họ và tôn trọng họ“. Thấy sự việc càng ngày xẩy ra không đơn giản, phải có nguyên do sâu xa nào đó mà tôi chưa biết. Trong đầu tôi tự hỏi mãi “tại sao”, mà chính tôi chưa bao giờ trả lời được. Lúc bấy giờ trong trại khoảng 300 tù nhân chỉ có 2 người là TQLC, tôi và anh Nguyễn Văn Ðốc. Nhưng anh Ðốc làm thợ rèn không bao giờ ra khỏi trại, chỉ một mình tôi TQLC lao động ngoài trại (Anh Ðốc đã mất vài năm nay tại Houston.)
Mãi đến ngày gần Tết năm 78, tôi được trại giao công tác lấy lá dong mang về trại để gói bánh chưng cho bộ đội lẫn tù nhân. Tôi đi ngang qua nhà anh, thấy anh ra hiệu tôi xuống suối trước cửa nhà anh, rồi anh đi theo xuống gặp tôi và lại ngồi gần tôi. Một lúc rất lâu anh không nói năng gì cả. Tôi thấy anh ngồi trầm tư và suy nghĩ, đôi mắt nhìn tôi chăm chú. Tôi ngồi im lặng tôn trọng sự suy nghĩ cuả anh. Một lúc sau anh bắt đầu kể với giọng trầm buồn.
– “Năm 73 sau ngày ngưng chiến, một buổi sáng nhiều sương mù, tôi đi theo bờ biển để tìm cua, ốc tại thôn Gia Ðẳng. Vì không kiểm soát được nên tôi lọt qua phòng tuyến của anh và bị các anh bắt được. Tôi rất lo ngại là sẽ bị các anh đánh đập, nhưng ngoài sức tưởng tượng của tôi, các anh đã đưa thuốc cho tôì hút và tử tế đưa tôi về BCH của các anh. Tôi được một anh lính Thủy đánh bộ mang quân hàm Thượng úy hay Ðại úy gì đó, tôi không biết chắc chắn lắm, dẫn tôi ra Huế để ăn uống và xem chiếu bóng bằng xe ôtô con. Thú thật anh, trong lòng tôi vô cùng cảm xúc cách đối xử tử tế của các anh. Nhưng tôi không thể ở lại với các anh mặc dù tôi rất muốn, vì các anh cũng biết tôi còn gia đình hiện đang sống bên kia và sẽ bị trù dập nếu tôi là hàng binh. Sau một ngày đi chơi rất thoải mái tôi được các anh trả về đơn vị tôi. Từ đơn vị của các anh tôi chạy về đơn vị tôi. Thú thật tôi không ngờ các anh không bắn theo tôi mà thực sự có ý định thả tôi. Tôi về phải làm tờ kiểm điểm và phải nói lên sự đối xử tàn ác của các anh. Thú thật anh lương tâm tôi rất xẩu hổ nhưng không viết như vậy không được.
Rồi đến ngày “Giải phóng miền Nam“, tôi bị phục viên và được chỉ định đem gia đình về đây sinh sống. Tôi nghĩ chế độ nào dù bạo tàn hay nhân đạo theo thời gian cũng phải thay đổi, con người dù sống một thế kỷ rồi cũng mai một đi. Chỉ có tình người là trường tồn vĩnh cửu, mặc dầu chế độ và xã hội hiện tại rất hiếm hoi. “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng“. Ngày hôm nay tôi đối xử tử tế với các anh là vì tôi nhớ mãi sự tử tế của các anh đối xử với tôi, mà trong tư tưởng tôi luôn luôn bị nhồi nhét các anh là thành phần ăn gan uống máu đồng loại. Tôi nghe bộ đội nói tên anh và cho tôi biết anh là “Lính Thủy đánh bộ“ trốn trại vừa bị bắt lại còn đang kỷ luật.
Ngày hôm nay tôi kể cho anh nghe câu chuyện này mà tôi đã giấu kín từ lâu. Tôi biết anh là lính thủy đánh bộ nên thổ lộ cảm nghĩ của tôi vì tôi tin anh cùng đơn vị đã bắt tôi cũng đã biết hoặc đã nghe chuyện này. Tôi muốn nói với anh lời cuối, anh nên giữ gìn sức khoẻ, đừng có trốn trại mà sẽ không bao giờ thoát được mà chỉ thiệt thân, hãy chờ đợi ngày về với gia đình. Tôi không biết thời gian nào nhưng tôi nghĩ rằng sẽ lâu lắm. Ðiều tiên quyết là anh phải còn sống mới về sum họp với gia đình, anh nên nhớ điều hết sức quan trọng này.”
