Saturday, January 24, 2015

• HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19 tháng 1 năm 1974 - Trao đổi thư tín với thính giả - Hòa Ái

Hòa Ái
Cấm tưởng niệm liệt sĩ?
Vào ngày 19/01/2015, một nhóm người dân đến Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội để tưởng niệm 41 năm 74 chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa. Vụ việc một nhóm người khác đến gây rối cùng một côn đồ ngang nhiên đến giật và phá nát vòng hoa tưởng niệm cũng như có thái độ hung hăng đánh, đạp vào người già và phụ nữ trong đoàn người này. 






Mở đầu mục trao đổi thư tín, Hòa Ái trích đăng ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả xoay quanh sự kiện này:

“Chuyện 74 chiến sĩ Hải quân VNCH đã hy sinh anh dũng để bảo vệ Hoàng Sa và chuyện 68 chiến sĩ QĐNDVN ngã xuống trong lúc đang xây dựng trên đảo Gạc Ma, đó là hành động yêu nước để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chống lại bành trướng Bắc Kinh, đó là một sự thật hiển nhiên, không thể che dấu hay bưng bít được. Sự hy sinh luôn nằm trong lòng những người con nước Việt không thể xoá nhoà được”.

“Cảm ơn các anh hùng VNCH. Xin nghiêng mình tưởng nhớ đến các anh. Các anh mới đúng là những người con của dân tộc”.

“Tại sao Chính quyền của CSVN lại cho côn đồ đạp đổ những vòng hoa của dân tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 cách nay 41 năm?”
Nghĩa tử là nghĩa tận. Dù họ là ai, theo hệ tư tưởng nào đi nữa thì họ cũng ngã xuống để bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm. Hành động của người thanh niên này là không chấp nhận được.
-Một thính giả

“Những hành động đối với những người yêu nước trong buổi tưởng niệm hôm 19 tháng 1 năm nay, không chỉ là hành động đê hèn mà là hành động phản bội lại lợi ích dân tộc, đồng lõa với bọn bán nước và cướp nước”.

“Việc làm vô văn hóa của tên thanh niên kia kiến người ta liên tưởng tới hai khả năng: Khả năng thứ nhất, tên thanh niên kia cũng giống như những kẻ đội lốt yêu nước chống TQ để làm càn, giống như hồi năm ngoái ở Biên Hòa và Hà Tĩnh. Khả năng thứ 2, chính Cơ quan An ninh thuê những tên đầu gấu hành xử như thế để chống lại những ai mà họ cho là không phù hợp. Cần cảnh giác!”

“Nghĩa tử là nghĩa tận. Dù họ là ai, theo hệ tư tưởng nào đi nữa thì họ cũng ngã xuống để bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm. Hành động của người thanh niên này là không chấp nhận được. Chẳng lẽ đó là hệ quả của nền giáo dục VN hay sao?”

“Côn đồ là Công an hoặc chính quyền Cộng sản thuê phá tưởng niệm. Xử sự như vậy thì dân càng tin CSVN là tay sai Tàu cộng”.

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ‘chỉ thị Nhân dân bảo vệ Tổ quốc’. Dân tộc VN rất vui mừng vì không còn lo sợ giặc tàu sẽ đánh chiếm và đầy đọa dân tộc ta như dân tộc Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ. Nhưng vào ngày 19 tháng 1 năm 2015, có 1 thanh niên vô liêm sỉ đã có những hành động gây rối, miệt thị chà đạp ngày tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Và tên vô lại này đã được Công an bảo vệ che chắn. Phải chăng chỉ thị của Thủ tướng chỉ để mị dân như Đảng CSVN và ông Hồ Chí Minh đã từng dùng ‘Độc lập-Tự do-Dân chủ’ để bịp dân?”




Dù anh chị em đã di chuyển đi lại mấy lần thì 

những kẻ này vẫn tìm cách đặt chồng lên trên. 

Không chỉ có thế, tên côn đồ xông đến phá 
nát vòng hoa, gây sự với các anh em, đánh, 
đạp vào người già, đánh phụ nữ. Hết sức 
hung hãn trước sự chứng kiến, quay phim 
đồng lõa của bảo vệ và các nhân viên an ninh. 
Photo by J.B Nguyễn Hữu Vinh. 

“Những chiến sĩ đã lấy xương máu của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc thì ngàn đời họ vẫn sống mãi trong lòng của mỗi người dân trên đất nước mà không cần phải tưởng niệm, dâng hoa hay hô khẩu hiệu ‘muôn năm quang vinh’ chỉ là hình thức bề ngoài”.

“Mấy người đói, không có việc gì làm, bị xúi giục, mượn cớ tưởng niệm để gây mất ổn định. Kiếm sống trên sự hy sinh của người khác. Tôi xấu hổ vì cùng dòng máu với các người”.

“Sao cứ vu cho người ta được trả tiền thế nhỉ? Ai trả tiền, trả bao nhiêu? Thế họ tưởng niệm những liệt sĩ hy sinh năm 1979, có biết ai trả tiền họ không? Tôi chỉ thấy họ ‘được’ ăn đòn thôi. Ai đánh họ thì chắc mọi người cũng biết”.

Thưa quý vị, 2 ngày sau vụ việc xảy ra tại Tượng đài Lý Thái Tổ, khoảng gần 60 Công an và côn đồ đã bao vây nhà tù nhân lương tâm Trần Kim Anh khi Hội Bầu Bí Tương Thân đến thăm. 14 người trong đoàn bị hành hung khi đang ngồi trong xe và bị bắt đưa về đồn Công an phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng nhiều ý kiến liên quan:

“Hết lần này đến lần khác, người chết còn không yên, huống chi ngươi sống! Oán than này, sự tàn độc này, nhục nhã này…Biển Đông không rửa sạch…Để rồi xem hậu quả!”

“Xã hội toàn côn đồ có bằng cấp”.

“Một xã hội không luật pháp. Chỉ có ‘Du côn luật’!”

“Chuyện bình thường trong bất kể chế độ độc tài nào”.

“Nghành Công an dùng côn đồ hại dân là mạt vận của thế chế rồi”.

“Một chính quyền phát xít!”

“Ở VN chẳng có ngày nào được yên thân, mất nhân quyền trầm trọng. Những người đấu tranh cho dân chủ và quyền lợi của nhân dân luôn bị hãm hại”.

“Mục đích của ĐCSVN là hành hung, đánh đập, nhốt tù và nhiều trò khác nữa để dân chúng không còn sức đối kháng”.

“Sao sự việc này cứ tiếp diễn mãi? Thượng đế hỡi, có thấu cho VN này?”


Đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ
Và sau đây, kính mời quý vị nghe một vài ý kiến về phát biểu của Tổng Bí Thư Đảng CSVN-ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa 11 rằng “Đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ, mà là đổi mới cơ chế chính sách, chống tham nhũng, tăng cường quốc phòng an ninh”.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, tổ chức ở Hà Nội hôm 12/1/2015. Courtesy chinhphu.vn 

“Nghĩa là không đổi mới gì cả. ‘Đổi mới cơ chế chính sách, chống tham nhũng, tăng cường quốc phòng an ninh’ là câu nói từ thời Nguyễn Văn Linh năm 1991 có nói rồi. Và hàng năm, Nghị quyết của Trung ương Đảng đều ghi câu này trong các văn kiện của Đảng. Đây là câu nói trong càc bài trước mà các Tổng Bí thư nhai đi nhai lại vì đã học thuộc lòng mà thôi”.

“Nhai đi nhai lại, đổi mới chứ không đổi hướng, ông Trần Đức Lương đã nói cách đây mấy năm, có đổi gì đâu, thay vì là đất nước đi lên thì lại tụt lùi”.

“Những ông này nói phét thôi, chả làm gì được cho đất nước, chỉ vơ vét, tham nhũng”.

“Không có sáng tạo, lần nào phát biểu cũng giống nhau. Họa chăng đổi được vài ba chữ”.

“Tôi không biết kêu gọi chống tham nhũng là chống ai nữa?”

“Những lời ngụy biện nhằm kiên quyết giữ độc trị”.

“Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ biết lý thuyết Chủ nghĩa Marx-Lenin, không có kiến thức gì về tự do-dân chủ-nhân quyền”.

“Nếu Việt Nam cũng đa đảng thì dân mới đỡ khổ. Lúc đó người giỏi thật sự mới điều hành đất nước được”.

“Tôi được nghe chương trình Bạn trẻ về đề tài ‘Chúng tôi không thích Đảng CSVN’. Theo tôi ‘thích’ hay ‘ghét’ là một tư duy rất bình thường, không có gì vi phạm pháp luật của bất cứ một quốc gia nào hay của một tôn giáo nào bởi vì đó là một tư duy tự nhiên. Nếu một người mà mình cảm thấy hành động của người ta tốt thì mình sẽ có tình cảm với người ta, thì mình thích. Còn một kẻ xấu xa luôn lường gạt, luôn tráo trở đổi trắng thay đen thì mình ghét, thậm chí mình còn căm thù nữa. Không có ai có quyền bắt mình hết. Như vậy, phong trào này rất ý nghĩa, để làm người dân biết được rằng ‘ghét’ hoặc ‘thương’ là một vấn đề tự nhiên của con người. Không một ai có thể bắt bỏ tù một người nói là ‘tôi ghét Đảng Cộng sản hay tôi thương Đảng Cộng sản’. Và Đảng Cộng sản cũng nên tự hỏi mình tại sao người dân lại ghét?”

“Ký ức 40 năm”
“Nếu có thể, xin đài ACTD cho phát lại chương trình ‘Ký ức 40 năm’-Phần ‘Nhà báo và mặt trận An Lộc’. Vì Cộng sản Bắc Việt coi An Lộc như mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954. Vào thời gian đó, Cộng sản Bắc Việt cũng được sự hỗ trợ của giặc Tàu cộng do đó Nguyễn Thị Bình, là Bộ trưởng Ngoại giao của Mặt trận Giải phóng, tại Paris tuyên bố chắc chắn trong 10 ngày sẽ giành chiến thắng. Do đó, Việt cộng tung hàng trăm ngàn đạn pháo vào thành phố An Lộc trong hơn 3 tháng, làm hơn 10 ngàn dân miền Nam bị chết thê thảm. Xin đa tạ”.

Thưa quý thính giả, trong chuyên đề “Ký ức 40 năm” của Ban Việt ngữ nhằm để kỷ niệm 40 năm ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi đang tiếp tục thực hiện loạt bài về biến cố quan trọng nhất của đất nước trong các chương trình phát thanh cho đến hết ngày 30 tháng 4 năm nay. Trong mục “Ký ức 40 năm” đăng tải trên trang web của ban Việt ngữ tại www.rfa.org/vietnamese hoặc 


có nhiều bài vở và hình ảnh của quý khán thính giả cùng độc giả khắp nơi gửi về. Kính mong quý vị truy cập vào trang nhà của đài để nghe, xem và đọc mục “Ký ức 40 năm”.

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30

Nhìn lại quá khứ để hướng tới tương lại là mục đích mà chương trình “Ký ức 40 năm” nhắm tới. Ban Việt Ngữ hy vọng rằng đây là dịp để người Việt cùng nhìn lại một quãng thời gian khá dài với muôn vàn khác biệt nhằm kết nối những trái tim Việt Nam trên khắp thế giới. Kính mong quý vị tiếp tục đóng góp bằng các bài viết, âm thanh, video hay góp ý trong chủ đề này.

Liên lạc với ban Việt ngữ liên quan đến chuyên đề “Ký ức 40 năm”, quý vị gửi về theo địa chỉ email: 

kyuc40nam@rfa.org

Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Kính mong quý khán thính giả cùng độc giả tiếp tục gửi về đài những ý kiến đóng góp cũng như những chia sẻ về các vấn đề quý vị quan tâm. Để liên lạc với ban Việt ngữ, quý thính giả có thể gửi email qua địa chỉ 

vietweb@rfa.org hoặc 

Ngoài ra, quý vị có thể gọi vào hộp thư thoại tại số 202-530-7775.

Cảm ơn thời gian lắng nghe của quý thính giả cùng Hòa Ái. Kính chúc quý vị 1 ngày mới an lành. Hòa Ái xin kính chào và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.

No comments: