KHU GIA BINH
Thuở bé, nhà tôi ở gần căn cứ của Tiểu đoàn 42 Biệt động quân tại Cần thơ (lâu quá tôi không nhớ rõ 42 hay 43 ..). Bé quá tôi không biết căn cứ lập từ lúc nào, nhưng khi tôi học lớp tư, lớp ba gì đó thì thấy lính tráng đông đảo
Thuở bé, nhà tôi ở gần căn cứ của Tiểu đoàn 42 Biệt động quân tại Cần thơ (lâu quá tôi không nhớ rõ 42 hay 43 ..). Bé quá tôi không biết căn cứ lập từ lúc nào, nhưng khi tôi học lớp tư, lớp ba gì đó thì thấy lính tráng đông đảo và những nhà hàng xóm có đất trống đã cất lên những dãy nhà lá tạm bợ, liền vách nhau, để cho vợ con của lính mướn cư ngụ. Cái xóm bỗng trở nên đông đúc, ồn ào, nhộn nhịp hẳn lên..
Ông tôi là nhà giáo, bố tôi là viên chức của chính phủ VNCH. Tôi nghe mẹ tôi nói với bố tôi là muốn cất lên một dãy nhà để cho mướn kiếm thêm chút thu nhập cho gia đình. Nhưng sau đó ông tôi nghe thế thì giận lắm! Chẳng những ông không đồng ý mà còn bắt cha tôi phải đi mua dây kẽm gai làm một hàng rào bao bọc cả khu vườn. Phía trước nhà tôi có một con lạch nhỏ chạy theo hình chữ L, muốn vào nhà phải đi qua cây cầu, nay làm thêm hàng rào, nhà tôi bỗng trở thành ốc đảo, khu" phi quân sự"..Tôi không còn tự do dẫn bạn bè trèo cây hái ổi, mận..vào những cuối tuần. Bây giờ không có đứa nào dám đi qua chiếc cầu vào nhà tôi trước cái nhìn của ông tôi.
Ông tôi là nhà giáo rất nghiêm khắc, cả nhà ai cũng kính sợ. Ông dạy chúng tôi học từ lúc 4, 5 tuổi. Ông gửi chúng tôi đến lớp học nhỏ của một bà giáo già hưu trí ở cuối xóm với vài mươi đứa trẻ khác. Bà giáo nghèo lắm nhưng không bao giờ chịu lấy tiền dạy học chúng tôi. Cũng nhờ đó mà khi vào học lớp năm (lớp 1 hiện nay ) thì tôi đã làm được các phép tính và đọc báo trôi chảy.
Ông tôi bắt cha tôi làm rào ngăn cách với hàng xóm nguyên nhân là vì sau mấy ngày đầu tiên đi học về đến nhà thì ông tôi bắt gặp em trai tôi cứ lẩm bẫm một mình gì đó trong miệng. Ông cố ý nghe được, thì ra em tôi bắt chước tụi bạn trong lớp học lẩm bẫm 2 tiếng chửi thế, vì 2 tiếng này lạ lẫm mà em tôi chưa bao giờ nghe trong nhà. Ông sợ chúng tôi giao tiếp với các bạn xấu, bà tôi cải lại ông, vì tôi hay kể cho bà nghe về những bạn rất tốt ở trong khu gia binh như là con Thủy, con Phượng v.v.. ba của tụi nó đều là lính BĐQ. Nhà nghèo lắm nhưng tụi nó học rất giỏi và tánh tình đàng hoàng.
Ông tôi bản tính mô phạm, mực thước không thích sự xô bồ của khu nhà bị ảnh hưởng của trại lính ồn áo, náo nhiệt, có cả rượu chè, cờ bạc, bắn nhau ..
Không lâu sau ba của con Hương, con Thủy đều tử trận, mẹ nó dọn về quê đi mất, tôi thương và nhớ tụi bạn lắm nhưng chẳng bao giờ gặp nữa trong đời.
Ở xóm nhà gần khu căn cứ BĐQ này thì cứ vài tuần lễ lại có nghe một trận khóc la kinh khiếp mỗi khi có đoàn xe GMC chỡ đầy lính hành quân trở về căn cứ sau những ngày đi đánh trận, và mang tin về ai chết ai sống...
Cho nên vợ con người chết trận kêu khóc thảm thưong. Mỗi lần như vậy tôi còn nhớ có bà Thiếu tá Dần đến thăm, an ủi mấy người có chồng chết. Bà đi tới đâu con nít, người lớn bu theo rần rần. Tôi nhớ tên bà Dần là vì bà rất nổi tiếng, nghe nói bà không phải là lính nhưng cũng đi theo đánh trận và chỉ huy giỏi nữa, và rất thương yêu, giúp đở vợ con của lính.
Dì tôi còn trẻ mở một cái quán café có nhạc. Dì đẹp lắm, nhiều lính đến uống café. Có mấy vị sĩ quan đeo đuổi dì, vậy mà cuối cùng dì lấy một người lính bình thường. Chú ấy lính BĐQ mà mặt mày hiền khô, những ngày không đi hành quân. Chú hay đến uống trà nói chuyện với bố tôi. Thỉnh thoảng sau này tôi thấy đôi lúc dì đóng cửa quán thì chú ngồi ôm đàn hát cho Dì và tôi nghe. Tôi thấy một bức tranh của Dì do chú vẽ rất đẹp treo trên tường. Dì tôi kể bạn của Chú nói với Dì rằng chú ở nhà hiền vậy nhưng ra trận chú rất là " chì ", anh em ai cũng thương mến, nễ vì..
Sau đám cưới không lâu dì trở nên góa phụ, tôi cũng khóc với dì biết bao nhiêu nước mắt. Bên gia đình chồng thương, kêu dì dẫn con về Sài gòn sinh sống. Rồi ông tôi mất, bố tôi bán cả nhà và khu vườn, dời về thành phố cư ngụ cho tiện lợi gần nơi bố làm việc và cũng là lúc tôi vào lớp Đệ thất.
Ngày nghỉ tôi rủ chúng bạn đạp xe lên Bình thủy về thăm xóm cũ, thì thấy vắng tênh vì nghe nói lính BĐQ đã đổi đi hết về miền Trung. Bản tính con gái tôi không thích mấy ông lính trông dữ dằn quá, nhưng bây giờ vắng bóng họ tự dưng tôi thấy một nỗi buồn mênh mang!..
Thời gian trôi, tôi vào sư phạm Vĩnh long với ước mơ đơn sơ trở thành Cô giáo. Tại đây tôi quen với Thự, anh lớn hơn tôi, học trước tôi, vì cùng quê Cần Thơ nên anh dễ dàng thân thiết với tôi. Thự cao ráo, đẹp trai, lưu loát, bay bướm..với vóc dáng của một nghệ sĩ hơn là nhà mô phạm, nhưng trông có vẻ yếu đuối, nếu không nói là có tướng yểu mệnh! Tôi biết Thự yêu tôi, nhưng chẳng biết sao tôi rất quý mến Thự mà tình yêu thì chưa thấy đến, và có lúc tôi thấy Thự thiếu cái nét, cái chất hùng mạnh của những người lính, dẫu rằng tôi không thích lính, con gái mâu thuẫn như vậy, và nhớ đến những đau khổ của dì tôi. Tôi bỗng sợ yêu phải anh lính hào hoa nào đó như dì !
Thự hay đem đến cho tôi xem những bức thư của một người bạn rất thân thiết với anh từ thuở bé. Anh ấy đang thụ huấn ở quân trường Sĩ quan Đại học Chiến tranh Chính trị Đà lạt. Thự nói rằng thể chất anh yếu đuối, anh muôn trở thành thầy giáo mang văn hóa về quê hương đen tối của anh. Còn bạn anh thì ôm mộng chinh nhân ngang dọc chiến trường.. Nhìn những tấm ảnh một thanh niên rắn rỏi, hiên ngang và những bức thư bạn của Thự kể về những khổ nhọc ở quân trường Đà lạt và những bài thơ hào khí của "người ấy", quả là xấu hổ cho tôi khi thú thật với lòng rằng nó đã làm tôi bâng khuâng với một hình bóng mà tôi không hề quen biết!..Thự không hề biết là anh yêu tôi, nhưng đã "dại dột" đưa tôi rời xa anh hơn..
Những ngày gần kề 30/4/75 thư của bạn Thự gửi về liên tục kể lại những chuyển biến quân sự đen tối ở miền Trung và có những lời lẽ như trối trăn với Thự nhờ chăm sóc cho mẹ anh, nếu như anh có mệnh hệ nào trên chiến trường.
Không dưng lúc đó tôi lại tự hứa với lòng là sẽ làm công việc ấy cho anh. Con gái "yêu" thì lạ quá nhỉ! Mắc cỡ ghê, dẫu không ai biết!
Chiến sự sôi động tới Sài gòn. Các trường học miền Tây đều đóng cửa, trường sư phạm Vĩnh Long cùng chung số phận. Thự và tôi thu xếp hành trang về quê. Tôi còn nấn ná lại cùng đi thăm nhà một số bạn bè tại Vĩnh Long, vì chúng tôi e rằng tạm đóng cửa lần này sẽ là vĩnh viễn, khó còn cơ hội đến chơi với nhau. Thật là bàng hoàng khi sau đó tôi nghe được tin khủng khiếp rằng chuyến xe đò từ Vĩnh Long về Cần thơ đã bị tai nạn dọc đường, đâm đầu xuống con sông và Thự đã chết!
Vốn là dân sinh ra, lớn lên trên sông rạch anh bơi lội rất giỏi. Khi xe bị tai nạn các nhân chứng thuật lại đã chính mắt nhìn thấy anh lặn hụp để cố gắng kéo những hành khách khác ra khỏi chiếc xe, nhưng theo sự đồ đoán của nhiều người thì cho rằng chính vì những nạn nhân không biết lội trong lúc quá hốt hoảng đã bấu víu vào anh quá sức khiến anh chìm lĩm.. Tôi đau đớn vô cùng trước sự trớ trêu của số mệnh. Ngày tang lễ của anh, không hiểu trước đây anh đã nói những gì với gia đình về tôi mà mọi người đều tỏ ra quý mến tôi vô hạn giống như một "con dâu" của gia đình. Tôi cũng lẳng lặng chấp nhận tình cảm ấy như một lời tạ lỗi của tôi đến linh hồn Thự khi tôi đã hờ hững trước tình yêu của anh. Tôi tiếp tục thăm viếng gia đình Thự như sự an ủi cho gia đình anh. Cái chết của Thự đã làm cho tôi có nhiều biến chuyển lớn trong tâm hồn.
Rồi ngày 30/4/75 đổ ập đến với những biến động kinh hoàng trong đời người. Tôi và gia đình dời đi nơi khác. Cho đến một hôm có một người khách lạ đến nhà hỏi thăm tôi. Anh chàng trông mặt rất quen, dáng dấp phong sương gió bụi, nhưng tôi phải định thần khá lâu mới chợt nhớ lại đó chính là người Sinh viên sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, là người bạn của Thự mà tôi đã thường nhìn thấy trong ảnh trước kia Thự hay đưa cho tôi xem. Bỗng dưng hai má tôi đỏ bừng hổ thẹn tưởng chừng như người đang đứng trước mặt kia thấy rõ cả những cảm tình thầm lặng trong lòng mình.
Anh đã trở về bình an sau cơn lửa đạn, tìm đến thăm Thự và đau buồn biết tin Thự mất. Gia đình Thự chỉ cho anh tìm đến tôi thì sẽ biết nhiều kỷ niệm về Thự. Đó là lý do mà anh đến nhà tôi. Anh xúc động khi biết tôi còn giữ những thư từ hình ảnh của anh gửi về cho Thự và các bạn cũng thừa thông minh để hiểu rằng sau đó thì tình yêu của chúng tôi đã bùng cháy dữ dội như thế nào, trong lúc đất nước ngã nghiêng, biến lọan sau khi CS chiếm chính quyền miền Nam.
Tôi kể với anh, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh của những người lính Thiết giáp, lính Sư đoàn 9, Sư đoàn 21 bộ binh trong những ngày kề cận cuối cùng cuộc chiến họ vẫn chiến đấu anh dũng, tôi gặp họ đóng quân dài theo quốc lộ Vĩnh long về Cần thơ, trên ba lô thỉnh thoảng có treo cả những nồi niêu soong chảo, hình ảnh gợi nhớ về những trại gia binh, về những nỗi khổ nhọc của người chiến binh VNCH . Và người yêu của tôi còn vạch ra cho tôi biết thêm đó chính là nét rất bình thường mà hết sức NHÂN BẢN của người lính QUỐC GIA.Họ mang theo trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC mà hình ảnh đơn sơ nhất là vợ con và những khu gia binh. Không ai trong họ muốn cầm vũ khí nếu không có sự xâm lăng từ những con người vô thần, vô gia đình,vô tôn giáo..và tàn bạo nhất trong lịch sử dân tộc.
Tôi bỗng như cảm thấy có lổi khi lúc còn bé với những ý nghĩ không mấy đẹp về những khu gia binh trước kia, khi tôi chợt nhận ra rằng những khu gia binh ấy có sự liên hệ với sự an lành của toàn thể miền Nam trong bao nhiêu năm qua. Cũng như trước kia tôi khá vô tình, không hề thấy có sự liên hệ giữa những cái chết của người lính với sự an lành của tôi khi được tung tăng đến trường .Những khu gia binh mà đã bị CS pháo kích bừa bãi vào đó để cố ý làm hỗn lọan tinh thần của những người lính VNCH vốn đặt nặng tinh thần yêu thương gia đình.Một căn cứ quân sự có thể chịu đựng trăm ngàn đạn pháo, nhưng một khu gia binh bị pháo kích thì rung động tinh thần chiến sĩ gấp trăm nghìn lần.Và chỉ có những kẻ bất nhân nhất như CS thì mới không từ nan thực hiện điều tồi tệ đó.
Những khu gia binh, nơi mà biết bao người phụ nữ Việt Nam đã gắn bó đời mình với cuộc đời của những chàng trai chiến sĩ, chỉ mong một ngày quê hương được thanh bình, vợ chồng sẽ về khu vườn xưa, cày sâu cuốc bẩm..à ơi ! tiếng hát ru con ...nhưng ngày ấy đã không bao giờ đến.
Khi CS tràn vào thành phố biết bao gia đình sinh sống trong các khu gia binh, nhất là các Làng phế binh đã bị những kẻ chiến thắng cướp đọat, đuổi xô ra khỏi nhà, đày ải đi các vùng kinh tế mới..
Tôi may mắn cùng chồng trốn thoát khỏi hỏa ngục CSVN. Nơi xứ người tôi lại nhớ về những khu gia binh, dù tôi chưa một lần sinh sống nơi đó. Và thưa các bạn tôi càng thêm yêu thương chồng tôi, anh ấy không còn là sĩ quan CTCT Đà Lạt, nhưng trong mọi mặt của đời sống anh vẫn mang tính cách của người lính VNCH đầy nhân bản, đã được đào tạo từ ngôi trường nổi tiếng của miền Nam: Trường Đại học CTCT Đà Lạt.
Người lính NHÂN BẢN VNCH ấy tiếp tục mang trên vai "khu gia binh". Đó là tôi và các con tôi. Xin cảm ơn những người lính VNCH! Đã và đang tiếp tục mang trên vai, những "khu gia binh" của Tổ Quốc Việt Nam.
Bích Hoa .
(nàng dâu NT6 Trương Hồng Sơn)
Wichita.
Biên Hùng chuyển
Thuở bé, nhà tôi ở gần căn cứ của Tiểu đoàn 42 Biệt động quân tại Cần thơ (lâu quá tôi không nhớ rõ 42 hay 43 ..). Bé quá tôi không biết căn cứ lập từ lúc nào, nhưng khi tôi học lớp tư, lớp ba gì đó thì thấy lính tráng đông đảo và những nhà hàng xóm có đất trống đã cất lên những dãy nhà lá tạm bợ, liền vách nhau, để cho vợ con của lính mướn cư ngụ. Cái xóm bỗng trở nên đông đúc, ồn ào, nhộn nhịp hẳn lên..
Ông tôi là nhà giáo, bố tôi là viên chức của chính phủ VNCH. Tôi nghe mẹ tôi nói với bố tôi là muốn cất lên một dãy nhà để cho mướn kiếm thêm chút thu nhập cho gia đình. Nhưng sau đó ông tôi nghe thế thì giận lắm! Chẳng những ông không đồng ý mà còn bắt cha tôi phải đi mua dây kẽm gai làm một hàng rào bao bọc cả khu vườn. Phía trước nhà tôi có một con lạch nhỏ chạy theo hình chữ L, muốn vào nhà phải đi qua cây cầu, nay làm thêm hàng rào, nhà tôi bỗng trở thành ốc đảo, khu" phi quân sự"..Tôi không còn tự do dẫn bạn bè trèo cây hái ổi, mận..vào những cuối tuần. Bây giờ không có đứa nào dám đi qua chiếc cầu vào nhà tôi trước cái nhìn của ông tôi.
Ông tôi là nhà giáo rất nghiêm khắc, cả nhà ai cũng kính sợ. Ông dạy chúng tôi học từ lúc 4, 5 tuổi. Ông gửi chúng tôi đến lớp học nhỏ của một bà giáo già hưu trí ở cuối xóm với vài mươi đứa trẻ khác. Bà giáo nghèo lắm nhưng không bao giờ chịu lấy tiền dạy học chúng tôi. Cũng nhờ đó mà khi vào học lớp năm (lớp 1 hiện nay ) thì tôi đã làm được các phép tính và đọc báo trôi chảy.
Ông tôi bắt cha tôi làm rào ngăn cách với hàng xóm nguyên nhân là vì sau mấy ngày đầu tiên đi học về đến nhà thì ông tôi bắt gặp em trai tôi cứ lẩm bẫm một mình gì đó trong miệng. Ông cố ý nghe được, thì ra em tôi bắt chước tụi bạn trong lớp học lẩm bẫm 2 tiếng chửi thế, vì 2 tiếng này lạ lẫm mà em tôi chưa bao giờ nghe trong nhà. Ông sợ chúng tôi giao tiếp với các bạn xấu, bà tôi cải lại ông, vì tôi hay kể cho bà nghe về những bạn rất tốt ở trong khu gia binh như là con Thủy, con Phượng v.v.. ba của tụi nó đều là lính BĐQ. Nhà nghèo lắm nhưng tụi nó học rất giỏi và tánh tình đàng hoàng.
Ông tôi bản tính mô phạm, mực thước không thích sự xô bồ của khu nhà bị ảnh hưởng của trại lính ồn áo, náo nhiệt, có cả rượu chè, cờ bạc, bắn nhau ..
Không lâu sau ba của con Hương, con Thủy đều tử trận, mẹ nó dọn về quê đi mất, tôi thương và nhớ tụi bạn lắm nhưng chẳng bao giờ gặp nữa trong đời.
Ở xóm nhà gần khu căn cứ BĐQ này thì cứ vài tuần lễ lại có nghe một trận khóc la kinh khiếp mỗi khi có đoàn xe GMC chỡ đầy lính hành quân trở về căn cứ sau những ngày đi đánh trận, và mang tin về ai chết ai sống...
Cho nên vợ con người chết trận kêu khóc thảm thưong. Mỗi lần như vậy tôi còn nhớ có bà Thiếu tá Dần đến thăm, an ủi mấy người có chồng chết. Bà đi tới đâu con nít, người lớn bu theo rần rần. Tôi nhớ tên bà Dần là vì bà rất nổi tiếng, nghe nói bà không phải là lính nhưng cũng đi theo đánh trận và chỉ huy giỏi nữa, và rất thương yêu, giúp đở vợ con của lính.
Dì tôi còn trẻ mở một cái quán café có nhạc. Dì đẹp lắm, nhiều lính đến uống café. Có mấy vị sĩ quan đeo đuổi dì, vậy mà cuối cùng dì lấy một người lính bình thường. Chú ấy lính BĐQ mà mặt mày hiền khô, những ngày không đi hành quân. Chú hay đến uống trà nói chuyện với bố tôi. Thỉnh thoảng sau này tôi thấy đôi lúc dì đóng cửa quán thì chú ngồi ôm đàn hát cho Dì và tôi nghe. Tôi thấy một bức tranh của Dì do chú vẽ rất đẹp treo trên tường. Dì tôi kể bạn của Chú nói với Dì rằng chú ở nhà hiền vậy nhưng ra trận chú rất là " chì ", anh em ai cũng thương mến, nễ vì..
Sau đám cưới không lâu dì trở nên góa phụ, tôi cũng khóc với dì biết bao nhiêu nước mắt. Bên gia đình chồng thương, kêu dì dẫn con về Sài gòn sinh sống. Rồi ông tôi mất, bố tôi bán cả nhà và khu vườn, dời về thành phố cư ngụ cho tiện lợi gần nơi bố làm việc và cũng là lúc tôi vào lớp Đệ thất.
Ngày nghỉ tôi rủ chúng bạn đạp xe lên Bình thủy về thăm xóm cũ, thì thấy vắng tênh vì nghe nói lính BĐQ đã đổi đi hết về miền Trung. Bản tính con gái tôi không thích mấy ông lính trông dữ dằn quá, nhưng bây giờ vắng bóng họ tự dưng tôi thấy một nỗi buồn mênh mang!..
Thời gian trôi, tôi vào sư phạm Vĩnh long với ước mơ đơn sơ trở thành Cô giáo. Tại đây tôi quen với Thự, anh lớn hơn tôi, học trước tôi, vì cùng quê Cần Thơ nên anh dễ dàng thân thiết với tôi. Thự cao ráo, đẹp trai, lưu loát, bay bướm..với vóc dáng của một nghệ sĩ hơn là nhà mô phạm, nhưng trông có vẻ yếu đuối, nếu không nói là có tướng yểu mệnh! Tôi biết Thự yêu tôi, nhưng chẳng biết sao tôi rất quý mến Thự mà tình yêu thì chưa thấy đến, và có lúc tôi thấy Thự thiếu cái nét, cái chất hùng mạnh của những người lính, dẫu rằng tôi không thích lính, con gái mâu thuẫn như vậy, và nhớ đến những đau khổ của dì tôi. Tôi bỗng sợ yêu phải anh lính hào hoa nào đó như dì !
Thự hay đem đến cho tôi xem những bức thư của một người bạn rất thân thiết với anh từ thuở bé. Anh ấy đang thụ huấn ở quân trường Sĩ quan Đại học Chiến tranh Chính trị Đà lạt. Thự nói rằng thể chất anh yếu đuối, anh muôn trở thành thầy giáo mang văn hóa về quê hương đen tối của anh. Còn bạn anh thì ôm mộng chinh nhân ngang dọc chiến trường.. Nhìn những tấm ảnh một thanh niên rắn rỏi, hiên ngang và những bức thư bạn của Thự kể về những khổ nhọc ở quân trường Đà lạt và những bài thơ hào khí của "người ấy", quả là xấu hổ cho tôi khi thú thật với lòng rằng nó đã làm tôi bâng khuâng với một hình bóng mà tôi không hề quen biết!..Thự không hề biết là anh yêu tôi, nhưng đã "dại dột" đưa tôi rời xa anh hơn..
Những ngày gần kề 30/4/75 thư của bạn Thự gửi về liên tục kể lại những chuyển biến quân sự đen tối ở miền Trung và có những lời lẽ như trối trăn với Thự nhờ chăm sóc cho mẹ anh, nếu như anh có mệnh hệ nào trên chiến trường.
Không dưng lúc đó tôi lại tự hứa với lòng là sẽ làm công việc ấy cho anh. Con gái "yêu" thì lạ quá nhỉ! Mắc cỡ ghê, dẫu không ai biết!
Chiến sự sôi động tới Sài gòn. Các trường học miền Tây đều đóng cửa, trường sư phạm Vĩnh Long cùng chung số phận. Thự và tôi thu xếp hành trang về quê. Tôi còn nấn ná lại cùng đi thăm nhà một số bạn bè tại Vĩnh Long, vì chúng tôi e rằng tạm đóng cửa lần này sẽ là vĩnh viễn, khó còn cơ hội đến chơi với nhau. Thật là bàng hoàng khi sau đó tôi nghe được tin khủng khiếp rằng chuyến xe đò từ Vĩnh Long về Cần thơ đã bị tai nạn dọc đường, đâm đầu xuống con sông và Thự đã chết!
Vốn là dân sinh ra, lớn lên trên sông rạch anh bơi lội rất giỏi. Khi xe bị tai nạn các nhân chứng thuật lại đã chính mắt nhìn thấy anh lặn hụp để cố gắng kéo những hành khách khác ra khỏi chiếc xe, nhưng theo sự đồ đoán của nhiều người thì cho rằng chính vì những nạn nhân không biết lội trong lúc quá hốt hoảng đã bấu víu vào anh quá sức khiến anh chìm lĩm.. Tôi đau đớn vô cùng trước sự trớ trêu của số mệnh. Ngày tang lễ của anh, không hiểu trước đây anh đã nói những gì với gia đình về tôi mà mọi người đều tỏ ra quý mến tôi vô hạn giống như một "con dâu" của gia đình. Tôi cũng lẳng lặng chấp nhận tình cảm ấy như một lời tạ lỗi của tôi đến linh hồn Thự khi tôi đã hờ hững trước tình yêu của anh. Tôi tiếp tục thăm viếng gia đình Thự như sự an ủi cho gia đình anh. Cái chết của Thự đã làm cho tôi có nhiều biến chuyển lớn trong tâm hồn.
Rồi ngày 30/4/75 đổ ập đến với những biến động kinh hoàng trong đời người. Tôi và gia đình dời đi nơi khác. Cho đến một hôm có một người khách lạ đến nhà hỏi thăm tôi. Anh chàng trông mặt rất quen, dáng dấp phong sương gió bụi, nhưng tôi phải định thần khá lâu mới chợt nhớ lại đó chính là người Sinh viên sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, là người bạn của Thự mà tôi đã thường nhìn thấy trong ảnh trước kia Thự hay đưa cho tôi xem. Bỗng dưng hai má tôi đỏ bừng hổ thẹn tưởng chừng như người đang đứng trước mặt kia thấy rõ cả những cảm tình thầm lặng trong lòng mình.
Anh đã trở về bình an sau cơn lửa đạn, tìm đến thăm Thự và đau buồn biết tin Thự mất. Gia đình Thự chỉ cho anh tìm đến tôi thì sẽ biết nhiều kỷ niệm về Thự. Đó là lý do mà anh đến nhà tôi. Anh xúc động khi biết tôi còn giữ những thư từ hình ảnh của anh gửi về cho Thự và các bạn cũng thừa thông minh để hiểu rằng sau đó thì tình yêu của chúng tôi đã bùng cháy dữ dội như thế nào, trong lúc đất nước ngã nghiêng, biến lọan sau khi CS chiếm chính quyền miền Nam.
Tôi kể với anh, tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh của những người lính Thiết giáp, lính Sư đoàn 9, Sư đoàn 21 bộ binh trong những ngày kề cận cuối cùng cuộc chiến họ vẫn chiến đấu anh dũng, tôi gặp họ đóng quân dài theo quốc lộ Vĩnh long về Cần thơ, trên ba lô thỉnh thoảng có treo cả những nồi niêu soong chảo, hình ảnh gợi nhớ về những trại gia binh, về những nỗi khổ nhọc của người chiến binh VNCH . Và người yêu của tôi còn vạch ra cho tôi biết thêm đó chính là nét rất bình thường mà hết sức NHÂN BẢN của người lính QUỐC GIA.Họ mang theo trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC mà hình ảnh đơn sơ nhất là vợ con và những khu gia binh. Không ai trong họ muốn cầm vũ khí nếu không có sự xâm lăng từ những con người vô thần, vô gia đình,vô tôn giáo..và tàn bạo nhất trong lịch sử dân tộc.
Tôi bỗng như cảm thấy có lổi khi lúc còn bé với những ý nghĩ không mấy đẹp về những khu gia binh trước kia, khi tôi chợt nhận ra rằng những khu gia binh ấy có sự liên hệ với sự an lành của toàn thể miền Nam trong bao nhiêu năm qua. Cũng như trước kia tôi khá vô tình, không hề thấy có sự liên hệ giữa những cái chết của người lính với sự an lành của tôi khi được tung tăng đến trường .Những khu gia binh mà đã bị CS pháo kích bừa bãi vào đó để cố ý làm hỗn lọan tinh thần của những người lính VNCH vốn đặt nặng tinh thần yêu thương gia đình.Một căn cứ quân sự có thể chịu đựng trăm ngàn đạn pháo, nhưng một khu gia binh bị pháo kích thì rung động tinh thần chiến sĩ gấp trăm nghìn lần.Và chỉ có những kẻ bất nhân nhất như CS thì mới không từ nan thực hiện điều tồi tệ đó.
Những khu gia binh, nơi mà biết bao người phụ nữ Việt Nam đã gắn bó đời mình với cuộc đời của những chàng trai chiến sĩ, chỉ mong một ngày quê hương được thanh bình, vợ chồng sẽ về khu vườn xưa, cày sâu cuốc bẩm..à ơi ! tiếng hát ru con ...nhưng ngày ấy đã không bao giờ đến.
Khi CS tràn vào thành phố biết bao gia đình sinh sống trong các khu gia binh, nhất là các Làng phế binh đã bị những kẻ chiến thắng cướp đọat, đuổi xô ra khỏi nhà, đày ải đi các vùng kinh tế mới..
Tôi may mắn cùng chồng trốn thoát khỏi hỏa ngục CSVN. Nơi xứ người tôi lại nhớ về những khu gia binh, dù tôi chưa một lần sinh sống nơi đó. Và thưa các bạn tôi càng thêm yêu thương chồng tôi, anh ấy không còn là sĩ quan CTCT Đà Lạt, nhưng trong mọi mặt của đời sống anh vẫn mang tính cách của người lính VNCH đầy nhân bản, đã được đào tạo từ ngôi trường nổi tiếng của miền Nam: Trường Đại học CTCT Đà Lạt.
Người lính NHÂN BẢN VNCH ấy tiếp tục mang trên vai "khu gia binh". Đó là tôi và các con tôi. Xin cảm ơn những người lính VNCH! Đã và đang tiếp tục mang trên vai, những "khu gia binh" của Tổ Quốc Việt Nam.
Bích Hoa .
(nàng dâu NT6 Trương Hồng Sơn)
Wichita.
Biên Hùng chuyển
No comments:
Post a Comment