Sau khi nói xong anh đưa tôi gói xôi và trở lại nhà, và nói “Anh ăn đi tôi không có gì hơn để giúp anh.” Trong khi vừa ăn xôi vừa nghĩ lại những lời tâm sự của anh.
Ðúng là năm 73 sau khi có lệnh ngưng chiến tại chỗ đơn vị của Thiếu Tá Trần Quang Duật, Tiểu Ðoàn Phó TÐ1/TQLC có bắt được 1 tù binh đi lạc vào tuyến phòng thủ của TÐ1 ở thôn Gia Ðẳng. Sau khi giải giao về BCH/LÐ/258 đang đóng ở Hội yên. Lữ đoàn Trưởng Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh đã xin lệnh cấp trên để đưa anh ra thị xã Huế ăn uống vui chơi mong tìm hiểu thêm tin tức và mong anh ta hồi chánh. Tôi được cấp xe, tiền để đưa anh ra Huế ăn uống và xem chiếu bóng. Tôi không hỏi tên anh vì tôi nghĩ anh sẽ nói tên giả. Ðầu tiên ăn phở anh ăn ngon lành như chưa từng được ăn ngon như thế, được uống cà phê, hút thuốc lá và đi xem chiếu bóng. Trước khi về tôi đưa anh ra quán chè ở cồn Hến để anh giải lao và nhìn đồng bào ta nhộn nhịp qua lại. Anh đăm chiêu và tận hưởng những gì được ưu đãi, chắc anh nghĩ trong đời anh khó có dịp được hưởng lần nữa. Một lúc anh nói với tôi: “Các anh tử tế lắm, ăn uống rất ngon và thành phố tấp nập. Tôi thích lắm, nhưng tôi không ở lại với các anh được vì tôi còn gia đình đang sống bên kia”. Trên đường trở về tôi được lệnh trả anh về cho TÐ1/TQLC để đơn vị này thả anh tại nơi bắt anh để anh trở về đơn vị.
Biết rõ và nhớ rất rõ từng chi tiết theo lời tâm sự của anh. Nhưng suốt thời gian nghe anh tâm sự, ngồi lặng yên tôi lắng nghe. Không xác nhận cũng như không nói lời nào cả. Ở tù với CS một thời gian tôi thấm thiá sự gian trá lừa lọc và tàn ác của họ. Năm 1979 khoảng tháng 7 trời rất là nóng bức từng cơn gió Lào làm cháy da thịt. Tôi xuống suối để rửa mặt cho đỡ nóng bức. Anh xuống theo và gặp tôi. Anh Trung đưa cho tôi 2 củ khoai lang đã chín, vài viên kẹo, một nắm thuốc lào và nói: “Tôi chỉ có thể giúp anh bấy nhiêu, anh cũng biết là mọi người rất nghèo, không dư dả như miền Nam của các anh. Tôi nghe 5 người trốn trại sẽ được di chuyển đến trại khác vào ngày mai. Tôi chúc anh may mắn, và tôi nghĩ chúng ta khó có ngày gặp lại. Mong anh giữ gìn sức khoẻ”.
Tôi suy nghĩ sự chuyển trại là một tin không bao giờ cho tù nhân biết, nếu tiết lộ sẽ có biện pháp kỷ luật ngay. Chắc là anh tin tôi mới cho tôi biết. Tôi bèn nói nhanh với anh vì ngập ngừng thì tôi sẽ không bao giờ dám nói: “Người Lính Thủy Ðánh Bộ mà anh kể chính là tôi”. Nói xong tôi chào anh và quay lưng lên đường nhập chung với đội. Ðúng ngày mai, 5 người chúng tôi chuyển về liên trại nhập chung với những người trốn trại ở các trại khác di chuyển về trại Phú Sơn 4 Bắc Thái để công an quản lý. Tôi nhớ mãi hành động cũng như cách cư xử thân thiết và tử tế của anh. Tôi nguyện trong lòng một ngày nào đó, nếu còn sống sót để trở về với gia đình tôi sẽ tìm gia đình anh để thăm.
Mãi đến cuối năm 87 tôi mới được thả ra khỏi trại cải tạo về với gia đình. Về đến nhà bao nhiêu chuyện phải lo: lo ăn, lo mặc, lo chỗ ở, lo kiếm tiền để sinh sống cho chính mình và gia đình mình. Sau đó phải lo giấy tờ hồ sơ để xuất cảnh. Bao nhiêu chuyện phải gánh vác không còn thì giờ nghĩ đến gia đình anh Trung cho đến khi gia đình tương đối ổn định sau khi được định cư ở Hoa Kỳ.
Năm 1994, nhân một chuyến làm ăn ở Kuala Lumpur (Malaysia) với 1 người Hoa quốc tịch Mã Lai. Trong khi chờ đợi hợp đồng với 1 xưởng mộc, anh ta hỏi tôi có muốn về thăm viếng VN hay không. Tôi không có ý định về VN vì chế độ CS còn tồn tại, cha mẹ tôi đã qua đời, hơn nữa tôi mới rời đất nước một thời gian ngắn khoảng 4 năm, không có lý do để về VN. Bỗng tôi nghĩ đến anh Trung tôi đổi ý muốn về VN một chuyến. Sau vài ngày ở Saigon, tôi tìm cách đi ra miền Bắc đến tỉnh Hoàng Liên Sơn tìm gia đình anh Trung. Ðáng tiếc cảnh vật cũng như người đã thay đổi, không có cách gì tìm lại được gia đình anh. Tôi trở lại Saigon trong lòng vô cùng hối tiếc và ân hận. Nhưng tôi nghĩ mọi việc đều được thượng đế an bài, tôi cố công đi tìm nhưng không gặp được cũng là do ý trời. Lý luận như thế để lường gạt lương tâm được yên ổn không còn bứt rứt nữa.
Vài ngày sau đó không có chuyện gì để làm, hơn nữa Saigon nóng bức và chật chội, tôi có ý định về miền Tây chơi. Tôi ra bến xe Tân cảng Phú lâm mua vé xe về Cần thơ.
Trong khi chờ đợi xe khởi hành, tôi ngồi quán uống nước nhìn người qua lại tấp nập và vội vã hình như thời gian không đủ đối với họ. Bỗng nghe 2 anh khuân vác giành mối gây nhau bằng giọng Bắc mà theo kinh nghiệm xương máu của tôi đúng là giọng Bắc Kỳ năm 75.
Hai anh cãi nhau nhiều, nhưng chỉ một câu làm tôi chú ý và ngạc nhiên. “Mày, con Trung Khều, bố con mày là thành phần phản động phải sống ở vùng núi, không được sống vùng đồng bằng như gia đình tao, tao không xem mày ra gì c…” Câu nói này làm trong đầu óc tôi hiện lên hình ảnh quen thuộc xa xưa, nhưng không biết chắc đúng hay không.
Ðợi 2 anh cãi xong lại gần anh bị anh kia mắng, tôi hỏi: “Anh quê ở đâu mà vào Nam làm nghề khuân vác”. Anh nhìn tôi ngỡ ngàng và đôi chút ngạc nhiên. Tôi bèn mời anh lại chỗ tôi ngồi và gọi nước cho anh.
Một lúc sau anh ta tâm sự, “Gia đình tôi trước ở Mường Côi tỉnh Hoàng Liên Sơn. Sau đó cả gia đình di chuyển về Phủ Lý tỉnh Nam Ðịnh để sinh sống. Nhưng cuộc sống quá khổ thiếu thốn đủ thứ, gia đình quá nghèo nên tôi định vào Saigon để kiếm tiền giúp gia đình.”
Tôi bèn hỏi “Hồi nẫy tôi nghe anh kia nói bố anh là Trung Khều phải không?”
Anh nhìn tôi và nói: “Bố tôi là bộ đội phục viên, tay bị thương nên mang tật”.
Tôi bèn nói bố anh làm nghề thợ may phải không?
Anh ngạc nhiên hỏi vì sao tôi biết. Anh nhìn tôi chăm chú và nói “Bác là Việt kiều ở nước ngoài về phải không?”
Tôi hỏi tại sao anh lại đoán chắc như thế. Anh bèn chỉ đôi giầy tôi đang mang và nói “Ða số người ta chỉ mang dép mà bác lại mang giầy Adidas”.
Tôi mỉm cười nói với anh ta “Tôi cũng ở Mường Côi Hoàng Liên Sơn 3 năm”.
Anh cười nói “Bác nói giọng Nam rặt sao lại ở Hoàng Liên Sơn?”.
Tôi bèn nói tôi ở tù cải tạo ở đó. Anh ta mừng rỡ nói, “Bác ở trại tù 9 căn bị cháy hết đó phải không?” Tôi nói phải, anh nhớ dai lắm.
Anh ta nói thêm: “Các bác các chú ở trong trại đó lao động ngang qua nhà cháu, hay nghỉ hai bên đường trước cửa nhà để uống nước và hút thuốc lào”.
Tôi liền nghĩ: “Khổ công lặn lội đi tìm không được, tình cờ lại gặp cố nhân”. Tôi bèn hỏi thăm bố mẹ anh ta. Anh ta kể: “Bố cháu bây giờ yếu lắm, di chuyển đi lại khó khăn, không làm gì cả. Chỉ có mẹ cháu buôn bán ngoài chợ Phủ Lý nhưng không đủ ăn. Không có vốn làm sao kiếm tiền được. Gia đình cháu rất vất vả và nghèo khổ.”
Tôi lấy 200 đồng (Dollars) để giúp anh và gia đình anh và gửi lời hỏi thăm bố mẹ anh… Tôi nói tên tôi cho anh biết và nghĩ rằng bố anh có lẽ còn nhớ. Tôi viết địa chỉ cho anh để sau này anh có thể liên lạc được với tôi.
Sau 7 ngày lang thang ở VN, tôi trở lại Malaysia để tiếp tục công việc làm ăn… Trong lòng tôi thực sự thơ thới, hân hoan cũng như tràn đầy hạnh phúc, như vừa trút bỏ gánh nặng ngàn cân trên vai và đã thực hiện được điều tâm nguyện của mình. Mọi việc lặng lờ trôi vào quá khứ và tôi quên bẵng đi một thời gian.
Năm 1995 khoảng tháng 5, tôi nhận được một lá thư. Lời lẽ trong thư là lời lẽ của một anh bộ đội miền Bắc đã phục viên. Tôi muốn gìn giữ từ ngữ của anh dùng để người đọc có ý niệm rõ chứ tôi không có ý dùng từ ngữ VC…..
“Tôi được con tôi kể lại, anh tặng cho nó và gia đình tôi một số tiền quá lớn đối với trí tưởng tượng của tôi. Tôi nghĩ trong chế độ xã hội hiện nay rất thiếu tình người, không ai cho tôi một số tiền lớn lao như thế và đối xử tử tế như anh vậy. Nhờ đó vợ tôi có số vốn buôn bán, cuộc sống đỡ hơn trước nhiều lắm. Thật sự bây giờ tôi không thể nào hình dung được hình ảnh của anh, hình như thời gian đã làm cho tôi quên mất. Nhưng việc làm của anh đã giúp cho tôi “một ấn tượng bức xúc” không bao giờ tôi quên được. Tôi rất mừng cho anh và gia đình anh đã thoát khỏi sự cùng cực đau khổ. Là nạn nhân của một chế độ bất nhân, tàn bạo và hận thù nhưng mọi người trên thế giới mở rộng vòng tay giúp đỡ. Chế độ đó, tôi đã phục vụ cả cuộc đời tôi và hy sinh xương máu để bảo vệ.
Cuối cùng tôi xin nói với anh rằng. Thuyết nhân quả của nhà Phật đã đánh tan bức tường vô thần trong đầu óc tôi. Bây giờ sự suy nghĩ của tôi vào giờ phút còn lại của cuộc đời hoàn toàn thay đổi hẳn. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào câu nói của nhà Phật “Gieo nhân nào hưởng quả nấy”
Tôi thành thật cảm ơn anh. Sự tử tế của anh đã làm biến đổi con người tôi thành người tốt như hiện nay, theo ý tôi nghĩ…
MX Mai Văn Tấn K21
NHỮNG TIẾNG HÁT BỪNG SÁNG A 20
TIẾNG NÓI TRẠI E
“Đây tiếng nói trại E cùng cất cao lời ca hát mới, thể hiện một quyết tâm mới.Kính chúc ban giám thị và hội đồng cán bộ được nhiều sức khỏe mới
thực hiện tốt công tác cách mạng đã giao.Chúc các anh trại viên thi đua lao động, giữ vững nội quy…….”
..…………“khẩu AK giờ trở thành bầu bạntheo các anh trên mỗi bước tự dobỏ lại sau lưngquân thù điên vì tức giậnvà đồng đội mừng vui đến độ sững sờ.đêm ấy trời đổ mưagiữa núi rừng rét mướtvẫn lầm lũi bay đibảy cánh chim phiêu bạt”
“rồi tin vui lại vềcác anh hạ thêm quân thù trên đường vượt thoáttên xã đội trưởng mang nhiều tội ácvới dân lànhbị đền tội trước các anhthêm khẩu K54 theo làm bạn đồng hànhchúng tôi nửa mừng, nửa lonhưng vẫn đầy hy vọng”…………...
“nhưng tin lại về như sét đánh ngang tairuột chúng tôi thắt lạinhững anh hùng tưởng sẽ còn đi mãiđã phải mang số phận đau thương”………..
“hơn 5 năm trong ngục tù lặn lộicác anh mới làm chủ được đời mìnhvỏn vẹn 13 ngày ngang dọc tung hoànhrồi trở về với đất trong tư thế người chiến sĩ”
“để lại vô vàn tiếc thương cho mẹcho cha, cho anh em, cho đồng đội, bạn bèÔi! biết tìm ở đâu?Và biết lấy những gì?để bù đắp nỗi đau buồn, mất mátcho cái chếtcủa những anh hùng”.
“Tổ quốc chúng mình bây giờcả những bông lúa, những cây ngôcũng khao khát được tự dophất phơ trong giómà không bị những đôi mắt từ đâu đónhìn soi mói từng phút từng giờmới ngậm sữa đã lăm le chờ thu thuế.người dân Việt hôm naynỗi khổ đau đã hằn trên khuôn mặtthấm vào thịt datràn ra khoé mắtvà trong cả nụ cườinhưng niềm tin vào một ngày maiđang rực sáng trong lòng người đi tớibởi mặt đất giờ vẫn còn nóng hổimáu xương các anh vẫn đốt lửa căm thù”.
“tâm hồn các anh vẫn khao khát đem tự doấm nohạnh phúccho cả 50 triệu người đang cùng cựcdưới vuốt nanh của lũ qủy hung tàn”.
“Thôi hãy nằm imgiữa lòng đất mẹđể lắng nghe những bước chân tươi trẻcủa chúng tôi, đồng đội các anhtrong tim cũng mang nỗi khao khát chân thànhnỗi khao khát của các anhvững vàng đi tới”.
“Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trên vòm trời này, rồi nằm xuống……”
“xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng thiên đường cuối trời….thênh…..thang”thì không khí chùng xuống. Có tiếng thở dài nhè nhẹ. Có những cái đầu gục xuống. Bài thơ và bản nhạc đã quyện với nhau thành một nghi lễ tưởng niệm trang nghiêm, khác hẳn với phút mặc niệm truyền thống chỉ có tính chất hình thức. Tôi nhìn khán giả- bè bạn, anh em của mình – và cảm nhận được rằng 2 tiết mục đầu (tuy 2 mà 1) đã thành công.
“Dù đời nhọc nhằn trong vòng cải huấn.Anh với tôi ta cùng quyết tâm phấn đấu.Dưới chính sách khoan hồng làm ta khóc mãi.Nên khi chúng bắt ta khai, nhất trí ta đừng khai dài dòng.An tâm ( an tâm ). An tâm ( an tâm ). Nhưng còn tin mù mờ”.
“Rồi một ngày ta được phân công đi nấu bếp.Anh với tôi ta cùng quyết tâm dũa cháy.Nhưng hãy coi chừng thằng ăng ten nó đứng đấy…”.
“Rồi một ngày ta được phân công đi vùng kinh tế mới.Anh với tôi ta đừng băn khoăn bối rối.Nhưng hãy coi chừng âm mưu sắp tới.Nên khi chúng bắt ta đi, nhất trí ta cùng nhau ù lì.Không đi ( không đi ). Không đi ( không đi ). Muốn làm chi thì làm”.
“Có con chim nhỏ trên hàng rào kẽm gai.Đứng im than thở; cuộc đời còn có ai?Này chim có biết nơi đây sống kiếp đọa đày,sống không ngày mai, như kiếp cỏ cây.Có ngôi sao nhỏ trên bầu trời giá đêm.Suốt đêm không ngủ thương ngục tù tối đen.Nhờ sao đem đến tin vui tới khắp mọi người.Chúa đã giáng sinh cứu rỗi trần ai”.
Anh một chàng sinh viên nghèo. Làm thêm vất vả để kiếm thêm tiền trang trải học phí. Em tiểu thư cành vàng lá ngọc con nhà giàu có khá giả, gia đình có tới mấy osin. Lần đầu tiên về quê đến cây tỏi tây và cây hành em cũng không phân biệt được.
Anh gặp em lần đầu tiên trong ngày khai giảng. Em đứng đó vui cười với đám bạn, mải mê làm đổ cốc coca lên váy trắng. Ngượng ngùng anh đưa em áo khoác che vết loang. Giây phút ấy em mãi không quên anh.
Bốn năm học đại học, em muốn giúp anh nhiều lắm, muốn cuộc sống anh đỡ vất vả vì phải vừa học vừa làm. Đưa tiền anh đâu có nhận, anh nói anh không làm được cho em thì thôi.
Tốt nghiệp, đáng lẽ chia tay, chỉ là tình yêu thời đại học thôi mà. Nhưng em đã quyết định theo anh. Gia đình em phản đối quyết liệt, nhưng em vẫn chọn cho mình người đàn ông của cả cuộc đời.
Nên vợ nên chồng, về quê sống trong căn nhà tồi tàn của anh. Rồi em mang thai, nhiều khi trái gió trở trời người đau ê ẩm. Anh thương em, đông cũng như hè đi làm kiếm thêm tiền nuôi vợ.
Thế rồi trong một tai nạn xe, anh liệt đôi chân. Nằm một chỗ ở nhà, tất cả mọi việc đều trông cậy vào em. Bố mẹ em thương đến đón em về nhưng em từ chối. Chữa bệnh cho anh em bán hết mọi thứ trong nhà, cuối cùng cũng hết. Bố mẹ em thấy con khổ lại cho tiền.
Cứ thế cuộc sống nghèo ở một vùng quê, em làm giáo viên, anh nằm nhà viết sách. Em đã trút bỏ hình ảnh lá ngọc cành vàng năm nào để trở thành người vợ đảm. Đi chợ mặc cả, quần áo bình thường, cân đo đong đếm còn tốt hơn những người phụ nữ khác.
Bác sĩ bảo chồng bà không còn đi được nữa, nhưng em không tin, hàng ngày vẫn bóp chân cho anh , hi vọng một phép màu sẽ đến. Ngày ấy em nghe có một bác sĩ châm cứu giỏi. Em đèo xe 50km đưa anh đi châm cứu hai ngày một lần không kể ngày nắng ngày mưa ngày lạnh ngày nóng.
Anh nhìn em khóc: Nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em nữa, em quá khổ vì anh.
Một năm sau phép màu đến thật, chân anh hồi phục cũng là lúc anh nhận được giải thưởng quốc tế từ những cuốn sách anh viết. Không ai nghĩ sẽ có ngày hôm nay.
Rồi họ mời sang Pháp thuyết trình và phát triển ba năm, anh do dự, em nói: phải đi, cơ hội không đến hai lần.
Nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không yêu em nữa.
Nhìn lại quãng đời, em đâu còn trẻ đẹp như xưa…Chồng, con, vất vả, thân hình gầy gò ốm yếu. Pháp là đất nước của tình yêu, nhiều người nói anh đi sẽ không trở lại. Em chỉ mỉm cười đáp lại: em và anh đã trải qua bao nhiêu sóng gió, vì một việc thế này em ko sợ mất anh.
Ba năm sau anh về, không báo trước, muốn dành cho em một sự bất ngờ. Nhưng vừa xuống xe anh đã thấy em đứng đó. Anh hỏi sao biết anh về mà ra đón, em trả lời: Em chờ ở đây mỗi ngày, chỉ cần là xe từ sân bay về là em không bỏ qua chuyến nào.
Anh chỉ khóc mà nói: nếu còn có kiếp sau, anh không nên yêu em nữa, tình yêu của em làm anh đau lắm đau lắm, tình yêu của em quá nhiều khổ đau…
Em đáp trả lời anh: tình yêu luôn luôn là khổ đau cay đắng. Tình yêu như một bông hoa sen, hoa sen đẹp nhưng nó có cái nhụy sen, nhụy sen rất đắng. Nếu còn có kiếp sau, em sẽ vẫn muốn được yêu anh.
ST - Tango Bui
BĐQ tại các trại tỵ nạn (Tango Bui)
Hôm nay, Tôi là Phạm Trung Du mạn phép viết đôi dòng về BIỆT ĐỘNG QUÂN tại các trại tỵ nạn sau khi thảo luận cùng hai anh Nguyễn Đức Tân và Bùi Đạt Trung.
Khởi đi từ mốc thời gian 06/1986. Nhận thấy các chiến hữu Nhảy Dù, TQLC đã có liên lạc với anh em cùng binh chủng tại Mỹ.
Anh Tân đã thông qua gia đình Mũ Đỏ và liên lạc được với BĐQ Trịnh Quang Thoại ở San Jose California.
Sau đó, Hội Ái Hữu BĐQ tại Galang được thành lập.
Tại đây, anh Tân là đại diện cho BĐQ sinh hoạt cùng Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Galang.
Rời Galang, anh Nguyễn Đức Tân bàn giao cho anh Vũ Duy Nhạ.
Khi đến Battaan , Philippine
Anh Tân gầy dựng hội Ái Hữu BĐQ tại trại chuyển tiếp Battaan, 6 tháng để học Anh ngữ và biết về đời sống tại Mỹ.
Sau khi bàn giao Hội Ái Hữu BĐQ lại cho tôi, anh Tân đi định cư tại San Jose và liên lạc với các trại ở Thái Lan, Mã Lai để thành lập các Hội Ái Hữu BĐQ địa phương .
Phần tôi, đã bàn giao chức vụ Hội trưởng BĐQ Battaan cho anh Bùi Đạt Trung
Tại Mỹ, lúc đầu chỉ là địa chỉ để liên lạc với các Hội Ái Hữu ở các trại tỵ nạn . Sau đó mới chính thức thành lập Hội Ái Hữu BĐQ Bắc Cali , cũng là Hội BĐQ đầu tiên ở Hải ngoại.
Cuối năm 1988, liên lạc và vận động thành lập Hội Ái Hữu BĐQ Nam Cali mà anh Nguyễn Hữu Cảnh là Hội trưởng đầu tiên.
Tháng 6/1989,Tổng Hội BĐQ được thành lập và anh Đặng Hữu Thăng là Tổng hội trưởng, Tổng thư ký là anh Nguyễn Đức Tân
Thời gian sau đó, các hội BĐQ địa phương tại Mỹ lần lượt ra đời như Houston, Washington … và các hội Ái Hữu BĐQ tại các trại tỵ nạn được cải danh là CHI HỘI …
Tháng 9/1989 anh Thăng, anh Tân và chị Kim Phụng (vợ của anh Trịnh Quang Thoại) đại diện Tổng hội đi Thái Lan thăm Lực lượng Kháng Chiến để tìm cách yểm trợ, mà cựu Tướng Công Binh Nguyễn Văn Chức là một trong những người mưu sự .
Cũng trong thời gian này, Đặc San BĐQ đầu tiên cũng được anh em BĐQ Bắc Cali xúc tiến để liên lạc và yểm trợ đến BĐQ các địa phương và các trại tỵ nạn .
Trí nhớ và sự hiểu biết có hạn nên bài viết ở trên hẳn còn thiếu sót, xin các vị đàn anh, bạn hữu khắp nơi góp ý cho thêm phần phong phú và chính xác hơn .
Kính
Phạm Trung Du .
- Em đợi hoài Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết :-Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ- LÍNH MÀ EM!
Anh gởi về em mấy cành hoa dại
- Để làm quà không về được NOEL
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé- LÍNH MÀ EM!
Anh kể chuyện hành quân nằm sương gối súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ- chữ vụng
- Hãy hiểu dùm anh nhé- LÍNH MÀ EM!
Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím:
- Anh quen rồi, không lạnh- LÍNH MÀ EM!
Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói- LÍNH MÀ EM!
Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm "người ta" càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM!./.
Thơ LÝ THỤY Ý .
Trích LÍNH MÀ EM- Thi phẩm KHÓI LỬA 20
Xb. tại Sài Gòn năm1972
P/s Rất tiếc một vài LME không chính bản đã làm người yêu thơ nhầm lẫn.
Tôi chỉ muốn trả lại cho bạn đọc một bài thơ đúng nghĩa
1 comment:
Người Lính Võ Bị Năm Xưa - Phan Thế Duyệt K25 ĐÃ RA ĐI ngày 12/10/2018
https://www.youtube.com/watch?v=H40jXEkeT6Q&t=1441s
Post a Comment