Wednesday, April 20, 2022

QLVNCH Không Có Quyền Được Thắng - Phần Thắng Dành Cho Kẻ Ác

1. Quy Luật Giao Chiến (ROE) Của Không Lực Hoa Kỳ Tại Việt Nam - Tác Giả: Mark Berent - Người dịch: Thái Dương
2. Sự thật về Chiến tranh Việt Nam - Bruce Herschensohn 
3. Tấn Thảm Kịch 1975 - Hoài Niệm 
--------------------------

* Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù và Người Lính Trẻ Võ Bị
* 30/4/1975 và Người Lính Trẻ Võ Bị vào Giờ Thứ 25
* Tháng Tư Đen (Nỗi Buồn Không Dứt)
* Việt Cộng Giải Phóng Miền Nam Việt Nam Ngày 30/4/1975
* Việt Cộng Giải Phóng Nước Mỹ Sau 30/4/1975
* Nga Xâm Lược Ukraine - Nga Cộng Trổi Dậy

@ CHẾT bỡi CỘNG SẢN TÀU
@ QLVNCH - TƯỚNG CHẾT THEO THÀNH (30/4/1975)
@ Điều Gì Xảy Ra Trên Đất MỸ ???
 -------------------------
 
Tác Giả: Mark Berent - Người dịch: Thái Dương
 
Phi công Mark Berent cho rằng Mỹ và đồng minh Việt Nam có thể đã chiến thắng tại chiến trường Việt Nam vào những năm 1967, 1968. Nhưng qua những Quy Luật Giao Chiến (ROE) đã đưa ra, mà những phi vụ buộc phải ngưng ném bom trên đường mòn Hồ Chí Minh và miền Bắc Việt Nam, đã giúp cho Cộng Sản Bắc Việt mang quân và vũ khí vào miền Nam để đi đến chiến thắng cuối cùng vào tháng Tư 1975. Những phi công như ông đã bị trói tay và bịt mắt trước những cuộc di chuyển ồ ạt của cộng quân.
 
Hãy nghe Mark Berent tâm sự trong bài viết với tựa đề "Quy Luật Giao Chiến", được in trong tác phẩm "To Bear Any Burden của Al Santoli".
 
 
Tác Giả: Mark Berent - Phi công phản lực tham chiến tại  Việt Nam 1965-1973
 
 
Lần đầu tiên tôi tham chiến tại Việt Nam là vào năm 1965. Ðơn vị của tôi đóng tại căn cứ Không Quân Biên Hòa. Tôi bay phản lực cơ F-100s, tổng cộng hơn 200 phi vụ. Lần thứ hai tôi tham chiến ở Việt Nam là vào năm 1968, lúc đó tôi bay phản lực cơ F-4s cất cánh từ căn cứ Ubon, Thái Lan. Tôi thuộc phi đoàn Cú Ðêm (Night Owls), có nhiệm vụ bay trên đường mòn Hồ Chí Minh trong vòng bảy tháng. Cuối cùng, 5 tháng chót tôi được chỉ định chỉ huy Woff FAC (Lực Lượng Không Kiểm Tiền Phương (Forward Air Control). Lực lượng này bao vùng đường mòn Hồ Chí Minh từ Lào đến suốt Bắc Việt Nam. Ðó là thời điểm mà Tổng Thống Johnson ra lệnh ngưng ném bom. Do đó, có lúc các phi vụ được chấp thuận ném bom, có lúc phi vụ không được chấp thuận. Chẳng cần giấu giếm, nhiều lần một số anh em phi công chúng tôi tự thi hành nhiệm vụ thả bom đường mòn, mà không cho ai biết.
 
Tại Việt Nam, có vài điều rất đỗi ngạc nhiên. Thứ nhất là tôi được tưởng thưởng nhiều huy chương. Nhưng có một trường hợp tôi từ chối nhận một huy chương cao quý của Hoa Kỳ là Trái tim tím (Purple Heart). Lý do là vì một người bạn Lực Lượng Ðặc Biệt của tôi vừa mới trốn được Việt Cộng bằng cách đi bộ 26 cây số trong đêm tối, với viên đạn 51 ly còn nằm trong một cánh tay và tay kia dìu một người lính Việt Nam Cộng Hòa đang bị thương. Do đó, đối với tôi, cái huy chương cao quý "Trái tim tím" (Purple Heart) không có một giá trị gì cả, tôi không xứng đáng để nhận! 
 
Tôi hết nhiệm kỳ tại Việt Nam và được chỉ định về phục vụ tại một căn cứ không quân tại California. Không Quân Mỹ muốn xử dụng tôi hết mình và để tôi thăng tiến hơn, họ gửi tôi đi học để lấy bằng kỹ sư tại một đại học dân sự. Sau khi tốt nghiệp, tôi được bổ nhiệm một chức vụ khả quan về tiền bạc và tương đối nhàn hạ tại Phi Ðoàn 69 Chiến Thuật, sống cuộc đời thoải mái. Nhưng khốn nỗi, mỗi lần tôi cầm tờ báo thì lại được tin một người bạn thân của tôi bị bắn hạ và tử trận tại chiến trường.

Không chịu nổi nữa, tôi xin với thượng cấp để được bay F-4s, một phản lực cơ tân tiến hơn so với F-100s và tôi đã được chấp thuận để trở lại chiến trường Việt Nam.

Trong bảy tháng đầu khi bay F-4s cất cánh từ căn cứ Ubon, Thái Lan. Tôi vẫn thuộc Phi Ðoàn Cú Ðêm (Night Owls). Lệnh ngưng thả bom của Johnson bắt đầu có hiệu lực một tháng trước khi tôi trở lại chiến trường. Do đó, phi công chúng tôi không có cơ hội ném bom miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi chỉ còn biết bay ầm ì, rồi nhào lên lộn xuống trên đường mòn Hồ Chí Minh bên ranh giới nước Lào.

Tất cả những gì Nixon làm trong năm 1972 là tạo cho Bắc Việt có cơ hội mang tiếp tế vào miền Nam, mà đáng lẽ chúng ta phải chặn đứng việc cộng sản Bắc Việt tiếp tế vũ khí cho chiến trường miền Nam mới phải!

Đường ranh giới nước Lào dọc theo vùng rừng núi cao Karst Mountains (Lào). Và nếu chúng tôi lợi dụng ngưng thả bom để bay xuống phía Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam để phá hủy những đoàn xe tiếp liệu của Cộng Sản Bắc Việt dọc theo đường mòn, thì thực sự với F-4s không đủ khả năng này vì chúng tôi phải bay trong bầu trời dầy đặc sương mù và mây thấp che kín tầm mắt quan sát. Nhiều lần chúng tôi cho một phản lực thả trái sáng và sau đó phản lực khác theo sau thả bom.

Nhưng khi trái hỏa châu vừa thả ra là mấy tên lái xe Việt Cộng đều chửi thề:
- “Mấy thằng phi công Mỹ ngu xuẩn đang sắp ném bom. Hãy ngừng xe lại và tấp vào lề đường. Trước sau gì chúng nó cũng đâm vào dãy núi Karst…”

Và đúng như thế, nhiều phi công của chúng tôi đã đâm máy bay vào dãy núi này mà chẳng thả trúng một xe tiếp liệu của Việt cộng nào, chỉ vì tầm nhìn quá hạn chế do thời tiết.

Mãi đến khi Mỹ mang máy bay Spectre–AC130 có trang bị vũ khí và có trang bị cả dụng cụ quan sát ban đêm như màn hình Ti Vi và những dụng cụ điện tử có thể cảm nhận được khói bay ra từ ống khói của xe vận tải, đồng thời máy bay này có thể nhìn qua đêm tối và mây mù.

Chúng tôi liên lạc chặt chẽ với Spectre-AC130 để thi hành hai nhiệm vụ:
- Một là áp lực những ổ súng phòng không của địch ngõ hầu chúng tôi có thể bắn hoặc thả bom trúng mục tiêu.
- Hai là hướng dẫn chúng tôi tới mục tiêu cần tiêu diệt.

Và kể từ đó, chúng tôi đã phá hủy rất nhiều xe vận tải tiếp liệu của địch. Tôi nhớ rõ, một lần, trong một đêm tôi bắn trúng 14 xe tiếp liệu của địch.

Mỗi khi máy bay Spectre-AC130 nhìn thấy đoàn xe, những phi công này sẽ đánh dấu cho chúng tôi bằng nhiều cách. Họ tác xạ vào mục tiêu bằng súng liên thanh 20 ly và cho chúng tôi biết đó là mục tiêu cần tiêu diệt. Hoặc giả họ ném hỏa châu để soi sáng cả đoàn xe phía dưới và chúng tôi cứ theo đó mà thả bom.

Ngoài ra, họ còn có thể ném một khối hỏa châu nặng, có khả năng cháy sáng tới 20 phút. Họ ném một khối hỏa châu này trước đoàn xe và một khối khác phía cuối đoàn xe, và cho chúng tôi biết cứ thế mà ném bom trong đoạn đường giữa hai khối ánh sáng. Vì vậy, chúng tôi đã phá hủy được nhiều đoàn xe tiếp liệu của cộng sản. Ðường mòn Hồ Chí Minh đã bị cầy nát làm trở ngại cho việc Cộng Sản chở tiếp tế vào miền Nam Việt Nam. Theo nhận định của phi công chúng tôi, chiến tranh đã có thể chấm dứt bằng quân sự!

Nhưng thật đau lòng: lệnh ngưng ném bom bắt đầu vào tháng 11 năm 1968, tất cả chúng tôi đau điếng! Anh em phi công chúng tôi đã trải qua bao nhiêu lần được lệnh ngưng thả bom và mỗi lần như thế chúng tôi cảm thấy như bị một quả đấm vào mặt, vì người ta (Ngũ Giác Đài) đã phá tan đi những gì chúng tôi đang thắng thế.

Thí dụ, trong giai đoạn 1966-1967, bạn bè chúng tôi, những phi công can trường, đang bay các phản lực cơ F-105s và F-4s trên lãnh thổ Bắc Việt, một nơi đầy nguy hiểm vì dàn hỏa tiễn địa không SAM tối tân nhất và màng lưới ra đa của Nga đầy rẫy dưới đất. Nhưng vì "Những Quy Luật Giao Chiến" (Rules Of Engagement - ROE), chúng tôi đã chiến đấu một cuộc chiến mà tay chúng tôi đã bị trói chặt, mắt chúng tôi như đã bị chọc thủng cho mù lòa và một nửa đạn dược trang bị đã bị cắt giảm.

Nhưng những viên chức chính phủ như Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara thì lại tuyên bố với công chúng rằng các phi cơ Mỹ không bị cắt giảm bom đạn và bom đạn Mỹ không bao giờ thiếu? Nhưng trong thực tế, chúng tôi đang chứng kiến bom đạn Mỹ ở Việt Nam đã bị cắt giảm nhiều, nhất là của không Lực Mỹ!

Chúng tôi đã chứng kiến bạn chúng tôi bay ra Bắc với trang bị kém hơn thời Ðệ Nhị Thế Chiến, chỉ vỏn vẹn với hai trái bom: 250 và 500 cân và hai thùng Bom Lửa (Napalm) trong một phi vụ phá hủy đường rầy xe lửa. Ðiều hiển nhiên là bằng loại Bom Lửa Napalm thì không thể nào làm hư hại hay cắt đứt đường rầy xe lứa, mà chỉ làm cháy cỏ và cây cối chung quanh đường rầy mà thôi. Chúng tôi cho rằng quyết định ngưng ném bom và cắt giảm đạn dược là MỘT TỘI PHẠM của những người có thẩm quyền. Nhiều khi chúng tôi đã đối đầu với một số hoa tiêu vì lương tâm mà họ đã phải không tuân lệnh oái oăm này, dù họ có phải ra tòa án quân sự.

Các viên chức này lại nói loanh quanh rằng không thiếu bom tại Việt Nam. Nhưng tại Sài Gòn, những tầu thương mại chuyên chở bom đạn bị tắt nghẽn tại các hải cảng vì hải cảng không đủ rộng để có thể đem những bom và vũ khí lớn quá tầm trưc tiếp vào bờ. Trong khi đó, vũ khí nhỏ và dụng cụ y khoa thì được Việt Cộng hối lộ và chở về mật khu.

Vào thời điểm đó, tôi vẫn còn nghĩ rằng với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH biết phải làm gì để chiến thắng cuộc chiến này. Nhưng một thời gian sau đó, tôi nhận thức được rằng: "Hình như người ta (Quốc Hội Mỹ) không muốn và không được phép để VNCH thắng cuộc trong chiến tranh này!" vì thế nên Hoa Thịnh Ðốn đã cố tình áp đặt cái "Quy Luật Giao Chiến" ROE quái ác này!
 
Chúng tôi đành phải bay lên phía bắc Lào để yểm trợ cho Vang Pao, người lãnh đạo của lực lượng H’mong, một bộ lạc sống trên đồi núi, đang chiến đấu với quân cộng sản Bắc Việt và cộng sản Lào (Pathet Lào). Nhưng tại đây, lại có lệnh không được thả bom gần các chùa chiền. Trong khi ai cũng biết cộng sản Lào đang đóng quân đầy trong các chùa chiền ở Lào với đầy đủ vũ khí. Nhiều lần chúng tôi đã bị bắn từ chính trong các chùa. Có lần chúng tôi không chịu được, đã bay qua chùa và thả một trái bom vào chỗ có súng bắn lên, và ầm ầm kho đạn của địch nổ vang và cháy suốt mấy tiếng đồng hồ.

Có một câu chuyện ai cũng biết là ở Trung Tâm Văn Hóa Trung Hoa (Chinese Cultural Center) tại Plaine des Jarres (Lào) như sau: Chúng tôi không được lệnh ném bom trong vòng ba cây số chung quanh trung tâm này.

Vào một đêm, một phi công tức khí lén thả một trái bom vào trung tâm này và kho đạn ở đây đã nổ trong suốt một tuần lễ!

Sau khi lệnh ngưng ném bom trên lãnh thổ Bắc Việt vào tháng 11 năm 1968, chúng tôi chỉ được phép ném bom khi xe tiếp tế của Việt Cộng ở đường mòn Hồ Chí Minh trên phần lãnh thổ nước Lào và chỉ được ném bom vào ban đêm mà thôi. Như vậy là chúng tôi gần như tự tử rồi! Vì ban đêm không thấy đường, súng phòng không địch thì bắn ra như sao, chúng tôi chỉ còn cách đâm máy bay vào dãy núi Karst là xong!

Có một lần vào một ngày quang đãng, tôi đếm được 100 xe tiếp tế nối đuôi nhau tại Ðèo Mụ Giạ thuộc Bắc Việt Nam. Những chiếc xe này đậu sẵn để đợi đêm tối di chuyển vào đường mòn. Và dĩ nhiên chúng tôi có lệnh cấm chỉ thả bom đoàn xe vào ban ngày, chỉ được ném vào ban đêm. Ðó là Quy Luật Giao Chiến (ROE) đấy!

Chúng tôi cũng không được thả bom đường xe lửa tiếp tế từ Trung Cộng vào Bắc Việt. Mỹ cũng không được phong tỏa hải cảng Hải Phòng… 
 
Tất cả những gì Nixon làm trong năm 1972 là tạo cho Bắc Việt có cơ hội mang tiếp tế vào miền Nam, mà đáng lẽ chúng ta phải chặn đứng việc cộng sản Bắc Việt tiếp tế vũ khí cho chiến trường miền Nam mới phải!

Thử nghĩ xem Tù Binh Chiến Tranh Mỹ (POW) do đâu mà có?
85% POW là hoa tiêu và phi hành đoàn. Họ bị bắn hạ chung quanh những vị trí có hỏa tiễn SAM và phi cơ MIG.
 
Nhưng buồn thay! Tại Việt Nam, chúng tôi đã không được phép thực thi những sự việc "tuyệt đối phải ngăn chặn" này. 
 
Nơi mà những hoa tiêu này đã thấy từ khi cộng sản Bắc Việt và Nga Sô lúc còn đang xây cất. Còn tại chiến trường Miền Nam, lính Mỹ chết bởi những vũ khí, đạn dược và tiếp liệu do Bắc Việt chuyên chở vào Nam, mà chúng ta không được phép ngăn chặn được hay chúng ta không muốn ngăn chặn?

Chúng tôi đã từng thấy từng đoàn xe vận tải nối đuôi nhau ngay ban ngày. Những xe này thuộc Lực Lượng Chuyên Chở 559 từ Hà Nội đổ vào.

Chúng tôi bay trên đầu đoàn xe và đôi khi chỉ cho chúng một chút sợ hãi bằng cách ném xuống vài thùng xăng phụ hay một vài trái hỏa tiễn gọi là cho bỏ tức. Vì chúng tôi không được phép mang cả phi đoàn phản lực đến đó để ném bom, chỉ vì lệnh cấm.

USAF US Air Force 8th Tactical Fighter Wing Vietnam War
Tôi đã từng chứng kiến một làng người Thượng ở Nam Việt Nam bị Việt Cộng ném lửa đốt cháy cả làng. Chúng đốt sống cả trẻ thơ, phụ nữ và tất cả những gì còn sống chỉ vì dân làng không chịu phục tùng lệnh của chúng.

Thật là đau lòng cho một cuộc chiến mà chúng ta đã bị sắp đặt không được thắng!
**********
Ghi chú:
- Rules Of Engagement (ROE) - Mark Berent
- To Bear Any Burden - Al Santoli
   ******************
 
 Việt Nam là dân tộc vĩ đại, Kissinger và Chu Ân Lai thừa nhận - 18.07.2019,  Sputnik Việt Nam
2. Sự thật về Chiến tranh Việt Nam
Bruce Herschensohn - 23/6/2014
Hoa Kỳ thắng hay thua trong chiến tranh Việt Nam?

Chúng tôi được dạy rằng đó là một thất bại to lớn đối với Mỹ, một điều chứng tỏ rằng việc can thiệp vào công việc của các quốc gia khác thường là sai lầm. Sự thật là quân đội của chúng tôi đã thắng trong cuộc chiến, nhưng các chính trị gia của chúng tôi đã thua cuộc. Những người Cộng sản Bắc Việt đã thực sự ký một hiệp ước hòa bình, đầu hàng vô điểu kiện một cách tốt đẹp. Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ đã không kết thúc cuộc thương lượng.

Vào cuối năm 1972, Nam Việt Nam và Hoa Kỳ đã chiến thắng trong Chiến tranh Việt Nam bằng mọi biện pháp có thể hình dung được. Đó không phải là quan điểm của tôi. Đó là quan điểm của kẻ thù của chúng tôi, các quan chức chính phủ Bắc Việt. Chiến thắng rõ ràng khi Tổng thống Nixon ra lệnh cho Không quân Hoa Kỳ ném bom các mục tiêu công nghiệp và quân sự ở Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt, và ở Hải Phòng, thành phố hải cảng lớn, và chúng tôi sẽ ngừng ném bom nếu Bắc Việt tham dự Hòa bình Paris. Cuộc nói chuyện mà họ đã bỏ đi trước đó. Bắc Việt đã quay trở lại cuộc đàm phán Hòa bình Paris, và chúng tôi đã ngừng ném bom như đã hứa.

Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60 - VnExpress

Vào ngày 23 tháng 1 năm 1973, Tổng thống Nixon đã có một bài phát biểu trước quốc dân trên truyền hình, thông báo rằng Hiệp định Hòa bình Paris đã được ký kết bởi Hoa Kỳ, Nam Việt Nam, Bắc Việt Nam, Việt Cộng và các Hiệp định sẽ được ký kết ngày 27. Điều mà Hoa Kỳ và Nam Việt Nam nhận được trong các hiệp định đó là chiến thắng. Tại Nhà Trắng, hiệp ước ấy được gọi là "VV day", "Ngày Chiến thắng ở Việt Nam."

 Ảnh khó quên về cộng đồng quốc tế phản đối chiến tranh Việt Nam

Hoa Kỳ đã ủng hộ chiến thắng đó bằng một cam kết đơn giản trong Hiệp định Hòa bình Paris rằng: nếu miền Nam yêu cầu bất kỳ khí tài quân sự nào để tự vệ trước bất kỳ hành động xâm lược nào của Bắc Việt, chúng tôi sẽ cung cấp viện trợ thay thế cho miền Nam theo từng phần (one-to-one), nghĩa là một viên đạn thay thế cho một viên đạn; một chiếc trực thăng thay thế cho một chiếc trực thăng, cho tất cả những thứ bị mất được thay thế. Sự tiến bộ của chế độ chuyên chế cộng sản đã bị chặn lại bởi những hiệp định đó.

 Chùm ảnh về phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60 - WIKI

Sau đó, tất cả tan rã. Và nó đã xảy ra theo cách này: 

Vào tháng 8 năm sau, 1974, Tổng thống Nixon từ chức do hậu quả của cái gọi là "Watergate". Ba tháng sau khi ông từ chức diễn ra cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11 và trong đó đảng Dân Chủ (sau này trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020, đảng Dân Chủ này tự nhận là đảng Cộng Sản Dân Chủ Mỹ - the Democratic Socialist of America party) đã giành được chiến thắng vang dội cho Quốc hội mới và nhiều thành viên đã sử dụng đa số Phiếu của họ để Cắt tiền viện trợ quân sự mà Hoa Kỳ đã hứa, từng mảnh, phá vỡ cam kết mà chúng tôi đã thực hiện với miền Nam Việt Nam tại Paris; là cung cấp bất kỳ khí tài quân sự nào mà miền Nam Việt Nam cần trong trường hợp bị miền Bắc xâm lược. Nói một cách đơn giản và chính xác, đa số các thành viên Đảng Dân chủ (Democratic Socialist of America party) của Đại hội 94 đã không giữ lời của Hoa Kỳ.

Vào ngày 10 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Gerald Ford đã trực tiếp kêu gọi các thành viên của quốc hội trong một Phiên họp chung buổi tối, được truyền hình trên toàn quốc. Trong bài phát biểu đó, ông thực sự cầu xin Quốc hội giữ lời của Hoa Kỳ. Nhưng khi Tổng thống Ford đọc bài phát biểu của mình, nhiều thành viên của Quốc hội đã bước ra khỏi phòng. Nhiều người trong số họ đã đầu tư vào sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam. Họ đã tham gia biểu tình phản đối chiến tranh trong nhiều năm. Họ sẽ không viện trợ.

Vào ngày 30/4/1975, miền Nam Việt Nam đầu hàng và các Trại cải tạo được xây dựng, và hiện tượng Thuyền nhân bắt đầu.

Nếu miền Nam Việt Nam nhận được những vũ khí mà Hoa Kỳ đã hứa với họ thì kết quả có khác không?

Nó đã khác.

Joe Biden chống người tị nạn Việt Nam năm 1975? - Luật Khoa tạp chí

Joe Biden bỏ phiếu cắt viện trợ cho miền Nam VN, và chống người tị nạn Việt Nam vào đất Mỹ

Các nhà lãnh đạo Bắc Việt thừa nhận rằng họ đang thử lòng Tổng thống mới, Gerald Ford, và họ đã chiếm hết làng này đến làng khác, rồi thành phố, rồi tỉnh và phản ứng duy nhất của chúng tôi là quay lại với lời của chúng tôi. Hoa Kỳ đã không tiếp tế cho miền Nam Việt Nam như chúng tôi đã hứa. Sau đó, Bắc Việt biết rằng họ đang trên đường đến thủ đô Sài Gòn của Nam Việt Nam, nơi sẽ sớm được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoa Kỳ biết rằng Bắc Việt sẽ vi phạm các hiệp định và vì vậy chúng tôi đã lên kế hoạch cho điều đó. Những gì chúng tôi không biết là Quốc hội của chúng tôi (dưới sự kiểm soát của đảng Dân Chủ, và năm 2020, đảng này tự xưng là đảng Cộng Sản Dân Chủ Mỹ) vi phạm các hiệp định. Và họ vi phạm, về tất cả mọi thứ, thay mặt cho Bắc Việt. Đó là những gì đã xảy ra.

Tôi là Bruce Herschensohn.

 

3. Tấn Thảm Kịch 1975 - Hoài Niệm
 
 
Melvin R.Laird, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ dưới thời Nixon, sau mấy chục năm im lặng mới lên tiếng gần đây. Ông nói rằng chiến tranh Việt Nam không thể kết luận là một sự sai lầm, theo ông Hoa Kỳ đã chuốc lấy thất bại và bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Mục tiêu cuộc chiến tranh Việt Nam hồi ấy là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Á Châu. Cựu Bộ Trưởng Laird chỉ trích Hoa Kỳ năm 1975 đã bỏ rơi đồng minh Việt Nam, ông nói rằng điều xấu hổ không phải là Hoa kỳ có mặt từ lúc đầu mà là sự phản bội vào giờ phút chót, Quốc Hội Hoa kỳ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những lời cam kết với Việt Nam của chính phủ Nixon trước đó. 
 
Cựu Bộ Trưởng nói rằng Tổng Thống Ford, Bộ Trưởng Ngoại Giao Kissingger, Bộ Trưởng Quốc Phòng Schlesinger phải chia sẻ nỗi nhục này, cũng theo ông Quốc Hội là thủ phạm chính trong sự bỏ rơi Đồng Minh qua một số quyết định như:
1- Chấm dứt can thiệp quân sự (8/1973).
2- Cấm can thiệp trở lại Việt Nam.
3- Cấm trả đũa nếu Hiệp Định Paris bị vi phạm.
4- Giảm quân viện từ 1 tỷ 4 xuống còn 700 triệu vào năm 1974.
5- Từ chối yêu cầu của Tổng Thống Ford xin viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam đầu tháng 4/75.
 
Cũng theo Laird, Tổng Thống Ford đã bác bỏ thuyết Domino đã có từ 7/4/1954 dưới thời Tổng Thống Eisenhower cho rằng hễ mất một nước sẽ mất luôn nhiều quốc gia khác mà người mình thường nói nôm na môi hở thì răng lạnh.
 
Vào ngày 10/3/2006 vừa qua hằng trăm chuyên viên, chính trị gia nghiên cứu về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tề tựu tham gia cuộc hội thảo tại thư viện Kennedy thành phố Boston, họ thảo luận đề tài “Chiến tranh Việt Nam và các Tổng Thống Hoa kỳ”. Các chuyên viên cho rằng đó là một cuộc chiến đầy những tai hoạ. Bà Giám Đốc thư viện nói các vị Tổng Thống Hoa kỳ đã dìm nước Mỹ ngày càng lún sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam, họ tin rằng điều mình đang làm là phải nhưng đó chỉ là một sự liều lĩnh, theo bà một sử gia nói nó chỉ là một sự tính toán sai lầm về chính sách trong lịch sử đối ngoại của Hoa Kỳ. Một diễn giả sử gia trong buổi hội thảo nói có một vài cuộc chiến tranh là chính đáng, theo ông cuộc chiến tranh Việt Nam không chính đáng.
 
Trên đây là hai ý kiến trái ngược nhau, một bên đại diện là cựu Bộ Trưởng Laird cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam không thể coi là một sự sai lầm và ngược lại những người tham dự buổi hội thảo tại Boston cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là sai lầm. Cuộc chiến tranh ấy đã khiến Hoa kỳ phải chi tới mấy trăm tỷ đô la, 58,000 quân nhân thiệt mạng, đất nước bị xáo trộn về chính trị cũng như kinh tế… chưa kể đất nước phải mang tiếng nhục bại trận. Theo chúng tôi biết thì tâm lý chung con người thường ích kỷ, họ chỉ nghĩ đến những cái “mất” và không để ý tới những cái “được”. Tất cả những sự mất mát đó chỉ là cái giá mà họ phải trả để được bắt tay Mao xếnh xáng ngày 21/2/1972, muốn bắt tay xếnh xáng đâu có phải chuyện dễ. Điều mà chính phủ Hoa Kỳ mong ước bao lâu nay đã thành sự thật, họ đã chiêu hồi được Trung Quốc, đảng cướp hung tợn này không còn là mối đe doạ tài sản tính mạng của Hoa Kỳ nữa, nhưng sự chiêu hồi ấy phải trả một giá hơi cao.
 
Theo chúng tôi nghĩ các ngài chuyên viên, chính trị gia ấy chắc cũng phải thừa biết như vậy và sự giả vờ ngây thơ của họ cho thấy họ không thẳng thắn nhìn nhận sự thật. Chúng tôi nghĩ các vị Tổng thống Hoa Kỳ chắc hẳn không sai lầm chút nào khi dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam vì các ngài là những nhà chính trị gia lỗi lạc, những bậc thầy chính trị của thế giới chẳng lẽ lại sai lầm như vậy sao? Người ta kêu ca những sự thiệt hại cuộc chiến tranh ấy đã gây ra cho đất nước họ, thế còn đất nước nạn nhân đã là bãi chiến trường của bom đạn, binh đao khói lửa thì sao? Người Mỹ nói rằng số bom ném tại Việt Nam gấp 3 lần số bom ném tại Âu châu trong suốt thời Đệ Nhị Thế Chiến, họ chỉ chú ý tới số tiền chi phí khổng lồ về số lượng bom đã ném xuống nhưng lại không để ý tới những nhân mạng, tài sản do những trái bom ấy gây nên.
 
Từ Thế Chiến Thứ Hai đến nay ai cũng biết chỉ có thân phận mấy anh nhược tiểu là chịu thiệt thòi, làm món hàng cho các cường quốc mua qua bán lại, còn các siêu cường thì mấy khi chịu thiệt. Nay nhiều người cho rằng cuộc chiến Iraq là một sự sai lầm, nhưng nếu nhìn vào con số thống kê thì thấy Iraq là nước cung cấp dầu cho Hoa Kỳ nhiều nhất (29%), thứ nhì là Ecuator (19%)… các nước khác ít lắm chỉ năm, bẩy phần trăm thôi. Nhìn vào cái “sự thật phũ phàng” ấy thì không thể kết luận là chiến tranh Iraq sai lầm!
 
Sự thật không phải Mỹ can thiệp vào Đông Dương từ những năm 1964, 65 mà thật ra từ tháng 10/1950 khi Trung Cộng chuyển vũ khí ồ ạt giúp Việt Minh, người Mỹ đã vội viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, hàng không mẫu hạm Mỹ đã chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Chính phủ và Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được thành lập từ đó và đã được người Mỹ trả lương. Năm 1950 Viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp mới chỉ là 17% nhưng mấy năm sau tăng lên tới 74%. Năm 1949 Mỹ đã tàn nhẫn bỏ rơi Quốc Dân Đảng Trung Hoa, Mao thừa cơ nuốt trọn nước Tầu và thành lập Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc khiến cho cán cân lực lượng trên thế giới lệch hẳn đi.
 
Ngay khi vừa chiếm xong toàn cõi lục địa, Mao vội giúp đỡ và xúi dục Bắc Triều Tiên xâm lăng miền Nam năm 1950 khiến cho Mỹ phải hốt hoảng lấy danh nghĩa Liên Hiệp Quốc để nhẩy vào ngăn chặn và đã phải dùng biển lửa để chống lại chiến thuật biển người của Lâm Bưu. Mỹ bắt đầu ghê sợ Trung Cộng từ đấy, một khối 500 triệu người hung hãn, đói khát, hiếu chiến… lại căm thù Hoa Kỳ và Tây phương ra mặt. Chiếm được toàn cõi Trung Hoa, Mao thừa nhận Hồ, rồi Hồ thừa nhận Mao và được viện trợ vũ khí đạn dược ồ ạt từ đất Tầu chuyển sang, ấy cũng là lúc Hoa Kỳ thấy nguy cơ cộng sản đang lan tràn xuống Đông Nam Á theo kiểu tầm ăn dâu và cương quyết ngăn chận đến cùng.
 
Năm 1954 Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ phải ký hiệp Định Genève chia đôi đất nước Việt Nam. Năm 1955 Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam để biến nơi đây thành tiến đồn chống cộng của Thế Giới Tự Do. Mỹ viện trợ quân sự cho miền Nam, huấn luyện cho binh lính miền Nam kỹ thuật tác chiến để ngăn ngừa hiểm hoạ cộng sản từ phương bắc có thể tràn xuống bất cứ lúc nào. Đầu thập niên 60 Trung cộng cho nổ trái bom nguyên tử đầu tiên, lật đổ được Kruschev khiến cho vai trò của Trung cộng ngày càng quan trọng, nó đã làm thành cái thế chân vạc trên thế giới hồi ấy. Một thời gian ngắn sau, với đà tiến bộ khá nhanh, Trung cộng chế tạo được bom khinh khí, rồi chế được hoả tiễn khi ấy Hoa Kỳ lại càng hoảng sợ hơn bao giờ hết, đối với họ, Trung cộng còn nguy hiểm và đáng sợ hơn Nga sô rất nhiều vì nó là một khối người đông như kiến, đói rách, tàn ác, hiếu chiến… chỉ tính chuyện xua quân đi ăn cướp mà tâm lý anh nhà giầu lại hay sợ kẻ cướp.
 
Mặc dù Trung cộng ngày càng chống đối Nga Sô nhưng vẫn coi Mỹ là kẻ thù số một và thề quyết tâm đánh Mỹ. Năm 1965 Trung cộng giật dây đảo chánh bất thành tại Nam Dương khiến cho Hoa Kỳ lại càng lo sợ hơn. Tầu đỏ nay đã trở thành cơn ác mộng đối với Hoa Kỳ. Sau khi hất cẳng Pháp tại miền Nam Việt Nam 1955, người Mỹ dựng lên chính phủ Ngô Đình Diệm và yểm trợ hết mình, tình hữu nghị hai bên vô cùng khắn khít nhưng chỉ được chừng bốn năm. Khoảng 1960 trở đi hai bên bắt đầu chia rẽ trầm trọng, cộng sản ngày càng gia tăng áp lực tại miền Nam, chúng đã đánh tới cấp Trung Đoàn, Mỹ sợ miền Nam sắp mất tới nơi bèn đề nghị đưa quân vào bình định nhưng ông Diệm một mực bác bỏ vì muốn giữ chủ quyền. Mỹ thấy chính phủ miền Nam ngày càng ương bướng khó bảo nên đã tính chuyện lật đổ để thay thế bằng một chính phủ khác dễ bảo hơn. Sau mấy lần cho đảo chính, ám sát hụt mãi đến đầu tháng 11/1963 mới thành công.
Mỹ tăng viện trợ quân sự cho miền Nam từ 1964 trở đi, năm 1965 chính thức đổ quân vào miền Nam khoảng 180,000 người, năm 1966 lên 380,000 người, năm 1967 lên 480,000 người, năm 1968 lên tới 536,000 người đó là đỉnh cao nhất. Các cuộc biểu tình chống chiến tranh lúc ấy đã lan rộng trên đất Mỹ khi số lính Mỹ ngủm củ tỉ tại Việt Nam lên tới 31,000 người. Tháng 3/1968 Tổng Thống Johnson hăm doạ Bắc Việt để họ phải vào bàn hội nghị, Bắc Việt chấp nhận ngồi họp.
 
Từ 1965 đến 1968 cuộc chiến tranh cù cưa không dứt khoát, người ta đồn tư bản Mỹ buộc chính phủ của họ kéo dài chiến tranh để bán vũ khí, nhưng cũng có thể họ trì hoãn để mặc cả đi đêm với khối cộng nhất là Trung cộng. Tháng 4/1969 Tướng Wesmoreland công bố bản phúc trình về Việt Nam cho biết nếu Mỹ không vào Việt Nam 1965 thì đã mất trong 6 tháng, ông chỉ trích chính sách hạn chế chiến tranh của Johnson không cho đánh qua Miên, Lào nên đã bỏ lỡ cơ hội chiến thắng.
 
Phong trào phản chiến ngày càng lên cao, Nixon nhậm chức Tổng Thống đầu 1969 tuyên bố sẽ rút quân trong vòng mấy năm, thực hiện Việt Nam Hoá chiến tranh, hoà bình trong danh dự. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1970 Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà được Mỹ giúp đỡ và khuyến khích hành quân sang Miên đánh cộng sản đã thành công vẻ vang, nhưng đầu năm sau hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào không thành công, ta bị thiệt hại về nhân mạng và vũ khí. Phong trào phản chiến tại Mỹ càng lên cao dữ dội vì chính phủ mới vẫn tiếp tục leo thang chiến tranh. Tháng 5/1970 trong một cuộc biểu tình tại trường đại học Kent, Ohio quân đội đã bắn chết 4 sinh viên, làm bị thương 10 người khác khiến cho phong trào chống chiến tranh lên cao gấp bội lần những năm trước.
 
Nixon bắt đầu cho rút quân từ giữa 1969 cho tới hết năm 1970 rút khoảng 300,000 quân… đến 1972 chỉ con trên 70,000 người. Chính phủ Mỹ đồng thời thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh, nâng tổng số quân đội miền Nam từ 600,000 và 700,000 trong những năm 1965, 1966 lên tới 940,000 giữa năm 1969. Hoa kỳ rút quân thực hiện Việt Nam Hoá chiến tranh là đã nghĩ tới chuyện bỏ Việt Nam, họ chỉ chờ cơ hội bắt tay được với Trung cộng là thực hiện kế hoạch “vắt chanh bỏ vỏ” nhưng người dân miền Nam ngây thơ thật thà không ai ngờ tới. Trong khi giúp miền Nam đánh cộng sản họ đã ngấm ngầm tìm cách thương lượng với Trung Hoa đỏ.
 
Năm 1969 chúng tôi có được nghe một anh bộ đội người cùng làng ra hồi chánh, anh ta nói “Mỹ nó muốn chiêu hồi Trung Quốc đấy chứ cái anh Bắc Việt thì nghĩa lý gì”. Lời anh ta nói thật là linh ứng, tháng 2/1972 tại Bắc Kinh Tổng Thống Đế quốc bắt tay được Mao Chủ tịt. Họ mua bán với nhau trên xương máu của nhân dân và binh lính cả hai miền Nam Bắc, Nixon tươi cười mãn nguyện, cơn ác mộng con hổ đói Trung quốc không còn ám ảnh Hoa kỳ nữa. Hồi ấy người dân miền Nam ai nấy vui mừng hớn hở tưởng như “hoà bình sắp tới nơi rồi” nhưng thực ra “sắp chết tới nơi” mà không ai hay biết ngay cả Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu, tháng 10 năm 1973 ông đã cho sửa Hiến Pháp để ra ứng cử thêm một lần nửa! thật là một truyện diễu.
 
Cuối tháng 3/1972 Bắc Việt đưa 5 Sư Đoàn với 200 xe tăng, 3 Trung Đoàn pháo ồ ạt tấn công vùng giới tuyến chia làm hai mũi: 3 Sư Đoàn vượt sông Bến Hải đánh vào Quảng Trị, 2 Sư Đoàn từ phía Tây tiến về Huế. Mấy ngày sau ba Sư Đoàn cộng sản 5, 7, 9 cùng 200 chiến xa tiến đánh Bình Long, ngoài ra Sư Đoàn 320 tiến đánh Kontum và Sư Đoàn 3 đánh Bình Định. Tổng cộng 10 Sư Đoàn Bắc Việt đánh lớn trong mùa Hè đỏ lửa 1972 để thêm sức mạnh tại bàn hội nghị. Tại Quân Khu III các cuộc tấn công vào Thị xã An lộc của Bắc Việt từ 10/5 cho tới cuối tháng 5 bị đẩy lui, hằng trăm xe tăng bị bắn cháy, đến ngày 12/6 An Lộc coi như hoàn toàn được giải toả. Tại vùng Giới tuyến tháng 5 Tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Hoàng Xuân Lãm và bắt đầu phản công tái chiếm Quảng Trị từ 28/6. Khoảng một tháng sau đại quân ta cắm cờ trên cổ thành Quảng Trị, giữa tháng 8 dứt điểm cổ thành, ngày 16/9 cuộc chiến đẫm máu coi như chấm dứt, 3 Sư Đoàn Việt Nam Cộng Hoà đã đẩy lui được 6 Sư Đoàn Bắc Việt. Trong chiến dịch này Cộng quân thiệt hại khoảng 100,000 người (cũng có tài liệu nói 70,000 người), gấp đôi tổn thất của quân đội miền Nam. Cho đến cuối 1972 có vào khoảng một triệu cán binh cộng sản bị tử thương trong khi bắc Việt vẫn ngoan cố theo đuổi chính sách “cố đấm ăn xôi” đẩy thanh niên vào chỗ chết, chúng hy vọng nhiều vào phong trào phản chiến, chúng cũng chỉ mong có thế.
Người Mỹ cho rằng chiến thắng trong trận mùa Hè đỏ lửa một phần do sự yểm trợ hùng hậu của không lực Mỹ, chính ông Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng cũng đã xác nhận “Cuộc công kích của địch quân năm 1972 đã cho thấy nhược điểm của tiến trình Việt Nam Hoá chiến tranh. Nếu không được yểm trợ của Mỹ về Không lực và di động tính, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà khó có thể giữ được An Lộc, bảo vệ được Kontum và chiếm lại được Quảng Trị. Các phần đất này sẽ bị mất vĩnh viễn bởi vì chúng tôi không có đủ khả năng chiếm lại. Tuy nhiên, lúc nào còn Không Lực Mỹ thì cán cân lực lượng vẫn có thể duy trì và Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn một cơ hội tốt để sống còn”.
 
Như thế năm 1972 lực lượng Việt Nam Cộng Hoà không được cân bằng so với Bắc Việt, nó chỉ cân bằng khi có sự yểm trợ của Không Quân Mỹ, tại miền Nam tháng 5, tháng 6/1972 có 18,000 phi vụ do 700 phi cơ và 2,700 phi vụ do 170 B52 thực hiện. Năm 1968 và 1972 chính phủ Việt Nam đã đề nghị chính phủ Mỹ cho thành lập thêm 2 Sư Đoàn Tổng Trừ Bị để đối phó với lực lượng địch đã có ưu thế về xe tăng pháo binh, nhưng người Mỹ từ chối lấy lý do tốn kém. Kỳ thực họ không muốn cho quân đội miền Nam mạnh quá vì sợ có thể liều lĩnh đánh ra Bắc hoặc ương bướng khó bảo, họ luôn luôn nắm đằng chuôi. Như thế ta có thể kết luận về chủ lực quân, miền Nam không bằng miền Bắc cũng như năm 1953 chủ lực quân Việt Minh vẫn mạnh hơn Pháp.
 
Sau ngày ký hiệp định Paris, năm 1973 tình hình tiếp vận của miền Nam vô cùng thiếu hụt, một số lớn xăng dầu, đạn dược đã được dốc vào mùa Hè đỏ lửa năm 1972, quân viện bị cắt giảm dần dần từ 2.1 tỷ năm 1973 còn 1.4 tỷ năm 1974 và 700 triệu năm 1975. Theo tiết lộ sau này của Bộ Tổng Tham Mưu hậu quả của giảm quân viện là Không Quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay, giảm số giờ bay yểm trợ huấn luyện 50%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Các hoạt động Hải Quân cũng cắt giảm 50%, 600 tầu chiến các loại nằm ụ. Đạn dược chỉ đủ dùng cho đến tháng 6/1975.
 
So sánh với tình hình năm 1972 chúng ta sẽ thấy: Trong trận mùa Hè đỏ lửa, Bắc Việt đã đưa vào trận đánh tổng cộng 10 Sư Đoàn, ta có đủ đạn dược xăng dầu để chiến đấu lại được Không Quân Mỹ giúp đỡ về vận chuyển và oanh tạc. Sang năm 1975, xăng dầu, đạn dược thiếu thốn, không được B52 yểm trợ. Lực lượng địch lúc bắt đầu trận đánh khoảng 17 Sư Đoàn, chưa kể 3 Sư Đoàn Tổng trừ bị thuộc Quân Đoàn 1 ở phía trên Bến Hải, khi ta mất vùng I và II, bắc việt đưa nốt 3 Sư Đoàn vào Nam nâng tổng số lên 20 Sư Đoàn. Vũ khí đạn dược của địch năm 1975 gấp 3 lần 1972 theo tiết lộ của báo Nhân Dân năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30/4.
 
Chúng ta hãy lập bảng so sánh như sau.
Năm 1972:
– Bắc Việt đưa vào trận địa 10 Sư Đoàn
– Miền Nam có đầy đủ tiếp liệu đạn dược.
– Có yểm trợ của Không Lực Mỹ.
Năm 1975:
– Lực lượng Bắc Việt lên tới 20 Sư Đoàn, gấp đôi năm 1972.
– Vũ khí đạn dược của Bắc Việt gấp 3 lần năm 1972.
– Miền Nam thiếu thốn đạn dược nhiên liệu.
– Không được phi cơ Mỹ yểm trợ oanh tạc và vận chuyển.
Nhìn sơ ta cũng đủ thấy tình hình miền Nam lúc ấy bi đát như thế nào rồi.
Trong khi địch có khá đầy đủ tin tức tình báo về miền Nam, chúng ta lại không có tin tức chính xác về lực lượng địch. Theo Văn Tiến Dũng (trong Đại thắng Mùa Xuân) vào ngày 9 và 10 tháng 12/1974 vài ngày trước khi Bắc Việt đánh Phước Long, trong một phiên họp các Tư Lệnh Quân Khu tại dinh Độc Lập, Tướng Thiệu cho rằng năm 1975 Bắc Việt có thể đánh lớn hơn năm 1974 nhưng không như năm 1968 và không bằng 1972, chưa có khả năng đánh vào các Thị xã lớn mà chỉ đủ đánh các Tỉnh nhỏ như Phước Long, Gia Nghĩa, rằng Bắc Việt sẽ đánh Quân Khu III chủ yếu là Tây Ninh. Theo Văn Tiến Dũng do nhận định sai nên Tướng Thiệu đã bố trí chiến lược mạnh ở hai đầu (Quân Khu I và III), chưa tăng cường lực lượng cho Quân Khu II trong đó có Tây Nguyên.
 
Sư bố trí lực lượng của miền Nam theo Văn Tiến Dũng như sau:
* Quân Khu I để 5 Sư Đoàn (Sư Đoàn 1, 2, 3, Dù và Thủy Quân Lục Chiến), 4 Liên Đoàn Biệt Động Quân, 418 khẩu pháo, 449 xe tăng, 96 máy bay chiến đấu.
* Quân Khu II để 2 Sư Đoàn (Sư Đoàn 22 và 23), 7 Liên Đoàn Biệt động Quân, 382 khẩu pháo, 477 xe tăng Thiết Giáp, 138 máy bay chiến đấu.
* Quân Khu III để 3 Sư Đoàn (Sư Đoàn 5, 18, 25), 7 Liên Đoàn Biệt động Quân, 376 khẩu pháo, 655 xe tăng Thiết Giáp, 250 máy bay chiến đấu.
* Quân Khu IV để 3 Sư Đoàn (Sư Đoàn 7, 9, 21), 380 khẩu pháo, 490 xe tăng, 72 máy bay chiến đấu, 580 tầu xuồng các loại.
 
Đã suy yếu vì thiếu tiếp liệu, ta lại đánh giá sai lực lượng địch nên đã bố trí các Quân Khu sai như trên. Cho tới 1975 ta vẫn không thay đổi sự bố trí lực lượng đã có từ trước cho phù hợp với tình hình mới. Lực lượng địch như đã nói ở trên tổng cộng là 20 Sư Đoàn, với số xe tăng thiết giáp ước lượng không chính xác khoảng 700 chiếc và 700 khẩu pháo. Một nhà báo Tây Phương nói hai bên xem như ngang nhau vào lúc đầu của tấn thảm kịch. Năm 1975, Việt Nam Cộng Hoà có trên một triệu quân, 40% là chủ lực chính qui, 50% là địa phương quân, còn lại Hải Quân, Không Quân, Cảnh Sát. Lính nhà nghề chỉ có 13 Sư Đoàn và 15 Liên Đoàn Biệt Động Quân, mỗi Liên Đoàn khoảng trên 2,000 người. Về mặt số lượng xe tăng và pháo của địch không bằng ta nhưng về mặt phẩm thì có phần hơn, Thiết Giáp miền Nam gồm M48, M41, M113, trong đó chỉ có M48 là tương đương với T54 của bắc Việt, pháo binh địch loại 130 ly có tầm viễn xạ tối đa là 30 cây số trong khi đại bác 105 ly, 155 ly của ta chỉ được 11 và 15 cây số, sau này được viện trợ thêm 175 ly có tầm bắn xa 25 cây số. Sự thực lực lượng hai bên không cân bằng vì miền Nam lâm vào tình trạng hết đạn.
 
Quân Khu II gồm 13 Tỉnh mà chỉ có 2 Sư Đoàn trấn giữ, lực lượng bị phân tán mỏng lại là nơi địch chủ trương tấn công toàn diện, bắc Việt tung vào trận địa này 5 Sư Đoàn tổng cộng gần 80,000 người. Bắc Việt bất ngờ đưa ba Sư Đoàn tấn công Ban Mê Thuột ngày 11/3, năm ngày sau 16/3/1975, Quốc Hội Mỹ cắt viện trợ 300 triệu đô la quân viện bổ túc cho Việt Nam như thế ta chỉ còn đạn đủ đánh trong vòng vài tháng, hôm sau 17/3 Ban Mê Thuột hoàn toàn mất. Từ ngày 11/3 tại dinh Độc Lập Tướng Thiệu triệu tập phiên họp gồm các Tướng Viên, Khiêm, Quang cho biết phải rút quân bỏ Vùng I, Vùng II về bảo vệ Vùng III và Vùng IV. Kontum, Pleiku bị áp lực nặng, Tướng Phú Tư Lệnh Quân Khu II bay về Cam Ranh họp với các Tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang để bàn kế hoạch rút lui Pleiku theo đường số 7 về Tuy Hoà.
 
Cuộc triệt thoái bắt đầu từ 16/3 đến 19/3, ngày đầu nhờ yếu tố bất ngờ nên đoàn lữ hành ra đi êm xuôi, hôm sau dân chúng ùa theo, Bắc việt chớp thời cơ chận đánh, pháo kích tơi bời, khoảng 5,000 quân vượt đường máu tới Tuy Hoà, cuộc triệt thoái không có kế hoạch đầy đủ, cấp trên nhiều người bỏ đơn vị chạy trước, kỷ luật hỗn tạp, kẻ xấu lợi dụng bắn phá giết chóc… Cuộc triệt thoái trên đường số 7 đã đi vào vết xe đổ của trận Cao Bắc Lạng năm 1950 khi quân Pháp triệt thoái khỏi vùng biên giới Việt Hoa đã bị Việt Minh chận đánh tan tành, được coi như một thảm bại lớn nhất trong cuộc chiến tranh tại miền Nam nước Việt từ trước đến nay.
 
Tướng Cao Văn Viên cho rằng ít nhất 75% các lực lượng chiến đấu của Quân Đoàn II đã bị tiêu diệt, 60,000 chủ lực quân khi về đến Tuy hoà chỉ còn lại khoảng 20,000, năm Liên Đoàn Biệt động Quân 7,000 người chỉ còn 900 người, 100 xe tăng các loại chỉ còn 13 chiếc M113, trong số 400,000 dân cao nguyên chạy loạn chỉ có 100,000 người tới được Tuy Hoà. Tổng số vũ khí đạn dược trị giá 250 triệu dollars lọt vào tay cộng quân. Ít ra cũng có tới 50,000 người thiệt mạng, cuộc triệt thoái mang lại hậu quả hết sức tai hại, nó đã kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ miền Nam.
 
Miền Nam đã đang ở trong tình trạng ngặt nghèo vì thiếu đạn, xăng dầu… tướng Thiệu lại đưa ra những quyết định sai lầm vô cùng tai hại khiến cho đất nước trong chớp nhoáng đã kề bên bờ vực thẳm, ngày 13/3 ông cho lệnh rút Sư Đoàn Dù từ Quảng Trị về Vùng III, Tướng Trưởng điều động Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân thay thế vào, Biệt Động Quân nghe tiếng xe tăng địch vội rút về phía Nam sông Mỹ Chánh, Quảng Trị coi như bỏ ngỏ đã lọt vào tay Bắc Việt hôm 19/3. Ngày hôm sau Tướng Trưởng nhận được lệnh bỏ Huế rút về Đà nẵng, ngày 25/3 Quảng Tín và Quảng Ngãi lọt vào tay cộng quân, ngày 25/3 Tướng Trưởng nhận lệnh đưa Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến về Sàigòn. Cuộc tháo lui của Thủy Quân Lục Chiến tại cửa Thuận An vô cùng thê thảm, biết bao người bỏ mạng khi lội ra tầu dưới hoả lực địch. Các cuộc di tản tại Vùng I đã diễn ra một cách hỗn loạn được coi như tồi tệ hơn tại Vùng II, cấp trên nhiều người bỏ quân sĩ lại để chạy tháo thân, ngày 27/3 Đà Nẵng bắt đầu nghiêm trọng, cộng quân pháo vào thành phố dữ dội, dân quân chết như rạ, Tướng Trưởng ra lệnh bỏ Đà Nẵng.
 
Vùng I và II bị mất trong chớp mắt khiến cho tinh thần binh sĩ suy sụp nhanh chóng, điều đáng nói là trong khi tinh thần chiến đấu của binh sĩ còn khá cao, thay vì tăng viện thêm Tướng Thiệu lại cho lệnh rút bỏ cả hai Quân Khu khiến cho dân quân vô cùng hoang mang, cuộc di tản diễn ra trong cảnh hỗn loạn, đạp lên đầu nhau mà chạy, bắn giết nhau tìm đường chạy coi như đã dọn cỗ sẵn cho Việt cộng xơi. Tất cả vũ khí đạn dược, quân trang, xe tăng đại bác… tại hai vùng hầu như mất hết, một phần lớn đã lọt vào tay cộng quân, đúng là giao vào tay giặc. Năm 1976, cộng sản tiết lộ trên báo chí chúng đã lấy được rất nhiều chiến lợi phẩm tại vùng I và II nào xe cộ, đại bác, thiết giáp… để trang bị thêm, đạo quân của địch bỗng nhiên tăng lên gấp bội. Như đã nói ở trên riêng cuộc lui binh tại Quân Khu II cũng đã có khoảng 50,000 người thiệt mạng, cuộc rút lui hỗn loạn tại Quân Khu I dưới những trận mưa pháo của địch nhất là tại Đà Nẵng còn thiệt hại nhiều hơn nữa, trong toàn bộ cuộc di tản vùng I và II có tới hằng trăm nghìn người bị chết oan.
 
Thực hiện xong kế hoạch rút quân tại Vùng I và II coi như Tướng Thiệu đã dọn cỗ sẵn cho Việt cộng xơi. Sau khi Vùng I và II lọt vào tay cộng quân, phần còn lại của miền Nam coi như sẽ mất trong giây lát, đạn dược đã thiếu nay lại càng thiếu hơn vì các kho đạn miền Trung mất hết. Tại Sàigòn các ông to bà lớn đã chuẩn bị kế hoạch “tẩu vi thượng sách” y như năm 1949 tại Nam Kinh, Trung Hoa các ông Bộ Trưởng, Tướng Tá đã lên máy bay ra đảo Đài Loan.
Sàigòn sắp chết tới nơi mà chính phủ Thiệu còn khẩn khoản xin Mỹ viện trợ khẩn cấp 300 triệu, theo ông Nguyễn Tiến Hưng, vào giờ thứ hai mươi lăm Tướng Thiệu còn tính việc lấy ngoại tệ trong ngân hàng để đi mua đạn, thật là diễu hết chỗ nói. Ngày 21/4 ông Thiệu từ chức Tổng Thống, tuyên bố Hoa kỳ bỏ rơi đồng minh, từ đó đến nay nhiều người Việt đổ lỗi cho Mỹ đã bỏ rơi đồng minh năm 1975. Người Mỹ, điển hình là đương kim Tổng Thống và Bộ Trưởng Quốc Phòng lại chỉ trích quân Đội Việt Nam Cộng Hoà trước đây đã không chịu đánh. Nhiều chính khách Hoa kỳ lại đổ lỗi cho miền Nam Việt Nam. Theo ông Nguyễn Đức Phương, nhà nghiên cứu quân sự thì nguyên nhân thất bại đã đến từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ.
 
Như chúng tôi đã trình bầy ở trên, Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự khiến cho quân đội miền Nam lâm vào tình trạng ngặt nghèo kiệt quệ, một ông Tướng Pháp nói đó là bức tử Việt Nam. Chính người dân Mỹ, nhóm biểu tình phản chiến đã lên kế hoạch “vắt chanh bỏ vỏ”, mặc dù không nói ra nhưng họ cho rằng đã “huề” với Trung Hoa đỏ rồi thì không còn lý do gì để giữ miền Nam. Người dân đã vận động với Quốc hội để bức tử miền Nam như trên, Quốc Hội phải theo ý dân vì sống nhờ vào lá phiếu của họ. Công bằng mà nói Hành Pháp Hoa Kỳ đã cố gắng cứu giúp sự sống còn của miền Nam nhưng họ đã bị Quốc Hội trói tay đành phải chịu. Sau ngày 30/4/1975, một nhóm đông đảo sinh viên thanh niên phản chiến hớn hở tham dự buổi mít tinh để mừng chiến tranh chấm dứt “The war is over”.
 
Cho tới nay ít ra đã có người biết xấu hổ vì cái trò vắt chanh bỏ vỏ.
Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ Robert Kennedy nói Việt Nam phạm vào rất nhiều sai lầm, trước mắt như chúng ta đã thấy ở trên, trong khi đạn dược thiếu hụt, Tướng Thiệu lại sai lầm rút bỏ Quân Khu I và II đưa miền Trung vào chỗ thảm bại mất hết vũ khí đạn dược, chết bao nhiêu dân, quân, binh lính khiến cho tinh thần suy sụp ghê gớm đưa miền Nam xuống vực thẳm. Những người chạy loạn từ miền Trung vào Nam, một số sĩ quan viết lại hồi ký, họ nói rằng cấp lớn nhiều người thiếu tư cách, bỏ lính tráng lại chạy tháo thân.
 
Thật vậy, nhiều ông Tỉnh Trưởng vét tiền trong ngân khố chạy trước, điều đáng tiếc là trong khi tinh thần binh sĩ còn cao, cấp lớn hèn nhát ích kỷ đã giúp cho sự sụp đổ của miền Nam nhanh hơn dự kiến. Trong khi ba quân tướng sĩ còn đang chiến đấu anh dũng bảo vệ vùng 3, nhiều ông to bà lớn đã thu xếp quí kim chuồn ra ngoại quốc. Gần đây có một ông trước là quân nhân công chức mới định cư tại hải ngoại, ông ta nói “nhiều anh trước làm quan lớn bỏ chạy bây giờ còn lên tiếng huênh hoang, mấy anh hèn nên im lặng là hơn.”
 
Ông Nguyễn Đức Phương cho rằng người dân thờ ơ không chịu giúp đỡ chính phủ, nhưng theo chúng tôi nghĩ vì chế độ Thiệu đã thối nát quá xá rồi, hẳn là ai cũng đều biết cả, nên người dân quá chán ngán không còn thiết tha gì đến, họ cũng chỉ lo chạy tháo thân mặc cho nó sụp đổ tan tành. Những người có cảm tình với ông Thiệu cho rằng nguyên do tấn thảm kịch tại tình thế ngặt nghèo như thiếu đạn dược, xăng dầu, nhưng một ông Tổng Thống phải là người thao lược, mưu trí cao để có thể chuyển bại thành thắng, còn nếu không thì ai cũng có thể làm Tổng Thống được.
 
Sau 30/4/1975 người ta ước lượng cộng quân đã chiếm được 1,100 phi cơ các loại, hằng trăm tầu các loại của Hải quân, 300 xe tăng M41, 250 xe M48; 1,000 đại bác 105 mm, 300 đại bác 155mm và 175mm; 800,000 súng cá nhân M16, 15,000 đại liên; 500 trực thăng; 130,000 tấn đạn dược… tất cả trị giá hằng tỷ Mỹ kim.
 
Hậu quả của tấn thảm kịch như ta thấy đã khiến cho hằng trăm nghìn người chết oan, hằng trăm nghìn người bị tù đầy giam giữ lâu dài, vài năm sau có tới mấy trăm nghìn người bỏ xác giữa biển khơi trên đường tị nạn. Cuộc chiến tranh 1975 đã chấm dứt từ mấy chục năm qua nhưng nó vẫn in sâu trong tâm khảm người Việt nhất là đám tị nạn lưu vong. Bây giờ không phải lúc chúng ta ngồi oán trách đồng minh bỏ rơi miền Nam, ta phải tự trách mình đã không bảo được nhau, đã biến thành những quân tốt cho người ta sử dụng, đã để cho họ mua bán với nhau trên xương máu của hằng triệu binh lính cả hai miền Nam Bắc, đã biến đất nước thành bãi chiến trường và nơi thử vũ khí của khoa học quốc phòng.
 
Cuối cùng, những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn sẽ đời đời đắc tội trước non sông và lịch sử.
Trọng Đạt -Nguồn O.V.V -Share Hoài Niệm T.TT
 
 
Cũng không phải mãi đến ngày 30/4/1975, khi Tổng Thống "ít hôm" Dương Văn Minh tuyên bố "đầu hàng", quân nhân các cấp của QLVNCH mới buông súng.
"Tinh thần" bỏ súng đã có, khi Ban-mê-thuột mất. Có từ thượng tầng. Không hiểu sao, tinh thần này lại bắt nguồn từ vị lãnh đạo cao nhất của VNCH. Không có câu trả lời chính xác.

  "Tinh thần" bỏ súng hẳn đã có với Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, khi sơ khởi, ông là người đầu tiên biết rằng Mỹ sẽ bỏ Miền Nam VN - nghĩa là khi Mỹ thay đổi chiến lược toàn cầu của họ.
Vậy thì cuộc chiến tại Miền Nam VN những năm 71-75, quân nhân cấp dưới lăn lộn, quyết đấu, hy sinh ... chỉ là "đơn giản" dưới cái nhìn ái ngại từ thế lực bên kia Thái Bình Dương, và dưới tâm tư "dằn vặt" của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH. Ông đã thấy được hậu quả của chiến lược Mỹ thay đổi.

  "Nhìn ái ngại", khi dùng mấy chữ này, tôi đã thầm cảm ơn một nhóm người Mỹ "thiện tâm". Họ cũng thương cho số phận VN. Mà không phải tất cả. Cả 1 đa số + những kẻ biểu tình "phản chiến" tại Mỹ đã không chút thương tiếc chi dân VN, quân sĩ QLVNCH. Không những thế, họ còn "nguyền rũa", trách móc cuộc chiến đó đã lấy đi sinh mạng của hơn 5 vạn người thân của họ.

Này An Lộc, Kontum, Cổ Thành Quảng Trị. Bao nhiêu ngày đêm giành giựt từng tấc đất An Lộc. Từng tấc Cổ Thành Quảng Trị đổi lấy bao nhiêu sinh mạng người lính VNCH. Kontum kiêu hùng, Nguyễn Đình Bảo với Charlie, với bài hát để đời cho người ở lại.

Hơn 1 tuần tại Bình Tuy, tôi chỉ gặp Đại úy Triệu, thuộc Ty ANQĐ. Chúng tôi biết nhau khi cùng làm việc tại Quảng Ngãi những năm trước. Những ngày đầu tại Bình Tuy, tôi vào Tiểu khu mà "không gặp" những giới chức cần thiết. Gặp Triệu loanh quanh trong sân Tiểu khu. Đương sự nhìn ra tôi và gọi tên tôi. Triệu cho biết Phòng Tổng Quản Trị tạm đóng cửa. Vì không còn ai.
  Tôi nhờ Triệu chở tôi đến Trung Tâm Hành Chánh Tiếp Vận của TK để nhận lương. Tôi chưa có lương từ tháng 1/1975. Lương và hồ sơ cá nhân "chạy" không kịp tôi. Tôi ăn lương Tỉnh Quảng Ngãi. Rời Quảng Ngãi, trình diện Bộ Nội Vụ đầu tiên, thì lương chuyển về Bộ Nội Vụ. Tiếp, trình diện Bộ Quốc Phòng, lương chạy theo. Về Bộ Tổng Tham Mưu, lương chạy nước rút. Về Quân đoàn/QK III, chờ hơn 1 tháng ở đây, lương chưa tới. Về Tiểu Khu Bình Tuy, hỏi thử. Chắc là lương "mắc đổ xăng", nhưng câu trả lời "hiệu quả" nhất chính là, doanh trại TTHCTV đóng cửa kín mít.
Tôi ở tạm căn phòng thuê của Triệu ngoài phố. Triệu cho biết tuần trước, dân + lính chạy loạn về Bình Tuy rất nhiều. Có Tướng Nhựt và nhiều đơn vị của Sư đoàn 2 BB, của BĐQ. Những ngày đầu có cướp bóc ... nay tạm yên. Triệu chở tôi xuống chỗ tạm đóng quân của SĐ 2 và BĐQ.

  Tôi gặp Thiếu úy Thứ, làm việc tại BCH/BĐQ/V1CT. Trước kia Thứ là Trung sĩ I thuộc BCH/B20. Thứ di tản từ Đà Nẳng, đem theo chiếc Honda "dame". Tàu hải quân chuẩn bị bốc người về Vũng Tàu. Thứ hối hả không biết giải quyết chiếc xe Honda ra sao. Thấy tôi, Thứ giao mọi giấy tờ chủ quyền. Nếu còn gặp lại nhau thì tôi giao xe lại, nếu không, tôi toàn quyền. Tôi ghi địa chỉ của tôi tại Sài Gòn cho Thứ. Thế là chia tay.
Hôm sau, tàu và người đã rời Bình Tuy. Có tin Hàm Tân đã bị địch chiếm. Tôi đã rời nhà Triệu tối qua, và đến nhà A Tỷ, một người Tàu Chợ Lớn, đàn em (lính kiểng) của Triệu. Nhà ở sát bờ biển. Người ta ào ạt tìm thuyền rời Bình Tuy. Đổ đầy xăng chiếc xe Honda của Thứ, tôi chở A Tỷ dọc bờ biển đến 1 địa điểm khá vắng, kín đáo.

  A Tỷ là 1 thương gia buôn đồ biển. Cậu ta đã thuê sẵn 1 chiếc ghe máy. Chỉ có khoảng 10 người trên ghe, chờ chúng tôi.

Ghe máy đến Phước Hải, Vũng Tàu an toàn. Ở lại đây qua đêm. Làng chài tại Phước Hải cũng rục rịch. Sau này tôi mới biết, cả làng chài Phước Hải đều là công giáo, họ đã dùng thuyền bè vượt biển hầu hết cả làng.
A Tỷ chở tôi. Hành trang gọn, nhẹ. Chúng tôi đều mặc dân-phục. Nhiều trạm xét, nhưng cả hai đều có đủ giấy tờ hợp lệ. Ghé qua căn vườn tại cây số 74.5 mà tôi đã mua năm ngoái, hỏi thăm cha mẹ vợ (đang coi sóc vườn) về tình hình ở đây. Chúng tôi tiếp tục chạy về Sài Gòn.

Đưa A Tỷ đến nhà tại Quân 5, tôi về nhà tại Quận Phú Nhuận. Đã là ngày 21/4/1975. Mệt quá, nghỉ ngơi, và ngủ vùi.

  Gần 4 tháng qua, tôi chưa nhận đơn vị. Chưa được phát vũ khí, quân trang quân dụng. 

Hôm sau, tội vội đến nhà bạn thân, là Lê Hữu Cương. Ở quận Tân Bình (hình như đường Thoại Ngọc Hầu). Cương có nhiều bạn tại Sài Gòn. Chúng tôi cùng nhau đi thăm hỏi tình hình. Hình như Tổng Thống Thiệu vừa từ chức.

  Quanh qua La Pagode, Brodard, trước Quốc hội, trước Caravelle, từng nhóm người lớn tiếng bàn thời sự. Công khai chỉ trích chính quyền, chỉ trích nhiều nhân vật ...

Tôi tìm Đức (là Phạm Đức, con ông Phạm Tự - Ty trưởng Nội an Quảng Ngãi). Đức đã cho tôi biết chỗ làm việc. Chúng tôi vẫn duy trì liên lạc, sau khi Đức rời Quảng Ngãi năm trước. Đức đang là Sĩ Quan Cảnh Sát, làm việc tại phi trường Tân Sơn Nhất.

  Bây giờ là 24/4/1975. Thiên hạ quanh tôi đều chú tâm một việc : làm sao ra nước ngoài. Đức rất thích tôi. Và nói rõ chương trình ít ngày tới. Vợ chưa cưới của Đức là Tiếp viên hàng không VN. Cả 2 đều có thể rời VN bất kỳ lúc nào, kể từ hôm nay. Tôi nói về ý định ra nước ngoài của mình cho Đức. Đức offer tôi 4 chỗ. Thời gian để quyết định là từ 25-27/4. Chỉ trong 3 ngày này, tôi có thể rời VN.

Chiều tối 25, Đức đến nhà tôi. Đức và bạn gái sẳn sàng rời tối nay, nếu tôi quyết định. Tôi cho Đức biết, nhà tôi có 7 người (2 vợ chồng + 5 con), biết ai đi ai ở lại đây? Đức ra về, hẹn chiều mai.

  Vợ tôi thúc giục tôi đi 1 mình. Bà không nỡ xa con, dù bất kỳ đứa nào. Thế là trong ngày, tôi đi đổi lấy 1 ít tiền đô-la Mỹ (khoảng 100 bằng tiền lẻ 5$, 10$), ít vật dụng vừa chỗ 1 samsonite xách tay nhỏ.
  Đức lại đến, xẩm tối 26. Rồi tôi lại đổi ý định. Đức bảo sẽ chỉ chờ đến trưa mai, nếu tôi không đến gặp Đức, và cho biết quyết định, thì Đức sẽ rời tối đó.
Đức và bạn gái rời VN đêm 27/4/1975. Cũng ngày này, Cương và tôi chạy tìm phương tiện, đủ chỗ cho cả 2 gia đình chúng tôi. Lần lượt 2 ngày sau, chúng tôi tìm mọi nơi, nhưng thất bại.

Thế là sau 30/4/1975, 2 đứa tôi : - 1 Cương thương-phế-binh đã giải ngũ, đã trả súng - và tôi, 1 quân nhân chưa được đơn vị nhận, chưa được phát súng - thì súng đã gãy rồi.

  Đón chúng tôi, chỉ là trại giam khổng lồ trên cả nước VN, từ Nam chí Bắc, từ Cà Mâu đến biên giới Việt-Trung. 

Tôi vẫn còn nhớ việc Thứ và chiếc xe Honda. Giao giấy tờ chủ quyền xe cho vợ tôi và dặn, khi nào Thứ hay người được Thứ viết giấy xác nhận, đến thì giao xe. Vài ngày trước khi đi trình diện "học tập cải tạo", thì Thứ đến. Ra đầu ngõ, Thứ mời tôi "ly sâm bổ lường". Rồi chia tay.
Kỷ-niệm thứ 47 ngày "gãy súng"!
(Stone Mountain GA - April 18, 2022)



Số Thứ Tự:
1. Quy Luật Giao Chiến (ROE) Của Không Lực Hoa Kỳ Tại Việt Nam - Tác Giả: Mark Berent - Người dịch: Thái Dương
2. Sự thật về Chiến tranh Việt Nam - Bruce Herschensohn 
3. Tấn Thảm Kịch 1975 - Hoài Niệm 
4. GÃY SÚNG - fb Dai Tran

MORE:
3. Ngày 30/4/2022 - Vinh Tran
Nhân ngày 30/4/2022 nhìn lại thân phận của một nước nhược tiểu miền Nam VN lệ thuộc vào bàn chính trị của các nước lớn, kinh nghiệm xương máu cho thế hệ trẻ nối tiếp xây dựng một nềndân chủ phải làm chủ kinh tế và một quân đội hùng mạnh tự lực tự cường ko lệ thuộc ngoại bang mới có thể bảo vệ đất nước bền vững. VNCH sup đổ do Mỹ không viện trợ trong khi Bắc Việt được Trung Cộng và Nga Sô viện trợ người và vũ khí ồ ạt tối đa.
 
Mỹ nguy hiểm thật đã bắt tay với Trung Cộng để diệt thằng Nga Sô mà bán đứng VNCH !
********************************
 
    



No comments: